Tiết : 31-32-33.
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH
MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
(TỪ ĐỒNG NGHĨA , TỪ TRÁI NGHĨA )
I. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Ôn tập, vận dụng các kiến thức đó học để thực hành làm bài tập dưới nhiều
dạng khác nhau của từ đồng nghĩa để khắc sâu, mở rộng kiến thức về "đồng nghĩa,
trái nghĩa"
2- Kĩ năng:
> Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn để phân tích một số
văn bản học trong chương trình.
3- Thái độ:
Bồi dưỡng ý thức, tinh thần cầu tiến của học sinh
II. Tiến trình bài giảng.
1. Tổ chức:
2. Bài mới
A. Từ đồng nghĩa
I. Lý thuyết
1. Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Sgk
2. Các loại từ đồng nghĩa :
a. Đồng nghĩa hoàn toàn
- Ví dụ : + cha, bố, bọ, ba
+ máy bay, tàu bay, phi cơ
b.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- Ví dụ : hi sinh,từ trần,tạ thế,chết -> Khác nhau về sắc thái biểu cảm
Chạy, phi, lồng, lao -> Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
3. Sử dụng từ đồng nghĩa
- Để câu văn thoáng, tránh nặng nề, nhàm chán
- Làm cho ý câu nói được phong phú, đầy đủ.
II. Bài tập
Bài tập 1: Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
Chết, nhìn, cho, kêu, chăm chỉ, mong, hi sinh, cần cù, nhòm, ca thán, siêng
năng, tạ thế, nhớ, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, than, ngóng, tặng, dòm, trong
mong, chịu khó, than vãn.
Bài tập 2: Cho đoạn thơ:"
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dát bà già tóc bạc
Tay lần tràn hạt miệng nam mô"
(Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm.
b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
Bài tập 3 (Sách tham khảo trang 61)
B.Từ trái nghĩa
I.Lý thuyết
1.Thế nào là từ trái nghĩa ?
2. Sử dụng từ trái nghĩa
Bài tập 1: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
b) Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
c) Người khôn nói ít hiểu nhiều
Không như người dại lắm điều rườm tai
d) Chuột chù chê khỉ rằng " Hôi!"
Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!"
Bài tập 2: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi………
b) Chết……….còn hơn sống đục
c) Làm khi lành để dành khi…………………
d) Ai ………….ai khó ba đời
e) Thắm lắm…………….nhiều
g) Xấu đều hơn……………lỏi
h) Nói thì……………….làm thì khó
k) Trước lạ sau……………….
Bài tập 3: Cho đoạn văn:
" khi đi từ khung cửa hẹp của ngôi nhà nhỏ, tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng
bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la
soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở của mình
đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình".
(Theo ngữ văn 7)
a) Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn trên.
b) Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa đó trong việc thể hiện nội dung của đoạn
văn.
Bài 4 : Em hãy kể một số cặp từ trái nghĩa có điểm trung gian.
Bài 5 : Trong hai câu sau đây mỗi câu có cặp từ trái nghĩa nào không ? Vì sao ?
- Ngôi nhà này to nhưng không đẹp.
- Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.
Bài 6 : Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị khái niệm tương phản về : Thời gian,
không gian , kích thước , dung lượng, hiện tượng xã hội.
Bài 7 : Tìm những cặp từ trái nghĩa trong đó mỗi cặp đều có từ mở.
Bài 8: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của
cách sử dụng các cặp từ trái nghĩa đó ?
Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi
Bây giờ đất thấp trời cao
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ.