Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện yên minh, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG NGỌC SƢƠNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG NGỌC SƢƠNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH CHƢƠNG

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu, tƣ liệu đƣợc dựa trên nguồn tin cậy, có thực và dựa trên thực tế tiến hành
khảo sát của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu
của mình.
Tác giả luận văn

Đặng Ngọc Sƣơng


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình
về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Thanh Chƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn;
Lãnh đạo Trƣờng Đại học kinh tế - ĐHQGHN, toàn thể các thầy cô giáo
đã từng tham gia giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng, các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này;
UBND huyện Yên Minh, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội,
Trung tâm dạy nghề huyện Yên Minh, UBND thị trấn và các xã trên địa bàn
huyện Yên Minh;
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp,
ngƣời thân đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Giang, ngày 8 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn

Đặng Ngọc Sƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN....................................................................................... 7
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......... 7
1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 9
1.2.2. Nội dung về quản lý, đào tạo nghề ............................................... 20
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đạo tạo nghề .......................... 24
1.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 32
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc ......................... 32
1.3.2.Một số bài học kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở một số địa phƣơng trong nƣớc. ........................................... 36
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 38
2.1. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 38
2.1.2. Các câu hỏi đề tài cần giải quyết................................................... 38
2.2.3. Phƣơng pháp và xử lý thông tin .................................................... 39
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích................................................................... 39
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................... 40
2.4. Dự báo nhu cầu lao Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đến năm 2020. ......... 40


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG GIAI
ĐOẠN 2010 ĐẾN 2014 .................................................................................. 42
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề của huyện Yên Minh, tỉnh
Hà giang ...................................................................................................... 42
3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên .................................................... 42
3.1.2. Sản xuất nông - lâm nghiệp........................................................... 43
3.1.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, xây dựng. .......... 46
3.1.4. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới......................................... 48
3.1.5. Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch. ....................................................... 49
3.1.6. Tài chính, tín dụng. ....................................................................... 50
3.1.7. Phát triển các thành phần kinh tế. ................................................. 51
3.1.8. Công tác quản lý tài nguyên và môi trƣờng. ................................. 52
3.1.9. Giáo dục - đào tạo. ........................................................................ 52
3.1.10. Văn hóa, thông tin, truyền thông. ............................................... 53
3.1.11. Khoa học, công nghệ. .................................................................. 54
3.1.12. Giải quyết các vấn đề xã hội. ...................................................... 54
3.2. Thuận lợi .............................................................................................. 55
3.3. Khó khăn .............................................................................................. 56
3.4. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý ĐTN trên địa bàn huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang ............................................................................ 58
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ
GIANG ............................................................................................................ 60
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu hoàn thiện quản lý đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại huyện Yên Minh.............................................. 60

4.1.1. Một số quan điểm và định hƣớng chủ đạo .................................... 60


4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý ĐTN cho LĐNT ...... 61
4.2.3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm..................................... 66
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ...................................................................................... 78
4.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tầng lớp nhân
dân về công tác ĐTN cho LĐNT ............................................................ 79
4.2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời lao động và
nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ..................................... 79
4.2.3. Phát triển nhân lực tham gia quản lý, ĐTN cho LĐNT ................ 80
4.2.4. Phát triển đổi mới giáo trình, nội dung đào tạo ............................ 80
4.2.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề............................ 81
4.2.6. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác
ĐTN cho LĐNT ...................................................................................... 81
4.2.7.Tăng cƣờng kiểm soát đảm bảo chất lƣợng dạy nghề ................... 82
4.2.8. Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực ............................................ 82
4.2.9. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát ....................................... 83
4.2.10.Với Chính phủ, các bộ ngành và UBND tỉnh Hà Giang.............. 83
4.2.11. Với UBND Huyện Yên Minh ..................................................... 83
4.2.12.Với cơ sở đào tạo nghề................................................................. 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

ĐTN

Dạy nghề

2

CNH

Công nghiệp hóa

3

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật


4

CSDN

Cơ sở dạy nghề

5

CSXH

Chính sách xã hội

6

GQVL

Giải quyết việc làm

7

HĐH

Hiện đại hóa

8

HTX

Hợp tác xã


9

LĐNT

Lao động nông thôn

10

NNL

Nguồn nhân lực

11

PTNN

Phát triển nông nghiệp

12

TTGDTX

Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên

13

TTHTCĐ

Trung tâm học tập cộng đồng


i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 4.1

Nội dung
Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu
vực thành thị
Liên kết hoạt động ĐTN gắn với GQVL giữa
CSDN và doanh nghiệp

ii

Trang
18

77



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

3

Sơ đồ 1.3

Nội dung
Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo
nghề

Các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến quản lý
ĐTN
Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến quản lý
ĐTN

iii

Trang
25

30

31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI, nền kinh tế chuyển dần từ lao động chân tay sang lao động
trí óc, các sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ cao thƣờng có giá trị lớn, tiêu hao tài
nguyên thiên nhiên ít, sự ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hạn chế. Chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta đến năm 2020 đƣợc Đại hội Đảng lần thứ
XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá, để thực hiện đƣợc
mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại
vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó có
nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm sau đào tạo. Để
làm đƣợc điều đó công tác quản lý đào tào nghề góp phần vô cùng quan trọng
để thực hiện đƣợc mục tiêu.
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và đang hội nhập mạnh mẽ với
thế giới. Trong bối cảnh đó, nƣớc ta có những cơ hội để phát triển nhƣng bên
cạnh đó cũng có những khó khăn và thách thức. Việt Nam đã đạt đƣợc những

tiến bộ rất ấn tƣợng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu, Việt Nam đƣợc đánh giá cao về xóa đói,
giảm nghèo và giải quyết việc làm cho ngƣời trong độ tuổi lao động. Tuy
nhiên, khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các sản phẩm
hàng hóa của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và lợi thế
cạnh tranh là giá nhân công rẻ đã giảm đi đáng kể. Khi tham gia hội nhập kinh
tế thế giới, xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn quá thấp. Lao động đã
qua đào tạo còn thấp, trình độ tay nghề và kỹ năng làm việc nhóm còn hạn
chế, những sản phẩm có đòi hỏi kỹ thuật cao còn ít. Nguồn nhân lực có kỹ
năng, kỹ thuật cao còn ít chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của những nghành nghề
đòi hỏi kỹ thụât cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến… Để có nguồn nhân lực có
kỹ năng, trình độ tay nghề cao để đáp ứng vào môi trƣờng lao động chung của

1


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

khu vực và thế giới thì Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều, cần phải tạo ra sự bứt
phá mạnh mẽ. Để làm đƣợc điều đó quan trọng nhất là đổi mới công tác quản
lý đào tạo, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực sau khi đào tạo.
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chƣơng trình hành động của
Chính phủ là: “Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo và việc

làm. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo người trong độ tuổi
lao động đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các doanh nghiê ̣p, cơ sở công
nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời chuyển nghề cho một b ộ phận
nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ
năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào
tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
Chiến lƣợc và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 20112020, Chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 trong đó yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề để đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập
quốc tế; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồ n nhân lƣ̣c có chấ t
lƣơ ̣ng cao.
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (khóa XI), Ban chấp hành
Trung ƣơng đã đặt ra yêu cầu đổi mới: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập
trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.
Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ,
đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp
ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, công nghệ của thị trường lao động trong nước
và quốc tế”. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với sự nghiệp dạy nghề, đòi
hỏi phải có phƣơng pháp, kế hoạch, chƣơng trình, giáo trình, phƣơng tiện, con

2


ngƣời và phải đào tạo hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ
dân trí để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong quá trình hội nhập.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc, công tác quản lý đào tạo
nghề có đóng góp không nhỏ, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đào
tạo nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản đội ngũ lao động đƣợc qua đào tạo
nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập
kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đã tăng từ 20% năm 2006 lên

30% vào năm 2011, mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nƣớc lên
55% vào năm 2020, điều đó thể hiện sự quyết tâm, tăng cƣờng đổi mới công
tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động.
Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới phía bắc, điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, kinh tế còn khó khăn, có nguồn lao động dồi dào nhƣng còn hạn
chế về trình độ, năng lực, nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về nguồn nhân lực
trong quá trình phát triển kinh tế của địa phƣơng nói chung và đáp ứng nhu
cầu việc làm nói riêng khi gia nhập thị trƣờng lao động trong toàn quốc. Năm
2009 tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các ban ngành liên quan triển khai Đề án
Đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2010 - 2020. Mục tiêu của Đề án là tuyển
sinh dạy nghề ngắn hạn, dài hạn cho 28.760 lao động, trong đó đào tạo nghề
bằng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc là 17.430 ngƣời, nguồn kinh phí lao động
tự đóng góp là 11.330 ngƣời. Đồng thời quan tâm đến các ngành nghề đào tạo
theo nhu cầu xã hội nhƣ kỹ thuật điện, điện tử, sửa chữa ô tô, nghiệp vụ khách
sạn, nhà hàng, xây dựng, thêu ren, công nghê ̣ thông tin, v.v...
Những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua của công tác quản lý đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
có sự đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của địa phƣơng, góp
phần ổn định trật tự an toàn xã h ội và giải quyết công ăn, việc làm cho ngƣời
lao động, nâng cao thu nhâ ̣p cho ngƣời lao đô ̣ng

3

.... Tuy nhiên, bên cạnh


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

những thành tựu đạt đƣợc thì công tác quản lý đào tạo nghề vẫn còn nhiều hạn
chế, yếu kém và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ: chất lƣợng đào tạo nghề
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao; chƣa chuyển mạnh đào tạo theo nhu cầu của xã hội, chƣa giải
quyết tốt giữa việc tăng số lƣợng đào tạo với nhu cầu các nghề mà xã hội cần.
Công đào tạo nghề còn gây lãng phí nguồn lực của xã hội nhƣ: đào tạo chƣa
gắn kết đƣợc với các doanh nghiệp, chƣơng trình đào tạo còn nặng tính lý
thuyết, việc thực hành tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp còn ít; chậm
đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, đào tạo những nghề mà xã hội không có
nhu cầu, trái lại những nghề mà xã hội đang cần thì lại đào tạo chƣa đủ hoặc
chƣa đạt yêu cầu, v.v…
Xuất phát từ tình trạng trên đây, đòi hỏi cấp ủy và chính quyền huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang phải có những mục tiêu, phƣơng hƣớng cụ thể trong
công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề cho lao
động nông thôn nói riêng; theo đó, việc đào tạo phải gắn với thị trƣờng lao
động, mở rộng ngành nghề nhƣng phải nâng cao chất lƣợng đào tạo và đặc
biệt là phát huy hiệu quả đào tạo nghề, gắn việc đào tạo với giải quyết việc
làm. Để đáp ứng những đòi hỏi đó, cần có chiến lƣợc về đào tạo cho phù hợp
với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang. Xuất phát từ những thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣơ ̣ng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

4


b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các khía cạnh lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo
nghề cho lao động nông thôn;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giangtrong thời gian qua;
- Trên cơ sở đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Phạm vi về không gian: huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2010 đến 2014 (Sơ
kết 5 năm thực hiện Đề án 1956 về công tác Giảm nghèo, vsiệc làm và Dạy
nghề cho lao động nông thôn 2010 – 2014)
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về
quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phân tích, đánh giá đầy đủ về
thực trạng Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đƣa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
6. Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác
quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến 2014, luận văn

5


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý đào tạo nguồn
nhân lực của địa phƣơng gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Luận văn phân tích và rút ra những thành tựu, đồng thời phát hiện
những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang . Từ đó đƣa ra giải pháp hoàn
thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2014

Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một vấn đề khá mới mẻ. Tuy nhiên, khi
khảo sát tƣ liệu cho đề tài, Tôi thấy có một số bài báo, công trình luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ…ít nhiều đã đề cập đến nội dung của đề tài nhƣ sau.
“Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp”
(2008) là bài báo của TS. Đàm Hữu Đắc, Thứ trƣởng Bộ LĐTBXH (2008) đăng
trên báo “Giáo dục và thời đại”. Trong bài báo này, tác giả đã tập trung đánh giá,
nhận định và đƣa ra một số giải pháp nhằm thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu
doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài báo còn chƣa đề cập đến nhu cầu lao động của các
cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các cửa hàng tạp hóa, dịch vụ, v.v…
Tác giả Xuân Minh (2013) với bài viết: “Đào tạo nghề phải gắn với thị
trường lao động”, Báo điện tử Văn hiến.vn. Bài viết đề cập việc hƣớng đào
tạo nghề gắn với thị trƣờng lao động, nhƣng chỉ mang tính chất gợi ý, tham
khảo, mà chƣa đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn trong vấn
đề giải quyết việc làm hiện nay.
Tác giả Từ Lƣơng (2013) trong bài báo “Phải gắn đào tạo nghề với
giải quyết việc làm”, đăng trong Báo điện tử Chính phủ, đã đƣa các vấn đề
đào tạo nghề gắn với việc làm trên cơ sở tổng kết báo cáo về xây dựng nông
thôn mới. Đối tƣợng mà tác giả tâ ̣p trung nghiên cứu ở đây là nông dân và các

nghề đào ta ̣o ngắ n ha ̣n . Tuy nhiên, tác giả chƣa đề cập đế n các đố i tƣơ ̣ng ho ̣c
nghề có trin
̀ h đô ̣ cao hơn.

7


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Tác giả Thảo Linh (2013) với bài viết “Kết quả thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số từ năm 2010 đến
2013”, đăng trên Trang thông tin điện tử của Ban nội chính Trung ƣơng.
Trong bài báo này, tác giả tập trung đánh giá kết quả thực hiện các chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số, trong đó có liệt kê
các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
Nguyễn Hoàng Nam, 2009. Quản lý nhà nước về ĐTN tại Phú Thọ
trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ kinh tế.
Công trình nghiên cứu đã tập trung vào công tác ĐTN của các trƣờng
dạy nghề và yếu tố ảnh hƣởng đến công tác dạy nghề tại tỉnh Phú Thọ nhƣng
chƣa nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ngƣời học đặc biệt ngƣời học là
LĐNT và tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt cao hay thấp...
Phạm Mạnh Hà, 2011. Vai trò của Nhà nước đối với giải quyết việc làm
cho LĐNT tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH. Chuyên đề chuyên
sâu 3 cấp Tiến sỹ.

Công trình nghiên cứu đã chỉ ra nhƣng tồn tại, yếu kém và những vấn
đề đặt ra cần giải quyết trong tạo việc làm cho LĐNT tỉnh Ninh Bình. Từ đó
tác giả đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc đối với giải
quyết việc làm cho LĐNT tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH và giải
pháp đầu tiên tác giả đề xuất là cần coi trọng công tác quản lý nhà nƣớc về lao
động và ĐTN.
Nguyễn Minh Vịnh, 2013. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm giải quyết việc
làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ
Liêm – thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
Đã tập trung nghiên cứu những vấn đề bức thiết cần giải quyết đối với
lao động nông nghiệp của huyện Từ Liêm trong bối cảnh đất nông nghiệp bị
thu hẹp nhanh chóng để thực hiện đô thị hoá và thực trạng việc hỗ trợ của

8


Nhà nƣớc để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp trên địa
bàn. Từ đó tác giả đƣa ra một số khuyến nghị giải quyết tốt hơn vấn đề giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá tại
huyện Từ Liêm.
Xuân Minh, 2013. Đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động. Báo
điện tử Văn hiến.vn.
Bài viết đề cập việc hƣớng ĐTN gắn với thị trƣờng lao động, nhƣng chỉ
mang tính chất gợi ý, tham khảo, mà chƣa đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm
tháo gỡ khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số bài báo, công trình nghiên cứu, luận án, luận
văn khác, với các cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực quản lý đào tạo nghề
cũng đã đề cập đến những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của
đề tài. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu chuyên sâu nào về quản lý đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Do vậy,

đề tài: “Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang” là một đề tài mới, chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể và
có hệ thống. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc
những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp khảo sát
những vấn đề mới nảy sinh, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý đào tạo nghề, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý đƣợc định nghĩa là một công việc mà một ngƣời lãnh đạo học
suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.
Quản lý đƣợc giải thích nhƣ là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ,

9


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nhƣng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Nhƣ vậy, có bao
nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về
quản lý.
Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu
nhất của việc lý giải quyết vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản

lý học.
Xét trên phƣơng diện nghĩa của từ, quản lý thƣờng đƣợc hiểu là chủ trì
hay phụ trách một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ,
nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với
sự phát triển của phƣơng thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận
thức của con ngƣời thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí
càng trở nên rõ rệt.
Quản lý theo định nghĩa của các trƣờng phái quản lý học
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nƣớc đã đƣa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho
đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ
thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trƣờng phái
quản lý học đã đƣa ra những định nghĩa về quản lý nhƣ sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn ngƣời khác làm việc gì
và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm ".
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

10


- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt giúp
con ngƣời hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".

- Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải đƣợc giới hạn bởi môi
trƣờng bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý
doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".
Chủ trƣơng của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã
hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở
thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các
doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt đƣợc mục tiêu lý
tƣởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì
doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do
và phát triển.
Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là
"quan điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là
"quan điểm về sự chuyển động”. Nhƣ vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận
của Peter F. Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là
quan niệm cốt lõi trong tƣ tƣởng triết học về quản lý của ông.
Tƣ tƣởng triết học về quản lý của Peter F. Dalark
Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực
tế làm nguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm
cốt lõi".
Nguyên tắc quản lý dành cho giám đốc cần có động lực mạnh mẽ quản
lý mục tiêu và kiểm soát bản thân để họ trở thành một ngƣời giám đốc giỏi.
Quản lý công việc thì nhấn mạnh: công việc cần có sức sản xuất và phải thông

11


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

qua những công cụ phân tích, tổng hợp, kiểm soát và thí nghiệm.
Quản lý nhân công coi trọng nguồn nhân lực, làm cho họ có cơ hội, chủ động
phát huy ƣu điểm của mình, thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội
của họ trong công việc, đƣa đến cho họ cơ hội, quyền lợi nhƣ nhau để mỗi
ngƣời thể hiện giá trị, hoài bão của mình.
Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ
không phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là thành
tích chứ không phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là
cống hiến chứ không phải thăng hến; là cơ hội chứ không phải chƣớng ngại;
là đơn giản chứ không phải phức tạp.Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau về
định nghĩa quản lý, trên đây chỉ là một vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ
sở phân tích tổng hợp những quan điểm không giống nhau. Tóm lại, những
quan điểm đó tuy rất rõ ràng, đúng đắn nhƣng chƣa đầy đủ. Chúng chỉ chú
trọng đến quản lý nhƣ là một hiện tƣợng chứ chƣa làm bộc lộ rõ bản chất của
nó. Vậy, làm thế nào để khái quát khái niệm quản lý một cách đơn giản và
tƣơng đối toàn diện?
Nhƣ chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là
hành vi thì phải có ngƣời gây ra và ngƣời chịu tác động. Tiếp theo cần có mục
đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm nhƣ vậy? Do đó, để hình thành nên
hoạt động quản lý trƣớc tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là ngƣời quản
lý? Sau đó cần xác định đối tƣợng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác
định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
Có đƣợc 3 yếu tố trên nghĩa là có đƣợc điều kiện cơ bản để hình thành
nên hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý
nào cũng không phải là hoạt động độc lập, nó cần đƣợc tiến hành trong môi
trƣờng, điều kiện nhất định nào đó.

Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý

12


Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố
cơ bản sau cấu thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?
- Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?
- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?
- Môi trƣờng và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh
nào?
Vì bản thân hành vi quản lý là do 4 yếu tố trên tạo thành, do vậy 4 yếu tố
đó đƣơng nhiên cần đƣợc thể hiện trong định nghĩa về quản lý. Tiếp theo, do
hoạt động quản lý đích thực cần vận dụng chức năng và phƣơng pháp quản lý
để đạt đƣợc mục đích quản lý đề ra nên điều này cũng cần đƣợc thể hiện trong
định nghĩa về quản lý. Tuy nhiên, Fayel trong định nghĩa quản lý đã trực tiếp
chỉ ra rằng: Quản lý chính là lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến
hành, kiểm soát; và nếu lý giải một cách đơn giản nhƣ vậy thì quản lý lại trở
thành một hành động cụ thể mà mất đi bản chất thống nhất của nó. Định nghĩa
quản lý nên phản ánh khách quan đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý, thể
hiện bản chất quản lý, hay có thể nói, trong định nghĩa về quản lý nhất định
phải đề cập đến bản chất của quản lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả.
Dựa trên tác dụng, vai trò của những yếu tố trong quản lý kể trên và
quan hệ lôgic giữa chúng, có thể khái quát ý nghĩa cơ bản của quản lý. Thông
thƣờng mà nói, quản lý là hành vi mà những thành viên trong tổ chức thực
hiện ở một môi trƣờng nhất định nhằm nâng cao năng suất công việc, để đạt
đƣợc mục đích của tổ chức.
Thực ra, nếu một mực truy đến cùng câu hỏi "quản lý là gì?” thì bản
thân câu hỏi hầu nhƣ không có giá trị. Cho dù chúng ta có thảo luận, nghiên

cứu ra sao, về mặt lí luận mà nói, chúng ta vẫn không đạt đƣợc sự thống nhất,
trên thực tế cũng không thể đƣa ra một kết luận chung. Nhƣng chính vì câu

13


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

hỏi "quản lý là gì?" có sức ảnh hƣởng sâu rộng đến mỗi một học giả nghiên
cứu vấn đề quản lý, đến mỗi một ngƣời thực hiện công việc quản lý nhƣ vậy
nên làm rõ vấn đề này mới thực sự có ý nghĩa, mặc dù để làm rõ vấn đề "quản
lý là gì?" quả thực là công việc không mấy dễ dàng.
Quản lý là sự kết hợp của ba phƣơng diện
Chúng ta hãy bàn về khái niệm "quản lý" trên phạm vi rộng lớn hơn,
quy mô hơn nhƣ trên phạm vi quốc gia chẳng hạn. Trong một tờ báo có đăng
tải số liệu thống kê năm 2001 cho biết: thu nhập bình quân đầu ngƣời nƣớc
Mỹ bằng 11 lần một số nƣớc châu Á. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Mỹ
không phải do một ngƣời Mỹ mà là giá trị bình quân của toàn bộ ngƣời dân
Mỹ tạo nên. Sự cách biệt về thu nhập bình quân này không phải do sự cách
biệt về chỉ số thông minh của ngƣời dân hai nƣớc mà là do khả năng tƣơng
tác của họ không giống nhau. Cụ thể nói đến công việc thì đó là phƣơng thức
quản lý và chiến lƣợc quản lý của 2 nƣớc là không giống nhau.
Có thể đƣa ra kết luận rằng: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm,
nó là sự kết hợp của 3 phƣơng diện:

Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân
Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giảm mâu thuẫn giữa
hai bên.
Thứ ba, tăng cƣờng hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm
đƣợc những việc mà một cá nhân không thể làm đƣợc, thông qua hợp tác tạo
ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể
1.2.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề
Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành và phát triển hệ thống các kiến thức, kỹ năng thái độ để hoàn thiện nhân
cách cho mỗi cá nhân tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và
hiệu quả cao.

14


Đào tạo nghề: Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 định nghĩa:
“Dạy nghề (ĐTN) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi đã hoàn thành khoá học”.
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ có năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có đạo
đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Nhƣ vậy, nội dung của ĐTN bao gồm: Trang bị các kiến thức lý thuyết
cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác
phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm
giúp họ có thể làm một nghề nhất định.
ĐTN bao gồm: đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện tử,

xây dựng, sửa chữa….); đào tạo nhân viên nghiệp vụ (nhân viên đánh máy,
nhân viên lễ tân, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị…) và phổ cập nghề
cho lao động (chủ yếu là lao động nông nghiệp).
1.2.1.3. Khái niệm về nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào
tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội.
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trƣờng Đại học kinh tế quốc dân
thì khái niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân
công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kĩ năng mà một
ngƣời lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một
lĩnh vực lao động nhất định.

15


×