Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Áp dụng công nghệ dạy học dự án và tích hợp liên môn vào bài giảng thường thức mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 32 trang )

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI
CHƯƠNG TRÌNH "TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC"
- Họ và tên người dự thi: TRỊNH THỊ TÂM
- Sinh ngày 15 tháng 01 năm 1984
- Điện thoại: 0987387486
- Nghề nghiệp: Giáo viên
- Đơn vị: Trường THCS Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Tên giải pháp dự thi: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ
TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
- Nội dung dự thi: Đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả.
- Thời điểm tạo ra giải pháp: 26/10/2014
- Sản phẩm gồm có:
+ Hồ sơ dự án.
+ Đĩa CD sản phẩm của GV và HS (02 đĩa).
Tôi xin cam đoan những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự thật!
Kim Sơn, ngày 28 tháng 9 năm 2016

TRỊNH THỊ TÂM

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ THI TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC
I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN ĐÌNH LÀNG
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Môn Mĩ thuật
a) Kiến thức:
- Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.
- Thấy được vai trò của văn hóa đình làng đối với đời sống của nhân dân ta.


- Đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm gìn giữ và phát huy những nét đẹp của
nghệ thuật đình làng ở địa phương và trên cả nước.
- Thể hiện được thái độ của bản thân trước tình trạng xuống cấp của di sản nghệ thuật
kiến trúc đình làng.
b) Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh,
khả năng độc lập tư duy, cái tôi suy nghĩ trong sáng tạo.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng sử dụng Internet để tìm thông tin, sử dụng được Word, gửi mail.
- Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ
thẩm mĩ, tự tin trình bày trước tập thể…
- Rèn thói quen biết quan tâm tới những vấn đề mang tính thời sự hiện nay của xã hội
như: vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay; sự xuống cấp của những công trình, di sản nghệ
thuật…
c) Thái độ:
- Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn tinh hoa văn hóa của cha ông để lại.
- Có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sử của quê
hương, đất nước.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng bảo vệ các di tích lịch sử, di sản văn hóa của
quê hương.
2. Môn Giáo dục công dân: (Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa - GDCD 7)
- Nêu được những biện pháp để bảo tồn những di sản văn hóa đình làng.
- Có ý thức bảo vệ những di sản văn hóa.
2


3. Môn Địa lý: (Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam.- Địa lý 8)
- Nêu đặc điểm của khí hậu Việt Nam.
- Nêu được những tác hại của biến đổi khí hậu tới chất lượng, tuổi thọ của các di tích
đình làng.

4. Môn Ngữ văn:
(Tiết 74 : Tìm hiểu, sưu tầm ca dao, tục ngữ, dân ca địa phương- Ngữ văn 7)
- Tìm được một vài câu nói, ca dao, tục ngữ, lời thơ có hình ảnh về mái đình.
(Tiết 140: Ngữ văn địa phương: Tìm hiểu, miêu tả về một di tích (hoặc một danh
thắng) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Ninh Bình - Ngữ văn 6)
- Miêu tả được một di tích đình làng ở địa phương hoặc trên địa bàn tỉnh.
- Nêu được thực trạng bảo vệ các di tích đình làng ở Ninh Bình.
5. Môn Âm nhạc:
- Thể hiện những câu hát có hình ảnh về mái đình.
- Kỹ năng trình bày trước tập thể, hát tự nhiên, hát rõ lời.
6. Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu
- Lồng ghép nội dung Ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Điều gì đang xảy ra với khí hậu toàn cầu của chúng ta.
+ Tác động của sự biến đổi khí hậu hiện nay tới chất lượng, tuổi thọ của các di tích
đình làng.
+ Những việc làm cụ thể của bản thân để góp phần giảm nhẹ sự biến đổi của khí hậu.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Đối tượng: Học sinh.
+ Lớp 9B trường THCS Lưu Phương – Kim Sơn – Ninh Bình
+ Số lượng: 26 học sinh.
- Một số đặc điểm của học sinh đã học theo bài học:
+ Kiến thức của bài học gẫn gũi gắn liền với thực tiễn, các em đã được tìm hiểu qua
các môn học khác nên cũng thuận lợi trong tìm hiểu kiến thức và dễ dàng liên hệ.
+ Học sinh đã quen với cách tổ chức dạy học ở cấp THCS nên không còn nhiều bỡ
ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các
thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
* Đối với thực tiễn dạy học:
3



- Giúp cho việc dạy học đảm bảo tốt việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một
môn học là việc làm cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm
chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để
tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong
một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học
đó.
- Tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh.
- Giúp HS làm quen với phương pháp học tập mới trong môn Mĩ thuật, HS học được
nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng tìm hiểu- phân
tích – đánh giá- tổng hợp. Đồng thời tạo cho bài học thêm sinh động, không bị nhàm
chán, giúp các em mở rộng kiến thức, cập nhật kịp thời các thông tin xã hội mới...
* Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy khả năng suy nghĩ, tư duy, sáng
tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Cụ thể, đối với bài học này khi
thực hiện sẽ giúp các em học sinh tự tìm hiểu từ thực tế các yêu cầu của bài học như:
Đình là nơi thờ ai? Những công việc, hoạt động thường diễn ra ở đình? Nghệ thuật
chạm khắc ở đình? Sự độc đáo về: Bố cục - Cách tạo hình - Cách diễn tả nhân vật của
chạm khắc đình làng? Một phần nguyên nhân xuống cấp của đình làng là do yếu tố khí
hậu. Sự thay đổi khí hậu có tác động rất tiêu cực đến các di sản văn hóa (về chất lượng
và tuổi thọ) trong đó có đình làng. Từ đó, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong
việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đình làng. Nắm được những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương trong công
tác bảo tồn những di sản đình làng.
- Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ

đó tổ chức, hướng dẫn học sinh linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú
học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ
đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
4


- Giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học
gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em tăng thêm niềm say mê, tạo cảm
hứng trong học tập.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Giáo án chi tiết, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tư liệu khác.
- SGK các bộ môn có liên quan: Lịch sử; Địa lý; GDCD; Ngữ văn; Âm nhạc.
- Tài liệu tham khảo:
+ Lê Thanh Đức, Nét đẹp đình làng, NXB Mĩ thuật, 2001.
+ Lộng lẫy vàng son, NXB Kim Đồng, 2001.
- Máy chiếu:
- Phiếu học tập cho học sinh.
- Tranh phiên bản về các bức chạm khắc gỗ đình làng.
- Đầu máy Video hoặc đầu máy CD, loa để thực hiện những đoạn băng hình, băng
tiếng.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng công cụ tìm kiếm Google để thu thập những thông tin cần thiết cho bài học.
- Phần mềm Microsoft Word.
- Phần mềm Microsoft Power Point.
- Phần mềm ProShow Gold.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
(Được mô tả bằng giáo án Word và giáo án Power Point)
Tiết 7: Thường thức mĩ thuật
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.
- Thấy được vai trò của văn hóa đình làng đối với đời sống của nhân dân ta.
- Tích hợp các môn: Văn học, Âm nhạc, Địa lý, Giáo dục công dân để trả lời những
nội dung có liên quan đến bài học.
2. Về kĩ năng:
5


- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh.
- Phát triển khả năng độc lập tư duy, cái tôi suy nghĩ trong sáng tạo.
- Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ
thẩm mĩ, tự tin trình bày trước tập thể…
3. Về thái độ:
- Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn tinh hoa văn hóa của cha ông để lại.
- Có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sử của quê
hương, đất nước.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng bảo vệ các di tích lịch sử- văn hóa của quê
hương.
II. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- NL tự học.
- NL giải quyết vấn đề.
- NL hợp tác.
- NL tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức
xã hội.
III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.

- Đọc hợp tác.
- Liên hệ thực tiễn.
- Dự án.
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo án chi tiết, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tư liệu khác.
- SGK các bộ môn có liên quan: Lịch sử; Địa lý; GDCD; Ngữ văn; Âm nhạc.
- Tài liệu tham khảo:
+ Lê Thanh Đức, Nét đẹp đình làng, NXB Mĩ thuật, 2001.
+ Lộng lẫy vàng son, NXB Kim Đồng, 2001.
- Máy chiếu; Phiếu học tập cho học sinh.
- Đầu máy Video hoặc đầu máy CD
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
6


2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới).
3. Giới thiệu bài mới:
Lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp hát bài " Thùng thình thùng thình": (Thùng thình thùng
thình trống rộn ràng ngoài đình. Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh. Trung
Thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng. Dưới ánh trăng vàng đoàn em cất tiếng
hát vang).
? Hình ảnh nào đã được nhắc đến trong bài hát này? (HS: Hình ảnh ngôi đình).
? Ở làng em có đình không? Em hãy tả về đình làng em cho các bạn cùng nghe?
Hình ảnh đình làng được xuất hiện nhiều trong đời sống văn hóa nhân dân, nó phản
ánh sự gắn bó của đình làng với sinh hoạt cộng đồng và đi sâu vào đời sống tinh thần
của dân tộc. Vậy vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản đình
làng? GV giới thiệu vào bài mới (Chiếu Slide 2)
4. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: HỌC SINH CHUẨN BỊ TRƯỚC Ở NHÀ NỘI DUNG SAU

Cách tổ chức dạy học theo nhóm và thực hiện ngoài lớp học
Nhiệm vụ của các nhóm là sưu tầm và tạo các Slide trước 1 tuần cho các nội dung
sau)
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức của các môn học như:
- Tích hợp kiến thức môn Địa lý để học sinh tìm được câu trả lời về: Đặc điểm của khí
hậu Việt Nam; Sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng gì tới chất lượng, tuổi thọ của các di
sản nghệ thuật kiến trúc đình làng.
- Tích hợp kiến thức của môn Giáo dục công dân để học sinh đưa ra được những biện
pháp để bảo tồn những di sản đình làng.
- Các kiến thức xã hội để nêu ra được các biện pháp mà người dân cũng như chủ
trương, chính sách của chính quyền địa phương huyện Kim Sơn để bảo vệ di sản đình
làng.
b) Phương pháp thực hiện: phương pháp dự án (Giao nhiệm vụ trước 1 tuần cho các
nhóm học sinh chuẩn bị trước ở nhà).
c) Cách thực hiện:
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho 3 nhóm. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam với các nội dung:
1. Đình là nơi thờ ai? Được sử dụng vào những hoạt động gì ?
7


2. Kiến trúc đình làng thường gắn liền với loại hình nghệ thuật nào ?
3. Sưu tầm một số ngôi đình nổi tiếng ở miền Bắc nước ta.
- Nhóm 2: Tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng với nội dung:
1. Vị trí của các bức chạm khắc đình làng.
2. Nội dung, nghệ thuật chạm khắc.
- Nhóm 3: Tìm hiểu Sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng gì tới chất lượng, tuổi thọ của
các di tích đình làng?
* Học sinh các nhóm nhận nhiệm vụ.
* Giáo viên hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện dự án của mình. Cụ thể

làm tuần tự theo các bước như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch:
+ Lựa chọn chủ đề (chủ đề giáo viên đã giao).
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ phải tiến hành.
- Bước 2: Thực hiện dự án:
+ Thu thập thông tin.
+ Thực hiện điều tra.
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm.
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả:
+ Tổng hợp các kết quả.
+ Xây dựng sản phẩm.
+ Trình bày kết quả.
+ Phản ánh lại quá trình học tập.
- Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
* Giáo viên nhắc nhở các nhóm chuẩn bị tốt dự án của mình để tuần sau báo cáo.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM (10')
Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

a) Mục tiêu: Nêu được Đình làng là nơi thờ ai? Được sử dụng I. Vài nét khái quát
vào công việc gì? Nhận xét về kiến trúc đình làng?
b) Phương pháp: Thảo luận nhóm.
c) Cách thực hiện:
GV: Nêu một số câu hỏi để HS bộc lộ những hiểu biết về đình
8



làng:
HỎI: Ở địa phương em có những ngôi đình nào? Hãy cho biết
các ngôi đình đó thường thờ ai?
HS:Liên tưởng, nhớ lại, trả lời theo hiểu biết.
GV: cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về đình làng Việt
Nam; Những hoạt động được tổ chức ở đình (Chiếu Slide 3).
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Qui định thời gian thảo luận là 2 phút với nội dung câu hỏi.
HỎI: Nội dung của những hình ảnh trên? Những hình ảnh đó
diễn ra ở đâu? Qua đó hãy cho biết đình làng được sử dụng
vào công việc gì?
HS:Trao đổi, làm việc nhóm.
GV: Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
GV: Tổ chức học sinh làm việc nhóm (báo cáo dự án học sinh
đã chuẩn bị sẵn ở nhà) (trong hoạt động 1) (Chiếu Slide 4)
- Yêu cầu nhóm 1 báo cáo nội dung bằng cách chiếu các Slide
đã chuẩn bị (nội dung các Slide của học sinh đính kèm ở phần
phụ lục)
- Nhận xét báo cáo dự án của nhóm 1, chốt kiến thức, ghi bảng
(Chiếu Slide 5).
- Đình làng là thành
tựu đặc sắc trong nghệ
thuật kiến trúc và trang
trí.
- Là nơi thờ Thành
Hoàng làng đồng thời
là nơi tổ chức lễ hội,
họp bàn ...
- Kiến trúc mộc mạc,

duyên dáng, thường
gắn liền với nghệ thuật
chạm khắc trang trí.
- Những ngôi đình tiêu
biểu: Đình Bảng (Bắc
GV: cho HS xem Video Giới thiệu về đình làng Việt Nam để Ninh); Tây Đằng, Chu
khắc sâu kiến thức phần 1 (Chiếu Slide 6).
Quyến (Hà Tây)...
9


HOẠT ĐỘNG 3: NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG (20’)
Tích hợp nội dung Biến đổi khí hậu; Tích hợp môn Địa lý, Giáo dục công dân;
Giáo dục tư tưởng HS
Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

a) Mục tiêu: Trình bày được Chạm khắc đình làng do ai II. Chạm khắc gỗ đình
sáng tạo ra, thường được trang trí ở đâu; Nội dung, nghệ làng
thuật của các bức chạm khắc; Sự khác nhau giữa chạm
khắc đình làng và chạm khắc cung đình; Thực trạng của
đình làng và các bức chạm khắc đình làng; Biện pháp để
bảo vệ những di sản đình làng.
b) Phương pháp: Thảo luận nhóm + Báo cáo dự án.
c) Cách thực hiện:
GV: Cho HS xem một số hình ảnh chạm khắc, trong SGK
và phát phiếu học tập (Chiếu Slide 7+ 8).
Phiếu học tập

Nhóm 1. Ở kiến trúc đình làng, chạm khắc thường được
trang trí ở đâu?
Nhóm 2. Nội dung của các bức chạm khắc? Nhận xét về
nghệ thuật chạm khắc đình làng?
Nhóm 3. Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dòng nghệ thuật
nào?Do ai sáng tạo nên?
- Quy định thời gian thảo luận là 3 phút.
HS: Trao đổi, làm việc nhóm.
GV: Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác
nhận xét. (Chiếu Slide 9)
GV: Tổ chức học sinh làm việc nhóm (báo cáo dự án học
sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà) (trong hoạt động 1) (Chiếu
Slide 10)
- Yêu cầu nhóm 2 báo cáo nội dung bằng cách chiếu các
Slide đã chuẩn bị (nội dung các Slide của học sinh đính
kèm ở phần phụ lục)
HS: - Nhóm 2 báo cáo dự án.
- Các nhóm 1,3 theo dõi, nhận xét kết quả thu thập
thông tin của nhóm 2. Đặt câu hỏi thắc mắc cho nhóm 2
(nếu có), nhận xét.
10


GV: Nhận xét báo cáo dự án của nhóm 2.
HỎI: Em hãy kể tên một số bức chạm khắc có ở đình làng
của địa phương em? Em có nhận xét gì về cách chạm khắc
ở đó?
HS: Liên hệ thực tế trả lời.
GV: Nhận xét, cung cấp một số hình ảnh về chạm khắc
đình làng, đặt câu hỏi phát vấn cho từng nhóm (Chiếu

Slide 11).
HỎI: Nhóm 1: Em có nhận xét gì về cách thể hiện đề tài
trong nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng?
HS: ...........
GV: Cách thể hiện đề tài phong phú đa dạng, diễn tả mọi
mặt của đời sống như:
+ Đề tài Lễ hội: đua thuyền, đánh cờ, đấu vật, đá cầu, trò
chơi trồng người, hát múa.
+ Đề tài về cuộc sống hàng ngày: hội mùa, cưỡi ngựa, cưỡi
hổ, săn bắt...
+ Đề tài Tình mẫu tử: mẹ gánh con, vừa cho lợn ăn vừa
cho con bú...
+ Tình yêu đôi lứa: trai gái vui đùa,...
+ Tố cáo những bất công của xã hội: cảnh quan quân cướp
bóc; cảnh bóc trần chế độ đa thê bằng cảnh đánh ghen,...
HỎI: Nhóm 2: Quan sát hình ảnh em hãy nhận xét về cách
diễn tả hình dáng, động tác của các nhân vật trong cùng
một đề tài (Chiếu Slide 12).
HS: Cùng một đề tài nhưng cách thể hiện lại khác nhau,
hình không bao giờ trùng lặp.
HỎI: Nhóm 3: Hãy nhận xét về cách tạo hình và diễn tả
nhân vật trong bức chạm khắc sau? (Slide 13+ 14).
HS:...............
GV: Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời tốt. Chốt kiến - Chạm khắc trang trí ở
đầu đao, đầu cột, các trục,
thức phần II lên bảng.
cửa, vách ngăn...
- Nội dung: Phong phú,
miêu tả những hình ảnh
quen thuộc diễn ra trong

cuộc sống hàng ngày của
11


nhân dân: đánh cờ, uống
rượu, đấu vật...
- Nghệ thuật:
+ Cách chạm khắc sinh
động, nhát chạm dứt khoát,
chắc tay, thoải mái.
+ Cách tạo khối đơn giản,
mang tính khái quát cao.
+ Bố cục: Tự do, không lệ
thuộc vào quy luật, tỉ lệ
nào.
GV: cho HS quan sát một số bức chạm khắc cung đình đã - Thuộc dòng nghệ thuật
học (Chiếu Slide 14 + 15).
dân gian. Do người nông
HỎI: So sánh sự khác nhau giữa nghệ thuật chạm khắc dân sáng tạo nên.
đình làng và nghệ thuật chạm khắc cung đình về: đối
tượng phục vụ, nội dung, cách thể hiện?
HS: .............
GV: Nhận xét, đưa ra kết luận trên bảng phụ (Chiếu Slide
16).
HS: so sánh, đối chiếu.
GV: Yêu cầu HS theo dõi Video giới thiệu về nghệ thuật
chạm khắc (Chiếu Slide 17).
HS:..............
GV: Tổ chức cho HS liên hệ thực tế ở địa phương.
HỎI: Hãy kể tên những ngôi đình ở quê hương em? Ở đó

có những bức chạm khắc gì? Em có nhận xét gì về cách
chạm khắc ở đó?
HS: ...............
GV: Nhận xét, tuyên dương, giới thiệu một số đình làng ở
Ninh Bình (Slide 18).
HS: Quan sát hình ảnh.
HỎI: Thực trạng của đình làng hiện nay như thế nào
(Tích hợp nội dung Biến đổi khí hậu) (Chiếu Slide 19).
HS: Đình làng đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, hư hại
nghiêm trọng
HỎI: Hãy nêu một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng
xuống cấp của đình làng hiện nay
12


HS: Có nhiều nguyên nhân: do xây dựng đã lâu, do thời
tiết khí hậu...
HỎI: Hãy nêu đặc điểm của khí hậu Việt Nam? Với đặc
điểm khí hậu đó đình làng có bị tác động gì không? (Tích
hợp môn Địa lý)
HS:………
GV: Tổ chức học sinh làm việc nhóm (báo cáo dự án học
sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà) (trong hoạt động 1) (Chiếu
Slide 20)
- Yêu cầu nhóm 3 báo cáo dự án (nội dung Ấn phẩm của
học sinh đính kèm ở phần phụ lục)
HS: - Nhóm 3 báo cáo dự án.
- Các nhóm 1,2 theo dõi, nhận xét báo cáo của nhóm 3
GV: Nhận xét báo cáo dự án của nhóm 3.
HỎI: Trước tác hại của Biến đổi khí hậu đối với di sản

đình làng, bản thân em sẽ làm gì để góp phần giảm nhẹ sự
Biến đổi của khí hậu? (Tích hợp giáo dục tư tưởng HS)
HS:………
HỎI: Em hãy đưa ra những biện pháp để bảo tồn những di
sản đình làng? (Tích hợp môn Giáo dục công dân).
HS: ..............
GV: Kết luận bằng hình ảnh (Chiếu Slide 21+ 22 + 23)
HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP (15’)
(Tích hợp môn: Ngữ văn, Âm nhạc)
Cách tổ chức hoạt động theo nhóm và thực hiện trên lớp học
Hoạt động của GV và HS
a) Mục tiêu:
- Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS.
- Đánh giá qua việc thử thách học sinh trước các tình
huống liên quan đến bài học.
- Học sinh tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (sản
phẩm của 3 nhóm) qua phiếu đánh giá (đính kèm phụ lục)
- Đánh giá qua làm bài kiểm tra theo hình thức trắc
nghiệm:
b) Phương pháp: Thảo luận nhóm; Tổ chức trò chơi; Làm
bài trắc nghiệm cá nhân.
13

Nội dung
* Nhận xét, đánh giá.


c) Cách thực hiện:
GV: Tổ chức học sinh làm việc nhóm: (3’)
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm, cụ thể:

1. Hãy tìm một vài câu nói mộc mạc trong dân gian thể
hiện sự ngưỡng mộ và lòng tự hào về kiến trúc đình làng?
(Tích hợp môn Ngữ văn)
2. Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, lời thơ có hình ảnh
về mái đình? (Tích hợp môn Ngữ văn)
- Hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”
để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi nhóm có 2 bảng phụ, chia
bảng phụ thành phần chính giữa và phần xung quanh thành
các phần tương ứng với số thành viên của mỗi nhóm . Mỗi
thành viên suy nghĩ và viết câu trả lời của mình vào phần
cạnh “khăn trải bàn”.
- Thảo luận nhóm tìm ra ý tưởng chung và viết vào
phần chính giữa “khăn trải bàn”.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Tổ chức thi hát giữa các nhóm: (2’)
- Hình thức: Hát nối tiếp.
- Nội dung thi: Thể hiện những câu hát có hình ảnh về mái
đình (Tích hợp môn Âm nhạc).
- GV cùng HS bình xét chấm điểm các nhóm. Tuyên bố
nhóm thắng trong trò chơi.
GV: Tổ chức học sinh làm việc nhóm: (1’)
HỎI: Vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy giá trị của
di sản đình làng? (Câu hỏi mở rộng).
HS: ..............
GV: Đình là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống,
nơi các hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức và cũng
là nơi tạo nguồn cảm hứng cho người dân sáng tạo nên các
giá trị văn hóa làng.

Là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những di sản của nền kiến trúc
dân tộc và là nơi lưu giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo
đó là nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng. Những bản khắc
ấy là những "tài liệu không chữ" quý giá phản ánh quá
14


trình giao thoa và tiếp biến các giá trị trong mọi mặt của
đời sống từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, tín ngưỡng
và tôn giáo của người Việt xưa. Đó là lý do chúng ta phải
giữ gìn và phát huy giá trị của di sản đình làng.
GV: bật băng bài hát “Mái đình làng biển của nhạc sỹ
Nguyễn Cường” để HS lắng nghe và cùng cảm nhận vẻ
đẹp của đình làng Việt Nam qua giai điệu sâu lắng của bài
hát.
GV: Tổ chức HS làm bài kiểm tra thu hoạch sau buổi học
vào đề in sẵn trong thời gian 10'.

5. Củng cố - Dặn dò (3’).
- GV củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài học.
- Học bài.
- Sưu tầm những bài thơ, bài hát ca ngợi vẻ đẹp của đình làng Việt Nam.
- Chuẩn bị bài học sau.
6. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

15



Giáo án PowerPoint
DỰ ÁN: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN ĐÌNH LÀNG

Tiết 7: Thường Thức Mĩ Thuật

Tiết 7: Thường thức mĩ thuật
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM

Slide 3

Slide 2

1. Đình là nơi thờ ai? Được sử dụng vào công việc gì?
Xuất hiện từ thế kỷ 12 dưới triều nhà Lý, nhưng phải đến
thế kỷ XVI thì sử sách mới nhắc đến thuật ngữ “đình làng”.
Đình là nơi thờ Thành hoàng làng và tổ chức hội họp, lễ
hội hàng năm của làng.

Nhóm 1
BÁO CÁO DỰ ÁN

2. Kiến trúc đình làng thường gắn liền với loại hình nghệ
thuật nào?
Kiến trúc đình làng gắn liền với nghệ thuật chạm khắc
trang trí.
3. Hãy kể tên một số ngôi đình tiêu biểu ở nước ta?
Một số ngôi đình tiêu biểu: Đình Bảng (Bắc Ninh); Đình
Tây Đằng, Đình Chu Quyến (Hà Tây);...


Slide 4

Slide 5

Đầu bảy

Video
GIỚI THIỆU VỀ ĐÌNH LÀNG
VIỆT NAM

Vách ngăn

Cửa võng

Slide 6

16

Cốn

Đầu cột

Kèo

Đầu dư

Đầu đao

Slide 7



Phiếu học tập

Phiếu học tập
Em hãy quan sát kênh hình để trả lời những câu hỏi sau:
Nhóm 1. Ở kiến trúc đình làng, chạm khắc thường được trang trí ở
đâu?
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Nhóm 2. Các bức chạm khắc phản ánh nội dung gì? Nêu nhận xét về
nghệ thuật chạm khắc.
+ Nội dung:
…………………………………………………………………
………………………………………………………………….
+ Nghệ thuật:
…………………………………………………………………
………………………………………………………………...
Nhóm 3. Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dòng nghệ thuật nào? Do ai
sáng tạo nên?
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

- Chạm khắc
trang trí ở đầu

đao, đầu cột,
các trục, cửa,
vách gỗ...

- Nội dung: Miêu tả
những hình ảnh quen
thuộc diễn ra trong
cuộc sống hàng ngày
của nhân dân: đánh cờ,
uống rượu, đấu vật,...
- Nghệ thuật chạm
khắc sinh động với
những nhát chạm dứt
khoát, chắc tay, thoải
mái, tạo chỗ nông sâu,
tối sáng lung linh cho
bức phù điêu.

- Thuộc dòng
nghệ thuật dân
gian. Do người
nông dân sáng
tạo nên theo
cảm hứng từ
cuộc sống hàng
ngày.

Slide 9

Slide 8


Nhóm 1: Em có nhận xét gì về nội dung thể hiện trong chạm
khắc gỗ đình làng?
Bơi chải

Đánh cờ
Cưỡi
ngựa

Nhóm 2
BÁO CÁO DỰ ÁN

Đá cầu
Đi săn

Múa hát

Vừa cho lợn ăn
vừa cho con bú

Cưỡi hổ

Đánh ghen

Gánh con

Slide 10

Nhóm 2: Em hãy nhận xét về cách diễn tả hình
dáng, động tác của các nhân vật trong cùng một

đề tài?

Trai gái
vui đùa

Quan quân cướp bóc

Slide 11

Nhóm 3: Em hãy quan sát kênh hình và cho biết nội dung của bức
chạm khắc? Em có nhận xét gì về cách tạo hình và cách diễn tả
nhân vật trong bức chạm khắc đó?

Đấu vật – Đình Hạ
Hiệp (Hà Tây)
Đấu vật- Đình Hoàng Xá (Hà Tây)
Tiên múa
Đình Hạ Hiệp
(Hà Tây)
Tiên múa
Đình Thổ Hà
(Bắc Giang)

Các cô thôn nữ múa Đình
Hưng Lộc (Nam Định)

Slide 12

17


Đánh cờ - Đình Hạ Hiệp (Hà Tây)

Slide 13


Chạm khắc cung đình

Phiếu học tập
Bằng kiến thức đã học, kết hợp với quan sát kênh hình, em
hãy so sánh nghệ thuật chạm khắc cung đình với nghệ thuật chạm
khắc gỗ đình làng về:
Chạm khắc đình làng
-Đối tượng phục vụ:
……………………………
-Nội dung:
……………......................
........................................
-Cách thể hiện:
……………......................
........................................
........................................
........................................

Chạm khắc cung đình
-…………………………..
……………………………
-………………………..…
……………………………
……………………………
-……………….................

……………………………
……………………………

Lá đề chạm rồng thời Lý

Tiên nữ nhạc công (Chùa Thái Lạc)

Rồng (Chùa
Thái Lạc)

Tiên nữ dâng hoa (Chùa Thái Lạc)

Slide 14

Chạm khắc đình làng

Chạm khắc cung đình

- Đối tượng phục vụ: Quần
chúng nhân dân lao động.
- Nội dung: Phong phú, miêu
tả những hình ảnh quen thuộc
diễn ra trong cuộc sống hàng
ngày của người dân.
-Cách thể hiện: Mộc mạc,
giản dị thể hiện tự do theo
cảm hứng.

- Tầng lớp vua chúa, quý tộc.
- Chủ yếu là hoa; lá (sen,

cúc,
phù
dung);
rồng;
phượng; mây; sóng nước; các
nhạc công và vũ nữ.
- Trau chuốt, tuân thủ những
quy tắc nghiêm ngặt của lễ
giáo phong kiến.

Slide 15

Video
GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG

Slide 16

Slide 17

Theo em thực trạng của đình làng hiện nay như thế nào?

Đình làng Thanh Khê hạ,
Ninh Hòa, Hoa Lư

Đình làng Yên Thành
Hoa Lư- Ninh Bình

Tượng cổ nhiều
trăm năm tuổi

Định Quốc công
Nguyễn Bặc

Đình làng Cổ Chế
(Hà Nội) hơn 300
năm tuổi

Đình làng Lương Sơn
(Nghệ An)

Đình làng Lưu Phương
Kim Sơn – Ninh Bình

Slide 18

18

Đình làng Cam Thịnh
(Hà Nội) 300 năm tuổi

Đình làng Đa Chất
(Hà Nội) 500 năm tuổi

Slide 19


Biến đổi khí hậu

Nhóm 3
BÁO CÁO DỰ ÁN


Slide 20

Slide 21

Tác động rất tiêu cực đến các di tích đình làng
+ Vật liệu xây
dựng bị mủn
nhanh hơn do sự
tăng ẩm ướt

+ Khô hạn gây
ra tình trạng kết
tinh muối làm
hại đến các bề
mặt kiến trúc có
trang trí.

+ Nước lụt gây
sụt lún, sạt lở

+ Bão tố, gió
mạnh làm hư
hỏng các cấu
kiện kiến trúc.

+ Khí hậu nóng
ẩm tạo điều kiện
cho nấm mốc, cây
cối mọc ký sinh


Slide 22

Slide 23

VII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Ưu điểm đạt được
- Học sinh được hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của Giáo
viên, để tạo ra một sản phẩm và vận dụng các kiến thức đã học của các môn học khác
để tìm hiểu, thực hành nghiên cứu một vấn đề trong học tập hay giải quyết một vấn đề
trong cuộc sống.
- Giúp học sinh có được năng lực, chủ động tham gia các hoạt động xã hội nhằm giữ
gìn và phát huy những di sản nói chung và đình làng nói riêng, mang lại lợi ích và sự
phát triển cho công tác bảo tồn và trùng tu di sản đình làng.
- Giúp HS làm quen với cách thức học tập và tiếp cận xây dựng chủ đề học tập được
đổi mới theo tinh thần phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo ở HS. Học sinh học
được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng tìm hiểu19


phân tích – đánh giá- tổng hợp. Đồng thời tạo cho bài học thêm sinh động, không bị
nhàm chán, giúp các em mở rộng kiến thức, cập nhật kịp thời các thông tin xã hội
mới...
- Trong quá trình học theo dự án giúp Học sinh củng cố kiến thức, xây dựng các kỹ
năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của Hoc sinh. Phát huy được tính tự lực, tính
trách nhiệm của cá nhân từng Học sinh trong qua trình học tập lĩnh hội kiến thức.
- Phát triển được khả năng sáng tạo, rèn luyện tính chịu khó kiên nhẫn.
- Rèn luyện được năng lực cộng tác làm việc của Học sinh thông qua hoạt động nhóm.
- Phát triển năng lực đánh giá, nhận xét và khả năng tự tin trình bày trước tập thể của
từng Học sinh.

2. Những kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án
2.1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng tốt kiến thức của các môn: Địa lý; Giáo dục công dân; Ngữ văn;
Âm nhạc để hoàn thành và giải quyết những yêu cầu do giáo viên trực tiếp chất vấn
trong bài học.
- HS hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam và cảm nhận được
vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng. Từ đó thấy được vai trò của văn hóa đình làng đối
với đời sống của nhân dân ta. Và đã mạnh dạn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu
nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị của nghệ thuật đình làng ở địa phương và trên
cả nước.
- Tích hợp lồng ghép hữu ích nội dung biến đổi khí hậu theo Dự án “Đưa các nội dung
ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 20112015” mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt.
2.2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh,
khả năng độc lập tư duy.
- Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ
thẩm mĩ, tự tin trình bày trước tập thể…
- Rèn thói quen biết quan tâm tới những vấn đề mang tính thời sự hiện nay của xã hội
như: vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay; sự xuống cấp của những công trình, di sản nghệ
thuật…
20


2.3. Lượng kiến thức gắn với môn học trong Dự án
- Khắc phục được những hạn chế trong quá trình truyền thụ kiến thức của môn Mĩ
thuật theo hình thức các chủ đề học tập chỉ dừng ở mức thể hiện đơn môn.
- Gắn kết được nhiều môn học như: Địa lý; Giáo dục công dân; Ngữ văn; Âm nhạc và
tích hợp các nội dung Giáo dục biến đổi khí hậu; Giáo dục tư tưởng đạo đức để xử lý,
giải quyết các tình huống mà dự án dạy học đề ra một cách có hiệu quả.
2.4. Thành viên tham gia học Dự án

- Trong Dự án Học sinh được hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng
dẫn của Giáo viên. Tất cả mọi đối tượng đều tham gia tìm hiểu, nghiên cứu những nội
dung của Dự án với công việc cụ thể và phù hợp với lực học.
- Chỉ rõ được những công việc Học sinh cần phải làm thông qua việc chia nhóm giao
nhiệm vụ.
- Có hứng thú tham gia vào Dự án từ đó nảy sinh được động cơ tìm hiểu về nội dung
mà Dự án hướng tới.
2.5. Công nghệ thông tin
- Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin.
- Nâng cao khả năng sử dụng và xử lý công nghệ thông tin cho Giáo viên và Học sinh.
- Sử dụng nhiều công cụ, phần mềm, nâng cao được hiệu quả và chất lượng của Dự án.
2.6. Sản phẩm của Học sinh
- Học sinh đã tạo ra được những sản phẩm hiệu quả thực tiễn rõ ràng, phù hợp với nội
dung tìm hiểu.
- Sản phẩm có tính khoa học, tính thực tiễn và thiết thực.
- Tỉ lệ Học sinh lĩnh hội được kiến thức sau khi thực hiện Dự án cao được thể hiện cụ
thể qua sự tham gia tích cực vào các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên, ý thức, sự
tiến bộ của học sinh so với bài học trước.
Sau tiết học giáo viên cho học sinh lớp đã học theo dự án và học sinh của lớp không
học theo dự án làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:
* Lớp dạy thực nghiệm:
Lớp
9B

Sĩ số
26

Điểm
Giỏi
( 9 – 10)

SL
15

%
57,7

Khá
( 7 – cận 9)
SL
8

%
30,3
21

Trung bình
Yếu
(5 – cận 7) (3 – cận 5)
SL
3

%
11,5

SL
0

%
0


Kém
(0 – cận 3)
SL
0

%
0


Tổng

100%

* Lớp đối chứng
Lớp
9A

Sĩ số
30

Điểm
Giỏi
( 9 – 10)
SL
7

%
23,3

Khá

( 7 – cận 9)
SL
12

%
40,0

Tổng

Trung bình
Yếu
(5 – cận 7) (3 – cận 5)
SL
%
11
36,7
100%

SL
0

%
0

Kém
(0 – cận 3)
SL
0

%

0

Từ kết quả thực nghiệm này có thể thấy việc dạy học tích hợp liên môn có ý nghĩa
quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để bảo vệ giữ gìn
và phát huy những giá trị của di sản đình làng.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

22


PHỤ LỤC SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM HỌC SINH
BÁO CÁO NHÓM 1
Kính thưa cô giáo, thưa toàn thể các bạn !
Để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu những thông tin liên quan đến Dự án
Giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản đình làng. Nhóm chúng em được giao
nhiệm vụ tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam với các nội dung cụ thể như sau:
1. Đình là nơi thờ ai? Được sử dụng vào những hoạt động gì ?
2. Kiến trúc đình làng thường gắn liền với loại hình nghệ thuật nào ?
3. Sưu tầm một số ngôi đình nổi tiếng ở miền Bắc nước ta.
Kính thưa cô giáo, thưa toàn thể các bạn !
Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là
nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng
quê Việt Nam qua bao thế kỷ….
Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người
ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê:
cây đa, bến nước, sân đình…Ngôi đình làng có thể được xem là "địa chỉ đỏ" của mỗi
người, đặc biệt trong những dịp hội làng, hay mỗi khi có việc làng. Chính vì thế Đình
làng gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Bên cạnh đó, đình làng
cũng là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống
nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, đình làng trở

thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những
người nông dân Việt Nam.
Đình làng là một công trình kiến trúc độc đáo. Ngôi đình Việt Nam cổ kính,
trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng
vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền
thống.
Đình thường cao ráo, thoáng mát, được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và
thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ
lim, tường xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên
như đuôi chim phượng uốn cong.
Trong Đình Vị thần được thờ phụng là Thành hoàng làng. Thành Hoàng là một
vị vua tinh thần, vị thần hộ mệnh của làng. Vào ngày lễ tết, dân trong làng tới Đình
thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phù giúp mưa thuận gió hoà
để mùa màng gặt hái thuận tiện và có nhiều phúc lành.
Ngoài ra ngôi đình là nơi làm việc của các chức sắc cai quản xóm thôn thời
trước và để dân làng tụ họp khi có việc chung. Tiết xuân về, giữa cảnh trí thiên nhiên
thoáng đãng, ấm áp và thân thuộc; già, trẻ, gái, trai nô nức đến sân đình mở hội. Ngôi
đình là nơi diễn ra các nghi lễ phong tục tập quán, trò chơi dân gian như đấu vật, chọi
gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm… góp thêm hồn cho lễ hội và phát huy giá trị văn
hóa địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đánh thức quan niệm sống
truyền thống nhân nghĩa, đức độ và hào hùng.
Kiến trúc đình làng mang vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng, thường được gắn liền
với nghệ thuật chạm khắc trang trí. Cái đẹp của đình làng ngoài hình khối kiến trúc
còn phải đặc biệt chú ý nghệ thuật chạm khắc trang trí nội thất. Dưới bàn tay của
người nghệ sĩ, những người thợ dựng đình đã phủ lên mặt ngoài của nhiều cấu kiện gỗ
những hình chạm đẹp, khiến người xem “quên” đi phần trọng lượng, để hiện lên là
những tác phẩm tạo hình độc đáo. Với một số ngôi đình nổi tiếng ở miền Bắc nước ta
23



như: Đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Hà Tây); đình Lỗ Hạnh , đình Thổ Hà (Bắc
Giang); đình Phù Lưu, đình Tây Đằng, đình Bảng (Bắc Ninh); …
Và cứ thế, theo dòng chảy của thời gian, ngôi đình vẫn đứng hiên ngang, nổi
bật giữa khung cảnh của mỗi làng quê người Việt. Chính vì vậy mà những người con
xa xứ khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh Đình làng - chứng tích tâm hồn,
nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê trong tâm hồn của họ.
Và để thay cho lời kết, nhóm em xin trích dẫn lời ca tha thiết của bài hát ‘’Mái
đình làng biển của nhạc sĩ Nguyễn Cường’’
‘‘Thi gan cùng tuế nguyệt.
Bao lâu bao lâu rồi.
Mái đình xưa làng Việt, thênh thênh một góc trời.
Những thăng trầm thời gian, đã ghi tạc hình dáng.
Nét chạm trổ phượng long, uốn lượn tựa mây sóng.
Gửi vào đây, vào đây, vui buồn người Việt.
Gửi vào đây, vào đây, tâm hồn người Việt.
Ðâu trúc mai sân đình, đâu dáng ai ưa nhìn.
Ðộng lòng tôi câu hát ư ư người xinh.
Ơi vút cong mái đình.
Ơi nước non ân tình.
Hồn Việt Nam như thế ... thuở bình minh’’.
Em xin chân thành cảm ơn!

24


Báo cáo dự án của nhóm 1
Nội dung tìm hiểu:
1. Đình là nơi thờ ai? Được sử dụng
vào những hoạt động gì ?
2. Kiến trúc đình làng thường gắn liền

với loại hình nghệ thuật nào ?
3. Sưu tầm một số ngôi đình nổi tiếng
ở miền Bắc nước ta.

Slide 1

Slide 2

Đình là nơi thờ Thành hoàng làng. Đồng thời là
nơi tổ chức hội họp, lễ hội hàng năm của làng

Kiến trúc đình làng gắn liền với nghệ thuật
chạm khắc trang trí.
Kiến trúc đình làng
mang vẻ đẹp mộc mạc,
duyên dáng, thường được
gắn liền với nghệ thuật chạm
khắc trang trí.

Slide 4

Slide 3

Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang)

Một số ngôi đình nổi tiếng ở nước ta

Đình Phù Lưu (Bắc Ninh)

Đình Tây Đằng (Hà Tây)

Đình Chu Quyến (Hà Tây)

Đình Thổ Hà (Bắc Giang)

Đình Tây Đằng (Bắc Ninh)

Slide 5

25

Đình Bảng (Bắc Ninh)

Slide 6


×