Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ BẢO QUANG – THỊ XÃ LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.73 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
-----------------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ BẢO QUANG – THỊ XÃ LONG KHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI.

Họ và tên:

: PHẠM PHI LONG

Khóa

: 2014-2016

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số ngành

: 60.85.01.03

- TP.Hồ Chí Minh, tháng

năm 2016 -



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
-----------------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ BẢO QUANG – THỊ XÃ LONG KHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI.

Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG
Học viên thực hiện : PHẠM PHI LONG
Khóa

: 2014-2016

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP.Hồ Chí Minh, tháng

năm 2016


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT


: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD

: Bộ Xây dựng

GTVT

: Giao thông vận tải

HTX

: Hợp tác xã

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MT

: Môi trường

MTQG

: Mục tiêu quốc gia




: Nghị định

QHCT

: Quy hoạch chi tiết

QHNTM

: Quy hoạch nông thôn mới

QHSDĐ, KHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH-TT-DL

: Văn hóa thể thao du lịch.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề:.......................................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:........................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:...........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:...........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................3

Chương 1...................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng nông thôn mới.............................................................4
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng về nông thôn.............................................................................4
1.1.2. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới...........................................................................4
1.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch nông thôn mới.................................................................5
1.1.4. Nội dung, trình tự lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới............................................7
1.2. Chính sách xây dựng và phát triển nông thôn..................................................................8
1.2.1. Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn..........................................8
1.2.2. Nghị quyết của chính phủ.............................................................................................10
1.3. Khái quát tình hình xây dựng và phát triền nông thôn việt nam....................................12
1.3.1. Xây dựng và phát triển nông thôn 3 khu vực trọng yếu...............................................12
1.3.2. Tình hình xây dựng và phát triển nông thôn Việt Nam................................................12
1.3.3. Mục tiêu đến năm 2020.................................................................................................14
1.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng phát triển nông thôn ..................15
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc phát triển nông thôn thông qua mô hình “làng mới” về
doanh nghiệp hóa nông nghiệp.................................................................................................15
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan với sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước.............................15
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc.......................................................................................16
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:.................................................................................17
1.5.1. Điều kiện tự nhiên:........................................................................................................17
1.5.2. Nhân lực........................................................................................................................20


Chương 2.................................................................................................................... 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................21
2.1. Nội dung nghiên cứu:.....................................................................................................21
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội ......................................21
2.1.2. Phân tích đánh giá tình hình sử dụng đất của xã ..........................................................21
2.1.3. Khảo sát đánh giá thực trạng và rà soát các tiêu chí nông thôn mới.............................21
2.1.4. Xây dựng phương án quy hoạch nông thôn mới xã Bảo Quang (áp dụng bộ khung của
quy hoạch hạ tầng nông thôn mới cấp xã)................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................21
i


2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin.......................................................................21
2.2.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................................22
2.2.3. Phương pháp bản đồ ....................................................................................................22
2.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp.................................................................................22
2.2.5. Phương pháp định mức.................................................................................................23

CHƯƠNG 3................................................................................................................ 24
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN......................24
3.1. Dự kiến kết quả đạt được:..............................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25

ii


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:

Phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế của một tỉnh. Đặc biệt với
Đồng Nai, mặc dù luôn là một tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ và đô thị nhưng đến nay dân cư và lao động sống và làm việc từ khu vực
nông nghiệp và nông thôn còn chiếm tỷ lệ khá cao.
Thị xã Long Khánh thuộc vùng trung du nằm ở vị trí trung tâm về phía Đông của
tỉnh Đồng Nai và dọc trên Quốc lộ 1A của ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Long
Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp vùng kinh tế chiến lược
Tây Nguyên và miền Trung. Ngoài ra trên địa bàn xã có nhiều tuyến đường giao thông
quốc gia đi qua, có vị trí quan trọng về cả các mặt chính trị - kinh tế - xã hội và an ninh
quốc phòng đối với tỉnh và khu vực. Ngoài thế mạnh công nghiệp dịch vụ, ngành nông
nghiệp cũng đạt tăng trưởng cao.
Do đó, việc tìm ra một hướng đi hợp lý cho quá trình phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, nhằm giảm sức ép gia tăng dân số cho khu vực
thành thị, rút ngắn khoảng cách về thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tạo
sự phát triển cân đối và hài hòa cả về kinh tế và xã hội trên toàn tỉnh. Ngoài ra, việc xây
dựng nông thôn mới phát triển bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả các
nguồn lực, trong đó trước hết là sức dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với
cam kết hội nhập WTO.
Đồng thời để thực hiện hiệu quả Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 và Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương (khóa X) về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Để thực hiện tốt chủ trương chung của Nhà nước,
tỉnh Đồng Nai đã thông qua Quyết định 74/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND
tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt đề án nông thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 –
2010 và tầm nhìn đến năm 2015; kế hoạch 97-KH/TU về việc thực hiện Nghị quyết 26NQ/ TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn” và văn bản số 7554/UBND-CNN ngày 17/9/2010 của
UBND tỉnh Đồng Nai về việc bổ sung xã điểm nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần phát triển kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, thu

- Trang 1 -


nhập của dân cư nông thôn được cải thiện nên đề tài “ Quy hoạch xây dựng Nông thôn
mới xã Bảo Quang, thị xã Long khánh, tỉnh Đồng Nai ” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
CN - TTCN, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đến năm 2020, xã Bảo Quang đạt chuẩn xã nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc
gia nông thôn mới.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài đánh giá được thực trạng xây dựng 19 tiêu chí nông thôn mới của bộ tiêu
chí nông thôn mới nhằm làm cơ sở khoa học cho Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn xã Bảo Quang, thị xã Long khánh, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chiến
lược sử dụng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế xã hội từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các tầng
lớp dân cư. Phân bố hợp lý dân cư, lao động khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất
đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự
an toàn xã hội và phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng tại địa phương về cải thiện cơ sở hạ
tầng nhằm đáp ứng được sản xuất công nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống
dân cư.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng địa phương
- Các chính sách, đề án liên quan đến xây dựng nông thôn mới
- Các điều kiện liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn mới

- Trang 2 -


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến 19 tiêu chí xây dựng Nông
thôn mới trên địa bàn xã Bảo Quang – thị xã Long Khánh – tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu
hiện trạng phát triển nông thôn trên địa bàn xã trong 10 năm vừa qua (2005–2015).

- Trang 3 -


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng về nông thôn
* Nông thôn:
Theo Điều 1, Thông tư 54/2009/BNNPTNT quy định: Nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã. Xã nông thôn mới là xã đạt đầy đủ các tiêu chí trong
bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
* Mô hình nông thôn mới:
Đặc trưng của mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai
đoạn 2010 - 2020, bao gồm:
- Kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn,
tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, đáp
ứng nhu cầu mới đặc ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay.
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, an ninh
tốt, hệ thống chính trị được nâng cao.
1.1.2. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
* Ý nghĩa của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Cụ thể hóa các đặc tính của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa;
- Căn cứ để xây dựng nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM,
chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt được 19 tiêu chí nông thôn mới.
- Căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa
phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh
giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới.
- Trang 4 -


* Nội dung bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới:
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được ban hành theo Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, là căn cứ để
thực hiện xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Đối với xã nông thôn mới áp dụng 19 tiêu chí theo 5 nhóm theo bảng
Bảng 1. Tổng hợp Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Nhóm II
Nhóm II
Nhóm IV
Nhóm V
Nhóm I
Hạ tầng
Kinh tế và tổ

Văn hóa- Xã hội
Hệ thống
Quy hoạch
KT - XH
chức SX
- môi trường
chính trị
1. Quy
2. Giao thông
10 Thu nhập
14. Giáo dục
18. Hệ thống tổ
hoạch
3. Thủy lợi
11. Hộ nghèo
15. Y tế
chức chính trị
và thực
4. Điện
12. Cơ cấu lao
16. Văn hóa
xã hội vững
hiện quy
5. Trường học
động
17. Môi trường
mạnh
hoạch
6. Cơ sở vật chất
13 Hình thức tổ

19. An ninh, trật
văn hóa
chức
tự xã hội
7. Chợ nông thôn
8. Bưu điện
9. Nhà dân cư
1.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch nông thôn mới
1.1.3.1. Các nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Trang 5 -


1.1.3.2. Văn bản pháp lý hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ giao thông vận tải, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 01/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
- Thông tư 21/2009/TT – BXD ngày 30/06/2009 của Bộ Xây dựng quy định việc

lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 31/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc ban hành ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy
định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới.
- Thông tư số 17/2010/QĐ-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị
- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL ngày 08 tháng 03 năm
2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn.
- Quyết định 315/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 23 tháng 02 năm
2011 về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn
phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 07/20 06/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 do Bộ Nông
nghiệp & PTNT ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28
tháng 10 năm 2011 của Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
1.1.3.3. Các văn bản hướng dẫn của UBND Tỉnh
- Quyết định 74/2008/QĐ-UBND này 31/10/2008 về việc phê duyệt đề án nông
thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 của UBND
tỉnh Đồng Nai.

- Trang 6 -


- Quyết định số 3572/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi của thị xã Long Khánh.
- Kế hoạch 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số
26-NĐ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X) “Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn).
- Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND thị xã Long Khánh về
quy hoạch phát triển cây trồng giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2010 thị xã
Long Khánh.
- Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về
ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 -2015.
- Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của Chủ tịch UBND Đồng Nai
về việc thành lập Ban chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 tỉnh Đồng Nai.
- Nghị quyết số 07–NQ/TU ngày 14/01/2009 của thị xã Long Khánh về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn Long Khánh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 2418/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Nai về việc ban hành chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn vùng
nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020
- Kế hoạch 640/KH-UBND ngày 22/11/2011 về xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn Thị xã Long Khánh giai đoạn 2011-2015.
- Công văn số 548/UBND-NN ngày 21/3/2012 của UBND thị xã Long Khánh về
việc lập đề án xây dựng nông thôn mới và lập Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Giao Chủ tịch UBND các xã làm chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện công
tác lập Đề án xây dựng nông thôn mới;
1.1.4. Nội dung, trình tự lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
* Nội dung lập đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Theo quy định tại điều 7, thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNTBTN& MT, nội dung đề án quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm:
-

Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp.


-

Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển.

-

Quy hoạch sử dụng đất.

-

Quy hoạch sản xuất.

-

Quy hoạch xây dựng.
- Trang 7 -


* Trình tự lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
Theo quy định tại khoản 1, điều 4, thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN& MT, trình tự lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:

NỘI DUNG CÁC BƯỚC LẬP QHXDNT

1. ĐIỀU TRA
ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG

LUẬN CHỨNG,
DỰ BÁO CÁC

CHỈ TIÊU PT

NC CÁC
GIẢI PHÁP
QUY HOẠCH

1. Thu thập các thông tin, tài liệu, bản đồ có liên quan đến xã.
2. Đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng.

1. Xác định tiềm năng và định hướng phát triển KT – XH.
2. Xác định mối liên hệ không gian xã với các đơn vị hành
chính lân cận.
3. Xác định tính chất.
4. Dự báo quy mô dân số, lao động đất đai.
5. Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.

1. Định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã.
3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, BVMT.
.

Hình 1. Sơ đồ các bước lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
1.2. Chính sách xây dựng và phát triển nông thôn
1.2.1. Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đã đề ra nhiệm vụ: "Thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi
trường lành mạnh".
Triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội X, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp
hành Trung ương (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn", nội dung chủ yếu được xác lập như sau:


- Trang 8 -


1.2.1.1. Quan điểm phát triển nông thôn
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ
thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện
đại hóa nông nghiệp là then chốt.
1.2.1.2. Mục tiêu phát triển
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa
giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng bền vững, sản xuất
hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá
dân tộc;
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở
hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân. Chủ động triển
khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn
chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường
nông thôn.

1.2.1.3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển nông thôn trong tình hình mới
Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ đào
tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
- Trang 9 -


Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển
nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của
các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.
1.2.2. Nghị quyết của chính phủ
Nhằm cụ thể hoá nội dung Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 kèm theo "Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Nội dung chủ yếu của Nghị
quyết bao gồm:
1.2.2.1. Mục tiêu, yêu cầu
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng
hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đạt mức tăng
trưởng 3,5 - 4%/năm; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và
lâu dài.
Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là ở
các vùng còn nhiều khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và
hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thực hiện một bước các biện
pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng.
1.2.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu
- Thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Xây dựng các Chương trình mục tiêu Quốc gia, gồm:
* Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với mục tiêu sau:
Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện
đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị
tứ.
Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch
không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
ngành, địa phương.
Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở.
- Trang 10 -


Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông
nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện
"mỗi làng một nghề".
* Chương trình mục tiêu Quốc gia về thích ứng với sự biến đổi khí hậu
Triển khai các chương trình nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nông
nghiệp, nông thôn từng vùng; xây dựng các kịch bản đối phó, thích nghi.
* Chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn
Với mục tiêu đào tạo cho nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở
công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; kiến thức và kỹ năng để thực
hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho
cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.
* Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch
Xây dựng các quy hoạch tổng thể, rà soát bổ sung các quy hoạch hiện có trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện quy hoạch phạm vi ngành và địa
phương. trong đó có nhiệm vụ rà soát và xây dựng mới các quy hoạch: tổng thể phát triển
hệ thống đô thị Việt Nam (gồm cả thị trấn, thị tứ) đến năm 2025; quy hoạch vùng tỉnh;
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch khu dân cư vùng thường xuyên bị

ảnh hưởng của thiên tai.
1.2.2.3. Các quan điểm khoa học quy hoạch nông thôn mới
Phát triển nông nghiệp nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai..... khai thác tốt các điều
kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy cao nội lực đồng thời tăng mạnh
đầu tư của nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên
tiến, nâng cao dân trí nông dân.
- Trang 11 -


1.3. Khái quát tình hình xây dựng và phát triền nông thôn việt nam
1.3.1. Xây dựng và phát triển nông thôn 3 khu vực trọng yếu
* Khu vực miền núi phía Bắc, Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng
- Về địa hình vùng núi phía Bắc (khá đa dạng): chủ yếu là đồi, núi cao, mức độ
bị chia cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, hay gây lũ quét, sạt lở đất. Trong khi đó
vùng Đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, dễ bị ngập lụt và sạt
lở vùng ven sông, biển.
- Về phát triển kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế rất khác nhau giữa các vùng, vùng
núi phía Bắc ngành kinh tế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp; vùng Đồng bằng sông Hồng
phát triển mạnh nông nghiệp tổng hợp, công nghiệp và dịch vụ.
* Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
- Về địa hình: Khu vực miền trung duyên hải có địa hình thấp dốc, đồng bằng
ven biển, độ dốc thấp. Khu vực Tây Nguyên địa hình Cao nguyên vùng đất đỏ bazal
màu mở; độ dốc và mức độ cắt xẻ địa hình lớn và sâu.
- Về phát triển kinh tế: Đánh bắt nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, sản xuất dịch vụ du lịch

tại khu vực miền Trung; phát triển cây công nghiệp, rừng và công nghiệp chế biến sản phẩm
nông lâm nghiệp, khoáng sản là kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Nguyên.
- Đối với vùng Tây Nguyên là dân cư vùng cây công nghiệp, dân cư vùng cây lâm
nghiệp, bản làng dân tộc (Ê Đê, Ba Na, J’Rai), dân cư khu vực biên giới.
* Khu vực phía Nam
- Địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có độ cao địa
hình thấp, bị ngập lũ theo chu kỳ của sông Mê Kông.
- Về phát triển kinh tế: đối với vùng Đông Nam Bộ sản xuất nông nghiệp phát
triển theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, công nghiệp vừa và nhỏ,
dịch vụ dầu khí và kinh tế biển;
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất chuyên lúa dân cư phân bố chủ yếu
theo hệ thống kênh rạch nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thủy hải sản đóng vai trò chủ đạo.
1.3.2. Tình hình xây dựng và phát triển nông thôn Việt Nam
* Nông nghiệp

- Trang 12 -


Ðẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường
và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất
lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Phát triển sản xuất với quy
mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công
nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thông tin hóa, thay thế lao động thủ công, thay
đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản.
* Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực
tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, nuôi trồng thủy sản và các

loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cấp nước sinh hoạt cho dân cư và công nghiệp, dịch
vụ ở nông thôn. Xây dựng hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy
lợi nhỏ kết hợp thủy điện ở miền núi. Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hệ
thống ngăn lũ, thóat lũ. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi có hiệu quả, nâng
hiệu suất sử dụng các công trình thủy lợi lên trên 80%.
* Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện
Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ
thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ðẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn; triển khai
kế hoạch hợp tác sản xuất nông nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu. Xây dựng hệ
thống an sinh xã hội ở nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với
người nghèo, chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi, chế độ cứu trợ đối với hộ thiếu đói, vùng khó
khăn, cấp học bổng cho học sinh nghèo, cận nghèo
* Ðổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở
nông thôn

- Trang 13 -


Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản
xuất có hiệu quả ở nông thôn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết
giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành
hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại,
trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn.
Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức
của hợp tác xã và cơ chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, lao
động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị
trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt

các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
1.3.3. Mục tiêu đến năm 2020
* Về phát triển kinh tế nông thôn
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dụng đất nông
nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công
nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập
của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.
Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
* Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ
thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng
diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thóat nước chủ động cho diện tích nuôi
trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ
bản có đường ô-tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng
nghề cá; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở
hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình.
* Đời sống cư dân nông thôn

- Trang 14 -


Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền
vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của
giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Về công tác quy hoạch nông thôn
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hòan chỉnh hệ thống đê sông,

đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cụm dân
cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều
kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng
thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng
và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi
trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
1.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng phát triển nông thôn
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc phát triển nông thôn thông qua mô hình “làng
mới” về doanh nghiệp hóa nông nghiệp
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có
85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng
và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong
khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm
sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo
Mục tiêu chính của chính sách làng mới là làm cho người nông dân có niềm tin và
trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ cần cù, sáng
tạo, độc lập và cộng đồng và được người nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Phương thức
canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi
nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ
trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông
dân.
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan với sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm
khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái
Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức
- Trang 15 -


hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ
của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn

trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông
dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống
bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với
các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp
thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp
phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu
vực mà tài nguyên đã bị suy thoái, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng
khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng
các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy,
những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở
phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có
ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành
công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy.
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp
Trung Quốc), nói: “Trung Quốc luôn coi trọng các chính sách dành cho Tam nông. Nông
thôn Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Nguồn kinh phí xây dựng NTM
tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước và địa phương, một phần của dân và huy động các
nguồn lực xã hội khác.
Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc
thực hiện khá miễn cưỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên
quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các
địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân
sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy lợi…,
Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc. Trong đó,
những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh hai tầng
kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông
- Trang 16 -



sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Trung Quốc
thực hiện nội dung hai mở, một điều chỉnh, là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán
lương thực; một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực
tiếp cho nông dân trồng lương thực.
Hiện ở Trung Quốc, nhiều địa phương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công
nghiệp, đã phải trả lại cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nước này cũng
đang nghiên cứu nông dân có thể dùng đất canh tác thế chấp ngân hàng vay vốn.
Đối với những khoản tiền thu được từ phát triển công nghiệp (sau khi lấy đất nông
nghiệp) được chuyển về chính quyền thôn xã. Việc lấy đất nông nghiệp có thể thực hiện
theo hình thức đất đổi đất, do chính quyền địa phương thực hiện trong quy hoạch, tùy
thuộc vào chất lượng, vị trí đất.
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
1.5.1. Điều kiện tự nhiên:
1.5.1.1. Vị trí địa lý:
Xã Bảo Quang có diện tích tự nhiên là 3.497,51 ha, được chia thành 5 ấp, cách
trung tâm thị xã Long Khánh khoảng 06 km về hướng Đông Bắc, ranh giới hành chính
của xã được xác định như sau:
+ Phía Nam giáp xã Bảo Vinh.
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc).
+ Phía Đông giáp xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc).
+ Phía Tây giáp xã Bình Lộc.
1.5.1.2. Địa chất, địa hình:
- Nhìn chung, xã Bảo Quang có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
khoảng 130m so với mặt nước biển, có xu hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc.
Độ dốc từ 0º - 8º, phần lớn có độ dốc từ 0º - 3º. Với độ dốc phân bố 3º - 8º phân bố đất đỏ
vàng là chủ yếu.
- Địa hình cao tập trung ở vùng phía Tây Nam của xã nhưng chiếm diện tích
không nhiều phân bố chủ yếu là đất đỏ.

- Địa hình bằng phẳng 0º - 3º phân bố đều toàn xã có phân bố chủ yếu là nhóm đất
đen.
- Với đặc điểm địa hình như vậy nên việc bố trí cây trồng tương đối thuận lợi, đặc
trưng của địa hình cao là các loại cây trồng rễ ăn sâu và đòi hỏi tầng dày đất cao như cây

- Trang 17 -


chôm chôm, sầu riêng... Đối với địa hình bằng chủ yếu là các loại cây hàng năm và cây
công nghiệp nhưng có bộ rễ ăn không sâu.
- Do địa hình tương đối bằng phẳng nên việc giữ nước tốt, không bị ảnh hưởng bởi
dòng chảy xiết.
- Việc bố trí các công trình xây dựng, phát triển giao thông cũng như tổ chức các
khu dân cư hết sức thuận lợi giảm đáng kể việc gia công công trình.
1.5.1.3. Khí hậu, thủy văn:
- Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo chịu tác động của gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Tây Nam , nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mưa tập trung chủ yếu vào
tháng 7, 8, 9 hàng năm mưa có thể đến sớm hơn hoặc trễ hơn một vài tuần, lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 2150mm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Do chịu tác động của gió mùa
Đông Bắc và bị chi phối bởi địa hình, nên những tháng đầu mùa khô vẫn có mưa rải rác,
thỉnh thoảng có sương muối trong những tháng giáp tết.
1.5.1.4. Tài nguyên đất
Theo số liệu tổng hợp bản đồ đất tỉnh Đồng Nai (tỷ lệ 1:300.000) gồm có 2 nhóm
đất chính:
- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 880,8604 ha chiếm 25,18% quỹ đất toàn xã, đất
được hình thành trên nền đá Bazan, thành phần cơ giới nặng, giàu đạm, lân, nghèo Kali.
Loại đất này được phân bố rải rác ở các ấp, phần lớn là ấp 18 Gia Đình, ấp Lác Chiếu, ấp
Bàu Cối và một số ít ở ấp Ruộng Tre và Thọ An. Đây là loại đất khá tốt, tơi xốp, có kết

von, cation kiềm trao đổi và độ no Bazơ thấp, có độ phì tương đối cao, thích hợp với
nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên khả năng sự dụng của đất này ở xã
còn phụ thuộc vào độ dày của tầng đất hữu hiệu. Với độ dày của tầng đất hữu hiệu của
đất đỏ ở xã ta có thể bố trí trồng các loại cây như: tiêu, điều và các loại cây ăn trái. Với sa
cấu nặng thì việc bố trí công trình xây dựng rất tốt, giảm được khâu gia cố công trình.
- Nhóm đất đen: có diện tích 2616,6533 ha chiếm 74,82% tổng diện tích tự nhiên
trong xã. Nhóm đất đen được phân bố rộng khắp trong toàn xã, ở những vùng có địa hình
thay đổi khá bằng phẳng đến dốc vừa, đất đen có thành phần cơ giới trung bình nặng,
riêng đất đen Gley nứt nẻ có thành phần cơ giới nặng hơn.Đất đen hơn hẳn các loại đất
khác trong vùng về tính chất lý hoá: ít hoặc không chua, dung lượng trao đổi cation cao,
giàu cation kiềm trao đổi, đặc biệt là Ca++ và Mg++. Do đó đất có độ phì cao.
- Nhìn chung với các nhóm đất chính có hàm lượng dinh dưỡng cao, địa hình
tương đối bằng phẳng phù hợp cho phát triển nông nghiệp như cây điều, tiêu, đậu, bông
vải, bắp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
- Trang 18 -


Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.497,51 ha. Toàn bộ diện tích được khai
thác đưa vào sử dụng (100%), bao gồm 02 nhóm đất chính: đất nông nghiệp và đất phi
nông nghiệp.
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2012

(1)

(2)
Tổng diện tích tự nhiên

(3)


(4)
3.497,51

(5)

1

Đất nông nghiệp

NNP

3.283,70

100,00
93,89

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

3.260,92

93,24

1.1.1

Đất trống cây hàng năm


CHN

1.158,14

33,11

1.1.1.1

Đất trống lúa

LUA

724,32

20,71

1.1.1.3

Đất trống cây hàng năm khác

HNK

433,82

12,40

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm


CLN

2.102,79

60,12

1.2

Đất nuôi trống thủy sản

NTS

11,55

0,33

1.3

Đất nông nghiệp khác

NKH

11,23

0,32

2

Đất phi nông ngiệp


PNN

213,81

6,11

2.1

Đất ở

OTC

78,60

2,25

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

104,21

2,98

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng


TTN

1,67

0,05

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

1,81

0,05

2.5

Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

SMN

27,52

0,79

2.6

Đất phi nông nghiệp khác


PNK

0,00

3

Đất chưa sủ dụng

DCS

0,00

(Nguồn: Thống kê đất đai 2012)
1.5.1.5. Tài nguyên nước – thủy văn:
Nước mặt: Nguồn nước mặt trên điạ bàn xã Bảo Quang chủ yếu là các con suối
chiếm diện tích 27,52ha, với nhiều suối như: suối Dừa, suối Rết, suối Đá nhưng lưu
lượng nước cung cấp cho sản xuất không đáng kể, chỉ có nước vào mùa mưa nhưng vào
mùa khô thì hoàn toàn khô hạn dẫn đến nước mặt vào mùa khô rất cạn kiệt. Vào mùa
mưa nước cũng chỉ có thể cung cấp cho cây trồng ven suối, duy chỉ có 1 đập ở Lác Chiếu
nằm trên suối Nho có khả năng tưới cho vùng lúa và cây trồng xung quanh, khả năng tưới
khoảng gần 20ha. Riêng ấp Bàu Cối là ấp dễ bị khô hạn .
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã được đánh giá là khá so với các vùng trong
huyện, có thể khai thác với lưu lượng của mỗi lỗ khoan lớn hơn 1000m³/ngày, chất lượng
- Trang 19 -


nước khá tốt, không bị nhiễm phèn. Cho đến nay xã đã có rất nhiều vùng đã sử dụng
giếng khoan để phục vụ cho sản xuất và cho nhu cầu sinh hoạt với độ sâu mũi khoan
trung bình 45 – 50m. Bên cạnh những giếng do dân đầu tư thì tổ chức UNICEF cũng đầu
tư một số giếng ở mỗi ấp để phục vụ cho nhu cầu nước sạch của nhân dân.

1.5.2. Nhân lực
1.5.2.1. Số hộ và nhân khẩu
Dân số toàn xã Bảo Quang có khoảng 10.086 người, tương ứng với 2.448 hộ.
Trong đó: Nam: 4.539 người; Nữ: 5.547 người, mật độ dân số trung bình 450 người/km2.
Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,2%.
Bảng 3: Tổng hợp dân số theo từng ấp
STT

TÊN ẤP

SỐ NGƯỜI

SỐ HỘ

01

Ấp Bàu Cối

2.566

604

02

Ấp 18 Gia Đình

3.120

779


03

Ấp Ruộng Tre

2.192

506

04

Ấp Lác Chiếu

1.262

294

05

Ấp Thọ An

947

265

1.5.2.2. Lao động
- Tổng số lao động (Nữ 15-55 tuổi; Nam 15-60 tuổi): 5.442 người. Trong đó:
+ Lao động nông nghiệp

: 4.303 người, chiếm tỷ lệ: 79,08%.


+ Lao động công nghiệp – xây dựng

: 242 người, chiếm tỷ lệ: 4,45%.

+ Lao động thương mại - dịch vụ : 897 người, chiếm tỷ lệ: 13,97%.
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở xã đạt: 46%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 35%.

- Trang 20 -


×