Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 66 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN LỚP 6

Đồng Nai, năm 2013


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

BÀI 1. KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
-

Ôn lại cho các em các kiến thức cơ bản về môi trường

-

Giới thiệu cho các em các thành phần và chức năng của môi trường, qua đó giúp các
em biết được chức năng môi trường ở địa phương mình.

-

Đưa ra và phân tích cho các em hiểu các vấn đề môi trường đang diễn ra ở đô thị và
nông thôn.

PHẠM VI TÍCH HỢP/ HỖ TRỢ KIẾN THỨC:
-

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Bài 7. Yêu thiên nhiên


Bài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

-

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

PHẦN NỘI DUNG
I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”(Điều
3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005).
Ngoài ra, thuật ngữ môi trường còn được định nghĩa theo nhiều cách khác:
Định nghĩa 1
Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có
ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và
diễn biến trong một môi trường. Theo Lê Văn Khoa (1995), đối với cơ thể sống thì “Môi
trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển
của cơ thể.
Định nghĩa 2
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức
Nhuận, 2000). Theo tác giả này, môi trường có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:
-

Môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.

-

Môi trường kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.


Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

-

Môi trường không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương
hướng và sự thay đổi trong môi trường.
Định nghĩa 3

Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự
nhiên ... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng
thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Đối với con người, môi trường chứa đựng nội
dung rộng.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm
tin...) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không
chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là
“khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”.
 Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là
ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự
nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi; cung cấp cho
con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và còn là nơi chứa đựng

các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong
phú.
- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các
nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo,
tổ chức đoàn thể, ... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn
khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con
người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm
thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị,
công viên nhân tạo...
Như vậy:
 Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh
sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng,
cảnh quan, quan hệ xã hội...
 Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ:
môi trường của học sinh gồm: nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp
học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều
lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

2


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị
định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Cấu trúc môi trường tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển và
sinh quyển.

( Nguồn: />Hình 1-1 Mối quan hệ của các thành phần cơ bản trong môi trường tự nhiên
1. Khí quyển:
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch
quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được hình
thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.
Khí quyển trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau:
Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly.
Phần lớn khối lượng của khí quyển tập trung ở các tầng thấp: tầng đối lưu và tầng bình
lưu (khoảng 5.105 tấn)
- Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, chiếm khoảng 80% khối lượng không khí
của khí quyển, có nhiệt độ giảm dần từ 40oC ở lớp sát mặt đất tới -50oC ở trên cao. Ranh giới
trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Ở tầng
này, không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi
và xảy ra các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão v.v...

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

3


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao
50 km. Nhiệt độ không khí từ -56oC ở phía dưới lên -2oC ở trên cao. Trong tầng bình lưu, ở độ
cao khoảng 25km, có một lớp không khí giàu khí ôzôn (O3) thường được gọi là tầng ôzôn.

Tầng ôzôn có chức năng như một lá chắn của khí quyển, bảo vệ cho Trái đất khỏi những ảnh
hưởng độc hại của tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống. Trong tầng bình lưu luôn tồn tại quá
trình hình thành và phân hủy khí ôzôn. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người thải
ra nhiều loại khí có khả năng phân hủy khí ôzôn làm cho có chỗ lớp ôzôn bị mỏng đến mức
chiều dày chỉ còn vài centimet, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật
khác.
- Tầng trung gian (tầng giữa) nằm bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km. Nhiệt độ
tầng này giảm dần theo độ cao từ -20C ở phía dưới giảm xuống -920C ở lớp trên.
- Tầng nhiệt quyển: từ độ cao 80 km đến 500 km, từ -920C đến +12000C; ở đây nhiệt độ
ban ngày thường rất cao, nhưng ban đêm xuống thấp.
- Tầng điện ly (tầng ngoại quyển) phân bố từ độ cao 500 km trở lên. Do tác động của tia
tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân huỷ thành các ion nhẹ như heli (He+),
hidro (H+). Tầng điện ly là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Giới
hạn bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông thường người ta ước định vào khoảng từ
1.000 - 2.000 kilômét.
Cấu trúc tầng của khí quyển được hình thành do kết quả của lực hấp dẫn và nguồn phát
sinh khí từ bề mặt trái đất, có tác động to lớn trong việc bảo vệ và duy trì sự sống trái đất.

Hình 1-2 Cấu trúc khí quyển
( Nguồn: wiki/ Khí_quyển_Trái_Đất)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

4


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Không khí đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và thế giới khí quyển.
Các thành phần chính của không khí bao gồm nitơ, oxy, hơi nước và một số loại khí trơ cũng
tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên Trái đất. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất

bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt
độ giữa ngày và đêm. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí đang gây hại cho sự sống trên bề
mặt Trái đất.
-

Thành phần khí quyển Trái đất thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1-1 Hàm lượng trung bình của khí quyển
Chất khí

% Thể tích

% Trọng lượng

Khối lượng (n.1010tấn)

N2
O2

78,08
20,91

75,51
23,15

386.480
118.410

Ar
CO2
Ne

He
CH4
Kr
N2O
H2
O3
Xe

0,93
0,035
0,0018
0,0005
0,00017
0,00014
0,00005
0,00005
0,00006
0,000009

1,28
0,005
0,00012
0,000007
0,000009
0,000029
0,000008
0,0000035
0,000008
0,00000036


6.550
233
6,36
0,37
0,43
1,46
0,4
0,02
0,35
0,18

(Nguồn: /Khí_quyển_Trái_Đất)
2. Thủy quyển
Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước, tương đương với 361
triệu km2. Khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4x1018 tấn, tương đương với 7 % trọng lượng
thạch quyển. Nước rất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái đất và là môi trường sống của
nhiều loài sinh vật. Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất gồm: nước
ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng và hơi.
Thủy quyển bao gồm: Đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết.
Nói cách khác, nước tồn tại ở 3 thể: rắn (băng, tuyết), lỏng và khí (hơi nước).
Theo tính toán, tổng lượng nước trên trái đất là 1.386 x 106 km3, nhưng lượng nước
ngọt rất ít, chỉ chiếm khoảng 2,5% mà hầu hết lại tồn tại ở thể rắn (băng, tuyết chiếm 2,24%);
lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được lại càng ít ỏi, chỉ chiếm 0,26% tổng lượng
nước.
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nông
nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi
toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ
sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng, đó là nạn thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


5


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Hiện nay, người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn.
Bảng 1-2 Diện tích các Đại dương và các Biển chính
Đại dương/ biển

Diện tích (triệu km2)

Thái Bình Dương

179,7

Đại Tây Dương

106,4

Ấn Độ Dương

75,0

Bắc Băng Dương

14,09

Biển Ả rập


3,862

Biển Philippine

5,178

Biển Coral

4,791

Biển Caribbe

2,754

Biển Địa Trung Hải

2,50

Biển Đông

3,50

Biển Weddell

2,8

Vịnh Bengal

2,172
( Nguồn : />

3. Thạch quyển
Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần, dẫn đến sự phân
dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên sinh gồm mêtan
CH4, amoniac NH3 và hơi nước. Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và
tạo nên Vỏ Trái đất.
Thạch quyển là toàn bộ lớp vỏ của Trái đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu
khoảng 100km) dưới đáy đại dương, được cấu tạo bởi vật chất ở trạng thái cứng. Thạch quyển
(vỏ Trái đất) có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay
đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất được chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa dày 60 – 70 km và vỏ đại
dương 2 – 8 km.
Lớp trên cùng của thạch quyển thường là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị
nén tạo thành. Khi lớp trên cùng của tầng này tiếp xúc với khí quyển và sinh quyển tạo thành
lớp vật chất mềm, xốp được gọi là thổ nhưỡng (đất). Các thành phần chính của đất gồm: các
khoáng chất: 40%, nước: 35%, không khí: 20%, mùn và các loại sinh vật (chất hữu cơ): 5%.
Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là nguồn tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất mang trên mình nó các hệ sinh thái và là giá đỡ để con người tác động vào các
hệ sinh thái tạo nên các nền văn minh, đảm bảo cho sự tồn tại của nhân loại.
Trong vỏ Trái đất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản được sử dụng
trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ đó kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành
công nghiệp.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

6


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92
trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.
Bảng 1-3 Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất

Nguyên tố

% trọng lượng toàn vỏ

% thể tích so với toàn vỏ

O

46,60

93,77

Si

27,72

0,86

Al

8,13

0,47

Fe

5,0

0,43


Mg

2,09

0,29

Ca

3,63

1,03

Na

2,83

1,32

K

2,59

1,83

8 nguyên tố hóa học phổ biến trên chiếm 99% trọng lượng thạch quyển.
- Cấu trúc bên trong của Trái đất được trình bày ở hình sau:

(Nguồn: ảnh Colin Rose)
Hình 1-3 Cấu tạo bên trong của Trái đất
4. Sinh quyển ( hay môi trường sinh vật)

Sinh quyển chính là lớp vỏ sống của trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp.
Sinh quyển là nơi có sự sống tồn tại, bao gồm các phần của thạch quyển có độ dày 2-3
km kể từ mặt đất, toàn bộ thủy quyển và khí quyển tới độ cao 10 km (đến tầng ôzôn). Với
chiều dày khoảng 16 km. Các thành phần trong sinh quyển luôn tác động tương hỗ lẫn nhau (ví
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

7


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

dụ: khí ôxy (O2) và cacbonic (CO2) phụ thuộc vào mức độ sinh tồn của thực vật và khả năng
hòa tan của chúng trong môi trường nước). Sinh quyển có các cộng đồng sinh vật khác nhau từ
đơn giản đến phức tạp, từ dưới nước đến trên cạn, từ vùng xích đạo đến các vùng cực (trừ
những miền khắc nghiệt). Sinh quyển gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sinh sống
của các sinh vật khác (sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh ...)
Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm cả trong các quyển vật lý và không hoàn
toàn liên tục, chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện môi trường nhất định. Trong sinh
quyển ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn
tại, phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và cao nhất là trí tuệ con người, có tác
động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển trên trái đất.
Sự sống trên bề mặt Trái đất được phát triển chính nhờ vào tổng hợp các mối quan hệ
tương hỗ giữa sinh vật với môi trường, tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất
và năng lượng mà chúng ta thường gọi là các chu trình sinh địa hóa như chu trình nước, chu
trình nitơ, chu trình cacbon, chu trình phospho … Nhờ hoạt động của các chu trình này mà vật
chất được luân chuyển, sinh vật sống được và tồn tại trong một trạng thái cân bằng động, giúp
cho chúng ổn định và phát triển.
Như vậy: Các yếu tố tạo thành môi trường tự nhiên gồm đất, nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
1.

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần một khoảng không gian nhất định để phục
vụ cho các nhu cầu sống như: không khí để thở, nước để uống, nhà ở, đất để sản xuất lương
thực và thực phẩm, vui chơi, giải trí…
Theo tính toán, trung bình mỗi người mỗi ngày cần 4m3 không khí sạch để hít thở, 2,5
lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm đủ để tạo ra khoảng 2.000 - 2.400 cal năng
lượng nuôi sống bản thân. Chức năng này đòi hỏi phải có khoảng không gian thích hợp cho
mỗi người, được tính bằng m2 (mét vuông) hay ha (hecta) đất đai để ở, sinh hoạt và sản xuất.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công
nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Con người
luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng
môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay không gian này ngày càng bị thu hẹp. Con người có thể gia tăng
không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng
của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng, lấn sông, lấp biển ...
Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau:
-

Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp,
kiến trúc hạ tầng và nông thôn.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

8



Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

-

Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông
đường thủy, đường bộ và đường không.

-

Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải.

-

Chức năng giải trí của con người.

-

Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa; xây dựng các nhà
máy, xí nghiệp.

-

Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản...

2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con
người biết canh tác cách đây khoảng 14 - 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi
phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII. Xét về bản chất, mọi hoạt động của con
người đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên.

Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp,... của con người đều bắt nguồn từ
các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng,
chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
Các nguồn tài nguyên này gồm:
-

Rừng tự nhiên: tạo độ phì nhiêu cho đất, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp gỗ củi,
dược liệu và duy trì sự cân bằng sinh thái …

-

Các nguồn nước: cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản, sản
xuất ra năng lượng, giao thông đường thủy và cảnh quan phục vụ du lịch…

-

Động vật và thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm …

-

Khí hậu: gồm không khí, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, gió, mưa … không thể thiếu được
cho sự sống của con người và động, thực vật.

-

Các loại khoáng sản: than, dầu khí, thiếc, đồng … cung cấp năng lượng và nguyên liệu
cho các hoạt động sản xuất và đời sống

Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc

và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội.
3. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình
sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường.
Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người thải các chất thải vào môi trường đất,
nước và không khí. Các chất thải này được biến đổi trong môi trường dưới tác động của
nhiều yếu tố (vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, không khí …), chuyển từ dạng phức tạp thành
đơn giản, từ những thứ bỏ đi thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh
vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên.
Các quá trình biến đổi này gồm:
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

9


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

-

Biến đổi lý - hóa: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách chiết các
chất thải và độc tố.

-

Biến đổi sinh hóa: khử các chất độc bằng con đường sinh hóa thông qua các chu trình
vật chất của nitơ, cacbon, hấp thụ các chất dư thừa,…

-

Biến đổi sinh học: vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Chúng phân
giải, tổng hợp và làm biến đổi các chất thông qua quá trình khoáng hóa, mùn hóa,

amoni hóa, nitrat hóa …

4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường cung cấp thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh
vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Các hiện vật, di chỉ được con người
phát hiện giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ. Khi kết nối những sự kiện của
hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán được những sự kiện xảy ra trước đây và sẽ xảy ra
trong tương lai.
Môi trường cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa
đối với con người và các sinh vật sống trên Trái đất. Chẳng hạn các phản ứng sớm hơn của một
số sinh vật với những biến đổi của điều kiện tự nhiên là tín hiệu báo động cho các sự cố như
bão, động đất, núi lửa … sắp xảy ra.
Môi trường còn lưu giữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, động và
thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan thiên nhiên để thưởng
ngoạn …
5. Môi trường làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên trái đất.
Trái đất hỗ trợ sự sinh sống của con người và các sinh vật trong các điều kiện môi
trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí khác tương
đối ổn định...
Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, sự chênh lệch nhiệt
độ lớn, giúp ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người...
Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ và các chất khí,
giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật trên trái đất.
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất,
giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

10



Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Không khí
Ánh sáng

Truyền thông
CHỨC NĂNG
MÔI TRƯỜNG
ĐÔ THỊ
Nước

Xây dựng hạ tầng

Vận chuyển

Công nghiệp

Không khí

MÔI TRƯỜNG
Xây dựng nông thôn

NÔNG THÔN

Tài nguyên rừng

Nuôi trồng thủy sản
Phát triển chăn nuôi


Đất trồng

Hình 1-4 MỘT SỐ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

11


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Phần đáp án câu hỏi trong tài liệu học sinh:

1. Không gian sống đô thị
2. Cung cấp nước
3. Cung cấp thông tin ( truyền thông)
4. Rác thải đô thị
5. Làng quê
6. Trang trại nuôi gà
7. Đất trồng rau
8. Thủy sản
IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
1. Môi trường đô thị
Trong những năm qua, đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy
mô, số lượng cũng như chất lượng. Hệ thống đô thị Việt Nam đã tạo ra một diện mạo đô thị
mới theo hướng không gian đô thị văn minh và hiện đại, tạo điều kiện cho người dân có cuộc
sống chất lượng cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6/2012, mạng lưới đô thị quốc gia của Việt
Nam đã có 760 đô thị; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 31%. Sự phát triển mạnh mẽ của các thành phố

đã đem đến nhiều thách thức, không chỉ bảo đảm nâng cao chất lượng sống cho người dân, mà
còn phải bảo đảm tính cạnh tranh về mặt kinh tế của các trung tâm đô thị cũng như đảm bảo
các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả. Do vậy, các yêu cầu nâng cao hiệu quả
các nguồn tài nguyên, giảm các chi chí cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường đã trở
nên ngày càng gay gắt mà các đô thị ở Việt Nam không thể bỏ qua trong quá trình phát triển…
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ về năng lượng và tài nguyên tại các trung tâm đô thị ngày một
tăng cao.
Số liệu nghiên cứu của Siemens cho thấy, hiện nay, một nửa dân số thế giới sống ở các đô
thị và dự đoán đến năm 2030, sẽ có thêm khoảng 2 tỷ người sinh sống tại các thành phố lớn
(chiếm khoảng 60% dân số thế giới). Các thành phố này tiêu tốn khoảng 75% nguồn năng
lượng và 60% lượng nước sạch của cả thế giới, đồng thời sản sinh đến 70% lượng phát thải khí
nhà kính. Đây cũng là gánh nặng cho các đô thị trong việc đặt ra mục tiêu đảm bảo và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải kiểm soát được những ảnh hưởng về sinh thái, cơ sở hạ
tầng và xã hội trong quá trình đô thị hóa, đồng thời mang lại cuộc sống chất lượng cao cho cư
dân đô thị…
Trong hiện tại, ở một số đô thị, hệ thống thoát nước dùng chung cho cả nước mưa và nước
thải và nước thải chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường; nhiều đô thị không có cả hệ
thống thoát nước. Hiện tượng ô nhiễm nước mặt, tiếng ồn, độ rung, nhiệt, điện, từ trường, bụi,
ô nhiễm khí độc hại... ở mức báo động, ở hầu hết các đô thị lớn.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

12


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Do vậy vấn đề môi trường trong phát triển đô thị chủ yếu là:
-

Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông,…


-

Ô nhiễm nước do rác thải và nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, …

-

Ô nhiễm môi trường do rác thải

-

Sự cố môi trường đô thị: ngập nước, cháy, dịch bệnh do đông dân,…

-

Văn hoá đô thị bị lai căng, nạn di dân từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng,

Phần đáp án câu hỏi trong tài liệu học sinh:
1. Ô nhiễm môi trường do khói bụi giao thông
2. Ngập lụt
3. Đông dân
4. Rác thải
5. Nước thải
6. Cháy nổ, hỏa hoạn
2. Môi trường nông thôn
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với 75% số dân và nguồn lực lao động xã hội đang
sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 13 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất
này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con
người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì

của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:
-

Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp, lâm nghiệp như: phân bón,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

-

Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.

-

Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.

-

Sử dụng mạng lưới tưới tiêu.

Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất ở vùng
nông thôn như:
-

Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.

-

Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu.

-


Làm mất cân bằng dinh dưỡng.

-

Làm xói mòn và thoái hóa đất.

-

Phá hủy cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị,
máy móc nặng.

-

Làm mặn hóa hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

13


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Theo kết quả “Điều tra nghiên cứu về thực trạng môi trường nông thôn Việt Nam” của GS
TS Lê Văn Khoa và các cộng sự cho thấy, vấn đề môi trường bức xúc nhất trong nông nghiệp
và nông thôn hiện nay là:
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải (chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, bao bì đựng
hóa chất nông nghiệp) và nước thải (sinh hoạt, chăn nuôi,…)
+ Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp;
+ Suy thoái các loại tài nguyên (rừng, đất, nước và đa dạng sinh học);
+ Nước sạch và vệ sinh môi trường;

+ Xung đột môi trường (tranh chấp về đất đai, nguồn lợi hải sản...)
+ Sự phân hóa giàu nghèo.
Phần đáp án câu hỏi trong tài liệu học sinh:
1. Ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
2. Suy thoái tài nguyên rừng
3. Ô nhiễm môi trường do tự nhiên, cháy rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học
4. Ô nhiễm môi trường do nước thải
5. Ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
6. Suy thoái đa dạng sinh học, săn bắn

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

14


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

BÀI 2.

NƯỚC – SỰ SỐNG CỦA HÀNH TINH XANH

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-

Giới thiệu và giải thích cho các em hiểu về sự tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

-

Giới thiệu về sự phân bố của nước trên trái đất, qua đó đề nghị các em cho biết các
nguồn nước xung quanh mình và vai trò của nước trong cuộc sống.


-

Cung cấp cho các em thông tin về hiện trạng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai và một số nhà máy cấp nước.

PHẠM VI TÍCH HỢP/ HỖ TRỢ KIẾN THỨC:
-

Môn : ĐỊA LÝ 6
Bài 23. Sông và hồ
Bài 24. Biển và đại dương

PHẦN NỘI DUNG
TRÁI ĐẤT LÀ HÀNH TINH XANH

I.

Vũ trụ là một khoảng không gian chứa rất nhiều
thiên thể, ngôi sao, hành tinh và thiên thạch…
Thái dương hệ, hệ thiên thể có sự sống duy nhất
trong vũ trụ hiện nay, là một tập hợp gồm có mặt trời, các
hành tinh quay chung quanh mặt trời và nhiều vệ tinh
quay quanh các hành tinh. Toàn bộ hệ Thái dương chỉ có
một hành tinh có sinh vật và con người sinh sống được
gọi là Trái Đất.
Trái đất còn được gọi là hành tinh xanh, vì nhìn
từ vũ trụ Trái đất có màu xanh dương, do màu của
nước biển, của các đại dương, màu trắng pha lơ của các áng mây bao bọc bên ngoài và màu
xanh lá cây chen lẫn màu nâu của các lục địa lúc ẩn lúc hiện bên dưới màn mây.

Biển chiếm đến 70% diện tích của Trái đất, 30% là mặt đất. Dù chỉ chiếm phần nhỏ
nhưng mặt đất lại rất lớn so với cơ thể sinh vật, khoảng 149 triệu km2 (theo Mc.Neill,2000).
Mặt đất không hề bằng phẳng, nó lồi lõm, xù xì tạo nên các vùng địa lý cao thấp phức tạp. Nơi
cao nhất là đỉnh Everest, cao 8.850m và nơi thấp nhất nhìn thấy được là bờ Biển chết, thấp hơn
mực nước biển chuẩn -400m. Mặt đất lại bị băng tuyết, núi non và sa mạc bao phủ phần lớn,
chỉ còn 30% diện tích phù hợp cho nghề nông.
Trái đất còn có các nguồn tài nguyên vật chất to lớn khác và luôn luôn vận động biến
đổi. Từ lúc đầu chỉ có vật chất vô tri, từ từ tiến tới có sinh vật. Rồi hiện nay có con người, một
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

15


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

sinh vật thông minh nhất của trái đất. Thời gian qua, con người hưởng lợi nhiều nhất từ môi
trường của Trái đất nhưng ngược lại cũng là sinh vật hủy hoại môi trường Trái đất nhiều nhất.
II. VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
Nước trên hành tinh phát triển từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên thạch đưa
lại, từ lớp trên của khí quyển trái đất. Khối lượng nước chủ yếu trên trái đất (nước mặn, nước
ngọt, hơi nước) đều bắt nguồn từ lòng đất (lớp vỏ giữa) trong quá trình phân hoá các lớp đá ở
nhiệt độ cao. Nguồn nước trong tự nhiên luôn được vận động và thay đổi trạng thái: mưa –
dòng chảy - thấm - bốc hơi – ngưng tụ và thành mưa.
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu, nhưng chúng ta có thể ước tính bắt đầu từ các
đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại
dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào
trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn - hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây.
Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm
vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ
dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng có thể giữ nước đóng băng hàng

nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành
dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc
rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào
trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, dòng chảy chính trong sông chảy ra đại
dương. Dòng chảy mặt, nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc
dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm
xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát bề mặt và được thấm ngược trở
lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra
thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá
cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm
sâu để tái tạo nước ngầm, nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời
gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại
dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước "kết thúc" … và lại bắt đầu.

Hình 2-1 Vòng tuần hoàn tự nhiên của nước
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

16


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

III. PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Sự phân bổ nước
Theo chu trình trên, lượng nước được bảo toàn, nước chỉ chuyển từ dạng này sang dạng
khác (lỏng, khí, rắn) hoặc từ nơi này đến nơi khác. Tuỳ theo loại nguồn nước (đại dương, hồ,
sông, hơi ẩm đất...) thời gian luân hồi có thể rất ngắn (8 ngày đối với hơi ẩm không khí) hoặc
có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm (đại dương 1400 năm).
Trong 1.386 triệu km3 tổng lượng nước trên trái đất thì trên 96% là nước mặn. Và trong
tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước ngầm; nguồn

nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng 1/150 của 1% của
tổng lượng nước trên trái đất.
Bảng 2-1 Ứớc tính sự phân bố nước toàn cầu

Nguồn nước
Đại dương, biển, và vịnh

Thể tích nước
tính bằng km3

Thể tích nước Phần trăm
tính bằng
của nước
dặm khối
ngọt

Phần trăm của
tổng lượng nước

1.338.000.000

321.000.000

--

96,5

Đỉnh núi băng, sông băng,
và vùng tuyết phủ vĩnh cửu


24.064.000

5.773.000

68,7

1,74

Nước ngầm

23.400.000

5.614.000

--

1,7

- Ngọt

10.530.000

2.526.000

30,1

0,76

- Mặn


12.870.000

3.088.000

--

0,94

16.500

3.959

0,05

0,001

Băng chìm và băng tồn tại
vĩnh cửu

300.000

71.970

0,86

0,022

Các hồ

176.400


42.320

--

0,013

- Ngọt

91.000

21.830

0,26

0,007

- Mặn

85.400

20.490

--

0,006

Khí quyển

12.900


3,095

0,04

0,001

Nước đầm lầy

11.470

2.752

0,03

0,0008

Sông

2.120

509

0,006

0,0002

Nước sinh học

1.120


269

0,003

0,0001

1.386.000.000

332.500.000

-

100

Độ ẩm đất

Tổng số

Con người sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển; trong đó, nước sông và hồ là
nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

17


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Phần đáp án trong tài liệu học sinh:
1. Hồ

2. Suối
3. Sông
4. Đầm/ Ao
5. Kênh
6. Biển
2. Vai trò của nước trong cuộc sống:
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều
phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng
lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn
cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây
Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá
trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có
vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần
còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các
ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước
uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong
vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến
tranh ở Trung Cận Đông.
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước,
máy hơi nước, nhà máy thủy điện), như là chất trao đổi nhiệt.
Nhà triết học người Hi Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra
vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ Hành của triết học
cổ Trung Hoa.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ
sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không
như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí
đốt..., nhưng nước thì không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để

bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội
đàm quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai.
3. Tính toán nhu cầu sử dụng nước trong cuộc sống hàng ngày:
Trong sinh hoạt hàng ngày, có thể tính toán lượng nước tiêu hao như sau:
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

18


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

1. Nước uống: NU
-

Thể tích trung bình của ly nước em uống là: 0,24 lit

-

Mỗi ngày em uống A ly nước

 Lượng nước em uống cả ngày : NU = 0.24*A
2. Nước tắm: NT
-

Lượng nước tắm bồn là 151 lít/ bồn đầy.

-

Tốc độ xả nước trung bình của vòi sen là 26,5 lít/phút.


-

Nếu tắm bồn: Em xả nước đầy B% bồn tắm.

 Lượng nước em dùng tắm hàng ngày: NT = 151 * B%
-

Nếu tắm vòi sen: Thời gian em mở vòi sen trong mỗi lần tắm là C phút

 Lượng nước em dùng tắm hàng ngày: NT = 26,5 * C
3. Rửa bát đĩa, rửa rau, giặt quần áo bằng tay: NR + NR’+NR”
-

Thể tích thau / bồn rửa bát đĩa nhà em là D m3.
(Thể tích bồn nước hình khối chữ nhật = dài * rộng * cao;
Thể tích thau nước đáy tròn= cao*3,14* r*r với r là bán kính hình tròn ở đáy thau)

-

Mỗi lần rửa, em hứng nước ngập D% thau/bồn rửa.

-

Mỗi ngày em rửa bát đĩa d1 lần, mỗi lần rửa dùng d2 thau/ bồn nước

 Lượng nước em dùng rửa bát hàng ngày: NR = D * D% * d1*d2
-

Tính tương tự cho nước rửa rau (NR’) và giặt quần áo bằng tay (NR”)


4. Giặt quần áo bằng máy giặt
-

Máy giặt dùng trung bình 150 lit nước/ lần giặt.

-

Gia đình em giặt quần áo E lần/ngày.

 Lượng nước em dùng giặt quần áo hàng ngày : NR” = 150 * E
5. Đánh răng, rửa tay, rửa mặt,…. dưới vòi nước chảy: NVS
-

Tốc độ vòi nước chảy trung bình là 15 lít/ phút

-

Mỗi ngày em: Đánh răng G lần, mở vòi nước chảy g phút/lần
Rửa mặt H lần, mở vòi nước chảy h phút/lần
Rửa tay I lần, mở vòi nước chảy i phút/lần

 Lượng nước sử dụng cho các mục đích trên: NVS = (G*g + H*h + I*i +…) * 15
6. Nước dội cầu: NDC
-

Lượng nước dội cầu trung bình là 11,4 lít/ lần.

-

Mỗi ngày em dội cầu L lần.


 Tổng lượng nước em dùng dội cầu / ngày = L * 11,4
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

19


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

7. Nước rửa xe, tưới cây, tắm chó mèo …: NV
-

Tốc độ vòi phun trung bình là 38 lít/ phút

-

Mỗi tuần em : Rửa xe M lần, mở vòi phun nước m phút/lần
Tưới cây N lần, mở vòi phun nước n phút/lần
Tắm chó, mèo P lần, mở vòi nước chảy p phút/lần

 Lượng nước sử dụng cho các mục đích trên /ngày NV= (M*m + N*n + P*p …)*38 /7
8. Nước rò rỉ: NRR
-

Một vòi nước rò rỉ 10 giọt/ phút làm thất thoát 5,3 lít nước/ngày

-

Nhà em có v vòi nước bị rò rỉ, vòi Q1 rỉ ra q1 giọt nước/phút, vòi Q2 rỉ ra q2 giọt nước/
phút …, vòi Qv rỉ ra qv giọt nước/phút.


 Lượng nước bị rò rỉ hàng ngày: = [(q1 + q2 + ….. + qv) /10] * 5,3
Tổng lượng nước sử dụng hàng ngày:
Tổng N = NU + NT + NR + NR’+NR”+ NVS+ NDC + NV + NRR
Phần đáp án câu hỏi trong tài liệu học sinh:
Nước được sử dụng cho các nhu cầu sau :
1. Sinh hoạt ( ăn uống, tắm giặt,….)
2. Sản xuất nông nghiệp ( trồng lúa)
3. Phát triển chăn nuôi
4. Trong sản xuất công nghiệp ( thực phẩm – rửa rau)
5. Giao thông thủy (vận chuyển hàng hóa, phát triển thương mại)
6. Thủy điện, tạo năng lượng
7. Nuôi trồng thủy sản
8. Trong sản xuất công nghiệp (bảo quản thực phẩm)
9. Giải trí, vui chơi
10. Tưới tiêu hoa màu trong nông nghiệp
11. Phát triển chăn nuôi
12. Giao thông thủy, phát triển thương mại
IV. CÁC NGUỒN NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
1. Thế nào là nước sạch?
Theo Luật tài nguyên nước, năm 2012 “Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy
chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam”.
Nước được coi là nước sạch, khi nó: không màu, không mùi, không vị; nước trong và
không có vẩn đục, không có vi trùng và các chất gây bệnh.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

20


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6


Trong thực tế hiện nay, các nguồn nước tự nhiên luôn chứa một lượng chất hoà tan và có
mức độ ô nhiễm nhất định, nên các nguồn nước được xem là sạch khi nồng độ các chất có
trong nước và số lượng vi khuẩn thấp hơn giới hạn cho phép thì mới đáp ứng được các tiêu
chuẩn nước sạch.
Nước sạch không phải vô tận vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn
nước sạch. Để có nguồn nước sạch cung cấp cho con người, các nguồn nước khai thác (nước
mặt, nước ngầm) đều phải đi qua hệ thống xử lý nước để đạt các yêu cầu về nước sạch theo các
tiêu chuẩn của Bộ Y tế
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn
uống (QCVN QCVN 01:2009/BYT) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt (QCVN QCVN 02:2009/BYT). Muốn biết nước chúng ta đang sử dụng có sạch hay không
cần đem nước đi phân tích, nếu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế thì nước được
xem là sạch
Nước hợp vệ sinh là nước có thể sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các yêu cầu
chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
2. Các nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
a) Nước dưới đất ( nước ngầm)
Theo các kết quả nghiên cứu, điều tra, quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đã thực hiện trong thời gian qua, cho thấy:
- Về tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh: 5.039.300m3/ngày; hiện trạng khai thác
nước dưới đất: 1.235.600m3/ngày; tỉ lệ khai thác so với tiềm năng đạt 24,52%.
Để theo dõi chất lượng nguồn nước dưới đất trong điều kiện tự nhiên cũng như trong quá
trình khai thác, sử dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 32 công trình giếng khoan
quan trắc động thái nước dưới đất (thuộc mạng lưới quốc gia về quan trắc nguồn nước dưới
đất), gồm 13 công trình do tỉnh quan trắc (thuộc huyện Định Quán - 05 công trình; huyện Nhơn
trạch - 05 công trình; thị xã Long Khánh - 03 công trình) và 19 công trình (thuộc các huyện
Trảng Bom, Thống Nhất và Long Thành) do Trung ương quan trắc. Ngoài ra có 06 công trình
giếng khoan của hộ dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp rác thải Trảng Dài.

- Theo kết quả quan trắc năm 2012 cho thấy: chất lượng nước dưới đất tại các công trình
thuộc thị xã Long Khánh, huyện Thống Nhất, Long Thành và Trảng Bom có chất lượng tốt,
đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, ở Khu vực Định Quán, cần phải có biện pháp
xử lý thích hợp nhằm loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn trước khi đưa vào
sử dụng. Ở khu vực huyện Nhơn Trạch cần thực hiện xử lý phèn và xử lý loại bỏ chất hữu
cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn trước khi đưa vào sử dụng.
- Theo thông tin công khai kết quả quan trắc về nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 từ
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thì chất lượng nước dưới đất tại 16 công trình
thuộc 3 khu vực quan trắc (thị xã Long Khánh, huyện Định Quán và huyện Nhơn Trạch có
chất lượng nước khá tốt. Tuy nhiên, tại một số công trình ở huyện Nhơn Trạch cần thực
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

21


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

hiện xử lý sắt, amoni và vi khuẩn; ở khu vực thị xã Long Khánh và huyện Định Quán cần
loại bỏ amoni và vi khuẩn trước khi đưa vào sử dụng.
b) Nước mặt
- Về tiềm năng nguồn nước mặt: Theo kết quả tính toán, đánh giá tiềm năng nguồn nước
của Hội đồng Quốc gia Tài nguyên nước và các nghiên cứu có liên quan của các ngành thì
Hệ thống sông Đồng Nai, cũng như tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khá
phong phú. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh Đồng Nai xấp xỉ 6 tỷ m3 và lượng nước ở
các tỉnh lân cận chảy vào khoảng 18 tỷ m3.
- Theo các thông tin công khai kết quả quan trắc về nước mặt 6 tháng đầu năm 2013 từ
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai thì:
 Chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai đoạn 1 (đoạn từ sau hợp lưu sông Đồng
Nai và sông Đạ Hoai đến khu vực đổ vào hồ Trị An) và đoạn 2 (đoạn từ hợp lưu Sông
Bé – Sông Đồng Nai đến bến đò Bà Miêu – xã Thạnh Phú): đạt yêu cầu cho mục đích

cấp nước sinh hoạt sau khi xử lý.
 Đoạn 3 (đoạn từ Cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai): chất lượng nước từ khu vực cầu Hóa
An đến khu vực cầu Rạch Cát đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt sau khi xử lý, chất
lượng nước tại các vị trí còn lại chỉ đạt yêu cầu cho sử dụng tưới tiêu và mục đích giao
thông thủy.
 Đoạn 4 (đoạn từ hợp lưu sông Buông – sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Sài Gòn –
sông Đồng Nai): chất lượng nước đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt sau xử lý, tất cả các
thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép.
 Chất lượng nước mặt sông Thị Vải 6 tháng đầu năm 2013 đạt yêu cầu cho mục đích bảo
tồn động thực vật thủy sinh.
Việc đầu tư khai thác nước cung cấp cho công nghiệp, sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là
khai thác nguồn nước mặt và chỉ tập trung vào một số đơn vị có năng lực, cụ thể:
- Cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp do Cty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai đầu
tư xây dựng 14 nhà máy cung cấp nước, công suất 222.500m3/ngày.
- Cung cấp nước sạch nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông
thôn đầu tư 06 hệ thống, công suất 4.030m3/ngày và 113 công trình nhỏ lẻ, công suất
18.314,2m3/ngày.
c) Mưa
Mưa là một dạng ngưng tụ hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa tạo thành từ các giọt
nước rơi xuống mặt đất từ các đám mây. Có nhiều dạng mưa khác nhau như: mưa phùn, mưa
rào, mưa đá, ngoài ra còn các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.
Lượng mưa trên Trái đất phân bố không đều tại các vùng và theo thời gian. Từ Xích
đạo đến 2 cực xu thế chung là lượng mưa giảm dần. Tuy nhiên tại vùng vĩ độ khoảng 60o có
một đỉnh mưa thứ 2, nhỏ hơn đỉnh mưa lớn tại Xích đạo.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

22



Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

Nước mưa tương đối sạch, có thể tận dụng cho sinh hoạt của chúng ta. Nước mưa có
thể sử dụng cho các mục đích không đòi hỏi cao về chất lượng nước, như dùng làm nước xả
bồn cầu, tưới cây, rửa xe, rửa sân, giặt quần áo .... Nước mưa có thể đáp ứng đến 65% nhu cầu
nước dùng trong nhà.
Con người đã thu nước mưa từ hàng trăm năm nay để dùng cho các sinh hoạt trong nhà,
tạo cảnh quan và tưới vườn, tưới ruộng … Sau này khi các khu dân cư trở nên lớn hơn, tập
trung hơn, người ta mới phát triển hệ thống thu nước, xử lý nước sông và phân phối nước theo
đường ống đến từng nhà. Người ta còn thu nước mưa để bổ sung cho nước ngầm nhằm đảm
bảo nguồn dự trữ nước ngầm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về sức khỏe, chúng ta không nên sử dụng nước mưa để
uống trực tiếp và không nên thu nước mưa ở những cơn mưa đầu mùa do môi trường không
khí đã bị ô nhiễm phần nào.
Bảng 2-2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
Đơn vị tính: mm
Năm
Tháng
Tháng I
Tháng II
Tháng III
Tháng IV
Tháng V
Tháng VI
Tháng VII
Tháng VIII
Tháng IX
Tháng X
Tháng XI
Tháng XII

Trung bình năm

2006

2007

2008

2009

2010

0,4
1,4
9,2
65,9
177,4
250,2
230,2
345,0
307,1
257,9
22,5
23,6
1.690,8

2,9
0,0
76,8
17,0

278,8
246,5
366,1
344,4
445,9
258,7
205,3
1,7
2.244,1

8,1
8,4
12,5
72,9
382,3
162,1
336,9
266,7
433,8
211,0
160,0
25,4
2.080,1

0,6
91,2
102,6
173,7
240,8
238,9

265,3
367,1
489,2
269,1
43,3
19,8
2.301,6

27,2
0,0
72,0
29,8
60,1
237,5
307,5
262,0
474,2
612,0
420,4
5,6
2.507,8

2011
25,7
0,0
71,0
32,3
425,4
309,6
347,0

354,9
557,7
216,0
154,8
21,0
2.515,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai, 2012)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

23


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 6

BÀI 3.

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM

MỤC TIÊU BÀI HỌC
-

Giới thiệu và giải thích cho các em về các ảnh hưởng của môi trường ( đất, nước, không
khí) đến sức khỏe con người.

-

Giúp các em nhận biết các nguồn gốc gây ô nhiễm thực phẩm.


-

Phân tích các nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, hướng dẫn các em cách phòng ngừa và
một số cách xử lý khi bị ngộ độc.

PHẠM VI TÍCH HỢP/ HỖ TRỢ KIẾN THỨC:
-

Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

-

Môn : CÔNG NGHỆ 6
Bài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài 17. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

PHẦN NỘI DUNG
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

I.

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã gây ảnh hưởng xấu tới chất
lượng môi trường, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người, do vậy vấn đề sức khỏe môi
trường đã được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.
1.

Khái niệm chung


Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) hiểu theo nghĩa rộng: “Sức khỏe môi trường là ảnh
hưởng của các nhân tố môi trường đến con người theo khía cạnh sức khỏe, bệnh tật và thương
tật, bao gồm các ảnh hưởng trực tiếp đến con người bởi nhiều tác nhân vật lý, hóa học, sinh
học, các ảnh hưởng của môi trường vật lý và xã hội gồm nhà ở, sự phát triển đô thị, giao
thông, công nghiệp và nông nghiệp”.
WHO quan niệm: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần và có
các mối quan hệ xã hội tốt, chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật”. Sức khỏe
không chỉ được bảo đảm bởi cuộc sống vật chất mà còn quy định bởi tinh thần – chính là văn
hóa và các mối quan hệ giữa cá nhân trong một cộng đồng và giữa các cộng đồng khác nhau.
Do vậy, sức khỏe môi trường không chỉ được xem xét ở mức độ cá nhân (vệ sinh cá nhân, ý
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

24


×