Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

49 thi online YD024 lý thuyết và bài tập nâng cao về crom và hợp chất của crom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.78 KB, 6 trang )

Thi online: YD024. Lý thuyết và Bài tập nâng cao về
Crom và Hợp chất của Crom
Câu 1 [142284]Cho các phát biểu sau:
1. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa biến đồi từ +1 đến +6.
2. Crom tác dụng được với clo ở nhiệt độ thường.
3. Crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
4. Cấu hình e của nguyên tử crom là [Ne]3d54s1.
5. Trong tự nhiên, crom có thể tồn tại ở dạng đơn chất.
6. Hợp chất phổ biến nhất của crom là quặng cromit Fe2O3.Cr2O3.
Số phát biểu đúng là:
A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 2 [142285]Có 2 mẩu quặng cromit. Mẫu thứ nhất có khối lượng m1, có 16% tạp chất trơ, mẫu thứ hai có
khối lượng m2, có 10,4% tập chất trơ. Từ 2 mẫu quặng trên điều chế crom với hiệu suất lần lần lượt là 60,5% và
70,5%. Lượng crom thu được dùng để luyện thép inoc với hiệu lần lượt là 60% và 45% .Giả sử thép inoc chỉ
gồm crom và sắt, tổng cộng thép thu được ở 2 mẫu quặng trên có 18% crom về khối lượng và lượng sắt trong
thép gấp 2,2166 lượng oxit sắt có trong 2 mẫu quặng trên) .Tỉ lệ m1/m2 là
A. 0,5

B. 2

C. 1,25

D. 0,8


Câu 3 [142286]Cho các phát biểu sau:
1. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
2. Cr2O3 là một oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm loãng.
3. Axit cromic và axit đicromic là 2 axit mạnh và bền.
4. Cho BaCl2 vào dung dịch K2Cr2O7 thu được kết tủa màu da cam.
5. Trong không khí, crom tạo ra màng mỏng crom(II) oxit có cấu tạo mịn, bền vững bảo vệ.
Số phát biểu đúng là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4 [142287]Hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và (NH4)2Cr2O7. Nung hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong bình
kín đến khối lượng không đổi thu được 8,96 lít khí và chất rắn Y. Cho Y tác dụng với HCl đặc nóng dư thu
được 6,72 lít khí. Mặt khác cho 32,66 gam X tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí.
Biết các thể tích đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của một chất trong X :
A. 37,70%

B. 15,00%

C. 46,59%

D. 33,25%

Câu 5 [142288]Cho các phát biểu sau:
(1) Crom (VI) oxit là oxit bazơ.
(2) Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

(3) Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị khử thành ion Cr2+.
(4) Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
(5) Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
(6) Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch
NaOH.


Số phát biểu đúng là:
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6 [142289]Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, Cr2O3 và CuO. Cho luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X
thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng bằng 78,723% khối lượng X. Cho Y tác dụng với dung dịch
CuSO4 dư thu được chất rắn Z có khối lượng bằng 86,7% khối lượng X. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác
dụng với lượng HCl đặc dư thu được dung dịch T. Cho thanh Zn vào dung dịch T rồi lấy ra thì thấy khối lượng
thanh Zn thay đổi bằng 34,2% khối lượng Z. Phần trăm khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là:
A. 25,13%

B. 35,32%

C. 31,91%

D. 40,05%

Câu 7 [142290]Cho các so sánh sau về tính chất của nhôm và crom:

(1) Nhôm và crôm đều bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
(2) Nhôm và crôm đều phản ứng với dung dịch HCl loãng ở nhiệt độ thường khác tỉ lệ về số mol.
(3) Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
(4) Nhôm và crom đều tác dụng với NaOH đặc nóng.
(5) Nhôm và crôm đều bền trong không khí và trong nước.
(6) Nhôm và crom đều có cùng kiểu mạng tinh thể.
Số so sánh đúng là:
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8 [142291]Thưc hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 48,78 hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 thu được hỗn hợp
chất rắn Y. Chi Y thành 2 phần:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng dư thu được 7,28 lít H2 ở đktc.
Phần 2: Cho tác dụng với NaOH đặc nóng dư thu thu được V lít khí H2 và 10,4 gam chất rắn không tan.
Phần trăm theo số mol của Al trong hỗn hợp X là:
A. 71,43% hoặc 84,83%

B. 68,75% hoặc 75,84%

C. 70,59%, hoặc 89,51%

D. 75,00% hoặc 86,32%

Câu 9 [142292]Hiện tượng nào sau đây không đúng:
A. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.

B. Nung S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu dau cam sang màu lục thẫm.
C. Thổi khí NH3 qua CrO3 thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
D. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng sang màu đen.
Câu 10 [142299]Cho các phát biểu sau.
(1) Crom không tác dụng với NaOH đặc nóng.
(2) Trong phòng thí nghiệm, Cr2O3 được điều chế bằng cách nung (NH4)2Cr2O7.
(3) Trong các số oxi hóa của Crom thì +3 là số oxi hóa bền nhất vì Cr3+ có xu hướng tạo phức bát diện, Cr lai
hóa d2sp3 làm độ bền của Cr3+ trong phức chất tăng lên.
(4) CrO có khả năng tự cháy chuyển thành Cr2O3.
Số phát biểu đúng là:


A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 11 [142300]Phát biểu nào sao đây không đúng:
Phèn crom-kali có màu xanh tím, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành
nhuộm vải.
B. Thép inoc là thép có chứa 18% crom.
Bằng phương pháp nhiệt nhôm có thể điều chế crom với độ tinh khiết từ 97-99%, tạp chất
C.
chủ yếu là nhôm, sắt và silic
Khi cho một thanh crom vào HNO3 đặc ngoài, để một lúc rồi lấy ra rồi cho vào dung dịch
D.
H2SO4 loãng thì thấy thanh crom tan dần.

A.

Câu 12 [142301]Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Na2MnO4 và Na2CrO4.Cho X vào nước thu được dung dịch
Y.Thêm vào Y lượng dư dung dịch H2SO4, thu được dung dịch A và kết tủa B .Thêm vào A 100ml lít dung dịch
FeSO4 2,2M, lượng FeSO4 còn lại tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch KMnO4 0,2M .Thêm kết tủa B vào
250ml dung dịch FeSO40,1M (dư) và lượng dư dung dịch H2SO4. Lượng FeSO4 còn dư lại phản ứng vừa hết với
10ml dung dịch KMnO40,1M trong môi trường H2SO4.Phần trăm theo khối lượng một chất trong X là:
A. 48,58%

B. 50,46%

C. 67,07%

D. 27,63%

Câu 13 [142302]Có các mô tả sau về tính chất của Crom:
(1) Màu lục.
(2) Kim loại cứng nhất.
(3) Rạch được thủy tinh.
(4) Dễ nóng chảy. (5) Kim loại nặng.
(6) Có nhiều trạng thái oxi hóa trong hợp chất.
Số mô tả đúng là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Câu 14 [142303]Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp A gồm Al và Cr2O3 thu được hỗn hợp chất
rắn B. Chia B thành 2 phần :
Phần 1: Có khối lượng m1 tác dụng với HCl loãng nguội dư thu được V lít khí H2 ở đktc và dung dịch C. Cô
cạn cẩn thận dung dịch C thu được 28,035 gam chất rắn (không xét đến sự thăng hoa của AlCl3).
Phần 2: Có khối lượng m2 tác dụng với NaOH đặc thu được 0,672 lít khí H2, dung dịch D và chất rắn E.
Biết m1 + m2=22,76 gam. Giá trị của V gần đáp án nào nhất?
A. 3,36(l)

B. 2,24(l)

C. 5,6(l)

D. 1,12(l)

Câu 15 [142304]Cho các chất sau: Al,Cr, CrO, Cr2O3,Al2O3, Fe2O3, NaCl, CrO3, Cr(OH)2, Cr(OH)3, K2SO4. Số
chất tan được trong dung dịch NaOH loãng.
A. 6

B. 7

C. 8

D. 5

Câu 16 [142305]Chia m hỗn hợp kim loại A gồm Al, Fe, và Cr thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với V1 lít khí clo dư thu được hỗn hợp chất rắn B. Hoàn tan B vào bình đựng
nước thu được dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào bình, rồi sục tiếp khí V2 lít Cl2 dư, tiếp tục cho dung
dịch BaCl2dư thu được 54 gam chất rắn không tan.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng khí oxi dư rồi hòa tan vào dung dịch NaOH loãng dư thu được dung dịch D và
23 gam chất rắn E. Khối lượng Cr trong 2m gam hỗn hợp A là:



A. 15,6 gam

B. 31,2 gam

C. 13 gam.

D. 26 gam.

Câu 17 [142306]Cho các mô tả sau về ứng dụng của crom:
(1) Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.
(2) Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
(3) Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
(4) Crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.
(5) Lớp mạ crom vừa có tác dụng bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, vừa tạo vẻ đẹp cho đồ vật.
(6) Crom thực tế không tác dụng với nước do có màng Cr(OH)3 ngăn cản.
Số mô tả đúng là:
A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 18 [142307]Cho phản ứng sau: Fe(CrO2)2 + K2S + O2 = K2CrO4 + Fe2O3 + SO2
Tổng hệ số tối giản các chất trong phản ứng trên là:
A. 49


B. 55

C. 45

D. 51

Câu 19 [142308]Cho 5,4 gam nhôm trộn lẫn với một oxit M2On của kim loại M rồi thực hiện phản ứng nhiệt
nhôm. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được oxit có khối lượng giảm 5 gam so với khối lượng oxit ban
đầu. Công thức của oxit là:
A. Fe2O3

B. CrO3

C. Cr2O3

D. Cr2O7

Câu 20 [142309]Cho các phát biểu về crom:
(1) Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 24,0.
(2) Crom dường như không bị khử ở nhiệt độ thường do crom có lớp màng oxit bảo vệ.
(3) Trong công nghiệp người ta sản xuất crom chủ yếu từ quặng cromic.
(4) Hợp chất CrO thuộc tính bazơ, là chất rắn màu vàng, có tính khử mạnh.
(5) Hợp chất Cr2O3 lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch axit hay kiềm loãng.
(6) Khi nhỏ vài giọt dung dịch axit vào muối cromat màu da cam ta được một dung dịch mới màu vàng.
Số các phát biểu đúng là :
A. 4

B. 3

C. 2


D. 1

Câu 21 [142310]Cho hỗn hợp X gồm kim loại Al, Cr và Fe. Cho m gam X tác dụng với NaOH đặc nóng dư thu
được V1 lít khí H2 ở đktc và chất rắn Y. Lọc Y rồi cho tác dụng với dung dịch HCl ở nhiệt độ thường thu được
V2 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác nếu cho 11,76 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 4,032
lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 có MZ=334/9 và dung dịch M. Cô cạn cẩn thận dung dịch M thu được 64,12
gam muối khan. Biết V1 + V2 = 10,08 lít và mX =1,225mY. Đáp án nào gần phần trăm về khối lượng của Cr
trong X nhất:
A. 63,06%

B. 45,57%

C. 51,05%

D. 45,38%

Câu 22 [142311]Hỗn hợp X gồm KMnO4 và K2Cr2O7. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y.
Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch FeSO4 thu được 21,63 gam kết tủa.


Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 20,805 gam kết tủa.
Phần trăm khối lượng của K2Cr2O7 trong X gần giá trị nào nhất:
A. 67,27%

B. 30,58%

C. 55,64%


D. 74,35%

Câu 23 [142312]Cho các phản ứng sau:
(1)Cr + S = Cr2S3
(2) Cr + HCl = CrCl3 + H2
(3) Cr + Br2 +OH- = Cr2O72- + Br- + H2O
(4) Cr + FeCl2 = CrCl2 + Fe
2+
2+
(5) Zn + Cr = Zn + Cr
(6) Cr + NaOH + H2O = NaCrO2 + H2
(7) Cr(OH)2 + NaOH = NaCrO2 + H2O
(8) Cr2O3 + CO = Cr + CO2
(9) CrO3 + KOHdư = K2Cr2O7 + K2CrO4
(10) Cr + N2 = Cr2N3
(11) K2Cr2O7 + S = Cr2O3 + K2SO4
Không xét đến hệ số cân bằng, số phương trình viết đúng là:
A. 5

B. 6

C. 7

D. 4

Câu 24 [142317]Để hoà tan hết hh X gồm Cr2O3 ,CuO,Fe3O4 cần vừa đủ 600ml dung dịch HCl 2M ,sau phản
ứng thu được dung dịch Y .Một nữa dung dịch Y hoà tan hết tối đa 3,54 gam bột Ni. Nếu cô cạn dung dịch Y
thu được số gam muối khan gần đáp án nào nhất?
A. 48,68g


B. 36,45 g

C. 32,15g

D. 56,93g

Câu 25 [142320]Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn + Cr3+ →Zn2++ Cr2+. Phản ứng này cho thấy:
A. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+
B. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+
C. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+và Cr3+có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+
D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+
Câu 26 [142330]Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Cr(OH)3 không tan trong NH3 dư.

B. Crom chiếm 0,03% khối lượng vỏ Trái Đất

C. CrO3 là chất răn màu đỏ thẫm.

D. Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng.

Câu 27 [142337]Crom có khối lượng nguyên tử bằng 51,996. Crom có 4 nguyên tử đồng vị trong tự nhiên. 3
trong 4 nguyên tử đồng vị của crom là 50Cr có khối lượng nguyên tử 49,9461( chiếm 4,31% số nguyên tử); 52Cr
có khối lượng nguyên tử 51,9405(chiếm 83,76% số nguyên tử); và 54Cr có khối lượng nguyên tử 53,9589(chiếm
2,38% số nguyên tử). Khối lượng nguyên tử của đồng vị còn lại của Cr gần đáp án nào nhất?
A. 53,9187

B. 54,9381

Câu 28 [142338]Cho các phát biểu sau:
(1) SO3 và CrO3 đều là oxit axit.

(2) Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.
(3) Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(4) Trong môi trường kiềm, Zn khử Cr3+ thành Cr2+.

C. 50,9351

D. 49,899


(5) Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử.
(6) BaCr2O7 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước.
(7) Trong môi axit, Br2 oxi hóa CrO22- thành CrO42-.
(8) Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hidroxit lưỡng tính và có tính khử.
Số phát biểu đúng là:
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 29 [142339]Hoà tan m(g) kim loại R trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có dạng RCl2.
Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đậm đặc, nóng thu đc V1 lít khí NO2 và dung dịch Z(
ion clorua không bị oxi hóa) .
Phần 2: Cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng thu đc V2 lít khí SO2 và dung dịch T.
Cô cạn dung dịch Z ở nhiệt độ thích hợp thu đc 40g một muối A duy nhất, cô cạn dung dịch T ở nhiệt độ thích
hợp thu đc 25g một muối duy nhất .Biết MB-MA=100.
Nếu trộn m(g) kim loại R với 10,4 gam Cr rồi cho tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng dư, cô cạn dung dịch

thu được lượng muối khan có khối lượng là:
A. 49,2gam

B. 50 gam

C. 36,9gam

D. 54,2gam

Câu 30 [142344]Cho các phát biểu sau:
(1). Bán kính của ion Cr2+ lớn hơn ion Cr3+
(2). Trong môi trường kiềm, Cr3+ có tính khử, còn trong môi trường axit Cr3+ có tính oxi hóa.
(3). Phèn crom-kali có màu xanh tím của ion Cr3+
(4). Cr(OH)2 tác dụng với NaOH trong không khí thu được NaCrO2.4H2O
(5) Trong môi trường axit, muối Cr(VI) bị oxi hóa thành muối Cr(III)
Số phát biểu đúng là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án
1.D
11.D
21.C

2.D

12.B
22.A

3.A
13.C
23.D

4.B
14.B
24.D

5.C
15.A
25.C

6.C
16.B
26.A

7.C
17.D
27.A

8.C
18.A
28.A

9.D
19.C
29.A


10.D
20.D
30.C



×