Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tại BIDV chi nhánh quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Giải pháp nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo trong luận văn
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

1


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã dành thời gian để tôi có thể hoàn
thành luận văn của mình.
Tiếp theo là tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đặng Vũ Tùng đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Sau cùng tôi xin cảm ơn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang
Trung đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện luận văn này.
Đỗ Thiều Kiên

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

2


MỤC LỤC
Danh mục các bảng



5

Danh mục các hình

6

Các chữ viết tắt trong luận văn

7

Phần mở đầu

8

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ứng dụng CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp11
1.1. Khái niệm

11

1.1.1. Thông tin

11

1.1.2. Công nghệ thông tin

11

1.1.3. Hệ thống thông tin


12

1.2. Thành phần của hệ thống thông tin

13

1.2.1. Con người

14

1.2.2. Dữ liệu

14

1.2.3. Hệ thống mạng, truyền thông

14

1.2.4. Phần cứng máy tính

15

1.2.5. Hệ điều hành máy tính và phần mềm ứng dụng

17

1.2.6. Internet

18


1.2.7. Thiết bị di động thông minh

19

1.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam

20

1.3.1. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Việt Nam

20

1.3.2. Ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng

26

Tóm tắt chương 1

34

Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT tại BIDV Quang Trung
2.1. Giới thiệu BIDV Quang Trung

35

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

35


35

3


2.1.2. Chức năng nhiệm vụ

36

2.1.3. Bộ máy tổ chức

37

2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh

37

2.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại BIDV Quang Trung

40

2.2.1. Chính sách chung

40

2.2.2. Nhân sự tham gia và tình hình hoạt động của hệ thống CNTT

40


2.2.3. Hệ thống thiết bị phần cứng, truyền thông

42

2.2.4. Phần mềm ứng dụng

45

2.2.5. Hệ thống thông tin quản lý

56

2.2.6. Nhu cầu ứng dụng phần mềm quản lý

58

2.3. Đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT

62

2.3.1. Kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý

62

2.3.2. Những hạn chế

63

2.3.3. Nguyên nhân


64

Tóm tắt chương 2

66

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý lao động tại BIDV
Quang Trung

67

3.1. Sự cần thiết

67

3.2. Giải pháp hệ thống Quản lý lao động tại BIDV Quang Trung

67

3.2.1. Cơ sở

67

3.2.2. Nội dung

68

3.2.3. Tổ chức thực hiện

89


3.2.4. Kết quả dự kiến

90

Kết luận

91

Tài liệu tham khảo

93

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về thực tế, nhu cầu ứng dụng ĐTĐM đến năm 2015

31

Bảng 2.1. Tổng tài sản nợ, có trong 03 năm gần đây của BIDV Quang Trung

38

Bảng 2.2. Thu dịch vụ, chênh lệch thu chi của BIDV Quang Trung


39

Bảng 2.3. Thiết bị tin học của BIDV Quang Trung

42

Bảng 2.4. Một số phần mềm ứng dụng do BIDV tự xây dựng

50

Bảng 2.5. Một số phần mềm ứng dụng do BIDV Quang Trung tự xây dựng

54

Bảng 3.1. Các thông tin được kết xuất ra file excel

71

Bảng 3.2. Các thông tin trong file Excel kết xuất từ phần mềm TAS-ERP

79

Bảng 3.3. Các thông tin trong file XML kết xuất từ phần mềm TAS-ERP

80

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

5



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Thành phần của hệ thống thông tin

13

Hình 1.2. Tỷ lệ máy tính trong doanh nghiệp

21

Hình 1.3. Các phương tiện truy cập Internet của người dân

22

Hình 1.4. Các phương tiện thanh toán điện tử chủ yếu

22

Hình 1.5. Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức

23

Hình 1.6. Tỉ lệ ứng dụng phần mềm trong doanh nghiệp

24

Hình 1.7. Tình hình sử dụng e-mail trong doanh nghiệp qua các năm

24


Hình 1.8. Mục đích sử dụng email của doanh nghiệp

25

Hình 1.9. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến

25

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

6


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Quang Trung Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Quang Trung
CNTT

Công nghệ thông tin

CPU

Đơn vị xử lý trung tâm


ĐTĐM

Điện toán đám mây

ERP

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

HDD

Ổ đĩa cứng

IT

Công nghệ thông tin

LAN

Mạng cục bộ

MIS

Hệ thống thông tin quản lý

RAM

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên

SSD


Ổ đĩa thể rắn

TMCP

Thương mại cổ phần

Vietcombank

Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

WAN

Mạng diện rộng

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

7


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:
BIDV Quang Trung là một trong những chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với nhân sự khoảng 230 người và chênh lệch
thu chi đạt hơn 200 tỷ đồng trong năm 2015. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
trong thời đại hiện nay, BIDV Quang Trung đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin

rất bài bàn và đầy đủ, từ hệ thống truyền thông, thiết bị phần cứng đến các phần
mềm ứng dụng. Hệ thống công nghệ thông tin của BIDV Quang Trung chủ yếu
được cung cấp, triển khai từ hội sở chính BIDV và một phần nhỏ do BIDV Quang
Trung tự xây dựng, triển khai.
Ý thức được vai trò to lớn của thông tin quản lý trong thời đại thông tin hiện
nay, hội sở chính BIDV đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý của
mình. Các phần mềm theo chuẩn mực quốc tế như ERP, MIS được xây dựng, triển
khai nhằm cung cấp hệ thống thông tin quản lý đầy đủ, chính xác, nhanh chóng.
Tuy nhiên do hệ thống thông tin quản lý mới được hội sở chính BIDV xây dựng,
triển khai nên không thể tránh được các thiếu sót như: Cơ sở dữ liệu được tập trung
từ nhiều nguồn khác nhau nên cần thời gian để đánh giá độ chính xác của các báo
cáo; Việc khai thác các báo cáo không đơn giản; Nhu cầu về thông tin quản lý của
lãnh đạo các chi nhánh là khác nhau; Thiếu các báo cáo quản trị điều hành nội bộ …
Lãnh đạo BIDV Quang Trung muốn quản lý, giám sát các công việc làm
trong ngày, cũng như việc tuân thủ nội quy kỷ luật lao động của cán bộ. Tuy nhiên
hiện nay để có được các báo cáo này các bộ phận liên quan vẫn đang thực hiện thủ
công dẫn đến các thông tin quản lý được cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác.
Xuất phát từ nhu cầu thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị điều hành
nội bộ, đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tại BIDV - Chi
nhánh Quang Trung” ra đời nhằm cung cấp thêm công cụ cho Lãnh đạo BIDV

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

8


Quang Trung trong khi chờ hội sở chính BIDV xây dựng, triển khai các giải pháp
tổng thể trên phạm vi tất cả các chi nhánh của BIDV.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của luận văn là đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

hệ thống công nghệ thông tin, từ đó hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý lao động
tại BIDV Quang Trung. Bằng cách tận dụng nguồn lực cán bộ IT hiện có xây dựng
phần mềm Quản lý lao động dựa trên hệ thống phần mềm tập trung tự xây dựng,
triển khai vẫn đang hoạt động của BIDV Quang Trung. Phần mềm Quản lý lao động
xử lý dữ liệu đầu vào là ngày giờ ra vào của cán bộ do các máy chấm công VF300
cung cấp và các thông tin do cán bộ nhập vào chương trình được Lãnh đạo phòng
phê duyệt (ngày nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ chế độ, nghỉ không lương, đi học, đi công
tác, đến muộn, về sớm, nhật ký công việc ngày) và đưa ra các báo cáo phục vụ công
tác quản trị điều hành nội bộ về ngày công lao động của cán bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là phần mềm cung cấp thông tin quản
lý lao động trong phạm vi BIDV Quang Trung.
Hiện nay hệ thống thông tin quản lý lao động của BIDV Quang Trung vẫn có
một số thành phần hoạt động chưa hiệu quả, chưa tận dụng hết khả năng như: Các
cán bộ công nghệ thông tin (IT) có trình độ, được đào tạo tại các trường đại học uy
tín trong nước, có kinh nghiệm xây dựng triển khai các phần mềm ứng dụng cung
cấp thông tin quản lý cho lãnh đạo Chi nhánh; Các máy chấm công lao động VF300
của hãng Ronald Jack mới chỉ sử dụng để cung cấp ngày giờ ra vào của cán bộ; Hệ
thống phần mềm ứng dụng tập trung do các cán bộ IT của BIDV Quang Trung xây
dựng, triển khai vẫn đang hoạt động và hoàn toàn có thể tích hợp thêm các phần
mềm ứng dụng khác. Trong khi đó công tác quản lý, theo dõi nội quy lao động,
ngày công lao động của cán bộ vẫn thực hiện thủ công bởi Lãnh đạo phòng, cũng
như cán bộ nhân sự phòng Tổ chức hành chính.

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

9


4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát và thu thập số liệu thứ cấp để nghiên
cứu, tìm hiểu về việc quản lý lao động, hiện trạng CNTT hiện nay của BIDV Quang
Trung. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng cách trao đổi,
thảo luận trực tiếp về nhu cầu quản lý lao động của cán bộ nhân sự, Lãnh đạo phòng
Tổ chức hành chính và một số Lãnh đạo phòng nghiệp vụ khác. Từ những nhu cầu
này kết hợp với kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng, triển khai các phần mềm
ứng dụng cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại BIDV Quang
Trung và hệ thống công nghệ thông tin hiện có để thực hiện đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm:
-

Phần mở đầu.

-

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ứng dụng CNTT trong hoạt động của doanh
nghiệp.

-

Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT tại BIDV Quang Trung.

-

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý lao động tại
BIDV Quang Trung.

-


Kết luận.

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG CNTT
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.

Khái niệm
1.1.1. Thông tin
Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội loài người, mọi hoạt động

của con người đều liên quan đến việc cung cấp, trao đổi thông tin. Trong cuộc sống
của chúng ta, ai cũng có nhu cầu thông tin và nhu cầu đó ngày càng tăng khi các
mối quan hệ xã hội tăng lên. Mỗi người sử dụng thông tin lại xử lý, ghi nhớ các
thông tin theo các cách riêng, đồng nghĩa với việc mỗi người sử dụng thông tin lại
tạo ra các thông tin mới. Các thông tin này lại được truyền qua người khác bằng
cách trao đổi, thảo luận, báo cáo thông qua truyền miệng, văn bản giấy, email hoặc
thông qua các phương tiện truyền thông khác. Thông tin được thể hiện thông qua
nhiều hình thức đa dạng và phong phú như con số, chữ viết, nét mặt, cử chỉ, hình
ảnh, âm thanh …
Thông

tin




nhiều

cách

hiểu

khác

nhau,

trên

trang

Web

thông tin (Information) được định nghĩa là
những hiểu biết mà ta có được về người nào đó hoặc về cái gì đó: những sự kiện và
chi tiết về đối tượng đó.
1.1.2. Công nghệ thông tin
Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài
viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt
và Whisler, đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ
gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)."
Trên trang Web công nghệ thông tin
(Information Technology - IT) được định nghĩa là công nghệ liên quan đến việc

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )


11


phát triển, duy trì và sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm và mạng để xử lý và
phân phối dữ liệu.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong
nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993 : “Công nghệ thông tin (CNTT) là
tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người và xã hội”. Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam
năm 2006 đưa ra định nghĩa “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý,
lưu trữ và trao đổi thông tin số”.
Nhân lực làm việc trong ngành công nghệ thông tin thường được gọi là các
nhân viên IT. Các nhân viên IT thực hiện nhiều công việc khác nhau như cài đặt
phần mềm, quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm,
thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như quản lý, quản trị toàn bộ hệ thống. Ngày nay cùng
với sự phát triển của Internet và các thiết bị di động thông minh, công nghệ thông
tin bắt đầu thoát ra khỏi phạm vi chiếc máy tính cá nhân và công nghệ mạng thông
thường. Công nghệ thông tin cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực
khác nhau từ những chiếc smart tivi có thể truy cập Internet, cho đến những chiếc
ôtô tự lái đang được rất nhiều hãng ôtô thử nghiệm.
1.1.3. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin (Information System - IS) là một tập hợp các yếu tố có
liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông
tin để hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm
soát các hoạt động trong một tổ chức, doanh nghiệp. Nói cách khác hệ thống thông
tin là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông được xây dựng và

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )


12


sử dụng để thu thập, tạo, và phân phối các dữ liệu, thông tin và tri thức hữu ích một
cách đặc trưng trong bối cảnh riêng và đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Các chức năng chính của một hệ thống thông tin là thu thập dữ liệu từ trong
nội bộ cơ quan và từ môi trường bên ngoài để lưu trữ và xử lý thành thông tin có ý
nghĩa, rồi phân phối thông tin ấy đến những người hoặc tổ chức cần sử dụng. Trong
bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, việc xây dựng một hệ thống thông
tin nhằm hỗ trợ cho các tổ chức là một nhu cầu tất yếu.
Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác
nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp nâng cao năng suất lao
động, giảm thiểu chi phí, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh.
Đối với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt, xử lý được nhiều thông tin về
khách hàng hơn nhằm cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển khách
hàng.
1.2.

Thành phần của hệ thống thông tin
Phân loại hệ thống thông tin theo mục đích phục vụ ta có hệ thống thông tin

xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định. Hệ
thống thông tin bao gồm một số thành phần cơ bản như: con người, dữ liệu, phần
cứng, phần mềm, truyền thông.

Hình 1.1. Thành phần của hệ thống thông tin

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )


13


1.2.1. Con người
Con người là chủ thể trong các hoạt động, trong hệ thống thông tin quản lý
con người tham gia dưới hai hình thức là sử dụng thông tin hoặc tổ chức, xây dựng,
triển khai, vận hành, bảo trì hệ thống thông tin. Đây có thể là nhân viên thu thập dữ
liệu, nhân viên kỹ thuật quản lý dữ liệu, vận hành hệ thống, lập trình phần mềm ứng
dụng hoặc nhà quản lý, đại diện bán hàng hoặc đơn giản là người cần thông tin.
1.2.2. Dữ liệu
Dữ liệu nói chung là hình thức lưu giữ các sự kiện, ý tưởng, tin tức và các
thực thể cần quản lý. Dữ liệu tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: con số, kí tự, văn bản,
hình ảnh, âm thanh. Dữ liệu của hệ thống thông tin là dữ liệu được số hoá và tổ
chức thành các cơ sở dữ liệu.
Nói đến dữ liệu thì chúng ta cũng phải nói đến những hệ quản trị cơ sở dữ
liệu. Cơ sở dữ liệu thường là tập dữ liệu lớn được tổ chức đặc biệt để có thể tìm
kiếm và truy xuất nhanh chóng. Để phục vụ cho việc lưu trữ thông tin ngày càng
nhiều, đáp ứng yêu cầu truy xuất một cách nhanh nhất thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu
ngày một phát triển. Từ những hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhỏ như Access của
Microsoft đến những hệ quản trị cơ sở dữ liệu cỡ vừa và lớn như MySQL,
Microsoft SQL Server, Oracle Database, IBM DB2.
1.2.3. Hệ thống mạng, truyền thông
Một mảng có vai trò rất quan trọng đối với phát triển hệ thống thông tin quản
lý là hệ thống mạng, truyền thông. Ban đầu là những chiếc máy tính độc lập, hầu
như không có sự liên lạc với nhau. Do nhu cầu chia sẽ dữ liệu, thông tin giữa các
máy tính người ta phát triển các thiết bị lưu trữ để chung chuyển dữ liệu (đĩa mềm,
CD, DVD, USB …) và tìm cách kết nối các máy tính lại với nhau. Đầu tiên là một
nhóm nhỏ các máy tính kết hợp với nhau thành một mạng LAN (Local Area
Network) cục bộ để trao đổi dữ liệu. Tốc độ trao đổi dữ liệu ngày một tăng, từ
10MB/s, 100MB/s và hiện nay là hàng chục GB/s. Khi các máy tính ở một vị trí địa

lý hẹp đã được kết nối với nhau thành mạng máy tính, người ta lại có nhu cầu trao

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

14


đổi dữ liệu giữa các địa điểm có vị trí địa lý cách xa nhau. Từ đó hình thành nên các
mạng WAN (Wide Area Network) kết nối các máy tính ở các địa điểm cách xa
nhau. Để kết nối như vậy, ban đầu người ta sử dụng các liên lạc hữu tuyến, có thể là
sử dụng các đường dây điện thoại có sẵn hoặc tự kéo cáp đồng theo kiểu điểm nối
điểm. Ban đầu tốc độ chỉ là 128kb/s, 256kb/s và hiện nay là hàng chục Gb/s với các
kênh kết nối bằng cáp quang.
Hiện nay cùng với sự phát triển của thông tin di động, phương thức truyền
thông cũng thay đổi theo. Chúng ta không chỉ truyền thông tin qua đường hữu tuyến
mà còn truyền qua vô tuyến. Một ví dụ đơn giản là các mạng WLAN (Wireless
LAN) trở nên rất phổ biến, dung để chia sẻ dữ liệu trong phạm vi diện tích nhỏ, có
thể là một văn phòng hay nhà ít tầng. Ngày nay cũng không hiếm các công ty sử
dụng các thiết bị hoạt động trên sóng ngắn để kết nối các mạng LAN của công ty
với nhau. Thuật ngữ WWAN (Wireless Wide Area Network) cũng đã khá phổ biến.
Trên các máy tính xách tay hiện nay hầu hết đều có tùy chọn lắp đặt card WWAN,
là thiết bị sử dụng sóng di động để truyền thông tin. Tốc độ truy suất thông tin cũng
tăng đáng kể từ 2G, 3G và ở Việt Nam hiện nay là 3,5G một dịch vụ nâng cao của
3G (HSDPA: High-Speed Downlink Packet Access) với tốc độ truy cập thông tin có
thể đạt tối đa 21Mbps. Trên thế giới một số nước đã triển khai dịch vụ 4G có tốc độ
lớn hơn 3,5G và tốc độ truyền thông tin lý tưởng lên đến 1Gbps. Ở Việt Nam hiện
nay, dịch vụ 4G cũng đang được một số nhà mạng thử nghiệm tại một số địa điểm
trước khi triển khai mở rộng trên toàn quốc.
1.2.4. Phần cứng máy tính
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất máy vi tính cá nhân, trong đó có một số

hãng nổi tiếng như Apple, Dell, HP, Lenovo. Máy vi tính cá nhân bao gồm một số
thành phần cơ bản như sau: Bo mạch chủ, vi xử lý, RAM, thiết bị lưu trữ.
Bo mạch chủ (Mainboard hoặc Motherboard) là thành phần quan trọng và
phức tạp trong máy tính. Bo mạch chủ được hình thành từ rất nhiều linh kiện khác

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

15


nhau đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của máy tính lại với nhau tạo thành
một bộ máy thống nhất. Các thành phần khác nhau có tốc độ làm việc, cách thức
hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được với nhau là nhờ có hệ thống
Chipset trên Mainboard điều khiển. Hiện nay có một số nhà sản xuất mainboard như
Intel, MSI, Asus, Gigabyte. Tuy nhiên các nhà sản xuất này chủ yếu sử dụng các
loại chipset khác nhau của hãng Intel.
Bộ vi xử lý (CPU - Central Processing Unit) là cũng thành phần rất quan
trọng của máy tính, thực hiện các lệnh của chương trình khi phần mềm nào đó chạy.
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện này, CPU là linh kiện
nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính. Hiện có hai hãng sản xuất CPU phổ biến là
AMD và Intel, mỗi hãng có nhiều dòng CPU khác nhau và tùy theo từng dòng CPU
mà sẽ có các dòng mainboard tương ứng.
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, lưu tạm thời
các chương trình phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý. Tất cả các chương trình trước và
sau khi xử lý đều được nạp vào RAM, vì vậy dung lượng và tốc độ truy cập RAM
ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chung của máy tính. Những năm 90s người ta chỉ
biết đến những bộ nhớ RAM 1MB, nhưng ngày nay nói đến RAM phải là 2GB,
4GB, 8GB, 16GB và hơn thế nữa. Tốc của bộ nhớ RAM cũng tăng tương ứng
133MHz, 266MHz và ngày nay là 1333MHz, 1600MHz, 2400MHz và hơn thế nữa.
Thiết bị lưu trữ được lắp đặt cố định trên máy tính có thể là ổ đĩa cứng HDD

(Hard Disk Drive) hoặc ổ đĩa thể rắn SSD (Solid State Drive). Các ổ đĩa này được
sử dụng để cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, đồng thời nó được
sử dụng để lưu trữ tài liệu. Trước kia khi nói đến thiết bị lưu trữ được lắp trên máy
vi tính là nói đến ổ đĩa cứng HDD, nhưng ngày này ổ đĩa thể rắn SSD đã trở nên
phổ biến do tốc độ truy xuất nhanh, độ bền cao, không ồn và giá thành hạ. Ngoài
các thiết bị lưu trữ được lắp đặt trên máy tính, còn có những thiết bị lưu trữ di động
như các loại ổ đĩa quang học DVD, Blueray và thẻ nhớ USB (Universal Serial Bus).

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

16


1.2.5. Hệ điều hành máy tính và phần mềm ứng dụng
Bên cạnh những thay đổi về phần cứng máy tính chúng ta cũng chứng kiến
những thay đổi về hệ điều hành máy tính. Hệ điều hành máy tính là chương trình
chính trong một chiếc máy tính, nó điều khiển cách mà máy tính làm việc và giúp
cho các chương trình khác có thể hoạt động.
Hệ điều hành máy tính được cung cấp bởi một số hãng phần mềm máy tính
lớn như: Hệ điều hành Windows được cung cấp bởi hãng Microsoft; Hệ điều hành
MacOS được cung cấp bởi hãng Apple; Hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu. Hệ
điều hành Windows có lịch sử lâu đời và phát triển qua nhiều phiên bản đồng hành
cùng với phần cứng máy tính, từ những chiếc máy tính chạy hệ điều hành MSDOS,
Windows 3.1, Windows NT, Windows 2000, Windows XP, Windows 7, Windows
8, Windows 8.1 và đến nay là Windows 10. Bên cạnh đó là hệ điều hành Mac OS
của hãng Apple cũng phát triển qua nhiều phiên bản dành riêng cho các máy tính
Mac, Macbook, phiên bản mới nhất hiện nay là Mac OS X El Capitan. Ngoài các hệ
điều hành mất phí ở trên còn có hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí Ubuntu với
phiên bản mới nhất hiện nay là Ubuntu 14.04.4 LTS (Long Term Support).
Tuy không phát triển với tốc độ chóng mặt như phần cứng máy tính nhưng

hệ điều hành máy tính cũng khá phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng và góp
phần mang những lợi ích từ sự phát triển của phần cứng đến với người sử dụng. Từ
những hệ điều hành ban đầu đơn giản nhưng khó sử dụng, có yêu cầu cao đối với
người sử dụng thì cho đến nay các hệ điều hành đều hướng tới sự thuận tiện, đơn
giản cho người sử dụng. Hệ điều hành Windows 10 hiện nay còn tương thích với
các máy tính có màn hình cảm ứng, giúp cho người sử dụng có thể thao tác trực tiếp
trên màn hình mà không cần bàn phím, đồng thời hướng tới việc sử dụng chung trên
tất cả các thiết bị di động thông minh. Điều này giúp cho máy tính phổ cập đến cho
mọi tầng lớp trong xã hội. Ngày nay, hầu hết trong mỗi hộ gia đình đều có ít nhất
một chiếc máy tính phục vụ cho mục đích học tập, công việc hoặc giải trí.

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

17


Phần mềm ứng dụng hiểu theo cách đơn giản là các chương trình chạy trên
một chiếc máy vi tính và thực hiện các chức năng cụ thể, các chương trình này được
các lập trình viên viết bằng một tập hợp các câu lệnh dựa trên một ngôn ngữ lập
trình nào đó. Các phần mềm ứng dụng cũng được phát triển ngày càng nhiều, từ
những phần mềm phục vụ cho nhiều đối tượng như Microsoft Office dùng để soạn
thảo văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu cỡ nhỏ, các phần mềm từ điển dùng cho học
tiếng Anh như Từ điển Lạc Việt, Longman Dictionary of Contemporary English,
Oxford Advanced Leaner’s Dictionary, đến những phần mềm cho các lĩnh vực đặc
thù như Autocad cho thiết kế, Photoshop cho xử lý ảnh, phần mềm hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp ERP, phần mềm thông tin quản lý MIS ….
1.2.6. Internet
Internet là mạng thông tin liên lạc điện tử kết nối các mạng máy tính và các
thiết bị máy tính của các tổ chức trên khắp thế giới. Năm 1969 tại Cơ quan nghiên
cứu của Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng đường điện thoại để kết nối 2 máy tính, một

đặt tại Los Angeles và một ở trường Đại học Stanford, gần San Francisco.Thí
nghiệm này đã đặt nền tảng cho mạng ARPANET và sau đó là mạng toàn cầu
Internet mà chúng ta đang sử dụng.
Cùng với sự phát triển của máy vi tính và hệ thống truyền thông, cuối những
năm 90s của thế kỷ trước chúng ta chứng kiến sự phát triển như vũ bão của Internet.
Mạng Internet đã có những bước tiến thần kỳ và hiện nay trở thành nơi lưu trữ, chia
sẻ thông tin vô cùng lớn. Có thể nói, bằng cách truy cập Internet chúng ta có thể tìm
thấy các câu trả lời cho hầu hết các vấn đề trong cuộc sống. Từ việc tìm kiếm những
thông tin về một vấn đề nào đấy cho đến tìm kiếm thông tin vui chơi giải trí tại một
địa điểm nào đấy trên thế giới, những khóa đào tạo online, những công việc online,
mua sắm online và thậm chí giao tiếp cũng online thông qua các mạng xã hội như
facebook, twitter... Online đã trở thành xu hướng phát triển của xã hội.

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

18


Nhờ có Internet thương mại điện tử cũng phát triển một cách nhanh chóng.
Các trang WEB (website) lập ra để bán lẻ trực tuyến ngày một nhiều (Lazada.vn,
Amazon.com, ebay.com, Walmart.com …). Các nhà sản xuất thậm chí cũng bán lẻ
online trên các trang WEB của mình. Chúng ta có thể vào trang WEB của hãng
Apple để đặt hàng các thiết bị của hãng như Iphone, Ipad, máy tính Mac, chúng ta
cũng có thể vào trang WEB của các hãng máy tính HP, DELL, Lenovo để đặt hàng
các máy tính của hãng, tất nhiên đặt hàng online chỉ dành cho một số quốc gia. Như
vậy không chỉ có các hãng bán lẻ đẩy mạnh kinh doanh online mà các nhà sản xuất
cũng tham gia trực tiếp vào bán hàng trực tuyến.
Chính phủ của hầu hết các quốc gia hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử, cũng đang có những bước đi tích cực để tiến tới xây dựng một
chính phủ điện tử, trong đó các dịch vụ công của chính phủ và các giao dịch với

chính phủ được thực hiện qua mạng.
1.2.7. Thiết bị di động thông minh
Nói đến máy vi tính và mạng Internet chúng ta không thể không nói đến
những thiết bị di động thông minh đang phát triển rất mạnh mẽ và đang chiếm dần
thị phần của những chiếc máy vi tính truyền thống. Lợi thế của những thiết bị thông
minh này là sử dụng đơn giản, gọn nhẹ, có thể mang theo người mọi lúc mọi nơi.
Từ những chiếc điện thoại thông minh đời đầu đến nay chúng ta đang có Iphone 6s,
Samsung Galaxy S7, máy tính bảng Ipad Air… cho đến các thiết bị lai giữa máy
tính bảng và điện thoại di động (Phablet) như Samsung Note 5… Tốc độ xử lý của
các thiết bị di động thông minh ngày càng tăng. Bằng những thiết bị di động thông
minh này người ta có thể truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, mua sắm… hoặc
có thể chạy được rất nhiều các ứng dụng có chức năng giống như trên máy tính để
bàn ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy những thiết bị di động thông minh này đang là mối
đe dọa đối với thị phần của các máy vi tính truyền thống. Một người nếu chỉ sử
dụng máy tính để truy cập Internet, thỉnh thoảng lắm mới soạn thảo một vài văn bản

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

19


thì sẽ cân nhắc việc mua các thiết bị di động thông minh vừa dễ sử dụng lại tiện lợi,
có thể cầm đi bất kỳ đâu.
Kèm theo các thiết bị di động thông minh, hệ điều hành của các thiết bị này
cũng ngày càng phát triển, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng.
Đến nay chúng ta có thể nói đến hệ điều hành IOS 9.3 của hãng Apple, hệ điều hành
Android 6.0 với tên gọi Marshmallow của hãng Google, hệ điều hành Windows
Phone 10 của hãng Microsoft, hệ điều hành BlackBerry 10 của hãng BlackBerry.
Bên cạnh những nâng cấp của hệ điều hành, các ứng dụng viết cho các hệ điều hành
này cũng ngày càng phát triển kéo người sử dụng lại gần với các thiết bị di động

thông minh hơn. Từ những ứng dụng đơn giản như ghi chú, lịch, đồng hồ cho đến
những ứng dụng như quản lý email, quản lý công việc, định vị GPS (Global
Positioning System), soạn thảo văn bản, chơi game …
1.3.

Ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay ngày càng phức tạp,

công việc hàng ngày của các nhà quản trị luôn đòi hỏi phải làm việc với kế toán, tài
chính, với vấn đề nhân sự tiền lương hay việc điều hành sản xuất, marketing. Để có
thể thu thập, xử lý, phân phối và lưu trữ lượng lớn thông tin phục vụ hiệu quả cho
hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc đầu tư nhân sự IT trong doanh nghiệp,
nâng cao trình độ công nghệ thông tin của nhân viên, đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu
lưu trữ các thông tin cần thiết, cho đến việc đầu tư xây dựng triển khai các phần
mềm ứng dụng, các thiết bị tin học để thu thập, xử lý, hiển thị thông tin.
1.3.1. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Việt Nam
Năm 2015, Cục thương mại điện tử và CNTT tiến hành điều tra khảo sát tình
hình ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trên cả nước. Đối tượng khảo
sát bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình, lĩnh vực và quy mô.

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

20


Nguồn: Bộ công thương (2016) - Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2015.
1.3.1.1. Thiết bị
Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường trang bị
máy tính, máy tính bảng, thể hiện ở tỉ lệ các doanh nghiệp trang bị máy tính, máy

tính bảng tăng lên trong năm 2015. Số liệu cụ thể được biểu diễn trên Hình 1.2.

Hình 1.2. Tỷ lệ máy tính trong doanh nghiệp
1.3.1.2. Kết nối và sử dụng Internet
Việc kết nối Internet đã được thực hiện hoàn toàn trên 100% doanh nghiệp.
Về phía người dân cũng thường xuyên truy cập Internet bằng các phương tiện khác
nhau. Năm 2015, điện thoại di động là phương tiện phổ biến được nhiều người sử
dụng để truy cập Internet nhất, chiếm 85%, tăng 20% so với năm 2014. Máy tính
xách tay là phương tiện phổ biến thứ hai để truy cập Internet với 73% người lựa
chọn.

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

21


Hình 1.3. Các phương tiện truy cập Internet của người dân
Theo khảo sát năm 2015 của Cục thương mại điện tử và CNTT, 97% doanh
nghiệp chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua
ngân hàng, 16% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán. Tỷ lệ chi
tiết thể hiện trên Hình 1.4.

Hình 1.4. Các phương tiện thanh toán điện tử chủ yếu
Để thuận lợi cho việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp
thường xây dựng trang thông tin điện tử. Theo kết quả khảo sát, 45% doanh nghiệp
có website, 8% doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng website trong năm tiếp theo. Ba

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

22



nhóm doanh nghiệp sở hữu website cao nhất theo lĩnh vực kinh doanh là công nghệ
thông tin và truyền thông (72%), y tế - giáo dục - đào tạo (66%), du lịch - ăn uống
(62%). Kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả bán hàng trên website doanh nghiệp
được đánh giá cao nhất với 22% doanh nghiệp lựa chọn câu trả lời “Hiệu quả cao”.
Tỷ lệ này với hình thức bán hàng qua mạng xã hội là 17%, hình thức bán hàng trên
các ứng dụng di động và trên các sàn giao dịch thương mại điện tử có tỷ lệ tương
ứng là 14%.

Hình 1.5. Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức
1.3.1.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành được
thể hiện trong việc doanh nghiệp đó sử dụng các phần mềm ứng dụng vào quản lý
và điều hành doanh nghiệp. Các phần mềm ứng dụng thông thường mà doanh
nghiệp thường hay sử dụng là phần mềm văn phòng (Office), thư điện tử (E-mail),
trao đổi nội bộ (Chat), phần mềm kế toán (KT-TC), phần mềm nhân sự (QLNS),
phần mềm quản lý văn bản (QLVB), phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM:
Customer Relation Management) và phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP: Enterprise Resource Planning). Hai phần mềm được sử dụng phổ biến là
phần mềm kế toán, tài chính (89%) và quản lý nhân sự (49%). Bên cạnh đó, một số

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

23


phần mềm khác được doanh nghiệp sử dụng như: phần mềm quan hệ khách hàng
(Customer Relationship Management – CRM) với 23% doanh nghiệp sử dụng, phần
mềm quản lý hệ thống cung ứng (Supply Chain Management – SCM) với 20%

doanh nghiệp sử dụng và phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (Enterprise Resource
Planning – ERP) với tỷ lệ 15% doanh nghiệp sử dụng.

Hình 1.6. Tỉ lệ ứng dụng phần mềm trong doanh nghiệp
Số doanh nghiệp có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử cho
công việc tăng từ 35% năm 2014 tăng lên 39% năm 2015.

Hình 1.7. Tình hình sử dụng e-mail trong doanh nghiệp qua các năm

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

24


Khoảng 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sử dụng e-mail để giao
dịch với khách hàng và nhà cung cấp. Việc sử dụng e-mail cho các mục đích quảng
cáo hoặc giới thiệu doanh nghiệp và giao kết hợp đồng cũng tương đối cao, tỷ lệ
tương ứng là 49% và 48%.

Hình 1.8. Mục đích sử dụng email của doanh nghiệp
Như vậy, email là một công cụ không thể thiếu được trong giao tiếp dành cho
mục đích kinh doanh.
1.3.1.4. Tham gia dịch vụ công trực tuyến

Hình 1.9. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến

Đỗ Thiều Kiên ( CB130216 )

25



×