ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
NÔNG THỊ THU HƢỜNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ VÂN MỘNG - HUYỆN VĂN QUAN - TỈNH LẠNG SƠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
NÔNG THỊ THU HƢỜNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ VÂN MỘNG - HUYỆN VĂN QUAN - TỈNH LẠNG SƠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên tất cả các
trường Đại học, Cao đẳng nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian quan trọng để sinh viên củng cố và vận
dụng những kiến thức đã học trên giảng đường để áp dụng và làm quen với thực
tế đời sống, trau dồi cho sinh viên tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để sau
khi ra trường sẽ trở thành người có chuyên môn cao góp phần cho sự phát triển
của đất nước.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Môi Trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo Ths. Nguyễn
Thị Huệ, cô chú trong UBND xã Vân Mộng cùng gia đình, bạn bè và người thân
đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Trong thời gian thực tập sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót và bản thân
chưa có nhiều kinh nghiệm, vậy em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của
các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm 2015
Sinh viên
Nông Thị Thu Hƣờng
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1:
Các địa điểm lấy mẫu nước............................................................. 24
Bảng 4.2:
Kết quả phiếu điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt
của người dân. ................................................................................. 24
Bảng 4.3:
Kết quả điều tra về nguồn nước HVS của người dân trên địa bàn xã..26
Bảng 4.4:
Kết quả điều tra về việc người dân sử dụng các thiết bị lọc nước.. 27
Bảng 4.5:
Tỷ lệ nguồn nước sinh hoạt nhiễm đá vôi trên địa bàn xã Vân
Mộng. .............................................................................................. 28
Bảng 4.6:
Kết quả điều tra về sự thay đổi chất lượng nước theo mùa. ........... 29
Bảng 4.7:
Thực trạng về nguồn nước mặt tại các sông suối ở xã Vân Mộng. 30
Bảng 4.8:
Chất lượng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng .................................. 31
Bảng 4.9:
Kết quả điều tra về một số vấn đề về nguồn nước sử dụng cho sinh
hoạt của người dân. ......................................................................... 35
Bảng 4.10: Kết quả điều tra ý kiến về mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
người dân đang sử dụng. ................................................................. 36
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên
địa bàn xã Vân Mộng. ....................................................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện về việc người dân sử dụng các thiết bị lọc nước. .. 27
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguồn nước sinh hoạt nhiễm đá vôi của người
dân. .................................................................................................... 28
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng nước theo mùa................... 29
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện thực trạng nguồn nước mặt tại các sông suối ở xã
Vân Mộng.......................................................................................... 30
Hình 4.6: Giá trị pH trong nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng. ........................... 32
Hình 4.7: Giá trị độ cứng trong nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng. ................... 33
Hình 4.8: Giá trị Fe trong nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng ............................. 34
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện một số vấn đề về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt
của người dân. ................................................................................... 35
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt người dân
đang sử dụng. .................................................................................... 36
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Tên đầy đủ
Từ viết tắt
1
BOD
Nhu cầu oxy sinh học
2
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
3
BYT
Bộ Y tế
4
COD
Nhu cầu oxy hóa học
5
CT - BTNMT
Chỉ thị - bộ tài nguyên môi trường
6
DO
Hàm lượng oxy hòa tan
7
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp
8
HVS
9
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới
10
LHQ
Liên hợp quốc
11
NĐ - CP
Nghị định – chính phủ
12
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
13
QĐ - BTNMT
Quyết định - bộ tài nguyên môi trường
14
QĐ - UBND
Quyết định - ủy ban nhân dân
15
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
15
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
17
TT - BTNMT
Thông tư – bộ tài nguyên môi trường
18
UBND
Ủy ban nhân dân
Hợp vệ sinh
v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài ........................................................ 3
1.2.1. Mục đích của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 4
2.1.1. Nước và một số khái niệm liên quan........................................................... 4
2.1.2. Một số bệnh liên quan đến nước ................................................................. 5
2.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 6
2.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người.................................................. 6
2.2.2. Nước đối với đồi sống và sản xuất. ............................................................. 7
2.3. Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 7
2.4. Hiện trạng môi trường nước .......................................................................... 9
2.4.1. Hiện trạng nước sinh hoạt trên thế giới....................................................... 9
2.4.2. Hiện trạng nước sinh hoạt ở Việt Nam. .................................................... 10
2.4.3. Hiện trạng nước sinh hoạt tỉnh Lạng sơn .................................................. 12
2.4.4. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vân Mộng.................. 13
2.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước .................................................................. 13
2.5.1. Nguyên nhân tự nhiên ............................................................................... 13
2.5.2. Nguyên nhân nhân tạo ............................................................................... 14
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 15
3.3. Nội dung ngiên cứu ...................................................................................... 15
vi
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã Vân Mộng, huyện
Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. ................................................................................... 15
3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng, huyện
Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. ................................................................................... 15
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng, huyện Văn quan,
tỉnh Lạng Sơn. ..................................................................................................... 15
3.3.4. Một số biện pháp phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sinh
hoạt tại xã Vân Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. ................................... 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp. ................................... 15
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 16
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ................................................................................ 16
3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ..................................................... 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vân Mộng, huyện Văn Quan,
tỉnh Lạng Sơn. ..................................................................................................... 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................................................... 18
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 21
4.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa
bàn xã Vân Mộng, huyện văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. .......................................... 23
4.2.1. Lựa chọn địa điểm lấy mẫu ....................................................................... 23
4.2.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. ........... 24
4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh
Lạng Sơn. ............................................................................................................ 31
4.4. Đề xuất một số giải pháp .............................................................................. 37
4.4.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục .............................................................. 37
4.4.2. Công tác quản lý........................................................................................ 38
vii
4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật ................................................................................ 39
4.4.4. Giải pháp kinh tế ....................................................................................... 40
4.4.5 Giải pháp chính sách – pháp luật: .............................................................. 41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 42
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 42
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 44
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước có vai trò không thể thay thế trong toàn bộ sự sống và các quá trình
xảy ra trên Trái Đất. Nước giúp phần thành tạo bề mặt đất, hình thành đất thổ
nhưỡng, thảm thực vật, tạo thời tiết, điều hoà khí hậu, giảm ảnh hưởng của hiệu
ứng nhà kính, phân phối lại nhiệt ẩm... Nước là môi trường cho các phản ứng
hóa sinh tạo chất mới, giúp chuyển dịch nhiều loại vật chất. Môi trường nước là
cái nôi phát sinh và phát triển các cá thể sống đầu tiên. Nước là môi trường bảo
đảm dẫn chất, trao đổi chất, thải chất và giúp điều hoà thân nhiệt cho nhiều loại
sinh vật. Nước có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn
hóa tinh thần của loài người.[4]
Nước là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Con người
cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nều không sức khỏe sẽ bị
ảnh hưởng. Nhưng nước mà các bạn uống hàng ngày có đảm bảo được là nước
sạch không? Sự cần thiết của nước sạch đối với đời sống con người như thế nào?
Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con
người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58-67% trọng lượng cơ
thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70-75%, đồng thời nước quyết định tới
toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi đời sống xã hội tăng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp thì nguồn nước này vốn đã khan hiếm nay lại ngày càng thiếu trầm trọng
hơn. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do nhiều nguồn khác nhau, nhưng
trong đó nguồn ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người cũng là một trong
những tác nhân chính gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Con người đang
2
thực sự đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong tương lai không xa và vẫn chưa có
biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được nước an
toàn, đảm bảo vệ sinh và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ.
Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác
sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu
toàn cầu và nhiều nhân tố khác…
Nước là nguồn tài nguyên không gì có thể thay thế được, trong khi dân số
thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít
hơn. Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống
hàng ngày của con người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhân dẫn
đến những xung đột công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị
và nông nghiệp.[12]
Vân Mộng là một xã miền núi thuộc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cách thành phố Lạng Sơn 40 km. Xã là một xã nghèo của huyện, nền kinh tế
chậm phát triển, đời sống người dân còn khó khăn chủ yếu là trồng trọt và chăn
nuôi. Bên cạnh đó cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cũng gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng
việc phát triển các ngành kinh doanh, dịch vụ, sản xuất công nghiệp làm cho
nguồn nước sinh hoạt của người dân đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường,
dưới sự hướng dẫn của cô giáo: ThS. Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vân Mộng huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
3
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt trên địa
bàn xã Vân Mộng, huyện Văn Quan,tỉnh Lạng sơn.
- Tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã Vân
Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề ra các biện pháp khắc phục, cải thiện chất lượng nguồn nước cho
người dân địa phương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã vân Mộng,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu vàn phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.
- Đảm bảo đưa ra những kiến nghị, giải pháp có tính khả thi.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: củng cố kiến thức, rèn luyện tính tìm tòi và vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: thấy được hiện trạng môi trường nước của địa
phương và đề ra những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt
của người dân.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Nước và một số khái niệm liên quan
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con
người. Nước là thành phần quan trọng làm nên và duy trì sự sống trên Trái đất.
Nước tham gia vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực của đời sống con người.
Chính vì vai trò rất quan trọng của nước nên con người đã xếp nước vào một
trong những loại tài nguyên vô cùng quý giá.
Nước sạch là yếu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ con người. 97% nước trên
Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng
nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại
không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ
tồn tại trên mặt đất và trong không khí, nhưng lại nguồn nước quan trọng đối với
con người, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường.[14]
Nước sạch: Là nước phải đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm theo
thông tư số 05/BYT ngày 17/6/2009.
- Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nước trong, không màu.
+ Không có mùi lạ, không có tạp chất.
+ Không chứa các chất tan có hại.
+ Không có mầm bệnh.
Nước sinh hoạt: Là nước sạch, nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của
con người.
5
Ô nhiễm nguồn nước: Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô
nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và động vật hoang dã.”[8]
- Nguồn nước bị ô nhiễm có dấu hiệu đặc trưng sau đây:
+ Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn.
+ Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ …).
+ Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô
cơ, xuất hiện các chất độc hại …).
+ Lượng ôxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để
oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
Bảo vệ tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm chống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài
nguyên nước (Dư Ngọc Thành 2013).[5]
2.1.2. Một số bệnh liên quan đến nước
Những bệnh thường mắc phải do nguồn nước trong 3 trường hợp trực tiếp
và gián tiếp sau đây:
+ Tiếp xúc trực tiếp với nước: Khi tắm rửa, do các hoá chất và vi sinh vật
trong nước.
+ Trong nước uống và thức ăn: Do vi sinh vật (số nhiều) và hoá chất
trong nước.
+ Ăn những thức ăn bị nước làm ô nhiễm: Nhiễm bẩn khi rửa thức ăn
hoặc thực phẩm bị ô nhiễm qua hệ sinh thái do các hoá chất hay các chất phân
huỷ của chúng.
6
Nhưng có thể chia thành 4 loại: Virus,vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại
sinh vật khác.
Virus
- Vius qua đường tiêu hóa: Khi nước uống bị nhiễm bẩn virus đường ruột
thì 2 bệnh có thể xảy ra thành dịch là viêm dạ dày ruột và viêm gan A.
- Bệnh viêm gan A: Virus nhiễm qua đường tiêu hoá rồi thải ra phân và
nhiễm vào nước. Viêm gan A xảy ra theo kiểu dịch địa phương và thường bộc
phát thành vụ dịch quan trọng.Virus viêm gan A có tính đề kháng cao ở môi
trường bên ngoài, nó chịu được nhiệt độ 600C trong 1 giờ, cần phải có lượng clo
1mg/lít trong 30 phút mới làm bất động được virus.
Bệnh giun sán
Bệnh do giun đũa, giun tóc, giun kim lây truyền qua nước. Do phân nhiễm
vào nước gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua người.
Bệnh tiêu chảy do E.Coli thường gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn
hoặc có thể truyền qua nước do uống nước không được khử trùng bằng clo...
Tại Việt Nam, số người mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước chiếm
tới 50% tổng số bệnh nhân nội trú. Tình hình mắc bệnh do nguyên nhân này
đang có xu hướng tăng.
Hậu quả do nhiễm bệnh từ nước uống ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi
trường cộng đồng. Vì vậy công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong các nhà máy nước, điều này góp phần tích cực trong việc ngăn
ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn chế tối đa các bệnh lây
truyền qua nguồn nước.[2]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày nhưng không thể nhịn uống. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng
cơ thể, 65 - 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương.
7
Nước có vai trò quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất
diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ tất cả các dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch
nước. Nước còn giúp các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp.
Cơ thể mất nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bứt rứt không yên, kém ăn dẫn
đến chân tay tê dại, thở dốc, tim đập nhanh, nhiệt thân tăng cao thậm chí cơ bắp
co giật.[6]
2.2.2. Nước đối với đồi sống và sản xuất.
Nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống và sản xuất của con
người, nó tham gia vào nhiều nghành sản xuất.
- Hoạt động nông nghiệp: Nước được sử dụng để tưới tiêu và đảm bảo
hoạt động sống của cây trồng.
- Hoạt động công nghiệp: Sử dụng trong các quá trình sản xuất.
- Đối với sinh hoạt: Sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của con người.
2.3. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật Tài nguyên nước.
- Các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị, văn bản của Chính Phủ, cơ
quan Trung Ương, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài
nguyên nước:
+ Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật
tài nguyên nước.
+ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP : Quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
+ Nghị định số 117/2009/NĐ-CP: Quy định về các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thủ tục xử phạt và các
biện pháp khắc phục hậu quả.
8
+ Nghị định 34/2005-NĐ-CP của Chính phủ về quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
+ Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch.
+ Nghị định số 17/2006/QĐ-BTNMT ban hành Quy định về việc cấp
phép hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Thông tư số 02/2006/TT-BTNMT V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số
149/2004/NĐ-CP Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
+ Thông tư 13/2014/TT-BTNMT: Quy định về điều tra đánh giá tài
nguyên nước dưới đất.
+ Thông tư 19/2013/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên
nước dưới đất.
+ Thông tư 30/2011/TT-BTNMT: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc
môi trường nước dưới đất.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước.
+ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử
dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
+ Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc điều
tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
+ Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT ngày 02/06/2004 Về tăng cường công tác
quản lý tài nguyên nước dưới đất.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
+ QCVN 01: 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống
+ QCVN 02: 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
9
+ QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ QCVN 09 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu,
hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu,
hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu,
hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
2.4. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc
2.4.1. Hiện trạng nước sinh hoạt trên thế giới.
Nước bao phủ 71% diện tích Trái Đất trong đó có 97% là nước mặn, còn
lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu
tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính trong cơ thể sinh
vật, chiếm từ 50%-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước
chiếm 70% trọng lương cơ thể.
Trong 3% trọng lượng nước ngọt trên Trái Đất thì có khoảng hơn 3/4
lượng nước mà con người không thể sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng
đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa… chỉ
có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang
sử dụng.[13]
Thực tế trên nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do
không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các
bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây
tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO)
10
cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan
hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.[11]
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói chung và ô nhiễm nước mặt
nói riêng đang là vấn đề đáng quan tâm, cấp bách không chỉ của một nước mà là
vấn đề chung của toàn cầu, toàn nhân loại. Nhiều dòng sông trên thế giới đang
bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu tới đời sống và phát triển của con người. Vì
thế vấn đề quản lí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông là một trong
những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường của mỗi quốc gia.
2.4.2. Hiện trạng nước sinh hoạt ở Việt Nam.
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa
trung bình toàn lãnh thổ 1960 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình vùng lục
địa, cung cấp 640 tỷ m3/năm. Từ đó tạo ra một lượng dòng chảy khoảng 320 tỷ
m3, hệ số dòng chảy là 0,5.
Ở nước ta, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm từ
12.800m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900m3/người vào năm 2000 và có khả
năng chỉ còn khoảng 8500m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức đảm bảo nước
nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970m3/người) và 1,4
lần so với Thế giới (7650m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa
các vùng. Do đó, mức đảm bảo nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ:
5000m3/người đối với các hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã và chỉ đạt
2980m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai.[7]
Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số)
đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm
hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50%
11
dân cư vẫn phải dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước
sông ngòi ô nhiễm, nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình
mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện
vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000
người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính
bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.
Trên thực tế, một số địa phương như xã Hưng Thạnh, xã Thạnh Tân (Tiền
Giang), xã Duy Hòa (Quảng Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ
do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên
đến 50%.
Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình
quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm
của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với
một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.
Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu vực các
con sông tại Việt Nam, có đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn
kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù
tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng
bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của
nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài
nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là 1 trong các tác
nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi.
Những con số thống kê trên cho thấy sự ô nhiễm và khan hiếm nguồn
nước đang ở tình trạng báo động. Thiết nghĩ, mọi người cần phải nâng cao ý
thức và cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sạch hiện có.[10]
12
2.4.3. Hiện trạng nước sinh hoạt tỉnh Lạng sơn
* Tài nguyên nước mặt của tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có mật độ sông suối thuộc loại trung bình đến
khá dày, dao động từ 0,6 - 12km/km2. Có 3 hệ thống sông cùng chảy qua là:
sông Kỳ Cùng, sông Thương và các sông ngắn Quảng Ninh.
Theo đánh giá, nguồn nước ở Lạng Sơn thuộc vùng nghèo trong cả nước.
Những kết quả tính toán cho thấy, tổng mức nước yêu cầu cho phát triển kinh tế và
dân sinh của Lạng Sơn hàng năm có thể đạt 900 - 1000 triệu m3. Trong khi đó
lượng nước tự nhiên về mùa cạn với P = 75% là 1,116 tỷ m3. Như vậy, lượng nước
trên có thể đảm bảo đủ nước để sử dụng. Vấn đề quan tâm là có các biện pháp để
điều hoà nguồn nước và sử dụng nó một cách hiệu quả (Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2012).[17]
* Thực trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Quan
Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều,
đặc biệt có sông Kỳ Cùng chảy qua các xã: Song Giang, Khánh Khê, Văn An…
có chiều dài khoảng 35km; sông Môpja chảy qua Lương Năng, Tú Xuyên, Thị
trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại… Với chiều dài khoảng 50 km, ngoài ra còn có một
số con suối khác chảy qua các xã trong huyện. Mật độ sông suối của Văn Quan
khoảng 0,6 ÷ 1,2km/km2.[17]
Lợi dụng địa hình bát úp, các hợp thủy và nhiều thung lũng nhỏ, huyện đã
tiến hành xây dựng hệ thống hồ đập, dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất Nông nghiệp như: Đập Bản Quyền, hồ Bản Nầng, hồ Suối Mơ… Là nguồn
nước chủ yếu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có một số
hồ đập chứa nước nhỏ được xây dựng trên các khe suối. Do có hệ thống sông
suối, hồ đập phân bố khá đồng đều nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống
thủy lợi.
13
Đánh giá nguồn nước mặt: Theo số liệu điều tra, đánh giá hiện trạng khai
thác và sử dụng tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, về chất lượng
nguồn nước: Đến nay, qua kết quả phân tích, chất lượng nguồn nước mặt, nước
ngầm huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn còn tương đối tốt và đều nằm trong giới
hạn cho phép theo quy định của TCVN 5942-1995.
Đánh giá nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu điều tra cụ thể về nước
ngầm tại huyện Văn Quan nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Tuy nhiên huyện
Văn Quan có nguồn nước ngầm và nước mặt nhìn chung khá phong phú.
Trong mấy năm gần đây, những biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu
theo mùa và theo vùng, cộng với nạn khai phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tới môi
trường và làm giảm trữ lượng nguồn nước ngầm ... Vì vậy, nguồn nước sạch
phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân cần được chú trọng đầu tư.
2.4.4. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vân Mộng.
Trên địa bàn xã không có con sông nào chảy qua, chỉ có một số con suối
nhỏ. Nguồn nước của các con suối cung cấp cho sinh hoạt sản xuất.
Nguồn nước người dân sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu là nước giếng
khoan, nước từ các nguồn nước tự nhiên. Nhìn chung nguồn nước trong xã vẫn
đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
2.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc
2.5.1. Nguyên nhân tự nhiên
- Ô nhiễm do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc các sản phẩm hoạt
động của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi chúng bị
vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ sau đó ngấm vào lòng đất và ảnh hưởng
tới mực nước ngầm và dòng chảy lớn.
- Các hiện tượng tự nhiên như động đất, lũ lụt… làm khuấy động những chất
bẩn từ cống rãnh và các hóa chất sử dụng trong sản xuất gây ô nhiễm nguồn
nước[1].
14
2.5.2. Nguyên nhân nhân tạo
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp
+ Do sử dụng quá mức chất bảo vệ thực vật trong sản xuất và phân bón
hóa học gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
+ Các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm : Như phân, nước tiểu, thức ăn
thừa cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Không thu gom và xử lý đúng cách những bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ
thực vật làm ô nhiễm nước sông suối kéo theo gây ảnh hưởng đến nguồn nước
sinh hoạt của người dân.
- Do các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tốc độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa kéo theo khu công nghiệp
được thành lập. Do đó lượng nước thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng
nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông
gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.[9]
- Do sinh hoạt và y tế.
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan, trường học chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng
như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác
nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng càng
cao.[1]
15
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Vân Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2015 – tháng 05/2015.
3.3. Nội dung ngiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã Vân Mộng,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Nguồn nước tại xã Vân Mộng.
- Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng.
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Vân Mộng, huyện Văn
quan, tỉnh Lạng Sơn.
3.3.4. Một số biện pháp phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường nước
sinh hoạt tại xã Vân Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp.
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vân Mộng,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nước sinh hoạt.
- Thu thập thông tin, kế thừa các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua sách báo. Tivi, internet…..
16
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn người dân về chất lượng nước:
+ Phỏng vấn người dân xã Vân Mộng bằng phiếu điều tra bao gồm bộ
câu hỏi được chuẩn bị sẵn.
+ Phiếu phỏng vấn bao gồm 60 phiếu được chia đều cho 6 thôn trong xã,
cụ thể:
Thôn Khòn Cải: 10 phiếu.
Thôn Nà Pua: 10 phiếu.
Thôn Khòn Duông: 10 phiếu.
Thôn Khòn Tẩu: 10 phiếu.
Thôn Phiêng Phúc: 10 phiếu.
Thôn Khòn Lạn: 10 phiếu
+ Đối tượng phỏng vấn: Người dân, hộ gia đình ( 60 hộ gia đình trong
toàn xã, không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, hộ gia đình).
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu
- Xác định với chủ hộ hoặc người thay thế chủ hộ về nguồn nước chính
được gia đình sử dụng nhiều nhất trong năm cho sinh hoạt và ăn uống.
- Thu thập một số mẫu nước điển hình trên địa bàn xã Vân Mộng, huyện
Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Dụng cụ chứa mẫu: Chai, lọ bằng PE bằng thuỷ tinh có nút kín. Đối với
các thiết bị chứa mẫu được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi chứa mẫu.
- Các cách lấy mẫu: Lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia:
+ TCVN 6663-6:2008 hướng dẫn lấy mẫu nước sông suối.
+ TCVN 6663-11:2011 hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi bóng đen, nhanh chóng chuyển
về phòng phân tích.
- Các chỉ tiêu phân tích: pH, COD,DO, hàm lượng Fe, độ cứng, BOB.