Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.23 KB, 34 trang )

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TỈNH VĨNH LONG

Đề án “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ
TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

________________________________
Tháng 12/2012
1


UBND TỈNH VĨNH LONG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Số: …/BCPB-LHH
Vĩnh Long, ngày 10 tháng 12 năm 2012

BÁO CÁO PHẢN BIỆN
DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Tên dự án : Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030
2. Chủ đầu tư dự án Quy hoạch: Sở Y tế Vĩnh Long
3. Cơ quan quản lý dự án: Ủy ban Nhân dân Vĩnh Long
4. Cơ quan tư vấn: Viện Vệ sinh y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
5. Cơ quan phản biện: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long


6. Hội đồng tư vấn phản biện đề án theo quyết định số 174/QĐ-LHH ngày 01
tháng11 năm 2012, của Ban Thường vụ Liên hiệp Hội Vĩnh Long, gồm:
 Thường trực Hội đồng:
1) CN. Trương Quang Phú – Chủ tịch LHH – Chủ tịch hội đồng,
2) Ths. Hà Văn Sơn – Giám đốc Sở KH&CN, Phó Chủ tịch LHH – Phó Chủ
tịch hội đồng,
3) KS. Quách Văn Lâm, Tổng thư ký LHH – Thư ký Hội đồng.
4) Th.s Thái Văn Tào – Chánh VP.LHH – Thư ký Hội đồng,
 Các ủy viên phản biện:
5) TS. Bùi Văn Sáu – Nguyên Giám đốc Sở KH&CN Vĩnh Long
6) CN. Nguyễn Hữu Hiệu – Phó Giám đốc Sở KH-ĐT
7) DS. Mai Thanh Hùng – Phó Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long
8) CN. Nguyễn Ngọc Liên – Trưởng phòng VHXH – Văn phòng UBND tỉnh
Vĩnh Long
9) BS CKII. Võ Văn Thắng – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An
10)
PGS. TS. BS Phạm Hùng Lực – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH-YD Cần
Thơ
II TÀI LIỆU PHẢN BIỆN VÀ THAM CHIẾU
1.

Tài liệu đánh giá phản biện

- Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 20112020 và định hướng đến 2030 (bảng chính thức Tháng 10/2012).
2


2.

Tài liệu tham chiếu


- Quyết định số 1049/Qđ-UBND, ngày 25/5/2011, của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Long về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển
ngành Y tế Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. (kèm
theo Tờ trình số 518/TTr-SKHĐT-VX, ngày 10/5/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư);
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Long thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Niên Giám Thống kê Vĩnh Long năm 2011.
- Phương pháp xây dựng bảng sống và tính tuổi thọ trung bình của dân số
được sử dụng ở Liên hiệp quốc và các nước của TS. Đoàn minh Lộc và Nguyễn
văn Phái;
- Phương pháp tính tuổi thọ trung bình của PGS.TS Nguyễn đình Cử;
- Chỉ số tuổi thọ trong HDI – Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam, sách chuyên
khảo của PGS.TS. Đặng quốc Bảo và TS. Trương thị Thúy Hằng – Nhà XB Chính
trị Quốc gia – Hà Nội 2005.
- Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg, 22/2/2008 của Thủ tướng chính phủ về Phê
duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tâm nhìn
đến năm 2020.
- Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008, phê duyệt Đề án xây dựng,
cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên
huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai
đoạn 2008–2010 (gọi tắt là Đề án 47);
- Quyết định 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 về việc phê duyệt Đề án "Đầu tư
xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu,
chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn
sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn
2009–2013" (gọi tắt là Đề án 930).
- Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ

phẩm giai đoạn 2006–2015”
- Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên
tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ tăng cường đầu tư, nâng cấp, củng cố hoàn thiện hệ thống
YTDP tuyến tỉnh, các trung tâm YTDP huyện thành lập.
- Quyết định số 950/2007/QĐ-TTg về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc
vùng khó khăn giai đoạn 2008–2010.
- Quyết định số 3447-QĐ/BYT, ngày 22/9/2011, ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về y tế xã 2011–2020 .
3


- Các văn bản liên quan khác:

+

Báo cáo JAHR 2012 của Bộ Y tế, tháng 11/2012, 1

+

Các thông tin của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)

III. NỘI DUNG PHẢN BIỆN
1.Phần đánh giá nhận xét
+ Ưu điểm:
Việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Y tế của tỉnh
Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 (sau dây gọi tắt là Quy hoạch Y tế
Vĩnh Long 2020) là vấn đề rất cần thiết. Có quy hoạch sẽ giúp cho các cơ quan
quản lý Nhà nước địa phương, nhất là cơ quan quản lý lĩnh vực chuyên ngành y tế
triển khai thực hiện phát triển ngành đúng hướng trên cơ sở đã có ý định trước một
cách khoa học và thực tiễn;

Báo cáo Quy hoạch Y tế Vĩnh Long 2020, được xây dựng trên cơ sở
bám sát các quy định của Nhà nước về ban hành về những quy định trong lập,
thẩm định quy hoạch và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
Quy hoạch ngành và Quy hoạch các sản phẩm chủ yếu. Nghiên cứu, phân tích tổng
hợp các vấn đề thực trạng của hệ thống y tế quốc gia và của tỉnh. Dự báo, định
hướng xu thế phát triển của ngành y tế trong tương lai và đề ra những phương án,
giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện để phát triển ngành y tế Vĩnh Long trong
giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
+ Hạn chế: Trong bản báo cáo Quy hoạch Y tế Vĩnh Long 2020 còn một số
hạn chế cần được xem xét, nghiên cứu và bổ sung, chỉnh sửa như phần đóng góp
phản biện sau đây.
2. Phần đóng góp phản biện:
• Phần mở đầu: Báo cáo thiếu hẳn phần nội dung xác định đối tượng, phạm
vi, tổng quan tài liệu đã nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp tiếp cận và kỹ thuật sử
dụng trong nghiên cứu cũng như sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch. Riêng sự
cần thiết phải xây dựng quy hoạch, báo cáo chưa được, cần làm rõ.
Do không xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nên công trình đã xây
dựng một kết cấu báo cáo chưa hợp lý, thiếu tính quan hệ logic giữa các phần. Cụ
thể như phần 3 “Các nhân tố tác động, cơ hội, thách thức…” (từ trang 61-66) thay
vì phải đặt ở vị trí ngay sau phần 1 “phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng”
(tức là đặt trước phần quy hoạch – trước trang 25) để làm cơ sở luận chứng cho
các phương án quy hoạch; nhưng công trình đã đặt sau phần quy hoạch. Việc xếp
vị trí của mục “Các nhân tố tác động” sau khi đưa ra các phương án quy hoạch, bố
trí như vậy là coi việc xây dựng các phương án quy hoạch đã không căn cứ trên cơ
sở phân tích các nhân tố tác động, cơ hội và thách thức. Tương tự, mục dự báo
(mục III của phần 2) cũng đặt sau mục xác định mục tiêu và phương hướng. Như
1

Theo đường link />
4



vậy việc xác định mục tiêu và phương hướng cũng không dựa trên các kết quả dự
báo.
Do chưa xác định rõ phạm vi nghiên cứu nên một số lĩnh vực y dược quan
trọng chưa được đưa vào nội dung quy hoạch, như: y học dân tộc – cổ truyền, dân
số-kế hoạch hóa gia đình; trang thiết bị y dược; vận chuyển, cấp cứu trước bệnh
viện; phát triển khoa học công nghệ y dược.
Về phương pháp nghiên cứu, công trình chủ yếu dùng phương pháp so sánh
theo chuỗi thời gian từ nguồn số liệu Niên gíám thống kê của tỉnh, ít so sánh chéo,
tức so sánh với các địa phương khác trong vùng nên luôn tự thấy mình phát triển
tốt mà chưa thấy những mặt tỉnh Vĩnh Long còn thua kém so với các tỉnh bạn; đặc
biệt thiếu sự so sánh với chỉ tiêu kế hoạch ở các kỳ đại hội tỉnh Đảng bộ nên không
thấy được mặt nào đạt, mặt nào chưa đạt, tìm nguyên nhân của mặt được và chưa
được. Về các mục tiêu, chỉ tiêu Báo cáo quy hoạch đã đưa ra nhiều chỉ số dự báo
cho tương lai, nhưng không kèm theo các phương pháp chứng minh nào để đảm
bảo cơ sở khoa học và độ tin cậy của các chỉ số.
Về phương pháp trình bày, tại phần thứ hai đã tách rời phương hướng từng
lĩnh vực và mục tiêu. Trong phần mục tiêu cũng sắp xếp lẫn lộn các chỉ tiêu và nội
dung với nhau (tức nhiệm vụ) làm cho mục tiêu bị loãng nhòa, lẫn với các nhiệm
vụ.
Ngoài ra, phần mở đầu chưa hài hòa, cân đối giữa nội dung kinh tế với nội
dung y tế. Trong 2 trang của phần mở đầu, đã có hơn 1 trang nói về vai trò kinh tế
của tỉnh Vĩnh long khi thị xã Vĩnh Long được nâng lên cấp thành phố. Ngay cả khi
đề cập đến vai trò kinh tế, cũng chưa phân tích mối liên quan giữa phát triển kinh
tế với y tế, đáng chú ý là mối liên quan giữa quá trình công nghiệp hóa với việc gia
tăng các bệnh tật mới như bệnh tâm thần, tim mạch, tiểu đường… Khi mức sống
gia tăng, tuổi thọ con người tăng cùng chiều với sự phát triển kinh tế, nên nhu cầu
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng tăng theo, nhưng chưa có phương án chăm
sóc người cao tuổi.

Đề nghị: Trong phần mở đầu, nên làm rõ các nội dung sau: Sự cần thiết phải
xây dựng quy hoạch; đối tượng; phạm vi; mục tiêu; phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu; kết cấu đề cương. Riêng phạm vi nghiên cứu cần xác định rõ
những nội dung chính cần quy hoạch và cần xếp thứ tự ưu tiên đầu tư cho tuyến y
tế cơ sở dự phòng và cấp cứu trước bệnh viện (tuyến xã, phường).
- Về sự cần thiết.
Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là hoạt động lấy cơ cấu y
tế dự phòng làm trọng tâm, lấy việc khám – chữa bệnh làm then chốt, lấy lao động
y tế làm chủ thể, lấy các thành viên trong xã hội làm đối tượng phục vụ khi dự
phòng bệnh tật, ốm đau, tăng cường sức khỏe, nâng cao tố chất con người, cải tạo
và nâng cao môi trường sản xuất, điều kiện sống hợp với yêu cầu vệ sinh. Quy
hoạch y tế là sự sắp đặt chung thống nhất các hoạt động kể trên. Từ phương châm
cơ bản đó, đối chiếu với hoạt động y tế tỉnh đưa ra những đánh giá tổng quát nhất
về thực trạng hoạt động y tế, nhất là những vấn đề hạn chế của tỉnh, từ đó xác định
tính bức thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển ngành cho những năm sắp tới.
5


- Về phạm vi. Do chưa xác định rõ phạm vi quy hoạch từ đầu, nên trong nội
dung quy hoạch chưa bao quát tất cả các lĩnh vực hoạt động chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe nhân dân. Mặt khác, ngay trong những lĩnh vực đã được xác
định trong phần nội dung quy hoạch, vị trí các lĩnh vực trong nội bộ ngành y tế
cũng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là vai trò của hoạt động y tế dự phòng
chưa được xem là trọng tâm. Đề nghị phạm vi của quy hoạch ngành y tế cần bổ
sung thêm các lĩnh vực sau:
∗ Quy hoạch dân số-kế hoạch hóa gia đình mà trọng tâm là chất lượng dân

số;
∗ Quy hoạch mạng lưới vận chuyển, cấp cứu trước bệnh viện;
∗ Quy hoạch trang thiết bị y dược;

∗ Quy hoạch phát triển y học cổ truyền và y học lâm sàng;
∗ Quy hoạch phát triển khoa học – công nghệ y dược.

- Về mục tiêu và kết cấu báo cáo. Công trình đã chia làm 5 phần là chưa
phù hợp, vì có những nội dung có thể ghép chung lại được. Ví dụ “phần mở đầu”,
không cần đặt tên như một phần lớn là “Phần mở đầu” vì nó chỉ vỏn vẹn có 2
trang. Phần nầy chỉ cần đặt tên đề mục là “Mở đầu” trong đó nói rõ: sự cần thiết, ý
nghĩa, tác dụng của quy hoạch; xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lược thuật
tài liệu nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu.
Phần thứ nhất là phần phân tích, đánh giá thực trạng, phân tích mặt mạnh, mặt
yếu, thời cơ, thách thức. Phần thứ hai, là phần quy hoạch các lĩnh vực hoạt động y
tế . Phần thứ ba là các giải pháp và tổ chức thực hiện. Về các nội dung chi tiết
khác, xem nội dung phù hợp với phần nào thì ghép vào phần đó. Tóm lại, nên xem
xét, sắp xếp lại kết cấu báo cáo cho hợp logic, mối quan hệ hợp lý giữa các phần,
các mục.
- Về phương pháp. Cần nói rõ:
∗ Phương pháp tiếp cận vấn đề;
∗ Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin;
∗ Phương pháp phân tích và đánh giá thực trạng;
∗ Phương pháp dự báo các chỉ tiêu quy hoạch và dự báo nhu cầu các nguồn

lực.
Đề nghị trong báo cáo không chỉ nói, mà còn phải thể hiện trong việc sử
dụng các phương pháp đó trong toàn bộ công trình.
Một vài lưu ý đề nghị xem lại cách nhận định, đánh giá và phân tích. Cụ thể:
- Đoạn đánh giá “Thành phố Vĩnh Long là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hoá của tỉnh. Nền kinh tế được phục hồi sau suy giảm với tăng trưởng kinh tế khá
cao, giá trị sản xuất tăng (Từ dòng 17 trở xuống của trang 1), đánh giá như trên
quá chung, chưa đủ cơ sở khoa học và thiếu tính thuyết phục.
- Đề nghị nghiên cứu đánh giá và quy hoạch phát triển ngành y tế Vĩnh Long

trong sự phát triển chung của ngành y tế quốc gia. Do đó, đề nghị chỉnh sửa, bổ
6


sung đoạn cuối trang 1 như sau: “Cùng với các thành quả mà ngành y tế Việt Nam
đã đạt được đến ngày nay và đang chuẩn bị đổi mới tích cực nhiều mặt để đáp ứng
kịp thời nhu cầu quản lý, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh thì ngành y tế tỉnh Vĩnh Long đã có một bước phát triển nhất định
trong lĩnh vực dự phòng và điều trị”.
- Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung đoạn đầu trang 2: “Ngoài ra, hệ thống tổ chức y
tế , mạng lưới cơ sở y tế chưa ổn định nên chưa thể đón đầu giải quyết các vấn đề
sức khỏe hiện tại và trong tương lai, cũng như sẽ đối mặt với nhiều thách thức
trong tương lai.
Một trong các thách thức đó là mô hình bệnh tật của xã hội Việt Nam cũng
đang chuyển dịch về mặt dịch tễ học từ mô hình bệnh lây nhiễm sang mô hình
bệnh không lây nhiễm, nhóm bệnh mãn tính và các vấn đề sức khỏe xuất hiện
trong cộng đồng có khuynh hướng trở thành vấn đề sức khỏe nổi lên đe dọa cộng
đồng và là gánh nặng tài chính cho ngành y tế…”

Phần thứ nhất: Khái quát đặc điểm tự nhiên và thực trạng ngành
y tế Vĩnh Long
Trong phần này, báo cáo chưa làm rõ phần thực trạng ngành y tế của tỉnh.
Đề nghị bổ sung đánh giá thực trạng hệ thống y tế Vĩnh Long về mạng lưới y tế từ
tuyến tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn có so sánh với bộ tiêu chuẩn của ngành
y tế và bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó cần bổ sung,
đánh giá phân tích và có đối chiếu các chỉ số trọng yếu như số xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế giai đoạn 2000-2010, tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ (từng cấp), số cán bộ y tế, số
nữ hộ sinh, mạng lưới y tế ấp, số cộng tác viên DS-KHHGĐ…. Mạng lưới y tế
ngoài công lập, gốm số Bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân, cơ sở
dịch vụ y tế, phòng xét nghiệm tư nhân, phòng khám y học cổ truyền, phòng chẩn

trị YHCT, nhà hộ sinh, phòng chụp x quang...;
Phân tích thêm tình hình sản xuất và phân phối thuốc: Toàn tỉnh có bao
nhiêu nhà máy sản xuất thuốc tây y và đông y, số đã đạt chuẩn GMP, chuẩn GPP,
số nhà thuốc, đại lý thuốc đông – tây y và đã đủ để phục vụ nhân dân trên địa bàn
tỉnh hay không;
Cần bổ sung, đánh giá về công tác xây dựng cơ bản trong những năm qua,
như có bao nhiêu cơ sở y tế mới xây, bao nhiêu cơ sở phải nâng cấp, bao nhiêu cơ
sơ phải xây dựng mới. Tổng hợp các trang thiết bị cơ bản hiện có tuyến tỉnh, tuyến
huyện và tuyến xã;
Bổ sung, đánh giá công tác đào tạo của trường trung cấp y tế: loại hình đào
tạo, các mã ngạch trường Trung cấp y tế đào tạo được. Trường có liên kết các
trường đại học khác đào cán bộ y tế trình độ đại học và sau đại học không;
Như vậy, trong phần thứ nhất, báo cáo quy hoạch cần được bổ sung làm rõ
thực trạng và phân tích đánh giá sự nghiệp y tế giai đoạn 2000-2010.
Một số đề nghị sửa lỗi kỹ thuật trong in ấn, đánh số đề mục như: sửa lại số
thứ tự các bảng, do có một số bảng ghi trùng số thứ tự (cụ thể như: Bảng 2 Mô
7


hình bệnh mắc nhiều nhất (trang 6) và Bảng 2. Tình hình tai nạn giao thông
(trang 7), hai bảng 3 (ở trang 9 và trang 10)…;

Phần thứ hai: “Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2011 -2020 và định hướng đến năm 2030’’
Trên cơ sở đánh giá và phân tích đầy đủ thực trạng ngành y tế ở Phần thứ
nhất, trong Phần thứ hai, Báo cáo Quy hoạch sẽ xác định những quan điểm, định
hướng, mục tiêu, chỉ tiêu và dự kiến các dự án của kỳ quy hoạch tới.
Trong phần này, đề nghị xem xét bổ sung, chỉnh sửa những nội dung sau:
- Về bố cục và cách trình bày.
+ Ở Mục I (Quan điểm và định hướng). Đề nghị bổ sung và viết thành

những quan điểm quy hoạch ngành vừa phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân hiện nay, vừa phù
hợp với đặc điểm phát triển tỉnh Vĩnh Long nhằm bảo đảm tính nhất quán trong
việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của địa phương
(trong báo cáo quy hoạch này, mặc dù mục I có tên là “quan điểm”, nhưng báo cáo
chỉ trích dẫn danh mục 12 văn bản của nhà nước và nêu 2 căn cứ (căn cứ sự phát
triển dân số, văn hóa – giáo dục của tỉnh và căn cứ vào việc đánh giá thực trạng sự
nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Long) mà không nêu lên quan điểm cụ thể nào. Do đó, mục
nầy cần phải viết lại). Một vấn đề cần lưu ý khi xây dựng quan điểm phát triển
ngành y tế tỉnh Vĩnh Long đến 2015 và những năm tiếp theo, phải dựa trên thực
tiễn của tỉnh (Như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long xác định :(1) Phấn
đấu đưa tỉnh Vĩnh Long trở thành một tỉnh phát triển trung bình khá trong khu vực
vào cuối nhiệm kỳ 2010-2015 và vươn lên trên mức trung bình khá của cả nước ở
giai đoạn tiếp theo. (2) Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn; … chú trọng xây dựng nông thôn mới. (3).Đầu tư đẩy
mạnh công tác giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”). Như vậy,
trong 5-10 năm tới, quy hoạch y tế của Vĩnh Long cần có điểm nhấn là tập trung
phát triển hệ thống y tế cơ sở (cả về mạng lưới, nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật…).
+ Ở Mục II (Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể). Báo cáo quy hoạch xây dựng
thành 8 chỉ tiêu định lượng và 1 chỉ tiêu tiêu định tính thể hiện các chỉ số sức khỏe
cơ bản, phù hợp với quy định của WHO và các quy định của Bộ Y Tế (như: Tuổi
thọ bình quân; tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi; tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi; tỷ lệ chết
mẹ; tỷ lệ trẻ em sơ sinh dưới 2.500g; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; tỷ
lệ bác sĩ và dược sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân và chỉ tiêu
định tính là kiềm chế tốc độ gia tăng các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh không
lây mới tăng). Mục này, đề nghị: Bổ sung thêm chỉ tiêu số xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về xã y tế; định lượng chỉ tiêu số 9 (kềm chế tốc độ gia tăng các
bệnh nguy hiểm); điều chỉnh cách viết chỉ tiêu mục tiêu theo đúng cách viết

chuyên môn (chỉ tiêu phải có động từ thể hiện sự thay đổi cường độ (tăng/giảm,
đẩy mạnh, nâng cao,…); phải ghi số của năm gốc (ví dụ 2010) và các phân kỳ 5
năm (lộ trình đạt được);
8


+ Đề nghị sáp nhập Mục II (Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể) với mục IV
(Mục tiêu phát triển sự nghiệp chăm sóc ….tại trang 34-35) thành một mục;
+ Đề nghị nghiên cứu bổ sung những quan điểm sau đây cho giai đoạn
2011-2020:
(1) Phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền
vững ở Vĩnh Long trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa
nông thôn.
(2) Phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân hướng
tới mục tiêu chăm lo toàn diện và không ngừng nâng cao sức khỏe toàn dân.
Không ngừng nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội
và toàn thể người dân.
(3) Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là chiến lược tổng
hợp để cải thiện và phát triển nòi giống; lấy phòng bệnh là nhiệm vụ trọng tâm;
khám - chữa bệnh là nhiệm vụ đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển; kết
hợp chặt chẽ Đông y và Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.
(4) Phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh
Long phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
chung xây dựng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030.
(5) Tổ chức phát triển hệ thống y tế trên cơ sở kết hợp đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương, giữa các tuyến khám chữa bệnh và tăng cường hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực y học, đảm bảo hiệu quả cao trong chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe của nhân dân.

(6) Mở rộng liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ phát triển một
số cơ sở y tế chất lượng cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các tiêu chí
hiện đại trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển hệ
thống y tế vừa chuyên sâu, vừa phổ cập.
- Một số gợi ý chỉnh sửa khác trong báo cáo quy hoạch.
(1) Về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt, sau khi nêu 3 phương án, báo
cáo quy hoạch đề xuất chọn phương án 3 (trang 28).
Như báo cáo đã nêu, phương án này với mục tiêu phát triển sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe người dân và đồng thời đạt và vượt các chỉ tiêu sức khỏe
cơ bản của Bộ Y tế đề ra đến 2020 và 2030. Tuy nhiên để thực hiện phương án cần
có sự đầu tư ở mức độ cao hơn của Trung ương, của ngân sách địa phương và các
nguồn xã hội hóa về các nguồn lực cho ngành y tế tỉnh Vĩnh Long.
Đối chiếu với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến 2020 của tỉnh
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng giảm xuống 15% vào năm 2015 và dưới 7-8% vào năm 2020 (theo
báo cáo Quy hoạch y tế là 12% ) 2. Phấn đấu duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế xã đạt
2

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em < 5 tuổi là 12% (năm 2020) và năm 2030 là < 8 % (trang 28)

9


chuẩn quốc gia, các trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa có bác sỹ, phấn
đấu mỗi trạm có 1 dược tá, hoàn thiện việc tổ chức y tế khóm ấp. Về giường bệnh,
phấn đấu đạt tỷ lệ 22 giường bệnh/vạn dân vào năm 2015 và 30 giường bệnh vào
năm 2020” 3, bảo đảm có trên 7 bác sĩ, 1,5 dươc sĩ ĐH/10.000 vào năm 2015 và
trên 15 bác sĩ, 2 – 2,5 dược sĩ ĐH/10.000 vào năm 2020. 4
Nhưng theo báo cáo Quy hoạch Y tế Vĩnh Long 2020 (trang 28): số bác sĩ,
dược sĩ ĐH đến năm 2020 đề ra thấp hơn Quy hoạch tổng thể KT-XH của tỉnh5 .

Điều đó cũng cho thấy đây là chỉ tiêu hết sức cần thiết, nhưng khó đạt và cần có
nhiều giải pháp thực hiện thích hợp.
(2) Các dự án trọng điểm phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh long giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
(Ở mục V - trang 52).
+ Gần đây, Chính phủ quan tâm rất nhiều đến cơ sở hạ tầng của ngành y tế.
Thể hiện bằng các quyết định: (i) Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008,
(ii) Quyết định 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009; (iii) Quyết định số 154/2006/QĐTTg ngày 30/6/2006 ; (iv) Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày
25/4/2008 của liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ , (v) Quyết định số 950/2007/QĐTTg; (vi) Quyết định số 3447-QĐ/BYT, ngày 22/9/2011, … đề nghị xem xét tham
khảo để đối chiếu, với báo cáo quy hoạch.
+ Về các dự án trọng điểm phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 về cơ
bản báo cáo quy hoạch đưa ra có cơ sở và phù hợp cho giai đoạn từ nay đến năm
2020. Tuy nhiên, hiện nay do phải tập trung chống lạm phát, cắt giảm đầu tư công
nên khả năng đạt được của các dự án còn gặp khó khăn do các công trình bị giản
tiến độ, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu …. Cụ thể như:
1. Các dự án đầu tư giai đoạn đến năm 2020
1.1. Đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh: cần vốn khoảng 4.025 tỷ đồng, để
đầu tư các dự án (gồm xây dựng, trang thiết bị và các chi phí khác):
- Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Long (xây mới) có qui mô 200 giường. Tổng
vốn đầu tư 400 tỷ đồng (Dự án chưa trình thẫm định và bố trí mặt bằng);
- Bệnh viện Tâm Thần (xây mới) có qui mô 100 giường. Tổng vốn đầu tư là
200 tỷ, (đang tiến hành san lấp mặt bằng);
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long (nâng cấp thành 800 giường): Tổng
vốn: 960 tỷ (đang thẩm định dự án);
- Bệnh viện Điều Dưỡng-Phục Hồi Chức năng (xây mới): qui mô giường
bệnh là 150 giường. Tổng vốn: 300 tỷ,(chưa lập dự án và bố trí mặt bằng);
3

Xem Quyết định 30/2008/QĐ-TTg (Đến năm 2020, đạt tỷ lệ tối thiểu là 25,0 giườngbệnh/10.000 dân )

QHTTKT-XH tỉnh trang 171-172, Báo cáo tháng 10/2010.
5
QHYT tỉnh: Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 10 và dược sĩ/vạn dân là 1,5 (năm 2020); Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 13 và
dược sĩ/vạn dân là 2 (năm 2030), Tỷ lệ Giường bệnh/10.000 dân là 23 (năm 2020) và năm 2030 là 27.
4

10


- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Long (xây mới): qui mô giường bệnh
là 150 giường. Tổng vốn: 300 tỷ, (chưa lập dự án án đầu tư – hiện đang hoạt động
cơ sở cũ);
- Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi tỉnh Vĩnh Long (xây mới): có qui
mô 50 giường. Tổng vốn đầu tư là 88 tỷ đồng, (đang tiến hành san lấp mặt bằng);
* Tuyến Huyện/Thành phố:
- Bệnh viện Đa khoa huyện Long Hồ (nâng cấp từ 80 giường thành 150
giường). Tổng vốn đầu tư 70 tỷ, ( DA hoàn thành giai đoạn I với TMĐT 18,8 tỷ)
- Bệnh viện Đa khoa huyện Mang Thít (quy mô 100 giường, tổng vốn đầu tư
là 172,468 tỷ đồng. (khởi công sau 2014 )
- Bệnh viện Đa khoa huyện Vũng Liêm (nâng cấp từ 100 giường thành 150
giường. Tổng vốn đầu tư 50 tỷ, (đã hoàn thành giai đoạn I với TMĐT 87.9 tỷ).
- Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Bình (nâng cấp từ 130 giường thành 200
giường) : Tổng vốn đầu tư 173,5 tỷ, (đang thực hiện giai đoạn I)
- Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Minh (nâng cấp từ 100 giường thành 150
giường) : Tổng vốn đầu tư 50 tỷ, (đã hoàn thành giai đoạn I với TMĐT 140.1 tỷ)
- Bệnh viện Đa khoa huyện Trà Ôn (nâng cấp từ 80 giường thành 150 giường):
Tổng vốn đầu tư 70 tỷ, (đã hoàn thành giai đoạn I với TMĐT 32,7 tỷ)
- Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Tân: Chuẩn bị xây dựng vào năm 2012 với
quy mô 100 giường .Tổng vốn đầu tư là 137 tỷ, ( đang thực hiện )
- Bệnh viện Đa khoa Cái Ngang: xây mới 50 giường.Tổng vốn đầu tư 100 tỷ,

(chưa lập dự án đầu tư )
- Bệnh viện Đa khoa Quân dân Y: xây mới 20 giường, tại huyện Bình Tân.
Tổng vốn đầu tư 73,3 tỷ,( đang thực hiện dự án )
- Phòng khám đa khoa khu vực: Xây mới 05 phòng khám đa khoa khu vực và
cụm khu công nghiệp, với qui mô từ 10-12 giường: Tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng,
- Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú (bs). Tổng mức đầu tư 68,5 tỉ ( đang
trình phê duyệt dự án )
- Bệnh viện Đa khoa thành phố Vĩnh long (bs) TMĐT là 225,3 tỷ .
- Trạm y tế: Xây mới 97 trạm y tế với tổng vốn là 310,66 tỷ đồng. Đã và
đang xây dựng, nâng cấp các trạm y tế, đến cuối năm 2012 sẽ hoàn thành.
1.2.Đáp ứng nhiệm vụ y tế dự phòng: ước khoảng 186 tỷ đồng.
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (bs) (đã hoàn thành với TMĐT là 46,8 tỷ)
- Chi Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm: xây mới. Tổng vốn đầu tư dự kiến
khoảng 15 tỷ,
- Trung tâm Kiểm nghiệm: xây mới. Tổng số vốn đầu tư là 30 tỷ,
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS : xây mới. Tổng vốn đầu tư 21 tỷ,
11


- Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe: xây mới.Tổng vốn đầu tư 15
tỷ.
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản: xây mới.Tổng vốn đầu tư 15 tỷ,
- Trung tâm Phòng – chống bệnh xã hội: xây mới. Tổng vốn đầu tư 15 tỷ,
- Trung tâm Pháp y : xây mới.Tổng vốn đầu tư 15 tỷ,
- Trung tâm Y tế huyện – thành phố: Xây dựng mới 07 trung tâm (Báo cáo
ghi 4 TT- trang 55). Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ x 7 = 105 tỷ,
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế như: Chi Cục Vệ sinh An toàn thực
phẫm,Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẫm,Trung tâm Phòng chống
HIV/AIDS,Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe,.Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản ,Trung tâm Phòng – chống bệnh xã hội sẽ được đầu tư xây dựng mới

trên cơ sở chuyển đổi đất theo quy hoạch chứ không nhất thiết xây dựng trong khu
hành chính của tỉnh. Đề nghị tư vấn chỉnh sửa cụm từ Trung tâm hành chính thành
phố Vĩnh long thành Trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh long.
1.3. Đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, quản lý nhà nước: ước khoảng 245 tỷ đồng
- Văn phòng Sở Y tế: xây mới tại khu hành chính tỉnh Vĩnh Long. Tổng vốn
đầu tư dự kiến 15 tỷ,
-

Trường Cao đẳng y tế :xây mới . Tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ,
1.4

Vận động xã hội hóa: Ước khoảng 400 tỷ đồng

- BV Phụ sản quốc tế chất lượng cao, 200 giường: ước vốn 400 tỷ.
- Một số bệnh viện khác theo nhu cầu xã hội.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn đến 2020 là 5.098 tỷ đồng
Trong đó :
+ Dự án đầu tư đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh: 4.025 tỷ đồng
+ Dự án đầu tư đáp ứng nhiệm vụ y tế dự phòng : 186 tỷ đồng
+ Một số chương trình, dự án khác :

245 tỷ đồng

+ Vận động xã hội hóa xây các bệnh viện:

400 tỷ đồng

2. Các dự án đầu tư giai đoạn đến năm 2030 Tổng đầu tư giai đoạn đến
2030 là 3.016 tỷ đồng ( chỉ mang tính định hướng )
Trong đó:

- Đầu tư đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh là: 1.747 tỷ đồng
- Đầu tư đáp ứng nhiệm vụ y tế dự phòng:

369 tỷ đồng

- Vận động xã hội hóa: Ước khoảng 900 tỷ đồng
- Trung tâm Chẩn đoán Y khoa: diện tích xây dựng 3.000 m 2, ước vốn đầu
tư 100 tỷ đồng.
- Bệnh viện Sản-Nhi 200 giường : Ước vốn đầu tư 400 tỷ đồng.
12


- Bệnh viện Nội tiết–Huyết học, 200 giường : ước vốn 400 tỷ đồng.
- Một số bệnh viện khác theo nhu cầu của xã hội.
Trong phần phân tích vấn đề xã hội hóa, báo cáo quy hoạch còn đề cập quá
sơ sài, trong thực tế những năm qua việc xã hội hóa trong đầu tư khám, chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe của nhân dân chiếm tỷ trọng khá lớn (nhất là ở một số đô thị
lớn), đây cũng là quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XI, trong đó nêu rõ “Khuyến
khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên
khoa có chất lượng cao”.
Trong báo cáo quy hoạch, cần chú ý đề cập sâu việc đầu tư và sử dụng hiệu
quả trang thiết bị y tế. Việc đầu tư trang thiết bị y tế là một điều cần thiết để nâng
cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên nếu đầu tư quá nhiều và phân bổ
không hợp lý sẽ dẫn đến việc lạm dụng các xét nghiệm, nhất là trong cơ chế chi trả
theo dịch vụ. Bên cạnh cần chú ý đến quy hoạch đào tạo đội ngũ kỹ thuật và dự
toán khoản ngân sách chi thường xuyên để sử dụng, khai thác, bảo quản, bảo
dưỡng trang thiết bị y tế . Tóm lại cần có quy hoạch và kế hoạch toàn diện bảo
đảm mua sắm và sử dụng thiết bị hợp lý, hiệu quả nhất.
Ngoài ra, báo cáo quy hoạch cần đưa chỉ tiêu về tỷ lệ người dân tham gia
BHYT phù hợp theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương, đồng thời

đưa ra giải pháp thực hiện, cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá cụ thể việc
thực hiện chỉ tiêu này.
Đề nghị bổ sung thêm một số dự án trọng điểm giai đoạn 2011-2020 định
hướng 2030. Trong quy hoạch này chưa thấy đề cập các cơ quan sau: (vì các cơ
quan hiện nay đã có nhưng trong vòng 20 năm không nâng cấp hoặc xây mới sẽ
không đáp ứng được nhiệm vụ ngày càng cao)
+ Trung tâm giám định Y khoa;
+ Trung tâm Y tế dự phòng;
+ Trung tâm Pháp y tâm thần;
+ Phòng khám khu vực;
+ Trạm y tế xã bao nhiêu nâng cấp bao nhiêu xây mới đạt tiêu chí mới giai
đoạn 2011-2020;
+ Phát triển mạng lưới sản xuất thuốc và phân phối thuốc Tây y và Đông y
như thế nào trên địa bàn tỉnh.
- Đề nghị xem lại Phụ lục 5, Báo cáo có quy hoạch đất để xây dựng các cơ
quan y tế, nhưng trong các dự án không có đưa vào, như vậy sẽ không có kinh phí
để thực hiện.
- Đề nghị xem lại việc quy hoạch xây dựng các Trung tâm an toàn vệ sinh
thực phẩm. Lý do, gần đây chủ trương của Bộ Y tế không mở thêm các đơn vị
dưới tuyến tỉnh. Có thể sáp nhập Bệnh viện huyện với Trung tâm y tế lại thành
Trung tâm y tế có giường bệnh như trước đây.
13



Phần thứ ba: Các nhân tố tác động, cơ hội, thách thức đối với sự
nghiệp phát triển ngành y tế
Phần này đề nghị cần bổ sung các nội dung sau:
- Tại Mục (I) “Các nhân tố tác động”, báo cáo quy hoạch chưa phân tích
đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức

khỏe nhân dân. Trong thực tiễn, các điều kiện địa lý, đặc điểm khí hậu, kinh tế-xã
hội và lối sống có ảnh hưởng và tác động mạnh đến sức khỏe người dân. Ngoài ra,
hiện nay các yếu tố mới xuất hiện như sự biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp
hóa, sự ô nhiễm môi trường... cũng là những nhân tố tác động đến mô hình bệnh
tật. (Gợi ý bổ sung xem Phụ lục 1) 6. Báo cáo quy hoạch cần có dự đoán các mô
hình bệnh tật của giai đoạn 2011-2030. Bởi việc xác định mô hình bệnh tật trong
tương lai sẽ giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân
một cách toàn diện, đầu tư cho hoạt động phòng chống dịch, bệnh có chiều sâu và
trọng điểm, dự báo trước những thay đổi về cơ cấu bệnh tật để tổ chức chuẩn bị
một cách chủ động hơn đối với các biện pháp dự phòng, các dịch vụ khám chữa
bệnh, máy móc, thiết bị phải mua sắm, bố trí nhân lực, thuốc men, dịch truyền, các
hoạt động xét nghiệm cũng như hậu cần cho khám-chữa bệnh ở từng tuyến bệnh
viện cũng như trước tuyến bệnh viện (các trạm y tế xã).
- Mục II: Đánh giá thuận lợi, khó khăn; thời cơ và thách thức đối với sự
nghiệp phát triển y tế tỉnh Vĩnh Long.
Để đảm bảo tính đầy đủ các thông tin và đáp ứng yêu cầu của đề cương quy
hoạch đã được duyệt, đề nghị xem xét bổ sung vào báo cáo quy hoạch các thông
tin thực trạng ngành y tế quốc gia, trước khi đề cập đến những thuận lợi, khó khăn;
thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp phát triển y tế tỉnh Vĩnh Long. Các thông
tin này có thể tham khảo từ Báo cáo JAHR 2011 và 2012 của Bộ Y tế 7. (Gợi ý
xem phụ lục 2)
- Mục III. Dự báo tình hình phát triển sự nghiệp y tế.
Ở mục này, báo cáo quy hoạch bố cục chưa phù hợp. Đề nghị:
(1) Sắp xếp lại bố cục trong đó mục “dự báo” phải được đặt trước mục “mục
tiêu” vì kết quả dự báo là cơ sở để xác định các chỉ tiêu của mục tiêu.
(2) Báo cáo quy hoạch cần đưa ra cơ sở tính toán hợp lý khi dự báo tình hình
phát triển kinh tế-xã hội và dự báo tình hình phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh. Các
chỉ tiêu của mục tiêu quy hoạch được được đề cập trong báo cáo chưa chứng minh
nguồn gốc xuất xứ, phương pháp tính toán nên khó bảo đảm độ tin cậy.
(3) Báo cáo quy hoạch đã đưa ra 8 chỉ số sức khỏe cơ bản và 1 chỉ tiêu định

tính là tương đối phù hợp theo quy định của Bộ Y tế Việt nam và quy định của
WHO. Tuy nhiên, để phù hợp với đặc thù tỉnh Vĩnh Long còn phải nâng cao chất
lượng y tế xã, vì vậy nên bổ sung chỉ tiêu “xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia
về y tế xã” theo tiêu chuẩn mới của Bộ Y Tế. Mặt khác, nên định lượng bằng số
6

Gợi ý các thông tin này có thể tham khảo ở hồ sơ phản biện và tài liệu Hội thảo đóng góp ý kiến báo cáo phản
biện QHYT ngày 03/12/2012, lưu giữ tại Liên hiệp Hội Vĩnh Long.
7

Báo cáo JAHR 2012 của Bộ Y tế, tháng 11/2012, ,

14


tương đối (%) chỉ tiêu “kiềm chế tốc độ gia tăng các bệnh dịch nguy hiểm và các
bệnh không lây mới tăng”.
(4) Nên bổ sung các kết quả nghiên cứu khoa học về cơ cấu bệnh tật, về chỉ
số phát triển con người (HDI),.. để rút ra các phương pháp dự báo phù hợp với
điều kiện Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long.
Một lưu ý thêm, báo cáo quy hoạch cần tham khảo các thông tin của Tổ
Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để có thể vận dụng vào tính toán các chỉ tiêu mục tiêu
quy hoạch hay dự báo nguồn lực phát triển như nhân lực hay kinh phí. Về dự báo
tăng tỷ lệ người dân sử dụng bảo hiểm y tế có thể đựa trên tính toán của WHO.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh cao gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung. Như vậy,
nếu đến năm 2015 thực hiện BHYT toàn dân (trên 80% có BHYT) so với 2007 đạt
43,2% và cần tăng thêm là 36,8% có nghĩa là nhu cầu khám chữa bệnh của các
cơ sở y tế vào năm 2015 sẽ tăng thêm ước tính khoảng 50% nghĩa là gấp rưỡi so
với năm 2007. Nhu cầu nhân lực y tế vì thế sẽ tăng tương ứng). Nhu cầu chăm sóc

y tế tăng với tỷ lệ 1,5 lần mức tăng trưởng kinh tế, nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm 7% thì nhu cầu chăm sóc y tế sẽ tăng lên khoảng 10% năm, kéo
theo nhu cầu tăng tương ứng về nhân lực y tế. Không những thế, tăng trưởng kinh
tế còn làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao hơn, cùng với tiến bộ
kỹ thuật y tế, điều này kéo theo nhu cầu nhân lực y tế trình độ ngày càng cao hơn
hiện nay).
Ngoài ra, trong phần thứ ba, đề nghị nên xem xét bổ sung, đánh giá về:
Những thành tựu đạt được, nguyên nhân khách quan chủ quan. Những tồn tại yếu
kém, nguyên nhân khách quan chủ quan. Những bài học kinh nghiệm trong thời
gian qua.

Phần thứ tư. “Các giải pháp cơ chế chính sách, tổ chức, quản lý
và điều hành đối với sự nghiệp phát triển ngành y tế”.
Phần nầy chỉ có một mục (Các giải pháp) nên không cần đánh số thứ tự La
Mã. Mục giải pháp chia làm 2 nhóm: nhóm giải pháp tổng thể và nhóm giải pháp
cụ thể. Nhóm giải pháp tổng thể gồm 6 giải pháp và nhóm giải pháp cụ thể gồm 7
giải pháp.
Sáu giải pháp của nhóm tổng thể (nhưng nếu nghiên cứu kỹ báo cáo
quy hoạch chỉ nêu ra được tên của 5 trong số 6 giải pháp)
(1) Tăng cường mức đầu tư từ ngân sách cho ngành y tế.
(2) Giải pháp về nhân lực gồm: quy hoạch, thu hút và đào tạo nhân lực.
(3) Sắp xếp và phát triển hệ thống y tế ở các tuyến (y tế dự phòng và khámchữa bệnh).
(4) (Không rõ biện pháp gì)
(5) Thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế.
(6) Xây dựng cơ chế quản lý thích hợp trong toàn ngành, nhất là quản lý tài
chính, quản lý nhân lực.
15


-


Các giải pháp cụ thể: Có 7 giải pháp:

(1) Giải pháp phát triển y tế cơ sở, xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe
ban đầu (CSSKBÐ) tới hộ gia đình;
(2) Giải pháp phát triển hệ thống tổ chức mạng lưới y tế toàn tỉnh;
(3) Giải pháp phát triển nhân lực y tế;
(4) Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế ;
(5) Giải pháp về khoa học- kỹ thuật ;
(6) Giải pháp về vốn;
(7) Giải pháp về các chính sách chế độ.
Góp ý về bố cục, phân tích và lựa chọn giải pháp:
- Trong một số giải pháp tiêu đề giải pháp thiếu tính rõ ràng, cách trình bày,
giải thích nhiều chỗ còn rời rạc, thiếu tính hệ thống; nhiều giải thích quá tỉ mĩ
nhưng không làm nổi bật được nội dung then chốt của giải pháp, cách trình bày có
vẽ phù hợp cho một bản kế hoạch cụ thể hơn là một quy hoạch mang tính chiến
lược, kế hoạch dài hạn.
- Nên kết hợp 2 loại giải pháp (tổng thể và cụ thể) thành một. Chú ý tầm
quan trọng của từng giải pháp mà sắp xếp vị trí ưu tiên cho thích hợp. Ví dụ, giải
pháp về vốn đầu tư là giải pháp quan trọng hàng đầu nên xếp ở vị trí đầu tiên.
- Nội dung từng giải pháp cần rõ ràng. Ví dụ:
+ Giải pháp vốn đầu tư. Phải nói rõ quy mô tổng vốn đầu tư; nguồn vốn và
cơ cấu nguồn vốn; phân bổ vốn theo từng kỳ 5 năm, lĩnh vực nào cần ưu tiên đầu
tư.
+ Giải pháp nhân lực. Tổng nhu cầu nhân lực kỳ quy hoạch; cơ cấu theo
chuyên môn, theo trình độ; nhu cầu theo từng kỳ 5 năm; các giải pháp về đào tạo,
thu hút, sử dụng, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng và áp
dụng tiêu chuẩn hóa theo chức danh cán bộ trong ngành.
+ Giải pháp về khoa học-công nghệ. Hiện đại hóa trang thiết bị khám-chữa
bệnh, labô, kiểm nghiệm, xét nghiệm. Đào tạo cán bộ kỹ thuật cao trong nước và

nước ngoài. Mở rộng nghiên cứu khoa học về y tế; lập quỹ nghiên cứu KHCN cho
ngành. Liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư mở các cơ sở khám-chữa bệnh
công nghệ cao phát huy có hiệu quả các nguồn lực…
+ Giải pháp về hợp tác trong nước, quốc tế và xã hội hóa.
* Hợp tác về đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, đầu tư trang thiết bị
hiện đại về y dược kỹ thuật cao, về khám-chữa bệnh, về nghiệp vụ giám sát hoạt
động y tế, …
* Xã hội hóa. Huy động mạnh hơn sự tham gia của các tổ chức xã hội-chính
trị, tổ chức nghề nghiệp và nhân dân tại cộng đồng tham gia vào các hoạt động
CSSKND.
16


* Đa dạng hóa các dịch vụ y tế, khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập
tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. tạo cơ sở pháp lý và
môi trường thông thoáng, nhất là về đất đai để khuyến các doanh nghiệp trong
ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
+ Giải pháp về quản lý. Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ trong
ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước và quản lý
sự nghiệp trong ngành; tăng cường hoạt động rèn luyện y đức, giao tiếp, ứng xử
trong đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành.
+ Giải pháp truyền thông về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Đề nghị nên nghiên cứu lựa chọn và sắp xếp các nhóm giải pháp một cách
hợp lý, cần bổ sung phân tích từng giải pháp một cách đầy đủ hơn.
Một số đề nghị chỉnh sửa, bổ sung trong nội dung các giải pháp của báo
cáo quy hoạch (chỉ góp ý từ giải pháp 1 đến giải pháp 6 – từ trang 70-74)
1.1 Giải pháp phát triển y tế cơ sở, xây dựng mô hình chăm sóc sức
khỏe ban đầu tới hộ gia đình
Nguyên lý chính cho giải pháp này là cũng cố và phát huy ngay hiệu quả của
tuyến y tế cơ sở của Vĩnh Long (huyện, xã, phường), đây là tuyến đầu bảo vệ sức

khỏe nhân dân lâu dài (và không riêng là chữa bệnh).
− Củng cố, trang bị và sử dụng có hiệu quả cao nhất cơ sở và trang thiết bị của
tuyến y tế xã phường, và quận huyện, hàng năm tiếp tục nâng cấp và bảo dưỡng về
cơ sở vật chất (nhà cửa và trang thiết bị) cho khoảng 20-30% trạm y tế xã. Phấn
đấu đến năm 2020 trang bị đầy đủ theo tiêu chí Bộ Y tế xác định. Xem tuyến y tế
cơ sở là thành trì chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng
− Duy trì 100% trạm y tế có Bác sĩ có năng lực quản lý sức khỏe theo nguyên
lý y học gia đình. Đến năm 2020 và sau đó, theo quy hoạch phát triển, gắn với đơn
vị hành chính xã cân nhắc nhu cầu xây dựng thêm trạm y tế xã/phường khi phân
tách các đơn vị hành chính.
− Xây dựng mô hình quản lý sức khỏe và bệnh tật theo nguyên lý của bác sĩ
gia đình tại tuyến y tế xã. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
y tế tại các tuyến y tế cơ sở (cơ sở vật chất của trạm y tế, năng lực Bác sĩ y học gia
đình, trình độ công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe, năng lực nghiên cứu y
học trong cộng đồng, …)
− Đào tạo CBYT, đào tạo mới nữ hộ sinh trung học, Bác sĩ cho xã còn thiếu
và nhân viên y tế khóm ấp để thường xuyên có đội ngũ thay thế. Bổ túc chuyên
ngành sản nhi và y học cổ truyền cho số y sĩ đa khoa. Tùy qui mô dân số, số lượng
cán bộ ở trạm y tế có thể tăng tối đa 10 người. (chú ý chất lượng của BS chứ không
quá về số lượng). Cần xây dựng đề án tổng thể về đào tạo nhân lực y tế cho tỉnh
Vĩnh long, dây là hoạt động cấp thiết, mang tính chiến lược quyết định sự thành
công hiệu quả lâu dài của y tế tỉnh nhà.
− Tủ thuốc tại trạm y tế xã đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu có chất lượng
cho nhân dân trong xã và người vãng lai.
17


- Xây dựng kế hoạch ngân sách ưu tiên cho hoạt động các trạm y tế xã - phường
bằng nhiều nguồn như: ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của cộng đồng.
Chú ý nguyên tắc tập trung ưu tiên tài chính y tế phải đáp ứng và phù hợp

với vấn đề sức khỏe ưu tiên và nổi cộm trong cộng đồng như tài chính cho hoạt
động y tế công cộng, lỉnh vực dự phòng, bảo vệ cộng đồng không bị tác động bởi
các yếu tố nguy cơ.
- Cần nghiên cứu và xây dựng đề án khả thi ngay từ 2013-2015 về phòng chống
và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư Vĩnh Long không mắc các bệnh không
lây, và tai nạn tử vong trong sinh hoạt…
Ngân sách bình quân cho 1 trạm y tế xã như như báo cáo quy hoạch đưa ra
chưa đủ thuyết phục (cần có cơ sở khoa học và phân tích thêm)
2020

2030

Bình quân/người dân/năm (đồng)

31.553 đ

80.688 đ

Bình quân dân số/xã (người)

9.726

9.859

Bình quân ngân sách/trạm/năm (triệu đồng)

306,7 triệu

Tổng ngân sách cho y tế xã ( tỷ đồng )


32,8 tỷ

795,5 triệu
85,1 tỷ

1.2 Giải pháp phát triển hệ thống tổ chức mạng lưới y tế toàn tỉnh
1.2.1 Mạng lưới khám chữa bệnh
- Tuyến tỉnh:

Bệnh viện đa khoa tỉnh cần được sớm nâng cấp toàn diện và tăng dần số giường
bệnh lên 1.500 giường đạt tiêu chuẩn bệnh viện loại I, (lộ trình đến năm 2030 là QUÁ
TRỄ), mở rộng qui mô, chất lượng khám và điều trị của BV Y học cổ truyền. Điều
dưỡng – Phục hồi chức năng,… (bệnh viện đa khoa tỉnh nên xác định phát triển một số
chuyên khoa sâu theo các vấn đề bệnh tật nổi cộm trong tương lai như Tim mạch, tâm
thần kinh, nội tiết, lảo khoa, cũng như ngoại sản, ung bướu…) vì không thể phát triển
cùng một lúc các chuyên khoa.
- Từng bước thành lập thêm các bệnh viện chuyên khoa Sản-Nhi, Lao - Bệnh
Phổi. Cân nhắc phát triển phù hợp với phát triển nguồn nhân lực y tế.
Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên khoa cho bệnh viện tuyến tỉnh
nhất là các bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II và cán bộ Sau đại học khác . Trong
5 năm tới, tất cả Trưởng/ phó khoa ở các Bệnh viện phải có trình độ chuyên khoa II
hoặc tương đương phù hợp với khoa điều trị.
Cần đào tạo mới và củng cố nhanh đội ngũ điều dưỡng trung học và đại học;
đảm bảo tỷ lệ 2-3 điều dưỡng /1 bác sĩ. Chú ý đào tạo đội ngũ điều dưỡng trẻ cũng như
các cử nhân kỹ thuật y khoa khác có trình đô đại học, sau đại học và chuyên sâu theo
chuyên khoa để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc chuyên khoa đồng bộ với sự
phát triển của các cơ sở y tế trong tỉnh ngày tăng về số lượng và tính chuyên sâu trong
nghề nghiệp. Chú ý cần có đề án nghiên cứu về nhu cầu và đào tạo đội ngủ nhân lực y
tế này, cấp thiết và rất quan trọng, đây là các nhân tố làm thay đổi chất lượng chăm sóc
18



và hiệu quả điều trị, phòng bệnh cho người dân trong tương lai, trong đó chú ý đến việc
nâng cấp trường cao đẳng y tế tỉnh Vĩnh Long. Điều kiện cần này mang tính bền vững
cho đào tạo của tỉnh .
Ngoài những thiết bị cần thiết cho các Bệnh viện theo qui định của Bộ Y tế, cần
có những thiết bị hiện đại như Cộng hưởng từ, CT Scanner, Siêu âm màu, các bộ chẩn
đoán và phẫu thuật nội soi và các dụng cụ chuyên khoa sâu khác để có thể giải quyết
hầu hết các bệnh tật, tai nạn xảy ra trong toàn tỉnh.(chú ý Vĩnh Long chỉ cách Cần Thơ
trong phạm vi 30 km, mà Cần Thơ có trung tâm y tế chuyên sâu đang triển khai xây
dựng, nên trước mắt tỉnh nên tận dụng những gì mà Cần Thơ đã có để tiết kiệm tài
chính tập trung cho các lĩnh vục y tế ưu tiên khác)
- Tuyến huyện – thị:
Các bệnh viện huyện cần được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, tùy
theo quy mô dân số và địa bàn phục vụ mà quy hoạch xây dựng nâng cấp thành
bệnh viện với qui mô 200-300 giường, đat chuẩn quốc gia bệnh viện đa khoa tuyến
huyện, củng cố đội ngũ cán bộ y tế tuyến huyện có đủ năng lực phục vụ khám
chửa bệnh tốt cho nhân dân. Xây dựng mới các phòng khám đa khoa khu vực và
phòng khám đa khoa cụm khu công nghiệp. Xem đây là giải pháp chống quá tải
bệnh viện tuyến trên.
Cần thiết và cấp bách từ 2013-2015 cần phải chuẩn hóa chuyên môn, kỹ thuật
trình độ sau đại học cho cán bộ y tế nhất là đội ngũ quản lý, chú ý công tác đào tạo
lại hay đào tạo liên tục cho tất cả các loại hình cán bộ y tế tuyến cơ sở ( lâm sàng,
cận lâm sàng, điều dưỡng, quản lý, và y học dự phòng)
Phát triển các BV và phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập:
khuyến khích đầu tư qui mô từ trung bình đến lớn (50 – 200 giường). Các bệnh
viện ngoài công lập cân nhắc phân bố hợp lý ở những vùng dân cư. Quy mô đầu tư
có thể chia làm nhiều giai đoạn để phát triển dần giường bệnh. Giám sát tốt hoạt
động khám chữa bệnh của hệ thống tư, quản lý tốt tiêu chuẩn hành nghề của nhân
lực y tế tư. Xây dựng qui chế quan hệ hỗ trợ trong khám chữa bệnh giữa cơ sở y tế

công và y tế tư, để bảo vệ an toàn sức khỏe bệnh nhân.
1.2.2 Mạng lưới Y tế dự phòng
- Hệ Y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung
tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông – giáo dục sức khỏe,
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường,
Trung tâm giám định Y khoa, Trung tâm Pháp y, Trung tâm kiểm nghiệm Dược
phẩm, mỹ phẩm… đi vào hoạt động chuyên khoa sâu và phát triển kỹ thuật cao.
Trong đó một số đã có dự án đầu tư được phê duyệt, đang triển khai. Một số phải
xây dựng dự án để tiếp tục trình UBND tỉnh xem xét (theo các dự án đã nêu từng
thời kỳ). Triển khai cung ứng các dịch vụ có thu như tiêm ngừa, xét nghiệm, chăm
sóc thai sản, dịch vụ khám chữa bệnh, v.v.
- Phát triển các cơ sở mới như: Trung tâm Nội tiết, trung tâm kiểm soát bệnh
tật,… theo các dự án đã nêu theo từng thời kỳ. (Trung tâm y tế chuyên sâu cấp
19


quốc gia đang xây dựng tại Cần Thơ, như vậy Vĩnh Long không cần phải đầu tư ít
nhất là hiện tại ?)
- Tuyến huyện, theo sự sắp xếp lại tổ chức, hệ y tế dự phòng đã thành lập 07
Trung tâm y tế huyện – thành phố. Hiện hầu như chưa có đầy đủ cơ sở , trang thiết
bị làm việc. Cần đầu tư, theo quy hoạch chung và chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban
hành cho Trung tâm y tế tuyến huyện từ nguồn TW cũng như của địa phương.
- Trong 5 năm tới, cần tập trung đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng cho đội

ngũ cán bộ hệ dự phòng, phát triển và sử dụng đội ngũ cử nhân y tế công cộng, cử
nhân và kỹ thuật viên các ngành khác có liên quan. Các Trưởng phó khoa ở các
Trung tâm tuyến tỉnh phải được đào tạo Sau đại học chuyên ngành y tế dự phòng,
y tế công cộng. (Cần phải đầu tư cơ sở và labo cho ngành dự phòng? Kinh phí
hoạt động)
1.3 Giải pháp phát triển nhân lực y tế

Tăng cường công tác phát triển nguồn nhân lực cho y tế, thích hợp đồng bộ
với nhu cầu nhân lực theo sự phát triển của hệ thống y tế tỉnh theo từng giai đoạn
phát triển.
Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực y tế, trong đó tập trung phối hợp
và liên kết với các nơi để đào tạo nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu nhân lực
của tỉnh đến năm 2030. Mặt khác đề xuất các chính sách chế độ có sức thu hút
nhằm phát triển nguồn nhân lực Y, Dược và khác.
Cụ thể: ưu tiên cử tuyển người của địa phương, đầu tư kinh phí đào tạo trung
học, đại học, sau đại học, hỗ trợ phụ cấp cho những trường hợp gặp khó khăn …
Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên khoa cho bệnh viện tuyến
tỉnh nhất là bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II và cán bộ sau Ðại học. Trong 5
năm tới, hầu hết trưởng phó khoa ở bệnh viện tuyến tỉnh phải có trình độ chuyên
khoa II hoặc tương đương. Ðồng thời tăng nhanh đội ngũ điều dưỡng viên trung
học và đại học; bảo đảm tỷ lệ chung trong bệnh viện có 3 điều dưỡng viên /1 bác
sĩ.
Chú trọng việc đào tạo lại về y tế công cộng, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ
năng quản lý cho cán bộ nhất là cán bộ ở cơ sở (xã, phường, nhà máy, xí nghiệp)
và huyện - thành phố.
1.4 Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
Ưu tiên xây dựng mới các Trung tâm Y tế thuộc hệ dự phòng. Đẩy nhanh
việc thực hiện đề án nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và các trạm y tế. Ưu tiên
đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh.
Nâng cấp, mở rộng các hạng mục cho các đơn vị y tế trực thuộc tỉnh phải
nằm trong quy hoạch tổng thể của ngành y tế và đồng thời các đơn vị phải xây
dựng dự án có tính khả thi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, có tính hiệu quả
và phát triển bền vững, có thiết kế được duyệt.
Cần tập trung vốn ban đầu và tiếp tục trong những năm sau phù hợp với
Ngân sách y tế và từng thời kỳ phát triển của kinh tế xã hội. Hạn chế đầu tư dàn
20



đều, tập trung cùng một lúc và không đầu tư nâng cấp cho các hạng mục tạm thời
sau một thời gian lại phá bỏ.
1.5 Giải pháp về khoa học- kỹ thuật
Đánh giá hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế để xây
dựng đề án phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế đến năm 2020. Từng
bước quy hoạch nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển ứng dụng các trang
thiết bị y tế vào hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân. Áp dụng các công cụ, hệ
thống chất lượng quốc tế vào công tác quản lý y tế.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng các thành tựu của y học
vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hội đồng khoa học Công
nghệ của Sở y tế tham gia theo dõi, đánh giá các công trình dự án y tế, đánh giá
việc sử dụng và ứng dụng các trang thiết bị y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe
người dân. Xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học trong cộng đồng và lâm
sang để phục vụ cho khoa học sức khỏe của Vĩnh Long, rất cần thiết có cộng tác,
tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn sâu, và qua đó nâng cao
kinh nghiệm và trình độ nghiên cứu khoa học của cán bộ y tế tỉnh Vĩnh Long.
Tăng cường hợp tác ngoài tỉnh và quốc tế trong đào tạo, chuyển giao công
nghệ, và hỗ trợ phát triển chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
1.6 Giải pháp về vốn
Nghiên cứu thực hiện tài chính y tế theo các nguồn như sau: ngân sách nhà
nước cấp, thu theo viện phí, bảo hiểm y tế, kinh phí từ các nguồn khác như viện
trợ, xã hội hóa..
Các nguồn thu của ngành y tế (Ngân sách y tế): Cơ cấu các nguồn ngân sách sự
nghiệp của ngành y tế bao gồm:

2010

2020


2030

Ngân sách của tỉnh cấp khoảng:

45 %

40%

35%

Thu viện phí , BHYT khoảng:

43%

50%

55%

TW, Vay, viện trợ và khác:

12%

10%

10%

Cơ cấu % Ngân sách y tế này sẽ thay đổi theo hướng ngân sách do tỉnh cấp
giảm dần và nguồn Viện phí, BHYT tăng dần. Tuy cơ cấu % giảm trong tổng thu
của ngành y tế, nhưng nguồn ngân sách tỉnh cấp cho ngân sách sự nghiệp y tế cần
đảm bảo tăng hàng năm theo tổng thu và chi của tỉnh, có thể chiếm từ 6-10% tồng

chi ngân sách của tỉnh.
Đẩy mạnh thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn hoặc 1 phần tại các cơ sở Y
tế, mở các dịch vụ có thu, dịch vụ y tế theo yêu cầu,… tăng thu cho đầu tư phát
triển.
Trong ngân sách y tế hàng năm, cần phân bố 20-30% cho hoạt động của hệ
dự phòng, chi cho các trạm y tế xã, phường khoảng 3,5% tổng NSYT.
Đối với công tác xã hội hóa hoạt động y tế, để hấp dẫn các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư vào các hoạt động y tế cần có những chế độ chính sách ưu đãi
21


về đất đai, thuế,… Đối với các cơ sở y tế công lập hoạt động hiệu quả, từng bước
tiến hành cổ phần hóa 1 phần cơ sở hoặc toàn bộ cơ sở với tỷ lệ cổ phần của Nhà
nước là 51% và các thành phần khác là 49%. Hoặc chuyển đổi tự chủ về tài chính.
Trước mắt là xã hội hóa, cổ phần hóa đầu tư trang thiết bị y tế đắt tiền.
Ngoài ra đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung mới hoặc lồng ghép với một
số giải pháp cụ thể đã nêu, để đáp ứng nhu cầu phát triển của giai đoạn 2011-2020,
như:
- Các giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở vật chất và phòng chống
thiên tai thảm họa.
- Giải pháp bảo đảm thuốc và trang thiết bị.
- Giải pháp kết hợp quân dân y- xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Giải pháp phát triển và quản lý Y –Dược ngoài công lập và Bảo hiểm xã
hội.
- Giải pháp cho các dự án xây dựng cơ bản và trang thiết bị.
- Giải pháp nâng cao chất lượng dân số: Hiện nay công tác Dân số- KHHGĐ
đã giao cho ngành y tế quản lý và Chiến lược phát triển Dân số -Sức khoẻ sinh sản
giai đoạn 2011- 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, trong giai đoạn này mục tiêu
quan trọng nhất là nâng cao chất lượng dân số. Muốn nâng cao chất lượng dân số
thì các dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em phải tốt, đáp ứng được nhu cầu trong tình

hình mới, đảm bảo cho ra đời những em bé hoàn toàn khoẻ mạnh không có những
dị tật bệnh lý bẩm sinh, không suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, sức bền cao
nhân dân trong tỉnh.
- Từ năm 2010 Dân số Việt Nam đã chuyển sang Dân số già, nhu cầu chăm
sóc sức khoẻ người cao tuổi ngày càng nhiều, cần đưa vào quy hoạch hệ thống y tế
chăm sóc người cao tuổi (Luật người cao tuổi) như: phát triển nguồn nhân lực, cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho người cao tuổi từ nay đến 2030.
• Phần thứ năm: Về tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là việc xác định trách nhiệm của từng ngành, từng cấp và
sự phối hợp giữa họ trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch với mong muốn đạt
được mục tiêu của kế hoạch trong từng giai đoạn quy hoạch. Phần nầy (nếu báo
cáo quy hoạch được bố cục lại) thì không nhất thiết phải tách riêng thành một
phần, mà nên nhập lại vào phần thứ ba, thành một mục Tổ chức thực hiện. Nội
dung mục tổ chức thực hiện, cần thiết phải xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện quy
hoạch, có thể Trưởng ban là 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các ngành chức năng là
thành viên được phân công nhiệm vụ theo chức năng mỗi ngành mà có sự chủ trì
hay phối hợp.
(1). Sở Y tế (là Thường trực Ban Chỉ đạo) là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng
các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện quy hoạch. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo, đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị đúng lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải
để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu theo từng giai đoạn đã đề ra. Đồng thời, định kỳ
22


có kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế.
Đề nghị đến năm 2020, Sở Y tế nên tổ chức rà soát lại quy hoạch để điều chỉnh bổ
sung các chỉ tiêu, dự án, kinh phí… cho phù hợp với tình hình thực tiển.
(2). Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng
năm từ nguồn kinh phí của tỉnh, hỗ trợ của Trung ương, huy động các nguồn tài trợ

và bố trí vốn đối ứng cho các dự án viện trợ về y tế; xây dựng và trình UBND tỉnh
ban hành kế hoạch theo dõi và giám sát thực hiện quy hoạch.
(3). Sở Tài chính: Có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn ngân sách nhà nước
cấp cho ngành y tế theo kế hoạch hàng năm và 5 năm; phối hợp với Sở Y tế, Sở Kế
hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách thực hiện Quy hoạch.
(4). Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp Sở Y tế tham mưu HĐND, UBND
tỉnh có xây dựng kế hoạch kiện toàn bộ máy, tổ chức hệ thống y tế; thực hiện các
nội dung có liên quan trong Quy hoạch: tiêu chuẩn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, bố
trí, sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ trong ngành công tác ở vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa…
(5). Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Y tế, tham mưu trình
UBND tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch phân bổ đất đai cho nhu cầu phát triển
y tế đến năm 2020; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về bảo
vệ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
(6). Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Y tế, lập quy hoạch xây dựng công trình
y tế; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về xây
dựng công trình y tế.
(7). Các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố,
các cơ quan liên quan khác: Phối hợp với Sở Y tế thực hiện Quy hoạch theo chức
năng, nhiệm vụ của mình. Chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện
Quy hoạch trên địa bàn và trong phạm vi quản lý.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Căn cứ Công văn số 3063/UBND-VX, ngày 08/11/2011, của Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận chủ trương cho Liên hiệp các hội
Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long thực hiện vai trò tư vấn phản biện Đề án
“Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”; qua quá trình tổ
chức thực hiện và xây dựng báo cáo phản biện, Liên hiệp các hội KH&KT Vĩnh
Long xin có kết luận và những kiến nghị sau:
-


+ Như những phân tích, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của bản báo cáo Quy
hoạch phát triển y tế Vĩnh Long đến năm 2020, Liên hiệp các hội KH&KT đã có
những đề xuất điều chỉnh, bổ sung báo cáo Quy hoạch trên cơ sở các thông tin, tư
liệu và căn cứ pháp lý quy định nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học và đảm
bảo về nội dung, chất lượng của một báo cáo quy hoạch phát triển ngành .
Một số lưu ý cụ thể như:
+ Về hình thức, báo cáo quy hoạch này vừa có tính chất một quy hoạch, vừa
có tính chất như một bản kế hoạch ngắn hạn. Các nội dung quy hoạch được trình
23


bày nhiều phần quá chi tiết, như một kế hoạch ngắn hạn chưa phù hợp cho một quy
hoạch – vốn là một chiến lược, một kế hoạch dài hạn. Báo cáo ít sử dụng hình biểu
đồ, bảng biểu thống kê, thiếu các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch hệ thống
y tế công cộng. Kết cấu báo cáo chia làm 5 phần có thể gộp lại thành 3 phần hay 3
chương.
+ Trong nội dung trình bày quan điểm, báo cáo chưa làm rõ các quan điểm,
còn lẫn lộn giữa quan điểm và các căn cứ pháp lý. Chưa chứng minh được các
phương pháp khoa học đã áp dụng trong việc xây dựng các chỉ tiêu dự đoán cũng
như các chỉ tiêu nguồn lực. Chưa xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp
trong tổ chức thực hiện quy hoạch.
+ Báo cáo quy hoạch cần tập trung ở những trọng tâm nhất là (1) « thông tin
đầy đủ về thực trạng ngành y tế của Vĩnh Long » trong mối liên hệ, so sánh với
khu vực và quốc gia. (2) Đề ra được những « quan điểm, định hướng có tính mới
và khả thi » cho phát triển ngành y tế Vĩnh Long trong tương lai, trong đó chú
trọng đến vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế, tập trung đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm ; dồn sức cho việc phát triển y tế ở tuyến cơ
sở.
+ Quy hoạch cần hướng đến việc « thúc đầy xã hội hóa », có lộ trình để từng
bước hiện đại hóa nền y học cổ truyền, mở rộng hợp tác nghiên cứu, chuyển giao

công nghệ sản xuất và cung cấp thuốc, vật tư y tế tại chỗ.
Để phát huy và sử dụng các nguồn dữ liệu, thông tin của Báo cáo quy hoạch
phát triển y tế Vĩnh Long đến năm 2020 một cách hiệu quả, Liên hiệp các Hội
KH&KT đề nghị Hội đồng thẩm định Báo cáo dự án Quy hoạch cấp tỉnh xem xét,
ghi nhận các ý kiến phản biện của Liên hiệp các hội KH&KT như một ý kiến phản
biện độc lập trước khi nghiệm thu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Sở KH&ĐT, Sở Y tế (để biết);
- Lưu: VTLHH.

PHỤ LỤC 1: GỢI Ý NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN Y TẾ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
24


Trong thực tiễn, các điều kiện địa lý, đặc điểm khí hậu, kinh tế-xã hội và lối
sống có ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe người dân. Ngoài ra, hiện nay các yếu tố
mới xuất hiện như sự biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa, sự ô nhiễm môi
trường... cũng là những nhân tố tác động đến mô hình bệnh tật.
Đề nghị nên bổ sung nhân tố thứ 6 : ”Y tế tỉnh Vĩnh Long chịu thách thức
lớn trước sự chuyển dịch của mô hình sức khỏe và bệnh tật của thế giới hiện nay,
và của Việt Nam trong những năm tới trong thế kỷ 21 này. Nhu cầu bảo vệ chăm
sóc sức khỏe của người dân Vĩnh Long nói riêng, cả nước nói chung ngày tăng về
chất lượng và số lượng làm cho ngành y tế bộc lộ những lúng túng và bị động cũng
như chất lượng kém….phát sinh nhiều bất cập như tài chính y tế, thụ động ứng phó
trước những vấn đề sức khỏe cộng đồng…

Ngoài ra báo cáo cần có dự đoán và ra các mô hình bệnh tật; bởi mô hình
bệnh tật của một quốc gia hay của một địa phương, một cộng đồng là sự phản ảnh
tình hình sức khỏe, tình hình bệnh tật của quốc gia, địa phương hay cộng đồng đó.
Việc xác định mô hình bệnh tật sẽ giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm
sóc sức khỏe nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho hoạt động phòng chống dịch
có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng
cao sức khỏe nhân dân. Việc nghiên cứu mô hình bệnh tật còn giúp cung cấp đầy
đủ các bằng chứng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, nó cũng giúp ta dự
báo trước những thay đổi về cơ cấu bệnh tật để tổ chức chuẩn bị một cách chủ
động hơn đối với các biện pháp dự phòng, các dịch vụ khám chữa bệnh, máy móc,
thiết bị phải mua sắm, bố nhân lực, thuốc men, dịch truyền, các hoạt động xét
nghiệm cũng như hậu cần cho khám-chữa bệnh ở từng tuyến bệnh viện cũng như
trước tuyến bệnh viện (các trạm y tế xã).
Ở Vĩnh Long, trong thời gian qua gần như chưa có nghiên cứu về mô hình
bệnh tật. Tuy nhiên, ta có thể tham khảo các nghiên cứu về mô hình bệnh tật của
các tỉnh lân cận trong vùng (chẳng hạn như nghiên cứu mô hình bệnh tật của tỉnh
Đồng Tháp năm 2008; mô hình bệnh tật của bệnh viện ở TP.HCM, ...) để thấy rõ
hơn các nhân tố tác động, làm căn cứ cho việc lập các quy hoạch, kế hoạch phát
triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của Vĩnh Long.
Để góp ý bổ sung cho báo cáo quy hoạch, xin gợi ý và cung cấp thêm một số
thông tin sau:
(1) Đặc điểm địa lý, khí hậu: Vĩnh long nằm ở trung tâm khu vực ĐBSCL,
vừa gần Cần Thơ, vừa gần TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất, nhì đất
nước. Sự thuận lợi nầy tạo thêm cơ hội cho nhân dân Vĩnh Long được tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao tại các tuyến trên; việc chuyển tuyến đối
với các bệnh nhân nặng cũng được nhanh chóng, kịp thời; đồng thời cũng là điều
kiện thuận lợi để các bệnh lớn chuyển giao và giúp đỡ về kỹ thuật chẩn đoán và
điều trị tiên tiến, hiện đại. Mặt khác, sự gần gũi và thuận tiện về giao thông với các
đô thị lớn cũng là điều kiện góp phần làm gia tăng nhanh một số thói quen, lối
sống có hại cho sức khỏe (ăn nhậu, dùng nhiều thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh,

tiêm chích ma túy, tệ nạn mại dâm, kinh doanh nhập lậu thực phẩm phế thải từ
nước ngoài, v.v…).
25


×