Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường, cảnh quan khu di tích lịch sử đền đuổm, xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.19 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHÙNG THỊ NHỊ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG, CẢNH QUAN KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN ĐUỔM, XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT N01

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015


Thái Nguyên – 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHÙNG THỊ NHỊ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG, CẢNH QUAN KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN ĐUỔM, XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT N01

Khoa


: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Phan Thị Thu Hằng

Thái Nguyên – 2015


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng, với phƣơng
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trƣờng cần chuẩn bị cho mình
lƣợng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại
toàn bộ chƣơng trình đã đƣợc học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn.
Để qua đó sinh viên khi ra trƣờng sẽ hoàn thiện về kiến thức, phƣơng pháp
làm việc cũng nhƣ năng lực công tác, nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực
tiễn công việc.
Đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trƣờng, cảnh quan khu di tích lịch
sử đền Đuổm xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên”.
Hoàn thành đƣợc đề tài này, trƣớc tiên em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trƣờng cùng các thầy cô giáo trong trƣờng luôn quan tâm, dạy bảo, truyền đạt

kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc
biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng đã nhiệt tình
chỉ bảo, hƣớng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài này.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng
lực còn nhiều hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn để bài luận văn của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày…..tháng…..năm 2015
Sinh viên

Phùng Thị Nhi


iv
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1.

Bảng dân số, lao động và việc làm của xã Động Đạt ..........................24

Bảng 4.2.

Bảng biến động sử dụng đất năm 2013 so với năm 2014 ...................25

Bảng 4.3.

Các hệ sinh thái khu vực bảo vệ cảnh quan đền Đuổm, xã Động
Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ...........................................27


Bảng 4.4.

Các hạng mục, công trình đã và đang triển khai tại đền Đuổm, xã
Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên .................................33

Bảng 4.5.

Kết quả phỏng vấn thăm dò ý kiến về ảnh hƣởng của hoạt động du
lịch (hoạt động thăm quan) đến môi trƣờng tự nhiên khu di tích
lịch sử đền Đuổm xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thá
Nguyên .....................................................................................................35

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu quan trắc chất lƣợng nƣớc tại Động Đạt qua các
năm 2011 - 2013 .....................................................................................37

Bảng 4.7.

Bảng các chỉ tiêu sinh học đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc qua các
năm 2011, 2012, 2013 ............................................................................39


v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ tròn về thành phần lao động xã Động Đạt ...............................24
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác của khu di tích ..........................................28
Hình 4.3. Lƣợng khách du lịch các năm 2012 – 2014 của khu di tích đền
Đuổm..........................................................................................................30

Hình 4.4. Chỉ tiêu TSS trong quan trắc chất lƣợng nƣớc tại Động Đạt qua các
năm 2011 - 2013 .......................................................................................37
Hình 4.5. Chỉ tiêu Fe trong quan trắc chất lƣợng nƣớc tại Động Đạt qua các
năm 2011 - 2013 .......................................................................................38
Hình 4.6. Chỉ tiêu As trong quan trắc chất lƣợng nƣớc tại Động Đạt qua các
năm 2011 - 2013 .......................................................................................38
Hình 4.7. Chỉ tiêu COD trong đánhgiá mức độ ô nhiễm nƣớc tại Động Đạt
qua các năm 2011 - 2013 .........................................................................39
Hình 4.8. Chỉ tiêu BOD5 trong đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc tại Động Đạt
qua các năm 2011 - 2013 .........................................................................40


vi

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

DLST

: Du lịch sinh thái

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HST


: Hệ sinh thái

MTST

: Môi trƣờng sinh thái

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

NN-CN-TMDV

: Nông nghiệp – Công nghiệp – Thƣơng mại dịch vụ

QH

: Quốc hội



: Quyết định

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy Ban nhân dân


WTTC

: Hội đồng Du lịch Thế Giới


vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................ vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
13.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 11
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 12
2.2.1. Các ảnh hƣởng của du lịch tới môi trƣờng trên thế giới theo WTTC
(Hội đồng Du lịch Thế Giới) ........................................................................... 12
2.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của du lịch tới môi trƣờng tại Việt Nam......15
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....17
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 17

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 17


viii
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng,
tỉnh Thái Nguyên..........................................................................................................17
3.3.2. Hiện trạng môi trƣờng sinh thái tại khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động
Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.................................................................18
3.3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của du lịch tới môi trƣờng sinh thái khu di tích lịch sử
đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên .............................18
3.3.4. Một số đề xuất và giải pháp khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi
trƣờng do hoạt động du lịch gây ra .............................................................................18
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................18
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu,số liệu, thông tin thứ cấp ................................18
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi ...................................18
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................19
3.4.4. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến ............................................................. 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Động Đạt. ............................ 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 20
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 21
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Động Đạt ................................................ 22
4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của toàn xã ....................................................... 25
4.2. Hiện trạng môi trƣờng sinh thái khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động
Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 26
4.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tại khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động
Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 26
4.2.2. Hiện trạng thu gom rác thải tại khu di tích lịch sử đền Đuổm, huyện

Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên......................................................................... 27
4.3. Đánh giá các ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng sinh thái 29


ix
4.3.1. Tổng quan về khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú
Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 29
4.3.2. Thực trạng phát triển du lịch của khu di tích ........................................ 30
4.3.3. Ảnh hƣởng từ hoạt động du lịch tới khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã
Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 31
4.4. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc tại khu di tích lịch sử đền Đuổm, huyện Phú
Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 36
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô
nhiễm môi trƣờng. ........................................................................................... 40
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Nhân loại để tồn tại và phát triển thì cần phải bảo vệ đƣợc nguồn tài
nguyên và môi trƣờng. Thế kỷ XXI, con ngƣời sẽ coi việc bảo vệ và khống
chế tài nguyên môi trƣờng là mục tiêu chủ đạo. Vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự
nhiên đang là vấn đề cấp bách trên thế giới hiện nay.
Ngày nay, chúng ta thƣờng đƣợc nghe nhiều đến các cụm từ: “bảo vệ
môi trƣờng“, “ô nhiễm môi trƣờng“, “khủng hoảng môi trƣờng“, “vấn đề môi

trƣờng sinh thái là vấn đề toàn cầu của thời đại“. Vậy thực chất của vấn đề
môi trƣờng ngày nay là gì?
Đó chính là vấn đề mối quan hệ giữa con ngƣời, xã hội và tự nhiên. Và
nƣớc ta cũng vậy, con ngƣời cùng với quá trình phát triển kinh tế đã và đang
tác động sâu sắc tới môi trƣờng sinh thái. Nếu nhƣ phát triển đƣợc đánh giá
bởi sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ thì bảo vệ lại là sự gìn giữ bảo tồn cái
cũ tránh cho nó những tác động xấu đồng thời có các biện pháp cải thiện nó
cho phù hợp với nhu cầu của con ngƣời.
Với lý do đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, đƣờng lối,
chính sách thiết thực nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhƣ việc đƣa ra các
văn bản luật, chính sách bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thành lập các khu bảo
tồn thiên nhiên, các vƣờn quốc gia, các khu du lịch sinh thái, các khu di tích
lịch sử nhằm vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa khai thác đƣợc nguồn lực tự
nhiên và vừa bảo vệ môi trƣờng.
Khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái
Nguyên cách thành phố Thái Nguyên 24km về phía Tây Bắc, là nơi đƣợc xây
dựng để thờ vị thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng thời nhà Lý: Dƣơng Tự Minh.


2
Khu di tích đƣợc xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ kiểu tam cấp
gồm: đền Thƣợng, đền Trung và đền Hạ… ngoài ra còn có Phƣơng Đình (gác
chuông), Thủy Đình,… mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đang đƣợc bảo tồn và
đƣợc khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch. Ngoài ra, đền
Đuổm còn là nơi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có núi non hùng vĩ do vậy hàng năm
khu di tích đón trên 300.000 lƣợt khách đến để thắp hƣơng, thăm quan du
lịch. Do vậy các tác động từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của con
ngƣời tới môi trƣờng sinh thái tại đền Đuổm là không hề nhỏ.
Tuy nhiên, tại đền Đuổm lại chƣa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về
ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng sinh thái tại đây nên việc

đánh giá ảnh hƣởng và đề xuất ra các biện pháp khả thi để bảo vệ môi trƣờng
sinh thái là vấn đề rất cần thiết.
Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo TS.
Phan Thị Thu Hằng – giảng viên khoa Môi trƣờng trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường, cảnh quan khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại khu di tích lịch sử đền
Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý về môi trƣờng của khu di tích.
- Xác định và làm rõ các ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng
của khu di tích.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu các ảnh hƣởng tới môi
trƣờng và giải pháp duy trì các giá trị sinh thái vốn có.


3
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trƣờng của khu di tích.
- Thông tin và số liệu thu đƣợc chính xác, trung thực, khách quan.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác các ảnh hƣởng từ hoạt động du lịch tới môi
trƣờng tự nhiên tại khu di tích.
- Giải pháp kiến nghị đƣa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện của khu di tích.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp ngƣời học có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học thực tiễn, nắm vững hơn những kiến thức đã học và có

cơ hội đƣợc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Bên cạnh đó còn đƣợc
rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những
kinh nghiệm từ thực tế. Đồng thời đƣợc trải nghiệm giữa lý thuyết và thực
tiễn để tiếp thu học hỏi nhiều điều bổ ích mới.
13.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đƣa ra đƣợc các tác động của hoạt động du lịch tới môi trƣờng đất,
nƣớc, không khí để từ đó giúp cho đơn vị quản lý có các biện pháp quản lý,
ngăn ngừa, giảm thiểu hợp lý các tác động xấu đến môi trƣờng cảnh quan và
con ngƣời.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trƣờng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục cho mọi ngƣời về bảo vệ
môi trƣờng.
- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng tự nhiên.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường là gì?
Theo UNESCO, môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con
ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời”
Theo luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam năm 2014, “Môi trƣờng là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con ngƣời và sinh vật”

* Môi trường sinh thái là gì?
Môi trƣờng sinh thái (MTST) là bao gồm tất cả những điều kiện xung
quanh có liên quan tới sự sống của cơ thể. Đối với con ngƣời MTST là tất cả
các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan tới sự sống
của con ngƣời, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
* Hoạt động bảo vệ môi trường là gì?
Theo Chƣơng 1 điều 3 khoản 3 Luật Bảo vệ Môi trƣờng do Quốc hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 quy định:
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành.
* Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) thì “Ô nhiễm môi
trƣờng là sự đƣa vào môi trƣờng các chất thải nguy hại hoặc năng lƣợng đến


5
mức ảnh hƣỏng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con ngƣời hoặc làm
suy thoái chất lƣợng môi trƣờng”.
- Ô nhiễm môi trƣờng đất: Là quá trình thoái hóa đất và bị ô nhiễm bởi
các hóa chất độc hại khi hàm lƣợng các chất đó cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng đất chủ yếu là các chất thải từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Trong đó đáng chú ý
là các nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, thuốc kích thích sinh trƣởng, phân hóa học…) và sản xuất công nghiệp
(Nhà máy, xí nghiệp…).
- Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: Sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi
thành phần và tính chất của nƣớc gây ảnh hƣởng đến hoạt động sống bình
thƣờng của con ngƣời và sinh vật

- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ
hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không
sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn… có ảnh hƣởng đến đời sống
của con ngƣời và sinh vật.
* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:
“Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan
đến con ngƣời, xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
* Tiêu chuẩn môi trường:
“Tiêu chuẩn môi trƣờng là mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng
môi trƣờng xung quanh, hàm lƣợng của chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đƣợc các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức
công bố dƣới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trƣờng”. (Luật
Bảo vệ môi trƣờng 2014).


6
2.1.1.2. Khái niệm khu di tích lịch sử và vai trò của nó.
a) Khái niệm
Theo luật Di sản văn hóa của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đƣợc Quốc hội khóa X thông qua trong kỳ họp thứ 9 ngày 29/1/2001 di
tích lịch sử văn hóa đƣợc hiểu là: “công trình xây dựng địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn
hóa khoa học”.
Ngày 21 tháng 6 năm 1993 di tích lịch sử và danh thắng đền Đuổm đƣợc
Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo Quyết định số 744/QĐBT của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa Thông tin.
b) Vai trò của các khu di tích lịch sử
Khu di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc lƣu trữ và bảo tồn

các giá trị lịch sử vật thể và phi vật thể.
Khu di tích có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về
truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.
Di tích lịch sử còn là phƣơng tiện để giới thiệu hình ảnh địa phƣơng cho
các khách trong và ngoài nƣớc, tạo tiền đề cho các chiến lƣợc phát triển du
lịch, góp phần tăng trƣởng kinh tế xã hội của địa phƣơng đất nƣớc.
Mỗi di tích mang một dấu ấn, một truyền thống, một ý nghĩa riêng trong
việc giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và đặc biệt là thế hệ
trẻ về truyền thống yêu nƣớc, đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc ta.
2.1.1.3. Du lịch và du lịch sinh thái
a) Du lịch
Hoạt động du lịch gắn liền với lịch sử hình thành của xã hội loài ngƣời.
Trong buổi đầu hình thành ngƣời ta chƣa có quan điểm cụ thể về du lịch. Lúc
này các hoạt động du lịch chủ yếu dƣới dạng hình thức buôn bán, vui chơi của
tầng lớp quý tộc, tri thức và mang tính tự phát. Ngày nay du lịch trở thành hiện


7
tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở những nƣớc phát triển mà còn ở tất
cả các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay nhận
thức về nội dung du lịch vẫn chƣa thống nhất trong một định nghĩa.
Để có cách nhìn đầy đủ về kinh tế, kinh doanh, một quan điểm về du
lịch cho rằng “ Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các tổ chức hƣớng dẫn
du lịch, sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm
đáp ứng nhu cầu về việc đi lại, lƣu trú, tham quan, ăn uống, giả trí, tìm hiểu
nhu cầu của khách “. Các hoạt động đó mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã
hội thiết thực cho đất nƣớc làm du lịch và bản thân doanh nghiệp.
Ở Việt Nam với mục đích tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch trong
nƣớc và du lịch quốc tế, tăng cƣờng hoạt động quản lý du lịch tại khoản 1
điều 4 luật Du lịch năm 2005 quy định : “ Du lịch là hoạt động của con ngƣời

ngoài cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải
trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định “.
Có nhiều quan niệm về du lịch khác nhau. Ở Việt Nam, khái niệm du
lịch đã đƣợc định nghĩa chính thức trong Điều 1, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam
( năm 1999 ) nhƣ sau : “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên vùng, liên ngành và tính xã hội
hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng của
nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc “.
b) Du lịch sinh thái (DLST)
Thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các
hội thảo về chiến lƣợc và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái
quan trọng của quốc gia và thế giới.
Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong
nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình nhƣ:


8
Hector Ceballos-Lascurain – một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch
sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu đƣợc ông đƣa ra vào năm 1987 nhƣ sau:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít
bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, trân trọng và thƣởng
ngoạn phong cảnh và giới động – thực vật hoang dã, cũng nhƣ những biểu thị
văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) đƣợc khám phá trong những khu vực này”.
Năm 1994, nƣớc Úc đã đƣa ra khái niệm “DLST là du lịch dựa vào
thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trƣờng thiên
nhiên đƣợc quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (năm 1998) “DLST là du lịch có mục
đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của
môi trƣờng không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ

hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên với lợi ích tài
chính cho cộng đồng địa phƣơng”.
Honey (1999) thì cho rằng “DLST là du lịch hƣớng tới những khu vực
nhạy cảm và nguyên sinh thƣờng đƣợc bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác
hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để vảo vệ
môi trƣờng, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho ngƣời
dân địa phƣơng và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền
con ngƣời”.
Ở Việt Nam vào năm 1999, trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến
lƣợc Quốc gia về phát triển DLST đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “DLST là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi
trƣờng có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trƣờng và văn hóa, đảm bảo
mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phƣơng và có đóng góp
cho các nỗ lực bảo tồn”.


9
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đƣa ra khái niệm “DLST là một loại hình
du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tƣợng để phục vụ cho
những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thƣởng thức những cảnh quan
hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc
gia cũng nhƣ giáo dục tuyên truyền bảo vệ, phát triển môi trƣờng và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Trong luật du lịch năm 2005, có một
đinh nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng
nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh
thái tại các vƣờn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành năm 2007, thì DLST đƣợc hiểu “Là hình thức
du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phƣơng với sự tham

gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng nhằm phát triển bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái (The Internatonal Ecotourism society)
thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi
trƣờng và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phƣơng”.
Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và
vƣờn Quốc gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp
dẫn khách du lịch sinh thái. Song bên cạnh đó các khu di tích văn hóa lịch sử
có phong cảnh đẹp, nguyên sơ cũng là nơi thu hút khách du lịch không kém.
Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động – thực vật quý
hiếm và đặc hữu, cuộc sống hoang dã, phong tục tập quán, tính đa dạng sinh
học cao, địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử văn hóa, mang tính đặc thù
trong điều kiện tự nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức
du lịch sinh thái và cộng đồng địa phƣơng do vậy các yếu tố này sẽ đƣợc bảo
vệ tốt.


10
Ở Việt Nam nói chung và ở các khu di tích nói riêng, du lịch góp phần
tăng nguồn thu hiệu quả cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo tồn tự nhiên
và cải thiện sinh kế cho ngƣời dân nơi đó, nhƣ một giải pháp trƣớc mắt. Tuy
nhiên, các hoạt động du lịch ở đây phải đƣợc xây dựng bám sát định nghĩa về
du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng phát triển DLST không làm tổn hại đến
môi trƣờng và tăng nguồn thu nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa
phƣơng bằng các hoạt động DLST.
c) Môi trƣờng du lịch
* Khái niệm môi trường du lịch
“Môi trƣờng du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã
hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng, khai thác
đặc tính của môi trƣờng để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại

góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trƣờng.
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tƣ cách là một ngành kinh tế gắn
liền với khả năng khai thác tài nguyên. Khai thác đặc tính của môi trƣờng
xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với
môi trƣờng hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên nhƣ núi, sông,
biển cả,… các giá trị văn hóa nhƣ di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật…
hay những đặc điểm và tình trạng của môi trƣờng xung quanh là những tiềm
năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngƣợc lại, ở chừng mực nhất định,
hoạt động du lịch tạo nên môi trƣờng mới hay góp phần cải thiện môi trƣờng
nhƣ việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ
nƣớc nhân tạo, các làng văn hóa du lịch… Nhƣ vậy, rõ ràng rằng hoạt động
du lịch và môi trƣờng có tác động qua lại, tƣơng hỗ lẫn nhau và nếu khai thác,
phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy


11
giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và
cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi
trƣờng của nó. Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp
lý, chính sách và dự án tối ƣu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Trong những năm gần đây, hệ thống pháp lý về bảo vệ môi trƣờng ngày
càng đƣợc bổ sung chặt chẽ và hoàn thiện đã nâng cao vai trò trong việc sử
dụng mọi nguồn lực của xã hội vào bảo vệ tài nguyên môi trƣờng của nƣớc ta:
- Luật bảo vệ môi trƣờng 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2006.
- Luật bảo vệ môi trƣờng 2014 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, ban hành ngày 1/7/2014 và

chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Luật du lịch của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
số 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trƣờng.
- Nghi định 18/2015/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trƣờng chiến
lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ
môi trƣờng.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng.


12
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Quyết định số 25/2002/QĐ-BKHCN ngày 5/6/2002 của BKHCN về
việc ban hành tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam.
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn
Việt Nam về môi trƣờng.
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/1/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành “Đề án bảo vệ môi trƣờng thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc giai đoạn 2006-2020 và những năm tiếp theo”.
- Quy định bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên tuân theo Quyết định số
1593/2002/QĐUB ngày 4/6/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Chỉ thị 26/CT/TTg ngày 25/8/2014 về việc triển khai thi hành luật bảo
vệ môi trƣờng.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Các ảnh hưởng của du lịch tới môi trường trên thế giới theo WTTC

(Hội đồng Du lịch Thế Giới)
Du lịch đã đƣợc chứng minh là ngành công nghiệp dân sự quan trọng
nhất trên thế giới. Theo WTTC, chỉ đến năm 1993 ngành du lịch đã sản sinh
ra 3,5 ngàn tỷ USD cho thu nhập thế giới.
Du lịch và vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng:
Nói chung, hoạt động du lịch đã đƣa đến rất nhiều vấn đề cho môi trƣờng
sinh thái. Lần lƣợt liệt kê một số các tiêu cực:
- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên
để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch… Đã làm mất đi khu hệ cƣ trú của nhiều loài động vật hoang dã,
phá vỡ các khu hệ động –thực vật… và gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh
học và mất cân bằng sinh thái.


13
- Chất thải rắn, nƣớc thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiễm
bẩn môi trƣờng đất và các nguồn nƣớc trong các thủy vực.
- Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lƣu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây
dựng các công trình du lịch cũng không tính toán hết các tác hại của chúng,
tuy nhiên tựu chung vào các vấn đề sau: Giảm sút đa dạng sinh học, gây xói
mòn và rửa trôi trên các sƣờn dốc, hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện và lan
rộng nhanh hơn…
- Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển hành khách sẽ
tác động đến bầu khí quyển, đến đời sống của sinh vật và thậm chí còn là
nguyên nhân gây ra sự di cƣ đối với nhiều loài động vật nhạy cảm với sự thay
đổi của môi trƣờng không khí.
- Sự vận hành của du khách và các phƣơng tiện du lịch có thể làm chai
cứng đất, gây ra hiện tƣợng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh
lý động – thực vật và ảnh hƣởng đến sự phát triển bình thƣờng của các hệ sinh
thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trƣờng.

- Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều
kiện địa mạo, thủy vực.
- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ (ở các
sân golf), cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch… có thể gây ô nhiễm đất
và các nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
- Các công trình du lịch còn có thể gây ra xói mòn đất, thay đổi tính chất
dòng chảy,… và làm cho tính chất môi trƣờng bị biến đổi theo chiều hƣớng
bất lợi cho cuộc sống.
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác hại nhƣ làm thay đổi tính chất mặn ở các
đới bờ do việc xây dựng và vận hành các công trình du lịch dọc bờ, gây ồn,
gây chết nhiều loại động – thực vật… Ở đây, chỉ đƣa ra một số vấn đề mang


14
tính chất “nóng” xảy ra trong hoạt động du lịch, từ đó các vấn đề khác sẽ
đƣợc diễn giải một cách dễ dàng hơn.
Các tác động tiềm tàng : Tác động tiềm ẩn lên thực vật có thể kể đến các
tác động phát triển du lịch và các hoạt động của nó lên thực vật nhƣ sau:
- Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm
trại, thải bỏ rác không đúng quy định về vệ sinh môi trƣờng, sử dụng các
phƣơng tiện giao thông.
- Gây suy giảm giống loài.
- Gây phiền nhiễu đến sự phát triển bình thƣờng của thực vật.
- Ngăn chặn sự tái sinh của vật chất hữu cơ trong đất.
- Làm giảm độ che phủ của thực vật.
Tác động tiềm ẩn lên chất lƣợng nƣớc: Tác động tiềm ẩn của phát
triển du lịch và các hoạt động của nó bao gồm cả sự ô nhiễm nƣớc, đây là
kết quả của sự thải bỏ chất thải trong hoạt động du lịch thẳng xuống các
kênh, rạch, sông hồ, hoạt động bơi lội, chèo thuyền, vết dầu loang… một
mặt gây ra sự suy giảm chất lƣợng nguồn nƣớc, mặt khác chất ô nhiễm có

thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con
ngƣời. Ngoài ra, vấn đề “phú dƣỡng hóa” trong môi trƣờng nƣớc cũng là
trƣờng hợp đáng lo ngại.
Tác động tiềm ẩn lên môi trƣờng không khí: Tác động tiềm ẩn của du
lịch lên môi trƣờng không khí thể hiện qua các nguồn khí thảiCO2, CO, SOx,
NOx… từ giao thông đƣờng bộ, giao thông đƣờng thủy và vận chuyển hành
khác trên không. Ô nhiễm không khí có thể diễn ra trong giới hạn hẹp, cũng
có thể trong giới hạn rộng tùy thuộc vào các điều kiện về địa hình, về tính
chất và phạm vi tác động của sự ô nhiễm…
Nhƣ vậy, môi trƣờng sống của động – thực vật, chất lƣợng không khí,
chất lƣợng nguồn nƣớc và môi trƣờng đất đã có sự biến đổi không có lợi cho
cuộc sống của sinh vật và con ngƣời do hoạt động của du lịch mang lại.


15
Ngoài ra các vấn đề khác cũng có chiều hƣớng biến đổi theo nhƣ thay
đổi cảnh quan thiên nhiên, gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng.
Phát triển du lịch cần tiêu thụ cảnh quan để phục vụ cho xây dựng các
công trình du lịch. Nếu có sự tính toán, đánh giá tác động môi trƣờng và quản
lý một cách thận trọng thì các ảnh hƣởng của du lịch lên môi trƣờng có thể
giảm thiểu đƣợc.
2.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch tới môi trường tại Việt
Nam
Hiện nay du lịch đƣợc coi là ngành công nghiệp không khói quan trọng
của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ngành công nghiệp này
cũng gây ra không ít ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng. Do vậy, ở Việt Nam
cũng có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của du lịch tới môi trƣờng. Một số
nghiên cứ tiêu biểu:
Chuyên đề Bảo vệ môi trƣờng du lịch đƣợc thực hiện bởi PGS.TS/ Phạm
Trung Lƣơng – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tháng 10 năm 2010 đã chỉ

ra những khái niệm môi trƣờng, môi trƣờng du lịch, ảnh hƣởng của hoạt động
du lịch tới môi trƣờng và đƣa ra một số giải pháp cho các tổ chức nhằm nâng
cao ý thức và bảo vệ môi trƣờng du lịch.
Những kết quả thu đƣợc từ báo cáo Bƣớc đầu nghiên cứu ảnh hƣởng của
hoạt động du lịch tới môi trƣờng tự nhiên tại Vƣờn quốc gia Xuân Thủy do
Th.s. Đặng Văn Huyến thực hiện tháng 02 năm 2003 chỉ rõ lƣợng rác thải
khách du lịch để lại gây ra ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái, tiếng ồn do việc
xây dựng và du khách đem lại gây ảnh hƣởng tới các loài động vật yên tĩnh
nhất là chim, hoạt động phát quang và xây dựng cơ sở vật chất gây ảnh hƣởng
lớn đến thảm thực vật và môi trƣờng sinh thái… (Đặng Văn Huyến, 2003)
Thái Nguyên là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời thuộc vùng
Đông Bắc Việt Nam, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du


16
miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu ôn hòa, thiên
nhiên đa dạng, phong phú, còn mang nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Nằm ở
trung tâm chính trị, kinh tế khu Việt Bắc là nơi có tiềm năng du lịch phong
phú. Với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả về ý nghĩa lịch sử và cảnh
quan nhƣ: khu du lịch Hồ Núi Cốc, chùa Hang, đền Đuổm, hang Phƣợng
Hoàng – suối Mỏ Gà, ATK Định Hóa… nguồn lợi từ du lịch đem lại cho Thái
Nguyên là rất lớn, tuy nhiên mặt trái của nó chính là tác động tiêu cực tới môi
trƣờng do hoạt động này gây ra. Tại Thái Nguyên lại chƣa có đề tài nào
nghiên cứu cụ thể về ảnh hƣởng của du lịch, du lịch sinh thái tới môi trƣờng
để đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp cho sự phát triển du lịch của tỉnh thời
gian tới nhằm đƣa ngành du lịch tỉnh nhà có một diện mạo mới một sự phát
triển bền vững, tƣơng xứng với tiềm năng và đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của tất cả các ngành kinh tế.



×