Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch bãi sau, thành phố vũng tàu dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ ANH

ĐEO BÁM KHÁCH HAY CHIẾN LƢỢC SINH TỒN CỦA NHÓM
NGƢỜI BÁN HÀNG RONG TẠI KHU DU LỊCH BÃI SAU,
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Chuyên ngành:Văn hóa học
Mã số

:60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM QUỲNH PHƢƠNG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN



Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn Thạc sĩ Văn hóa học với đề tài:“Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn
của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu
dưới góc nhìn văn hóa”.
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể Quý thầy, cô
đã và đang giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt là Quý
thầy, côtrong khoa Văn hóa học, những ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và
định hƣớng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận vănnày.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Quỳnh Phƣơng, ngƣời
đã quan tâm, định hƣớng và có rất nhiều những góp ý hữu ích giúp tôi trong quá
trình thực hiện luận văn của mình. Cảm ơn cô vì đã cho tôi có một góc nhìn mới
trong lĩnh vực nghiên cứu Văn hóa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đoàn thể, tổ chức và các cá nhân đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin và các tài liệu liên quan.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và cơ quan nơi tôi đang công tác đã hết sức động viên, giúp đỡ,
tạo điều kiện về tinh thần, về vật chất và thời gian để tôi có thể hoàn thành đƣợc
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Vũng Tàu, ngày 24 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thị Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÃI
SAU, THÀNH PHỐ VŨNGTÀU ........................................................................ 12

1.1. Cơ sở lý luận: thực hành văn hoá hàng ngày và chiến lƣợc của “kẻ yếu” ... 12
1.2. Giới thiệu chung về Bà Rịa - Vũng Tàu và khu du lịch Bãi Sau ................. 18
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 22
Chƣơng 2: THỰC HÀNH ĐEO BÁM KHÁCH CỦA NHÓM NGƢỜI BÁN
HÀNG RONG TẠI KHU DU LỊCH BÃI SAU, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
………………………………………………………………………….……....23
2.1. Thực trạng quy hoạch phát triển du lịch tạiVũngTàu .................................... 23
2.2. Thực trạng “đeo bám”khách .......................................................................... 26
2.3. “Đeo bám” khách và chiến lƣợc đối phó của ngƣời bán hàng rong .............. 42
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 45
Chƣơng 3: "ĐEO BÁM KHÁCH" - CHIẾN LƢỢC SINH TỒN VÀ CÁC
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................................................................. ..46
3.1. Những ảnh hƣởng của chính sách kinh tế vĩ mô ..............................................46
3.2. “Đeo bám khách” và những vấn đề đặt ra ..................................................... 50
3.3. Đằng sau chính sách “cấm” của địa phƣơng ................................................. 57
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................. 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................ ..64
TÀI LIỆU THAM KHẢO…. ............................................................................... 66
PHỤ LỤC


DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ/cụm từ viết đầy đủ

Từ/cụm từ viết tắt

1


BR –VT

Bà Rịa–VũngTàu

2

CT/TU

Chỉ thị/Tỉnh ủy

3

ĐHQG

Đại học Quốcgia

4

HN

Hà Nội

5

KH–UBND

Kế hoạch- Ủy ban nhân dân

6


KT- XH

Kinh tế -xã hội

7

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhânvăn

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

NĐ–CP

Nghị định–Chính phủ

10

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

11


QĐ-TTg

Quyết định–Thủ tƣớng

12

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

VP

Văn phòng


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch Việt Nam đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đƣợc
chính phủ quan tâm và thúc đẩy phát triển với hàng loạt các chiến lƣợc đƣợc đặt
ra. Với tiềm năng du lịch là hàng chuỗi hệ thống sản phẩm, có bề dày hàng ngàn

năm lịch sử, sản phẩm du lịch Việt Nam tập trung nhiều ở các loại hình lịch sử,
văn hóa, tín ngƣỡng. Bên cạnh đó các sản phẩm du lịch từ thiên nhiên cũng rất
phát triển, là điểm đến lý thú cho khách du lịch trong giai đoạn hiện nay. Theo
thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943
triệu lƣợt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. Khách du lịch nội địa đạt
57 triệu lƣợt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam
đề ra mục tiêu đón 8,5 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng khoảng 6% so với năm
2015; phục vụ 60 triệu lƣợt khách du lịch nội địa, trong đó khách có sử dụng lƣu
trú đạt 31 triệu lƣợt; tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỷ đồng. Doanh thu từ
du lịch dự kiến sẽ đạt 18 – 19 tỷ USD năm 2020.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức và khó khăn trƣớc mắt, đặc biệt là khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực
hóa dần dần diễn ra mạnh mẽ, sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế tác động nhiều
đến sự dịch chuyển lao động, trong đó chủ yếu là lao động từ nông thôn di cƣ
đến các đô thị và trung tâm du lịch. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất
yếu kém, những khó khăn về sản phẩm dịch vụ thì hiện tƣợng “đeo bám khách”
của những ngƣời bán hàng rong cũng là một hiện tƣợng đang đƣợc ngành du
lịch Việt Nam hết sức quan tâm. Đó đƣợc coi nhƣ một trong những vấn đề cốt
lõi cần “chấn chỉnh” để tạo dựng hình ảnh đẹp cho du lịch Việt Nam trong bối
cảnh phát triển kinh tế đất nƣớc nhƣ hiện nay.
Bà Rịa - Vũng Tàu (BR – VT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam
11

1


Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra
biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, kết nối thuận lợi với
thành phố Hồ Chí Minh và các địa phƣơng khác bằng đƣờng bộ và đƣờng thủy.
Bên cạnh ngành kinh tế khai thác dầu khí thì BR – VT còn là một trong những

trung tâm du lịch nổi tiếng trên cả nƣớc, thu hút hàng triệu lƣợt khách du lịch
trong nƣớc và quốc tế mỗi năm. Chính vì vậy phát triển du lịch là một trong
những trọng điểm phát triển kinh tế của địa phƣơng trong giai đoạn tới.
Giống một số điểm du lịch khác trên cả nƣớc nhƣ Sa Pa, Hạ Long, Chùa
Hƣơng…BR – VT là một trong những nơi bị truyền thông và dƣ luận lên án gay
gắt về hiện tƣợng nêu trên. Điều đáng nói ở đây là không chỉ những thông tin
xấu ấy xuất hiện trên báo chí, truyền thông và dƣ luận mà ngay cả những ngƣời
làm chính sách tại địa phƣơng cũng nhìn nhận rằng: “cần quét sạch nạn đeo
bám, chèo kéo khách” (bà Trƣơng Thị Hƣờng – Phó chủ tịch thành phố) với
hàng loạt các biện pháp, hình thức chế tài đƣợc ban hành.
Song song với sự lên án của xã hội về hiện tƣợng đeo bám khách là tâm lý
đề phòng của du khách trong và ngoài nƣớc khi đi du lịch đến đây, du khách
thƣờng thấy “ngại” tiếp xúc với ngƣời bán hàng vì sợ bị chặt chém, sợ bị ép giá
hay sợ bị những ngƣời bán hàng rong đeo bám, nài nỉ, làm phiền... Và trong con
mắt của du khách nhóm ngƣời bán hàng rong trở nên “đáng sợ”, “đáng đề
phòng” bởi họ suy nghĩ rằng nhóm ngƣời đó chỉ vì chuộc lợi trƣớc mắt, vì lợi
ích kinh tế và đó là những kẻ đáng bị lên án bởi những hành động không đẹp
mắt, làm mất mĩ quan khu du lịch và khiến du khách không hài lòng nhƣ truyền
thông, chính sách đã vạch ra.
Thực tế, ngay chính cụm từ “đeo bám” khách đã mang ý nghĩa tiêu cực
trong đó, vì thế thật khó để lý giải khi nhìn nhận hành vi thông qua dƣ luận xã
hội, qua những đánh giá của truyền thông và những nhà làm chính sách . Hơn
nữa, những ngƣời bán hàng rong đang thực hiện hành vi “đeo bám khách” lại là
những ngƣời yếu thế, xuất thân từ những vùng quê nghèo, trình độ học vấn thấp,
22

2


và khó có cơ hội đƣợc nói lên tiếng nói của mình.

Nghiên cứu này không đặt ra mục tiêu bênh vực, ủng hộ hay phản đối, lên
án hành vi “đeo bám” khách của ngƣời bán rong ở Bãi Sau, cũng nhƣ những
ngƣời bán hàng rong ở khắp mọi nơi trên cả nƣớc. Bằng những quan sát thực tế,
bằng những dữ kiện có đƣợc trong quá trình điền dã, tiếp xúc, trải nghiệm, trong
luận văn này tác giả chỉ muốn phân tích cụ thể hơn về hành vi “đeo bám” khách
từ một góc nhìn khác – góc nhìn của những ngƣời trong cuộc để lý giải vì sao
những ngƣời bán hàng rong lại chọn “đeo bám” khách nhƣ một phƣơng thức
mƣu sinh. Vì vậy, “Đeo bám” khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người
bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn
văn hóa là tên gọi mà tôi chọn cho đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về hiện tƣợng bán hàng rong đeo bám khách, trên thực tế đã đƣợc truyền
thông nhắc đến khá nhiều, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm các bài báo nói về
ngƣời bán hàng rong với các chủ đề nhƣ “lấn chiếm vỉa hè”, “làm mất mĩ quan
đô thị”, “ảnh hƣởng xấu đến văn hóa”, “đeo bám, chèo kéo khách”... Các bài
viết trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hầu hết dƣới góc nhìn phê phán,
lên án hành vi đeo bám khách của ngƣời bán hàng rong ở khắp mọi nơi trên cả
nƣớc, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu du lịch. Đó là một số bài viết nhƣ:
“Du lịch đuổi khách” của nhóm phóng viên báo Ngƣời lao động đăng ngày
8/8/2010, tiếp theo là bài: “Dẹp nạn đeo bám, chèo kéo khách” của tác giả
Nguyễn Thị Loan trên trang thanhnien.vn đƣợc đăng tải ngày 8.1.2016, còn tác
giả Hoàng Linh trên báo BR - VT đăng ngày 26/7/2014 thì viết bài với nội
dung: “Du khách phiền lòng vì sự chèo kéo, đeo bám của hàng rong” và hàng
loạt bài với tiêu đề: “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trƣớc nguy cơ mất khách” đăng
số thứ nhất ngày 3/7/2012 trên trang: (cổng
thông tin chính thức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BR – VT…. Đối
với các bài viết, các phóng sự mang tính chất phê phán hành vi ấy thì tiêu điểm
33

3



chung là luôn đi tìm phƣơng án làm sao để dẹp bỏ vấn nạn đeo bám khách hoặc
đổ lỗi chủ quan cho chính những ngƣời bán rong, coi đó là những tồn tại của xã
hội cần dẹp bỏ.
Song, trong “Vấn đề ngƣời bán hàng rong trên các đƣờng phố Hà Nội” tác
giả Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (Trƣờng Đại học KHXH & NV,
ĐHQG Hà Nội, 2010) có nêu lên quan điểm về hiện tƣợng này: “Bán hàng rong
đã trở nên thân thuộc đến mức nó không đơn thuần được nhìn nhận từ góc độ
kinh tế, mà còn được xem như một nét văn hóa đặc sắc phản ánh cuộc sống
thường nhật của các dân tộc trên thế giới”. Ở vấn đề này tác giả cũng đã đi sâu
nghiên cứu đời sống của ngƣời bán hàng rong và lý giải một số nguyên nhân dẫn
đến hành vi đeo bám khách của họ trên đƣờng phố Hà Nội, trong đó có phân tích
về những bất cập trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến hoạt động
này. Nghiên cứu cũng phác họa ra đƣợc thực hành bán hàng rong trên các đƣờng
phố là đáp ứng nhu cầu công việc của một bộ phận lớn số dân ở nông thôn ra
thành thị mƣu sinh, ngoài vai trò kinh tế thì hoạt động đó còn có vai trò rất lớn
nhƣ “nét văn hóa đặc sắc”
Tác giả Nguyễn Thị Anh Thƣ (Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội) trong bài đăng trên tạp chí Tâm lý học, số 4 (2009) với tiêu
đề: “Tâm trạng lo lắng của ngƣời bán hàng rong” lại khắc họa rất sâu sắc về
những trăn trở, lo lắng cho cuộc sống của một bộ phận dân cƣ thực hành nghề
bán hàng rong, từ đó tác giả cũng chỉ ra một số bất cập trong việc thực hiện các
chính sách cấm bán hàng rong.
Trên một bài báo đã đƣợc website: vietnamnet.vn, 2008 nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều có viết về chủ đề này với tiêu đề: “Cấm bán hàng rong – phép trừ
không đơn giản”, trong đó ông nhấn mạnh: “Khi nghe tin sẽ cấm bán hàng rong
tôi cảm thấy có một cái gì đó bất ổn. Một sự bất ổn ở đâu đấy trong lòng mặc dù
tôi không phải là người sinh ra và lớn lên ở thành phố. Với tôi, hình ảnh của
những người bán hàng rong với đôi quang gánh hoặc với một chiếc xe đạp thô

44

4


sơ cùng với những điều giản dị khác đã làm lên một phần trong vị đô thị Việt
Nam” (, 6/01/2008) . Trong nhận định này, tác giả đã nêu ra
đƣợc rất nhiều yếu tố nhân văn khi nhìn nhận thực tế, những ngƣời bán hàng
rong họ rong ruổi bán hàng trên đƣờng phố không những không làm mất đi hình
ảnh đẹp, không tác động đến mỹ quan đô thị mà việc họ “lang thang bán hàng”
còn thể hiện một nét văn hóa rất riêng biệt. Ngay từ tiêu đề của bài báo, ngƣời
đọc cũng đã thấy ngay đƣợc những bất cập, những lộn xộn trong vấn đề này.
Cũng trong một bài phỏng vấn của báo Đất Việt đƣợc đăng tải vào ngày
17/7/2015, ông Nguyễn Văn Mỹ Chủ tịch công ty du lịch Lửa Việt đã nói
“khách du lịch một đi không trở lại – đừng đổ lỗi cho dân” vì theo ông: “tất cả
những vấn đề tồn tại hiện nay nên nhìn từ trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất.
Liệu các vị đã thấy vấn đề chưa?”... Qua bài trả lời phỏng vấn của ông - ngƣời
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đã phần nào thể hiện
đƣợc tiếng nói của chính những ngƣời “đeo bám khách”, bởi theo quan điểm của
ông thì đổ lỗi mất khách do những ngƣời bán hàng rong chèo kéo, đeo bám
khách hoàn toàn là không đúng, trách nhiệm ấy phải thuộc về rất nhiều ngƣời,
trong đó nhấn mạnh yếu tố quản lý.
Có một số nghiên cứu liên quan đến cuộc sống của những ngƣời bán hàng
rong một cách chung chung nhƣ khảo sát của nhóm sinh viên trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn tp. HCM về “Tình hình buôn bán hàng rong tại
quận 10, tp. HCM ”, hay trong công trình dự thi Sinh viên nghiên cứu khoa học
của nhóm sinh viên trƣờng Đại học ngoại thƣơng Hà Nội năm 2010 nghiên cứu
về thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng rong ở Hà Nội hiện nay…
Các nghiên cứu nêu trên cũng có nhấn mạnh đến một số tác động của xã hội lên
cuộc sống của chính những ngƣời bán hàng rong, tuy vậy vẫn chỉ dừng lại ở việc

mô tả hiện tƣợng, chƣa đi sâu nghiên cứu tâm thế hành vi của con ngƣời đối với
các hoạt động của họ.
Hầu hết các bài viết liên quan đến bán hàng rong ngƣời ta thƣờng hay gắn
55

5


nó với thực hành văn hóa “đeo bám” khách, vì vậy hiện tƣợng “đeo bám” khách
của những ngƣời bán hàng rong trên cả nƣớc đang trở thành vấn đề đƣợc quan
tâm của rất nhiều đối tƣợng, từ các cấp quản lý, truyền thông, du khách và bản
thân những ngƣời nằm trong nhóm đối tƣợng này khi nền kinh tế Du lịch đang
hết sức đƣợc chú trọng.
BR – VT là một địa phƣơng nằm trong số các điểm du lịch mà hiện tƣợng
“đeo bám khách” đƣợc phản ánh trên vô số các mặt báo và truyền thông. Trên
các phƣơng tiện truyền thông hiện nay, sự xuất hiện của các thông tin cảnh báo,
phê phán hiện tƣợng chèo kéo, đeo bám khách rất phổ biến. Nội dung của các
thông tin đó chủ yếu xoáy sâu vào việc phê phán, coi việc đeo bám là ý thức của
con ngƣời, gán cho họ những lời nói mang tính chất lên án, chê bai, phê phán
(đó là bài: Người bán hàng rong và những phóng viên đạo đức giả trên website:
đăng ngày 27 tháng 7 năm 2015, Mất mặt với nạn hàng
rong bám khách trên website: đăng ngày 10 tháng 5 năm
2013, bài Dẹp bỏ hàng rong đeo bám khách trên trang www.nhandan.org.vn
đăng ngày 13 tháng 8 năm 2012, bài Ngăn chặn cách hành xử xấu với du khách
trên báo Du lịch Việt Nam đăng ngày 9 tháng 5 năm 2013 và bài Cần dẹp nạn
đeo bám làm phiền du khách trên báo Thanh niên đăng ngày 8 tháng 1 năm
2016…)
Nghiên cứu về hiện tƣợng “đeo bám” khách của những ngƣời bán hàng
rong dƣới góc độ tiếp cận văn hóa, coi hiện tƣợng “đeo bám” khách là chiến
lƣợc mƣu sinh của con ngƣời, đó là việc thực hành văn hóa thƣờng ngày để đáp

ứng nhu cầu kiếm sống của một nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội thì gần nhƣ
chƣa có công trình cụ thể nào, nghiên cứu cụ thể nào, đặc biệt trên địa bàn tỉnh
BR – VT, khi đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm và đƣợc coi là vấn đề “nóng” ở
Bãi Sau, Vũng Tàu.
Vì vậy, với vai trò của nhà nghiên cứu, tôi mạnh dạn nghiên cứu hiện tƣợng
“đeo bám” khách dƣới góc nhìn văn hóa, coi đó nhƣ một chiến lƣợc sinh tồn của
66

6


nhóm ngƣời bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu. Đề tài
mong muốn bƣớc đầu đƣa ra đƣợc một số nhìn nhận khác về hiện tƣợng này,
góp phần giúp các nhà làm chính sách cũng nhƣ dƣ luận có cách nhìn rộng mở
hơn, nhân văn hơn về hiện tƣợng nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của nghiên cứu là lý giải một thực hành hàng ngày –
“đeo bám” khách du lịch - của những ngƣời bình thƣờng trong bối cảnh phát
triển du lịch ở Vũng Tàu. Thông qua nhóm ngƣời bán hàng rong và thực hành
“đeo bám” khách của họ, nghiên cứu sẽ chỉ ra đƣợc những biến động cơ bản của
xã hội Việt Nam, phản ánh những khía cạnh văn hóa, xã hội của một nhóm
ngƣời “yếu thế” trong xã hội đƣơng thời.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ chỉ ra thực trạng “đeo bám” khách tại khu du lịch Vũng Tàu,
đồng thời xác định các nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng “đeo bám” khách dƣới
góc nhìn văn hóa. Dựa trên quan điểm lý thuyết về thực hành văn hóa hàng
ngày, về chiến lƣợc sinh tồn của những ngƣời yếu thế trong xã hội, thông qua
phỏng vấn sâu, luận văn đi sâu tìm hiểu lý do tại sao nhóm ngƣời bán hàng rong
lại lựa chọn cách “đeo bám” khách, cũng nhƣ phân tích hiện tƣợng này phản ánh

những khía cạnh gì về kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống của một bộ phận
ngƣời dân trong xã hội hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài xác định đối tƣợng nghiên cứu chính là những ngƣời bán hàng rong
tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: luận văn xác định phạm vi nghiên cứu nằm trong địa

bàn tỉnh BR – VT, cụ thể tại khu du lịch Bãi Sau – thành phố Vũng Tàu.
77

7


-

Về thời gian: nghiên cứu hiện tƣợng “đeo bám” khách đang diễn ra của

nhóm ngƣời bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu hiện
nay (thời gian thực hiện luận văn từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2016).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn lựa chọn sử dụng phƣơng pháp định tính để nghiên cứu vấn đề
“đeo bám” khách của những ngƣời bán hàng rong tại Bãi Sau, thành phố Vũng
Tàu, trong đó nghiên cứu sẽ lựa chọn thao tác chính bao gồm:
- Điền dã dân tộc học
- Phỏng vấn sâu
- Phân tích văn bản

5.1. Điền dã dân tộc học
Đây là phƣơng pháp đầu tiên tôi thực hiện khi bắt đầu manh nha cho nghiên
cứu của mình. Mặc dù cần rất nhiều sự hỗ trợ của các thao tác liên quan, tuy vậy
phƣơng pháp điền dã dân tộc học đã giúp tôi có một thời gian dài tiếp xúc, gần
gũi với đối tƣợng nghiên cứu. Thông qua cách thực hiện này tôi có cơ hội tạo
mối quan hệ thân thiết hơn, nói cách khác, tôi ít nhiều tạo đƣợc độ tin cậy đối
với đối tƣợng nghiên cứu của mình. Khi thực hiện điền dã dân tộc học, tiếp xúc
với những ngƣời “đeo bám” khách điều đầu tiên tôi thể hiện là tôn trọng họ,
thông cảm với họ và vì vậy tôi có cơ hội để thực hiện phỏng vấn sâu một cách
thoải mái hơn.
Tôi bắt đầu thực hiện phƣơng pháp này giống nhƣ một vị khách đi du lịch
tới đây và tổng quát mọi hoạt động ở khu vực này, từ việc quan sát tôi có điều
kiện nhận biết đƣợc những dấu hiệu và một số hành vi cơ bản của hoạt động
“đeo bám khách”.
Trong những buổi đầu tiên tôi đến đây nhƣ đi du lịch, tôi rong ruổi khắp bãi
biển và bắt đầu tham dự nhƣ những vị khách đang bị “đeo bám”, sau đó tôi tìm
cách hòa nhịp với một vài ngƣời bán hàng, xin phép đi cùng họ, đƣợc đi theo họ
cho đến khi họ gặp khách và bán đƣợc hàng, cứ nhƣ vậy tôi kết thân với một số
88

8


ngƣời và nói rõ lý do cần tìm hiểu nghiên cứu của mình.
5.2. Phỏng vấn sâu
Đây là thao tác chính mà tôi sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, đặc
biệt là quá trình tham gia trò chuyện, phỏng vấn đối tƣợng là những ngƣời bán
hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu chủ yếu là phỏng
vấn bán cấu trúc (tôi có chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, nhƣng cho phép cuộc hội
thoại có thể tiếp tục mở theo nội dung trò chuyện). Việc phỏng vấn sâu những

ngƣời bán hàng rong “đeo bám” khách nhằm tìm hiểu nguyên nhân ẩn sâu bên
trong của họ về sự lựa chọn nghề nghiệp đang bị xã hội lên án. Tuy nhiên, hầu
hết những ngƣời tôi phỏng vấn đều ngần ngại trả lời khi tôi hỏi các vấn đề liên
quan đến chính sách và hậu quả mỗi khi bị trật tự đô thị hay công anbắt.
Tƣ liệu thực tế cho nghiên cứu này đến từ việc tôi khảo sát 50 ngƣời bán
hàng rong và phỏng vấn sâu 15 ngƣời, trong đó phỏng vấn sâu 7 ngƣời bán hàng
rong, 3 cán bộ quản lý và 5 vị khách du lịch. Với phƣơng pháp “trái bóng lăn”
(snow ball) – bắt đầu từ một thông tín viên chính và nhờ ngƣời đó giới thiệu với
ngƣời khác, tôi tiến hành nghiên cứu bằng việc liên hệ với một phụ huynh học
sinh của mình, đồng thời là ngƣời bán hàng rong lâu năm ở Bãi Sau, quan sát
cách chị bán hàng và thực hiện hỏi chị với các câu hỏi gần gũi nhất mang tính
chia sẻ. Sau đó tôi nhờ chị liên hệ với một số ngƣời cùng bán hàng rong lâu năm
tại đây. Tôi tiếp tục quan sát, làm quen và thực hiện phỏng vấn từng đối tƣợng,
trong đó có phụ nữ, có trẻ em và có cả ngƣời già. Tôi ƣu tiên phỏng vấn sâu vào
những ngày cuối tuần vì đó là thời điểm tập trung đông khách nhất trong tuần,
chính vì vậy hoạt động “đeo bám” của nhóm ngƣời bán hàng rong cũng xuất
hiện nhiều hơn, thuận lợi cho việc chọn lựa đối tƣợng phỏng vấn.
Sau khi phỏng vấn những ngƣời trực tiếp thực hành “đeo bám”, tôi tiếp tục
phỏng vấn một số lãnh đạo địa phƣơng và khách du lịch để cố gắng khám phá
những góc nhìn khác nhau về hiện tƣợng này. Với những nhà quản lý địa
phƣơng, tôi hiểu đƣợc một số chính sách, định hƣớng phát triển của ngành du
99

9


lịch, thông qua đó nắm đƣợc những giá trị văn hóa mà chính sách xã hội thực
hiện đối với những ngƣời bán hàng rong và hoạt động đeo bám khách của họ.
Với khách du lịch, tôi tiếp xúc khá dễ dàng và họ thoải mái trả lời theo suy nghĩ
và quan sát của họ. Một nhóm đối tƣợng tôi mất khá nhiều khó khăn để gặp đó

là những nhà quản lý về Du lịch, trật tự đô thị, công an… Tuy vậy, tôi cũng đã
cố gắng gặp đƣợc và tiến hành phỏng vấn đƣợc một vài nhà quản lý, những
ngƣời làm chính sách cho hoạt động kinh tế du lịch tại địa phƣơng. Khi phỏng
vấn, tôi cố gắng dùng máy ghi âm khi đƣợc cho phép, còn khi không thể ghi âm,
tôi cố gắng ghi chép thật nhanh những câu trả lời qua cuộc trò chuyện trao đổi
với họ, tôi chuẩn bị trƣớc các câu hỏi, tuy vậy trong quá trình hỏi và trả lời vẫn
có một số câu hỏi và câu trả lời nằm ngoài các câu đã chuẩn bị.
5.3. Phân tích văn bản (tài liệu thứcấp)
Sử dụng thao tác này nghiên cứu tập trung phân tích một số các bài phỏng
vấn đƣợc đăng lên các báo, tạp chí của những ngƣời làm chính sách về kinh tế
du lịch trên địa bàn tỉnh BR – VT, đồng thời phân tích các kết quả điều tra trong
quá trình thực địa. Trong đó bao gồm cả những nội dung thông tin trên các báo,
phƣơng tiện truyền thông nhằm phản ánh hiện tƣợng này. Trong quá trình phân
tích văn bản, Luận văn tập trung đi sâu phân tích một số bài báo đã đƣợc đăng
tải, từ đó có cơ sở bổ sung thêm một số nhận định về hiện tƣợng “đeo bám”
khách của những ngƣời bán hàng rong dƣới góc nhìn khác nhau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: luận văn là một nghiên cứu về thực hành hàng ngày của
một nhóm những ngƣời dân thƣờng, từ đó khám phá những động năng của xã
hội Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu dƣới một khía
cạnh đi sâu vào tâm lý của đối tƣợng nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính
sách và công chúng có thêm một góc nhìn của những ngƣời trong cuộc về hiện
tƣợng “đeo bám” khách, từ đó đƣa ra những định hƣớng chính sách phù hợp với
1010

10


thực tiễn cuộcsống.

7. Cơ cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
Luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về khu du lịch Bãi Sau, thành phố
Vũng Tàu
Chƣơng 2: Thực hành “đeo bám” khách của nhóm ngƣời bán hàng rong tại
khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu.
Chƣơng 3: “Đeo bám khách” – chiến lƣợc sinh tồn và những vấn đề đặt ra.

1111

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÃI SAU,
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
1.1. Cơ sở lý luận: thực hành văn hoá hàng ngày và chiến lược của “kẻ
yếu”
Hoạt động bán hàng rong với thực hành “đeo bám” khách đƣợc lựa chọn
nhƣ cách thức để bán hàng hàng ngày của một bộ phận ngƣời bán hàng ở Bãi
Sau, Vũng Tàu. Nhƣ vậy nghiên cứu những hành vi diễn ra hàng ngày xung
quanh đời sống của một bộ phận dân cƣ chính là nghiên cứu những thực hành
văn hóa hàng ngày của họ và những thực hành trong các hành vi hàng ngày thể
hiện một góc nhìn vănhóa.
Trong định nghĩa của mình về văn hóa, E. B Tylor (1871) đã khẳng định
văn hóa nhƣ “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như
một thành viên của xã hội đã đạt được”. Trong định nghĩa này Tylor chỉ ra rằng
văn hóa là những “phức thể” mà những “phức thể” ấy do chính con ngƣời tạo ra,

tuy vậy nó vẫn là những thực thể mang tính trừu tƣợng nhƣ “tri thức”, “tín
ngƣỡng”, “nghệ thuật”… ở tầm vĩ mô nhƣng chung quy đó cũng là những sản
phẩm do chính con ngƣời tạora.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc tới trong tác phẩm của mình năm 1940:
“Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các
phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh 1995: 431). Với nhận định ấy, chủ tịch Hồ
1212

12


Chí Minh có nhắc đến “phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó”, qua
khái niệm này, văn hóa dƣờng nhƣ đƣợc thu gọn hơn, ít nhiều phản ánh những
yếu tố mang tính chất gần gũi với cuộc sống đời thƣờng hơn.
Từ góc nhìn nhân học, Gary Ferraro thì cho rằng: “Văn hóa là tất cả những
gì con ngƣời có, con ngƣời nghĩ và con ngƣời làm với tƣ cách là những thành
viên của một xã hội” (Gary Ferraro, 1995:17). Đây đƣợc coi là khái niệm rộng
và đầy đủ nhất về văn hóa bởi nó bao trùm tất cả những hành vi, những biểu
hiện hay những suy nghĩ của con ngƣời, trong đó ta thấy cả những yếu tố mang
tính “cao trào” và có cả những yếu tố mang tính “đời thƣờng”, nó trƣớc hết và
sau cùng đều gắn với cuộc sống hàng ngày của con ngƣời.
Theo tác giả Phạm Quỳnh Phƣơng (2014), văn hóa thƣờng ngày, trƣớc hết,
là cách con ngƣời sống cuộc sống hàng ngày của họ, mà cách sống ấy phản ánh
cách họ nghĩ, nhận thức và cảm nhận, dựa trên những bối cảnh khác nhau. “Nhƣ
vậy văn hóa thƣờng ngày không phải là văn hóa nhìn dƣới góc độ nghệ thuật

hay giá trị theo qui ƣớc, mà nó bao trùm lên mọi khía cạnh trong sinh hoạt đời
thƣờng của cuộc sống con ngƣời. Từ những đặc trƣng của đời sống thƣờng
ngày, văn hóa của đời sống thƣờng ngày biểu hiện một số tính chất: Lối sống
(lifestyle); Là sản phẩm của những bối cảnh lịch sử học thuật và xã hội nhất
định; Bị qui định bởi những mối quan hệ quyền lực và những dạng thức phản
kháng; Đặc tính lặp lại, theo chu kỳ, quen thuộc và cảm xúc tự nhiên, mặc dù
cũng bị đứt đoạn (bởi những sự bất ngờ); (Martin, 2003, dẫn theo Phạm Quỳnh
Phƣơng,2014).
Trong tác phẩm Phác thảo một lý thuyết thực hành (Outline of a Theory
ofPractice),Pierre Bourdieu đã giải thích hành vi của con ngƣời, đặc biệt là nhấn
mạnh tầm quan trọng của các hành động thực tiễn và sự tồn tại trong việc hiểu
cá nhân con ngƣời. Từ góc nhìn này, hành động “đeo bám” khách nhƣ một hành
vi đƣợc hình thành do tác động của nhiều yếu tố nhƣ giáo dục, văn hóa, xã hội,
quan trọng nhất là do sự tác động của kinh tế thị trƣờng và sự mất cân bằng
1313

13


trong quan hệ quyền lực. Những hành vi, biểu hiện của họ xét dƣới góc cạnh văn
hóa là sự phản ánh về đời sống xã hội, là bức tranh mô phỏng những mâu thuẫn
thực tế ở một góc nhỏ của cuộc sống hiện thời, tuy vậy nó lại là sự thể hiện sâu
rộng đến toàn xã hội với góc nhìn đa chiều.
Trong tác phẩm Thực hành của đời sống thƣờng ngày (The Practice of
Everyday Life), Michel de Certeur (1984) cho rằng đời sống thƣờng ngày không
chỉ là các yếu tố mang quy luật tự nhiên mà còn bị chi phối bởi yếu tố quyền lực
và chính trị. Theo Michel de Certeau, thực hành hàng ngày bao hàm cả chiến
lược và chiến thuật. Chiến lược đƣợc sử dụng bởi các cấu trúc quyền lực có tổ
chức, ví dụ nhƣ nhà nƣớc, công ty, hợp tác, một viện nghiên cứu, hay thậm chí
một nhà khoa học, trong khi đó chiến thuật đƣợc sử dụng bởi những ngƣời bình

thƣờng, bị thống trị. Nói cách khác, "chiến thuật" là phƣơng sách của những
ngƣời không có quyền lực, là "nghệ thuật của kẻ yếu". Điều này thể hiện ở
những ví dụ trong xã hội hậu công nghiệp, ngƣời dân trong các xã hội hiện đại
đã thực thi "chiến thuật" riêng của mình để "xoáy trộm" những gì có thể nhằm
phục vụ cho cá nhân, ví dụ nhƣ công nhân viên chức sử dụng các nguồn lực văn
phòng của cơ quan (điện thoại, máy photo, giấy...) để sử dụng cho mục đích
riêng, hay ngƣời đi thuê nhà trang trí căn hộ cho thuê nhằm phủ tính cá nhân của
mình lên không gian đi mƣợn (Farmer 2003, dẫn theo Phạm Quỳnh Phƣơng,
2014). Mặc dù đó là những ví dụ cho thấy sự nhỏ nhặt và tầm thƣờng, nhƣng đó
là những chiến thuật nhất thời, mƣu mẹo, thủ đoạn thông minh mà con ngƣời sử
dụng để phản kháng, là những chiến thắng nhỏ hàng ngày của kẻ "yếu" đối với
kẻ"mạnh". Tƣơng tự, trong tác phẩm Các dạng thức phản kháng hàng ngày
(Everyday Forms of Resistance), khi nói về những chiến thắng nhỏ của kẻ yếu
đối với kẻ mạnh, James Scott (1985) đã dùng những thuật ngữ nhƣ “vũ khí của
kẻ yếu” (Weapons of the Weak) và “nghệ thuật của sự phản kháng” (Arts of
Resistance) để chỉ ra rằng những ngƣời yếu thế trong xã hội cũng có những “vũ
khí” nhất định của họ. Các thuật ngữ về “sự thống trị”, “quyền lực”, “phản
1414

14


kháng” hay “vũ khí của kẻ yếu”… đã đƣợc James Scott phác họa thông qua hình
ảnh những ngƣời nông dân trong tác phẩm của ông. Trong nghiên cứu về những
tác động của Internet đối với thanh niên, tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Châm
(2013) đã vận dụng lý thuyết này của James Scott về sự phản kháng của những
ngƣời yếu thế để nói về thứ “vũ khí” mà giới trẻ sử dụng thông qua không gian
Internet để sống thật với suy nghĩ của họ: “Trong các công trình quan trọng của
mình, James Scott đã bàn luận một số lí thuyết liên quan tới quyền lực (power),
sự thống trị (domination) và phản kháng (resistance). Ông đã cung cấp một bối

cảnh rộng cho việc xem xét quá trình mà những nhóm ít có quyền lực về kinh tế
xã hội cũng nhƣ văn hóa đã phản kháng lại quá trình thống trị đối với việc khai
thác lao động nhƣ thế nào” (James Scott 1985, dẫn theo Nguyễn Thị Phƣơng
Châm, 2013).
Luận điểm của James Scott có thể sử dụng để minh chứng đƣợc cho hành
động “đeo bám” khách của những ngƣời bán hàng rong tại Bãi Sau, Vũng Tàu
cũng chính là những hành động phản kháng hàng ngày đối với những tồn tại
thực tế của xã hội, trong đó yếu tố quyền lực thể hiện rất rõ, những ngƣời bán
hàng rong không có quyền lực về kinh tế, không có quyền lực về chính trị, văn
hóa, để bán đƣợc hàng họ phải lựa chọn hình thức đeo bám, rong ruổi theo chân
khách để mƣu sinh. Đó chính là cách thức phản kháng họ chọn lựa trong chính
đời sống hàng ngày của họ. Luận điểm của James Scott cũng phần nào giúp lý
giải hành động của những con ngƣời trong cuộc chiến đấu tranh sinh tồn, ở đó
thứ “quyền lực” tối cao không thuộc về những “kẻ yếu”.
Sinh tồn đƣợc coi là bản năng sẵn có của loài ngƣời, nó đƣợc coi nhƣ hiện
tƣợng bẩm sinh của con ngƣời khi sinh ra, muốn tồn tại với cuộc sống đầy
những thử thách, bắt buộc con ngƣời ta phải có chiến lƣợc, phải tìm ra cách
thuận lợi nhất để tồn tại. Trong bất cứ một thời đại nào, một xã hội nào hay bất
cứ một thời điểm nào kể từ khi con ngƣời sinh ra đến khi mất đi thì bản năng
sinh tồn luôn luôn sẵn có để con ngƣời ứng phó với hoàn cảnh, giống nhƣ đói
1515

15


phải tìm cách để ăn, rét phải tìm áo ấm để mặc, ngủ không an toàn phải tìm cách
để trú ngụ an toàn hơn, hiểu đúng ra thì con ngƣời luôn tìm cách để tồn tại càng
lâu càng tốt, và muốn tồn tại phải có cách thức cụ thể, có phƣơng thức thựchiện.
Trong Thuyết sinh tồn của tác giả Nguyễn Ngọc Huy (1924 – 1990) có nêu:
“Bản năng sinh tồn là một bẩm tính thiên nhiên hỗn hợp với cơ thể ngƣời; nó

phát hiện khi ngƣời mới sanh và chỉ tiêu diệt khi ngƣời chết. Do đó, nó chi phối
hết cả đời sống của ngƣời, từ khi ngƣời cất tiếng oa oa để chào đời cho đến lúc
ngƣời nhắm mắt xuôi tay, giã từ trần thế”. Tác giả Nguyễn Ngọc Huy cũng
khẳng định: “Vì bản năng sinh tồn mà ngƣời có một ý chí sinh tồn vô cùng mãnh
liệt. Ý chí sinh tồn xuất hiện một cách rõ rệt trong tất cả những hoạt động của
con ngƣời. Những hoạt động này sở dĩ phức tạp là vì ngƣời là một sinh vật cao
đẳng có nhiều năng khiếu sinh lý và tâm lý, thành ra có nhiều nhu cầu và
khuynh hƣớng khác nhau”.
Theo thuyết “nhu cầu” của nhà tâm lý học nổi tiếng ngƣời Mỹ Abraham
Maslow (1908 – 1970) , “nhu cầu” bậc thấp và đầu tiên của con ngƣời là nhu
cầu sinh lý, đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con ngƣời nhƣ nhu
cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sƣởi ấm và thoả mãn về tình dục, là nhu cầu cơ bản
nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con ngƣời. Nếu thiếu
những nhu cầu cơ bản này con ngƣời sẽ không tồn tại đƣợc (Maslov, 1943)
Nhận định trên chỉ ra rằng bất cứ một cá nhân nào tồn tại cũng có một ý chí,
một suy nghĩ giống nhau đó là “tồn tại” và vì phải “tồn tại” con ngƣời cần tìm đủ
mọi cách và cũng bởi con ngƣời là thực thể phức tạp nên nhu cầu “tồn tại” cũng
phức tạp theo, sự phức tạp của con ngƣời thƣờng phụ thuộc vào chính “hoàn
cảnh” mà họ đƣợc sinh ra, đƣợc nuôi dƣỡng để trƣởng thành. Đối với những
ngƣời nghèo thì nhu cầu tồn tại chỉ là đủ ăn, đối với ngƣời đã đủ ăn, điều kiện
sống tốt hơn thì nhu cầu tồn tại lúc này lại là những nhu cầu cao hơn về tinh thần.
Trong xã hội luôn tồn tại những sự bất công, và những nhóm yếu thế
thƣờng là các nhóm phải chịu nhiều sự bất công nhất: “Các nhóm yếu thế là
1616

16


những nhóm xã hội đặc biệt, họ luôn cần sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội. Họ là
những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động xã

hội” (Vũ Dũng, 2012). Trong nhóm yếu thế có những đối tƣợng khác nhau nhƣ
nhóm ngƣời bị yếu về sức khỏe (mắc bệnh hiểm nghèo), nhóm ngƣời già không
còn khả năng lao động, nhóm ngƣời bị hạn chế bởi trình độ học vấn, không đƣợc
học hành hay nhóm ngƣời thiếu kinh nghiệm, nhóm trẻ em cơ nhỡ… trong đó,
đặc biệt là nhóm ngƣời từ các vùng nông thôn, không có nghề nghiệp cơ bản,
không có trình độ học vấn, họ phải tìm đến thành thị, đến những nơi có điều
kiện kinh tế phát triển hơn nơi họ sống để tìm cách mƣu sinh, có thể là làm thuê,
làm mƣớn, đạp xích lô, chạy xe ôm hay bán hàng rong…
Để tồn tại đƣợc ở nơi đất khách, nhóm yếu thế trong xã hội phải luôn tìm
cách thích ứng và thực hiện các “chiến lƣợc”, “chiến thuật” để sinh tồn.
Tiêu biểu trong số những nghề đó là nghề bán hàng rong, nhóm ngƣời bán
hàng rong ở bất cứ đô thị nào cũng có, tuy vậy ở mỗi nơi họ lại có phƣơng thức
hoạt động khác nhau, nếu nhƣ ở Sài Gòn hay Hà Nội họ tập trung ở vỉa hè thì ở
Vũng Tàu họ lại tập trung ở các bãi biển. Bởi đó là nơi họ dễ dàng kiếm sống
hơn, là nơi họ đƣợc bán những mặt hàng mà họ không cần bỏ ra quá nhiều
vốn… Và hơn cả, tại những nơi đó, khách đến không phải để mua hàng, đó
không phải là trung tâm mua sắm nên “muốn người ta mua thì phải theo”, vậy là
không biết từ khi nào cái việc “theo khách” để bán hàng bị gắn cái mác “chèo
kéo”, “đeo bám”…
Soi chiếu từ cách tiếp cận văn hoá và các lý thuyết thực hành hàng ngày,
công trình này nhìn nhận hành vi “đeo bám” khách của những ngƣời bán hàng
rong ở đây nhƣ phƣơng thức duy nhất để kiếm sống. Nhóm ngƣời này họ không
có đủ điều kiện kinh tế để thuê một cửa hàng, không có đủ quan hệ để thuê đƣợc
một địa điểm ngay trung tâm và họ cũng không có đủ vốn để có thể phát triển
sản phẩm hàng hóa thành một gian hàng, vì họ hầu hết là những ngƣời dân di cƣ
từ những vùng khác tới, họ là những ngƣời lao động nghèo, hàng ngày tìm cách
1717

17



buôn bán nhỏ lẻ để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau, tuy vậy mục đích chung
nhất của họ vẫn là “kiếm miếng cơm, manh áo”. Việc những ngƣời bán hàng
rong ở Bãi Sau, Vũng Tàu hàng ngày buôn bán bằng cách “đeo bám” khách,
trƣớc hết, là hoạt động sinh tồn cơ bản nhất nhằm phục vụ cuộc sống tối giản
của họ. Mặt khác, đối với những ngƣời bán hàng rong ở Bãi Sau, Vũng Tàu,
hoạt động “đeo bám” khách có thể đƣợc coi nhƣ một trong những thực hành
thƣờng ngày, bởi lẽ đó là phƣơng thức kiếm sống và tồn tại hàng ngày. Thông
qua việc “đeo bám khách” nhƣ những thực hành hàng ngày, những ngƣời bán
hàng rong không chỉ kiên trì đi theo một chiến lƣợc mƣu sinh thích ứng trong
hoàn cảnh của họ, mà họ còn thể hiện sự phản kháng của “kẻ yếu”.
Với những ngƣời “đeo bám” khách, trong cuộc sống thƣờng ngày khi thực
hành những hành vi ấy, họ luôn chịu sự kiểm soát từ rất nhiều phía, từ công an,
trật tự đô thị, từ nhóm những kẻ “mạnh” và cả du khách… chính những áp lực
ấy đã khiến họ phải có những hành động mang tính chất “phản kháng” nhƣ đối
với chính quyền thì phải chạy, phải đút lót, đối với khách hàng họ cần “van xin,
nài nỉ”… Và dù cho các hình thức phản kháng ấy có là những hình thức bất hợp
pháp, là những hình thức bị dƣ luận phản đối hay loại bỏ thì vì cuộc sống họ vẫn
bất chấp để thực hiện, hơn nữa khi sự phản kháng của họ ít nhiều vẫn có tác
dụng thì nó chỉ làm cho hành động “đeo bám” của họ ngày càng cẩn trọng hơn
màt hôi.
1.2. Giới thiệu chung về Bà Rịa - Vũng Tàu và khu du lịch Bãi Sau
1.2.1. Giới thiệu chung về Bà Rịa - VũngTàu
BR – VT nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp tp. HCM ,
phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp
biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biển, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp. Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ về du lịch biển đảo.
Ngƣời dân tỉnh BR – VT có đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghệ
thuật tôn giáo, tín ngƣỡng… rất phong phú và đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất là
1818


18


yếu tố văn hóa biển. Là vùng đất có những cửa biển kín gió rất thuận lợi về giao
thông đƣờng thủy, BR – VT là nơi lƣu dân ngƣời Việt từ miền Trung vào khai
phá sớm nhất Nam Bộ, khoảng thế kỷ XVII. Từ đó cho đến giữa thế kỷ XIX, bộ
mặt của vùng đất BR – VT đã có những thay đổi sâu sắc. Từ một nơi hoang vu,
biển cả mênh mông, đồi núi, rừng rậm đã trở thành ruộng đồng, làng mạc trù
phú. Tài nguyên đất, rừng, biển đã đƣợc khai thác để phục vụ cuộc sống ngày
càng sung túc hơn của con ngƣời. Quá trình khẩn hoang lập ấp cũng là thời gian
hình thành các tín ngƣỡng làm chỗ dựa về tinh thần, vừa đem đến cho cƣ dân
cuộc sống bình an. BR – VT đƣợc biết đến là trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm
biển nổi tiếng của Việt Nam. Trong tổng số 305,4km chiều dài bờ biển của tỉnh,
có khoảng 156 km bờ biển đẹp cho giá trị sử dụng trong du lịch. Không chỉ có
tắm biển, du khách đến BR – VT còn đƣợc tham quan các danh lam, thắng cảnh,
các di tích lịch sử khá nổi tiếng.
Theo thời gian, cƣ dân đa nguồn gốc từ các nơi trong nƣớc di cƣ đến ngày
càng đông đúc, ruộng đồng phì nhiêu, ngành nghề phát triển và có sự phân công
lao động theo nghề nghiệp. Trong đó, bộ phận dân cƣ sống bằng nghề đánh bắt
thủy hải sản chiếm tỷ lệ khá cao. Sau này khi ngành kinh tế khai thác dầu khí và
du lịch phát triển, tỷ lệ dân cƣ làm trong các ngành này cũng tăng dầnlên.
Thành phố Vũng Tàu là tỉnh lỵ trung tâm của tỉnh BR – VT, tiền thân là đặc
khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua
sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò
Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125km về phía Đông Nam theo đƣờng bộ
và 80km theo đƣờng chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông nam
bộ ra biển. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang
đổi hƣớng từ Nam sang Tây của phần dƣới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn
ra khỏi đất liền nhƣ một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng

6km. Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha, có 17 đơn vị
hành chính cơ sở, bao gồm: 16 phƣờng và 1 xã. Dân số thành phố tính đến đầu
1919

19


năm 2016 là trên 327 ngàn ngƣời. Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 ngƣời,
trong đó có gần 2.000 ngƣời di cƣ từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề
đánh bắt thủy hảisản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng,
Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính
thuộc tỉnh Bà Rịa. Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến
năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune).
Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định
nhập vào, nhƣng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành

thị xã. Ngày

22/10/1956 giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phƣớc Tuy.
Đến 08/09/1964 thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc chính quyền trung ƣơng
cho đến30/04/1975.
Cho đến nay, BR – VT vẫn là địa danh nổi tiếng về thế mạnh kinh tế dầu
khí, du lịch và giao thông đƣờng thủy, cùng với tp. HCM, BR – VT ngày càng
nâng cao vị thế của mình không chỉ ở Đông nam bộ mà còn khẳng định chỗ
đứng trên cả nƣớc. Riêng về ngành kinh tế du lịch, tỉnh chú trọng đầu tƣ phát
triển du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch lớn trên cả nƣớc và quốc tế
với những mục tiêu rất lớn đã đƣợc đặt ra.
1.2.2. Khu du lịch Bãi Sau
Khu du lịch Bãi Sau là khu du lịch trung tâm nằm trong quần thể du lịch

thành phố Vũng Tàu. Bãi Sau có chiều dài khoảng hơn 10km, đó là bãi biển đẹp,
trải dài theo một đƣờng thẳng với những bãi cát thoai thoải, độ dốc vừa phải rất
thích hợp cho việc vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng và đặc biệt là hoạt động tắm
biển. Đây đƣợc coi nhƣ trung tâm du lịch của địa phƣơng bởi lƣợng khách của
Vũng Tàu chủ yếu tập trung ởđây.
Bãi Sau là một khu du lịch trung tâm bởi đây là nơi có bãi tắm đẹp bậc nhất
tỉnh BR - VT. Với hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm nổi tiếng
và toàn bộ các dịch vụ du lịch từ bình dân đến các dịch vụ cao cấp đều có.
2020

20


×