Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chiếm hữu và hình thức giao dịch trong Bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.14 KB, 10 trang )

1. Chuyển giới
2. Án lệ/ Lẽ công bằng
3. Người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi
4. Quyền hưởng dụng/ quyền bề mặt
5. Chiếm hữu
6. Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
7. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
8. Biện pháp bảo đảm
9. Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
10. Hình thức của giao dịch dân sự

Yêu cầu:
-

Một điểm mới rõ rệt nhất so với BLDS 2005
Dẫn dắt cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận mới này của BLDS

-

2015
Bình luận được quy định mới này
Đánh giá sự tác động của quy định mới tới các lĩnh vực khác nhau của đời

sống xã hội
1. Chiếm hữu:
1.1.
Một điểm mới rõ nét nhất
Điều 184: Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu
1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người

chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.


2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu
được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm
hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu
hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy
định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
1.2.
Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.2.1. Cơ sở lý luận:
- Về cách quy định:


Đặc biệt khác biệt với 2005 là chiếm hữu trong 2015 được tách biệt hẳn với
chương về quyền sở hữu và một trong các cấu thành quyền sở hữu là quyền chiếm
hữu.
Nếu như cách quy định của 2005 thì chiếm hữu sẽ được hiểu đồng nhất với quyền
chiếm hữu. Và người thực hiện các quyền chiếm hữu sẽ là chủ sở hữu hoặc người
được chủ sở hữu chuyển giao quyền. Tuy nhiên ở những phần sau của luật thì lại
nêu ra các trường hợp mà người chiếm hữu không thuộc hai trường hợp trên, ví dụ
như chiếm hữu tài sản bị bỏ quên, tài sản không xác định ai là chủ sở hữu, khi này
quyền chiếm hữu vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ nhưng nó lại không phải
được thực hiện bởi chủ thể có quyền sở hữu.
Thực chất, việc chiếm hữu chính là điều kiện tiên quyết, là căn cứ, tiền đề phát
sinh nên quan hệ chiếm hữu và những hậu quả pháp lý của nó. Tức là chủ thể phải
nắm giữ, điều khiển tài sản, dù là trực tiếp hay gián tiếp, thì từ đó, các quyền về
chiếm hữu rồi sau đó là định đoạt, sử dụng mới có thể phát sinh. Hay nói cách
khác, chiếm hữu là việc nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế và là hành vi cụ thể,
còn quyền chiếm hữu lại là một loại quyền của chủ thể được pháp luật ghi nhận và
bảo vệ. Sự kiện chủ thể nắm giữ tài sản không những là điều kiện để xác lập mà
còn là điều kiện thường xuyên để duy trì quyền chiếm hữu và các quyền sở hữu

khác.
Tóm lại, 2015 đã quy định lại rạch ròi vấn đề trên.
-

Về khái niệm:

Điều 179: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2005 không quy định về khái niệm chiếm hữu mà chỉ có khái niệm quyền chiếm
hữu rất ngắn gọn: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Nếu suy ra tương tự thì chiếm


hữu theo cách hiểu của 2005 sẽ là việc chủ thể nắm giữ và quản lý tài sản. Điểm
khác nhau chính là cụm từ “chi phối” và “quản lý”.
Chi phối, chính là việc điều khiển, chỉ đạo đối với một cái gì đó, một việc gì đó
Còn quản lý, cũng là chỉ đạo nhưng là có tổ chức, và thực hiện trên một hệ thống,
có sự theo dõi sát sao giống như một đường lối.
Như vậy, 2005 dùng từ sai về mặt định nghĩa, 2015 hợp lý hơn.
Ngoài ra trong khái niệm có nhắc tới “như chủ thể có quyền đối với tài sản”, điều
này giúp phân biệt chiếm giữ và chiếm hữu. Cùng là nắm giữ, chi phối nhưng
chiếm hữu là chủ thể có ý thức về hành vi nắm giữ của mình, họ có ý thức tài sản
mình đang nắm giữ thuộc về mình. Còn chiếm giữ chủ thể không có ý chí đó.
-

Về các hình thức chiếm hữu

Theo yếu tố chủ thể, chia làm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người
không phải chủ sở hữu
Theo yếu tố thời gian, chia làm chiếm hữu liên tục và không liên tục
Theo tính chất, chia làm chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không hợp pháp, trong

chiếm hữu không hợp pháp thì chia làm chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không
ngay tình.
Ngoài ra, có chiếm hữu công khai và chiếm hữu không công khai
-

Trọng tâm: suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

Cơ sở lý luận của quy định này chính là toàn bộ chế định về chiếm hữu tại chương
12. Như đã trình bày chiếm hữu trong 2015 được coi là một chế định riêng và
không là cấu thành của quyền sở hữu mà lại là căn cứ xác lập và duy trì quyền sở
hữu nói chung và quyền chiếm hữu nói riêng. Pháp luật sẽ bảo vệ người chiếm hữu
trước.


Ngoài ra còn có các quy định trong 2015:
Điều 165: chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Điều 167: quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm
hữu ngay tình.
Điều 168: quyền đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc bất động sản từ
người chiếm hữu ngay tình.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn:

Cơ sở thực tiễn chính là dựa trên các nguyên tắc để đảm bảo sự ổn định của xã hội.
Quyền sở hữu là một phạm trù cơ bản có từ rất lâu đời, là hình thức xã hội của sự
chiếm hữu của cải, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng
của cải, tài sản. Mà chiếm hữu lại là một căn cứ xác lập và duy trì quyền này. Do
đó việc quy định bảo vệ cho người sở hữu là cần thiết và đúng đắn
1.3.

Bình luận được quy định mới


Đây là một quy định mới hoàn toàn trong 2015.
Ở các điều 182, 183 cũng nêu ra các căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của
người chiếm hữu đó là chiếm hữu liên tục và công khai. Tức là việc chiếm hữu
không liên tục và không công khai sẽ không được coi là căn cứ suy đoán.
Theo đó, việc chiếm hữu tải sản của một người luôn được suy đoán và đối xử như
là chiếm hữu của chủ sở hữu. Vì 2015 đã ghi nhận chiếm hữu là một chế định riêng
nằm tách biệt với quyền sở hữu, và đặc biệt việc chiếm hữu tài sản sẽ là căn cứ để
xác lập nên các quyền sở hữu. Do đó, pháp luật sẽ ưu tiên bảo vệ người đang
chiếm hữu tài sản trước, thể hiện ở việc người chiếm hữu được suy đoán là người
ngay tình và được suy đoán là người có quyền đối với tài sản trong trường hợp có
tranh chấp. Còn nếu có người cho rằng người chiếm hữu kia không ngay tình hoặc


tranh chấp quyền đối với người đó thì phải có nghĩa vụ chứng minh việc không
ngay tình hoặc không có quyền.
Thông qua quy định này, các cá nhân bị cấm không được dùng vũ lực tranh chấp
để chiếm đoạt quyền, mà tất cả đều phải thông qua Tòa án giải quyết, bên cho rằng
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp những
chứng cứ chứng minh việc chiếm hữu là bất hợp pháp, không ngay tình.
Ngoài ra, luật cũng quy định bảo vệ cho người chiếm hữu ngay tình (có căn cứ để
tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu), liên tục (thực hiện trong
một khoảng thời gian không có tranh chấp về quyền hoặc có tranh chấp nhưng
chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có
thẩm quyền) và công khai (minh bạch, không giấu giếm, …) thì được áp dụng thời
hiệu hưởng quyền. Tức là nếu người đó chiếm hữu đủ thời hạn quy định (10 năm
đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản, trừ trường hợp quy định khác) thì
sẽ được coi là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mình đang chiếm hữu. Đồng
thời, những hoa lợi, lợi tức phát sinh trong quá trình chiếm hữu tài sản thì người đó
cũng có quyền sở hữu kể từ thời điểm hoa lợi, lợi tức đó phát sinh.

1.4.

Đánh giá tác động tới các lĩnh vực đời sống xã hội

Trước hết khẳng định quy định mới này có tác động tích cực nhất định tới sự ổn
định trong xã hội.
Nhà làm luật công nhận người chiếm hữu tài sản từ bất kì căn cứ nào có những
quyền pháp lí nhất định, việc bảo vệ người chiếm hữu cũng chính là việc bảo vệ sự
ổn định trong xã hội. Hay nói cách khác, việc suy đoán người đang chiếm hữu là
người có quyền lợi hợp pháp có ý nghĩa quan trọng không chỉ ghi nhận người
chiếm hữu có những quyền pháp lý nhất định mà còn tác động đến sự ổn định


trong xã hội vì chế định này không cho phép các cá nhân được dùng vũ lực với
nhau để giải quyết tranh chấp về tài sản.
Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh người không ngay tình và chứng minh người chiếm
hữu không có quyền đối với tài sản thuộc về người khác, người này có nghĩa vụ
chứng minh trước tòa. Như vậy điều này sẽ đặt ra việc nếu chủ sở hữu đích thực
của tài sản muốn lấy lại tài sản thì cần phải chứng minh tư cách chủ sở hữu của
mình đối với tài sản đang bị người khác chiếm hữu, đồng thời không được thực
hieennj hành vi vi phạm đối với người chiếm hữu và khôi phục lại tình trạng ban
đầu nếu có khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp (bảo vệ
việc chiếm hữu của người chiếm hữu).
Tuy nhiên việc này cũng đặt ra thách thức cho chủ thể vì nghĩa vụ chứng minh tư
cách chủ sở hữu hoặc phủ nhận việc chiếm hữu của một chủ thể khác đối với tài
sản không phải là một điều dễ dàng, nhất là đối với các loại tài sản là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hình thức của giao dịch dân sự
2.1.
Điểm mới rõ nét nhất


Điều 129: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, trừ
hai trường hợp sau:
1.Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn
bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2.Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc
về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần
ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra


quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này các bên
không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
2.2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận chính là để đảm bảo tính thống nhất cho các điều luật với nhau, em
đã phân tích kĩ ở phần bình luận.
2.2.2. Cơ sở thưc tiễn

2005 quy định về Tòa án sẽ căn cứ theo yêu cầu của các bên mà ra một thời hạn
nhất định để hai bên tuân thủ về mặt hình thức. Tuy nhiên, quy định này nếu về
mặt lý luận là thể hiện được sự tôn trọng yếu tố thỏa thuận của bộ luật dân sự,
nhưng về thực tiễn theo em quy định này khá lỏng lẻo và gần như vô dụng. Vì thực
chất khi các bên đã có ý định không muốn tuân thủ theo hình thức ngay từ khi giao
kết giao dịch thì việc Tòa án cho phép họ có thêm một thời hạn để tuân thủ việc
này nó chỉ mang tính hình thức. Thứ hai, quy định này lại vô hình chung làm tăng

khối công việc vốn dĩ đã nặng và khó khăn của Tòa án thêm. Trong khi đã có quy
định điều kiện về hình thức là điều kiện có hiệu lực rồi thì luật nên thống nhất điều
này. Do đó 2015 quy định mới là vô cùng cần thiết.
2.3.

Bình luận quy định

Về cơ bản 2015 vẫn giữ nguyên các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm: lời
nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì được coi là giao dịch bằng văn
bản.
Tuy nhiên một điểm mới rõ nét và cũng là duy nhất đó chính là Điều 129 quy định
về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Tức là, tại


điều 117 có quy định nếu luật có quy định thì hình thức của giao dịch dân sự chính
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Nếu giao dịch dân sự vi phạm quy
định điều kiện có hiệu lực về hình thức, giao dịch đó vô hiệu, chỉ trừ hai trường
hợp sau (luật)
Khác với điều 134 của 2005 thì lại cho phép các bên được thực hiện lại quy định
về hình thức trong một khoảng thời gian do Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, nếu hết thời hạn này mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu,
còn 2015 không quy định về thời hạn thực hiện lại quy định mà lại quy định giao
dịch vô hiệu luôn chỉ trừ hai trường hợp luật định mới được bảo vệ không bị tuyên
vô hiệu.
Theo em quy định của 2015 hợp lý với các quy định trước đó hơn cả. Vì nếu luật
đã quy định việc tuân thủ về mặt hình thức chính là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch thì đương nhiên nếu các bên không thực hiện đúng giao dịch đương nhiên bị
tuyên vô hiệu. Thứ hai, như 2005 quy định thêm cho một khoảng thời gian thực

hiện quy định về hình thức lại mang tính hình thức quá lớn, vì một khi các bên đã
không muốn tuân theo quy định về hình thức và vẫn cố tình xác lập giao dịch bất
hợp pháp, thì việc Tòa án cho họ thêm một khoảng thời gian là vô nghĩa, hơn nữa
nếu luật vẫn giữ nguyên như vậy, sẽ dẫn tới một tâm lý, tiền lệ áp dụng luật rất
xấu. Điều kiện về hình thức không phải là quá bắt buộc, vì nếu các bên không tuân
thủ cũng không sao, vì đằng nào sau đó họ cũng có thời gian để tuân thủ lại cũng
được. Vì vậy 2005 là một quy định lỏng, một quy định chết, không thể hiện được
bản chất của pháp luật. Đến 2015, cách quy định cứng rắn hơn, không tuân thủ về
hình thức đồng nghĩa giao dịch vô hiệu luôn, mà một khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, coi như giao dịch chưa từng tồn
tại. Vì thế, đương nhiên tính răn đe cưỡng chế mạnh hơn, Tòa án cũng như các cơ
quan có thẩm quyền khác không phải mất thời gian đi gia hạn lại thời hạn thực


hiện nghĩa vụ của các bên mà đáng lẽ việc không thực hiện nghĩa vụ này thì giao
dịch coi như không tồn tại. Ngoài ra, 2015 còn có quy định mới, bảo vệ hai trường
hợp giao dịch khỏi bị tuyên vô hiệu.
Thứ nhất, bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của pháp luật, các
bên thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ, vẫn được Tòa tuyên giao dịch có hiệu lực
Thứ hai, tại khoản 2, thấy một mâu thuẫn lớn ở đây. Rõ ràng tại điều 119 đã quy
định trường hợp nếu luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn
bản có công chứng, chứng thực đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Thế nhưng
tại khoản 2 điều 129 quy định đối với những giao dịch này nếu các bên vi phạm
quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực nhưng nếu đã thực hiện ít nhất 2/3
thì giao dịch vẫn có hiệu lực bình thường theo quyết định của Tòa án, các bên
không phải thực hiện công chứng, chứng thực nữa. Như vậy có phải hai quy định
này bị mâu thuẫn với nhau hay không? Theo em là không. Bởi lẽ, việc pháp luật
quy định có điều kiện bắt buộc về công chứng, chứng thực là nhằm mục đích quản
lý những loại tài sản giao dịch hạn chế, việc xác lập các giao dịch đối với loại tài
sản này cần sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, không thể tự do thỏa thuận với các

bên. Tức là trong trường hợp này các bên vẫn tuân thủ điều kiện tiên quyết là hình
thức, chỉ vi phạm quy định về công chứng, mà nếu đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa
vụ rồi, khi này Tòa có thể xem xét và cho phép các bên tiếp tục thực hiện. Quyết
định của Tòa án tuyên giao dịch có hiệu lực cũng chính là một cách thức để công
nhận tài sản giao dịch là hợp pháp, khi này quyết định của Tòa án có giá trị tương
đương, thậm chí có sự bảo đảm chắc chắn hơn công chứng, chứng thực.
2.4.

Tác động tới các lĩnh vực của đời sống xã hội

Thứ nhất nó giúp giảm bớt khối lượng công việc cho Tòa án và các cơ quan có
thẩm quyền khác, Tòa án có thể tập trung giải quyết các vụ việc với hiệu suất cao
hơn.


Thứ hai, việc áp dụng luật sẽ thuận tiện hơn khi mà các quy định của luật hỗ trợ và
liên kết với nhau.
Thứ ba, việc tuân thủ về mặt hình thức giúp cho việc quản lý của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền dễ dàng và thuận tiện hơn.
Thứ tư, quyền lợi của hai nhóm chủ thể ngoại lệ được đảm bảo.



×