Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

GIÁO án ôn tốt NGHIỆP môn GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.05 KB, 26 trang )

Tuần: 1

Ngày soạn: 02 – 10 - 2016

Tiết: 1,2,3
Chuyên đề 1: Các khái niệm cơ bản và thực thi pháp luật
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp cho HS nêu được khái niệm, các đặc trưng của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
- Giúp cho HS nắm được khái niệm thực hiện pháp luật; các hình thức.
- Giúp cho HS nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ
bản nào? cũng như trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và tráchn hiệm
pháp lí của các loại VPPL.
2. Kỹ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các
chuẩn mực của pháp luật
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Giúp HS biết cách
thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
- Giúp HS nhận biết, vận dụng kiến thức vào tình huống pháp luật và làm bài
TNKQ.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp
luật.
- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp
luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.


II. Chuẩn bị:


1. Giáo viên:
- SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, giáo án ôn phụ đạo, những tình huống pháp
luật, những câu hỏi trắc nghiệm,...
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết tình huống,...
1. Học sinh: SGK GDCD 12, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp

12A

12B

12C

12D

Sĩ số
Ngày dạy
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: (GV dẫn vào bài học)
A. Lý thuyết
I. Khái niệm pháp luật
1. Pháp luật là gì?
- Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
2. Các đặc trưng của pháp luật.
- Tính quy phạm phổ biến.
+ Là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung

+ Được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi
+ Được áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực


- Tính quyền lực và bắt buộc chung: tức thể hiện sức mạnh của nhà nước nếu vi
phạm sẽ bị cưỡng chế.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+ Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu, rõ rang trong từng điều khoản..
+ Phù hợp với Hiến pháp
3. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- PL do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện, đại diện cho giai cấp
cầm quyền.
- Các QPPL phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
- PLVN(PLXHCN) mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của
ĐCS VN và phải thể hiện quyền làm chủ của NDLD trên tất cả các lĩnh vực.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đs, do thực tiễn đs xã hội đòi hỏi
+ PL phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực hiện trong thực tiễn đời sống
xã ,vì sự phát triển của xã hội.
4. Mối quan hệ pháp luật và đạo đức
- PL có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức.
- NN luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL
- Các QPPL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức
VD: Như sự công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải... đều là giá đạo đức mà con
người luôn hướng tới.
5. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.



a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- NN quản lí xã hội bằng nhiều phương tiện như: Giáo dục, đạo đức, chính sách, kế
hoạch...trong đó PL là phương tiện chủ yếu.
- NN quản lí xã hội bằng PL sẽ đảm bảo:
+ Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của ND)
+ Tính thống nhất (vì PL có tính bắt buộc chung)
+ Tính có hiệu lực (vì PL có sức mạnh cưỡng chế)
- Nhà nước quản lí XH bằng PL nghiaz là:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện PL
+ Đưa PL vào đời sống
+ Thường xuyên giáo dục PL trong nhân dân. Thực hiện phổ cập PL..
- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp dân chủ và hiệu quả vì:
+ PL là khuân mẫu, tính phổ biến và bắt buộc chung
+ PL ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ XH.
b. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của mình.
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp
luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì .Căn cứ vào các quy định
này, công dân thực hiện quyền của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính , khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố
tụng qui định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân. Căn cứ vào các qui định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Công dân phải chấp hành PL, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người
VPPL.


II. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật .
1. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Khái niệm: THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định
của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức.
- THPL là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp
luật.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình,
làm những gì mà PL cho phép làm( có thể thực hiện hoặc không thực hiện)
VD: Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, quyền khái nại tố cáo.
- Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, chủ
động làm những gì mà PL quy định phải làm.
VD: 1 công dân SX-KD thì phải nộp thuế…
- Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp
luật cấm.
VD: không được tự tiện phá rừng, đánh bạc…
- Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào
quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các
quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Tuần: 2

Ngày soạn: 08 – 10 - 2016


Tiết: 4,5,6
Chuyên đề 1: Các khái niệm cơ bản và thực thi pháp luật
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp cho HS nêu được khái niệm, các đặc trưng của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật.

- Giúp cho HS nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
- Giúp cho HS nắm được khái niệm thực hiện pháp luật; các hình thức.
- Giúp cho HS nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ
bản nào? cũng như trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và tráchn hiệm
pháp lí của các loại VPPL.
2. Kỹ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các
chuẩn mực của pháp luật
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Giúp HS biết cách
thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
- Giúp HS nhận biết, vận dụng kiến thức vào tình huống pháp luật và làm bài
TNKQ.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp
luật.
- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp
luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.
II. Chuẩn bị:


1. Giáo viên:
- SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, giáo án ôn phụ đạo, những tình huống pháp
luật, những câu hỏi trắc nghiệm,...
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết tình huống,...
1. Học sinh: SGK GDCD 12, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp


12A

12B

12C

12D

Sĩ số
Ngày dạy
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: (GV dẫn vào bài học)
A. Lý thuyết
III. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
1. Vi phạm pháp luật.
* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.
- Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu
hiện:
+ Hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp
luật.
VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm …
+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của
PL.
VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….


- Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
+ Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình

- Người vi phạm phải là người có lỗi
+Lỗi cố ý
+ Lỗi vô ý
* Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Trách nhiệm pháp lí:
- Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu
quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình nhằm
- Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt)
- Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)
3. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.
- Vi phạm hình sự.
+ Khái niệm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội , bị coi là tội phạm được quy định trong
Bộ Luật Hình Sự
+ Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) do TA áp
dụng với người phạm tội.
Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án HS: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án.
- Vi phạm hành chính:


+ Khái niệm: là hành vi do cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện, có mức độ nguy
hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các quy tắc quản lí của nhà
nước.
+ Trách nhiệm hành chính: do cơ quan quản lí NN áp dụng với chủ thể VP như:
phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục tình trạng ban đầu, thu-giữ tang vật phương tiện
được sử dụng để vi phạm.
- Vi phạm dân sự.
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân.

+ Trách nhiệm dân sự: TA áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại
hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.
Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án DS: Khởi kiện, thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành
án.
- Vi phạm kỉ luật:
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ NN trong các
cơ quan, trường học, doanh nghiệp.
+ Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể VP kỉ luật
như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải...
B. Tình huống
1. Pháp luật là gì, các đặc trưng của pháp luật, bản chất của pháp luật.
Tình huống 1: Trong giờ thảo luận nhóm ở lớp 12A, một số bạn có ý kiến cho
rằng, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có nghĩa là nhà nước ban hành pháp
luật và như vậy, pháp luật sẽ đương nhiên được thực hiện trong xã hội mà không
cần phải có hoạt động nào khác nữa; một số các bạn khác lại có ý kiến cho rằng
nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là phải làm sao pháp luật đó được áp dụng
trong thực tiễn.
Câu hỏi:
1. Em suy nghĩ thế nào về những ý kiến trên đây?


2. Để quản lý xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?
Tình huống 2: Bình hỏi Thanh: “có phải pháp luật mang tính quy phạm phổ biến
vì pháp luật sau khi được ban hành phải được phổ biến cho tất cả mọi người
không?”. Thanh trả lời: “Đúng đấy? Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành được phổ biến cho tất cả mọi người, vì thế mà pháp luật có tính quy phạm
phổ biến”.
Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách hiểu của Bình và Thanh?
2. Em hiểu thế nào về tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Cho ví dụ minh

họa?
Tình huống 3: Luật giao thông đường bộ quy định: Người đi xe máy phải đội mũ
bảo hiểm (kể cả người điều khiển và người ngồi trên xe). Đây là một quy định
chung, do Nhà nước ban hành, bắt buộc đối với tất cả mọi người. Vậy mà bạn
Khánh ở lớp 12B lại nói: “Bắt buộc chung là bắt buộc nói chung đấy thôi, còn nói
riêng thì vẫn có ngoại lệ”.
Câu hỏi:
1. Em hiểu thế nào về tính bắt buộc chung của pháp luật?
2. Bạn Khánh nói như vậy có đúng không, tại sao?
Tình huống 4: Hà nghe bạn Quế nói, có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi
với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, giao thong
đường bộ, bảo vệ môi trường,…Chẳng hạn, pháp luật về bảo vệ môi trường quy
định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
và chất độc hại, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì
quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. Vậy mà, có nhiều người lại
nói, pháp luật chỉ mang bản chất giai cấp, chỉ bảo vệ lợi ích của nhà nước mà thôi.
Hà cứ suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
Câu hỏi:
1. Theo em, quy định của pháp luật trong tình huống này trả lời cho câu hỏi
nào về bản chất của pháp luật?


2. Pháp luật có những bản chất nào, bản chất đó thể hiện như thế nào trong
pháp luật hiện nay?
3. Pháp luật do nhà nước ban hành có vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội hay
không?

Tuần: 3

Ngày soạn: 15 – 10 - 2016


Tiết: 7,8,9
Chuyên đề 1: Các khái niệm cơ bản và thực thi pháp luật
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp cho HS nêu được khái niệm, các đặc trưng của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
- Giúp cho HS nắm được khái niệm thực hiện pháp luật; các hình thức.
- Giúp cho HS nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản
nào? cũng như trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và tráchn hiệm pháp lí
của các loại VPPL.
2. Kỹ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các
chuẩn mực của pháp luật
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Giúp HS biết cách
thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.


- Giúp HS nhận biết, vận dụng kiến thức vào tình huống pháp luật và làm bài
TNKQ.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp
luật.
- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp
luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, giáo án ôn phụ đạo, những tình huống pháp

luật, những câu hỏi trắc nghiệm,...
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết tình huống,...
1. Học sinh: SGK GDCD 12, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp

12A

12B

12C

12D

Sĩ số
Ngày dạy
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: (GV dẫn vào bài học)
A. Lý thuyết
B. Tình huống
2.Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, vai trò của pháp luật trong đời sống
xã hội.


Tình huống 1:Cô giáo yêu cầu mỗi nhóm trong lớp phải tìm được từ 1-2 điều luật
trong đó có thể hiện quy tắc đạo đức. Bạn Hương nêu ra Điều 35 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2000: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với
cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự,
truyền thống tốt đẹp của gia đình. Huyền chợt nghĩ: Đây rõ rang là quy định của

pháp luật mà sao bạn Hương lại nói là có gắn với quy tắc đạo đức nhỉ?
Câu hỏi:
1. Theo em, quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình có thể hiện quy
tắc đạo đức không? Tại sao? Nếu có thì thể hiện quy tắc đạo đức nào?
2. Em hãy chứng minh rằng, pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau?
Tình huống 2: Giôn Lốc – nhà tư tưởng người anh ở thế kỷ XVII đã từng khẳng
định: ở đâu không có pháp luật, ở đó không có tự do. Vậy mà em nghe một số
người lại nói rằng: ở đâu có pháp luật, ở đó không có tự do. Vậy ai đúng, ai sai
đây?
Câu hỏi:
1. Em đồng ý với lời khẳng định của Giôn Lốc hay không? Vì sao?
2. Theo em, pháp luật có vai trò gì trong cuộc sống?
3.Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
Tình huống: Một người cha nói với con trai rằng: Sau này học xong THPT con
có quyền lựa chọn các trường đại học mà con thi vào sao cho phù hợp với khả
năng và nguyện vọng của mình. Theo cha, con nên thi vào các trường như: Đại
học khoa học tự nhiên hoặc Đại học Bách khoa thì phù hợp với khả năng của
con. Người mẹ không nhất trí với ý kiến của người cha và cho rằng con mình
phải thi vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, vì chỉ có am hiểu về kinh tế thì
mới có cuộc sống đầy đủ sau này được. Người con đã không nghe theo cả cha
và mẹ mà quyết định thi vào trường Đại học Xây dựng, vì rất ham mê ngành
xây dựng. Người mẹ cho rằng việc con không nghe lời là bất hiếu. Người cha
đã tôn trọng quyết định của con, và cho rằng con trai mình quyết định như vậy
là thực hiện đúng.


Câu hỏi:
1. Trong ba người trên đây, việc làm của ai là thực hiện đúng quy định của
pháp luật? Nêu dẫn chứng điều luật và văn bản?
2. Nếu có người thực hiện đúng quy định của pháp luật thì đó là biểu hiện của

hình thức thực hiện pháp luật nào?(Sử dụng pl; thi hành pl; tuân thủ pl hay
áp dụng pl).
3. Việc người mẹ cho rằng người con như vậy là bất hiếu có đúng không? Vì
sao?
4.Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý.
Tình huống:C đi xe máy vượt đèn đỏ ở một ngã tư đường phố và đã đâm vào xe
máy của D đang đi đến từ phía đường tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của D bị
hỏng nặng còn D bị xây xát nhẹ. C và D đã thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ
việc trên. C đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho D một số tiền mà D
yêu cầu. Ngoài ra, C còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vượt đèn đỏ. C
cho rằng, mình đền bù D theo thỏa thuận là được rồi còn việc phạt của cảnh sát là
không phù hợp với lẽ công bằng.
Câu hỏi:
1. Việc C đền bù thiệt hại cho D do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra
có phải là hành vi gánh chịu trách nhiệm pháp lý dân sự không?
2. Việc cảnh sát giao thông phạt C do lỗi vượt đèn đỏ có phải là hành vi truy
cứu trách nhiệm pháp lý hành chính của C không?
3. Theo định nghĩa về trách nhiệm pháp lý trong bài 2 SGK, hãy xác định trách
nhiệm pháp lý của C là loại trách nhiệm pháp lý nào?
5.Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Tình huống:M đi xe máy đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng M
vẫn không chịu dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị
một cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. M đã xuất trình
đầy đủ giấy tờ cần thiết, song cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và yêu cầu nộp
phạt. M nói vời người cảnh sát rằng, anh ta xử lý như vậy là không có tình, có


lý.Vì, thứ nhất: Đường khi đó rất vắng M không gây tai nạn giao thông; Thứ hai:
M đã xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Câu hỏi:

1. Việc làm trên của cảnh sát giao thông có đúng pháp luật không?
2. Ý kiến của M như vậy có đúng không?
3. Nếu như có hành vi vi phạm pháp luật thì hành vi đó là loại hình vi phạm
pháp luật gì?


Tuần: 4

Ngày soạn: 22 – 10 - 2016

Tiết: 10, 11, 12
Chuyên đề 1: Các khái niệm cơ bản và thực thi pháp luật
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp cho HS nêu được khái niệm, các đặc trưng của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật.
- Giúp cho HS nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
- Giúp cho HS nắm được khái niệm thực hiện pháp luật; các hình thức.
- Giúp cho HS nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản
nào? cũng như trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và tráchn hiệm pháp lí
của các loại VPPL.
2. Kỹ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các
chuẩn mực của pháp luật
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Giúp HS biết cách
thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
- Giúp HS biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.


- Giúp HS nhận biết, vận dụng kiến thức vào tình huống pháp luật và làm bài

TNKQ.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp
luật.
- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp
luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, giáo án ôn phụ đạo, những tình huống pháp
luật, những câu hỏi trắc nghiệm,...
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết tình huống,...
1. Học sinh: SGK GDCD 12, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp

12A

Sĩ số
Ngày dạy
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: (GV dẫn vào bài học)
A. Lý thuyết
B. Tình huống
C. Trắc nghiệm khách quan
I. Các câu hỏi trắc nghiệm:

12B

12C


12D


Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng:
Câu 1: Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào?
A. Quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền
B. Quan hệ kinh tế
C. Quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội
D. Quan hệ xã hội
Câu 2: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của ai?
A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp tiến bộ
D. Giai cấp cầm quyền
Câu 3: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ nào?
A. Xã hội
B. Chính trị
C. Kinh tế
D. Đạo đức
Câu 4: Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì?
A. Quản lý xã hội
B. Quản lý công dân
C. Bảo vệ các giai cấp
D. Bảo vệ các công dân
Câu 5: Pháp Luật là:
A. Hệ thống các văn bản và Nghị Định do các cấp ban hành và thực hiện.


B. Những Luật và điều luật cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm
thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng
địa phương.
Câu 6: Pháp luật có đặc điểm là:
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung;
có tính chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 7: Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành……………………………mà nhà nước là đại diện.
A.
B.
C.
D.

Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
Phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân.
Phù hợp với các quy phạm đạo đức
Phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

Câu 8: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A.
B.
C.
D.

Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự
phát triển của xã hội.

Câu 9: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là văn bản luật?
A. Điều lệ trường THPT.
B. Nội quy học sinh.
C. Luật giáo dục.
D. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 10: Pháp luật mang bản chất:
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất áp đặt.
C. Bản chất giai cấp và xã hội.
D. Bản chất xã hội.


Câu 11: Dấu hiệu vi phạm pháp luật:
A. Là hành vi trái pháp luật do người có năng lực hành vi thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý.
B. Là hành vi trái pháp luật.
C. Là hành vi xâm hại các quan hệ xã hội do pháp luật bảo vệ.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 12: “Người nào trông thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm
đến sức khỏe, tính mạng có điều kiện mà không giúp đỡ dẫn đến người đó
chết…”. Hành vi đó là hành vi vi phạm gì?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm kỷ luật.
D. Vi phạm hành chính.

Câu 13: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
Câu 14: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm)
là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15: Các tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 16: Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 17: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra
có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.


C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 18: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm

tới……………………
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 100.000
đồng. Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 20: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính
mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 21: Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ
quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 22: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến
ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn
kiện ông K ra tòa. Việc chị H kiện ông K là hành vi:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23: Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma
túy. Trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.


Câu 24: Trong các cách thức quản lý xã hội dưới đây cách thức quản lý nào
hiệu quả nhất:
A. Quản lý bằng tiền tệ.
B. Quản lý bằng đạo đức.
C. Quản lý bằng kế hoạch.
D. Quản lý bằng pháp luật.
Câu 25: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?
A. Lợi ích kinh tế của mình.
B. Quyền và nghĩa vụ của mình.
C. Các quyền của mình.
D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
26. Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội. Trong trường hợp này anh M đã:
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
27. Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trường hợp này
chị C đã:
A. Không sử dụng pháp luật
B. Không tuân thủ pháp luật
C. Không thi hành pháp luật
D. Không áp dụng pháp luật

28.Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy.
Trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Không áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật


29. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh A ra quyết định về việc luân chuyển một số
cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi.
Trong trường hợp này, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh A đã:
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
30.Hãy nối mỗi cụm từ ở cột phải (I) với một cụm từ tương ứng ở cột trái (II) để
có được đáp án đúng:
I

II

1.Pháp luật có tính

a. Quản lý xã hội

2.Pháp luật mang bản chất

b. Giai cấp

3.Pháp luật là phương tiện để nhà nước


c. Quy tắc ứng xử

4.Pháp luật là phương tiện để công dân
thực hiện và

d. Được bảo đảm thực hiện bằng quyền
lực nhà nước

5.Pháp luật là phương tiện để thực hiện

e. Quyền lực, bắt buộc chung

6.Quản lý bằng pháp luật là phương
pháp quản lý

f. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình

7.Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử
sự chung do nhà nước ban hành và

g. Dân chủ và hiệu quả nhất

8.Đạo đức là

h. Đường lối chính trị của giai cấp cầm
quyền



II. Đáp án
Câu

Đáp án

1

A

2

B

3

B

4

A

5

C

6

C

7


A

8

D

9

C

10

C

11

D

12

A

13

D

14

A


15

B

16

C

17

B

18

B

19

D

20

C


21

C


22

A

23

B

24

D

25

D

26

A

27

C

28

D

29


D

30

1-e; 2-b; 3-a; 4-f; 5-h; 6-g; 7-d; 8-c


×