Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của các vấn đề TOÀN cầu đến VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.53 KB, 27 trang )

1

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY

Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan. Nhận thức đúng đắn bản chất,
nguyên nhân, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề mang tính toàn
cầu hiện nay đối với nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định đường
lối, chủ chương, chính sách và giải pháp để phát để phát huy nội lực, chủ động hội
nhập kinh tế thế giới và khu vực tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Toàn cầu hoá hiện nay trước hết và thực chất là toàn cầu hoá kinh tế, là sự
nối tiếp của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, xã hội thế giới đã diễn ra từ
nhiều thập kỷ trước, nó phát triển dồn dập trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ
XX, và sẽ tiếp tục phát triển ở giai đoạn cao của thế kỷ XXI. Do vậy, toàn cầu
hoá kinh tế là một xu thế tất yếu khách quan của lịch sử. Nó không tuỳ thuộc
vào ý muốn chủ quan của bất cứ một tập đoàn, một quốc gia hay một liên minh
nào. Đã là xu thế khách quan nó không loại trừ bất cứ một ai muốn tham gia hay
không muốn tham gia. Tất cả đều bị cuốn hút vào quá trình đó trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Quốc gia nào tham gia đã đành, quốc gia
khác không tham gia hoặc bị gạt ra ngoài lề toàn cầu hoá cũng không thể nói là
không chịu ảnh hưởng và bị chi phối gì bởi cơn lốc toàn cầu hoá.
Là xu thế khách quan bởi toàn cầu hoá kinh tế có tác động nhân quả đối
với sự vận động của phương thức sản xuất, là một quá trình xã hội hoá ngày
càng rộng lớn, ngày càng sâu sắc sự phát triển của lực lượng sản xuất và của
quan hệ sản xuất cùng với tác động biện chứng giữa hai mặt này ở phạm vi toàn
cầu. Cho nên, không thể nói rằng toàn cầu hoá chỉ diễn ra do yêu cầu xã hội hoá
ngày càng cao của lực lượng sản xuất mà không gắn gì đến sự vận động khách
quan của quan hệ sản xuất. Chính do yêu cầu phát triển lớn mạnh của lực lượng
sản xuất trong phạm vi toàn cầu mà đòi hỏi một cách tất yếu khách quan là trên




2
lĩnh vực quan hệ sản xuất, chủ nghĩa tư bản phải có sự điều chỉnh về mặt Nhà
nước, thiết lập và tăng cường các tổ chức quốc tế, các tổ chức hợp tác kinh tế
khu vực, các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ cùng các thể chế
kinh tế toàn cầu thương ứng để phù hợp và mở đường cho quá trình xã hội hoá
ngày càng cao của lực lượng sản xuất.
Là xu thế khách quan, toàn cầu hoá kinh tế được thúc đẩy bởi sự phát
triển của khoa học và công nghệ, hình thành nhanh chóng thị trường thế giới. Sự
tiến bộ của các phương tiện giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới
như bị thu nhỏ lại.
Xu thế khách quan của toàn cầu hoá còn được thúc đẩy bởi việc tự do hoá
thương mại và đầu tư quốc tế, hạn chế sự độc quyền của nhà nước trong sản xuất
kinh doanh, xuất nhập khẩu, cho phép nước ngoài đầu tư và kinh doanh một
cách thông thoáng, thực hiện cạnh tranh tự do, bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế, hạ thấp và dần dần bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu; tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế quốc tế, mở đường cho sự khai thác các công nghệ mới ở các thị
trường có quy mô toàn cầu. Quá trình tự do hoá hiện nay tập trung vào lĩnh vực
thương mại và đầu tư. Hệ thống thương mại thế giới đóng vai trò chi phối trong
quá trình này. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO ngày 7/11/2006.
Xu thế toàn cầu hoá còn bị chi phối bởi các công ty xuyên quốc gia. Dưới
tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cùng với việc tự
do hoá, mở cửa của các quốc gia, quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng được
toàn cầu hoá ở trình độ cao. Ngày nay, hầu hết các sản phẩm trao đổi trên thế
giới dù là dưới dạng hàng hoá hay dịch vụ đều được tạo ra thông qua một quá
trình mang tính quốc tế cao.
Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những điều kiện để các nước tận dụng cơ hội đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao mức sống. Toàn cầu hoá kinh tế không

những tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể huy động dược những
nguồn đầu tư nước ngoài như vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý để phát
triển kinh tế, xã hội. Đồng thời trong quá trình đó còn sử dụng những nguồn lực


3
trong nước có hiệu quả hơn, trong đó có nguồn lực lao động. Do đó, nó mở ra khả
năng cho các nước đang phát triển như Việt Nam, rút kinh nghiệm trong việc tham
gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế để thúc đẩy nhanh chóng cơ cấu kinh
tế, xã hội. Toàn cầu hoá kinh tế còn tại cơ hội cho Việt Nam hội nhập vào các tổ
chức kinh tế toàn cầu và khu vực, được hưởng những ưu đãi về thuế quan, hàng
hoá, có thể tiếp cận được thị trường…
Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng có những mặt trái của nó. Việt nam tham
gia quá trình toàn cầu hoá buộc phải mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hoá
thương mại…chấp nhận việc cạnh tranh quốc tế, đặt nước ta trước những thử
thách nghiêm trọng và cái giá phải trả cũng không phải là nhỏ nếu như chiến
lược phát triển, chính sách, bước đi không phù hợp. Rõ ràng, trong cuộc cạnh
tranh toàn cầu theo những luật chơi mới do các nước tư bản phát triển sắp đặt,
thì các nước đang phát triển đang ở vào thế bất lợi. Tuy nói bình đẳng trong luật
chơi nhưng không bao giờ có sự bình đẳng về năng lực vốn, công nghệ cùng với
vị thế từng quốc gia, do có sự bất bình đẳng rất lớn trong việc tiếp cận các cơ
hội, tiếp thị thị trường thế giới. Nó sẽ gia tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa
các nước gay gắt, các doanh nghiệp trong nước dễ bị phá sản, các nước chậm
phát triển có nguy cơ tụt hậu…
Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với
đời sống chính trị - xã hội thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh,
với trình độ ngày càng cao trong thế kỷ XXI. Bước tiến phi thường của cuộc
cách mạng này đánh dấu đỉnh cao mới của sự phát triển trí tuệ loài người, tác
động sâu sắc đối với cuộc sống của các dân tộc trên thế giới. Tác động của cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn đến sự cấu trúc lại nền kinh tế
thế giới, trong đó, cơ cấu sản xuất của các nước sản xuất công nghiệp phát triển
được chuyển dịch sang các ngành có hàm lượng lao động có trí tuệ cao, làm cho
chiến lược đầu tư của các nước có thay đổi lớn. Sự phát triển như vũ bão của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại càng thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Nó là một động lực to lớn chi phối


4
các chuyển động mang tính toàn cầu và tạo ra một bước nhảy phi thường vào
nền văn minh tin học, xã hội thông tin.
Trong xã hội thông tin và nền văn minh tin học, tri thức và trí tuệ là sức
mạnh. Ở đây không phải nói tri thức của một số chuyên ngành khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn nào đó, mà là tri thức
của toàn xã hội, tri thức tổng hợp kết hợp với nghệ thuật điều hành công việc
của người lãnh đạo, quản lý, có vị trí hết sức quan trọng. Trong xã hội thông tin,
hoạt động kinh tế không chỉ là sản xuất và tái sản xuất, mà còn là sáng rạo; do
đó yếu tố sản xuất vật chất, đầu vào vật chất ngày càng giảm, yếu tố sản xuất
phi vật chất, đầu vào của trí tuệ ngày càng tăng nhanh. Người ta gọi đó là nền
kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức không phải dựa chủ yếu vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vào yếu tố vật chất mà dựa chủ yếu vào tư duy và trí tuệ,
vào tri thức khoa học và công nghệ, vào các nguồn lực có khả năng tái sinh và tự
sinh sản. Thông tin và tri thức trở thành yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất,
quản lý, cũng là công cụ để sáng tạo ra của cải, nguồn động lực cơ bản của sự
phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã mang lại cho các
nước phát triển năng lực hiện đại hoá nền kinh tế theo hướng áp dụng những
thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Đó là việc sử dụng các công
nghệ cao làm giảm tiêu hao vật chất, chứa nhiều hàm lượng chất xám. Đặc điểm
của sản phẩm công nghệ cao là nó chứa đựng những nỗ lực phi thường để phát

triển việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng; nó có giá trị chiến lược ở tầm cao
của một quốc gia; là sản phẩm được đổi mới nhanh chóng, thúc đẩy năng lực
cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Xu thế này
phát triển trong vài thập kỷ lại đây và nó chi phối các hoạt động kinh tế, xã hội
đến thế kỷ XXI. Các nước phát triển, nhất là các siêu cường công nghệ cạnh
tranh nhau tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao nhằm chiếm lĩnh lợi
thế trên thị trường thế giới. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề khoa học công
nghệ là nhanh chóng ứng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư nghiên cứu phát triển khoa


5
học công nghệ. Trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Đẩy
mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột
phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của
nền kinh tế. Tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ nội sinh đi đôi với
tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”.1
Trong các sản phẩm công nghệ cao, trước hết phải kể đến công nghệ
thông tin. Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng hàng đầu trong thời đại hiện
nay.Vai trò đặc biệt đó bắt đầu từ chức năng cơ bản của công nghệ thông tin là
thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải, truy cập, phân phối thông tin bằng các
phương tiện máy móc tự động hoá tinh vi, cực nhanh, cực chính xác. Nhờ các
phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin như mạng internet, mạng viễn
thông toàn cầu, các mạng cáp quang dày đặc xuyên đại dương, các trạm chuyển
mạch, kết nối các siêu lộ thông tin…mà xuất hiện khả năng liên kết gia đình,
công ty, xí nghiệp, quốc gia, quốc tế thành một mạng lưới thống nhất. Thông
qua hệ thống này, nhiều sự kiện xảy ra trên thế giới tác động nhanh chóng và
trực tiếp đến hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, đến sự lựa chọn chính sách - giải
pháp phát triển của một khu vực, một quốc gia. Mạng lưới thông tin toàn cầu
đang đẩy nhanh tốc độ vận động của các quá trình kinh tế - chính trị - xã hội quân sự - văn hoá…đang đóng vai trò là công cụ, là phương thức hoạt động

quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hoá
trên thế giới. Điều này đang tạo thêm thời cơ, song cũng là thách thức cho tiến
trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Cùng với công nghệ thông tin là sự ra đời của công nghệ sinh học trên cơ
sở của tác động gien, tạo nên những tiềm năng mới cho dự trữ lương thực mới
cho toàn cầu, và mở ra những khả năng phát triển to lớn, có ích của ngành y tế,
chăm lo cuộc sống của con người. Mặc dù vẫn chưa đạt tới sự khám phá bí mật
lớn nhất của sự sống, nhưng những gì đã đạt được trong thời gian tới sẽ tạo một
xu thế cách mạng chưa từng có trong nông nghiệp. Đó là việc xây dựng và phổ
biến toàn cầu một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, giảm và đi đến
1

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 210.


6
loại trừ hoá chất độc hại và hạn chế phân bón hoá học, tạo ra an ninh lương thực
cho toàn cầu. Hai ngành công nghệ trên có thể kết hợp với nhau để phục vụ đắc
lực cho lĩnh vực nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển và dược phẩm. Ngoài
ra còn công nghệ vật liệu mới cũng được phát triển mạnh trong vài ba thập kỷ
tới ở hầu hết các sản phẩm công nghệ cao như từ công nghiệp vũ trụ, tàu ngầm
đến những vật dụng hàng ngày. Nhưng vấn đề đặt ra là: bước vào thế kỷ XXI,
các nước đang phát triển liệu có thể sử dụng công nghệ cao để rút ngắn quá trình
công nghiệp hoá hay không, đó là một nỗ lực và sự cố gắng lớn của các nước đó.
Sự phân hoá giàu nghèo giữa các quốc gia và nguy cơ không ổn định
về việc làm và thu nhập của người lao động trong xã hội.
Vấn đề khoảng cách giữa giàu nghèo, việc làm và thu nhập của người lao
động đang là mối bức xúc mang tính xã hội được cộng đồng thế giới quan tâm.
Về mặt lý thuyết tự do hoá thương mại sẽ làm tăng năng suất lao động và tiền
công, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn cho người nghèo. Tuy nhiên,

mở rộng thương mại không phải lúc nào cũng đồng nhất với có việc làm nhiều
hơn và tiền công cao hơn. Sự phân hoá giàu nghèo, không an toàn việc làm và
thu nhập không chỉ diễn ra ở các nước chậm phát triển, mà còn ở ngay cả những
nước phát triển. Tại các nước công nghiệp phát triển (OECD), tỷ lệ người thất
nghiệp không giảm, vẫn ở mức 7%, Liên minh châu Âu EU là 11%. Ở các nước
Nhật, Mỹ, Na Uy, có khoảng 35 triệu người thất nghiệp trong đó thanh niên có
một triệu người không có việc làm.
Khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo tiếp tục mở
rộng. Năm 1960, 20% dân số giàu nhất thế giới có mức thu nhập gấp 50 lần so
với dân số nghèo nhất thế giới, đến năm1997 tỷ lệ này là 70 lần khoảng cách về
thu nhập cũng tiếp tục gia tăng giữa các quốc gia và trong lòng mỗi quốc gia.
Các nền kinh tế đang chuyển đổi ở Đông Âu và SNG, tình trạng phân hoá giàu
nghèo đang ở mức báo động. Tại Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia có hơn một nửa số hộ
có bố hoặc mẹ nuôi con một mình có thu nhập dưới mức nghèo khổ. Đối nghịch
với tình cảnh này là sự tập trung của cải vào trong tay những người đặc biệt giàu
có, giá trị ròng của 200 người giàu nhất thế giới đã tăng lên: 1.000 tỷ USD chỉ


7
trong vòng 4 năm (1994 – 1998), vào năm 1998 tài sản của 3 người giàu nhất
thế giới lớn hơn GNP của 48 quốc gia kém phát triển. Theo báo cáo của Chương
trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), toàn thế giới vẫn còn hơn 1,2 tỉ người
nghèo (thu nhập mỗi ngày không tới 1USD). Trong số 4,4 tỷ người ở các nước
đang phát triển, gần 3/5 sống thiếu các phương tiện vệ sinh cơ bản, gần 1/3 thiếu
nước, không có nhà ở và 1/5 không có dịch vụ y tế. Theo tổng kết của UNDP, từ
khi diễn ra quá trình toàn cầu hoá đến nay, trên thế giới có 10 nước giàu lên, 130
nước nghèo đi, trong đó có 60 nước GDP bình quân đầu người thấp hơn trước
khi tham gia toàn cầu. Còn theo báo cáo của ngân hàng thế giới, có nhiều nước
nghèo (với khoảng 2 tỷ dân) đã bị gạt ra ngoài rìa tiến trình toàn cầu hoá. Nhiều
nước đang nằm ở ngoài lề của nền kinh tế thế giới, và thường có thu nhập giảm

sút trong khi nghèo đói gia tăng.
Và cũng theo báo cáo của UNDP, tổng số nợ nước ngoài của các nước
đang phát triển lên tới gần 2.000 tỉ USD, trong đó 250 tỉ thuộc 41 nước kém
phát triển nhất. Trong số những nước vay nợ để phát triển, chưa đến 10% số
nước có khả năng trả được nợ, số nước còn lại biến thành con nợ cố hữu. Nợ nước
ngoài quá lớn hiện nay của rất nhiều nước như là tảng đá đeo lên cổ họ, kéo lùi tăng
trưởng kinh tế và là yếu tố tạo thành sự vi phạm quyền phát triển - một trong những
quyền cơ bản không thể bị tước bỏ của mọi dân tộc trên thế giới.
Gắn với sự phân hoá giàu nghèo là tình trạng không an toàn về việc làm
và thu nhập. Tại Mỹ la tinh lượng lao động không có hợp đồng năm 1996 đã lên
30% tại Chilê, 36% tại Áchentina, 39% Côlômbia, 41% tại Pêru. Các nước Bỉ,
Anh, Pháp đã nới lỏng những điều luật về sa thải công nhân.
Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự bất bình đẳng giữa các nước phát
triển và đang phát triển ngày càng tăng , hố ngăn cách giầu nghèo ngày càng lớn,
đa phần lợi ích của toàn cầu hoá được đổ dồn vào các nước phát triển. Toàn cầu
hoá không chia đều lợi ích và rủi ro, thua thiệt cho các quốc gia. Với lợi ích vượt
trội hẳn so với đại đa số các nước đang phát triển về tiềm lực tài chính và trình độ
khoa học - công nghệ, các nước tư bản phát triển khống chế cục diện kinh tế toàn


8
cầu. Họ có điều kiện tăng cường bá quyền về kinh tế, thao túng về chính trị, can
thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước.
Chẳng hạn, trong xu thế chung của việc tăng nhanh mức chu chuyển vốn
quốc tế, phần lớn số vốn đó lại được đổ vào các nước công phát triển. Hoặc
trong xu hướng đẩy nhanh tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư, các nước
đang phát triển với những công nghệ lạc hậu, lại thiếu vốn, năng lực quản lý
thấp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh không cân sức, trong đó ưu thế
tuyệt đối thuộc về các nước có nền công nghệ cao. Các nước chậm phát triển
thường thiệt thòi rất lớn, trong cuộc cạch tranh này. Tuy mở cửa thị trường và tự

do hoá thương mại, song trên thực tế hàng hoá của các nước đang phát triển vẫn
khó thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Tình trạng phân hoá giàu nghèo đang dẫn đến những căng thẳng và xung
đột xã hội làm cho ngày càng mất an ninh hơn, làn sóng chống toàn cầu hoá phát
triển rộng khắp ở mọi nơi. Giải quyết vấn đề trên phải có sự tham gia của các
quốc gia, của cả cộng đồng thế giới, không chỉ trong từng quốc gia hay từng khu
vực, đây cũng là một thách thức lớn đối với nước ta.
Sự xâm nhập, tác động chi phối lẫn nhau giữa các nền văn hoá ngày càng
gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, thông qua các phương tiện thông
tin, xuất bản các ấn phẩm văn hoá, hoạt động giao lưu văn hoá, trong những thập
kỷ gần đây sự giao thoa các giá trị văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới ngày
càng tăng, tạo điều kiện hiện đại hoá, làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc.
Điều đáng lo ngại hiện nay là quá trình giao giao lưu văn hoá và các sản
phẩm văn hoá đang bị mất cân bằng, bất bình đẳng bởi sự khống chế, thao túng của
các nước giàu (đặc biệt là Mỹ), luồng giao lưu văn hoá từ các nước giàu xuất khẩu
vào những nước nghèo, thách thức việc duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc, đây là mặt trái của sự xâm nhập các nền văn hoá trên toàn cầu.
Nhiều sản phẩm văn hoá trở thành hàng hoá, kim ngạch buôn bán các sản
phẩm văn hoá tăng khoảng 3 lần từ năm 1980 đến năm 1990 (từ 67 tỷ USD lên
200 tỷ USD) và tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Mỹ xuất khẩu ra thế


9
giới không chỉ là máy bay, máy tính, mà còn là những sản phẩm của ngành công
nghiệp giải trí, phim ảnh, các chương trình truyền hình…Chỉ tính riêng năm
1997, Hollywood đã thu được 30 tỷ USD nhờ xuất khẩu phim ảnh…Phương tiện
truyền tải và kinh doanh những hàng hoá này là thành tựu của công nghệ thông tin
mới (vệ tinh, Internet…), sự phát triển của công nghiệp truyền thông đa phương
diện đã góp phần thúc đẩy nhanh và mạnh sự giao lưu văn hoá trên toàn cầu.

Đối mặt với những thách thức và đe dọa xâm lấn của các giá trị văn hoá
không phù hợp các giá trị văn hoá nhân loại đến từ các nước giàu, nhiều quốc
gia đã đấu tranh để các hàng hoá văn hoá nằm ngoài các thoả thuận về mậu dịch
tự do. Tuy nhiên, không phải bao giờ văn hoá cũng lan truyền theo một hướng,
có sự trỗi dậy của văn hoá Phương Đông, nhiều nền văn hoá ở Châu Á, Châu
Phi, Mỹ la tinh đang có biểu hiện hồi sinh, vừa bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc,
vừa góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hoá thế giới.
Toàn cầu hoá lại là nguy cơ làm mai một nền văn hoá dân tộc, tạo ảnh
hưởng xấu tới việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Thông qua toàn cầu hoá, mở cửa,
những quan niệm sai trái, đạo đức suy đồi, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa
cá nhân, “văn hoá phẩm” độc hại dễ bị du nhập. Hiện nay, các công nghệ thông
tin hiện đại nằm trong tay các tập đoàn tư bản lớn của Mỹ và phương Tây đang
từng giờ, từng phút truyền bá khắp thế giới ý thức hệ của Mỹ, lối sống Mỹ, văn
hoá Mỹ, phim ảnh Mỹ, đồ ăn thức uống Mỹ…
Vì vậy, toàn cầu hoá là một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp cả trên lĩnh
vực văn hoá - tư tưởng. Chúng ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhưng cũng
phải chủ động đấu tranh với những hiện tượng phản văn hoá, những khuynh
hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc; khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất
chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn; kiên quyết đấu tranh chống lại hệ
tư tưởng tư sản; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, trên cơ sở giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đảng ta đã khảng định trong Đại hội X:
“Làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người,
hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền
thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng


10
chống văn hoá đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”.2
Nạn khủng bố và tội phạm gia tăng cần có sự phối hợp giải quyết giữa

nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
Lợi dụng những vấn đề mang tính toàn cầu, các thế lực phản động, các
băng nhóm tội phạm gia tăng hoạt động tội phạm và khủng bố. Sự bất ổn về
cuộc sống, sự nhiễu loạn thông tin và những xáo trộn về chuẩn mực giá trị đạo
đức đang là vấn đề mang tính toàn cầu, đặt ra trước cộng đồng quốc tế những
thách thức mới cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các quốc gia, các tổ
chức quốc tế, khu vực để ngăn chặn vì lợi ích chung của nhân loại.
Bước vào năm đầu của thế kỷ mới, loài người đã phải chứng kiến ngay
cuộc tập kích vào Trung tâm thương mại thế giới ở Niu Oóc và Lầu Năm Góc ở
Oasinhtơn ngày 11 - 9 - 2001. Sự kiện này đã làm chấn động cả thế giới và làm
bàng hoàng khắp hành tinh chúng ta. Đây là hành động khủng bố hết sức dã man
và tàn khốc, là sự tiếp tục ở mức độ cao những cuộc khủng bố diễn ra liên tiếp
diễn ra từ hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, chắc chắn những thập kỷ tới, chủ
nghĩa khủng bố sẽ còn tiếp tục gây ra nhiều tai hoạ cho cả loài người. Đương
nhiên, không ai có thể chấp nhận cho hành động bạo lực điên rồ này.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người nghiện ma tuý. Ma tuý len
lỏi đến các vùng xa xôi, đến trường học và trẻ em, đe doạ môi trường an ninh ở
khắp nơi. Trong thập kỷ 90 mặc dù các quốc gia đã hợp tác phòng chống tội phạm
ma tuý, đã có nhiều chiến dịch lớn để phá huỷ các cánh đồng trồng thuốc phiện và
côca ở Tam giác vàng, ở Thái Lan, Mianma Lào, Ápgnittăng, Côlômbia…song
việc sản xuất thuốc phiện trên thế giới vẫn tăng gấp ba lần, việc chế biến côca tăng
gấp hai lần. Thuốc phiện, côca đang là nguồn lợi khổng lồ của các băng nhóm tội
phạm xuyên quốc gia. Buôn bán ma tuý bất hợp pháp trong thị trường ngầm thế
giới, có thời gian lớn hơn thị phần của thép hoặc ô tô, gần bằng thị phần của dầu
mỏ và hàng dệt may (Năm 1995 buôn bán ma tuý bất hợp pháp khoảng 4. 000 tỷ
USD, chiếm 8% thương mại thế giới).
2

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X, Nxb CTQG, H. tr. 213.



11
Buôn bán bất hợp pháp vũ khí quân dụng cũng mang lại lợi nhuận lớn,
làm trầm trọng và gia tăng thêm các loại hình tội phạm trên thế giới, gây mất ổn
định xã hội. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, việc thanh toán lẫn nhau giữa
các phe nhóm chính trị, các băng nhóm tội phạm có nguyên nhân từ việc buôn
bán vũ khí này, gây ra 90% tử vong sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Buôn bán hợp pháp phụ nữ và trẻ em cũng gia tăng, vi phạm nghiêm
trọng quyền con người, vi phạm Luật Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em. Chỉ riêng ở Tây
Âu hàng năm có gần nửa triệu cô gái trẻ từ các nước đang phát triển bị bán làm
nô lệ cho các chủ chứa, và nhà chứa. Ở Việt Nam, gần đây xuất hiện các đường
dây buôn bán phụ nữ và trẻ em, gây bất bình trong xã hội đang bị pháp luật
trừng trị, xã hội lên án.
Những bất bình đẳng, bất công, xung đột về văn hoá, sự kích động của
các thế lực đen tối cũng đang làm cho mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc…
gia tăng, hoạt động khủng bố tràn lan khắp toàn cầu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lan tràn của tội phạm xuyên quốc
gia là sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của các nhóm tội phạm có tổ chức ước
tính có thu nhập khoảng 1.500 tỷ USD/năm. sự tập trung quyền lực, tiền bạc của các
tội phạm này đã lôi kéo các hoạt động kinh doanh, hoạt động chính trị và một số
chính phủ vào tội ác. Các tập đoàn Medllin và Cali ở Côlômbia, Mafia ở Italia,
Yakuza ở Nhật Bản, Cosa Nostra ở Mỹ và còn nhiều tổ chức ở các nước đang hoạt
động vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành liên minh tội phạm trên thế giới,
đặt thế giới đứng trước cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt nhằm ngăn chặn những
âm mưu, toan tính lợi ích riêng của các tổ chức này.
Nguy cơ về môi trường sống của con người và sự lan tràn dịch bệnh
mang tính toàn cầu.
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự hân hoan chào đó thế kỷ mới, nhân
loại ngóng trông về tương lai với tâm trạng của các cuộc khủng hoảng toàn cầu
đáng sợ. Loài người tuy có những niềm tin và hy vọng, nhưng cũng đang sống

trong một thời điểm hiểm nghèo mà tai họa về cuộc khủng hoảng sinh thái toàn
cầu đang là một trong những hiểm họa của cả hành tinh chúng ta trong thiên


12
niên kỷ mới. Hành tinh của chúng ta, đó là không gian của sự sống và hoạt
động của con người, là trường lịch sử, là lĩnh vực những thành quả và những sai
lầm, những thắng lợi và những bi kịch.
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên - bộ phận sinh sau đẻ muộn, ở
một trong thể thống nhất hữu cơ với tự nhiên. Phá vỡ sự thống nhất ấy tức là phá
vỡ quy luật khách quan, tạo ra sự mất cân bằng trong mối quan hệ biện chứng giữa
tự nhiên và con người. Đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen nói: Sự sản xuất ra đời
sống … biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên,
mặt khác là quan hệ xã hội sự đồng nhất giữa tự nhiên và con người cùng biểu hiện
ở chỗ là quan hệ hạn chế của con người với tự nhiên quyết định quan hệ hạn chế
của con người với nhau, và quan hệ hạn chế của con người với nhau, lại quyết định
quan hệ hạn chế của con người với tự nhiên.
Đã từ lâu, con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên, khai thác một
cách không thương tiếc từ tự nhiên tất cả các nguồn vật chất, sử dụng bừa bãi,
vô tội vạ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó, đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt
dần về số lượng và suy giảm nghiêm trọng về chất lượng. Nhất là khi phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh trong gần một thế kỷ nay, thì
thảm hoạ này càng treo lơ lửng, cận kề. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
cuộc khủng hoảng toàn cầu về vấn đề môi trường sinh thái.
Những tài nguyên không tái sinh như: dầu lửa, khí đốt, than đá…là những
nguồn năng lượng không phải là vô tận. Nếu sử dụng bừa bãi, lãng phí thì có lúc
sẽ cạn kiệt, không còn nữa. Trên thực tế, tốc độ công nghiệp hoá ngày càng tăng
cường nhanh chóng gần gấp ba lần kể từ giữa thế kỷ XX cho đến nay, và đã
được mở rộng đến nhiều vùng đất trên địa cầu, cứ với đà này thì dự trữ lượng
dầu lửa chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong vòng 43 năm

nữa, trữ lượng khí đốt chỉ đủ dùng 66 năm, còn trữ lượng than đá chỉ đáp ứng
nhu cầu độ 235 năm nữa là cùng3. Tốc độ phát triển dân số thế giới lên quá
nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển. Khoảng đầu thế kỷ XX, dân số trên
thế giới mới chỉ 1,6 tỷ người, đến giữa thế kỷ đã tăng lên 2,5 tỷ, những năm 90
3

Thông tin chiến lược phát triển khoa học - kỹ thuật, kinh tế, số 2, 1996, tr.1.


13
đã tăng lên gấp đối so với năm 1950 - tức là trên 5 tỷ người, và cho đến nay, đầu
thế kỷ XXI, đã lên 6 tỷ người. Theo số liệu dự báo thì với tốc độ phát triển như
hiện nay, đến năm 2030, dân số thế giới sẽ lên đến 10 tỷ người. Dân số bùng
nổ , nhất là đối với những nước đang phát triển, sẽ dẫn đến nạn phá rừng. Con
người sẽ tấn công liên tục và dữ dội bằng việc xây dựng những đường băng,
phát triển hệ thống đường sá dày đặc, càng thúc đẩy sự tàn phá đó. Theo tính
toán thì rừng thưa và rừng khép tán trên toàn bộ thế giới đến nay chỉ còn chiếm
40% diện tích trái đất. Cứ mỗi phút trôi qua lại có tới 21,5 hécta rừng nhiệt đới
bị phá huỷ. Hàng năm, trên hành tinh chúng ta có tới 17 triệu hécta rừng nhiệt
đới bị phá.4 Với đà này, rừng nhiệt đới sẽ hầu như biến mất trong 40-50 năm tới.
Chúng ta còn chưa lường hết hậu quả của sự phá hoại lớp cây xanh bao
phủ trái đất đối với hệ sinh thái của con người và đối với các nền văn hoá sẽ như
thế nào. Con người đi phá hoại hệ sinh thái của bản thân mình rồi đi tái tạo lại
để sửa chữa những sai lầm ấy. Đằng sau nạn phá rừng đã kéo theo bao nhiêu
thảm họa, đó là sự sói mòn, cằn cỗi và nghèo kiệt của đất đai, là hạn hán và lũ
lụt triền miên, mùa màng mất mát, những sinh vật quý bị mất dần và đi đến
tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã dự báo rằng trong 20 - 30 năm tới, có khả
năng một số loài sinh vật trên trái đất chúng ta ( nghĩa là khoảng 1 triệu loài) sẽ
có nguy cơ bị tuyệt chủng, trung bình mỗi ngày mất 100 loài. Do phá rừng mà
hàng năm trên cả trái đất, sự tàn bạo của con người đã rửa trôi khoảng 25.400

tấn lớp đất bề mặt của những vùng đất đang sử dụng, làm mất đi khoảng 21 triệu
tấn đất phì nhiêu. Rừng bị phá huỷ còn làm tăng thêm hàm lượng CO 2 trong khí
quyển – một trong những chất khí quan trọng nhất gây lên “ hiệu ứng nhà kính”,
làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
Nước là nguồn sống của con người và mọi sinh vật. Nước không phải là
vô hạn, cho nên con người sử dụng nước cũng phải có hạn. Quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến hành từ trước tới
nay đã tác động xấu đến khối lượng và chất lượng nước trên toàn trái đất. Mặt
khác, một phần do dân số thế giới tăng quá nhanh nên nhu cầu về nước cũng
4

Tạp chí thông tin môi trường, số4, 1995, tr.1.


14
tăng lên quá lớn, nhất là nhu cầu phát triển nông nghiệp và công nghiệp, hầu như
mỗi thành phố trong thế giới đang phát triển. Sự kết hợp giữa dân số quá đông
với các bước đi công nghiệp hoá không thận trọng, với những công trình, xí
nghiệp thiếu cống rãnh hay thiết bị làm sạch chất thải, đã tiêu huỷ gần hết các
nguồn nước sạch nguyên sinh.
Một hiểm họa nữa của nạn ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng
“hiệu ứng nhà kính”. Trái đất của chúng ta là một hệ đóng, không có vật chất
nào thoát ra khỏi trái đất, trừ bức xạ của mặt rời. Ở đây, chỉ có các quá trình,
trong đó vật chất biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Nếu như hệ đóng này
vận hành một cách bình thường thì quá trình biến đổi cuối cùng tất yếu phải tạo
ra một chu trình khép kín, trong đó vật chất trở lại trạng thái nguyên thuỷ của
nó, những nguồn mới sẽ trở thành những chất có ích bị bỏ phí đi và hệ sinh thái
lại hấp thu lấy để trở thành nguyên liệu sau này. Khi vận hành một cách tự nhiên
nó sẽ là chu trình tự duy trì hợp quy luật và rất có ích cho sự sống. Để sự sống trên
trái đất có thể duy trì và phát triển được một cách bình thường, cần phải có sự cân

bằng giữa năng lượng hấp thụ từ mặt trời với bức xạ từ trái đất và khí quyển thoát
ra; một phần năng lượng thoát ra này lại được hấp thụ và phát xạ lại bởi các chất có
trong khí quyển (khí nhà kính – GHG), do đó làm giảm bức xạ năng lượng vào
không gian. Để duy trì năng lượng toàn cầu, cả khí quyển lẫn bề mặt trái đất đều bị
nóng lên, cho tới khi năng lượng thoát ra bằng năng lượng chiếu tới. Chúng ta gọi
hiện tượng đó là “hiệu ứng nhà kính”.
Ngày nay, nồng độ của các khí nhà kính như: điôxít cácbon, khí mêtan,
ôzôn, các ôxít nitơ, và hơi nước…đã tăng lên ngày càng lớn do quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhiều quốc gia, đã sử dụng nhiều các
nguyên liệu hoá thạch, nạn cháy và phá rừng, sự tăng trưởng cường độ sản
xuất…làm cho các chất trong khí quyển nóng lên và đồng thời làm nóng mọi thứ
khác nữa. Tầng ôzôn bảo vệ trái đất và các cư dân của nó khỏi bị bức xạ mặt trời
làm hại, lớp này đang bị vơi đi một cách đáng kể, lỗ hổng ôzôn ngày càng lớn.
Sự nóng lên của trái đất sẽ làm tan băng ở nhiều vùng rộng lớn, đất màu bị băng
giá, tạo ra những vùng đọng nước, nước biển sẽ tăng lên…


15
Cùng với thảm hoạ môi trường là những hiểm hoạ về dịch bệnh toàn cầu.
Lịch sử loài người đã từng chứng kiến nhiều đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng
như dịch tả, dịch hạch, bại liệt, đậu mùa…Với sự hợp tác của các quốc gia trên
thế giới nhiều dịch bệnh đã được ngăn chặn và đẩy lùi, nhiều loại vắc xin mới ra
đời đã góp phần dập tắt các dịch bệnh. Tuy nhiên, nhân loại vẫn đang phải đối
phó với những đại dịch mới, đặc biệt là những dịch bệnh lây nhiễm mang tính
toàn cầu hiện chưa có vắc xin phòng chống hiệu quả như HIV/AIDS, SARS.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới hiện có hơn 50 triệu người bị nhiễm
HIV/AIDS và việc lan tràn vi rút này vẫn tiếp tục, cứ 1 phút qua đi thế giới lại
có thêm 11 người nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số người nghiện ma tuý lên đến hàng trăm nghìn người,
số người nhiễm HIV lên đến hàng chục ngàn người và hiện nay vẫn có xu hướng
gia tăng. Điều đáng lo ngại là có tới 95% số người bị nhiễm HIV/AIDS sống ở

các nước đang phát triển nên có người gọi đây là nạn dịch của người nghèo.
HIV thường đi liền với đói nghèo và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, mại
dâm… và đại dịch SARS (viêm đường hô hấp cấp) khởi phát từ Trung Quốc đã
gây ra tác hại nghiêm trọng.
Tác động của toàn cầu hoá kinh tế và các vấn đề toàn cầu đến Việt
Nam hiện nay.
Những tác động tích cực của nó đến quá trình phát triển đất nước.
Tham vào những vấn đề mang tính toàn cầu giúp Việt Nam đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - rút ngắn khoảng cách phát
triển so với các nước trong khu vực và quốc tế. Từ một quốc gia nông nghiệp lạc
hậu, nghèo nàn Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá
hiện đại hoá rút ngắn, mà một trong những nội dung cơ bản của nó là đổi mới công
nghệ của nền sản xuất xã hội từ sử dụng lạo động thủ công là chính lên sử dụng lao
động với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tham gia vào giải quyết những vấn đề mang
tính toàn cầu là cơ hội để chúng ta thu hút vốn và đầu tư nước ngoài, tiếp thu công
nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới. Có điều kiện thuận lợi để lựa chọn công nghệ
mới phù hợp, đồng thời tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước trên thế giới, tạo


16
ra bước nhảy vọt về trình độ công nghệ trong nỗ lực rút ngắn khoảng cách với các
nước đi trước.
Toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu đang thúc đẩy
tiến trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên quy mô toàn cầu, các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam có thể lợi dụng cơ hội này để tăng tốc quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của mình, xây dựng một cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ, có
hiệu quả. Sự chuyển dịch nhanh, phù hợp cơ cấu kinh tế trong nước giúp chúng
ta chủ động tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Việt Nam có
những lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng, giá rẻ, vị trí địa
chính trị, địa kinh tế thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng…thu

hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phục vụ cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mở rộng thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của mỗi nước và đây chính là bài học cho Việt Nam trong tiến trình
phát triển rút ngắn. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế chúng ta sẽ được
hưởng quy chế tối huệ quốc với những ưu đãi thuế quan, phi thuế quan, được
cung cấp những thông tin về thị trường, các quy tắc kỹ thuật, về thủ tục hải quan
thống nhất, các tiêu chuẩn phân loại thuế… Giúp cho hàng hoá dịch vụ của Việt
nam đi ra thị trường thế giới nhẹ nhàng hơn, với quy mô và chủng loại ngày
càng lớn hơn, phong phú hơn. Từ đó kích thích sản xuất và dịch vụ trong nước
phát triển (do bán được hàng hoá, có lợi nhuận, có tích luỹ để tái đầu tư đổi mới
công nghệ, cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng…). Tự do hoá thương mại giúp
những doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn về thị trường và các nguồn lực cho
sản xuất kinh doanh; đồng thời những thử thách của cạnh tranh quốc tế buộc các
doanh nghiệp Việt Nam phải năng động, cải tiến công nghệ, phương thức quản
lý nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao
động…Đó là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam phát triển, ( ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp vào
WTO).


17
Sự phát triển rộng rãi của hệ thống thông tin - viễn thông toàn cầu, Việt
Nam có cơ hội để nâng cao trình độ dân trí (chất lượng nguồn lao động), trên
mọi lĩnh vực, làm cho dân cơ ở tất cả các vùng có thể tiếp cận với nền văn minh
của nhân loại. Trong bối cảnh nguồn nhân lực trí tuệ có kỹ năng cao ngày càng trở
thành ưu thế chiến lược lớn nhất của sự phát triển, yếu tố này càng có tầm quan
trọng to lớn trong chiến lược phát triển rút ngắn của Việt Nam.
Tham gia hội nhập kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu Việt Nam có
điều kiện tốt hơn để giải quyết những vấn đề văn hoá - xã hội - môi trường trong

nước. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, Việt Nam có thể tiếp nhận vốn, kỹ
thuật, công nghệ, kinh nghiệm, để thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là chính
sách xoá đói giảm nghèo, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, sự phân
hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận với một nền học vấn tiến
bộ, có cơ hội để thoát nghèo. Giải quyết tận gốc những bất ổn xã hội do nghèo đói và
phân hoá giàu nghèo mang lại.
Thông qua giao lưu và hợp tác văn hoá, khoa học, giáo dục, Việt nam có
điều kiện để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,
phát triển khoa học, giáo dục đưa đất nước phát triển nhanh, vững chắc.
Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt nam có được những công nghệ tiên tiến
để quản lý môi trường, giúp chúng ta có những nguồn vốn, kinh nghiệm để
phủ xanh đất trống, đồi trọc, tái tạo và phát triển vốn rừng, bảo vệ nguồn
nước, xử lý chất độc hại nhằm cải thiện môi trường sống của nhân dân, góp
phần cùng các quốc gia bảo vệ môi trường chung vì sự bình yên của cuộc
sống nhân loại.
Hợp tác quốc tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong bảo vệ
sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phòng chống dịch
bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới , các loại dịch bệnh mang tính toàn cầu như:
HIV/AIDS, SARS, lao, bại liệt, viêm gan B, C, viêm não Nhật Bản …Những
thành công của Việt nam trong những năm qua trong chống suy dinh dưỡng ở
trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, thanh toán bại liệt, chống lại các dịch bệnh nguy


18
hiểm khác, ngoài nỗ lực của chúng ta còn có phần đóng góp không nhỏ của sự
hợp tác quốc tế.
Việc chống trả lại nạn khủng bố và tội phạm mang tính toàn cầu đòi hỏi
sự nỗ lực chung của mọi quốc gia trên thế giới. Hợp tác quốc tế giúp Việt Nam
thực hiện các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Đặc biệt trong bối cảnh một số thế lực phản động quốc tế đang tiếp tục nuôi
dưỡng tiếp tay cho một số thế lực người Việt lưu vong chống phá cách mạng
nước ta thì sự hợp tác, phối hợp với các nước láng giềng và các tổ chức chống
tội phạm, khủng bố quốc tế, ngăn chặn và triệt phá các tổ chức tội phạm này là
điều hết sức có ý nghĩa, nhằm đập tan những âm mưu ham hiểm muốn lợi dụng
vấn đề khủng bố, tội phạm để thực hiện “diễn biến hoà bình” với nước ta.
Tham gia hội nhập kinh tế và các vấn đề mang tính toàn cầu góp phần duy
trì hoà bình, ổn định và an ninh quốc tế, một môi trường có lợi cho Việt Nam
trong quá trình phát triển. Nhằm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu đòi
hỏi các dân tộc, các quốc gia phải hợp tác và cùng có trách nhiệm trong giải
quyết các vấn đề chung. Lợi ích của mỗi nước ngày nay chịu ảnh hưởng chi phối
ngày càng tăng của tình hình quốc tế. Mặc dù Mỹ đang muốn trở thành siêu
cường số một thế giới, song do sự phát triển không đều đã xuất hiện xu thế liên
kết với nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực và giữa các nền kinh tế với nhau
hình thành thế giới đa cực; mặt khác các dân tộc trên thế giới ngày càng tự
khẳng định các giá trị của dân tộc mình, hợp tác với nhau chống chiến tranh bảo
vệ hoà bình, vì sự tiến bộ và phát triển.
Việt Nam tham gia cùng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu vừa là
nghĩa vụ đồng thời cũng là thời cơ để chúng ta thực hiện phương châm “Việt
Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích
cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. 5 Như Đại hội Đảng Lần thứ
Mười đã chỉ rõ. Chúng ta phê phán thái độ thờ ơ trước những vấn đề toàn cầu,
đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng toàn
cầu hoá kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu để mưu lợi ích riêng cho
5

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐTQ lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 114.


19

dân tộc mình, đất nước mình, cho giai cấp thống trị, và thực hiện “diễn biến hoà
bình” đối với cách mạng thế giới.
Những nguy cơ và thách thức tác động đến Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế và giải quyết những vấn đề toàn cầu
Tham gia vào những vấn đề mang tính toàn cầu là một quá trình vừa hợp
tác vừa đấu tranh giữa các nước. Các nước phải hợp tác với nhau trong quá trình
định ra các thể chế, các nguyên tắc trong quan hệ để giải quyết các vấn đề chung
và cam kết thực hiện, tuân thủ đúng những gì đã cam kết. Tuy nhiên, do lợi ích
của các nước, các nhóm nước, các nhóm xã hội trong một nước là không giống
nhau; do vậy, việc thực hiện cam kết đó không chỉ đơn thuần là hợp tác mà còn
là sự đấu tranh, nhiều khi không kém phần quyết liệt. Trên bình diện quốc tế,
cuộc đối đầu trên lĩnh vực tự do hoá thương mại giữa hai phe, các nước tư bản
phát triển G7 và các nước đang phát triển G77 (trong đó có Việt Nam), đang
diễn ra rất phức tạp. Các nước G7 do lợi thế cạnh tranh nắm chủ yếu nguồn vốn
và khoa học - công nghệ hiện đại muốn đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương
mại và mở rộng thị trường quốc tế, còn các nước G77 do trình độ phát triển kinh
tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, muốn duy trì một mức
độ bảo hộ nhất định ở trong nước, muốn có nhiều hơn những ưu đãi về thị
trường và thuế quan ở các nước phát triển, vì thế họ ủng hộ tự do hoá từ từ, có
điều kiện. Cuộc đấu tranh này không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh về kinh tế
mà thật sự đã trở thành một cuộc đấu tranh chính trị của các nước đang phát
triển nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng, bình đẳng hơn cho các
nước nghèo. Việt Nam tham gia cuộc đấu tranh này trong điều kiện chúng ta còn
nhiều khó khăn. Để bảo vệ lợi ích của Việt Nam khi gia nhập quốc tế và khu
vực, chúng ta phải nâng cao năng lực đấu tranh, tính thuyết phục trên các diễn
đàn quốc tế, kịp thời nhạy bén nắm bắt tình hình xử lý mau lẹ phù hợp.
Do nền kinh tế chậm phát triển, điểm xuất phát thấp, mặc dù chúng ta có
lợi thế về lao động nhưng lại hạn chế về trình độ kỹ năng lao động, vì vậy Việt
Nam gia nhập vào hệ thống phân công lao động quốc tế sẽ gặp phải nhiều bất
cập. Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp nhận công nghệ mới thấp, chưa



20
phát huy được lợi thế của người đi sau trong việc tiếp nhận các nguồn lực từ bên
ngoài để cải tạo nhanh chóng cơ cấu kinh tế lạc hậu.
Sức cạnh tranh quốc tế ở Việt Nam còn thấp, một mặt do điểm xuất phát
thấp, tư duy kinh tế, am hiểu thị trường chưa theo kịp sự phát triển kinh tế thị
trường, trình độ công nghệ còn lạc hậu…mặt khác do tự do hoá thương mại
quốc tế ngày càng mở rộng nên tính chất cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt
với những đối thủ mạnh hơn ta nhiều về thực lực và trình độ. Ngoài ra, ngày
càng có nhiều quốc gia có trình độ và cơ cấu sản phẩm như của chúng ta tham
gia vào thị trường quốc tế, do vậy, Việt nam không chỉ phải cạnh tranh với các
nước phát triển mà còn phải cạnh tranh với những nước đang phát triển nữa,
không chỉ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài mà còn phải cạnh tranh thị
trường trong nước. Tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và của từng
doanh nghiệp là lối thoát duy nhất cho sự phát triển kinh tế nước ta.
Dưới áp lực của các thể chế trong quan hệ quốc tế mà Việt Nam cam kết
tham gia, chúng ta sẽ phải tiến hành điều chỉnh chính sách và các hoạt động thực
tiễn trong lĩnh vực kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế, phải tiến hành sửa chữa bổ
sung hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến chính sách thương mại,
đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các thủ tục tài chính, một số chính sách
xã hội…phù hợp với quy định chung của các thể chế mà Việt Nam cam kết tham
gia. Những điều chỉnh như vậy thực sự là những cải cách lớn, song nó cũng là
thách thức thời gian đối với Việt Nam. Việc điều chỉnh đó sao cho thoả mãn
được yêu cầu đặt ra trong quan hệ quốc tế, đồng thời đáp ứng sự phát triển kinh
tế đất nước.
Tham gia ngày càng sâu vào thị trường thế giới tất yếu sẽ dẫn đến dịch
chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư, cơ cấu ngành nghề, tăng thêm sự bất ổn do
những thất bại, phá sản trong cạnh tranh quốc tế. Một bộ phận dân cư vì thế sẽ
được hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, ngược lại một bộ phận

khác sẽ bị thiệt thòi - tăng lên khoảng cách của chênh lệch giàu nghèo là điều khó
tránh khỏi, đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của cả Nhà nước và nhân dân để giải quyết
công bằng xã hội. Tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động chuyên môn


21
kỹ thuật cũng đang là thách thức đối với Việt Nam trong việc giải quyết tận gốc
nạn thất nghiệp và bán thất nghiệp trong quá trình hội nhập.
Cùng với mở của thị trường, giao lưu kinh tế, bùng nổ thông tin, lối sống
thực dụng chạy theo đồng tiền, các sản phẩm văn hoá đồi trụy có thể du nhập vào
nước ta, phá hoại đạo đức, thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc. Lợi
dụng tình hình đó các thế lực thù địch trong và ngoài nước có thêm nhiều cơ hội để
thực hiện “diễn biến hoà bình”, trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá đối với nước ta.
Cùng với việc tăng lên của các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch,
những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu cũng có điều kiện xâm nhập và huỷ
hoại môi trường sống của Việt Nam như nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và
trẻ em, buôn bán sử dụng ma tuý, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, SARS, tệ
buôn lậu qua biên giới và nhiều lề thói đồi bại khác vốn xuất phát từ một vài
nơi nào đó trên thế giới mà lan tràn ra phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt
Nam.
Toàn cầu hoá kinh tế và sự xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu
là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế
này đang bị một số nước phát triển và các tập kinh tề xuyên quốc gia toàn
cầu hoá kinh tế và sự xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu là một xu
thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị
một số nước phát triển và các tập kinh tề xuyên quốc gia chi phối, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp
tác, vừa đấu tranh. Quá trình này đem đến cho Việt Nam những cơ hội thuận
lợi lớn đồng thời cũng đứng trước những khó khăn thách thức nghiêm trọng
trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an

ninh. Do vậy, hội nhập như thế nào để thu được nhiều lợi ích nhất, hạn chế
được những tác động tiêu cực của nó, đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược và
sách lược đúng đắn, xác định hướng đi, bước đi và những giải pháp phù hợp
với trình độ phát triển, năng lực của nền kinh tế và những điều kiện chính trị
- xã hội cụ thể của Việt Nam.


22
Những chủ trương, giải pháp của việt nam khi tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế và những vấn đề mang tính toàn cầu
Những chủ chương cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.
Nghị quyết Đại hội X khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia
tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ của công tác đối
ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội”.6 Quan điểm này thể hiện rõ những chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta trong việc hội nhập quốc tế, tham gia giải quyết những vấn đề
mang tính toàn cầu.
Chủ động hội nhập, tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn
đề mang tính toàn cầu phải đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã
hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc. Chủ động hội nhập, tham gia vào giải quyết những vấn đề toàn cầu là để
phát triển đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội
nhập để nuôi dưỡng, làm tăng thêm nội lực, hội nhập nhưng phải củng cố vững

chắc an ninh - quốc phòng, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
quá trình hội nhập kinh tế, không thể không tính đến các vấn đề văn hoá, y tế, giáo
dục và các vấn đề xã hội khác. Đảm bảo hội nhập nhưng không đánh mất mình,
không bị chi phối bởi các thế lực cường quyền trên thế giới, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc.
Hội nhập quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu phải
dựa trên cơ sở vững vàng về chính trị, ổn định về xã hội, không ngừng phát huy nội
6

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐTQ Lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 112.


23
lực, phát triển nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế đất
nước, của từng ngành và mỗi doanh nghiệp. Muốn hội nhập, muốn giải quyết tốt
những quan hệ bên ngoài trước hết phải xây dựng những tiền đề về chính trị,
kinh tế vững chắc từ bên trong: đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, hệ thống
chính trị vững vàng, xã hội ổn định, toàn dân đồng tâm, hiệp lực xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tăng cường sức mạnh và tiềm lực kinh tế cả ở
tầm vĩ mô và vi mô, đảm bảo cho cả nền kinh tế, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp
đều được chuẩn bị tốt, có thể cạnh tranh thắng lợi trên thương trường quốc tế và
thị trường trong nước.
Trong quá trình hội nhập phải kiên trì giữ vững phương châm bình đẳng,
cùng có lợi, bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong quan hệ quốc tế một mặt cần kiên
quyết bảo vệ lợi ích của dân tộc, mặt khác phải chấp nhận chia sẻ hợp lý lợi ích
với các đối tác, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, bình đẳng, cùng có lợi vì hoà bình và
phát triển.
Cùng với việc đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải liên
kết với nhau hình thành sức mạnh của các cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

trên thương trường quốc tế, không để bên ngoài lợi dụng sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam để đục nước béo cò.
Thực hiện nhất quán phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế tạo ra thế đan cài lợi ích kinh tế - chính trị - quân sự giữa các đối tác làm
ăn và có quan hệ với Việt nam. Chúng ta không để bất cứ một quốc gia nào, một
tập đoàn kinh tế nước ngoài nào chiếm vị trí độc quyền ở bất cứ lĩnh vực nào
của nền kinh tế Việt Nam mà ngược lại, phải bằng mọi cách tạo ra sự cạnh tranh
của các đối tác khi kinh doanh ở nước ta để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt
Nam phát triển. Có thể khẳng định đa phương hoá, đa dạng hoá là phương sách
hữu hiệu để tạo ra sự chế ước lẫn nhau của các đối tác, bảo đảm sự an toàn cho
Việt Nam trong quá trình hội nhập và tranh thủ được sự ủng hộ của các đối tác
khi xảy ra những tình huống có vấn đề.


24
Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề quốc
tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng. Thông qua đó tăng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh
giác và làm thất bại mọi mưu toan của các thế lực thù địch hòng thông qua các
quan hệ kinh tế, hợp tác văn hoá, hợp tác giải quyết các vấn đề về môi trường, y
tế, giáo dục, để thực hiện “diễn biến hoà bình” hoặc gây sức ép chính trị với
Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia giải quyết những vấn đề mang tính
toàn cầu là sự nghiệp của toàn dân. Trong quá trình hội nhập và giải quyết các vấn
đề toàn cầu cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh của mọi thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp, sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội. Trong
đó Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm điều phối và quản lý,
đất nước.
Một số giải pháp chủ yếu.
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

tạo tiềm lực kinh tế để Việt Nam đủ khả năng chủ động hội nhập, tham gia cùng
cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu
Độc lập, tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để củng cố và duy trì độc
lập tự chủ về chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng , an ninh. Điều đó càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam trong quá trình hội nhập, giải quyết các vấn
đề mang tính toàn cầu trước bối cảnh thế giới đầy phức tạp như hiện nay.
Độc lập, tự chủ về kinh tế trước hết là không bị lệ thuộc vào bên ngoài về
đường lối, chính sách phát triển kinh tế, vào những điều kiện kinh tế, chính trị
mà người khác áp đặt trong quan hệ song phương, đa phương hay trong tiếp
nhận viện trợ…mà những điều kiện ấy tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Độc lập về kinh tế là vẫn giữ vững được ổn định và định hướng phát triển
khi có những chấn động của thị trường, của khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài
hay trước sự bao vây, cấm vận của các nước thù địch.


25
Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trước tác động của toàn cầu hoá
kinh tế và những vấn đề mang tính toàn cầu, Việt Nam cần thực hiện một số giải
pháp sau:
- Có đường lối, chính sách độc lập, tự chủ về phát triển kinh tế - xã hội,
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng hoàn thiện pháp chế trong
quá trình cải cách và phát triển.
- Tăng cường tiềm lực của nền kinh tế, tăng quy mô tích luỹ để tái sản
xuất mở rộng…huy động tốt các nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực
nội sinh là quyết định, nguồn lực ngoại sinh là quan trọng.
- Tháo gỡ những bất cập về chính sách, tập trung đầu tư về vốn - công nghệ quản lý - thị trường, thúc đẩy sáng tạo khoa học - kỹ thuật và nghiên cứu phát triển các
ngành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó sức cạnh tranh của từng
doanh nghiệp sẽ tạo nên sức cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế.
- Giữ vững an ninh kinh tế như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thực
phẩm, kết cấu hạ tầng, an toàn môi trường, an ninh tài chính…đảm bảo cho đất nước có

thể đứng vững trước những biến động khó lường của tình hình thế giới hiện nay.
- Xây dựng một số tập đoàn kinh tế, một số ngành kinh tế mũi nhọn có
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và làm đầu tầu để lôi kéo nền
kinh tế phát triển.
- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc sử dụng điều tiết có hiệu quả
thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.
Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là cơ sở xã hội bảo đảm cho Việt Nam
đứng vững trong quá trình hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính
toàn cầu.
Trong quá trình giao lưu văn hoá toàn cầu, để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại, ngăn chặn những luồng văn hoá xấu độc, từ bên ngoài xâm nhập vào Việt
Nam, chúng ta phải tiếp tục thực hiện tốt một số chính sách cụ thể sau:


×