Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội bình đức, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.73 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN QUYẾT

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI BÌNH ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM TRƢỜNG GIANG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Trường Giang.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI


NGƢỜI TÂM THẦN ................................................................................................8
1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................8
1.2. Các lý thuyết ứng dụng...................................................................................11
1.3. Một số lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với người tâm thần .................15
1.4. Cơ sở pháp lý - luật pháp, chính sách ở Việt Nam .........................................22
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm .............25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM
THẦN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI BÌNH ĐỨC GIAI ĐOẠN 2014
- 2016.........................................................................................................................27
2.1. Đặc điểm của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bình Đức .......................................27
2.2. Thực trạng về người tâm thần tại Trung tâm..................................................32
2.3. Mô hình điều trị ..............................................................................................37
2.4. Vận dụng phương pháp và kỹ năng trong công tác xã hội đối với người tâm
thần ........................................................................................................................43
2.5. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện công tác xã hội đối với
người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bình Đức ......................................52
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI BÌNH ĐỨC ............................................................................59
3.1. Định hướng .....................................................................................................59
3.2. Giải pháp ........................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTB&XH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


BNTT

Bệnh nhân tâm thần

BTXH

Bảo trợ xã hội

BYT

Bộ Y Tế

CSSKTT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

CTXH

Công tác xã hội

NTT

Người tâm thần

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

PHCN


Phục hồi chức năng

RNTT

Rối nhiễu tâm thần

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề ngày càng trở nên nghiêm
trọng ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của WHO, trên thế giới cứ
04 người, thì có 01 người rối loạn tâm thần hoặc có hành vi rối loạn tâm thần trong
suốt cuộc đời. Hiện nay trên thế giới có khoảng 450 triệu người có các rối loạn tâm
thần, trong đó có 120 triệu người trầm cảm, 50 triệu người động kinh, 40 triệu
người tâm thần phân liệt, 01 triệu người tự sát…
Ở Việt Nam, số người bị rối nhiễu tâm trí ước tính chiếm khoảng 15% dân số,
tương đương gần 13,5 triệu người đang mắc phải các bệnh rối loạn tâm thần phổ
biến và khoảng 03 triệu người mắc các bệnh tâm thần nặng.
Do áp lực của cuộc sống, áp lực kinh tế, tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế và nhiều nguyên nhân khác nên số NTT có xu hướng ngày
càng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố, đô thị lớn.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện tượng người mắc bệnh
tâm thần có biểu hiện gia tăng, trong số đó chủ yếu là những người có số phận, hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn: nghèo khó, không có gia đình, không nơi nương tựa,…
sống lang thang ở vỉa hè, gầm cầu, công viên, nhà ga, bến xe,… Cho nên việc thành
lập các Trung tâm BTXH nhằm tập trung họ, để đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng, điều
trị, là một viêc làm hết sức nhân đạo và nhân văn, đã góp phần giữ gìn mỹ quan, văn
minh cho thành phố Hồ Chí Minh.
Thực tế việc chăm sóc, điều trị cho NTT cho thấy, sau giai đoạn điều trị y tế,
thì việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội vào quá trình điều trị, giúp
NTT hồi phục sức khỏe, sớm trở về với gia đình và cộng đồng chưa được Trung
tâm thể hiện rõ, do đội ngũ nhân viên còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Toàn bộ
quá trình điều trị, chăm sóc tuy có tiến bộ, nhưng mới dừng ở bước đầu tiếp cận, mà
chưa đi vào chiều sâu, để phục vụ cho NTT.

1


Kỹ năng của gia đình, của cộng đồng trong ứng xử với NTT chưa được trang
bị. Nguồn lực thực hiện CTXH đối với NTT từ ngân sách, cũng như huy động sự
tham gia của cộng đồng, của các nhà từ thiện còn rất hạn chế.
Trung tâm BTXH Bình Đức được thành lập vào năm 2011, là đơn vị trực
thuộc Sở LĐTB&XH TP.HCM, tiền thân là Trung tâm Cai nghiện ma túy Bình Đức.
Đến năm 2012, thì Trung tâm được bổ sung thêm chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng
NTT lang thang, không nơi nương tựa. Với nhiệm vụ mới chưa có tiền lệ, nhưng
đội ngũ nhân viên còn non trẻ, thiếu và yếu về chuyên môn lẫn kinh nghiệm công
tác. Việc điều trị cho NTT chủ yếu là dựa vào thuốc. Các hoạt động CTXH mới
bước đầu được áp dụng, chưa mang lại hiệu quả. Sự tham gia và hỗ trợ của
NVCTXH đối với quá trình điều trị cho NTT chưa được rõ nét, chưa có quy trình
hoạt động CTXH một cách cụ thể.
Trước thực trạng về công tác CSSKTT cũng như các hoạt động CTXH đối

với NTT ở các Trung tâm tâm thần do Sở LĐTB&XH TP.HCM quản lý nói chung
và tại Trung tâm BTXH Bình Đức nói riêng, nơi mà bản thân đang công tác. Với
mong muốn đóng góp một phần công sức, để cùng với các đồng nghiệp, cùng với
Trung tâm trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về NTT, nhằm nâng cao hiệu
quả việc điều trị phục hồi sức khỏe, PHCN cho NTT, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác
xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bình Đức,
thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Ở thời kỳ thượng cổ, những quan niệm thô sơ, nguyên thủy, người ta cho
rằng bệnh tâm thần là do ma quỷ hoặc do thần thánh và người có RLTT thường bị
đánh đập, hành hạ. Hyppocrte (460-370) – người Châu Âu, là người đầu tiên đưa ra
lời giải thích mang tính khoa học về tâm lý và tâm thần. Ông cho rằng bệnh tâm
thần là bệnh của bộ não.
Thời kỳ trung cổ, người có rối loạn tâm thần bị coi là phù thủy độc ác hoặc
là hiện thân của quỷ, reo rắc bệnh dịch, tai họa.

2


Năm 1793, Philippe Pinel (1745-1862), bác sĩ người Pháp, là người đầu tiên
cải tiến chế độ săn sóc cứu trợ, cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt, phân loại người có
RLTT theo mức độ nặng, nhẹ, chống lại những hành vi ngược đãi, tàn bạo, khinh
thường người có RLTT.
Bác sĩ người Áo tên Sigmund Freud (1865-1939) - đã đưa ra phương pháp
điều trị tâm lý mới – phương pháp phân tâm (phân tích tâm lý), tạo ra trường phái
tâm lý học nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn ở nhiều nước Châu Âu. Trường phái Phân
tâm học, đánh dấu sự “vào cuộc” của các nhà tâm lý học trong chăm sóc SKTT. Sau
đó là tâm lý học hành vi và các liệu pháp hành vi cũng được xây dựng. Tiếp đó, tâm
lý học nhân văn và hiện sinh xuất hiện, những người có vấn đề về SKTT được coi là

thân chủ.
Từ năm 1960 đến nay, công tác chăm sóc SKTT bước vào một cuộc cách
mạng mới, đưa công tác chăm sóc SKTT về cộng đồng, nhiều lực lượng vào cuộc
trong đó đặc biệt có sự vào cuộc của ngành CTXH.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trước thế kỷ XX, các RLTT cũng đã sớm được con người nhận biết và có
những cách ứng xử khác nhau với những người có RLTT.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, việc điều trị bệnh tâm thần chưa được quan tâm.
Nhà Thương Vôi và khu “Trại điên” thực chất là nơi giam giữ “người điên” để tránh
phá rối trật tự xã hội. Người RLTT bị nhốt trong các phòng chật hẹp, ở trần truồng,
tranh nhau những nắm cơm qua lỗ hở đục ở cửa. Khi kích động, họ bị roi vọt, dây
trói, cùm tay chân, …
Sau năm 1945, ở miền Bắc, công tác chăm sóc SKTT đã được chú trọng. Các
khoa, bệnh viện điều trị tâm thần được thành lập nhưng còn bị phân tán nhỏ lẻ. Sau
năm 1975, Bệnh viện Tâm thần Thường Tín, nay là Bệnh viện Tâm thần Trung
ương I và Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, nay là Bệnh viện Tâm thần Trung ương II,
được đầu tư nâng cấp về cả cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ.
Ngành LĐTB&XH cũng đã có những hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực
CSSKTT. Riêng Sở LĐTB&XH TP.HCM có 03 Trung tâm đang chăm sóc, điều trị

3


và PHCN cho gần 2.800 NTT, trong đó có Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bình Đức, nơi
bản thân đang công tác. Việc chăm sóc, điều trị cho NTT ở mỗi Trung tâm đang
được thực hiện một cách đơn lẻ, dựa vào thực tiễn của đơn vị đó, mà chưa có sự
thống nhất chung, chưa có quy trình cụ thể. Đặc biệt là hoạt động CTXH trong
CSSKTT đối với NTT tại các Trung tâm chưa được thể hiện rõ, liệu pháp trị liệu
được áp dụng chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về người tâm thần, các loại bệnh tâm thần, nguyên nhân cũng
như ảnh hưởng của bệnh tâm thần.
Đề tài tìm hiểu thực trạng CTXH tại Trung tâm, những thuận lợi, khó khăn
để đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động công tác
xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm, góp phần vào việc ngăn ngừa, can
thiệp và phục hồi chức năng cho NTT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về CTXH đối với NTT ở Việt Nam, làm rõ các
khái niệm, lý thuyết, CTXH, CTXH cá nhân, nhóm …
 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về CTXH đối với NTT tại Trung tâm Bảo
trợ Xã hội Bình Đức.
 Đề xuất một số hoạt động CTXH đối với NTT tại Trung tâm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần.
4.2. Khách thể nghiên cứu
 Người tâm thần, gia đình người tâm thần
 Cán bộ Khoa tâm thần, Y sỹ, Điều dưỡng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Trung tâm BTXH Bình Đức trú đóng trên địa bàn
thôn Bình Đức, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

4


 Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ năm
2014 đến tháng 03/2016
 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NTT
và đề xuất các hoạt động CTXH cá nhân, nhóm, gia đình đối với NTT tại Trung tâm.

Câu hỏi nghiên cứu
a. Đội ngũ cán bộ, nhân viên ở Trung tâm đã hỗ trợ gì cho NTT?
b. Các hoạt động CTXH có vai trò như thế nào đối với người tâm thần tại
Trung tâm?
c. Trung tâm đã kết nối được những nguồn lực gì trong việc hỗ trợ người tâm
thần?
Giả thuyết nghiên cứu
a. Cán bộ, viên chức ở Trung tâm đã thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng
và PHCN cho NTT.
b. Các hoạt động CTXH có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ NTT về mặt
tâm lý và PHCN cho NTT, để họ sớm hòa nhập với cộng đồng.
c. Để đưa NTT về với cộng đồng, Trung tâm đã làm tốt việc kết nối các
nguồn lực như gia đình, địa phương, các doanh nghiệp, các nhà từ thiện,…
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu: thu thập, tìm hiểu và
vận dụng các lý thuyết của ngành CTXH; phân tích, tổng hợp những công trình
nghiên cứu khoa học, các mô hình, dự án, báo cáo,… để phục vụ cho công trình
nghiên cứu.
 Phương pháp phỏng vấn sâu: tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về
thực trạng đời sống của NTT, những vấn đề về sức khỏe, tâm lý, các hoạt động
CTXH tại Trung tâm thông qua việc phỏng vấn NTT, nhân viên y tế, lãnh đạo Khoa
Tâm thần và lãnh đạo Trung tâm.
 Phương pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin
chung về hoạt động CTXH, đời sống, điều kiện sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, giải
trí,… từ những bệnh nhân tâm thần tương đối tỉnh táo, thân nhân bệnh nhân và nhân

5


viên tại đơn vị. Nghiên cứu này sẽ sử dụng bảng hỏi dành cho 50 NTT tỉnh táo, thân

nhân bệnh nhân và nhân viên tại đơn vị.
 Phương pháp quan sát: quan sát nơi ăn, ở, sức khỏe, tình trạng bệnh, thái
độ hành vi, kỹ năng của NTT để bổ sung vào những thông tin còn thiếu, kiểm tra,
đối chiếu so sánh các thông tin để đánh giá độ tin cậy của các thông tin đã thu thập
được. Kết quả quan sát sẽ làm sáng tỏ những thông tin đã thu thập được nhằm phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Qua nghiên cứu, đề tài đã áp dụng các lý thuyết đã học như: thuyết nhu cầu,
thuyết quyền con người, thuyết hành vi,… để xác định nhu cầu của NTT.
Vận dụng CTXH vào chăm sóc sức khỏe cho NTT, để giúp họ nâng cao chất
lượng cuộc sống, sớm phục hồi chức năng, để hòa nhập với gia đình.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc bổ sung và phát triển hệ thống các
lý luận, phương pháp trong nghiên cứu CTXH đối với NTT.
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo về CTXH đối với người tâm thần cho
các nhà nghiên cứu sau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu đề tài, đã thấy được thực trạng NTT hiện nay ở Trung tâm.
Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hoạt động CTXH đối với NTT, nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống, hỗ trợ tâm lý và PHCN để họ sớm trở về với cộng đồng. Tập huấn
cho họ những kiến thức, kỹ năng để phòng tránh RNTT cũng như bệnh tâm thần.
Đối với bản thân, qua quá trình nghiên cứu đề tài này, đã áp dụng những lý
thuyết và phương pháp đã học được, vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, giúp cho bản
thân nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm để làm
tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần mà mình đang thực thi.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của đề tài gồm 3 chương.

6



Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần.
Chƣơng 2: Thực trạng về công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung
tâm Bảo trợ Xã hội Bình Đức giai đoạn năm 2013 - 2016
Chƣơng 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác xã
hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bình Đức

7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái khỏe mạnh
về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ có nghĩa đơn thuần là không mang bệnh
tật hay thương tật”.
Sức khỏe tâm thần được xem như trạng thái khỏe mạnh của cá nhân mà ở đó,
họ có thể nhận biết tiềm năng của bản thân, có khả năng đối mặt với những căng
thẳng thông thường trong cuộc sống, làm việc một cách hiệu quả, từ đó đóng góp
cho xã hội [15, tr.5]
Trong khi, sức khoẻ về thể chất đã được xã hội từng bước đặt đúng vào vị trí
của nó, thì sức khoẻ về tâm thần vẫn còn phải phấn đấu, để thay đổi dần những nhận
thức còn nhiều lệch lạc. Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối
loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái.
Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, thì cần phải có chất lượng
nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung
quanh và môi trường xã hội. Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần là:

- Một cuộc sống thật sự thoải mái.
- Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người
khác.
- Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
- Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
- Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng
bằng, căng thẳng (Tổ chức y tế thế giới. Geneva - 1998).
Việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một mục tiêu rất
cụ thể, mang tính xã hội nhưng cũng rất cao đẹp, rất lý tưởng và phải phấn đấu liên
tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu:“Nâng cao chất lượng cuộc

8


sống” của con người Việt Nam, trong đó công tác xã hội đóng vai trò quan trọng
trong lĩnh vực này [5,tr.189].
1.1.2. Khái niệm rối nhiễu tâm thần
Hiện chưa có một định nghĩa thống nhất nào về rối nhiễu tâm thần. Rối nhiễu
tâm thần hay rối loạn tâm thần, sau đây được gọi chung là rối nhiễu tâm thần, nhiều
khi được xem như gắn với một loạt những hiện tượng như đau khổ, mất kiểm soát,
bất lợi, khuyết tật, thiếu linh hoạt, không hợp lý, mô hình triệu chứng,…
Theo WHO: “Rối nhiễu tâm thần bao gồm một loạt các vấn đề, với những
triệu chứng khác nhau về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ xã hội của cá
nhân. Ví dụ như các rối nhiễu tâm thần phân liệt, trầm cảm, chậm phát triển tâm
thần và rối nhiễu do lạm dụng ma túy”.
Các rối nhiễu này có thể được điều trị thành công [15, tr.7]
1.1.3. Khái niệm Người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn (điều 2 của Luật Người khuyết tật) [23].

Về dạng tật của người khuyết tật:
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm
xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất
thường ( là dạng thứ 04/06 dạng tật của người khuyết tật).
- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy
biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng,
giải quyết sự việc (là dạng thứ 05/06 dạng tật của người khuyết tật), (theo điều 2
của NĐ số 28/2012/NĐ-CP) [4].
Về mức độ khuyết tật:
a. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất
hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

9


b. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần
hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số
hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu
sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
c. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định
tại Khoản 1 và Khoản 2 điều này (điều 3 của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP) [4].
1.1.4. Khái niệm Công tác xã hội
CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng
cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều
kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó [14]. Nghề công tác xã hội thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, nhằm giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ của con người,
tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày
càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống

xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường
của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề [22].
Theo Zastrow (1996): “CTXH là hoạt động nghề nghiệp, giúp đỡ các cá nhân,
nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ, để giúp họ
thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu
của họ”. [12, tr.03].
“CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ, nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.[21, tr 04].
Tóm lại, CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế, nhằm nâng cao năng lực, tăng cường
các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra, từ đó
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

10


Người nhân viên CTXH làm việc với nhóm người yếu thế, để hỗ trợ họ vượt
qua khoảng thời gian khó khăn và đem đến sự an toàn cho họ. Vai trò của
NVCTXH là cung cấp dịch vụ hỗ trợ và khuyến khích để thân chủ sử dụng dịch vụ
tự giúp đỡ bản thân. Nhân viên CTXH duy trì mối quan hệ một cách chuyên nghiệp
với thân chủ, hoạt động với tư cách hướng dẫn và ủng hộ.
Theo Zastrow (1996): “nhân viên xã hội là người được đào tạo về công tác
xã hội. Họ sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, xã hội”.
Nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giải
quyết vấn đề, tìm kiếm các nguồn lực cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa
các cá nhân và giữa con người với môi trường, thúc đẩy trách nhiệm của xã hội với

con người và tác động đến các chính sách xã hội.
DuBois và Miley (2005) lại nhận định nhân viên xã hội là những nhà chuyên
nghiệp, có nền tảng kiến thức chuyên môn, có kỹ năng cần thiết, tuân thủ những
tiêu chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội.
1.2. Các lý thuyết ứng dụng
1.2.1. Thuyết nhu cầu
Theo quan điểm của nhà tâm lý học A. Maslow, con người có 5 loại nhu cầu
cơ bản. Các nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau,
được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao, bao gồm:
 Nhu cầu về sinh lý: đây là các nhu cầu cần thiết để con người sống và tồn
tại như ăn, uống, ngủ, không khí sạch… khi các nhu cầu này được thỏa mãn, thì con
người có xu hướng tìm kiếm, đáp ứng nhu cầu ở bậc cao hơn.
 Nhu cầu về an toàn: đây là những nhu cầu giúp con người có cuộc sống an
toàn, bình yên, ổn định, được sống trong sự bình ổn về kinh tế, về pháp luật, về trật
tự xã hội, không bị đe dọa,… Khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn mà nhu cầu an
toàn chưa được đáp ứng, thì các nhu cầu an toàn sẽ là động lực điều khiển hành
động của con người. Con người mong muốn một thế giới bình yên, mọi sự mất ổn
định đều làm cho người ta lo lắng sợ hãi.

11


 Nhu cầu được yêu thương, được kết bạn, được giao tiếp, được tham gia
vào các nhóm gắn bó về tình cảm. Đây là những nhu cầu, giúp con người có cuộc
sống vui vẻ, hạnh phúc, con người thấy được giá trị của mình qua tương tác với
những người khác và họ cũng học được, hiểu và biết cách sống chung, biết hòa
nhập với mọi người, với cộng đồng xã hội.
 Nhu cầu được tôn trọng: đây là nhu cầu giúp con người sống bình đẳng, tự
tin vào khả năng, nhu cầu về vị thế, uy tín, tôn trọng phẩm giá, không bị coi thường,
định kiến hoặc chối bỏ…

 Nhu cầu về lao động, thăng tiến, phát triển: đây là nhu cầu giúp con người
phấn đấu, vươn lên, hoàn thiện bản thân, tìm kiếm sự hoàn hảo.
Trong cuộc sống thì con người mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu từ
bậc thấp nhất và sau đó là vươn tới những nhu cầu ở bậc cao hơn. Các nhu cầu ở
bậc càng cao, thì càng ít quan trọng. [16]
Đối với NTT thì việc đáp ứng các nhu cầu trên gặp nhiều khó khăn, bởi vì họ
không thể tự đi tìm thức ăn, nước uống,… như những người bình thường khác.
Thậm chí, đối với NTT nặng thì họ phải trông chờ vào sự trợ giúp của người khác.
Một số nhu cầu bậc cao hơn như: học tập, tìm kiếm việc làm, tiếp cận dịch vụ xã
hội,… ít có cơ hội được thực hiện đối với NTT.
Vận dụng vào thuyết nhu cầu cho ta thấy, việc đưa các hoạt động sinh hoạt
nhóm cho NTT, nhằm tạo cơ hội cho người bệnh tham gia vào các hoạt động như
thảo luận, trao đổi, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, đóng vai, trò chơi, giúp họ có cảm
giác họ thuộc về một nhóm. Đây chính là nhu cầu căn bản bậc ba, được đưa ra trong
05 bậc thang nhu cầu của con người, đứng sau nhu cầu cơ bản (ăn, ở, mặc) và nhu
cầu an toàn.
Sau rối loạn, NTT thường rơi vào cảm giác hoảng loạn, lo sợ bị mọi người
xung quanh xa lánh. Do đó, chính sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, sẽ
tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên với nhau và giữa thành viên với cả nhóm,
giúp họ cảm thấy bản thân họ quan trọng và có giá trị.
1.2.2. Thuyết về quyền con người

12


Tiếp cận quyền con người là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Coi trọng
con người với những quyền mà họ được hưởng, đó là quan điểm hướng tới giá trị
nhân văn cao đẹp về con người. Với cách tiếp cận này, lấy nền tảng cơ bản chính là
hệ thống quyền con người đã được Hiến Pháp (có hiệu lực năm 2014) qui định.
Nhân viên CTXH cần dựa trên hệ thống quyền con người, để xây dựng và lập kế

hoạch hoạt động, những mô hình phát triển xã hội, cũng như trong tiến trình thực
hiện các hoạt động CTXH.
Với cách tiếp cận này, NTT cho dù đang gặp phải vấn đề khó khăn về bệnh
tật, nhưng cũng được tôn trọng như là một con người, với đầy đủ các giá trị, các
quyền như những con người bình thường khác.
Tiếp cận dựa trên quyền con người, lấy con người làm trung tâm, tập trung
vào nhu cầu và tiềm năng của họ để đi đến giải quyết vấn đề, hướng tới việc cải
thiện hoàn cảnh sống, chất lượng sống cho chính NTT.
Do đó với cách tiếp cận này, NVCTXH sẽ là người thực hiện vai trò biện hộ,
ngay cả khi đối tượng đã nhận thức hoặc chưa nhận thức được những quyền của họ,
giúp họ nói lên tiếng nói của mình đối với các cấp chính quyền, với cộng đồng xã
hội xung quanh họ, đảm bảo NTT nhận được mọi quyền đối với các dịch vụ xã hội.
1.2.3. Thuyết hành vi
Tiếp cận hành vi nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý của tâm lý học thế giới đầu thế kỷ XX. Kết quả đã hình thành một
trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của tâm lý học Mỹ và thế giới
thế kỷ XX, mà đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lý học kiệt xuất: J.Watson (18781958), E.Tolman (1886-1959), E.L.Thomdike (1874-1949), B.Ph.Skinne (19041990),… Các nhà tâm lý học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu
ý thức của con người.
Theo trường phái hành vi thì tính tích cực của chủ thể được coi nhẹ, trong
khi vai trò kích thích bên ngoài trong việc tạo ra các các phản ứng được đề cao. Do
đó, điều khiển việc hình thành hành vi của con người được quy về việc tạo ra môi

13


trường kích thích, được sắp xếp theo logic cho phép hình thành các phản ứng mong
muốn.
Ví dụ như là trong giờ ăn cơm đối với NTT. Khi ngồi vào bàn ăn, mỗi NTT
có thể, có nhiều hành vi khác nhau hoặc có người biết cách chia sẻ thức ăn với
những NTT khác hoặc giữ lấy những món ăn ngon mà mình thích, hay biết ăn uống

từ tốn hoặc ăn uống vụng về, gây mất vệ sinh.
Để điều khiển hành vi của NTT theo hướng tích cực, NVCTXH phải thường
xuyên theo dõi và kịp thời khen ngợi những hành động tốt của NTT đó, để có thể
duy trì, lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần hình thành hành vi tốt.
Như vậy, hành vi đó không phải tự nhiên mà có, là do chúng ta phải học,
hoặc chúng ta phải củng cố nó. Theo lập luận này, NVCTXH có vai trò điều khiển
giúp NTT hình thành những hành vi tốt, để thay thế những hành vi không mong
muốn, không thích nghi.
1.2.4. Thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết
lý của công tác xã hội. Thuyết hệ thống sinh thái, chú ý đến vị trí của cá nhân trong
môi trường sống. Điều này rất quan trọng, vì con người không sống biệt lập, mà
luôn luôn sống trong cộng đồng và có tác động qua lại giữa con người và các hệ
thống môi trường, có ảnh hưởng rất lớn đến an sinh của con người, của xã hội.
Như Các Mác đã nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Chất
lượng tương tác của cá nhân với môi trường xung quanh họ, nói lên chất lượng cuộc
sống của mỗi cá nhân cũng như xã hội mà họ tồn tại”.
Khi con người không được đáp ứng nhu cầu, rơi vào tình huống khó khăn,
chức năng xã hội của họ bị suy giảm, không có khả năng tự giải quyết vấn đề của
chính mình, thì họ rất cần đến sự giúp đỡ của xã hội.
Lúc đó, NVCTXH sẽ tác động, tạo nên sự tương tác tích cực của con người
với môi trường xã hội, giúp con người tiếp cận được những nguồn lực trong cộng
đồng, phát huy những nội lực và ngoại lực để tăng cường sự tương tác giữa cá nhân,
gia đình, cộng đồng với môi trường.

14


Để giải quyết các vấn đề tương tác của con người và môi trường, NVCTXH
cần phải kết hợp các hệ thống chung, hệ thống xã hội và các quá trình sinh thái.

Phương pháp tiếp cận này, mô tả các hệ thống con người và môi trường xã hội ở
cấp độ vi mô (cá nhân), trung mô (gia đình, nhóm nhỏ) và vĩ mô (nhóm lớn, tổ chức,
cộng đồng). Ở đó, có hành động tương tác và trao đổi cởi mở, tự tổ chức, tự điều
chỉnh và chức năng thích nghi, các tiểu hệ thống phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau.
Vì vậy, theo quan điểm hệ thống sinh thái, con người được xem như là một
hệ thống với các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau bao gồm sinh học, tâm lý, chính trị,
kinh tế, tinh thần, xã hội và một số yếu tố khác. Môi trường là một hệ thống chức
năng bao gồm nuôi dưỡng (gia đình, bạn bè, và nhóm nhỏ) và duy trì (tổ chức, cơ
quan, các chương trình xã hội).
Thuyết hệ thống sinh thái cho phép, NVCTXH vừa nhìn được bức tranh tổng
thể, vừa thấy rõ những thành phần nhỏ, đóng góp nên bức tranh, để thiết lập các hệ
thống trợ giúp cho NTT, nhằm cải thiện tốt hơn các mối quan hệ giữa gia đình và xã
hội. Đồng thời, NVCTXH là tác nhân thay đổi, cung cấp sự hỗ trợ về tinh thần, kết
nối NTT với các nguồn thông tin, truyền thông nhằm giúp cho họ có những thay đổi
cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
1.3. Một số lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần
1.3.1. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người tâm thần
Bệnh tâm thần nói riêng hay rối nhiễu tâm thần nói chung, phần lớn có
nguồn gốc đa yếu tố, trong đó có yếu tố môi trường xã hội là quan trọng và có hậu
quả trực tiếp đến đời sống tình cảm, đời sống xã hội của đối tượng. Do đó, người có
rối nhiễu tâm thần cũng chính là đối tượng của công tác xã hội.
CTXH trong chăm sóc sức khỏe cho người RNTT là những hoạt động, nhằm
để thúc đẩy các yếu tố tích cực, giảm các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đến
người RNTT [19, tr.41], giúp cho người bệnh được phục hồi chức năng, để sớm hòa
nhập trở lại với đời sống xã hội. Vì vậy, CTXH đã quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm
thần, từ những năm đầu tiên khi mới phát triển nghề CTXH, thông qua việc cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sau chữa trị bệnh cho NTT.

15



Dưới góc độ CTXH tham gia vào lĩnh vực CSSKTT, là nhằm giúp cho NTT
được sống, điều trị bệnh và PHCN trong môi trường chăm sóc an toàn và phù hợp.
Như vậy, CTXH rất cần đến, ở tất cả các khâu của tiến trình CSSKTT, từ dự phòng,
phát hiện sớm, điều trị cho đến PHCN cho NTT.
Một điều khá rõ ràng rằng lực lượng y tế chỉ chăm sóc người có RLTT tại
các cơ sở điều trị của mình. Mặc dù Tâm thần học cũng có những liệu pháp phục
hồi tâm thần và vào những năm 60 của thế kỷ XX đã dần xuất hiện xu hướng chăm
sóc tâm thần tại cộng đồng, song về cơ bản, người có RLTT mới chỉ được chăm sóc
về tâm thần và thể chất chứ chưa được chăm sóc nhiều về mặt xã hội.
Có một thực tế là nhiều người có RLTT, sau một thời gian được điều trị tại
bệnh viện, khi trở lại cộng đồng thì gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trong
đó những khó khăn trong các mối quan hệ con người là chủ yếu.
Trợ giúp cho những người mắc các RLTT trong các mối quan hệ xã hội
chính là mảng hoạt động của công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần. Trên cơ sở
những tư liệu đã được lưu trong hồ sơ quản lí trường hợp (các tư liệu của cá nhân,
hồ sơ bệnh án những lần điều trị nội trú trong bệnh viện, phỏng vấn những người
thân, những người có quan hệ mật thiết với thân chủ, các chủ sử dụng lao động, nơi
thân chủ đã từng hoặc đang làm việc, tình trạng sức khỏe tâm thần của thân chủ
trong thời gian gần đây), nhân viên công tác xã hội có kế hoạch trợ giúp cho thân
chủ nhằm giải quyết khó khăn.
Ở một cách tiếp cận khác, có thể chia CTXH trong lĩnh vực tâm thần thành 3
cấp độ ứng dụng: ngăn ngừa, can thiệp và phục hồi chức năng
Nhân viên công tác xã hội có thể thực hành chuyên sâu trong một cấp độ
hoặc xuyên suốt cả ba cấp độ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm đối tượng,
gia đình và cộng đồng.
Ngăn ngừa: hướng tới việc giảm thiểu các tác nhân và yếu tố nguy cơ gây ra
bệnh hoặc làm suy giảm chức năng của cá nhân thông qua việc can thiệp tác động
vào môi trường tiêu cực và củng cố khả năng của cá nhân nhằm đối phó với các vấn
đề nguy cơ. Can thiệp hướng tới việc nâng cao và duy trì một tình trạng sức khỏe


16


khỏe mạnh thông qua việc giáo dục, nâng cao các tiêu chí với nhu cầu cơ bản và các
biện pháp bảo vệ cụ thể đối phó với các nguy cơ của các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, các hoạt động ngăn ngừa bao gồm việc
giáo dục cá nhân, cộng đồng liên quan đến việc tự chăm sóc tinh thần và mối quan
hệ khỏe mạnh, xây dựng các kĩ năng kiến thức tại cộng đồng (phát triển cộng đồng),
các hành động xã hội và biện hộ cho nhóm đối tượng.
Can thiệp: mảng hoạt động này của NVCTXH có nhiều điểm giống với nhà
tâm lí lâm sàng và tâm thần. Trong một số trường hợp cần thiết, NVCTXH trong
lĩnh vực tâm thần cũng tiến hành các liệu pháp tâm lý đối với NTT. Đó có thể là
liệu pháp tâm lý cá nhân, can thiệp khủng hoảng, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm.
Phục hồi: công tác phục hồi tâm thần hướng tới giảm thiểu hậu quả của trạng
thái RLTT của thân chủ sau khi đã được chữa trị về mặt y tế. Phục hồi còn nhằm trợ
giúp cho thân chủ sử dụng tối đa các khả năng của cá nhân. Trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe tâm thần, các hoạt động phục hồi tập trung vào xây dựng kiến thức, kĩ
năng và cung cấp các nguồn lực đào tạo, hướng nghiệp và biện hộ cho nhóm đối
tượng nhằm đảm bảo sự phát triển của các dịch vụ cần thiết để thay đổi thái độ kì
thị của cộng đồng với nhóm đối tượng này. Từ đó giúp nhóm đối tượng này hòa
nhập với xã hội và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho họ.
1.3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người tâm thần
CSSKTT có nhiều mô hình khác nhau nhưng ở đây, chỉ đề cập đến việc
CSSKTT tại các Trung tâm, nơi đang phải nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị và PHCN
cho NTT nặng, có những hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc do NTT mãn tính,
không còn có khả năng phục hồi.
Tuy nhiên, do bệnh tâm thần bao gồm nhiều cấp độ khác nhau, và ở mỗi cấp
độ, lại có những cách thức can thiệp khác nhau. Do đó, NVCTXH sẽ hợp tác với

các nhân viên y tế, để đánh giá các yếu tố có liên quan đến RNTT, các yếu tố nguy
cơ và yếu tố hỗ trợ của cá nhân và gia đình. Từ đó, nhân viên CTXH sẽ xây dựng kế
hoạch can thiệp cho phù hợp với từng đối tượng NTT. Đối với những người ở thể

17


nhẹ, cần phát hiện và can thiệp sớm, thông qua trị liệu tâm lý, tham vấn cách thức
chăm sóc và phòng ngừa. Đối với những người đã được điều trị ổn định, cần được
giải quyết tái hòa nhập cộng đồng, để được sống trong môi trường bình thường.
Do đó, vai trò của NVCTXH trong lĩnh vực CSSKTT ở Trung tâm chính là
hỗ trợ cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, thông qua các sinh hoạt
như ăn uống, ngủ nghỉ, uống thuốc, vui chơi, giải trí, lao động trị liệu, rèn luyện các
kỹ năng, sớm PHCN và kết nối với gia đình, với các nguồn lực trong xã hội, để giải
quyết cho NTT được hòa nhập với cộng đồng.
Trong quá trình điều trị bệnh, NVCTXH biện hộ cho NTT, có quyền được
sống trong môi trường an toàn, có các dịch vụ an sinh thiết yếu, để đảm bảo sức
khỏe thể chất và tinh thần, hỗ trợ can thiệp khi NTT có dấu hiệu tự sát hoặc làm ảnh
hưởng đến người khác và NVCTXH hỗ trợ, giúp đỡ cho NTT thông qua việc tham
vấn, tư vấn cá nhân, sinh hoạt nhóm…
Đối với cộng đồng và xã hội, NVCTXH đánh giá các nguồn lực trong cộng
đồng, các dịch vụ xã hội hiện có để kết nối, hỗ trợ CSSKTT. Họ cũng thực hiện vai
trò biện hộ, để tiếng nói của NTT và gia đình NTT được quan tâm và quyền lợi của
họ được đáp ứng nhiều hơn. Hỗ trợ can thiệp vào các lĩnh vực dự phòng, phát hiện
và thúc đẩy điều trị bệnh cho NTT. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền và tập
huấn giáo dục để thay đổi nhận thức cho cộng đồng, nhằm nâng cao năng lực phòng
ngừa cũng như chăm sóc cho NTT.
1.3.3. Phương pháp công tác xã hội
Thân chủ mà nhân viên CTXH làm việc, trực tiếp là con người. Do vậy, một
trong những kiến thức quan trọng nhất của nhân viên CTXH, là phải hiểu biết về

tâm lý, mối quan hệ cá nhân và gia đình của người tâm thần. Kiến thức này sẽ giúp
cho NVCTXH, phân tích được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, biết được các ảnh
hưởng và tác động từ các yếu tố của chính bản thân NTT, các mối quan hệ trong gia
đình đối với vấn đề của thân chủ. Qua đó, nhân viên CTXH sẽ có phương pháp tiếp
cận phù hợp với từng đối tượng NTT, bao gồm 3 phương pháp.
* Công tác xã hội với cá nhân

18


CTXH cá nhân là phương pháp tác động thông qua mối quan hệ tương tác 11, giữa NVCTXH với thân chủ nhằm trợ giúp họ, giải quyết các vấn đề nảy sinh từ
sự thay đổi (kinh tế - xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách
thức tương tác với môi trường (Charle Zastrow, 2003). Fardey O.W.et la (2000)
cũng coi CTXH cá nhân là phương pháp trợ giúp, mà ở đó NVCTXH sử dụng hệ
thống giá trị, kiến thức hành vi con người và các kỹ năng chuyên môn về CTXH để
giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, xử lý các mối quan
hệ giữa con người với môi trường xung quanh thông qua mối quan hệ tương tác 11.[20, tr 5].
Khi con người rơi vào tình trạng bị rối loạn tâm thần, luôn cần đến sự hỗ trợ
về mặt tâm lý. Do đó, với đối tượng NTT thì CTXH cần phải tập trung nhiều hơn,
quan tâm nhiều hơn. Thông qua tư vấn, tham vấn, NVCTXH sẽ làm thay đổi tình
trạng tâm lý tiêu cực cho họ. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ tâm lý không chỉ cho NTT,
mà còn phải hỗ trợ cho gia đình NTT, bởi vì gia đình thường hay rối ren, khi có một
thành viên trong gia đình gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến bệnh
tâm thần.
Tình trạng rắc rối này lại càng gia tăng, khi NTT suy nghĩ về những vấn đề
đã và đang xảy ra đối với mình theo hướng suy nghĩ tiêu cực. Họ càng trở nên mặc
cảm, xa lánh hoặc có những suy nghĩ sai lệch với những gì đang diễn ra trong thực
tế, dẫn đến buông xuôi, thờ ơ hoặc có ý định tự tử, tự sát. Trong hoàn cảnh này,
NVCTXH cần phải tư vấn, tham vấn kịp thời. Việc tham vấn, tư vấn sẽ giúp NTT
giải tỏa được các lo lắng, căng thẳng, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình

trạng sức khỏe hiện tại của NTT, cũng như các vấn đề mà gia đình họ đang gặp
phải. Như vậy, tham vấn, tư vấn nhằm mục đích chữa trị, nhưng đồng thời cũng để
can thiệp phòng ngừa.
Áp dụng phương pháp này vào công tác CSSKTT, đòi hỏi NVCTXH phải sử
dụng các kỹ năng như lắng nghe, khích lệ, đặt câu hỏi, nắm bắt vấn đề để cung cấp
thông tin về nguyên nhân và các dấu hiệu về triệu chứng, cách phòng ngừa, chữa trị
bệnh tâm thần. Đồng thời, phải kịp thời giải đáp những thắc mắc, lo lắng bức xúc

19


liên quan đến bệnh tâm thần, nhằm giúp cho NTT và gia đình họ hiểu rõ hơn về
bệnh tâm thần để kịp thời phát hiện và điều trị.
* Công tác xã hội với nhóm
CTXH nhóm là một trong những phương pháp cơ bản của CTXH. Theo từ
điển CTXH của Barker (1995), CTXH nhóm được định nghĩa: “Một định hướng và
phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm
và những vấn đề chung, họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động được
đưa ra, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục
tiêu của CTXH nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề tâm lý, tình cảm mà còn
trao đổi thông tin, phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định
hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực
hiệu quả. Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình CTXH nhóm nhưng
không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu” [31, tr.22].
Như vậy, CTXH nhóm được coi là một phương pháp can thiệp của CTXH,
là một tiến trình trợ giúp mà các thành viên trong nhóm, được tạo cơ hội và môi
trường để tham gia vào các hoạt động chung, có sự chia sẻ, tương tác lẫn nhau,
nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm và giải quyết được vấn đề của từng cá nhân
trong nhóm. Nhân viên CTXH đóng vai trò là chất xúc tác, hướng dẫn, tổ chức sinh
hoạt nhóm để chính các thành viên trong nhóm có sự tương tác lẫn nhau và dùng

mối quan hệ đó làm công cụ chính để nhận diện và giải quyết vấn đề của từng cá
nhân.
Với các hoạt động CTXH nhóm được thực hiện trong nghiên cứu, NTT có
cơ hội được tham gia sinh hoạt trong nhóm NTT có cùng hoàn cảnh, sẽ giúp NTT
học được cách cảm thông với người khác và hỗ trợ lẫn nhau. Bản thân NTT được
chia sẻ những tâm sự, lo lắng của mình, đồng thời được nghe những người khác
chia sẻ cảm xúc. Đây là những tương tác có ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của
NTT, vì họ thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, bị xa lánh cùng với sự cô đơn và lo
lắng. Vì thế qua sinh hoạt nhóm, với những người có cùng cảnh ngộ là cách thoát
khỏi những suy nghĩ tiêu cực như trên.

20


Mặt khác, làm việc nhóm cùng với những người có chung cảnh ngộ sẽ giúp
cho NTT có thêm những thông tin liên quan đến SKTT, tăng cường thêm niềm tin
và sức mạnh trong cuộc sống.
NVCTXH trong các hoạt động nhóm, với các bài tập về giá trị và niềm tin,
cùng với cách khai thác và nhấn mạnh các điểm mạnh của NTT, sẽ giúp họ lấy lại
nghị lực trong cuộc sống. Ngoài ra, các hoạt động đóng vai, xử lý tình huống, sẽ
giúp cho NTT trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng về phòng tránh bệnh tật cho bản
thân và cho những người tham gia trong nhóm.
Thông qua hoạt động nhóm, sẽ giúp NTT học được kỹ năng giao tiếp và
hình thành các mối quan hệ xã hội. Những điều này rất cần thiết, cho sự phục hồi
của NTT về mặt tinh thần và xã hội.
CTXH nhóm đối với NTT, là nhóm yếu thế có nguy cơ cao trong xã hội. Do
đó, phương pháp này góp phần hỗ trợ NTT, hồi phục tâm lý, đồng thời nâng cao
khả năng ứng phó của họ trước các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
* Công tác xã hội với cộng đồng
Mỗi cộng đồng xã hội luôn phản ánh trạng thái và các hình thức tồn tại, phát

triển của cá nhân. Qua đó, các thành viên trong cộng đồng, thể hiện các mối quan hệ
xã hội và sự trao đổi qua lại trong các hoạt động của con người.
Bằng việc thiết lập, mối quan hệ với người dân trong cộng đồng, NVCTXH
thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào xác định vấn đề, đánh giá các vấn đề trong
cộng đồng, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề cộng đồng. Trong phương pháp
này, NVCTXH sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động, sẽ đóng vai trò xúc tác, giúp
cộng đồng nhận định mục tiêu, phát huy các tiềm năng sẵn có và huy động các
nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để đạt mục tiêu.
Thông qua đó, năng lực của cộng đồng, trong việc giải quyết các vấn đề
trong cộng đồng sẽ được nâng cao, an sinh của người dân sẽ được cải thiện. Phát
huy nội lực, tăng cường năng lực tự quản của cộng đồng là các phương châm,
nguyên tắc của NVCTXH cần tuân thủ, khi làm việc với cộng đồng.

21


×