Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.46 MB, 59 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 9

Đồng Nai, năm 2013


MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sống và phát triển kinh tế, con
người có nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn và sản
xuất ra các loại hóa chất để phục vụ các mục đích
khác nhau. Năng lượng chủ yếu hiện đang được
khai thác là năng lượng hóa thạch, là nguồn tài
nguyên có giới hạn; khi sử dụng chúng sẽ gây ra
thảm họa môi trường đó là biến đổi khí hậu, có thể
dẫn đến hủy diệt loài người trên trái đất. Còn các hóa chất nếu sử dụng không đúng cũng
sẽ gây ra các tác hại khôn lường đối với sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, cùng với con người các loài động thực vật cũng bị suy giảm do môi trường
ô nhiễm làm con người mất đi sự hỗ trợ quý giá cho cuộc sống và sức khỏe của mình.
Do vậy để tồn tại và phát triển, con người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong
lành, bảo đảm độ đa dạng sinh học phong phú.
Các vấn đề về sử dụng năng lượng và hóa chất hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường và sức khỏe con người sẽ được đề cập trong tài liệu này.
Tài liệu tham khảo “Nâng cao Nhận thức bảo vệ môi trường trong học đường - Dành cho
học sinh lớp 9” là công cụ để giáo viên giúp cho các em hiểu hơn về nguồn tài nguyên
năng lượng; nâng cao tầm hiểu biết về đa dạng sinh học và suy thoái đa dạng sinh học;
các loại độc chất đang tồn tại trong môi trường ảnh hưởng đến môi trường và đời sống
của con người.
Đặc biệt, tài liệu cũng hướng dẫn hành động của từng cá nhân trong việc giảm thiểu ô


nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi lớp 9.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


BÀI 1. NĂNG LƯỢNG
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ NĂNG LƯỢNG

Năng lượng là gì?

 Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng, một số khái niệm khá phổ biến:
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam thì: "Năng lượng là một dạng tài nguyên
vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất".
o Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh
học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ
quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng hoá
thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).
o Năng lượng lòng đất: nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và
năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U(Uranium), Th(Thorium),
Po(Polonium),...
 Các dạng tồn tại cơ bản của năng lượng:

Năng lượng tồn tại ở hai dạng sơ cấp là thế năng và động năng.
- Thế năng: là năng lượng được tích trữ.
- Động năng là sự giải phóng thế năng tạo ra chuyển động, cuối cùng là sinh công.
Công là sự chuyển đổi năng lượng để dịch chuyển một vật tới một khoảng cách nhất
định.
 Các dạng năng lượng:


Năng lượng có ở khắp nơi, biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi chịu tác động. Có
nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể; nhiệt năng làm tăng
nhiệt độ của vật thể; thế năng là năng lượng mà vật dự trữ, cơ năng,… Cuộc sống của
chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các dạng biến đổi năng lượng.
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

2


- Điện năng: là dòng của các điện tử chạy trong mạch. Sự chuyển động của một điện
tử tạo ra một dòng điện tạo ra điện.
- Nhiệt năng: là việc sử dụng nhiệt như là nguồn năng lượng.
- Năng lượng hóa học: là năng lượng được tạo ra từ các phản ứng hóa học, trong đó
liên kết hóa học của một chất bị phá vỡ và được tái sắp xếp tạo thành phân tử mới, quá
trình đó có thể cung cấp năng lượng.
- Năng lượng bức xạ: là năng lượng đến từ một nguồn sáng, như mặt trời. Năng lượng
phát ra từ mặt trời ở dạng các photon. Những phần tử nhỏ bé này vô hình với mắt người,
di chuyển tương tự như sóng.
- Năng lượng hạt nhân: là năng lượng được tạo ra khi những phần của nguyên tử của
một số vật liệu nhất định được tách ra trong môi trường có kiểm soát. Quá trình này tạo
ra nhiệt (nhiệt năng) dùng vào các mục đích khác nhau, bao gồm cả phát điện.

Hình 1-1 Các dạng năng lượng chính
 Năng lượng thường được phân chia thành hai loại như sau:
Năng lượng không tái tạo: là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không
có khả năng tái sinh và mất đi vĩnh viễn, bao gồm:
+ Năng lượng hóa thạch: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí tự nhiên tạo thành thông qua
sự hoá thạch của động, thực vật trong một thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm.
+ Năng lượng hạt nhân: từ chất phóng xạ Uranium.


Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

3


Năng lượng tái tạo (hay năng lượng tái sinh): là năng lượng từ những nguồn liên
tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng vô hạn là năng lượng
tồn tại nhiều đến mức không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người.
Nguồn năng lượng này chính là năng lượng mặt trời bao gồm: bức xạ mặt trời,
năng lượng sinh học, gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, …
Những nguồn năng lượng mới, tái sinh và ít gây tác động tiêu cực đến môi
trường còn được gọi là năng lượng sạch hay năng lượng xanh. Hiện nay, do
một số trở ngại như chi phí cao, kỹ thuật phức tạp, … nên việc sử dụng nguồn
năng lượng này chưa phổ biến nhưng hy vọng rằng, trong tương lai, với những
tiến bộ khoa học, chúng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn và dần thay thế năng lượng
nhiên liệu bằng năng lượng sạch.
 Nhìn vào các hình bên dưới, em hãy cho biết các hoạt động dưới đây khai thác nguồn
năng lượng gì?

1...............................................................

3.............................................................

2....................................................................

4..............................................................

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


4


5................................................................

7................................................................

6....................................................................

8.....................................................................

9.............................................................

Trong đó, việc phát triển Năng lượng sinh học (là loại năng lượng được hình thành
từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật) sẽ làm giảm sự thay đổi bất lợi về khí hậu,
giảm hiện tượng mưa axit, giảm sức ép về bãi chôn lấp v.v...

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

5


(Nguồn: />
Hình 1-2 Các nguồn tạo ra năng lượng sinh học
II. NHU CẦU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CUỘC SỐNG

-

Đến năm 2030, nhu cầu về các nguồn năng lượng trên thế giới sẽ tăng 35% so với
2005.


-

Kỷ nguyên sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ được dự báo sẽ sớm kết thúc
do nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa.

-

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các nguồn năng lượng tái tạo
như thủy điện nhỏ, mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng biển.

-

Khó khăn lớn nhất cho sự phát triển hiện nay cũng như trong tương lai gần là giá
thành năng lượng tái tạo vẫn cao hơn các dạng năng lượng truyền thống.

( Nguồn:www.khoa-hoc-ky-thuat/nang-luong–phat-trien-ben-vung-va-viet-nam)

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

6


Hình 1-3 Các loại năng lượng tái tạo đang dần được sử dụng nhiều hơn
(Nguồn: Cuộc thi vẽ tranh quốc tế về môi trường năm 2012)

Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý:
- Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gia tăng hiệu ứng nhà kính: năng lượng hóa
thạch không phải là vô tận, là nguồn phát sinh khí nhà kính chính, gây ô nhiễm môi
trường. Khi nồng độ khí cacbon đioxit trong không khí tăng lên, theo hiệu ứng nhà kính

thì nhiệt độ trên toàn Trái đất sẽ tăng dần lên, khi đó sẽ xuất hiện những khu vực khí hậu
thay đổi, có nguy cơ thực vật bị ảnh hưởng, sản xuất nông nghiệp bị tác động làm giảm
sản lượng, còn các vùng đất khô cằn sẽ dần dần bị sa mạc hóa.

(Nguồn: />Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

7


-

Các nhà máy điện gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái:
 Các nhà máy nhiệt điện: gây ra ô nhiễm không khí do sự phát thải khí cacbonic
(CO2), khí sunfuarơ (SO2), khí nitơ oxit (NO) hoặc nitơ đioxit (NO2), ....
 Các nhà máy thủy điện: việc xây dựng thuỷ điện cũng tác động đến môi
trường như làm mất đất rừng, thay đổi đa dạng sinh học …
 Năng lượng hạt nhân không tạo khí nhà kính cacbonic (CO2) nhưng có thể gây
hiểm hoạ lớn đối với môi trường khi rò rỉ chất phóng xạ hoặc sự cố cháy nổ
nhà máy.

 Các biện pháp của cá nhân trong việc góp phần tiết kiệm năng lượng
Cá nhân cần hiểu được tầm quan trọng của năng lượng và của việc sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả nguồn năng lượng; nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để tham
gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề năng
lượng.
Cá nhân cần thực hiện tốt, có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết
thực nhằm góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi sinh sống, từ ở nhà, tới trường
và rộng ra làng bản, khu phố.

(Nguồn: /Hoa-si-biem-dien-dom/)


Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo gần như vô tận và vô
hại với môi trường.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

8


Suy nghĩ về các tác động đến môi trường trước
khi sử dụng năng lượng
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng
năng lượng sạch
Tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên,
tiền bạc và bảo vệ môi trường
Nguyên tắc “Suy nghĩ – Hành động – Tiết kiệm” trong vấn đề bảo tồn năng lượng
trên hành tinh của chúng ta
 Em hãy chọn câu trả lời và đánh dấu  vào các ô vuông nhé!
1. Cài đặt nhiệt độ máy lạnh thích hợp (khoảng 26oC)
để tiết kiệm điện.

Đúng

Sai

2. Sử dụng đèn Led vì tuổi thọ gấp 20 - 50 lần và tiết
kiệm điện hơn so với đèn compact và đèn dây tóc.

Đúng


Sai

3. Mở tủ lạnh càng nhiều lần càng tốt và mở bao lâu tùy
thích vì sẽ không tốn thêm điện.

Đúng

Sai

4. Những thiết bị có công suất tiêu thụ điện cao thì càng
tốn điện.

Đúng

Sai

5. Tắt các thiết bị điện nếu không sử dụng và tắt đèn khi
ra khỏi phòng

Đúng

Sai

6. Than đá, dầu mỏ là những nguồn năng lượng ít gây ô
nhiễm môi trường.

Đúng

Sai


7. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà
kính là do việc sử dụng năng lượng hóa thạch.

Đúng

Sai

8. Nguyên nhân xảy ra mưa axit là do việc sử dụng năng
lượng tái tạo.

Đúng

Sai

9. Một trong những ưu điểm của năng lượng tái tạo là
gần như vô tận.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

Đúng

Sai

9


10. Sử dụng năng lượng gió là một trong những cách lâu
đời nhất từ môi trường tự nhiên và được biết đến từ
thời Cổ đại.


Đúng

Sai

 Em hãy cho biết hình ảnh sau nói lên điều gì?

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

10


III. BÀI ĐỌC THÊM

GIỜ TRÁI ĐẤT
Giờ trái đất (Earth Hour), do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
(WWF) khởi xướng, là một sáng kiến toàn cầu nhằm nâng cao ý
thức của người dân về biến đổi khí hậu.
Sáng kiến này kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn
thế giới tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của
tháng 3 hàng năm.
Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt
bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ
Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất
không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Mục tiêu của chiến dịch nhằm khẳng định mỗi một hành
động, cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp thay
đổi môi trường sống tốt hơn.

Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với
các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội

An, Huế và Nha Trang
Năm 2013 là năm thứ 5 Việt Nam tham gia chiến dịch Giờ Trái
đất. Theo kết quả từ Trung tâm Điều độ quốc gia cho biết, trong
vòng 60 phút tắt đèn, cả nước đã tiết kiệm được 401MWh điện tương ứng 576 triệu đồng. Trong số 63 địa phương tham gia hưởng
ứng sự kiện thì thủ đô Hà Nội đã tiết kiệm được nhiều nhất với
220MWh

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

11


BÀI 2. ĐA DẠNG SINH HỌC
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐA DẠNG SINH HỌC
“Đa dạng sinh học còn là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa
dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp”. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự
phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người.
Theo Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 thì "Đa dạng sinh học là sự phong
phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên".
Theo báo cáo "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích" (của Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới - IUCN), thì tại Việt Nam có:
 Thực vật: Gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ
(chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài
thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài
rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương sỉ và 100 loài khác.
 Động vật: 300 loài thú; 830 loài chim; 260 loài bò sát; 158 loài ếch nhái; 5.300
loài côn trùng; 547 loài cá nước ngọt; 2.038 loài cá biển; 9.300 loài động vật không
xương sống.

Hình 2-1 Đa dạng các giống loài tại Việt Nam

 Phân loại đa dạng sinh học
a) Đa dạng sinh học về gen
Đa dạng gen: Bao gồm tất cả các gen trong các cá thể của các loài sống trong một
vùng nhất định hay phạm vi toàn cầu. Đa dạng gen là cơ sở phát triển của ngành khoa học

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

12


công nghệ gen, nhằm phát triển năng suất vật nuôi, cây trồng bằng các giải pháp di
truyền.
b) Đa dạng sinh học về giống loài
Đa dạng loài là sự phong phú về các loài hoặc chủng trong một quần xã. Đa dạng loài
là cơ sở của sự phát triển bền vững.
c) Đa dạng về hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái liên quan đến sự khác nhau về loại hình sống, về sinh cảnh của
các quần xã sinh vật và các quá trình sinh học giữa các hệ sinh thái. Đa dạng hệ sinh thái
là cơ sở để đa dạng gen và đa dạng loài được thể hiện và bộc lộ ra ngoài.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC
- Nguyên nhân trực tiếp: biến đổi khí hậu, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, chiến

tranh, săn bắn động vật hoang dã, ….
- Nguyên nhân sâu xa: sức ép từ gia tăng dân số và di cư, chính sách quản lý,...

 Em hãy cho biết các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học từ các hình ảnh sau:

1..............................................................

2...........................................................


3. .............................................................

4. .......................................................

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

13


5. ..........................................................

6. ...........................................................

7. ..........................................................

8. ..............................................................

9 .........................................................

10 ..............................................................

11. .......................................................

12. .......................................................

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

14



 Dân số tăng nhanh và ý thức người dân kém là những
nguyên nhân sâu xa gây suy thoái đa dạng sinh học trên
toàn cầu. Em nghĩ điều đó có đúng hay không? Giải thích
tại sao?

 Ở địa phương của em, có tồn tại nạn săn bắt động vật hoang dã và chặt phá rừng hay
không? Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài động vật hoang dã và tài nguyên
rừng? Hãy cùng các bạn thảo luận và ghi ra những ý kiến mà em cho là thiết thực nhất.

III. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỰ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Chúng ta nên áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện suy giảm đa dạng sinh học, như:
- Hạn chế việc gia tăng dân số; kết hợp thực hiện “xóa đói, giảm nghèo”
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo tồn nơi cư trú các loài sinh vật.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế việc xâm chiếm của các sinh vật ngoại lai (ốc bưu vàng, rùa tai đỏ,..)
- Hạn chế việc săn bắn, khai thác quá mức các loài động – thực vật.

 Em hãy cho biết chúng ta cần làm gì để cải thiện suy giảm đa dạng sinh học dựa vào
các hình ảnh gợi ý dưới đây

1. ..............................................................

2. .............................................................

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

15



3 Hạn chế ...................................................

4 Hạn chế ..................................................

5. Hạn chế sự xâm nhập .......................

6. Hạn chế .................................................

7……..................................................

8……..................................................

 Em hãy thử cho lời đối thoại vào bức tranh dưới đây nhé!

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

16


IV. MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG – THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI ĐỒNG NAI
Đồng Nai là một trung tâm đa dạng sinh học phồn thịnh nhất của khu vực Đông Nam
Bộ và là tỉnh có những đặc trưng đa dạng sinh học mà ít nơi nào có được: Vườn Quốc
Gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai có sự đa dạng sinh học vào
hàng cao nhất Đông Nam Bộ; các khu rừng đặc dụng của Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp La Ngà; rừng phòng hộ Tân Phú, rừng phòng hộ Xuân Lộc, rừng phòng hộ Long
Thành – Nhơn Trạch và Khu di tích lịch sử - danh thắng núi Chứa Chan, khu Bàu Sấu...
chứa đựng nguồn gen phong phú về số lượng, thành phần loài động thực vật, đặc biệt là
các loài động thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới khá
phong phú.

1. Các loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Có 1.401 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật
khác nhau. Trong đó, có 06 loài thực vật đặc hữu của Đồng Nai, như: Cù đèn Đồng Nai;
Lát hoa Đồng Nai; Ngâu Biên Hòa; Bướm bạc Biên Hòa; Hạ đệ; Xú hương Biên Hòa, và
02 loài hiếm là cây Vấp thuộc họ Bứa, Thông tre thuộc họ Kim giao, cùng 103 loài dược
liệu.
Một số thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn:

Cây Dáng hương trái to

Cây Lòng mức

Cây Nần nghệ

Dạng sống: Cây gỗ lớn

Dạng sống: Cây gỗ nhỏ

Dạng sống: Dây leo thân cỏ

Cây Lát hoa Đồng Nai

Cây Dó bầu (Trầm)

Cây Thông tre

Dạng sống: Cây gỗ nhỏ

Dạng sống: Cây gỗ lớn


Dạng sống: Cây gỗ nhỏ

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

17


2. Các loài động vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Có 1.729 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ, 52 bộ động vật, côn trùng.
Trong đó, thú gồm 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ với 36 loài quý hiếm; chim có 259 loài
thuộc 53 họ và 18 bộ với 21 loài chim quý hiếm; bò sát gồm 64 loài thuộc 13 họ và 02
bộ; ếch, nhái gồm 33 loài thuộc 05 họ và 01 bộ. Trong số 97 loài bò sát và ếch nhái có 25
loài quý hiếm; cá gồm 99 loài, thuộc 29 họ và 11 bộ với nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ
tuyệt chủng và được ghi vào sách Đỏ Việt Nam; côn trùng: có 1.189 loài thuộc 112 họ và
10 bộ. Một số động vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn:

Già đẫy java

Kỳ đà vân

Rắn ráo trâu

Nguồn gen quý hiếm, có giá Có sự suy giảm quần thể Có sự suy giảm quần thể ít
trị sinh học cao
khá trầm trọng
nhất 50%
Mức độ quý hiếm:

Mức độ quý hiếm:


Mức độ quý hiếm:

- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ IUCN

- Sách Đỏ IUCN

Gà so cổ hung

Báo lửa

Chà vá chân đen

Loài chim đặc hữu quý hiếm Loài thú quý hiếm ở nước ta Loài đặc hữu vùng Đông
ở nước ta.
Nam Châu Á
Mức độ quý hiếm:
Mức độ quý hiếm:
Mức độ quý hiếm:
- Sách Đỏ Việt Nam
- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ IUCN

- Sách Đỏ IUCN


Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

- Sách Đỏ Việt Nam
- Sách Đỏ IUCN

18


Rùa răng

Bò rừng

Gấu chó

Mức độ quý hiếm:

Mức độ quý hiếm:

Mức độ quý hiếm:

- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ Việt Nam

- Sách Đỏ IUCN

- Sách Đỏ IUCN


- Sách Đỏ IUCN

V. CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN)

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)

Website: />
Website: />
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP)

Website:

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
Website: />
Số điện thoại khẩn cấp cơ quan bảo vệ động vật hoang dã (hot line): 1800 – 1522.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

19


 Các loài linh trưởng (khỉ, vượn, voọc,...) là những loài động vật hoang dã phổ biến ở
Việt Nam, cụ thể là tỉnh Đồng Nai, tuy nhiên, số lượng các loài linh trưởng đang suy
giảm rất nhanh. Em hãy khoanh tròn và nêu tên những hành động có hại và hành động
bảo vệ động vật của con người trong bức hình sau:


(Nguồn: />
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

20


(Nguồn: />Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

21


Đi tìm bãi đẻ
Ngày nay, tìm được một bãi cát an toàn để đẻ trứng không hề dễ dàng đối với các cô rùa
chậm chạp. Nhiều bãi cát năm ngoái vẫn còn thì năm nay đã bị người ta khai thác để xây
nhà hay làm đường xá. Một số bãi vẫn còn nhưng giờ có quá nhiều người lui tới nên
chẳng an toàn chút nào. Bạn hãy giúp rùa mẹ tìm đến bãi đẻ trứng an toàn toàn.

(Nguồn: />
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

22


VI. BÀI ĐỌC THÊM

ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Vườn quốc gia Cát Tiên (VQG Cát Tiên) là một khu bảo tồn thiên nhiên
nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo
Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km

về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.,
được thành lập vào năm 1986
Danh mục thực vật tại VQG Cát Tiên hiện nay đã xác định được 1.615 loài
thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch. VQG Cát Tiên
có 38 loài cây hiếm thuộc 13 họ, một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ
như: gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương...
VQG Cát Tiên có tới 113 loài thú, thuộc 38 họ và 12 bộ , trong đó 43 loài
thú đang bị đe doạ tuyệt chủng trong nước và trên toàn cầu với 38 loài có tên trong
Sách đỏ Việt Nam (2007).

VQG Cát Tiên nằm trong vùng chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam
Việt Nam, có quần thể của 3 loài chim trong vùng chim đặc hữu là: gà so cổ
hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

23


VQG Cát Tiên có 109 loài bò sát và lưỡng cư, trong đó có 3 loài được ghi
tên vào Sách Đỏ Việt Nam như cóc mắt chân dài, cóc rừng, …
Hiện nay đã ghi nhận được 756 loài thuộc 68 họ côn trùng tại Cát Tiên, có 2
loài quý hiếm là bướm phượng (Sách Đỏ Việt Nam 2007) và bướm phượng
cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm.

Tại VQG Cát Tiên, ngoài 300 loài nấm thường gặp ở Việt Nam, còn có
thêm 90 loài mới, hơn 20 chi mới (hoặc mới tách), 9 họ mới và 1 bộ mới bổ
sung cho hệ nấm Việt Nam. Ngoài ra đã phát hiện và nuôi trồng thành công
chi nấm hương Lentinula platinedodes.


Nấm hương Lentinula platinedodes
mẫu thu năm 2007

Nấm hương Lentinula platinedodes
nuôi trồng thành công

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

24


×