Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hướng dẫn Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do sử dụng rượu bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.24 KB, 26 trang )

BỘ Y TẾ

Hướng dẫn
Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại
do sử dụng rượu bia

Hà Nội - tháng 5/2013


Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Thanh Long
Tập thể biên soạn:
TS. Trương Đình Bắc
PGS.TS. Phan Trọng Lân
ThS. Trần Quốc Bảo
ThS. Vũ Thị Minh Hạnh
TS. Nguyễn Thị Kim Liên
ThS. Nguyễn Thị Hồng Diễm


LỜI GIỚI THIỆU
Tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, việc sử dụng rượu bia được
coi là một phương thức giao tiếp và trở thành thói quen mang đậm nét văn hoá
truyền thống. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho người sử
dụng cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Tuy nhiên
rượu bia lại là chất gây nghiện nên người sử dụng rất dễ lạm dụng và phụ thuộc.
Uống rượu bia vượt ngưỡng an toàn là tác nhân nguy hiểm gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người uống. Để giảm thiểu những tác hại
này, cần thiết phải tiến hành các hoạt động theo dõi, đánh giá mức độ nguy hiểm
để kịp thời áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ đối với người bệnh và người
có nguy cơ sức khỏe do sử dụng rượu bia.


Tài liệu này được xây dựng và lưu hành nhằm cung cấp cho nhân viên y tế và
những người có nhu cầu trong cộng đồng bộ công cụ giúp dễ dàng nhận biết,
xác định mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu bia và sớm áp dụng
các biện pháp giảm tác hại. Đồng thời còn giúp cung cấp bằng chứng cho nhân
viên chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tiếp cận, tư vấn và truyền thông về
tác hại của sử dụng rượu bia đối với những người chưa sử dụng hoặc sử dụng
với nguy cơ thấp… Tài liệu được xây dựng trên cơ sở tham khảo các bộ công cụ
đã và đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới như: CAGE (Cut down
Annoyed Guilty Eyeopener), MAST (Michigan Alcohol Screening Test), SADD
(The short Alcohol Dependence Data questionnaire) và đặc biệt là AUDIT (The
Alcohol Use Disorders Identification Test)…
AUDIT là phương pháp do Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) xây dựng, đây là
một phương pháp đơn giản, thực hiện sàng lọc mức độ lạm dụng rượu bia chỉ
trong thời gian vài phút. AUDIT cung cấp bằng chứng để xác định các biện pháp
can thiệp thích hợp giúp người lạm dụng rượu bia giảm hoặc ngừng sử dụng
rượu bia và nhờ vậy có thể giảm thiểu những tác hại do rượu bia gây ra đối với
sức khỏe. AUDIT còn là công cụ tiện lợi không chỉ cho nhân viên y tế tại tuyến
CSSKBĐ mà còn dễ sử dụng cho tất cả những người có chung mối quan tâm đối
với các hoạt động phòng chống tác hại của sử dụng rượu bia như: công an, cán
bộ tư pháp, các nhà cung cấp dịch vụ xã hội trong cộng đồng…
Do được biên soạn dựa theo AUDIT cùng một số tài liệu tham khảo của các
nước và đã có hiệu chỉnh nên bộ công cụ sàng lọc này có những ưu điểm nổi bật
sau đây:
- Phù hợp với cách thức sàng lọc của quốc tế, bảo đảm yêu cầu tiêu chuẩn
hóa.
- Phân loại được cấp độ nguy cơ do sử dụng rượu bia đối với mỗi người:
nguy cơ thấp, có hại, nguy hiểm và phụ thuộc/nghiện rượu bia.
- Ngắn gọn, tốn ít thời gian (5-7 phút) và linh hoạt.
- Phù hợp với năng lực chuyên môn và tính chất công việc của nhân viên y
tế ở các tuyến khác nhau.



- Người sử dụng rượu bia cũng có thể tự đánh giá về mức độ nguy cơ của
bản thân để tự điều chỉnh mức độ uống.
- Phù hợp với định nghĩa theo Phân loại Bệnh tật Quốc tế lần thứ 10 (ICD10) về phụ thuộc bia rượu và sử dụng rượu bia ở mức có hại
- Tập trung vào các thông tin sử dụng rượu bia gần đây của đối tượng.
Tài liệu hướng dẫn gồm 3 phần trong đó phần I và phần II dành cho tất cả những
người cùng có chung mối quan tâm về tác hại của sử dụng rượu bia, cách sàng
lọc phân loại nguy cơ và thực hiện can thiệp giảm tác hại. Phần III dành để
hướng dẫn triển khai thực hiện tại tuyến y tế cơ sở nhằm sàng lọc, phát hiện và
triển khai các can thiệp thích hợp với từng cấp độ nguy cơ.
Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn Tổ chức HealthBridge tại Việt Nam đã hỗ
trợ tài chính và các chuyên gia trong, ngoài ngành Y tế góp ý về chuyên môn
giúp chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình
biên soạn, tài liệu sẽ không trách khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận
được góp ý quý báu của đồng nghiệp để tài liệu hoàn chỉnh hơn trong những lần
tái bản sau.

Tập thể biên soạn


MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ TÁC HẠI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
DO LẠM DỤNG RƯỢU BIA.................................................................................................... 1
I. Một số khái niệm có liên quan ................................................................................................ 1
1. Khái niệm rượu bia...............................................................................................................................1
2. Phân loại rượu bia ................................................................................................................................1
3. Đơn vị rượu ..........................................................................................................................................1
4. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia ..............................................................................................1


II. Thực trạng sử dụng rượu bia .................................................................................................. 3
1. Trên thế giới .........................................................................................................................................3
2. Tại Việt Nam ........................................................................................................................................3

III. Tác hại của sử dụng rượu bia đối với sức khỏe .................................................................... 4
PHẦN II: HƯỚNG DẪN SÀNG LỌC VÀ CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI SỬ
DỤNG RƯỢU/BIA .................................................................................................................... 6
1. Mục đích của sàng lọc ............................................................................................................ 6
2. Đối tượng thực hiện ................................................................................................................ 6
a) Đối tượng sử dụng tài liệu ..................................................................................................................6
b) Đối tượng được sàng lọc.....................................................................................................................6

3. Địa điểm thực hiện ................................................................................................................. 6
4. Phương pháp thực hiện ........................................................................................................... 7
Nội dung bộ câu hỏi .................................................................................................................................7

5. Quy trình sàng lọc và can thiệp ............................................................................................ 10
a) Tiếp cận đối tượng ........................................................................................................................... 10
b) Hoàn thành bộ công cụ .................................................................................................................... 11
c) Đánh giá mức độ nguy cơ ................................................................................................................. 12
d) Can thiệp nhanh ................................................................................................................................ 12

6. Kỹ năng tiến hành hoạt động can thiệp ................................................................................ 13
6.1. Nhóm Mức độ I - Cung cấp thông tin về tác hại của rượu bia ....................................................... 13
6.2. Nhóm Mức độ II - Đưa ra lời khuyên ............................................................................................ 14
6.3. Nhóm Mức độ III - Tư vấn nhanh .................................................................................................. 16
6.4. Nhóm Mức độ IV - Chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa ............................................................... 17

7. Lập kế hoạch theo dõi cho người có nguy cơ và người nhà ................................................. 18
PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ........................................................................................ 19

1. Lập kế hoạch thực hiện ......................................................................................................... 19
2. Tập huấn ............................................................................................................................... 20
3. Theo dõi ................................................................................................................................ 20
4. Phản hồi ................................................................................................................................ 20


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AUDIT

The Alcohol Use Disorders Identification Test

CBYT

Cán bộ y tế

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

ICD 10

Phân loại Bệnh tật Quốc tế lần thứ 10

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ TÁC HẠI

ĐỐI VỚI SỨC KHỎE DO LẠM DỤNG RƯỢU BIA
I. Một số khái niệm có liên quan
1. Khái niệm rượu bia
Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột
và đường có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc.
2. Phân loại rượu bia
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu bia. TCYTTG thường phân loại
theo nồng độ cồn và chia thành 3 loại:
- Bia: thường có độ cồn 5%.
- Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%.
- Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%.
Chú ý: Cồn dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, iso propyl)
được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ: không phải là rượu bia và không
uống được.
3. Đơn vị rượu
“Đơn vị rượu” là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu bia với
nhiều nồng độ khác nhau.
“Đơn vị rượu” đang được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trong đó có Việt
Nam theo khuyến cáo của TCYTTG: 1 đơn vị rượu bằng 10 gam rượu nguyên
chất.
4. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia
Theo Bảng phân loại DMS.IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, rối loạn do sử dụng đồ uống có cồn được
chia làm 2 mức độ: Lạm dụng (alcohol abuse) và phụ thuộc rượu bia (Alcohol
dependence).
Trong tài liệu này, để áp dụng cho can thiệp cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ
do sử dụng rượu bia dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT. Có
4 mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia, bao gồm:
a) Sử dụng rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp
Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia; nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức

không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị
rượu/ngày đối với nữ giới 1.
1

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới

1


Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường
ở mức tối thiểu, tương ứng với mức <8 điểm (đánh giá theo bộ công cụ sàng
lọc).
b) Sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ (Hazardous use of alcohol)
Là việc sử dụng rượu bia ở mức độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người uống.
Những người này mặc dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây
ra nhưng họ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch, v.v
hoặc nguy cơ chấn thương, bạo lực hay hành vi liên quan đến pháp luật, giảm
khả năng làm việc, và gặp phải các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu,
bia cấp tính gây nên, tương ứng với mức từ 8-15 điểm.
c) Sử dụng rượu bia ở mức có hại (Harmful use of alcohol)
Là việc sử dụng rượu bia ở mức gây ra các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại
này có thể về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, tim mạch, v.v.) hay
tâm thần (trầm cảm, loạn thần,v.v.) hoặc các hậu quả xã hội khác (tai nạn
thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc,v.v.), tương ứng với mức từ 9-16
điểm.
d) Phụ thuộc/nghiện rượu bia
Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu
uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng),
tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất, tương ứng với mức từ 20 điểm
trở lên.

Năm 1992, nghiện rượu bia được liệt kê vào nhóm rối loạn hành vi và tâm thần
do sử dụng các chất tác động tâm thần với những tiêu chí nhận diện thuộc mục
F10.2 trong ICD-10.
- Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng.
- Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng: thời gian bắt đầu, thời
gian kết thúc, mức sử dụng.
- Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng sử dụng hoặc giảm liều.
- Tăng mức độ dung nạp.
- Dần dần sao nhãng những thú vui hoặc sở thích trước đây chỉ còn tập
trung vào một sở thích, đó là sử dụng rượu bia.
- Tiếp tục sử dụng rượu bia mặc dù đã gặp phải các hậu quả do sử dụng
rượu bia.
Chẩn đoán hội chứng nghiện rượu bia (Alcohol Dependence Syndrome) khi có ít
nhất 3 trong số các biểu hiện nêu trên đã từng xảy ra một vài lần trong 12 tháng
qua.

2


II. Thực trạng sử dụng rượu bia
1. Trên thế giới
Số liệu về sử dụng đồ uống có cồn năm 2005 cho thấy, mức tiêu thụ bình
quân/người (>15 tuổi)/năm là 6,13 lít cồn nguyên chất, trong đó 28,6% (tương
đương 1,76 lít) là từ các đồ uống có cồn do gia đình tự nấu hoặc được sản xuất
bất hợp pháp (được gọi là unrecorded alcohol - đồ uống có cồn không chính
thống).
Mức tiêu thụ đồ uống có cồn rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực2. Các
quốc gia có mức tiêu thụ cao nhất là các nước phát triển, hầu hết thuộc vùng Bắc
bán cầu. Một số nước như Ac-hen-ti-na, Úc, Niu-Di-Lân, Nam Phi, Bắc Mỹ và
Nam Mỹ có mức tiêu thụ trung bình. Các nước ở Bắc Phi, cận Sahara, Đông Địa

Trung Hải, Nam Á và Ấn Độ Dương tiêu thụ ở mức thấp do đây là các khu vực
có tỷ lệ cao dân cư theo đạo Hồi (không cho phép người dân sử dụng đồ uống có
cồn).
Các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ hàng năm trên thế giới gồm: rượu mạnh
(spirit) chiếm 45%; bia chiếm 36%; rượu nhẹ (wine) chiếm 11%; đồ uống có cồn
khác chiếm 11%. Xu hướng chung trên toàn cầu cho thấy bia là loại đồ uống có
cồn được tiêu thụ tăng nhanh hơn so với rượu trong những thập kỷ gần đây.
Đồ uống có cồn không chính thống đang là vấn đề nan giải ở tất cả các khu vực
trên toàn cầu do các sản phẩm này có thể chứa các chất gây hại, ảnh hưởng bất
lợi đến sức khỏe người sử dụng trong khi lượng tiêu thụ như đã nêu là khá lớn.
Các quốc gia có mức tiêu thụ đồ uống có cồn càng thấp có tỷ lệ tiêu dùng sản
phẩm không chính thống càng cao. Các nước nghèo và các nước đang phát triển
thường sử dụng các sản phẩm đồ uống không chính thống nhiều hơn các nước
phát triển. Ở Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, những sản phẩm không
chính thống chiếm đến 56,2% và 69% mức tiêu thụ đồ uống có cồn trung bình/
người/năm3.
2. Tại Việt Nam
Đồ uống có cồn chủ yếu bao gồm: rượu (rượu mạnh, rượu nhẹ) và bia. Các sản
phẩm đồ uống có cồn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trong khi mức tiêu
thụ đồ uống có cồn của toàn thế giới trong gần 2 thập kỷ qua hầu như không thay
đổi thì Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh. Mức
tiêu thụ rượu bia bình quân/người/năm quy đổi ra cồn nguyên chất đã tăng từ
1,35 lít năm 2001 lên 3,3 lít năm 2007; 3,54 lít năm 2008 và khoảng 4 lít năm
2010, trong đó tỷ trọng từ bia cao hơn từ rượu. Năm 2008, trong 3,54 lít quy cồn
nguyên chất được tiêu thụ bình quân/người, bia chiếm 51,4%, tương đương 1,82
lít (Bộ Công thương, 2009).
Những năm gần đây, rượu tự nấu không bảo đảm chất lượng hoặc các loại rượu
được sản xuất/chế biến không hợp pháp đang là vấn đề rất đáng lo ngại ở Việt
2


Theo phân loại của TCYTTG, có 6 khu vực: châu Mỹ, châu phi, Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương,
Đông Nam Á và châu Âu. Việt Nam thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương
3
Nguồn: WHO, GISAH, 2010 (Global Informaition System on Alchol related Harm)

3


Nam. Theo thông lệ phân loại quốc tế, những đồ uống có cồn không chính thống
này chiếm tỷ trọng rất cao, ước tính có thể chiếm tới khoảng 70% mức tiêu thụ
bình quân/người/năm ở Việt Nam (TCYTTG, 2012). Tình trạng gian dối trong
kinh doanh rượu hoặc rượu tự pha chế, chủ yếu là pha Methanol gây hậu quả chết
người vẫn còn ghi nhận tại một số địa phương.
Việt Nam còn đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng nhanh tỷ lệ vị thành niên
và thanh niên sử dụng rượu bia. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong vị thành niên và
thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm 2003 lên 60% năm 2008).
Năm 2008, tỷ lệ có sử dụng rượu bia là 79,9% đối với nam giới và 36,5% đối với
nữ giới, trong đó có 60,5% nam giới và 22% nữ giới cho biết đã từng say rượu
bia. Tỷ lệ có sử dụng rượu bia trong nhóm tuổi không được pháp luật cho phép
(14-17 tuổi) đã tăng từ 34,9% lên 47,5% và trong độ tuổi 18-21 cũng đã tăng từ
55,9 lên 67%4.

III. Tác hại của sử dụng rượu bia đối với sức khỏe
Xét trên phương diện các tác động trực tiếp và gián tiếp của đồ uống có cồn đến
hàng loạt các cơ quan trong cơ thể thì rượu bia là chất độc5. Mức độ tác hại đối
với sức khỏe do sử dụng rượu bia với từng cá nhân là khác nhau, tùy thuộc vào
các yếu tố như: tuổi; giới tính; đặc điểm sinh học; mức dung nạp bình quân; địa
điểm, bối cảnh và cách thức uống của người sử dụng, v.v.
Mô hình về mối liên hệ giữa tiêu thụ rượu bia và hậu quả với sức khỏe
Cách thức uống


Các ảnh hưởng
sinh hóa bất
lợi/độc hại trực
tiếp

Bệnh mạn tính

Mức tiêu thụ bình quân

Sử dụng
rượu bia

Say
/ngộ độc

Thương tích, tử
vong (TNGT,
bạo lực, tự tử)

Lệ thuộc
/nghiện

Các vấn đề xã
hội trước mắt

Các vấn đề xã
hội lâu dài

Yếu tố

trung gian

Hậu quả liên
quan rượu bia

Ghi chú:
- Cách thức sử dụng rượu bia có liên quan cả các vấn đề sức khỏe cấp tính và mạn tính.
- Mức tiêu thụ bình quân là tác nhân gây ra các bệnh mạn tính thông qua các ảnh hưởng sinh
hóa/lệ thuộc.

4

Báo cáo chung Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ II (SAVY II)- Bộ Y tế, Tổng
cục thống kê, UNICEF, WHO. Hà Nội 2010; WPRO 2010: Health of adolescent in Vietnam.
5
Thomas F. Babor et al. 2010. Alcohol: No ordinary commodity- a summary of the second edition. Addiction.

4


Sử dụng rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây ra 30 bệnh và là nguyên nhân kết
hợp gây nên 200 bệnh theo ICD 10 năm 1992. Rượu bia là yếu tố nguy cơ gây tử
vong xếp thứ 8 trên toàn cầu (chiếm 4% số trường hợp tử vong toàn cầu) và là
yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với nam giới trong nhóm tuổi từ 15-59.
Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 3 trong số 19 yếu tố nguy cơ hàng đầu đối
với gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Ở Việt Nam, sử dụng rượu/bia là là yếu tố gây ra 2,9% trường hợp tử vong và
2,2% gánh nặng bệnh tật quốc gia6.
Nếu người dân Việt Nam uống rượu bia ở mức thấp nhất (0-2,5 gam quy đổi theo
cồn nguyên chất/ngày) thì số trường hợp tử vong hằng năm có thể giảm được ít

nhất là 13.923 trường hợp ở nam giới và 1.558 trường hợp ở nữ giới. Sử dụng
rượu bia khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông còn là nguyên nhân
gây ra 6% số vụ tai nạn giao thông ở nước ta năm 2011, khoảng 15% các trường
hợp tai nạn giao thông tại các khoa cấp cứu có sử dụng rượu bia7.

6 7

, Nghiên cứu “ Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” thuộc Dự án VINE “Cung cấp các
bằng chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam” Nhà xuất bản
Y học.
7
Bộ Y tế. Báo cáo số 133/BC-MT. Công tác Phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế năm
2011.
5


PHẦN II: HƯỚNG DẪN SÀNG LỌC VÀ CAN THIỆP GIẢM
TÁC HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG RƯỢU/BIA
1. Mục đích của sàng lọc
Giúp CBYT và những nhóm xã hội khác cùng có chung mối quan tâm về giảm
tác hại do sử dụng rượu bia cách ứng phó kịp thời với người sử dụng rượu bia ở
mức có hại và nguy hiểm nhằm đạt được những mục đích sau đây:
• Phát hiện sớm các nguy cơ đối với sức khỏe do lạm dụng rượu bia để tiến
hành kịp thời can thiệp giảm tác hại.
• Giúp những trường hợp phụ thuộc rượu bia được kết nối với các dịch vụ
điều trị chuyên sâu.
• Giảm chi phí điều trị đối với các bệnh có nguyên nhân từ sử dụng rượu
bia.
• Góp phần nâng cao sức khỏe và phòng chống tác hại của lạm dụng rượu
bia trong cộng đồng.


2. Đối tượng thực hiện
a) Đối tượng sử dụng tài liệu
- CBYT thôn bản, nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng.
- CBYT tại các trạm y tế xã, phường; trường học; nhà máy; doanh nghiệp,
v.v.
- CBYT tại các phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa, bệnh viện
chuyên khoa các tuyến; các phòng khám chuyên khoa, phòng mạch…
- Người sử dụng rượu bia và gia đình họ.
- Các đối tượng khác có quan tâm đến giảm thiểu tác hại do lạm dụng rượu
bia, v.v.
b) Đối tượng được sàng lọc
- Người có sử dụng rượu bia trong cộng đồng: cần được tiến hành sàng lọc
và phân loại về mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu bia
theo định kỳ hằng năm.
- Người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt là
những người mắc bệnh mạn tính và các rối loạn sức khỏe liên quan đến
phụ thuộc rượu bia: viêm tụy, xơ gan, viêm dạ dày, bệnh lao, rối loạn thần
kinh, bệnh cơ tim, trầm cảm hoặc cố gắng tự sát, hoặc các bệnh tâm thần
khác.

3. Địa điểm thực hiện
- Tại cộng đồng.

6


- Tại trạm y tế xã/phường, trường học, nhà máy/xí nghiệp/doanh nghiệp,
v.v.
- Tại phòng khám/phòng tư vấn của các cơ sở y tế.


4. Phương pháp thực hiện
Sử dụng công cụ AUDIT là bộ câu hỏi với 10 câu đơn giản, ngắn gọn và được
chia thành 3 phần, bao gồm:
- Phần 1: có 3 câu hỏi (câu 1, câu 2 và câu 3) thu thập bằng chứng về sử
dụng rượu bia đến mức có hại.
- Phần 2: có 3 câu hỏi (câu 4, câu 5 và câu 6) thu thập bằng chứng về phụ
thuộc rượu bia.
- Phần 3: có 4 câu hỏi (câu 7, câu 8, câu 9 và câu 10) thu thập bằng chứng
về sử dụng rượu bia đến mức nguy hiểm.
Nội dung bộ câu hỏi
STT
Nội dung câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Xin cho biết mức độ uống + Chưa bao giờ
(chuyển sang câu 9 và câu 10)
rượu/bia của Anh/chị
+ ≤ 1 lần/tháng
trong 12 tháng vừa qua
+ 2-4 lần/tháng
+ 2-3 lần/tuần
+ ≥ 4 lần/tuần

2

3

Mức điểm
0

1
2
3
4

+ 1-2 lon/chai bia, cốc rượu vang
120ml hay chén rượu mạnh 30ml
+ 3-4 lon/chai bia, cốc rượu vang
120ml hay chén rượu mạnh 30ml
+ 5-6 lon/chai bia, cốc rượu vang
120ml hay chén rượu mạnh 30ml
+ 7-9 lon/chai bia, cốc rượu vang
120ml hay chén rượu mạnh 30ml
+ ≥ 10 lon/chai bia, cốc rượu vang
120ml hay chén rượu mạnh 30ml

0

Có khi nào trong một lần + Không bao giờ
uống, Anh/chị uống hết 6 + Ít hơn hằng tháng
chai/lon bia hay 6 ly rượu + Hằng tháng
vang 120ml hay 6 chén + Hằng tuần
rượu 30ml hoặc nhiều + Hằng ngày hoặc gần như hằng
ngày
hơn nữa không?
(Nếu câu hỏi 2 và câu hỏi 3 có số
điểm đều bằng “0” thì chuyển

0
1

2
3
4

Trong một ngày có uống
rượu/bia, Anh/chị
thường uống bao nhiêu?

7

1
2
3
4


tiếp đến câu hỏi 9 và câu hỏi 10)
4

Trong 12 tháng qua có
khi nào trong khi uống
rượu/bia, Anh/chị nhận
thấy không thể tự dừng
uống được không?

+ Không bao giờ
+ Ít hơn hằng tháng
+ Hằng tháng
+ Hằng tuần
+ Hằng ngày hoặc gần như hằng

ngày

0
1
2
3
4

5

Trong 12 tháng qua, có
khi nào do uống rượu/bia
mà Anh/chị không làm
được những công việc đã
dự định làm không?

+ Không bao giờ
+ Ít hơn hằng tháng
+ Hằng tháng
+ Hằng tuần
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng
ngày

0
1
2
3
4

6


Trong 12 tháng qua, có
khi nào buổi sáng ngay
sau khi thức dậy, Anh/chị
cần phải uống ngay một
cốc rượu/bia trước khi
nghĩ đến việc khác
không?
Trong 12 tháng qua,
Anh/chị có khi nào cảm
thấy mắc lỗi hoặc áy
náy/day dứt/lo lắng về
việc uống rượu/bia của
bản thân không?

+ Không bao giờ
+ Ít hơn hằng tháng
+ Hằng tháng
+ Hằng tuần
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng
ngày

0
1
2
3
4

+ Không bao giờ
+ Ít hơn hằng tháng

+ Hằng tháng
+ Hằng tuần
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng
ngày

0
1
2
3
4

8

Trong 12 tháng qua,
Anh/chị có khi nào ở
trong trạng thái sau khi
uống rượu/bia không thể
nhớ được chuyện gì đã
xảy ra trước đó không?

+ Không bao giờ
+ Ít hơn hằng tháng
+ Hằng tháng
+ Hằng tuần
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng
ngày

0
1
2

3
4

9

Từ trước đến nay, + Chưa bao giờ
Anh/chị đã bao giờ bị + Có nhưng không phải trong
thương do uống rượu/bia năm vừa qua
chưa?
+ Có trong năm vừa qua

7

8

0
1
2


10

+ Chưa bao giờ
Từ trước đến nay, có
người thân, bạn bè, bác sĩ + Có nhưng không phải trong
hay CBYT nào lo ngại về năm vừa qua
+ Có trong năm vừa qua
việc sử dụng rượu/bia
của Anh/chị và đề nghị
Anh/chị giảm uống

không?
Tổng số điểm

0
1
2

Bộ công cụ này được thực hiện khoảng từ 5 đến 7 phút. Tuy nhiên, đối với nhiều
người, sẽ không cần thiết phải khai thác đầy đủ thông tin cho toàn bộ số câu hỏi
nêu trên vì họ uống rượu bia không thường xuyên, uống ở mức an toàn hoặc
không uống.
Nếu người được hỏi trả lời Câu hỏi 1 là “không sử dụng rượu trong năm vừa
qua”, người phỏng vấn có thể bỏ qua các câu hỏi, chuyển tiếp đến câu hỏi 9 và
câu hỏi 10 để khai thác thông tin về các vấn đề sức khỏe đã gặp phải trong quá
khứ do sử dụng rượu bia.
Với câu hỏi 2, câu hỏi 3, nếu người được hỏi có điểm số bằng “0” thì người
phỏng vấn có thể chuyển tiếp luôn đến câu hỏi 9 và câu hỏi 10 vì họ không sử
dụng rượu bia quá giới hạn cho phép để có thể gây nguy hại đối với sức khỏe.

9


5. Quy trình sàng lọc và can thiệp
Theo quy trình 4 bước, cụ thể như sau:
Sơ đồ quy trình sàng lọc và can thiệp giảm thiểu tác hại
do sử dụng rượu bia

Bước 1

Bước 2


Bước 3

Tiếp cận đối tượng

Hoàn thành bộ công cụ

Phân loại nguy cơ

Uống rượu bia
hợp lý, nguy cơ
thấp (<8 điểm)

Uống rượu bia ở
mức nguy cơ
(8-15 điểm)

Hoạt động can
thiệp

Hoạt động can
thiệp

Cung cấp thông tin
về tác hại của rượu
bia

Đưa ra lời khuyên

Uống rượu bia ở

mức có hại (1619 điểm)

Hoạt động can
thiệp
Tư vấn nhanh và
đưa ra các bước
tiếp tục theo dõi

Uống rượu bia ở
mức lạm dụng, phụ
thuộc/nghiện
( ≥ 20 điểm)

Hoạt động can thiệp
Giới thiệu đến cơ sở
y tế chuyên khoa để
chẩn đoán và điều trị

Bước 4

a) Tiếp cận đối tượng
Có 2 cách tiếp cận đối tượng đó là: phát bộ câu hỏi để đối tượng tự điền thông
tin và phỏng vấn trực tiếp. Mỗi cách thức tiếp cận đều có những lợi thế riêng vì
vậy cần phải căn cứ vào những đặc điểm cụ thể của từng người/từng nhóm xã
hội mà lựa chọn cách tiếp cận sao cho có hiệu quả. Khi thực hiện phỏng vấn,
CBYT/nhân viên công tác xã hội cần lưu ý một số điểm sau đây:

10



- Người phỏng vấn cần phải thân thiện, cởi mở, không dọa nạt, không làm
cho cuộc phỏng vấn trở nên nghiêm trọng.
- Lựa chọn đối tượng có thể đáp ứng tốt cuộc phỏng vấn (không say rượu
hoặc không có nhu cầu cần chăm sóc y tế tại thời điểm phỏng vấn, v.v).
- Thông báo rõ ràng với đối tượng về mục đích của việc sàng lọc, phân loại
nguy cơ do sử dụng rượu bia liên quan đến tình trạng sức khỏe của họ, sự
cần thiết phải hợp tác của họ. Tiến hành phỏng vấn khi được đối tượng
đồng ý tham gia.
- Cam kết giữ bí mật các thông tin do đối tượng cung cấp.
b) Hoàn thành bộ công cụ
Giải thích để đối tượng hiểu rõ được các khái niệm có liên quan như: các loại đồ
uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh, rượu tự nấu, v.v), đơn vị rượu, cách
quy đổi ra đơn vị rượu từ những loại đồ uống khác nhau, mức an toàn trong sử
dụng rươu bia.
- Quy đổi thành mức độ dung nạp an toàn với các loại đồ uống đang lưu
hành ở nước ta:
+ Bia chai/bia lon: không quá 2 chai/lon loại 330ml/ngày hoặc không
quá 14 chai/lon/tuần đối với nam giới; không quá 1 chai/lon/ngày hoặc
không quá 7 chai/lon/tuần đối với nữ giới.
+ Rượu vang/rượu nhẹ: không quá 2 ly loại 120ml/ngày hoặc không quá
14 ly/tuần đối với nam giới; không quá 1 ly/ngày hoặc không quá 7
ly/tuần đối với nữ giới.
+ Rượu mạnh, rượu tự nấu: không quá 2 chén/ly loại 30ml/ngày hoặc
không quá 14 ly/tuần đối với nam giới; không quá 1 ly/ngày hoặc
không quá 7 ly/tuần đối với nữ giới.
(Tham khảo chi tiết tại phụ lục 2 hay Bảng thông tin số 5)
- Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu sao cho các đối tượng hiểu rõ các câu hỏi
để có thể trả lời một cách chính xác.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (gật đầu biểu thị thái độ đồng tình, khích lệ;
mỉm cười thân thiện, lắng nghe sẵn sàng chia sẻ, v.v) để khuyến khích đối

tượng tự tin và cởi mở, trung thực trong cung cấp thông tin.
- Lần lượt nêu hoặc tự trả lời các câu hỏi, ghi nhớ phương án trả lời với
từng câu rồi chấm số điểm tương ứng với mỗi phương án bằng cách
khoanh tròn vào điểm số trong cột “mức điểm”. Mỗi câu hỏi sẽ có 4
phương án trả lời (tương ứng với điểm số từ 0-3) hoặc 5 phương án trả lời
(tương ứng với điểm số từ 0-4). Nếu các câu trả lời chưa rõ ràng hoặc
người trả lời tỏ thái độ lảng tránh, người thực hiện bộ công cụ sàng lọc
cần tiếp tục yêu cầu làm rõ bằng cách lặp lại các câu hỏi và nêu ra các
phương án trả lời để đối tượng chọn lựa phương án thích hợp nhất với họ.

11


Sau khi khoanh tròn số điểm tương ứng với phương án trả lời của từng
câu hỏi sẽ ghi điểm số vào ô vuông của dòng cuối bên tay phải mỗi câu.
- Sau khi trả lời đủ các câu hỏi cần ghi tổng số điểm vào ô vuông góc bên
phải của dòng cuối cùng.
c) Đánh giá mức độ nguy cơ
Phân loại mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu bia thành 4 nhóm
như sau:
- <8 điểm: uống rượu biahợp lý, nguy cơ thấp.
- 8-15 điểm: uống rượu bia ở mức nguy cơ.
- 16-19 điểm: uống rượu bia ở mức có hại.
- ≥ 20 điểm: phụ thuộc/nghiện rượu bia.
d) Can thiệp nhanh
Chọn cách can thiệp nhanh tương ứng với mức độ nguy cơ. Hai nhóm can thiệp
nhanh chính là: tư vấn, hướng dẫn ngay tại cơ sở CSSKBĐ và giới thiệu chuyển
những người nghiện rượu đến cơ sở chuyên khoa để được điều trị.
Khi tiến hành can thiệp nhanh, CBYT áp dụng các kỹ năng truyền thông trực
tiếp để tiến hành giáo dục sức khỏe, đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho đối

tượng cách giải quyết vấn đề giảm uống rượu bia hoặc từ bỏ rượu bia của chính
họ; hỗ trợ, động viên và khuyến khích chứ không phê phán, chỉ trích đối tượng.
Sử dụng phù hợp các bảng thông tin làm công cụ hỗ trợ khi cung cấp thông tin
và tư vấn cho đối tượng.
Các can thiệp hỗ trợ phù hợp với từng mức độ nguy cơ
Mức độ nguy cơ

Điểm

Can thiệp
nhanh

Mục tiêu

Công cụ
dùng cho can
thiệp

Mức độ I: Uống
rượu bia hợp lý,
nguy cơ thấp

0-7

Cung cấp thông
tin về tác hại
của rượu bia

Hướng dẫn không
dùng hoặc hạn chế

sử dụng rượu bia

Mức độ II: Uống
rượu bia ở mức
nguy cơ

8-15

Đưa ra lời
khuyên

Hướng dẫn kiểm soát Bảng thông
hành vi uống rượu
tin số 1, số 2,
bia, giảm uống rượu số 3, số 5
bia

Mức độ III: Uống 16-19
rượubia ở mức có
hại

Tư vấn nhanh
và có các bước
tiếp tục theo dõi

Hướng dẫn kiểm soát Bảng thông
hành vi uống rượu
tin số 1, số 2,
bia và phối hợp với
số 3, số 6

CBYT để được hỗ
trợ

Mức độ IV: Lạm
dụng/ Phụ
thuộc/nghiện rượu

Giới thiệu đến
cơ sở y tế
chuyên khoa để

Ngăn cản tiến triển
nghiện ruợu bia nặng
thêm và giảm thiểu

≥ 20

12

Bảng thông
tin số 1, số 2,
số 4, số 5


bia

chẩn đoán và
điều trị

tác hại của nghiện

rượu bia

6. Kỹ năng tiến hành hoạt động can thiệp
6.1. Nhóm Mức độ I - Cung cấp thông tin về tác hại của rượu bia
Nhóm này là những người có điểm đánh giá 0-7 điểm, hiện tại uống rượu bia ở
mức nguy cơ thấp hoặc không uống rượu/bia. Tuy nhiên, họ có thể bị tác động
nên hành vi uống rượu/bia có thể thay đổi và trong tương lai có thể họ sẽ uống
nhiều lên, vì vậy họ vẫn cần được cung cấp thông tin giáo dục về nguy cơ đối
với sức khỏe do uống rượu/bia quá mức an toàn.


Thông báo kết quả sàng lọc
Nói với đối tượng về kết quả sàng lọc: “Dựa vào kết quả trả lời của
Anh/chị cho thấy Anh/chị là người có nguy cơ thấp bị các vấn đề sức
khỏe do rượu bia nếu tiếp tục không uống hoặc uống vừa phải như
hiện nay”.

Nói cho đối tượng biết họ thuộc nhóm uống rượu bia nguy cơ thấp. Sử dụng
Bảng thông tin số 1: “Tháp nguy cơ do uống rượu bia” để giúp đối tượng hiểu
rõ các mức độ nguy cơ.


Cung cấp kiến thức về tác hại của việc uống rượu bia quá mức an toàn

Đặt các câu hỏi để tìm hiểu kiến thức và thực hành của đối tượng về mức giới
hạn nguy cơ thấp khi uống rượu bia, và bổ sung kiến thức. Sử dụng Bảng thông
tin số 4: “Thế nào là uống rượu bia an toàn, nguy cơ thấp?” và Bảng thông tin
số 5: “Đơn vị chuẩn rượu bia là gì?”. Đưa ra lời khuyên kiểm soát lượng rượu
bia khi uống và giữ được dưới mức giới hạn nguy cơ thấp.
“Anh/chị có biết mình chỉ nên uống rượu bia đến giới hạn nào để

bảo đảm an toàn cho mình không bị ảnh hưởng độc hại từ rượu bia?”
Lượng đó là 2 lon bia/ngày, tương đương 2 ly rượu nhẹ/ngày, tương
đương 2 chén rượu mạnh/ngày. Đồng thời còn thêm điều kiện ít nhất
có 2 ngày/tuần không hề uống rượu bia dù chỉ là một ngụm.
Bổ sung kiến thức về tác hại của rượu bia quá giới hạn đối với sức khỏe. Sử
dụng Bảng thông tin số 2: “Tác hại của uống rượu bia với mức nguy cơ” để
nêu rõ những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe.
Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe
Những người uống rượu bia với lượng vượt quá mức giới hạn nguy cơ
thấp sẽ bị tăng khả năng gặp rắc rối với sức khỏe do uống rượu bia.
Những vấn đề có thể gặp là tai nạn thương tích, tăng huyết áp, bệnh
gan, ung thư và bệnh tim mạch”.

13




Khen ngợi, động viên, khuyến khích đối tượng duy trì thực hiện không
uống rượu bia hoặc nếu uống thì không vượt quá giới hạn an toàn.

6.2. Nhóm Mức độ II - Đưa ra lời khuyên
Nhóm này là những người có điểm đánh giá 8-15 điểm. Những người này mặc
dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây nên, nhưng họ có nguy
cơ: (1) mắc các bệnh mạn tính do uống thường xuyên lượng rượu bia vượt quá
mức an toàn; (2) nguy cơ bị chấn thương, bạo lực hoặc hành vi liên quan đến
pháp luật, giảm khả năng làm việc hoặc các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm
độc rượu/bia cấp tính gây nên.
Thông báo kết quả sàng lọc với lời đề nghị tiếp tục trao đổi
Nói cho đối tượng biết họ thuộc nhóm nguy cơ có hại do uống rượu bia và cần

tiếp tục trao đổi về nguy cơ này.



“Đánh giá dựa vào câu trả lời của Anh/chị cho thấy Anh/chị đang có
nguy cơ sức khỏe do uống rượu bia nếu Anh/chị vẫn tiếp tục uống như
hiện nay. Tôi xin phép được trao đổi với Anh/chị trong ít phút về vấn
đề này.
Giúp đối tượng hiểu rõ mức độ nguy cơ của mình
Sử dụng Bảng thông tin số 1: “Tháp nguy cơ do uống rượu bia” để giúp đối
tượng hiểu rõ mức độ nguy cơ của mình.


“Đây là hình tháp nguy cơ do uống rượu bia. Nhìn vào tháp, Anh/chị
thấy phần đỉnh là chỉ những người nghiện rượu bia, bị phụ thuộc vào
rượu bia và có nhiều vấn đề nghiêm trọng do uống rượ/ bia. Phần này
(chỉ vào vùng Nhóm uống nguy cơ cao) là chỉ những người uống rượu
bia đến mức gây ra vấn đề không tốt. Anh/chị đang thuộc nhóm này.
Với mức độ uống rượu bia của Anh/chị hiện nay cho thấy có nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe của Anh/chị và có thể ảnh hưởng cả những
khía cạnh khác nữa trong cuộc sống của Anh/chị.


Cung cấp kiến thức về tác hại của việc uống nhiều rượu bia

Chỉ rõ cho đối tượng thấy tác hại của uống rượu bia quá giới hạn đối với sức
khỏe. Sử dụng Bảng thông tin số 2: “Tác hại của uống rượu bia với mức nguy
cơ” để đối tượng hiểu rõ những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của chính
mình.
Hình này nêu những loại ảnh hưởng đến sức khỏe do uống nhiều rượu

bia. Anh/chị đã gặp phải vấn đề sức khỏe nào trong số những ảnh
hưởng như trong hình này?
Cách tốt nhất để không bị ảnh hưởng là bỏ hoàn toàn rượu bia, nếu
chưa được ngay thì cũng cần giảm số lần uống và số lượng rượu bia
uống vào.
14


Đưa ra lời khuyên dừng hoặc giảm uống rượu bia
Sử dụng Bảng thông tin số 3: “Tôi có cần bỏ rượu bia hoặc giảm uống không?”
để thảo luận sự cần thiết dừng hoặc giảm uống rượu bia.


“Điều quan trọng là Anh/chị nên giảm uống hoặc bỏ hẳn uống rượu
bia. Không biết Anh/chị đã sẵn sàng thực hiện điều này chưa? Anh/chị
tự kiểm lại xem mình đã từng có dấu hiệu nào báo hiệu sự phụ thuộc
vào rượu bia hay chưa nhé. Đó là dấu hiệu buồn nôn, choạng vạng vào
buổi sáng hoặc uống một lượng lớn rượu bia mà không cảm thấy có gì
khác với không uống. Nếu có thì đã đến lúc rất cần phải bỏ hoàn thoàn
rượu bia rồi. Nếu Anh/chị không hay uống quá mức và chưa cảm nhận
mình bị mất tự chủ thì cũng nên giảm uống rượu bia”.
Chỉ rõ hành vi cần thực hiện là bỏ hoặc giảm uống rượu bia. Khuyến khích đối
tượng cần phải bỏ hoặc giảm uống rượu bia ngay để phòng các nguy cơ với sức
khỏe. Khuyên đối tượng không nên uống rượu bia vượt quá giới hạn an toàn.
“Nếu uống rượu bia thì Anh/chị không nên uống quá lượng cho phép
an toàn mỗi ngày. Anh/chị hãy luôn chú ý đến lượng rượu bia mình
dùng đã vượt giới hạn an toàn chưa để kiểm soát thực hiện tốt ngưỡng
này.”



Thảo luận về giới hạn uống rượu bia với đối tượng

Sử dụng Bảng thông tin số 5: “Đơn vị chuẩn rượu bia là gì?” để chỉ rõ bằng
hình ảnh mức uống trong giới hạn an toàn. Lời khuyên là: cả nam giới và nữ
giới không nên uống quá 2 đơn vị chuẩn mỗi ngày và trong 1 tuần nên có ít nhất
2 ngày không uống rượu bia.


Kết luận với lời động viên, khuyến khích

Khẳng định sự cần thiết phải thực hiện ngay lời khuyên giảm uống rượu bia để
phòng ngừa nguy cơ và giảm nguy cơ do uống rượu bia vượt quá giới hạn
chuẩn.
“Chúng ta đã trao đổi với nhau về nguy cơ đối với sức khỏe liên quan
đến hành vi của chính mình do uống rượu bia quá giới hạn an toàn.
Có thể lúc đầu không dễ giảm uống rượu bia nhưng ta cần nỗ lực.
Anh/chị có thể lập kế hoạch để vượt qua. Điều quan trọng là Anh/chị
luôn tự nhắc nhở mình rằng việc này rất cần thiết, mình chắc chắn có
thể làm được.
Tôi tin tưởng rằng Anh/chị sẽ thực hiện được lời khuyên. Nếu trong
khi thực hiện mà Anh/chị gặp khó khăn thì xin cứ liên hệ (theo số điện
thoại……) hoặc quay lại gặp chúng tôi để trao đổi tiếp về vấn đề này.
Chúc Anh/chị thành công!”

15


6.3. Nhóm Mức độ III - Tư vấn nhanh
Nhóm này là những người có điểm đánh giá 16-19 điểm. Những người này đang
uống rượu bia ở mức gây nguy hiểm cho sức khỏe: (1) đã thực sự gặp phải

những vấn đề sức khỏe về tâm thần và thể chất do uống rượu bia thường xuyên
quá mức và/hoặc (2) đã bị tai nạn thương tích, liên quan đến các vấn đề bạo lực,
hành vi pháp luật, giảm khả năng lao động do độc tố rượu thường xuyên gây
nên.
Nguyên tắc
Thực hiện tư vấn sức khỏe nhanh. Sử dụng các kỹ năng truyền thông trực tiếp và
sử dụng nhiều hơn kỹ năng lắng nghe tích cực với sự chia sẻ đồng cảm và kỹ
năng hỏi có mục đích.
Bốn nội dung cơ bản của tư vấn nhanh:
- Đưa ra lời khuyên ngắn gọn: thông báo đối tượng thuộc nhóm sử dụng
rượu bia ở mức nguy hiểm (sử dụng Bảng thông tin số 1). Chỉ rõ những
tác hại nếu uống rượu bia như hiện tại (dựa vào những câu trả lời về các
triệu chứng của đối tượng), sử dụng thêm Bảng thông tin số 2. Tiếp theo
nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tình trạng hiện nay, sử dụng Bảng
thông tin số 3 để cùng đối tượng xác định cần bỏ hoặc giảm uống rượu
bia.
- Xác định giai đoạn thay đổi hành vi và đưa ra lời khuyên phù hợp: phân
tích sâu về hành vi của đối tượng để xác định xem đối tượng đang ở giai
đoạn nào của sự thay đổi hành vi uống rượu bia (chi tiết xem bảng dưới).
Lựa chọn lời khuyên tương ứng với giai đoạn hành vi của đối tượng
(Bảng thông tin số 6).
Các giai đoạn thay đổi hành vi và can thiệp nhanh
Giai đoạn
Định nghĩa
Nội dung can thiệp
thay đổi hành vi
nhanh cần chú trọng
Nhận ra hành vi
cần thay đổi


Người uống rượu bia ở mức độc
hại và nguy hiểm không cân
nhắc thay đổi ngay, chưa nhận
thức được những hậu quả tiềm
tàng đối với sức khỏe và vẫn
tiếp tục uống với mức cũ

Thông báo kết quả sàng
lọc, cung cấp thông tin
về những tác hại của uống
rượu với mức nguy cơ

Quan tâm đến
hành vi mới

Người uống rượu bia nhận thức
được những hậu quả liên quan
đến uống rượu bia nhưng còn
lưỡng lự về thay đổi

Nhấn mạnh lợi ích của sự
thay đổi, cung cấp thông
tin về tác hại do uống
rượu bia, những nguy cơ
nếu trì hoãn thay đổi và
thảo luận cách chọn mục
tiêu

Chuẩn bị thay


Người uống rượu bia đã quyết

Thảo luận cách chọn mục

16


đổi

định sẽ thay đổi và lên kế hoạch
thực hiện thay đổi

tiêu và đưa ra lời khuyên,
khuyến khích động viên

Hành động thay
đổi

Người uống rượu bia bắt đầu
Cho lời khuyên, khuyến
thay đổi bằng việc bỏ hoặc giảm khích động viên
uống rượu bia nhưng sự thay đổi
còn chưa bền vững

Duy trì

Người uống rượu bia đạt được
mức uống rượu bia vừa phải
hoặc bỏ hẳn một cách bền vững


Tiếp tục khuyến khích
động viên

- Nâng cao kỹ năng tư vấn: tư vấn ngắn gọn với mục tiêu rõ ràng và có thể
đạt được kế hoạch vạch riêng cho từng người. Bảo đảm nguyên tắc người
tư vấn giúp đối tượng lựa chọn và quyết định cách giải quyết vấn đề của
chính đối tượng trên cơ sở cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Người tư
vấn không quyết định hộ đối tượng. Tăng cường trao đổi, thảo luận về
cách khắc phục những khó khăn gặp phải khi thực hiện lời khuyên và các
quyết định thay đổi.
- Theo dõi: đối tượng cần được tiếp tục hỗ trợ, phản hồi thông tin sau mỗi
lần tư vấn, giúp đỡ tại chỗ để đạt được mục tiêu thay đổi hành vi uống
rượu bia quá giới hạn an toàn và duy trì bỏ hoặc giảm uống rượu bia.
6.4. Nhóm Mức độ IV - Chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa
Nguyên tắc
Thực hiện chuyển với những người thuộc nhóm nghiện rượu bia.
Cụ thể là:
- Người nghiện rượu bia nặng;
- Người có tiền sử nghiện rượu bia hoặc nghiện ma túy hoặc người có tổn
thương gan;
- Người đã bị hoặc đang bị bệnh tâm thần;
- Người đã không đạt được mục tiêu đề ra sau khi đã được tư vấn.
Thực hiện
Giới thiệu với đối tượng danh sách các cơ sở điều trị chuyên khoa. Điền vào
phiếu chuyển các thông tin như họ và tên, số điện thoại, các thông tin liên quan
giúp cho đối tượng. Cung cấp thông tin về hình thức điều trị để đối tượng lựa
chọn.
Phản hồi
Ghi chép kết quả sàng lọc cần rõ ràng: đối tượng uống vượt quá giới hạn an
toàn, đã có những biểu hiện đặc trưng rõ rệt cho thấy có tình trạng phụ thuộc

rượu.

17


CBYT đưa ra lời khuyên với thông điệp rõ ràng rằng đây là tình trạng nặng và
người bệnh cần đến gặp chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị.
Điều rất quan trọng là thúc giục người bệnh sớm giải quyết tình trạng của mình
và tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Nếu người bệnh đồng tình và hợp
tác thì cung cấp đầy đủ thông tin và khuyến khích động viên họ thực hiện sớm.
Nếu người bệnh không chấp nhận thì có thể đưa ra giải pháp để có thêm thời
gian cho người bệnh cân nhắc đưa ra quyết định.

7. Lập kế hoạch theo dõi cho người có nguy cơ và người nhà
CBYT lên kế hoạch định kỳ theo dõi đối tượng trong và sau khi tư vấn tùy thuộc
vào mức độ của hành vi của đối tượng. Nếu đối tượng thể hiện rõ tiến bộ trong
thay đổi hành vi hướng tới đích thì có thể giảm thời gian theo dõi trong vòng
nửa năm hoặc một năm. Đối với những trường hợp khó đạt mục tiêu hoặc khó
duy trì hành vi thì có thể phải cân nhắc đến khả năng chuyển đối tượng tới cơ sở
can thiệp chuyên khoa cao hơn.
CBYT cũng cần áp dụng các kỹ năng truyền thông trực tiếp đối với người nhà
của đối tượng uống rượu bia vượt quá giới hạn an toàn. Cũng cần thông báo về
mức độ nguy cơ của người uống rượu bia với người nhà hoặc bạn bè nhằm giúp
người nhà giảm bớt căng thẳng đồng thời huy động người nhà, bạn bè hỗ trợ vì
họ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi.

18


PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để tổ chức thực hiện sàng lọc và can thiệp nhanh đối với hành vi uống rượu bia
có nguy cơ tại tuyến y tế cơ sở cần chú ý đến 4 nhóm hoạt động từ việc lập kế
hoạch thực hiện, tập huấn đến theo dõi thực hiện kế hoạch và có sự tiếp nhận
thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh kế hoạch.

1. Lập kế hoạch thực hiện
Cần thiết lập chương trình sàng lọc với sự phân công và tham gia của các thành
phần liên quan tại cơ sở y tế. Tại mỗi cơ sở cần xây dựng quy trình cụ thể phù
hợp với điều kiện cơ sở vật chất, môi trường văn hóa và xã hội, đặc điểm dân
cư, điều kiện kinh tế, nhân lực và thực trạng nhân sự của đơn vị mình. Có như
vậy thì việc thực hiện sàng lọc và can thiệp mới đạt được kết quả. Đồng thời
cũng cần đưa ra chiến lược thực hiện kế hoạch đó.
Lập kế hoạch sàng lọc và can thiệp nhanh phải được lồng ghép vào kế hoạch các
hoạt động chung và các hoạt động của các chương trình y tế đang triển khai tại
cơ sở để không gây quá tải công việc cho cán bộ và có tính khả thi.
Như vậy tại trạm y tế, trưởng trạm cần đưa các hoạt động sàng lọc và can thiệp
nhanh vào kế hoạch chung của trạm khi xây dựng kế hoạch năm/quý/tháng/tuần.
Trưởng trạm y tế và trưởng phòng khám cũng cần phân công cụ thể người thực
hiện sàng lọc và can thiệp tại đơn vị để kế hoạch mới thực sự được triển khai.
Thiếu phân công trách nhiệm rõ ràng thì kế hoạch chỉ là bản viết mà không thể
hiện thực hóa được tại tuyến cơ sở.
Để giúp kế hoạch áp dụng khả thi, khi xây dựng và phê duyệt kế hoạch cần quan
tâm đến một số câu hỏi sau:
- Những người nào cần được sàng lọc?
- Sàng lọc thường xuyên định kỳ như thế nào?
- Việc sàng lọc sẽ được lồng với các hoạt động khác như thế nào?
- Ai sẽ là người làm sàng lọc?
- Tài liệu nào sẽ sử dụng cho người làm sàng lọc và đối tượng?
- Ai sẽ phiên giải kết quả sàng lọc và ai sẽ giúp đỡ người bệnh?
- Duy trì việc ghi chép như thế nào?

- Cần làm gì để theo dõi tiếp theo?
- Làm thế nào để nhận biết những người cần sàng lọc?
- Thực hiện sàng lọc vào lúc nào khi người bệnh đến cơ sở y tế khám chữa
bệnh?
- Liệu có hậu quả gì sau hoạt động sàng lọc hay không?
- Nhận, bảo quản và quản lý các dụng cụ và tài liệu ra sao?
- Xếp lịch theo dõi tiếp tục như thế nào?

19


×