Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tạo bầu không khí học tập tích cực thông qua việc giới thiệu bài mới trong Sinh học 10 Chương trình chuẩn (phần II chương II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.24 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT THẠNH ĐÔNG

SÁNG KIẾN
Đề tài:

TẠO BẦU KHÍ HỌC TẬP TÍCH CỰC
THÔNG QUA VIỆC GIỚI THIỆU BÀI MỚI
TRONG SINH HỌC 10 - Chương trình chuẩn
(Phần II: Chương II)

Người viết: NGUYỄN HÙNG PHÚC
Chức vụ: GIÁO VIÊN

Thạnh Đông A, 09/2016


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI
Với thời đại khoa học – công nghệ hiện nay, mục tiêu giáo dục đã được xác
định nhằm đào tạo “con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”, có năng
lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có năng lực tự học, sáng tạo. Để đạt mục tiêu đó,
toàn ngành giáo dục và đào tạo đã và đang nỗ lực thay đổi căn bản toàn diện
giáo dục để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong sự thay đổi đó
có cả thay đổi về phương pháp dạy học và cả cách học của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực trong học tập
của học sinh, đào tạo ra con người tự chủ, năng động sáng tạo có năng lực giải
quyết vấn đề, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Tuy nhiên, không chỉ
phương pháp hiện đại với máy móc, công nghệ mới mà ngay cả phương pháp
truyền thống vẫn có thể phát huy tính tích cực của học sinh. Vì vậy, việc kết hợp
các phương pháp hiện đại và khoa học thì việc dạy và học trở nên đa dạng và


phong phú. Do đó, việc đổi mới phương pháp cũng không mấy khó khăn

2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bắt đầu từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nước ta đã tiến hành
đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở các cấp học trong đó có cấp trung học
phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới
này không chỉ đổi mới Sách giáo khoa, đổi mới chương trình, mà còn đổi mới và
nâng cấp các thiết bị, cơ sở vật chất, quan trọng hơn cả là đổi mới phương pháp
dạy và học.
Hiện nay với chương trình mới, nội dung kiến thức nhiều nên học sinh cần
phải cho học sinh tư duy, vận dụng nhiều hơn. Chính điều đó, đầu óc học sinh sẽ
phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, việc dạy học tích cực tạo cho học sinh tâm lý
thoải mái, hứng thú học tập là không thể thiếu. Việc lôi cuốn học sinh vào tiết
học ngay giai đoạn giới thiệu bài mới là phần không thể thiếu trong quá trình
giảng dạy. Giới thiệu bài mới có vai trò rất quan trọng, vừa tạo bầu khí tâm lý
của tiết học vừa giúp giáo viên định hướng nội dung sắp đưa đến người học. Từ
đó, học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Qua thời gian công tác tại trường THPT Thạnh Đông, tôi được phân công
giảng dạy môn Sinh các khối 10, 11 và 12. Tôi nhận thấy rằng việc giáo viên kể
một câu chuyện khoa học, một vấn đề thực tiễn sẽ gây sự chú ý rất tốt đối với
1


các học sinh lười học, không chú ý, hay làm chuyện riêng… Vì thế, việc lôi
cuốn, tạo sự thích thú, tò mò cho các em ngay từ đầu bài giảng là một việc làm
cần thiết. Khi đó, các em sẽ sẵn sàng học tập, sẵn sàng hợp tác và tiếp thu kiến
thức tốt hơn.
Tuy nhiên, tùy thuộc nội dung và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có mà người
giáo viên có cách vào bài riêng.
Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “TẠO BẦU KHÍ HỌC TẬP TÍCH

CỰC THÔNG QUA VIỆC GIỚI THIỆU BÀI MỚI TRONG SINH HỌC 10
– Chương trình chuẩn” (Phần II: Chương II).

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi áp dụng: Vận dụng giảng dạy Sinh Học 10 – Chương trình chuẩn”
(Phần II: Chương II)
- Đối tượng nghiên cứu: Một số cách giới thiệu bài mới Sinh Học 10 –
Chương trình chuẩn” (Phần II: Chương II)

4. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Đề tài đưa ra một số cách giới thiệu bài mới khơi gợi sự hứng thú, kích thích
tính tò mò của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Sinh học THPT.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG ĐỀ VẤN ĐỀ
Sinh học là một môn khoa học tự nhiên được sắp xếp theo nhiều cấp bậc
khác nhau nên việc lĩnh hội kiến thức của học sinh không hề dễ dàng. Tình trạng
thầy đọc, trò chép vẫn còn nên học sinh quen lối học thụ động. Khi dạy học sinh,
người thầy không phải truyền đạt theo kiểu một chiều từ thầy tới trò mà là giúp
trò tự mình tìm ra kiến thức mới, tự tư duy, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của
người thầy.
1.1. Thuận lợi
- Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy và
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban giáo hiệu về
tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học.
- Hàng năm, Nhà trường đầu tư nhiều trang thiết bị mới tạo điều kiện thuận

lợi cho giáo viên có thể áp dụng các phương tiện hiện đại nhằm tăng cường áp
dụng phương pháp giảng dạy mới
- Sự đoàn kết và giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp góp phần nâng cao trình
độ chuyên môn, khả năng giảng dạy của cá nhân
- Học sinh rất hứng thú với những cách giới thiệu bài mới hấp dẫn, thoải
mái, vui vẻ hơn là mở đầu bài mới bằng “không khí ngột ngạt” của giáo viên
1.2. Khó khăn
- Hiện nay với chương trình mới, nội dung kiến thức nhiều học sinh cần
phải học nhiều hơn nên học sinh dễ mệt mỏi, chán nản
- Các lớp cơ bản đa phần rất lười học, trong giờ học thường không chú ý,
hay làm chuyện riêng…
- Một số học sinh mất căn bản ở các lớp dưới hoặc bị chi phối bởi các vấn
đề xã hội nên các em không chú tâm trọng việc học
- Một bộ phận không nhỏ các giáo viên chưa xem trọng cách giới thiệu bài
mới để tạo bầu không khí tâm lí cho học sinh

3


2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Lí luận về đổi mới phương pháp dạy – học
2.1.1. Những vấn đề chung
Trong thời đại kinh tế phát triển như vũ bão, thời đại của nền kinh tế tri
thức của thế kỉ 21 đòi hỏi nền giáo dục phải tạo ra con người có trí tuệ phát
triển, giàu tính sáng tạo và nhân văn. Nghị quyết trung ương 4 khóa VII nêu rõ
“đổi mới giáo dục giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng
nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật”. Trong Nghị quyết trung
ương 2 khóa VIII, khi nói về giáo dục và đào tạo có viết: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phụ lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

thành nếp tư duy sang tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Hơn nữa, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế có nêu rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hiǹ h thành phẩ m chấ t, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Có thể gọi đây là cuộc
cách mạng học đường lớn nhất trong giai đoạn hiện nay. Cuộc cách mạng lớn
này đặt lên vai toàn bộ đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Có hai vấn đề lớn
trong cuộc cách mạng này mà chúng ta cần lưu ý:
- Một trong những qui luật cơ bản mà ta nghiên cứu là mối liên hệ giữa ba
yếu tố: mục đích - nội dung – phương pháp. Khi một yếu tố này thay đổi thì hai
yếu tố kia cũng thay đổi theo. Xã hội phát triển, yêu cầu của xã hội về con người
cũng thay đổi. Vì vậy phương pháp đào tạo của ngành giáo dục cũng phải thay
đổi.
- Học sinh trên thế giới nói chung, nước ta nói riêng, có một vài đặc điểm
tâm lí phát triển hơn so với trước đây, chẳng hạn : linh hoạt hơn, thực tế hơn,
nhạy cảm hơn, có vốn hiểu biết khá rộng nhất là học sinh ở các thành phố, thị
xã. Do đó, phương pháp dạy học truyền thống trước nay không còn phù hợp
nữa.
4


Trước tình hình đó, nhiệm vụ được đề ra cho ngành giáo dục là phải làm sao
sản phẩm đào tạo của mình khi ra đời có khả năng tham gia tích cực vào lao
động sản xuất hoặc hoạt động trong một ngành khoa học, kĩ thuật nào đó. Chúng
có khả năng mau chóng tiếp thu được cái mới, thích ứng với những yêu cầu của

xã hội. Để làm được việc đó, ngoài việc trang bị cho họ tiềm lực kiến thức, kĩ
năng cơ bản tối thiểu ở các môn học, thì cần phải tạo cho họ một năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề mà thực tế, năng lực tư duy và tư duy sáng tạo.
2.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
Đối với phương pháp dạy học truyền thống, có thể tóm gọn bản chất như sau:
- Thầy là nhân vật trung tâm.
- Các hoạt động dạy học chủ yếu là sự truyền đạt kiến thức sẵn có trong
sách giáo khoa và của thầy cùng với sự tham gia thụ động của học sinh.
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập nghèo nàn, đơn điệu.
- Thầy có quyền uy, là nhân vật đánh giá duy nhất và quyết định toàn bộ
tiến trình dạy học theo cách thức đã được định sẵn.
Những mặt mạnh của phương pháp truyền thống: kiến thức cơ bản đầy đủ,
vững chắc, học sinh có trật tự, nghiêm túc… Tuy nhiên phương pháp này cũng
có nhiều nhược điểm. Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh theo kiểu thầy
đọc trò chép, học sinh cũng thụ động nên học sinh cảm thấy nhàm chán và mệt
mỏi với công việc học tập.
Đối nghịch của những điểm yếu trên chính là phương pháp dạy học tích cực.
Dạy học theo hướng tích cực hóa chủ yếu nằm theo 3 hướng:
- Dạy học nêu vấn đề: Thầy cùng trò xây dựng tình huống có vấn đề để trò có
thể đưa ra giả thuyết giải quyết bài toán nhận thức.
- Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học tình huống): Kiểu dạy học này nhằm
rèn luyện năng lực ứng xử và năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc
sống cũng như học tập. Đây là một năng lực quan trọng nhất mà nhà trường cần
hình thành và phát triển cho học sinh.
- Dạy học khám phá: Kiểu dạy học này được xây dựng trên bốn giả thuyết
cho cách học mới:
• Học trong hành động.
• Học là vượt qua trở ngại.
• Học trong tương tác.
• Học thông qua giải quyết vấn đề.

5


2.1.3. Định hướng 1 của Mazano: “Tạo bầu không khí học tập tích cực”
Có thể khái niệm quá trình dạy học tích cực để biểu diễn bao trùm một quá
trình dạy học mà trong đó chủ yếu dùng các phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm. Một lí thuyết đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới là lí
thuyết của Mazano. Ông đã đúc kết và đưa ra 5 định hướng cho người giáo viên
khi xử lí một bài học cụ thể. Trong giới hạn đề tài, tôi chỉ giới thiệu định hướng
1 của Mazano: “Tạo bầu không khí học tập tích cực”
Mỗi giờ học là một quá trình làm việc, một trận chiến đấu mà trong đó diễn
ra nhiều hoạt động dạy và học, các thao tác tư duy căng thẳng. Với bầu không
khí lớp học thoải mái, thân thiện, với sự nhận thức của học sinh về một nội dung
bổ ích khả thi… học sinh sẽ có tâm thế sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng hoạt động
trong suốt quá trình ấy. Bầu không khí này có 2 ý nghĩa:
- Bầu không khí vật lí: nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, mùi vị trong lớp học
- Bầu không khí tâm lí: quan hệ thầy trò, sự chú ý cũng như sự tự giác học
tập của học sinh.
Để tạo được bầu không khí học tập tích cực rõ ràng thì vai trò của thầy là cực
kì quan trọng. Thầy bước vào lớp với nét mặt vui vẻ, hỏi thăm, trò chuyện vài
lời với một vài học sinh, giọng nói tự nhiên, ấm áp, những câu chuyện giới thiệu
bài mới của thầy (nhiều khi tưởng như không có liên quan đến bài học) sẽ làm
cho bài giảng bắt đầu một cách tự nhiên, tìm cho lớp học một môi trường học
thật thích hợp sẽ quyết định một giờ giảng có triển vọng thu được kết quả tốt.
Có thể vận dụng các cách giới thiệu bài mới sau đây nhằm hỗ trợ cho việc
thực hiện định hướng 1 của Mazano:
1. Mở đầu trực tiếp.
2. Mở đầu bằng một câu chuyện.
3. Mở đầu bằng tiếp nối công việc kiểm tra đầu giờ.
4. Mở đầu bằng một vướng mắc khi giải một bài tập.

5. Mở đầu bằng khêu gợi trí tò mò.
6. Mở đầu bằng một câu hỏi có vấn đề.
7. Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật.
8. Mở đầu bằng một trích dẫn.
9. Mở đầu bằng một bức tranh có liên quan đến nội dung sắp học.
10. Mở đầu bằng thái độ thân thiện với học sinh.
11. Mở đầu bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phương, trong kỹ thuật.
6


12. Mở đầu bằng một thí nghiệm đơn giản.
Tất nhiên không phải chỉ có 14 cách mở đầu mà còn có thể nhiều hơn, tùy
theo sự sáng tạo của từng người thầy.
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một số cách giới thiệu bài
mới thường được sử dụng phổ biến:
1. Mở đầu bằng một thí nghiệm đơn giản.
2. Mở đầu bằng trò chơi, tranh ảnh, đoạn phim ngắn.
3. Mở đầu bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phương, trong sản xuất.
4. Mở đầu bằng một câu chuyện có liên quan đến bài học.
5. Mở đầu bằng khêu gợi trí tò mò.
6. Mở đầu bằng các câu hỏi có vấn đề, bài tập thảo luận nhóm.
7. Mở đầu bằng tiếp nối công việc kiểm tra đầu giờ.
Khi sử dụng, chúng ta cần chú ý những điểm sau:
- Mở đầu phải phù hợp với nội dung.
- Mở đầu cần ngắn gọn, bổ ích.
- Mở đầu phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, không phi sư phạm.
- Cần sử dụng mở đầu bằng nhiều cách, không đơn điệu, nhàm chán.
2.1.4. Các phương pháp dạy học được vận dụng để giới thiệu bài mới
* Phương pháp diễn giảng
Diễn giảng là phương pháp trình bày có hệ thống, sáng tạo bằng lời nói sinh

động theo một trình tự logic chặt chẽ, một khối lượng tri thức lớn phong phú và
hiện đại cho học sinh.
Thông qua diễn giảng, giáo viên có thể trình bày những vấn đề có tính chất
thời sự, phức tạp và mới mẻ trong một thời gian ngắn, nó có tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng, tình cảm của học sinh đồng thời tiết kiệm về mặt kinh tế.
Việc sử dụng phương pháp diễn giảng để mở bài là một phương pháp phổ
biến trong dạy học Sinh học. Tuy nhiên, cần kết hợp phương pháp này với một
số phương pháp khác như hỏi đáp, trực quan để mở bài vì nếu chỉ sử dụng
phương pháp này sẽ dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, càng về sau càng giảm
sự chú ý của học sinh.
* Phương pháp trần thuật
Trần thuật là tường trình, kể lại tài liệu một cách có hệ thống. Trần thuật
được sử dụng khi nói về các hiện tượng đời sống trong tự nhiên, tiểu sử, lịch sử
của các nhà khoa học, lược sử môn học hoặc trần thuật để mở bài.
7


Yêu cầu: Lời kể phải được chuẩn bị chu đáo, hiện tượng gợi cảm, xúc tích,
bố cục rõ ràng, có mở có kết. Không nên lạm dụng trần thuật để biến tiết giảng
thành buổi kể chuyện.
Giới thiệu bài mới theo lối trần thuật thường thiên về tiểu sử của các nhà
khoa học.
* Phương pháp hỏi đáp
Hỏi đáp là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức
vốn kiến thức mới dựa trên vốn kiến thức đã có, hay một kinh nghiệm thực tiễn
hoặc vốn sống của học sinh. Hệ thống câu hỏi là nguồn kiến thức chủ yếu được
trình bày.
Yêu cầu:
• Phải có hệ thống câu hỏi.
• Khắc phục tình trạng thụ động ở học sinh, tăng tính tích cực học tập.

• Mức độ câu hỏi và số lượng câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
Lưu ý khi đặt câu hỏi:
• Nói ít, hiểu nhiều.
• Tránh những câu hỏi dẫn đến câu trả lời “Có” hoặc “Không”.
• Tránh sử dụng câu hỏi quá phức tạp, câu hỏi cần phải mạch lạc, rõ ràng,
câu hỏi không tối nghĩa.
* Phương pháp biểu diễn thí nghiệm
Thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học cơ bản trong dạy học
Sinh học để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học vì:
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là điểm xuất
phát cho quá trình nhận thức của học sinh (đi từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng), nó còn là nguồn cung cấp thông tin.
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, là dạng rút gọn của
quá trình nghiên cứu khoa học.
- Thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng,
kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
- Thí nghiệm giúp học sinh nắm kiến thức lý thuyết đầy đủ vững chắc hơn
như đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các quá trình sinh học.
- Thí nghiệm còn kích thích sự học tập của học sinh, gây hứng thú, học
sinh động.
8


2.2. Một số cách mở đầu bài giảng Sinh học 10 - Chương trình chuẩn (Phần
I, Phần II: Chương II)
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Chương này bắt đầu bằng việc giới thiệu về tế bào nhân sơ và sau đó là tế
bào nhân thực. Học sinh sẽ thấy được tại sao tế bào thường có kích thước rất
nhỏ? Tại sao tế bào lại có hình dạng rất khác nhau? Các bài học đi vào giới thiệu

cấu trúc của 2 loại tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực với mối liên hệ cấu trúc
phù hợp với chức năng.
Lý thuyết chương II bắt đầu bằng bài 7 và kết thúc bằng bài 11
- Bài 7. Tế bào nhân sơ
- Bài 8. Tế bào nhân thực
- Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
* Giới thiệu chương:
Cách 1:
• Thời gian: 2 – 3 phút
• Phương pháp: diễn giảng nêu vấn đề
• Nguồn: Cơ thể người – Thế giới kì diệu và bí ẩn (Trần Phương Hạnh)
• Cách mở bài: khêu gợi trí tò mò
Một em bé trào đời, đó cũng là lúc xuất hiện một thế giới kì diệu và bí ẩn.
Người trưởng thành chứa tới 100 tỉ đơn vị kì diệu. Mỗi đơn vị đó là một tế bào.
Nhưng tại sao lại gọi tế bào là đơn vị kì diệu nhỉ?
Bằng đôi mắt của bạn, thật khó có thể nhìn thấy tế bào vì nó quá nhỏ. Một
giọt máu nhỏ xíu cũng chứa tới hàng triệu tế bào. Trong cơ thể người, các tế bào
cũng có kích thước rất khác nhau. Mặc dù với kích thước rất nhỏ nhưng nó lại
tràn đầy những phần tử cấu tạo. Chẳng hạn 1 tế bào hồng cầu nhỏ xíu mà chứa
tới 280 triệu phân tử hemoglobin. Thật quá kì diệu. Đó là trên cơ thể người. Còn
trên thực tế thế giới sinh vật thì sao?
Trên thực tế, tất cả những sinh vật sống từ nhỏ bé nhất đến to lớn nhất, từ
loài amip cực kì nhỏ bé, các loài vi khuẩn và các tảo đơn bào đến các các loài cá
9


voi khổng lồ hay các cây gỗ đỏ, đều được cấu tạo từ tế bào. Rất nhiều loài chỉ
bao gồm 1 tế bào, tế bào này chính là toàn bộ cá thể sống của chúng. Vậy một tế

bào sống là gì? Tế bào có cấu trúc như thế nào? Có mấy loại tế bào? Các loại
này có khác biệt nhau không? Chương II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO sẽ cho
chúng ta câu trả lời.
Cách 2:
• Thời gian: 2 phút
• Phương pháp: trần thuật
• Phương tiện: máy tính, projector.
• Nguồn thông tin: Cơ thể người – Thế giới kì diệu và bí ẩn (Trần Phương
Hạnh).
• Cách mở bài: kể chuyện về tiểu sử của một nhà khoa học
Bây giờ, khi nói đến hai từ “tế bào” thì một em học sinh cũng hiểu được.
Nhưng giữa thế kỉ 17 vẫn chưa có hai từ đó trong ngôn ngữ của con người. Thật
vậy, vào năm 1665 tại nước Anh, một cuốn sách ra đời với tên “Hình ảnh vi thể”
(Micrographia) gây xôn xao bàn tán trong thế giới khoa học ở Anh và Châu Âu.
Tác giả cuốn sách đó là Robert Hooke (1635 – 1703) một nhà thực vật học
người Anh lúc đó 30 tuổi.
Với dụng cụ tự chế là một chiếc kính hiển vi có độ phóng đại 30 lần, ông
tiến hành nghiên cứu thực vật học. Ông quan sát những lát bần dưới kính hiển vi
và thấy chúng có câu tạo giống những khoang, lỗ nhỏ. Và ông đặt tên cho nó là
tế bào (cell, có nghĩa là phòng nhỏ). Như vậy, Hooke là người đầu tiên đặt tên
và sử dụng từ “tế bào”. Sau này, các nhà khoa học nghiên cữu kĩ hơn và đã mô
tả tế bào một cách tỉ mỉ.
Chắc hẳn, các em rất muốn biết Hooke và các nhà khoa học đã quan sát
được những gì trong tế bào? Thầy và các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua
chương II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO để xem họ đã nhìn thấy được những gì.
* Nhận xét:
Chương II này sẽ giới thiệu cho học sinh biết về cấu trúc tế bào. Đây là
chương học mà học sinh thích thú muốn biết, vì học sinh lúc nào cũng nói được
ở bài 1 “tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống”, biết được các nguyên tố,
các đại phân tử cấu tạo nên tế bào nhưng chưa biết được các đại phân tử tham

gia cấu trúc như thế nào trong tế bào. Tế bào nó chứa cái gì trong đó, tại sao 1 tế
10


bào cũng thể hiện sự sống? Vì vậy giáo viên có thể sử dụng phương pháp trần
thuật hoặc diễn giảng thông báo để học sinh thấy được tầm quan trọng của tế
bào. Từ đó kích thích các em tò mò, chú ý bài học hơn để biết tế bào chứa những
gì.
Bài 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ
* Nội dung bài học:
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống và mọi tế bào đều cấu
tạo từ 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào
chất chỉ có riboxom, không có các bào quan có màng bao bọc.
- Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ lớp peptidoglycan. Thành tế bào
quy định hình dạng của tế bào.
- Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ chứa một phân tử AND vòng duy
nhất.
* Vào bài:
Cách 1 :
• Thời gian: 3 phút.
• Phương pháp: trần thuật kết hợp trực quan
• Phương tiện: máy tính, projector.
• Nguồn thông tin: Những phát minh trong khoa học và sự sống (Nguyễn Như
Hiền)
• Cách mở bài: kể chuyện về tiểu sử của một nhà khoa học.
Trước khi vào bài học, thầy sẽ kể cho các em nghe về tiểu sử của một nhà
khoa học có công cải tiến kính hiển vi và cũng người nhìn thấy được những sinh
vật bé nhỏ đầu tiên.
Ông là Antoni Leuvenhoek (1632 – 1723) là một nhà buôn người Hà Lan.

Do phải kiểm tra chất lượng vải, ông đã dùng kính lúp để xem các sợi vải có đạt
chất lượng hay không và có lẫn tạp chất không? Trong một lần vô tình, khi ông
ghép các tấm kính lại với nhau, ông rất ngạc nhiên khi thấy bên trong các sớ vải
có những hạt rất nhỏ. Từ đó ông đã mày mò tạo ra được chiếc kính hiển vi có độ
11


phóng đại lên đến 300 lần. Với kính hiển vi trong tay, ông đem quan sát bất kì
đối tượng nào mà ông gặp. Ông đã quan sát tỉ mỉ các hồng cầu trong mạch máu
của nòng nọc và phát hiện ra tinh trùng trong tinh dịch. Nhưng phát hiện quang
trọng nhất của ông là khi ông quan sát những giọt nước trong kênh đào, ông đã
phát hiện ra nhiều cơ thể hiển vi và ông đã gọi chúng với cái tên “động vật tí
hon”, ngày nay người ta đã biết đó là các động vật đơn bào. Ông chính là người
đặt nền móng cho Vi sinh vật học.
Cũng nhờ ông mà nhân loại biết đến tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ
bé chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Vậy tại sao lại gọi là tế bào nhân sơ,
cấu tạo của chúng có gì đặc biệt, kích thước nhỏ bé đó có lợi gì cho cơ thể
chúng? Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Cách 2:
• Thời gian: 3 phút.
• Phương pháp: hỏi đáp kết hợp diễn giảng.
• Nguồn thông tin: tự xây dựng
• Cách mở bài: Sử dụng câu hỏi ngắn từ một nội dung ở phần đầu bài.
GV: Học thuyết tế bào nói lên điều gì?
HS: Học thuyết tế bào cho rằng: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và
tế bào được sinh ra từ tế bào có trước đó thông qua quá trình phân bào
GV: Có mấy loại tế bào:
HS: Có hai loại tế bào: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
GV: Nhắc lại kiến thức bài 2: tế bào nhân sơ là đặc điểm thuộc giới nào?
HS: Giới khởi sinh

GV: Đại diện giới khởi sinh là nhóm sinh vật nào?
HS: Vi khuẩn
GV: Các em có biết trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi khuẩn dù chúng ta
đã cố gắng giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch. Mặc dầu vi khuẩn có rất nhiều ở
xung quanh chúng ta và thậm chí là trên cơ thể ta thế nhưng vì chúng có kích
thước rất nhỏ nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường, mà phải
quan sát chúng dưới kính hiển vi. Vi khuẩn có kích thước nhỏ như thế, vậy cấu
tạo của chúng như thế nào? Chúng có gì khác so với những sinh vật khác?
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ nhé!
12


* Nhận xét:
Thường thì kể chuyện về tiểu sử của nhà khoa học để mở bài sẽ hấp dẫn
học sinh hơn, vì các em muốn nghe biết về những nhân tài, nhà khoa học. Nếu
giáo viên biết kết hợp giữa tiểu sử của nhà khoa học và nội dung sắp học cộng
thêm một tí hài hước của giáo viên thì cách mở bài theo lối trần thuật một tiểu
sử hay hơn là những câu hỏi nhỏ. Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói và tác
phong của người giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Khi tâm trạng của
người thầy không thoải mái và giọng cứ đều đều thì dù mở bài có hay đến mức
nào cũng khó có thể phát huy hết tác dụng.
Cách mở bài thứ hai giúp học sinh tái hiện lại kiến thức cũ đã học và cho
thấy sự thống nhất liền mạch giữa các bài trong sách giáo khoa.

13


Bài 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC
* Nội dung bài học:
Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn và có cấu tạo phức tạp hơn tế bào

nhân sơ rất nhiều. Đó là: có nhân tế bào và tế bào chất của tế bào nhân thực còn
có nhiều bào quan có màng bao bọc.
- Nhân tế bào chứa vật liệu di truyền và do đó nó điều khiển mọi hoạt động
của tế bào.
- Hệ thống lưới nội chất gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế
bào chất thành các xoang tương đối biệt lập.
- Ribôxôm là bào quan tổng hợp nên prôtêin.
- Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp và là nơi lắp ráp, đóng gói và
phân phối sản phẩm của tế bào.
* Vào bài:
Cách 1:
• Thời gian: 2 phút
• Phương pháp: diễn giảng nêu vấn đề
• Nguồn thông tin: Cơ thể người – Thế giới kì diệu và bí ẩn (Trần Phương
Hạnh)
• Cách mở bài: bằng câu hỏi khêu gợi trí tò mò.
Các bạn đã nhìn thấy tế bào chưa? Các bạn sẽ trả lời “chưa nhìn thấy tế
bào”. Vâng, đúng vậy, nhưng chỉ đúng một phần thôi. Bởi vì thật sự đôi mắt
thường của chúng ta đã hơn một lần nhìn thấy tế bào. Và bạn đã nhìn thấy rất rõ
đó là quả trứng gà hoặc chứng vịt. Nói cho chính xác hơn thì phần lòng đỏ mới
chính là tế bào. Có tế bào cực kì lớn như quả trứng đà điểu cũng có những tế bào
rất nhỏ như tế bào sinh dục đực hay còn gọi là tinh trùng, kích thước của nó chỉ
có 5m. Tế bào trứng mà chúng ta thấy được hay tinh trùng, hay tế bào của các
loài động vật, thực vật khác người ta gọi là tế bào nhân thực đấy. Tại sao người
ta lại cho là tế bào vi khuẩn thuộc tế bào nhân sơ, còn tế bào trứng lại thuộc tế
bào nhân thực, vậy chúng có gì khác nhau? Tại sao người ta lại chỉ phân ra
thành 2 loại tế nào: nhân sơ và nhân thực? Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tế
bào nhân sơ. Tiết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về TẾ BÀO NHÂN THỰC để trả lời
những câu hỏi vừa rồi nhé!
14



Cách 2:
• Thời gian: 1 phút
• Phương pháp: diễn giảng nêu vấn đề
• Nguồn thông tin: tự xây dựng
• Cách mở bài: bằng việc nối tiếp công việc kiểm tra đầu giờ.
Vi khuẩn có kích thước nhỏ và chỉ bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực
mà các em đã biết ở tiết trước. Mặc dù với kích thước gấp 10 lần vi khuẩn
nhưng mắt chúng ta cũng không nhìn thấy được. Với kích thước nhỏ bé ấy, tế
bào nhân thực được ví như một nhà máy và phải nói là một nhà máy kì diệu với
các phân xưởng luôn hoàn thành kế hoạch và có cả một trung tâm điều hành xí
nghiệp. Thầy nói như thế có lẽ các em đang rất tò mò muốn biết “nhà máy tế bào
nhân thực” này kì diệu như thế nào? Có giống với tế bào nhân sơ tiết trước đã
tìm hiểu không? Chúng ta bắt tay ngay vào bài mới bài TẾ BÀO NHÂN THỰC
để khám phá nhé!
* Nhận xét:
Bài này là một kiến thức tiếp nối với bài đầu và các bài sau, nên cần mở
bài làm sao để liên hệ giữa kiến thức cũ của bài 3 học sinh đã biết và kết nối đến
kiến thức mới mà học sinh sắp tìm hiểu thì tốt hơn. Vì như vậy học sinh sẽ nhớ
lại, sẽ thấy sự thống nhất liền mạch của các bài trong chương.

15


Bài 9. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
* Nội dung bài học:
- Ti thể và lục lạp đều có 2 lớp màng bao bọc, chứa ADN và ribôxôm. Đó là
những bào quan sản xuất chất hữu cơ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Các tế bào thực vật có các không bào lớn làm nhiệm vụ chứa các chất dự trữ

hoặc các chất phế thải cũng như giúp các tế bào hút nước.
- Lizôxôm có nhiều enzym thuỷ phân. Vì vậy, chức năng của nó là phá huỷ
các tế bào già, bào quan già và các tế bào bị tổn thương không còn khả năng
phục hồi.
* Vào bài:
Cách 1:
• Thời gian: 1 phút
• Phương pháp: diễn giảng nêu vấn đề.
• Nguồn thông tin: Tự xây dựng
• Cách mở bài: bằng câu hỏi khêu gợi trí tò mò.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 loại bào quan cực kì quan trọng. Một bào
quan được ví như một nhà máy điện cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế
bào. Một bào quan thì không thể thiếu của thực vật. Vậy, 2 bào quan này khác
nhau ở điểm nào? Vai trò cụ thể ra sao? Thực vật và động vật có đầy đủ 2 loại
bào quan này hay không? Thiếu 2 loại bào quan này chúng ta có thể tồn tại được
hay không? Bài hôm nay sẽ trả lời tất cả câu hỏi đó
Cách 2:
• Thời gian: 2 phút
• Phương pháp: trần thuật
• Nguồn thông tin: mục Em có biết (SGK Sinh học 10).
• Cách mở bài: kể chuyện về câu chuyện có thật trong thực tế.
Các em có biết, trước khi trở thành con cóc sống trên cạn, nòng nọc phải
“cắt” chiếc đuôi của mình. Vậy nó lấy “kéo” ở đâu để cắt cái đuôi của mình? Và
khi còn trong bụng mẹ, mỗi người chúng ta cũng có một chiếc đuôi đấy! Nhưng
khi sinh ra thì chiếc đuôi tự nhiên rụng mất tiêu không thấy nữa, giống như đuôi
nòng nọc vậy. Nếu không may “chương trình rụng đuôi” của chúng ta bị trục
16


trặc thì thật là một tai hại. Vậy “kéo” ở đâu để nòng nọc cắt đuôi, để chúng ta cắt

đuôi? Đó là một câu hỏi khá thú vị. Thật ra chẳng có chiếc “kéo” nào cả! Khả
năng rụng đuôi của nòng nòng và của chúng ta thật ra do một loại enzim của
một bào quan thực hiện. Bào quan đó là một trong các bào quan chúng ta sẽ tìm
hiểu trong bài hôm nay. Chúng ta sẽ đi vào bài 9 TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp
theo) để cùng tìm hiểu nhé.
* Nhận xét:
Giáo viên nêu lên các hiện tượng trong thực tế như : Tại sao nòng nọc ban
đầu lại có đuôi sống dưới nước, nhưng khi lớn lên thành con cóc lại mất đuôi;
hay con người lúc còn trong bụng mẹ lại có đuôi nhưng khi sinh ra cái đuôi lại
biến đâu mất tiêu. Như vậy, cách này gây hứng thú hơn cho học sinh, làm cho
các em tích cực hơn trong việc tìm hiểu kiến thức để giải thích được vấn đề.

17


Bài 10. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
* Nội dung bài học:
Màng sinh chất có cấu tạo gồm hai thành phần chính là phôtpholipit và
prôtêin. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy, tế bào có thể thực hiện
việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài. Trên màng
sinh chất có nhiều loại prôtêin thực hiện các chức năng khác nhau như vận
chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết.
* Vào bài:
Cách 1:
• Thời gian: 1 phút
• Phương pháp: diễn giảng nêu vấn đề
• Nguồn thông tin: Cơ thể người – Thế giới kì diệu và bí ẩn (Trần Phương
Hạnh)
• Cách mở bài: Mở đầu bằng khêu gợi trí tò mò.
Đã có lần thầy nói “tế bào như một nhà máy kì diệu”. Mỗi “nhà máy kì

diệu” ấy thì luôn có sự lưu thông phân phối thật mau lẹ, hoành chỉnh. Nhà máy
ấy có một “hàng rào” bao quanh không được xây bằng gạch mà được làm bằng
photpholipit cực mỏng. Trên hàng rào ấy luôn có những lỗ nhỏ. Vì vậy, việc lưu
thông qua lại từ 2 phía hàng rào thật dễ dàng thuận lợi. Thầy nói tới đây chắc
hẳn các em đã biết thầy đang nói về thành phần nào trong tế bào nhân thực rồi
đúng không? Vậy bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu về cái hàng rào ấy nhé!
Cách 2:
• Thời gian: 1 phút
• Phương pháp: trần thuật
• Nguồn thông tin: Giáo trình Sinh học phân tử màng tế bào (GS. TS. Đỗ Ngọc
Liên).
• Cách mở bài: Mở đầu bằng một câu chuyện có liên quan đến bài học.
Cấu trúc màng sinh chất là một nội dung được nhiều nhà khoa học quan
tâm và nghiên cứu. Do đó, mô hình cấu trúc màng sinh chất lần lượt được các
nhà khoa học nghiên cứu và cho ra đời. Mô hình màng sinh chất đã xuất hiện từ
đầu thế kỉ 20, đáng chú ý là Gorter, Greden với lớp lipit kép đơn giản (1925),
18


tiếp theo là Danielli – Davson (1935) với lớp lipit kép gắn thêm các phân tử
protein. Sau đó, Robertson (1960) và cuối cùng hoàn thiện hơn cả là mô hình
khảm động của Singer và Nicolson (1972). Theo mô hình khảm động của Singer
và Nicolson thì màng sinh chất với nhiều thành phần chứ không đơn thuần là chỉ
có lớp lipit kép và prôtêin. Với mô hình này, màng sinh chất thật sinh động và
có 8 chức năng vô cùng quan trọng. Vậy màng sinh chất có cấu trúc như thế nào
mà có vai trò quan trọng đến vậy? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

19



Bài 11. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
* Nội dung bài học:
- Các chất được vận chuyển qua màng tế bào có thể theo phương thức vận
chuyển chủ động hay vận chuyển thụ động.
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ
chất hòa tan cao đến nơi có nồng độ chất hòa tan thấp và không tiêu tốn năng
lượng.
- Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có
nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển thông qua sự biến dạng của màng
sinh chất.
* Vào bài:
Cách 1:
• Thời gian: 2 phút.
• Phương pháp: hỏi đáp nêu vấn đề
• Nguồn thông tin: tự xây dựng
• Cách mở bài: bằng một hiện tượng trong thực tế.
GV: Thầy đố các em, có ai có thể sống mà không cần phải ăn, không cần
phải uống không?
Trả lời: Không.
GV: Tại sao?
HS: Vì người dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng, nghĩa là phải lấy chất
dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài đưa vào trong cơ thể.
GV: Không có ai sống được mà không cần phải ăn, không cần phải lấy
chất dinh dưỡng từ bên ngoài cả. Nhờ được cung cấp chất dinh dưỡng mà chúng
ta mới có thể sống và hoạt động bình thường. Tế bào cũng là một đơn vị của cơ
thể sống nên cũng cần phải trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Điều quan
trọng ở đây là tế bào lấy các chất theo cách nào? Chúng có “ăn” và “thải” giống
như cơ thể chúng ta không? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta vào Bài 11: SỰ
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT sẽ rõ.

Cách 2:
20


• Thời gian: 3 phút.
• Phương pháp: quan sát thí nghiệm.
• Phương tiện: dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật.
• Nguồn thông tin: tự xây dựng
• Cách mở bài: bằng một thí nghiệm đơn giản.
GV làm thí nghiệm trực tiếp (hoặc có thể nêu thí nghiệm): Lấy một trái ớt
và xẻ làm 4 ở đỉnh (theo kiểu trang trí trên bàn ăn). Sau đó ngâm vào trong
nước.
GV: Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
HS: Vỏ của trái ớt bị bẻ cong.
GV: Tại sao lại cong như vậy? Và cong theo chiều nào?
HS: Vỏ trái ớt sẽ bị cong ra phía ngoài vỏ giống như một bông hoa.
GV: Có phải đúng như các em đã nói không? Và nếu đúng thì tại sao nó lại
bị bẻ cong như thế? Bài 11. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG
SINH CHẤT sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó.
GV: Do thí nghiệm này phải chờ một thời gian mới có kết quả các em xem
kết quả ở cuối tiết học và giải thích tại sao. Vậy bây giờ chúng ta cùng đi vào bài
mới
* Nhận xét
Mở bài bằng cách nêu thí nghiệm thực tế sẽ kích thích sự tư duy của học sinh
hơn so với cách mở bài hỏi đáp nêu vấn đề Ta có thể áp dụng đối với học sinh
khá giỏi và cả học sinh trung bình.

21



3. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Bằng việc giới thiệu bài mới gây thích thú, kích thích tính tò mò nên học
sinh chú ý hơn trong bài giảng, nhờ đó các em nắm được bài hơn, khắc ghi lâu
hơn bài đã được học.
Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành thử nghiệm với 2 lớp: 10A3 và
10A4, trong đó áp dụng cách giới thiệu bài mới này đối với lớp 10A3 và lớp
10A4 là lớp đối chứng. Kết quả như sau:
Lớp
10A3
10A4

Tổng số
học sinh
40
42

8.0-10
6.5-7.9
5.0-6.4
SL % SL % SL %
14
35
12
30 14 35
6 14.29 25 59.52 10 23.81

22

3.5-4.9
0-3.4

SL % SL %
0
0
0
0
1 2.38 0
0


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hoạt động của thầy, hoạt động của trò, giọng nói, tiếng cười, cử chỉ điệu bộ,
nét mặt, những mẫu chuyện vui, những thí nghiệm đơn giản là yếu tố tạo ra thái
độ học tập tích cực ở học sinh, giúp cho lớp học có một bầu không khí học tập
thoải mái, sinh động và thân thiện. Khi giáo viên tạo được bầu không khí học tập
tích cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các mục đích dạy
học khác.
Sự thành công của một tiết dạy còn phụ thuộc rất nhiều vào phần mở đầu và
kết thúc bài giảng. Chính vì vậy việc mở bài có vai trò đặc biệt quan trọng, định
hướng quá trình học tập của học sinh. Giáo viên có thể mở bài bằng nhiều cách
như trần thuật, làm thí nghiệm đơn giản, kể một ứng dụng thực tiễn… hoặc có
thể kết hợp các cách lại với nhau miễn sao tạo được sự hứng thú học tập ở học
sinh. Tuy nhiên, phần mở bài phải đạt được các yêu cầu như: mở bài phải phù
hợp với nội dung bài học, không được chiếm nhiều thời gian trong một tiết học
(thường khoảng từ 2 đến 3 phút) và không giải thích nhiều những kiến thức liên
quan tới nội dung bài. Phần mở bài thường có cấu trúc gồm 3 phần: Dẫn dắt vào
nội dung mở bài – Nội dung mở bài (câu chuyện hoặc thí nghiệm) – Câu chuyển
để vào bài mới. Những vấn đề, những câu hỏi đặt ra ở phần giới thiệu bài mới
phải được giải quyết trong tiết học nếu không giải quyết thì cũng có nghĩa là mở
bài không đạt yêu cầu. Mở bài hay là một cách để gây hứng thú học tập tích cực.

Tuy nhiên, nếu chỉ có nội dung thì chưa đủ. Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói
và tác phong của người giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Do đó, giáo
viên khi lên lớp phải với một tâm trạng thực sự thoải mái thì mới đạt được hiệu
quả giảng dạy và học tập.
Sau thời gian áp dụng thử nghiệm trong giảng dạy, tôi thấy số lượng học sinh
khá, giỏi tăng lên, số lượng trung bình, yếu, kém giảm. Điều quan trọng hơn cả
là học sinh chú ý học tập hơn, thích thú hơn và chính điều đó giảm đi một phần
nào đó áp lực cho việc học tập ở chương trình phổ thông.

2. KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà trường: Hỗ trợ, tăng cường máy chiếu, dụng cụ, trang thiết bị
khi cần thiết
- Đối với giáo viên:
23


+ Nhận thấy được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, giới
thiệu bài mới tạo bầu khí vui tươi, tích cực để giúp học sinh thích thú và chú tâm
học tập, hơn nữa giảm được áp lực cho học sinh vì quá nhiều môn học
+ Nghiên cứu, tìm ra những cách giới thiệu bài mới hay, nhiều hơn, góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Tôi nghĩ đây là một đề tài hấp dẫn và thiết thực nhằm góp phần cải thiện
chất lượng dạy học vì thế tôi hy vọng đề tài này được tiếp tục nghiên cứu ở nội
dung phần còn lại trong sách giáo khoa Sinh học 10, sách giáo khoa lớp 11 và
12 (cả cơ bản và nâng cao) và cả các môn học khác.

Thạnh Đông, ngày 19 tháng 09 năm 2016
Người viết

Nguyễn Hùng Phúc


24


×