Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI ĐĂNG tạp CHÍ TRẦN văn HIỀN đh y dược HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.63 KB, 4 trang )

HỎI – ĐÁP HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tác giả: Trần Văn Hiền – Khoa Dược – Đại Học Y Dược Huế
Địa chỉ: Số 4 – Kiệt 29 – Đường Hàm Nghi – Tp. Huế
DĐ: 0164289747
CÂU HỎI 1: Tại sao chất xúc tác không ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cân bằng ?
ĐÁP:
Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng nhưng bản thân nó không thay đổi về lượng và chất sau
phản ứng. Trong phản ứng có các chất xúc tác thì người ta chỉ dùng với lượng nhỏ chất xúc tác.
Chất xúc tác có thể làm tăng tốc độ phản ứng( xúc tác dương) hoặc làm chậm tốc độ phản ứng (xúc tác âm).
Trong phản ứng hóa học, chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa, do đó nhiều phân tử vượt qua mức năng
lượng này, tăng số va chạm có hiệu quả. Kết quả là làm tăng cả tốc độ phản ứng thuận lẫn phản ứng nghịch.
Chính vì vậy, chất xúc tác KHÔNG làm chuyển dịch cân bằng, chỉ thay đổi tốc độ phản ứng mà thôi.
Ví dụ: MnO2 xúc tác cho phản ứng phân hủy H2O2:
H2O2 → H2O + 1/2O2
Hay Fe xúc tác cho phản ứng tổng hợp NH3:
N2 + 3H2 ↔ 2NH3
CÂU HỎI 2: Trong nhóm halogen, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tại sao có sự biến thiên liên tục nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, trạng thái tập hợp cũng như màu sắc và tính oxi hóa của các đơn chất halogen theo
dãy F2, Cl2, Br2, I2, At2 ?
ĐÁP:
Theo dãy F2, Cl2, Br2, I2, At2 thì:
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng
- Trạng thái biến đổi ở nhiệt độ thường từ khí ở F2, Cl2 lỏng ở Br2 tới rắn ở I2 và At2.
- Màu sắc từ nhạt đến đậm: Lục nhạt ở F2, vàng nhạt ở Cl2 tới đỏ nâu ở Br2 và đen tím ở I2.
Sự biến đổi đó được giải thích là do số electron và số lớp electron của các nguyên tử halogen tăng nhanh khi
điện tích hạt nhân tăng làm phân tử X2 càng bị biến dạng để biến thành dạng lưỡng cực tạm thời nên lực liên kết
trong X2 tăng dần.
- Tính oxi hóa của đơn chất giảm dần, tính khử của X- tăng dần vì độ âm điện giảm, bán kính tăng, dẫn
đến hiệu ứng chắn của hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng nên khả năng nhận electron của X
trong X2 giảm, và khả năng nhường electron tăng lên.
Hệ quả: F2 chỉ có tính oxi hóa, Cl2 chỉ thể hiện tính khử yếu khi tác dụng với F2, trong khi Br2 và I2 thể


hiện tính khử rõ và tăng dần
CÂU HỎI 3: Tại sao I2 lại tan tốt trong dung môi hữu cơ và KI đặc ?
ĐÁP:
I2 là phân tử kém phân cực, do đó tan tốt trong các dung môi kém phân cực như benzen hay chloroform.
Đặc biệt, trong dung dịch KI đậm đặc, I2 tan rất tốt nhờ vào khả năng tạo phức chất bền vững với KI:
KI + I2 → K[I3]
Cần chú ý rằng: Dung dịch I2/KI có tính chất của cả I2 và ICÂU HỎI 4: Tại sao HF là một axit yếu nhưng lại tác dụng được với SiO 2 (oxit axit) ?
ĐÁP:
HF có thể hòa tan SiO2 cũng như ăn mòn các chai lọ bằng thủy tinh theo phản ứng:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 4H2O
Phản ứng xảy ra không phải là phản ứng axit – bazo mà nhờ vào độ bền liên kết giữa các nguyên tử có độ âm
điện khác nhau. F có độ âm điện cao hơn O nên có khả năng hình thành nên liên kết bền vững với Si là nguyên
tố có độ âm điện nhở hơn so với H để tạo hợp chất SiF4 bền hơn HF.
CÂU HỎI 5: Tại sao trong tàu ngầm, người ta lại dùng Na2O2 (natripeoxit) để cung cấp oxi và hấp thụ khí
carbonic do các thủy thủ đoàn hô hấp tạo ra ?
ĐÁP:
Có các phản ứng xảy ra như sau:
Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2
(1)


H2O2 → H2O + 1/2O2
(2)
Trong tàu ngầm người ta dùng Na2O2 để cung cấp oxi ở phản ứng (2) và hấp thụ CO2 bằng NaOH tạo ra ở
phản ứng (1)
CÂU HỎI 6: Anhidrit sunfuro(SO2) và hidrosunfua(H2S) có phản ứng với nhau không ? Trong điều kiện nào ?
ĐÁP:
SO2 và H2S có phản ứng với nhau vì SO2 có tính oxi hóa, H2S có tính khử. Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường
(xúc tác: vết nước) hoặc xảy ra trong dung dịch nước của H2S. Phản ứng như sau:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Tủa S sinh ra có màu vàng.
CÂU HỎI 7: Cho quặng pirit sắt (FeS2) vào dung dịch HCl có phản ứng xảy ra không ?
ĐÁP:
Cho tới nay, rất nhiều các giáo viên, học sinh cũng như các sách tham khảo đều cho rằng FeS 2 thực ra là FeS.S
nên phản ứng với HCl sẽ có tủa S và khí H2S như sau:
FeS2 + 2HCl → FeCl2 + H2S + S
Tuy nhiên, hiểu như trên là sai. Trong tinh thể FeS2 không có S tự do. Hơn nữa FeS2 có cấu trúc rất bền vững,
tích số tan rất bé. Chính vì vậy, nó không tan trong các axit thông thường (H+), kể cả HNO3 loãng; tan trong
H2SO4 đặc nóng, HNO3 đặc nóng:
2FeS2 + 14H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O
FeS2 + 18HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 +15NO2 + 7H2O

Cấu trúc tinh thể FeS2

CÂU HỎI 8: Đồng (II) hidroxit có phải là chất lưỡng tính hay không ?
ĐÁP:
Trong SGK 11 – NC có nói rằng Cu(OH)2 là chất lưỡng tính, vậy thực hư như thế nào ?
Về nguyên tắc, Cu(OH)2 là chất lưỡng tính. Tuy nhiên, tính axit của nó thể hiện rất yếu, chỉ tan được khi
kiềm đặc nóng như NaOH hay KOH; nhưng lại tan được trong NH3 (nhờ phản ứng tạo phức chất).
Cu(OH)2 + 2NaOH đặc → Na2CuO2 + 2H2O
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Do đó, nếu đề thi hay kiểm tra hỏi “Cu(OH)2 có tính lưỡng tính hay không ?” thì trả lời là có.
Tuy nhiên, đề Đại Học từ nay sẽ hạn chế chất này tránh gây tranh cãi.
CÂU HỎI 9: Một chất vừa tác dụng với bazo, vừa tác dụng với axit có phải chất lưỡng tính hay không ?
ĐÁP:
Nhiều em nghĩ rằng, chất lưỡng tính là chất vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazo. Tuy nhiên, quan niệm
như vậy là sai lầm.
Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng nhận proton (H+) vừa có khả năng nhường proton trong các phản
ứng axit – bazo. Do đó, tránh hiểu nhầm định nghĩa này.
Ví dụ với Al, nó vùa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazo nhưng nó không phải là chất

lưỡng tính (oxit và hidroxit của nó mới có tính lưỡng tính). Hay là este nó chung, cũng không phải là chất lưỡng
tính. Các em cần chú ý rằng: “Không có kim loại lưỡng tính”


CÂU HỎI 10: Khi sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2, Cu(NO3)2 hay AgNO3 có tạo tủa hay không ?
ĐÁP:
Các dung dịch muối này chứa cation kim loại có tính khử yếu, tạo hợp chất sunfua với S 2- rất bền vững, không
tan trong axit HCl, H2SO4 loãng và HNO3 loãng. Do đó, khi sục khí H2S vào các dung dịch trên sẽ xuất hiện các kết
tủa màu đen (hợp chất sunfua):
H2S + Cu2+ → CuS + 2H+
H2S + Pb2+ → PbS + 2H+
H2S + 2Ag+ → Ag2S + 2H+
Các phản ứng này cũng được dùng để nhận biết.
CÂU HỎI 11: Tại sao trong môt nhóm, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy biến đổi quy luật theo chiều tăng
điện tích hạt nhân ? Trong khi nhóm IIA lại không như vậy ?
ĐÁP:
Trong nhóm kim loại kiềm (IA) theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Li tới Cs.
Nguyên nhân là do: Từ trên xuống trong cùng một nhóm thì bán kính nguyên tử tăng, do đó làm giảm tương tác
giữa các nguyên tử. Chính điều này đã làm giảm nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm. Cần chú ý là các kim
loại nhóm IA có cùng kiểu cấu trúc mạng tinh thể.
Đối với nhóm IIA thì nhiệt độ nóng chảy không biến đổi theo quy luật khi tăng điện tích hạt nhân. Nguyên nhân
chính là do chùng có cấu trúc mạng tinh thể không đồng nhất như nhóm IA.
CÂU HỎI 12: Ngoài dung dịch kiềm thì Si còn tan được trong dung dịch axit nào ?
ĐÁP:
Ngoài HF thì Si còn tan được trong dung dịch hỗn hợp gồm HF và HNO3. Phản ứng như sau:
3Si + 18HF + 4HNO3 → 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O
Silic cũng tan mạnh trong dung dịch kiềm ngay điều kiện thường:
Si + 2KOH + H2O → K2SiO3 + 2H2
CÂU HỎI 13: Criolit là gì ? Có thể điều chế được không và đóng vai trò gì trong điện phân Al 2O3 ?
ĐÁP:

Criolit là một muối kép, nói một cách đơn giản gồm NaF và AlF 3. Công thức của criolit là AlF3.3NaF (Na3AlF6).
Nó được điều chế theo phản ứng sau:
Al2O3 + 12HF + 6NaOH → 2Na3AlF6 + 9H20
Crolit có vai trò rất lớn trong quá trình điện phân Al2O3 điều chế Al:
- Giảm nhiệt độ nóng chảy từ 20500C xuống khoảng 9000C
- Tăng độ dẫn điện của hỗn hợp
- Bảo vệ Al mới sinh ra tránh bị oxi hóa bởi oxi không khí
Phương pháp điều chế này được Herun (Héroult) người Pháp và Hon (Hall) người Mỹ tìm ra vào năm 1886 (hai
người làm việc độc lập với nhau). Đặc biệt là hai người cùng sinh năm 1863 và cùng mất năm 1914.
CÂU HỎI 14: Tại sao nhiệt đội sôi, nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lại rất cao so với oxi, mặt dù hai nguyên tố
này cùng một nhóm ?
ĐÁP:
Một trong những nguyên nhân làm tăng mạnh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy từ oxi đến lưu huỳnh là do sự
tăng bán kính nguyên tử làm tăng tương tác khuếch tán. Ngoài ra còn chú ý rằng, oxi gồm hai nguyên tử, còn lưu
huỳnh ở trạng thái rắn hay lỏng đều có số nguyên tử lớn hơn (thường là 8 nguyên tử), do đó đối với lưu huỳnh
cần cung cấp năng lượng lớn hơn oxi không những để thắng tương tác khuếch tán mà còn thắng cả tương tác
giữa các nguyên tử trong phân tử.


CÂU HỎI 15: Phương pháp sulfat là gì ? Dùng điều chế các axit nào ? Tại sao phải dùng muối ở dạng tinh thể,
axit đậm đặc và đồng thời đun nóng ?
ĐÁP:
Phương pháp sulfat là phương pháp dùng axit H2SO4 đặc tác dụng với các muối nitrat hoặc halogenua của kim
loại kiềm để điều chế các axit bay hơi HX (X = NO3, Cl, F) ở điều kiện nhiệt độ thích hợp. Phản ứng tổng quát như
sau:
NaX + H2SO4 → NaHSO4 + HX (1)
2NaX + H2SO4 → Na2SO4 + 2HX (2)
Phản ứng (1) xảy ra đáng kể ngay khi ở nhiệt độ thường và xảy ra hoàn toàn khi đun nóng ở khoảng 250 0C.
Phản ứng (2) xảy ra ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 400-5000C)
Nếu dùng các NaX loãng, H2SO4 loãng thì phản ứng không xảy ra được vì cân bằng chuyển dịch chủ yếu về phía

H2SO4 ít phân ly hơn các HX nên không thu được các HX mong muốn. Còn khi dùng NaX đậm đặc hay tinh thể,
H2SO4 đậm đặc đông thời đun nóng thì cân bằng sẽ chuyển dịch về bên phải vì các HX tạo ra dễ bay hơi khi đun
nóng.
Chú ý phương pháp này không dùng để điều chế HBr, HI hay HNO2:
2NaBr tinh thể + 2H2SO4 đặc, nóng → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
2NaI tinh thể + 2H2SO4 đặc, nóng → Na2SO4 + I2 + SO2 (hoặc H2S) + 2H2O

Phương pháp sunfat điều chế axit HCl



×