Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thi liên môn đạt giải quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 13 trang )

1. TÊN TÌNH HUỐNG:
Một hôm, đang trên đường từ trường về nhà chúng em thấy một tốp bốn bạn học
sinh nam phóng xe nhanh qua trước mặt, các bạn cười đùa, rồi bỏ cả hai tay, đi xe
bốc đầu. Một lúc sau chúng em nghe thấy... rầm...Đến gần thấy bốn bạn ngã sõng
soài trên đường do đi quá nhanh, không làm chủ tốc độ, đường đi thì hẹp, các bạn
đã va vào hai xe máy đi ngược chiều. Được chứng kiến các bạn đau đớn vì bị sứt
sát cơ thể, có 1 bạn còn bị gãy tay, chúng em nghĩ cần phải đưa ra: (( Một số biện
pháp để đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở )) để các bạn
học sinh tránh được tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Chúng em xác định việc giải quyết tình huống:“Một số biện pháp để đảm
bảo an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở ” cần đạt được những mục
tiêu sau:
a) Kiến thức:
- Tìm hiểu tình hình giao thông của các bạn học sinh trung học cơ sở.
- Trình bày được hậu quả của việc vi phạm an toàn giao thông.
- Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông.
Tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông. Hiểu những quy định cần thiết về
luật an toàn giao thông. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông
và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở.
b) Kĩ năng:
- Qua bài thi này chúng em mong muốn các bạn học sinh trung học cơ sở ngày
càng có thêm nhiều các kĩ năng sống, đó là các kĩ năng:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
+ Kĩ năng tự nhận thức
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng tư duy phê phán
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề...
c) Thái độ


- Giúp HS:
+ Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.
+ Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

1


+ Thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông, đồng thời tuyên truyền cho
nhiều người biết tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn giao thông để từ đó
chấp hành giao thông cho đúng.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm hiểu tình hình giao thông của các bạn học sinh trung học cơ sở.
- Đi thực tế quan sát các vi phạm an toàn giao thông của các bạn học sinh
- Tìm hiểu hậu quả tai nạn giao thông.
- Đưa ra một số biện pháp an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở .
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân tìm hiểu các quy định luật giao
thông đường bộ, các biển chỉ dẫn, tuyên truyền cho nhiều bạn học sinh ý thức và
thói quen tốt khi tham gia giao thông.
- Vận dụng kiến thức môn địa lí tìm hiểu đặc điểm địa hình khu vực để từ đó hạn
chế nguyên nhân gây tai nạn giao thông cho các bạn học sinh.
- Vận dụng kiến thức môn ngữ văn để sáng tác thơ ca, diễn kịch sân khấu hóa về
chủ đề an toàn giao thông, viết ra được các khẩu hiệu, bài tuyên truyền hay về chủ
đề an toàn giao thông.

- Vận dụng kiến thức môn mĩ thuật để vẽ lại được các hình ảnh hành vi chấp hành
đúng, hành vi sai của các bạn học sinh, hậu quả tai nạn giao thông.
- Vận dụng kiến thức môn âm nhạc để biết hát, biết chọn những bài hát về chủ đề
an toàn giao thông giúp người nghe hiểu rõ luật giao thông để chấp hành cho
đúng.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
5.1. Mô tả quá trình thực hiện
a) Tình hình tai nạn giao thông
Tình hình tai nạn giao thông 9 tháng đầu năm 2014 điễn biến phức tạp, đã
xảy ra 18697 vụ, làm chết 6758 người, bị thương 17835 người, 9 địa phương có số
người chết vì tai nạn giao thông tăng trên 25% trong đó có tỉnh Yên Bái.

2


Ảnh: Đi xe đạp điện, không đội mũ bảo hiểm( để mũ trong giỏ xe) va chạm gây tai nạn

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, do ý thức chấp hành giao thông của một số
bạn chưa cao, khi điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, không làm chủ
được tốc độ, đi sai phần đường, mang đồ vật cồng kềnh...

3


Ảnh: Đi xe không đúng quy định

Ảnh: Đi xe không đúng quy định

4



Ảnh: Học sinh mang ghế trong ngày thứ hai gây mất an toàn khi tham gia giao thông

Ngoài ra do địa hình khu vực miền núi nơi chúng em sinh sống rất khó khăn hiểm
trở, không bằng phẳng, rất nhiều dốc, đường thì hẹp, nhiều đá gồ ghề, nhiều ổ gà,
cây cối mọc um tùm cũng gây tai nạn giao thông nhiều.
b) Hậu quả tai nạn giao thông
Tai nạn gây thiệt hại rất nhiều như thiệt hại về sức khỏe, nhiều người còn bị
tàn phế, thiệt hại về tiền của, sinh mạng.

Ảnh: Tai nạn giao thông gây hỏng xe, người bị thương tật, người bị chết
c) Một số biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở.
+ Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân nâng cao ý thức đảm bảo an toàn
giao thông cho các bạn học sinh

5


Mỗi học sinh phải nâng cao ý thức về trách nhiệm của mình trước vấn đề an
toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bản thân và người khác. Muốn
vậy các bạn học sinh cần phải:
- Tích cực tham gia học tập luật giao thông tại trường, lớp, thôn, xóm. Bên cạnh
đó, chủ động tìm hiểu, nắm vững các luật lệ, quy định đảm bảo ATGT.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATGT như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp
điện, không sử dụng ô khi đi xe đạp, không lạng lách đánh võng, lấn chiếm làn
đường, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định;
- Đi bộ sang đường đúng nơi quy định. Tham gia giúp đỡ người già, trẻ em, người
tàn tật qua đường...
- Tổ chức buổi sinh hoạt lớp về chủ đề an toàn giao thông: đội ngũ cán bộ lớp có
thể tự biên soạn bộ câu hỏi về an toàn giao thông, sau đó tổ chức thi tại lớp. Bạn

nào trả lời tốt sẽ trích quỹ lớp khen thưởng. Việc làm này vừa có tác dụng trong
việc ôn lại kiến thức cần thiết giúp cho việc chấp hành tốt an toàn giao thông, vừa
giúp cho không khí lớp sôi nổi, nhiều bạn ngày càng bạo dạn, tự tin hơn, rèn luyện
tốt kĩ năng sống cần có đối với học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ
năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề...
- Tiến hành phê bình những bạn học sinh vi phạm an toàn giao thông trong phạm
vi trường, lớp, thôn xóm, thông báo về gia đình để phụ huynh phối hợp cùng nhà
trường trong việc giáo dục học sinh.
- Từng bạn sẽ ghi tên mình, tên lớp vào ghế, sau đó lớp sẽ thu ghế ngồi chào cờ lại
tại kho nhà trường, tránh mạng theo ghế khi đi xe đạp làm khó lái, dễ gây tai nạn.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền về việc chấp hành an toàn giao thông tại trường,
lớp, thôn, xóm:

6


Ảnh: Buổi tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở
Thông qua việc tuyên truyền, rất nhiều bạn học sinh đã có những nhận thức, tự
giác hơn về việc chấp hành an toàn giao thông.
+ Vận dụng kiến thức môn địa lí tìm hiểu đặc điểm địa hình từng khu vực để từ
đó hạn chế nguyên nhân gây tai nạn giao thông cho các bạn học sinh.
Hầu như chỉ có ở các thành phố lớn thì địa hình tham gia giao thông còn
bằng phẳng, còn đa số địa hình tham gia giao thông các khu vực còn lại, đặc biệt
khu vực miền núi gây rất nhiều khó khăn cho các bạn học sinh khi tham gia giao
thông như: đường nhiều dốc cao, còn nhiều đoạn đường đất nên rất trơn trượt vào
những ngày mưa, đường nhiều đã lởm chởm, nhiều ổ gà, nhiều cây ven đường
vướng cả vào đường đi làm khuất tầm mắt, rất dễ gây ra tai nạn giao thông.

7



Ảnh: Đoạn đường nhiều đá gồ ghề, cây cối rậm rạp che khuất tầm nhìn

Hình ảnh về (( ổ gà )) – là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao
thông cho người tham gia giao thông
8


Ảnh: Đoạn đường đất rất hay bị lún, trơn trượt dễ gây tai nạn giao thông
Từ những khó khăn trên, chúng em thấy để giảm bớt tai nạn giao thông cho
các bạn học sinh trung học cơ sỏ, thì các bạn cần phải:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của xe đạp, đặc biệt là hệ thống
phanh.
- Tổ chức các buổi lao động công ích phạm vi trường, lớp, thôn xóm để san gạt lấp
các ổ gà, thu gom rác thải, phát quang cây cối mọc chườm ra đường, mở rộng
hành lang hai bên đường.

Ảnh: Tổ chức lao động công ích mở rộng đường trong thôn để hạn chế va
chạm giữa các phương tiện giao thông
9


+ Vận dụng kiến thức môn ngữ văn để sáng tác thơ ca, diễn kịch sân khấu hóa
về chủ đề an toàn giao thông.
Các bạn học sinh có thể viết ra được các khẩu hiệu, bài tuyên truyền hay về
chủ đề an toàn giao thông. Một số khẩu hiệu tuyên truyền như: Chấp hành luật lệ
giao thông là bảo vệ mình và mọi người; Giao thông an toàn – bảo đảm tính mạng;
An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi nhà...


Ảnh: Trao đổi, thảo luận nhóm hoàn thành bài thi trong cuộc thi về an toàn
giao thông

Ảnh minh họa diễn kịch sân khấu hóa mô tả hậu quả của việc đi xe bốc đầu
10


+Vận dụng kiến thức môn mĩ thuật để tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề an
toàn giao thông.
Học sinh vẽ tranh về các loại biển báo giao thông, các hành vi làm đúng,
hành vi làm sai khi tham gia giao thông. Cuộc thi này là cơ hội để thể hiện tài
năng hội họa, là kết quả của việc học môn mĩ thuật, nhưng quan trọng hơn là sẽ
giúp học sinh nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử
lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của
người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm
không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

Ảnh: Sản phẩm của các bạn tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề an toàn giao thông
11


Ảnh: Sản phẩm của các bạn tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề an toàn giao thông

+ Vận dụng kiến thức môn âm nhạc để biết hát, biết chọn những bài hát về chủ
đề an toàn giao thông giúp người nghe hiểu rõ luật giao thông để chấp hành
cho đúng.
Các bài hát có thể hát vào đầu giờ, vào giờ âm nhạc ngoại khóa, giờ sinh
hoạt lớp, giờ sinh hoạt của Đội. Và chúng em cũng mong muốn các giờ ra chơi ở
trường, các giờ phát thanh của thôn, xã mở cho chúng em được nghe nhiều bài hát
có chủ đề về an toàn giao thông vì các bài hát về chủ đề này có nội dung sâu sắc,

giàu tính nghệ thuật làm thông điệp tuyên truyền cho các hoạt động truyền thông
về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông rất tốt. Một số bài hát về chủ đề giao thông
mà chúng em rất thích như bài hát(( Từ một ngã tư đường phố)) của nhạc sĩ Phạm
Tuyên; bài hát (( An toàn giao thông)) của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng; bài hát (( Em đi
qua ngã tư đường phố)) của nhạc sĩ Hoàng Yến...
12


5.2. Các tư liệu được sử dụng trong việc giải quyết tình huống
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 6,7; Mĩ thuật 7; Âm nhạc 7.
- Luật giao thông đường bộ
- Các loại biển báo giao thông thông dụng
- Bảng thống kê số liệu về tình hình tai nạn giao thông.
- Tư liệu, tranh ảnh, bài hát về chủ đề an toàn giao thông qua báo, đài, mạng
internet.
5.3. Các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống
- Máy ảnh, máy vi tính, máy in
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Việc giải quyết tình huống “Một số biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông
cho học sinh trung học cơ sở ” có ý nghĩa như sau:
1. Đối với thực tiễn học tập:
- Giúp cho các bạn học sinh có thêm kiến thức về luật an toàn giao thông, nâng
cao nhận thức cần phải chấp hành tốt an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tối
đa tai nạn giao thông trong trường học, từ đó sẽ tránh được thiệt hại về người và
tài sản, hoặc thương tích cho bản thân.
- Là cơ hội để thể hiện tài năng hội họa, âm nhạc, sáng tác thơ ca, diễn kịch sân
khấu hóa, rèn kĩ năng quan sát, nghiên cứu, trình bày, tư duy khi giải quyết tình
huống thực tiễn.
- Có sự kết hợp giữa các môn học, giúp cho việc học tập của học sinh có hiệu quả
cao hơn.

2. Đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội:
- Giúp cho mọi người hiểu được hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao
thông.
- Giúp cho giao thông thông suốt, không ách tắc ảnh hưởng đến thời gian, sức
khỏe, tiền của, sinh mạng của mọi người.
- Giúp cho mọi người có ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông, từ đó giúp cho
nhiều gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm cho xã hội ngày càng văn
minh, phát triển.

13



×