BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------
PHAN THỊ HẢI YẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY XĂNG
DẦU KHU VỰC 1 – CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Chuyên ngành :
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Thị Bích Ngọc
Hà Nội – Năm 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ TỔNG HỢP VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Khái niệm về các thuật ngữ ......................................................................... 4
1.2. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất ............................ 5
1.3. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất .................... 6
1.4. Tình hình ATVSLĐ của Việt nam trong những năm vừa qua ................... 7
1.5. Vai trò, ý nghĩa của quản lý AT – VSLĐ thời kỳ hội nhập ........................ 10
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của quản lý AT – VSLĐ .................................................. 10
1.6. Nội dung của công tác ATVSLĐ: các thể lệ, chế độ bảo hộ lao động; kỹ
thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ ...................................... 16
1.6.1. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động ............................................................ 16
1.6.2. Các văn bản Nhà nước có liên quan đến ATVSLĐ –PCCN. ................... 17
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG I.......................................................................... 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ATVSLĐ PCCN CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN............................................................ 25
2.1. quá trình hình thành và phát triển của công ty xăng dầu khu vực 1 - Công
ty TNHH một thành viên .................................................................................... 25
2.1.1. Giới thiệu về công ty Xăng dầu Khu vực 1- Công ty TNHH một thành
viên. ...................................................................................................................... 25
2.2 Các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Công ty Xăng dầu khu vực I
.............................................................................................................................. 29
2.2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp Bán lẻ dầu Hà Nội ................................................ 29
2.3. Phân tích tình hình quản lý an toàn VSLĐ - PCCN tại công ty xăng dầu
khu vực I ( Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu , Tổng kho xăng dầu Đức Giang ) ........ 30
2.3.1 Phân tích tình hình quản lý an toàn VSLĐ- PCCN tại Xí nghiệp Bán lẻ xăng
dầu
............................................................................................................................30
2.3.2 . Phân tích tình hình quản lý an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy
nổ tại tổng kho xăng dầu Đức Giang .................................................................. 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ ATVSLĐ - PCCN TẠI 2 ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY
XDKVI ................................................................................................................. 58
3.1. Quan điểm của công ty XDKVI ................................................................... 58
3.2. Đề xuất một số phương hướng giải pháp hoặc thực hiện hệ thống quản lý
ATVSLĐ - PCCN cho 2 đơn vị thuộc Công ty xăng dầu KVI ........................... 58
3.3. Một số kiến nghị với công ty XDKV I .......................................................... 67
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
CÁC BIỂU BẢNG ............................................................................................... 70
PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................................ 84
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI
Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động
và phòng chống cháy nổ tại công ty xăng dầu khu vực 1 – công ty TNHH một
thành viên”.
Tính cấp thiết của đề tài:
- Công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ ( PCCN)
là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, có tác động to lớn về mặt chính trị,
kinh tế và xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì ATVSLĐ -PCCN đồng nghĩa với
việc tăng năng suất lao động, giảm chi phí khắc phục các sự cố tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, đem lại sức khoẻ và hạnh phúc cho người lao động an toàn cho
doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp Việt Nam và nhất là các doanh nghiệp nhà
nước thì hiệu quả quản lý công tác ATVSLĐ – PCCN còn hạn chế do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Mặt khác , đối với công ty xăng
dầu khu vực 1 kinh doanh xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu phục vụ phát triển
kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Đây là mặt hàng kinh doanh có
điều kiện, luôn tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Vì vậy để nâng
cao hiệu quả quản lý công tác ATVSLĐ-PCCN tại công ty xăng dầu khu vực 1Công ty TNHH một thành viên tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá về thực
trạng công tác này của công ty xăng dầu khu vực 1 .
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu về công tác ATVSLĐ - PCCN trong 02 đơn vị trực thuộc công ty
xăng dầu khu vực 1 trong giai đoạn 2007 - 2011.
Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm các phương pháp lý luận gồm:
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu, văn bản.
1
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
Nhóm phương pháp thực tiễn gồm:
- Phương pháp quan sát thực tiễn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp đánh giá, tổng kết.
Ý nghĩa của đề tài :
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề đang tồn tại trong thực tiễn hoạt động an toàn vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị trực thuộc Công ty xăng dầu khu
vực 1.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển công tác an toàn vệ sinh lao động -phòng
chống cháy nổ cho Công ty xăng dầu khu vực 1
Cấu trúc luận văn :Gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về an toàn vệ sinh lao động , phòng chống cháy nổ
Chương 2: Phân tích công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ
tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và tổng kho xăng dầu Đức Giang trực thuộc Công ty
xăng dầu khu vực 1.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao
động và phòng chống cháy nổ tại công ty xăng dầu khu vực 1- công ty TNHH một
thành viên.
Em xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn quản lý
kinh tế, Cô giáo TS Trần Thị Bích Ngọc đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện Luận văn, và Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các
Anh, Chị trong xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, tổng kho xăng dầu Đức Giang đã
tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế. Mặc dù đã rất cố
gắng trong việc thực hiện Luận văn, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để Luận văn
được hoàn thiện hơn.
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKLĐ
Điều kiện lao động
AT
An toàn
ATVSLĐ
An toàn vệ sinh lao động
ATVSV
An toàn vệ sinh viên
BHLĐ
Bảo hộ lao động
BLĐTB&XH
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
BNN
Bệnh nghề nghiệp
BS
Bác sỹ
BVMT
Bảo vệ môi trường
BYT
Bộ Y tế
CP
Chính phủ
DN
Doanh nghiệp
HĐBHLĐ
Hội đồng bảo hộ lao động
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
NLĐ
Người lao động
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
NXB
Nhà xuất bản
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TLĐLĐVN
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TNLĐ
Tai nạn lao động
TTB
Trang thiết bị
TTLT
Thông tư liên tịch
VSLĐ
Vệ sinh lao động
CHXD
Của hàng xăng dầu
XNBL
Xí nghiệp bán lẻ
TKĐG
Tổng kho Đức Giang
NVBH
Nhân viên bán hàng
3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ TỔNG HỢP VỀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về các thuật ngữ.
An toàn lao động: Là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xẩy ra trong quá trình
lao động gây thương tích cơ thể hoặc gây tử vong đối với người lao động.
Vệ sinh lao động: Là việc ngăn ngừa bệnh tật do các chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động, gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao
động. (Đinh Đắc Hiến, Trần Văn Địch (2005). GT An toàn Lao động. NXB
KH&KT)
Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật,
tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động,
môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo
điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
Yêu cầu an toàn lao động: Là các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm
đảm bảo an toàn lao động.
Yếu tố nguy hiểm trong lao động: Là yếu tố có khả năng tác động gây
chấn thương hoặc chết người đối với người lao động.
Yếu tố có hại đối với sức khoẻ trong lao động: Là những yếu tố của điều
kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động
cho phép, làm giảm sức khoẻ người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vì khí
hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh
vật có hại.
Quy trình làm việc an toàn: Là trình tự các bước phải tuân theo khi tiến
hành một công việc hoặc khi vận hành một thiết bị, máy nàođó nhằmđảm bảo sự an
toàn cho người và thiết bị, máy.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Là những dụng cụ, phương tiện
cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc
4
thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị
kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố
nguy hiểm, độc hại.
Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy
hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định
của Bộ luật Lao động (TTLT số 14/2008/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban
hành 08/3/2005).
Bệnh nghề nghiệp: Lỡ bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động
có hại đối với người lao động.
Hiểm hoạ: Là các sự kiện, quy trình, đối tượng có khả năng gây hậu quả
không mong muốn. Tất cả các hiểm hoạ đều có 4 thuộc tính: Xác suất (bất ngờ),
tiềm ẩn, liên tục, tổng thể (Theo TS Trần Quốc Khánh - BHLĐ và KTAT điện - NXB
- KHKT 2008).
Vùng nguy hiểm: Là vùng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm
đối với sự sống, sức khoẻ con người, xuất hiện và tác dụng một cách thường xuyên
hoặc bất ngờ.
1.2. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất
Vi khí hậu
- Phương pháp xácđịnh: Chủ yếu dùng phương pháp định lượng, sử dụng
các thiết bị đo chuyên dụng như: nhiệt kế, ẩm kế, phong kế…
Bụi công nghiệp
- Phương pháp xác định: Có thể dùng các phương pháp định tính thông qua
việc tiếp xúc trực tiếp với các giác quan (mắt, mũi,…) để phát hiện các khu vực có
bụi, sau đó sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng máy đo bụi tổng hợp và bụi hô hấp
thông qua phương pháp đếm hạt, trọng lượng.
Chất độc:
5
- Phương pháp xác định: Có thể dùng phương pháp định lượng dựa vào các
thiết bị đo hoặc thông qua kết quả khám sức khoẻ để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn.
Ánh sáng
- Phương pháp xác định: Đối với yếu tố này có thể dùng 2 phương pháp
chính là phương pháp dựa vào người tiếp xúc để đánh giá và phương pháp định
lượng tiến hành đo cường độ ánh sáng.
Tiếng ồn và chấn động
- Phương pháp xácđịnh:
Phương pháp định lượng tiến hành đo mứcđộ chấn động (rung cục bộ,
rung toàn thân), độ ồn (độ ồn trung bình, ồn tức thời) sử dụng máy đo tồn tức thời,
đo ồn phân tích các dải tần số.
Phương pháp phỏng vấn dựa vào người tiếp xúc với các yếu tố để đánh giá
và sử dụng kết quả khám sức khoẻ định kỳ để đánh giá.
1.3. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là đánh giá các yếu tố nguy hiểm so với
quy định tại TCQGKT (Tiêu chuẩn quốc gia kỹ thuật) hiệu hành.
Đối với máy.
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Che chắn các bộ phận truyền động;
- Biện pháp nối đất bảo vệ;
- Đầy đủ của các thiết bị an toàn.
Đối với xăng dầu:
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Mức độ giới hạn nồng độ cho phép
- Tác động qua đường hô hấp.
Hệ thống nối đất và chống sét
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Kiểm tra, đánh giá các dây, cọc nối đất.
6
- Hệ số điện trở.
Các kho chứa nguyên vật liệu
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Sự sắp xếp và bố trí kho theo quy định;
- Thực hiện các biện pháp an toàn chống đổ, chống cháy nổ;
- Các cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió, hệ thốngđiện;
- Các phương tiện thiết bị để xử lý phòng cháy, chữa cháy.
An toàn giao thông nội bộ, nhà xưởng:
- Các rãnh thoát nước, hố ga lắng gặn trên đường vận chuyển (nắp đậy,…)
- Độ cản trở giao thông hoặc vận chuyển nguyên vật liệu…
- Tình trạng kỹ thuật hiện hữu…
Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ: Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu
sau:
- Hệ thống dây dẫn điện;
- Hệ thống phân phối điện
- Các thiết bị bảo vệ.
1.4. Tình hình ATVSLĐ của Việt nam trong những năm vừa qua
Trong những năm vừa qua, khi đất nước ngày càng hội nhập thì yêu cầu về
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên quan trọng. Không những vậy
nhà nước cũng thể hiện ngày càng rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác
quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên
vẫn còn không ít các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tổ chức lao động Quốc tế
(ILO) khuyến cáo: Với thực trạng môi trường lao động như hiện nay, đến năm 2010 ở
nước ta môi năm có 120.000 đến 130.000 vụ TNLĐ và số người chết vì TNLĐ có thể
lên tới 1200 tới 1300 người. Thiệt hại về TNLĐ và bệnh nghề nghiệp lên đến 4% GDP.
Theo ông Vũ Như Phong, Cục phó ATLĐ - BLĐTB&XH thì các nước hiện
nay mới có 8 - 10% các doanh nghiệp có thống kê báo cáo số vụ TNLĐ. Cũng theo
BLĐTB&XH các nguyên nhân chính vây ra TNLĐ bao gồm: nguyên nhân do
7
người sử dụng lao động chiếm 35,53% tổng số vụ TNLĐ, chủ yếu là vi phạm quy
định về an toàn, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không huấn
luyện ATVSLĐ, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động,
không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của
Nhà nước về an toàn lao động. Nguyên nhân do người lao động chiếm 30%, chủ
yếu do người lao động thiếu hiểu biết về nội quy ATVSLĐ, vi phạm quy trình,
không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Còn lại 34,47% là các nguyên nhân
khách quan hoặc không kết luận nguyên nhân cụ thể. Thống kê TNLĐ trong những
năm qua như sau:
B¶ng 1. Thèng kª, so s¸nh TNL§ cña VN tõ n¨m 2010 - 2011.
Chỉ tiêu thống kê
TT
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/ giảm
1
Số vụ
5125
5896
771(15,04%)
2
Số nạn nhân
5307
6154
847(15,96%)
3
Số vụ có người chết
554
504
-50(-9,02%)
4
Số người chết
601
574
-27(4,49%)
5
Số người bị thương nặng
1260
1314
54(4,28%)
6
Số lao động nữ
944
1363
419(-18,05%)
7
Số vụ có 2 người bị nạn trở
88
105
17(44,38%)
lên
[Nguồn: Cục ATLĐ-BLĐTB&XH, hgttp://www.antoanlaodong.gov.vn/]
Theo báo cáo của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2011
đã xảy ra 5.896 vụ TNLĐ làm 6.154 người bị nạn, làm 504 người chết, 1,số lao
động nữ là 1363 người , có 105 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên. Một số vụ tai nạn
nghiêm trọng xảy ra trong năm 2011: Điển hình một số vụ tai nạn nghiêm trọng đã
xảy ra.Ngày 01 tháng 04 năm 2011 vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn
Cờ ,xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm chết 18 người, 6 người bị
8
thương.Ngày 29 tháng 7 năm 2011 ,xảy ra vụ tai nạn lao động do cháy xưởng may
tư nhân của Bùi Thị Hiên tại thôn Đại Hoàng 2,xã Tân Dân,huyện An Lão, Hải
Phòng làm 13 công nhân thiệt mạng và 25 người bị thương.Ngày 01 tháng 01 năm
2011 xảy ra vụ TNLĐ do giật điện tại thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long , huyện
Nông Cống,Thanh Hóa làm 06 người bị chết và 2 người bị thương.Ngày 7 tháng 12
năm 2011 xảy ra vụ tai nạn làm 8 công nhân thiệt mạng nguyên nhân là do chập
điện hệ thống van cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La.
[Nguồn: Cục ATLĐ - BLĐTB&XH, http://www/antoanlaodong.gov.vn/]
Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương năm 2011:Đồng Nai là địa
phương để xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất, sau đó đến Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương. Nhìn chung số vụ tai nạn chết người tập trung nhiều ở khu công
nghiệp , doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện.
Bảng 2: Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương năm 2011
TT
Địa phương
Số vụ
TNLĐ
Số vụ
TNLĐ chết
Số
người bị
người
nạn
Số người
chết
Số người
bị thương
nặng
1
TP. Hồ Chí Minh
1056
81
1080
82
90
2
Bình Dương
370
40
370
40
13
3
Hà Nội
123
34
124
35
76
4
Đồng Nai
1453
24
1461
25
134
5
Quảng Ninh
484
22
493
25
221
6
Hải Phòng
227
15
282
30
44
7
Đà Nẵng
68
15
88
15
37
8
Hà Tĩnh
38
15
49
15
33
9
Sơn La
21
14
30
22
8
10
Thái Nguyên
90
13
98
16
26
[Nguồn: Cục ATLĐ - BLĐTB&XH, http://www/antoanlaodong.gov.vn/]
9
Theo tổng kết, trong năm 2011 những lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều tai nạn
lao động chết người:
- Lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao
thông chiếm 11,48% trên tổng số vụ TNLĐ chết người.
- Lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 16,2% trên tổng số vụ
TNLĐ chết người.
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,93% trên tổng số vụ TNLĐ chết người.
- Lĩnh vực gia công kim loại, cơ khí và các thợ có liên quan chiếm tỷ lệ
6,44% trên tổng số người chết vì TNLĐ
- Lĩnh vực thợ vận hành máy, thiết bị sản xuất vật liệu 5,22% trên tổng số
vụ TNLĐ chết người.
- Lĩnh vực Xây lắp điện chiếm 3,48% trên tổng số vụ TNLĐ chết người.
Thiệt hại về vật chất: Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thiệt hại về
vật chất do TNLĐ xảy ra trong năm 2011 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi
thường cho gia đình người chết và những người bị thương…) là 298 tỷ đồng, thiệt
hại về tài sản là 5,85 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên đến 661.374 ngày.
1.5. Vai trò, ý nghĩa của quản lý AT – VSLĐ thời kỳ hội nhập.
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của quản lý AT – VSLĐ
1.1.5.1. Vai trò
Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ vào quá trình lao động. Một quá
trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không
được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn
thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây
tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc
an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng
năng suất lao động. Do vậy việc quản lý AT - VSLĐ có vai trò:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc
không để xảy ra tai nạn trong lao động.
10
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao
động.
- Giúp tổ chức, DN nâng cao được uy tín, hình ảnh của mình với các đối tác
và người tiêu dùng, đảm bảo lòng tin của NLĐ, giúp họ yên tâm làm việc, cống hiến
cho doanh nghiệp.
1.1.5.2. Ý nghĩa
a- Ý nghĩa chính trị
Đảm bảo AT - VSLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực,
vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ TNLĐ và BNN thấp, người
lao động khỏe mạnh là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao
động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác AT - VSLĐ làm
tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người
lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của
Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
Trên thực tế thì quyền được đảm bảo về AT - VSLĐ trong quá trình làm việc
được thừa nhận và trở thành một trong những mục tiêu đấu tranh của người lao
động.
Ngược lại, nếu công tác AT - VSLĐ không tốt, điều kiện lao động
không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của
chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b- Ý nghĩa xã hội
Đảm bảo AT - VSLĐ là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động,
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hình ảnh của mỗi quốc gia, góp phần
vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
c- Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác AT - VSLĐ sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong
lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải
11
mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao,
phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn
thành tốt kế hoạch sản xuất, giảm chi phí khắc phục các vụ tai nạn lao động sau khi
xảy ra cho cả Nhà nước và DN.
Hội nhập là một quá trình khách quan và là xu hướng vận động chủ yếu của nền
kinh tế thế giới. Việt Nam đã và đang chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu
hoá và hội nhập. Công tác quản lý sản xuất nói chung, quản lý ATVSLĐ cũng
đang thay đổi để bắt kịp tình hình mới.
Bước hội nhập quan trọng trong lĩnh vực ATVSLĐ phải kể đến trước tiên đó là Việt
Nam tham gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1980. ILO được thành lập năm
1919 với mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và
quyền con người. Trong đó có 26 công ước và khoảng 15 kiến nghị liên quan đến
ATVSLĐ. Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 16 công ước của ILO, trong đó Công
ước số 155, 1981 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (phê
chuẩn ngày 3/10/1994). Việt Nam chủ động tham dự vào các hoạt động của ILO
cũng như ILO tích cực tìm cách hỗ trợ Việt Nam. Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của
ILO trong lĩnh vực ATVSLĐ tập trung vào việc giúp các cơ quan quản lý Nhà nước
hoạch định chiến lược, chính sách, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc
của người lao động thông qua nhiều hoạt động như: điều tra, khảo sát về điều kiện
lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các công trường xây dựng nhỏ,
khai thác than và nông nghiệp, tập huấn cải thiện điều kiện trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (WISE), ATVSLĐ trong nông nghiệp theo phương phápWIND, hệ
thống quản lý ATVSLĐ (ILO-OSH 2001), cải thiện điều kiện lao động trên các
công trường xây dựng nhỏ (WINSCON), xây dựng mạng thông tin quốc gia về
ATVSLĐ, tham gia tuần lễ quốc gia hàng năm về ATVSLĐ-PCCN, tổ chức hội
thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam cũng như tham gia các hội thảo, hội nghị quốc
tế, triển khai một số dựán như Dự án “An toàn lao động và hệ thống thanh tra lao
động hợp nhất”, dự án “Tăng cường năng lực ATVSLĐ trong nông nghiệp tại Việt
Nam”, dự án “Nâng cao năng lực huấn luyện ATVSLĐ tại Việt Nam”, dự án
12
“Khuôn khổ hợp tác quốc gia xúc tiến việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn
2006 - 2010”.
Đặc biệt với sự trợ giúp về kỹ thuật của ILO, năm 2005 Việt Nam đã xây
dựngđược hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ và Chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ,
VSLĐđến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyếtđịnh số 233/2006/QĐTTg ngày 18/10/2006, đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong lĩnh vực
ATVSLĐ.
Tiếp theo việc gia nhập ILO, năm 1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN). Trong ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia vào
nhiều hoạt động và cũng nhận được sự trợ giúp của các nướcASEAN trong lĩnh vực
ATVSLĐ thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin nghiên cứu, tham
dự Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN hàng năm và nhiều khoá huấn luyện, hội
thảo. Việt Nam là thành viên mạng ATVSLĐ của các nước ASEAN (ASEAN OSHNET) ngay từ năm 1999 khi mạng mới được thành lập và là nước chủ nhà tổ
chức hội nghị Mạng ASEAN-OSHNET hàng năm lần thứ 6 năm 2005 tại TP Hạ
Long - Quảng Ninh. Việc Việt nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)
đặt ra những vấn đề mới cho công tác ATVSLĐ, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006. Đây là tổ chức thương mại lớn
nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới. Hoạt động của tổ chức này được
điều tiết bởi 16 Hiệp định chính, trong đó liên quan nhiều đến lĩnh vựcATVSLĐ là
Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đối tượng của TBT là các
quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá sự phù hợp liên quan đến chất
lượng sản phẩm hàng hoá.
Ngày 26/5/2005, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg
về việc tổ chức hoạt động của mạng lưới cơ quan thông báo và hỏi đáp, trong đó
đầu mối Văn phòng TBT Việt nam đặt tại Bộ Khoa học - Công nghệ và các điểm
hỏi đáp cấp Bộ và cấp tỉnh. Đồng thời Chính phủ cũng đã có Quyết định số
444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 phê duyệt “Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng
rào kỹ thuật trong thương mại” để gấp rút chuẩn bị cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa
13
vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp
với các nguyên tắc của Hiệp định TBT. BLĐTB&XH đang khẩn trương tiến hành
các công việc như: rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hàng
hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hoá đặc thù đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc thực thi Hiệp định TBT, chuẩn bị
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho điểm Thông báo và Hỏi đáp TBT, tuyên truyền nâng
cao nhận thức trong hội nhậpWTO.
Hội nhập quốc tế, công tác ATVSLĐ của Việt Nam đã có được nhiều thuận
lợi, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận và lựa chọn công nghệ sản xuất
tiên tiến, công nghệ sạch, đảm bảo không ô nhiễm môi trường và an toàn sức khoẻ
cho người lao động, điều kiện lao động qua đó cũng được cải thiện hơn. Sản xuất
phát triển, số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tăng nhanh, đến
năm 2006 Việt nam đã có khoảng 240.000 doanh nghiệp và 3 triệu hộ sản xuất, kinh
doanh đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hàng
triệu việc làm giúp cho người lao động có thêm cơ hội lựa chọn việc làm có điều
kiện lao động tốt hơn.
Tham gia vào các tổ chức Quốc tế và các mối quan hệ song phương khác
Việt Nam có thể học tập, trao đổi được nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình quản
lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động và nhận
được nhiều hỗ trợ cho việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại Việt nam.
Thông qua ILO, các dự án đã và đang triển khai góp phần nâng cao năng lực
về an toàn - vệ sinh lao động của Việt Nam. Quan trọng hơn thông qua các hoạt
động này nhiều kinh nghiệm về quản lý ATVSLĐ, giám sát các nguy cơ tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp cũng như các biện pháp cải thiện điều kiện lao động
được phổ biến rộng rãi hơn và bước đầu đưa vào áp dụng ở một số ngành, một số
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam cũng tranh thủ học hỏi được kinh
nghiệm và nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ nhiều đối tác khác trong công tác
ATVSLĐ hoặcđược lồng ghép trong các chương trình hợp tác (WHO, FES,
KOSHA, JISHA, JICOSH, StBG/HVBG, các nướcASEAN…).
14
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá
không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội, trong đó có vấn đề
ATVSLĐ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động. Một
số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do
phía đối tác yêu cầu như môi trường theo ISO 1400, SA 8000, OHVSLĐ cũng là
tiền đề khởi động cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức khi tìm hiểu để vào thị trường
Việt Nam.
Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều này đã
tạo động lực cho sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng, triển khai các
chương trình hoạt động về ATVSLĐ để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Với sự
hỗ trợ của ILO và sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hội nhập, sau khi
Bộ luật Lao động ra đời, đến nay, Việt Nam đã chính thức có Chương trình quốc gia
về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao độngđến năm 2010 với những đối
sách tổng thể, toàn diện. Năm 2005, hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ đầu tiên ở Việt
Nam được xây dựng, hệ thống lại những thành tựu đã làm được và cũng cho thấy
những việc cần làm trong tương lai. Quỹ TNLĐ, BNN cũng đã được hình thành
trong quỹ bảo hiểm xã hội theo luật Bảo hiểm xã hội và sẽ có hiệu lực từ năm 2007.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác ATVSLĐ trong hội nhập cũng
đứng trước những khó khăn và thách thức. Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ do
nhập khẩu phải công nghệ lạc hậu, máy, thiết bị đã hết khấu hao gây mất an toàn, ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động nếu không có những
giải pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập khẩu này.
Điều kiện lao động xuất hiện nhiều yếu tố, nguy cơ mới về an toàn và sức
khoẻ do sử dụng các công nghệ mới, ô nhiễm môi trường lao động đang ở mức báo
động. BNN có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Nếu từ
năm 1976 đến năm 1990 chỉ có 5497 người lao động bị mắc BNN thì từ năm 1990
đến năm 2004, số người mắc BNN đã tăng thêm gấp gần 3 lần, đưa tổng số người
mắc BNN tính đến cuối năm 2004 là 21.597 người (mỗi năm có thêm 1000 - 1500
người mắc mới BNN). Đáng chú ý là chỉ có 10% số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây
15
BNN tổ chức khám BNN cho người lao động, cho nên trên thực tế số người mắc
BNN cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Do lao động trong điều kiện chuyên môn
hoá, tính đơn điệu lớn, tư thế lao động ít được thay đổi nên đã xuất hiện một số
bệnh liên quan đến nghề nghiệp như giãn tĩnh mạch chân, thoái hoá cột sống, sưng
viêm khớp.v.v..
Hàng rào phi thuế quan được dựng lên với danh nghĩa tiêu chuẩn lao động
quốc tế, gắn các tiêu chuẩn về lao động, doanh nghiệp, quản lý sản xuất, chất lượng
sản phẩm với công tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nhận thức về
ATVSLĐ trong doanh nghiệp vẫn chưa đầy đủ, tác phong công nghiệp, văn hoá
ATVSLĐ trong Doanh nghiệp vẫn chưa được chú ý nhiều.
Để Việt Nam ra hội nhập quốc tếđược thuận lợi và thành công, mỗi ngành,
mỗi cấp, mỗi doanh nghiệp cần chủ động tận dụng những thuận lợi và nhìn nhận,
đánh giá được những thách thức để tự xây dựng hướng đi, chiến lược cho mình
trong hội nhập Quốc tế.
1.6. Nội dung của công tác ATVSLĐ: các thể lệ, chế độ bảo hộ lao động; kỹ
thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
1.6.1. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động: Là hệ thống mà trong đó con người là
một phần tử quan trọng nhất được xem xét và phân tích dưới góc độ an toàn.
Căn cứ theo ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế và công văn số 1229/LĐTBXHBHLĐ ban hành ngày 29/4/2005 của Bộ LĐTB&XH, các yếu tố của hệ thống công
tác ATVSLĐ tạo thành chu trình khép kín và nếu các yếu tố đó liên tục được thực hiện
nghĩa là công tác ATVSLĐ luôn được cải thiện và hệ thống quản lý ATVSLĐ đang
được vận động và trong quá trình phát triển không ngừng, bao gồm các yếu tố sau:
Chính sách (Các nội quy, quy định, chính sách về ATVSLĐ)
Tổ chức bộ máy (Tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm).
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (Xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại
và xây dựng kê shoạch về ATVSLĐ, tổ chức thực hiện).
Kiểm tra và Đánh giá (Thực hiện các hành động kiểm tra và tự kiểm tra…)
16
Hành động và cải thiện (Tiến hành các hành động cải thiện, các giải pháp
thích hợp).
Hình 1. Sơ đồ chu trình năm yếu tố của hệ thống quản lý ATVSLĐ
HÀNH ĐỘNG
CẢI THIỆN
CHÍNH
SÁCH
TỔ CHỨC
BỘ MÁY
LẬP KH
VÀ TC
KIỂM TRA &
ĐÁNH GIÁ
Nguồn: “Hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ” của ILO (OSH-MS 2001),
“Hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ” kèm theo công văn số 1229/LĐTBXH-BHLĐ
ban hành ngày 29/4/2005 của Bộ LĐTB&XH
1.6.2. Các văn bản Nhà nước có liên quan đến ATVSLĐ –PCCN.
A. Các văn bản Nhà nước có liên quan đến ATVSLĐ
1.6.2.1. Luật
Bộ luật lao động thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 dành
chương IX quy định về AT&VSLĐ từ điều 95 tới điều được cụ thể hoá trong nghị
định 06/CP. Chương IX về “An toàn lao động, vệ sinh lao động” trong Bộ luật Lao
động có nhiều điều thuộc các chương khác nhau cũng liên quan tới vấn đề này.
Ngày 02/4/2002 Quốc hội đã có Luật Quốc hội số 35/2002 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ Luật lao động (được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông
qua ngày 23/6/1994).
Ngày 11/4/2007 Chủ tịch nước đã lệnh công bố luật số 02/2007/LTCTN về luật
sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động. Theo đó từ năm 2007, người lao động
sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Một số luật có liên quan tới ATVSLĐ:
17
Luật bảo vệ môi trường (2005) với cácđiều 11, 19, 29 đề cập đến vấn đề
áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc
thiết bị, những hành vi bị nghiêm cấm… có liên quan đến bảo vệ môi trường và cả
vấn đề ATVSLĐ trong doanh nghiệp ở những mức độ nhất định.
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989) với các điều 9, 10, 14 đề cập đến vệ
sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và bảo vệ hoá chất, vệ sinh các chất thải
trong công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động.
Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 quy định về phòng cháy, chữa cháy,
xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy,
chữa cháy.
Luật Công đoàn (1990). Trong luật này, trách nhiệm về quyền công đoàn
trong công tác BHLĐ được nêu rất cụ thể trong điều 6 chương II, từ việc phối hợp
nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ, xây dựng tiêu chuẩn quy phạm
ATLĐ, VSLĐ đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục BHLĐ cho người lao động,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHLĐ, tham gia điều tra tai nạn lao động..
Luật hình sự (1999). Trong đó có nhiều điều với tội danh liên quan đến
ATLĐ, VSLĐ như điều 227 (Tội vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ…), điều 229
(Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng), điều 236, 237 liên
quan đến chất phóng xạ, điều 239, 240 liên quan đến chất cháy, chất độc về vấn đề
phòng cháy…
1.6.2.2. Nghị định
Trong hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ các nghị định có một vị trí
rất quan trọng, đặc biệt là nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/1/1995 quy định
chi tiết một sốđiều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ.
Nghị định 06/CP gồm 7chương 24 điều:
Chương I. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Chương II. An toàn lao động, vệ sinh lao động.
Chương III. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
18
Chương IV. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động.
Chương V. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Chương VI. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
Chương VII. Điều khoản thi hành.
Ngày 27/12/2002 chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2002/NĐ-CP về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP quy định chi tiết một số điều
của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Ngoài ra còn một số nghị định khác với một số nội dung có liên quan đến
ATVSLĐ như:
- Nghị định 195/CP (31/12/1994) của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Nghị định 38/CP (25/6/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành chính
về hành vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có những quy định liên quan đến
hành vi vi phạm về ATVSLĐ.
- Nghị định 46/CP (6/8/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế, trong đó có một số quy định liên quan đến
hành vi vi phạm về VSLĐ.
- Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của chính phủ
quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động ( thay thế nghị
định 13/2004-Chính phủ ngày 16.4.2004)
1.6.2.3. Chỉ thị, Thông tư
a. Các chỉ thị
Căn cứ vào cácđiều trong chương IX Bộ Luật Lao động, Nghị định 06/CP và
tình hình thực tế, Thủ tướng đã ban hành các chỉ thịở những thời điểm thích hợp,
chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ…
Trong số các chỉ thị được ban hành trong thời gian thực hiện Bộ luật Lao
động, có 2 chỉ thị quan trọng có tác dụng trong một thời gian tương đối dài, đó là:
- Chỉ thị số 237/TTg (19/4/1996) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường các biện pháp thực hiện công tác PCCC. Chỉ thị đã nêu rõ nguyên nhân xảy
19
ra nhiều vụ cháy, gây thiệt hại nghiêm trọng là do việc quản lý và tổ chức thực hiện
công tác PCCC của các cấp, ngành cơ sở và công dân chưa tốt.
- Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg (26/3/1998) của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới. Đây là
một chỉ thị rất quan trọng có tác dụng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước, vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm ATVSLĐ,
phòng chống cháy nổ, duy trì và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm sức khoẻ và
an toàn cho người lao động trong những năm cuối của thế kỷ XX và trong thời gian
đầu của thế kỷ XXI.
b. Các Thông tư
- Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
(31/10/1998) hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh với những nội dung cơ bản sau:
+ Quy định về tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về BHLĐ ở doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch BHLĐ.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn về BHLĐ của Công đoàn doanh nghiệp.
+ Thống kê, báo cáo và sơ kết tổng kết về BHLĐ.
- Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH (28/5/1998) hướng dẫn thực hiện chế
độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Thông tư số 08/TT-LĐTBXH (11/4/95) hướng dẫn công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
- Thông tư số 13/TT-BYT (24/10/1996) hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh
lao động, quản lý sức khoẻ của người lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLĐ-BYT-BLĐTBXH (20/4/98) hướng
dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
(26/3/1998) hướng dẫn khai báo và điều tra tai nạn lao động.
- Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-LĐTBXH-BYT hướng dẫn thực hiện
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có
yếu tố nguy hiểm, độc hại.
20
- Thông tư số 23/LĐTBXH (18/11/96) hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê
báo cáo định kỳ tai nạn lao động.
- Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH (18/4/2003) hướng dẫn việc thực hiện chế
độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN (8/3/2005)
hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn
lao động.
- Thông tư của BLĐTBXH số 04/2008/TT-BLĐTBXH (27/2/2008) hướng
dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động.
1.6.2.4. Các quy định/ tiêu chuẩn
- Quy định số 12/2008/QĐ-BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
- Quy định số 3733/2002/QĐ-BYT (10/2/2002) ban hành 21 tiêu chuẩn, 5
nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
- Các quy định về thiết bị áp lực.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Các văn bản Pháp luật liên quan đến ATVSLĐ cụ thể xem chi tiết trên Hồ sơ
quốc gia về ATVSLĐ - trang Web của Cục an toàn lao động.
B. Các văn bản nhà nước liên quan đến công tác an toàn phòng chaý chữa
cháy.
1.7.2.1 Luật.
Luật PCCC số 24/2001QH có hiệu lực thi hành ngày 4/10/2001 gồm 9 chưong ,65
điều quy định cụ thể như sau :
Chưong 1:Quy định chung.
Chương 2: Quy định công tác phòng cháy
Chương 3:Quy định công tác chữa cháy
Chương 4:Quy định tổ chức lực lượng PCCC
Chương 5:Quy định phương tiện PCCC
21
Chương 6: Quy định đầu tư cho hoạt động PCCC
Chương 7:Quy định nhà nước về PCCC
Chương 8:Khen thưởng và xử lý kỷ luật
Chương 9:Điều khoản thi hành
1.7.2.2 Nghị định
Nghị định số 35/2003/NĐCP ngày 4/4/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều PCCC.
Nghị định số 123/2005 NĐ-CP của chính phủ quy định sử phạt hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/ 01/2006 của chính phủ quy định về việc
triển khai biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng
Nghị định số 84/2009/NĐ-CP quy định về kinh doanh xăng dầu có 5 chương , 35
điều quy định cụ thể .
Chương 1 :Quy định chung. Tại điều 6 chương này nêu rõ. Cơ sở kinh doanh xăng
dầu phải thường xuyên đảm bảo các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa
cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu. Thương
nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở kinh doanh xăng
dầu để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa
cháy và bảo vệ môi truờng
Chương 2:Kinh doanh xăng dầu
Chuơng 3: Quản lý kinh doanh xăng dầu
Chương 4:Thanh tra , kiểm tra, xử lý vi phạm.
1.7.2.3 Thông tư, chỉ thị.
Thông tư số 04/2004 TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ công an hứớng dẫn thi hành
nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi
hành điều luật của PCCC.
Chỉ thị 02/2006CT-TTg của thủ tuớng chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực
hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy.
1.7.2.4 Tình hình cháy nổ ở Việt Nam những năm qua.
22