Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 8: Đường tròn ngoại tiếpĐường tròn nội tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.46 KB, 3 trang )

Giáo án môn Toán 9 – Hình học

Tiết 50 :ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP. IĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP
MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp (nội tiếp) của 1
đa giác.
- Biết bất cứ đa giác đều nào cũng có 1 đường tròn ngoại tiếp và 1 đường tròn nội tiếp.
- Biết vẽ tâm của đa giác đều , từ đó vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của
một đa giác đều cho trước .
II- CHUẨN BỊ :
- Thước, compa, ê ke, bảng phụ
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1- Định nghĩa
Ta đã biết với bất kỳ tam giác nào cũng có một đường
tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp . Còn đối với
đa giác thì sao ?
Gv treo bảng phụ hình 49 SGK
B

A
r
o
D

R
C


H.49
? Thế nào là đường tròn ngoại tiếp hình vuông

- Đường tròn ngoại tiếp hình vuông là đường tròn đi qua 4
đỉnh của hình vuông
- Đường tròn nội tiếp hình vuông là đường tròn tiếp xúc với
4 cạnh của hình vuông

? Thế nào là đường tròn nội tiếp hình vuông
Mở rộng các khái niệm trên , thế nào là đường tròn
ngoại tiếp đa giác ? Thế nào là đường tròn nội tiếp đa
giác ?
Gv đưa định nghĩa SGK - Tr . 91

Định nghĩa :
- Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của đa giác gọi là đường
tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác gọi là nội tiếp đường tròn.
- Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác được
gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác gọi là đa giác
ngoại tiếp đường tròn.
Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp hình vuông là


Giáo án môn Toán 9 – Hình học
hai đường tròn đồng tâm
Quan sát H 49 SGK, em có nhận xét gì về đường tròn
ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp hình vuông ?
Hs vẽ hình ? vào vở
? Giải thích tại sao
Yêu cầu Hs làm


r=

R 2
2

?

- Vẽ đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp 1 lục giác đều ?
? Vì sao tâm O cách đều các các cạnh của lục giác đều .
- Nhận xét về vị trí 2 tâm đường tròn ngoại tiếp và nội
tiếp của lục giác đều.
Hoạt động 2 - Định lý
? . Theo em có phải bất kỳ đa giác nào cũng nội tiếp Không phải bất kỳ đa giác nào cũng nội tiếp được đường
được đường tròn hay không
tròn
- Chú ý : Công nhận định lý
- Nêu 2 cách vẽ tâm của 1 đa giác đều

- Định lý
Bất kỳ đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn
ngoại tiếp một và chỉ một đường tròn nội tiếp
- Nhận xét : Trong đa giác đều, tâm của đường tròn ngoại
tiếp và tâm đường trọn nội tiếp trùng nhau và gọi là tâm của
đa giác đều.
Hoạt động 3 - Củng cố

Yêu cầu hs làm bài 61 SGK Tr 91

Bài 61: c) Vẽ OH ⊥ AB -> OH là bán kính r của

đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD.
r = OB = HB
r2 + r2 = OB2 = 22 => r = 2 (cm)
Vẽ đường tròn (O; 2 ) đường tròn này nội tiếp
hình vuông, tiếp xúc với 4 cạnh hình vuông tại các
trung điểm mỗi cạnh

Hoạt động 4- Hướng dẫn về nhà
Nắm vững Đ/n , đ/l của đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp một đa giác
Biết cách vẽ lục giác đều
Bài tập 62, 63, 64( SGK. Tr 91, 92)


Giáo án môn Toán 9 – Hình học



×