Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài tập lớn luật sở hữu trí tuệ Công ty Hennessy là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chai và nhãn hiệu của chai Hennessy XO .Cơ sở Tiến Thành đã thu gom những chai rượu Hennessy XO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.55 KB, 18 trang )

Đề 8 : Công ty Hennessy là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chai và nhãn hiệu
của chai Hennessy XO .Cơ sở Tiến Thành đã thu gom những chai rượu Hennessy
XO (chai khơng) rồi cho rượu của mình sản xuất,dán nhãn “Tiến Thành: bán ra
thị trường.Được biết nhãn hiệu “Tiến Thành” không trùng hay tương tự gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu Hennessy XO.
Theo anh chị, hành vi của cơ sở Tiến Thành có xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp của công ty Tiến Thành không ? Tại sao ?

I, MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại “toàn cầu hóa” với sự xâm nhập, cạnh tranh gay
gắt giữa những nền kinh tế của tất cả các quốc gia.Tham gia vào cuộc chiến khốc
liệt khơng tiếng súng này địi hỏi mỗi quốc gia,mỗi nền kinh tế thành viên khơng
chỉ có đủ tiềm lực,dám nghĩ dám làm,dám cạnh tranh mà điều quan trọng hơn cả là
phải xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh nhanh
nhạy kịp thời và một cơ chế luật pháp vừa thông thống,vừa chặt chẽ để thu hút
đầu tư từ bên ngồi,vừa bảo vệ được các ngành kinh tế ở trong nước.Chính vì thế,
trong những năm gần đây,luật về sở hữu trí tuệ mà trong đó nổi lên nhất là quyền
sở hữu công nghiệp đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà làm luật
trong nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và đông đảo quần
chúng quan tâm.Khoa học cơng nghệ đang phát triển lên từng ngày,chính vì vậy
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường thay đổi địi hỏi phải có những quyết sách tạo
thuận lợi khơng những là quyền sở hữu trí tuệ ,quyền của chủ sở hữu đối với đối
tượng sở hữu công nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước.Vì
đề bài chỉ nêu ra hai đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu và kiểu

1


dáng công nghiệp,nên bài tiểu luận nhỏ này chỉ tập trung xác định xem có hay
khơng hành vi xâm phạm đến hai đối tượng này.
II.NỘI DUNG


1.Một vài khái niệm cơ bản
1.1.Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ vào khoản 13, điều 4,Luật sở hữu trí tuệ 2009, kiểu dáng cơng nghiệp là
hình dáng bên ngồi của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối ,đường nét,màu
sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.Sản phẩm được hiểu là đồ vật ,dụng
cụ,phương tiện….được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hay thủ cơng
nghiệp,có kết cấu và chức năng rõ ràng,được lưu thông độc lập.Về điều kiện để
được bảo hộ đối với kiểu dáng cơng nghiệp theo điều 63 có ba điều kiện là: có tính
mới,có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp
1.2 Khái niệm về nhãn hiệu
Theo khoản 16, điểm 4 LSHTT 2009,nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa ,dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau.
1.3 Văn bằng bảo hộ
Theo khoản 1 điều 92 LSHTT, văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế ,kiểu
dáng công nghiệp,thiết kế bố trí,nhãn hiệu (gọi là chủ văn bằng bảo hộ);tác giả
sáng chế,kiểu dáng cơng nghiệp,thiết kế bố trí;đối tượng,phạm vi và thời hạn bảo
hộ
1.3.1.Văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu
Khoản 6, điều 93,LSHTT quy định giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu lực
từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên
tiếp, mỗi lần mười năm.Để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu
thì chủ văn bằn bảo hộ phải nộp phí gia hạn hiệu lực ; mức lệ phí,thủ tục gia hạn
theo quy định của chính phủ.
2


1.3.2.Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo khoản 4 điều 93,LSHTT ,bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp có hiệu lực
từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn,có thể gia hạn hai lần
liên tiếp,mỗi lần năm năm.Để gia hạn hiệu lực văn bằng độc quyền kiểu dáng công

nghiệp ,chủ văn bằng bảo hộ cần phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.Thủ tục duy trì
gia hạn hiệu lực văn bằng do Chính phủ quy định.Như vậy ,văng bằng hiệu lực bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là mười năm năm .Khi hết thời hạn bảo hộ chủ sở
hữu văn bằng không còn là chủ sở hữu nữa và quyền sử dụng thuộc về cơng chúng

2) Giải quyết tình huống
2.1 Cơng ty Tiến Thành có xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp của Cơng ty
Hennessy khơng ?Vì sao?
Trước hết, để xem xét xem có hành vi vi phạm quyền sở hữu cơng nghiệp hay
không , ta cần quan tâm đầu tiên là đối tượng xem xét bị xâm phạm là nhãn hiệu
hay kiểu dáng cơng nghiệp.
Theo tình huống nêu trong đề bài thì nhãn hiệu của cơng ty Tiến Thành khơng
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty Hennessy XO ,cho
nên, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty Tiến Thành được xác định
với đối tượng là kiểu dáng của chai rượu Hennessy mà Tiến Thành sử dụng để làm
ra sản phẩm chai rượu của mình.
Thực vậy,các cơng ty lớn bỏ rất nhiều tiền vào việc thiết kế bao bì sản phẩm, việc
làm đó khơng hề phí phạm. Bởi ngày nay con người đã có nhận thức rõ ràng và
đúng đắn hơn về bao bì sản phẩm. Bao bì khơng chỉ có tác dụng chứa đựng, bảo
vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó cịn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động
đến khách hàng và việc quyết định lựa chon mua hàng của họ.Vì vậy, có thể nói,
thiết kế bao bì sản phẩm có đóng góp khơng nhỏ trong việc xây dựng một thương
3


hiệu mạnh và nhất quán.Đối với một số mặt hàng, bao bì chính là cái “hồn” của
sản phẩm. Ngồi ra, kiểu dáng bên ngồi của sản phẩm cịn có những cơng dụng
khác như:
- Thẩm mỹ: Bao bì sản phẩm chỉ cần 3 giây để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Nghiên cứu cho thấy, có tới 70% người mua hàng dựa vào bao bì của nó

- Đa dụng
- Chức năng bảo vệ
- Trải nghiệm của người dùng : Người dùng sản phẩm có thể sử dụng lại bao bì
của chúng như một cách tiết kiệm chi phí,hay đơn giản chỉ là bao bì sản phẩm đẹp
và ấn tượng đối với họ.
Để xác định xem cơng ty Tiến thành có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
hay không ? Và xâm phạm những quyền nào, bài tiểu luận này xin chia ra
những trường hợp khác nhau:
Có hai quan điểm về việc xác định hành vi sử dụng vỏ chai rượu của cơng ty Tiến
Thành có phải là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp hay không đối với
trường hợp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chai của cơng ty Hennessy
vẫn cịn thời hạn bảo hộ .
Quan điểm 1:
Cơng ty Tiến Thành có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi kiểu dáng
cơng nghiệp chai cịn thời hạn bảo hộ theo luật SHTT ở Việt Nam và cơng ty
Tiến Thành khơng phải là chủ thể có quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp
chai rượu Hennessy
Quan điểm nà cho rằng cơng ty Tiến Thành có xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp của cơng ty Hennessy vì đã có hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng cơng
nghiệp là hình chai rượu Hennessy XO.

4


Theo như quan điểm này cho rằng hành vi của công ty Tiến Thành đã xâm
phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp của công ty Hennessy.Căn cứ vào điều
126 Luật SHTT 2009 , trong đó hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp là hành vi:
“1.Sử dụng sáng chế được bảo hộ,kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu
dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó….trong thời hạn hiệu

lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu
2.Sử dụng sáng chế,kiểu dáng cơng nghiệp,thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù
theo quy định về quyền tạm thời quy định tại điều 131 LSHTT”
Căn cứ vào điều 124 ,LSHTT 2009 về sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
“…
2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp được
bảo hộ;
b) Lưu thông ,quảng cáo,chào hàng,tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại
điểm a khoản này;
c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.”
Hành vi của công ty Tiến Thành đã xâm phạm đến quyền sở hữu kiểu dáng công
nghiệp của công ty Hennessy do đã sử dụng bao bì sản phẩm là kiểu dáng công
nghiệp của công ty Hennessy mà không được sự đồng ý của công ty này.
Mặc dù công ty Tiến Thành không trực tiếp sản xuất ra vỏ chai rượu của công
ty ( do đã sử dụng vỏ chai rượu của công ty Hennessy là kiểu dáng công nghiệp
được bảo hộ nhưng công ty Tiến Thành đã sản xuất ra sản phẩm chai rượu ghi nhãn
của công ty của mình và có mang “hình dáng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp
được bảo hộ, hơn nữa cịn có hành vi lưu thông ,chào bán,quảng cáo,chào
hàng,tang trữ để lưu thông sản phẩm ”.Như vậy,căn cứ theo luật định,hành vi của
5


công ty Tiến Thành được xác định là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với
kiểu dáng cơng nghiệp chai của công ty Hennessy.
Việc xác định hành vi vi phạm căn cứ vào điều 5, Nghị định của Chính phủ
số 105/2006NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí
nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định:
“Hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy khi có đủ căn

cứ sau đây:
1.

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ

2.

Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng được xem xét

3.

Người thực hiện hành vi bị xem xét khơng phải là chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho
phép theo quy định luật SHTT

4.

Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam ”

Thứ nhất,vỏ chai rượu Hennessy đang được coi là đối tượng bảo hộ theo quy định
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp theo khoản 1 điều 5 của nghị
định 105.
Thứ hai,việc xác định thêm yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp căn cứ theo điều 10, nghị định 105 có nêu: “1.Yếu tố xâm phạm quyền đối
với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên
ngồi không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Thứ ba,căn cứ để xác định yếu tố đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp được xác định theo bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp”. Đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty Hennessy , do

được công nhận là chủ sở hữu đối với văn bằng bảo hộ nên công ty đang được bảo
hộ với tư cách là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp.
6


Tuy nhiên cũng cần lưu ý ở đây là liệu việc công nhận chủ sở hữu về kiểu dáng
công nghiệp chai có phải được cơng nhận ở Việt Nam khơng hay nói cách khác
cơng ty Hennessy có phải được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ độc quyền kiểu dáng
công nghiệp chai của Việt Nam khơng ? Có hai trường hợp, nếu công ty Hennessy
được bảo hộ tại Việt Nam thi có hai khả năng xảy ra:


Khả năng thứ nhất: cơng ty Hennessy đã đăng kí bảo hộ tại Việt Nam theo
cơ chế bảo hộ tại Việt Nam



Khả năng thứ hai : cơng ty Hennessy đăng kí bảo hộ quốc tế mà theo điều
ước của bản thỏa thuận có quy định sẽ phát sinh quyền của chủ sở hữu khi
hoàn tất thủ tục đăng kí theo quy định pháp luật

Thứ tư, một sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
a)

Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét,kể cả trường hợp đã được
cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp,có tập hợp các đặc điểm tạo
dáng tạo thành một tổng thể bản sao hoặc về bản chất là bản sao(gần như
không thể phân biệt được sự khác biệt ) của kiểu dáng công nghiệp của chủ
sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó


b)

Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo
dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu
dáng cơng nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm đưuọc bảo hộ
của người khác

Kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt không đáng kể với kiểu dáng công
nghiệp được bảo hộ theo quy định pháp luật khi kiểu dáng cơng nghiệp đó là bản
sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ
Như vậy, hành vi của công ty Tiến Thành là thu gom chai đựng rượu của công
ty Hennessy về đóng gói,dán nhãn hiệu của mình là hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ về kiểu dáng cơng nghiệp chai bởi vì về bản chất sản phẩm chai
7


rượu mang nhãn hiệu Tiến Thành có kiểu dáng chai khơng khác gì so với kiểu
dáng chai rượu của cơng ty Hennessy.Theo luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của
Việt Nam , cơng ty Hennessy có thể có những cách thức khác nhau để bảo hộ
quyền của mình như là có quyền tự bảo vệ mình hoặc nhờ sự can thiệp của các
cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bằng những biện pháp như dân sự
,hành chính,hình sự….
Quan điểm 2:
Cơng ty Tiến Thành khơng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với kiểu dáng công nghiệp chai của công ty Hennessy ngay cả khi văn
bằng bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp vẫn cịn hiệu lực.
Theo quan điểm này dựa trên quy định pháp luật để xác định hành vi của cơng ty
Tiến Thành có xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp hay không còn căn
cứ vào thuyết hết quyền mà Quốc tế ghi nhận và việc áp dụng theo tinh thần chung

về hết quyền trong sở hữu công nghiệp trong pháp luật về quyền sở hữu công
nghiệp tại Việt Nam.Ý kiến cá nhân của em cũng nghiêng hơn về quan điểm thứ
hai.Sau đây, bài tiểu luận xin được tập trung làm rõ hơn về quan điểm này.
Trước hết, theo thuyết hết quyền, khi một sản phẩm/hàng hóa nào đó được sản xuất
dựa trên các đối tượng của sở hữu trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu,kiểu dáng công
nghiệp... và được đưa ra thị trường lần đầu tiên bởi chính chủ sở hữu của các
quyền sở hữu trí tuệ đó hay dưới sự cho phép của họ thì chủ sở hữu của các quyền
sở hữu trí tuệ sẽ khơng cịn quyền kiểm sốt, can thiệp vào q trình lưu thơng tiếp
theo của những sản phẩm, hàng hóa này. Nói một cách khác quyền của họ đã hết,
đã cạn kiệt ngay từ khi hàng hóa được đưa ra thị trường hợp pháp lần đầu tiên của
chính chủ sở hữu văn bằng bảo hộ.Việc áp dụng ngun tắc hết quyền quốc tế là có
lợi cho chính sách tự do hóa thương mại, giúp Việt Nam có thể tận dụng được
những sản phẩm/hàng hóa chính hãng giá rẻ từ những nguồn cung cấp khác.

8


Quyền sở hữu trí tuệ về bản chất là có tính quốc gia/lãnh thổ, cùng một đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở quốc gia này khơng đồng nghĩa với việc chúng
được bảo hộ ở các quốc gia khác.
Tại Việt Nam, tinh thần chung là áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc tế, vốn đã
được cụ thể hóa trong pháp luật sở hữu cơng nghiệp tại điều 125.2 Luật Sở hữu trí
tuệ (SHTT) theo đó chủ thể quyền sở hữu cơng nghiệp sẽ khơng có quyền cấm
người khác “lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra
thị trường, kể cả thị trường nước ngồi một cách hợp pháp”.Nói cách khác, hành vi
sử dụng vỏ chai rượu của công ty Tiến Thành Việt Nam khơng vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ, vì có thể viện dẫn rằng đó chỉ là hành vi lưu thông,nhập khẩu,khai thác
công dụng của sản phẩm(rượu Hennessy) được đưa ra thị trường nước ngoài (Việt
Nam) một cách hợp pháp được ghi nhận trong luật Việt Nam cũng như trong luật
nước ngồi.

Hành vi của cơng ty Tiến Thành sẽ bị coi là hành vi xâm phạm nếu giả sử đó là
hành vi sản xuất,thiết kế kiểu dáng chai rượu giống như thiết kế của chai rượu công
ty Hennessy hoặc công ty Hennessy có chính sách thu hồi lại vỏ chai để sử dụng
nhưng trong trường hợp này không phải thuộc một trong hai trường hợp đã đưa
ra.Quan điểm theo thuyết hết quyền sẽ có lợi cho chính sách tự do hóa thương
mại,giúp các cơng ty có thể tận dụng được nguyên liệu sản phẩm giá rẻ từ những
nguồn cung cấp khác.
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng về chủ trương mở rộng,thúc đẩy phát triển nền
kinh tế ,Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế, quyết liệt triển khai ba đột phá
chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng; tạo mơi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của
doanh nghiệp và của nền kinh tế.

9


Hơn nữa, với việc gia nhập các tổ chức quốc tế và trong khu vực,tham gia các
hiệp định quốc tế cũng hướng tới sự đồng thuận,nhất trí và hợp tác cùng phát triển
của các nước thành viên.Đến nay ,nước ta đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do
và đang tiếp tục đàm phán 5 FTA khác như :Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Việt Nam - Nhật Bản (Vietnam - Japan economic Partnership Agreement VJEPA)
và Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Chile.Việt Nam đã
cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 6 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu
vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc
(AKFTA), AJFTA, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA),khu vực
thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA)
Như vậy,theo tinh thần trên, khơng phải chỉ có những chính sách kinh tế
được mở rộng mà pháp luật Việt Nam cũng cần phải được mở rộng, hồn thiện
theo hướng cơ chế thơng thống hơn nữa phù hợp với pháp luật quốc tế không chỉ
có lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà cịn cả những lĩnh vực khác




Cá nhân em nghiêng về quan điểm thứ hai hơn vì như đã giải thích ở
trên đây, nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng mở cửa hội nhập
quốc tế hơn,những nguyên tắc luật pháp Việt Nam cũng có xu hướng
phù hợp với pháp luật quốc tế.Việc tuân theo pháp luật quốc tế giúp
dễ dàng hơn khi mở cửa hội nhập với nền kinh tế các nước khác,giúp
các doanh nghiệp tận dụng được sản phẩm ,nguyên liệu ngoại chất
lượng tốt,giảm đầu vào tăng đầu ra ,doanh nghiệp Việt sẽ nâng cao
được khả năng cạnh tranh với các cơng ty,tập đồn kinh tế khác trên
thế giới

10


Một số trường hợp khác mà công ty Tiến Thành khơng vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ về kiểu dáng cơng nghiệp
Khả năng này bao gồm có 3 trường hợp:


Trường hợp 1: Công ty Tiến Thành không được sự đồng ý sử dụng kiểu dáng
công nghiệp chai nhưng thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chai của
công ty Hennessy đã hết thời hạn



Trường hợp 2 : Công ty Tiến Thành đã được thực hiện hành vi sử dụng kiểu
dáng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc sự đồng ý của công
ty rượu Hennessy qua hợp đồng chuyển giao




Trường hợp 3 : Kiểu dáng chai Hennessy không được bảo hộ tại Việt Nam

Trường hợp 1: Công ty Tiến Thành Thành không được sự đồng ý sử dụng kiểu
dáng công nghiệp chai nhưng thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chai của
công ty Hennessy đã hết thời hạn
Theo điều 93 ,luật SHTT 2009 về hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng cơng
nghiệp,trong đó luật SHTT quy định hiệu lực văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn
lãnh thổ Việt Nam.Khoản 4, điều 93,LSHTT 2009 ,bằng độc quyền kiểu dáng cơng
nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài hết năm năm kể từ ngày nộp đơn và có
thể gia hạn hai lần liên tiếp ,mỗi lần năm năm.Quy định như trên,ta hiểu,ngày hết
hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là sau 15 năm kể từ ngày văn
bằng có hiệu lực.Như vậy sau thời hạn 15 năm, văn bằng bảo hộ KDCN về chai
đương nhiên hết hiệu lực và thuộc về tài sản công cộng, dẫn đến việc công ty Tiến
Thành sử dụng vỏ chai để đóng gói sẽ khơng coi là hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.
Trường hợp 2 : Công ty Tiến Thành đã được thực hiện hành vi sử dụng kiểu
dáng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc sự đồng ý của công ty rượu
Hennessy qua hợp đồng chuyển giao.

11


Trường hợp này ,cơng ty Tiến Thành có quyền thực hiện hành vi lấy vỏ chai rượu
của công ty Hennessy làm vỏ chai rượu cho vỏ chai của mình.Căn cứ vào khoản
3,điều 5, nghị định 105/2006/NĐ-CP về xác định hành vi xâm phậm quyền sở hữu
trí tuệ thì người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ và khơng phải là người được pháp luật cho phép theo quy định tại các điều

25,26,32,33,khoản 2 và khoản 3 điều 125,điều 133,điều 134,khoản 2 điều 137,các
điều 145,190 và 195 của luật sở hữu trí tuệ thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.Như vậy ,nếu cơng ty Tiến Thành được chuyển giao quyền theo các cơ chế mà
pháp luật quy định được phép như : ủy quyền,thông qua hợp đồng chuyển
giao,tặng cho , thừa kế….thì sẽ được coi là khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
của chủ thể khác.
Trường hợp 3 : Kiểu dáng chai Hennessy không được bảo hộ tại Việt Nam
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kiểu dáng công nghiệp chai của công ty
rượu Hennessy không được bảo hộ ở Việt Nam.Nhưng ta chú ý hơn đến trường
hợp cơng ty Hennessy khơng nộp đơn đăng kí bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp chai
của mình tại Việt Nam .Theo nguyên tắc của văn bằng bảo hộ chỉ bảo hộ tại nước
mà đối tượng sở hữu công nghiệp đã nộp đơn và thời hạn bảo hộ theo thời hạn
được ghi trong văn bằng bảo hộ ,vì thế dù kiểu dáng cơng nghiệp chai của cơng ty
Hennessy có được pháp luật nước khác bảo hộ nhưng cũng không phát sinh hiệu
lực tại Việt Nam.Vì vậy, để bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp của mình,Hennessy
cần đăng kí quyền sở hữu công nghiệp về kiểu dáng chai để bảo vệ tốt hơn quyền
của mình
Đề bài khơng u cầu nhưng trong trường hợp1,theo quan điểm cho rằng cơng ty
Tiến Thành có hành vi xâm phạm quyền thì theo quy định của LSHTT ,điều 198
đến điều 210 về các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều 4 nghị định
12


105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở
hữu trí tuệ thì đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chủ sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ có thể áp dụng các biện pháp quyền tự bảo vệ;tùy từng trường hợp cụ
thể các biện pháp dân sự,biện pháp hành chính,biện pháp hình sự,biện pháp khẩn
cấp tạm thời.
Trong tình huống này có thể áp dụng biện pháp tự bảo vệ, dân sự,hành chính
hoặc hình sự,biện pháp khẩn cấp tạm thời.Cần lưu ý rằng không thể áp dụng đồng

thời cả hai biện pháp hình sự và hành chính vì một hành vi vi phạm chỉ gây ra một
hậu quả; mức độ nghiêm trọng của hành vi ,thời gian,khối lượng sản phẩm vi phạm
và hậu quả tác động đối với chủ thể khác cũng như xã hội là căn cứ để xem xét
hành vi có cấu thành tội phạm theo bộ luật hình sự không.
Căn cứ vào điều 171 ,BLHS và thông tư hướng dẫn thi hành liên tịch số
01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 29 tháng 02 năm 2008
hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ, hành vi sẽ bị coi là tội phạm hình sự khi
Điều 171.Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp.
Các biện pháp xử phạt hành chính được áp dụng nếu thuộc các trường hợp theo
nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp:
Biện pháp dân sự được áp dụng theo điều 202,LSHTT 2009.Biện pháp này thuộc
thẩm quyền của tòa án để buộc cá nhân,tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ phải : 1.Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;2.Buộc xin lỗi cải chính
cơng khai;3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4.Buộc bồi thường thiệt hại; 5.Buộc
tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương
mại đối với hàng hóa,nguyên lieu,vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để
sản xuất,kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện khơng
làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu trí tuệ.Tuy nhiện ,chủ
sở hữu văn bằng bảo hộ cần phải chứng minh nghĩa vụ của đương sự theo điều
13


203,căn cứ xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo điều 204 và
mức bồi thường thiệt hại theo điều 205 của luật sở hữu trí tuệ
Cũng có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tam thời theo quy định điều 207
LSHTT 2009 ,áp dụng với các hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ,ngun liệu,vật liệu,phương tiện sản xuất,kinh doanh hàng hóa đó như thu
giữ;kê biên;niêm phong,cấm thay đổi hiện trạng,cấm di chuyển;cấm dịch chuyển

quyền sở hữu và các biện pháp khẩn cấp tam thời khác được áp dụng theo quy định
của bộ luật tố tụng dân sự.Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm thời dựa trên căn cứ
điều

210

LSHTT



điều

100

Bộ

luật

TTDS

Điều 100. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời
1. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên
toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà do Hội
đồng xét xử xem xét, quyết định

III.KẾT LUẬN
Như vậy, trong tình huống trên của cơng ty Tiến Thành ,có hai quan về trường hợp
văn bằng bảo hộ về sở hữu kiểu dáng công nghiệp vẫn cịn hiệu lực.Đây có thể là

một điểm hạn chế của luật hiện nay do các quy định còn mập mờ gây ra nhiều cách
hiều khác nhau ,dẫn đến khó khăn trong việc thi hành và áp dụng pháp luật.Với cơ
chế mở hiện nay,nhà làm luật cần quy định theo hướng mở hơn nữa,giúp tăng
cường hợp tác quốc tế, và phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường,tăng khả
năng cạnh tranh của những doanh nghiệp ,tập đoàn kinh tế Việt Nam với các tổ
chức kinh tế khác ở trên thế giới
14


Đề 8 :Công ty Hennessy là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chai và nhãn hiệu
của chai Hennessy XO .Cơ sở Tiến Thành đã thu gom những chai rượu Hennessy

15


XO (chai khơng) rồi cho rượu của mình sản xuất,dán nhãn “Tiến Thành: bán ra
thị trường.Được biết nhãn hiệu “Tiến Thành” không trùng hay tương tự gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu Hennessy XO.
Theo anh chị, hành vi của cơ sở Tiến Thành có xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp của công ty Tiến Thành không ? Tại sao ?

16


17


18




×