Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN xây DỰNG nền QUỐC PHÒNG TOÀN dân NGANG tầm với sự NGHIỆP CÁCH MẠNG TRONG THỜI kỳ đổi mới HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.23 KB, 35 trang )

1

XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN NGANG TẦM VỚI SỰ
NGHIỆP CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ MỚI
Dựng nước phải đi đôi với giữ nước - đó là bài học sâu sắc từ lịch sử, là quy
luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, quy luật ấy được vận dụng, sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới, nâng lên
một tầm cao trí tuệ. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở, thành tựu to lớn qua 20 năm đổi
mới đất nước đã nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của dân tộc ta. Đứng trước yêu
cầu của tình hình nhiệm vụ cách mạng, với những diễn biến phức tạp, mau lẹ của
tình hình thế giới, khu vực và trong nước yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh ngang tầm
với sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.
1. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền quốc phòng
toàn dân trong thời kỳ mới
Quốc phòng là hoạt động của một nước nhằm bảo vệ nền độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân bằng sức mạnh tổng hợp của đất
nước. Nền quốc phòng bao gồm tổng thể hoạt động đối nội, đối ngoại về quân
sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của Nhà nước và của nhân dân để
phòng thủ đất nước, tạo sức mạnh toàn diện, cân đối trong đó sức mạnh quân
sự là đặc trưng để giữ vững hoà bình, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động gây
chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của địch.
Nền quốc phòng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đó là nền quốc phòng
toàn dân, mang tính chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triển
theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường ngày càng
hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước.



2

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là yêu cầu khách quan
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lênin đã khẳng định: “Một cuộc
cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ” 1. Và nếu “không cầm vũ
khí bảo vệ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không thể tồn tại
được”2. Khi bàn về vấn đề xây dựng, củng cố quốc phòng, Lênin khẳng định:
“Chính vì chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc, cho nên chúng
ta phải luôn luôn có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc
phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà” 3. Trong xây dựng
nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Lênin đặc biệt coi
trọng việc phát huy mạnh mẽ ưu thế chính trị tinh thần của chế độ mới, chế độ
xã hội chủ nghĩa coi đây là cơ sở trực tiếp quyết định sức mạnh bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Lênin còn đặt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa đi đôi với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội - Đây là nhiệm
vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài bởi nó đòi hỏi phải cải biến toàn diện, sâu sắc
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng đó cũng là nhiệm vụ lịch sử vẻ
vang. Để tăng cường củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, Lênin nhấn mạnh:
“Một khi chúng ta đã bắt tay vào công cuộc hoà bình kiến thiết của chúng ta,
thì chúng ta sẽ đem hết sức mình ra để tiếp tục tiến hành công cuộc đó không
ngừng. Đồng thời, hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của đất nước ta và
của Hồng quân ta như chăm lo con ngươi trong mắt mình” 4. Theo chủ nghĩa
Mác - Lênin thì chiến tranh là sự thử thách đối với hết thảy mọi quốc gia dân
tộc, do vậy muốn giành thắng lợi trong chiến tranh phải có nền quốc phòng
toàn diện vững mạnh, đó là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài nhưng hết
sức khẩn trương kỷ luật, trên một quy mô rộng lớn.

V.I Lênin Toàn tập, tập 37, Nxb Matxcơva, 1976, tr, 145.
V.I.Lênin Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981, tr. 480 - 481.
4 V.I Lênin Toàn tập, tập 44 Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981, tr. 368.

1 ,
3


3

Trung thành, nhất quán quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh
khẳng định tính tất yếu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Người nói: “Ngày xưa
các Vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”. Ngay trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), khi tuyên bố với
nhân dân thế giới và toàn thể quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
long trọng tuyên bố: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” 1. Đề
cập đến vấn đề quốc phòng, theo Hồ Chí Minh đã khái quát: “Bất kỳ hoà bình
hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, phải
chuẩn bị trước”2 và Người chỉ rõ: “Trong điều kiện hoàn cảnh nào thì chúng
ta cũng phải ra sức củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân
vững mạnh là điều kiện để bảo đảm cho chúng ta bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng
đánh thắng mọi kẻ thù trong mọi tình huống. Cho nên khi Tổ quốc được độc
lập phải tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân” 3. Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, bảo vệ Tổ quốc không phải là hành động nhất thời, không chỉ bó
hẹp là chống chiến tranh ngoại xâm giữ nước; mà là hành động có mục đích,
có kế hoạch, thường xuyên được chuẩn bị chu đáo, tạo sự ổn định, hoà bình
vững chắc lâu bền để xây dựng và phát triển đất nước. Xây dựng nền quốc phòng
toàn dân vững mạnh, là điều kiện để chúng ta đảm bảo giữ vững sự ổn định hoà
bình, độc lập, kịp thời ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu xâm lược của các
thế lực thù địch. Cho nên, bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh ta cũng phải nắm
vững, chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước, phải nhìn xa, trông rộng, thấy
trước âm mưu, thủ đoạn kẻ thù để chủ động chuẩn bị trước về mọi mặt nhằm tăng
cường sức mạnh đất nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ nước.


Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 557
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 317
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 573
1
2


4

Nhiệm vụ của nền quốc phòng toàn dân theo Hồ Chí Minh là phát huy
sức mạnh tổng hợp của đất nước, của toàn dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành
quả cách mạng, giữ gìn hoà bình. Đây là nhiệm vụ hết sức lớn lao vì như
Người đã nói: Ta giành được chính quyền rồi, giữ chính quyền mới là khó.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngang
tầm nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới là sự kế thừa phát huy truyền
thống của ông cha ta trong sự nghiệp dựng và giữ nước. Tư tưởng “lấy dân
làm gốc” - tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc.
Tư tưởng dân giàu - nước mạnh; nước giàu - binh mạnh, chủ trương “khoan
thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”, những chính
sách độc đáo: “tận dân vi binh”, “bách tính gia binh”, “ngụ binh ư nông”
v.v...là sự phản ánh truyền thống chăm lo nhiệm vụ quốc phòng toàn dân bảo
vệ Tổ quốc từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam luôn được Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao trong thời đại mới.
Trung thành với lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa
và phát huy kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, trải qua hơn 70 năm xây
dựng trưởng thành và phát triển, Đảng ta luôn tập trung sức lãnh đạo sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi miền Bắc được giải phóng (1954)
cũng như khi cả nước thống nhất, hoàn toàn độc lập (1975), sự nghiệp xây
dựng nền quốc phòng toàn dân được Đảng coi trọng đúng mức. Thực tiễn

1954 - 1975 cho thấy nhờ tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở
miền Bắc đủ mạnh để bảo vệ nền độc lập và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc; miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh, giữ vai trò quyết
định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ 1975 đến 1986 khi cả nước đã độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa
xã hội, với quan điểm đúng trong chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
toàn diện vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập,


5

chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Từ 1986 đến nay, cùng với việc lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới,
Đảng luôn chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới. Thực hiện bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới từng bước thắng lợi.
Thực tiễn lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng mấy
chục năm qua khẳng định vấn đề quy luật của cách mạng Việt nam là xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với việc thường xuyên củng cố, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đó là cơ sở thực tiễn, là kinh nghiệm
quý khẳng định đòi hỏi khách quan của yêu cầu tăng cường quốc phòng, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong thời kỳ mới.
Tính khách quan của nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh, ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới là do
đòi hỏi của thực tiễn, sự phát triển với diễn biến mau lẹ, phức tạp của tình
hình thế giới, trong nước liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc
trong những năm qua và hiện nay.
Trên thế giới, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, so sánh

lực lượng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Nhân cơ hội này, chủ nghĩa đế quốc
càng điên cuồng chống phá cách mạng thế giới. Đế quốc Mỹ với âm mưu
thiết lập “trật tự thế giới mới” - thế giới một cực do Mỹ đứng đầu, khẳng định
ưu thế tuyệt đối của Mỹ về quân sự, bất chấp Liên hiệp quốc, luật pháp quốc
tế và phản ứng của dư luận thế giới, ngang nhiên can thiệp thô bạo vào công
việc nội bộ của các nước, kích động chủ nghĩa ly khai. Lợi dụng tình hình
xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố phức tạp, chủ nghĩa đế
quốc tăng cường can thiệp, tạo nguy cơ mất ổn định ở nhiều nơi, nhiều nước


6

trên thế giới. Từ năm 1991 đến nay, sau bốn cuộc chiến tranh Vùng Vịnh
(1991), Nam Tư (1999), Ápganixtan (2002) và Irắc (2003), trên thực tế Mỹ đã
xác lập được sự có mặt về quân sự và vai trò chi phối tại các khu vực Ban
Căng, Trung Đông, Trung Á- Nam Á và Cápcadơ. Hiện nay, Mỹ đang tiến
hành củng cố sân sau của mình ở Mỹ Latinh; điều chỉnh thế bố trí lực lượng
quân sự toàn cầu. Với việc triển khai chiến lược an ninh mới, tăng cường can
thiệp vào công việc nội bộ các nước, hòng áp đặt tiêu chuẩn, giá trị Mỹ cho cả
thế giới, can thiệp vào bất cứ đâu tạo tiền lệ nguy hiểm, đe doạ nghiêm trọng
đối với hoà bình và ổn định trên thế giới, an ninh của các quốc gia, chủ quyền
của các dân tộc. Bên cạnh đó, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra rất phức tạp
theo chiều hướng vừa đấu tranh, vừa thoả hiệp, với những toan tính lợi ích
riêng.
Tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương là khu vực đang có sự phát triển
kinh tế cao và năng động, đang trở thành nơi tập trung nhiều mâu thuẫn; cùng
với việc Mỹ điều chỉnh chiến lược, chú trọng hơn đến khu vực này càng tạo ra
nhiều nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định trong khu vực. Trong đó, Việt Nam
với một vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - quân sự quan trọng vừa thuận
lợi cho phát triển, nhưng mặt khác các thế lực thù địch cũng tìm mọi thủ đoạn

chống phá. Với mục tiêu “chiến thắng không cần chiến tranh”, thực hiện “triệt
phá kẻ thù cũ”, Mỹ và các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện “Diễn biến
hoà bình”, bạo loạn lật đổ; chống phá nước ta bằng nhiều thủ đoạn thâm hiểm,
tạo nên một trong bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam như Đảng đã chỉ ra.
Tình hình trong nước, bên cạnh những thành tựu rất quan trọng về kinh
tế - xã hội đặt được như: Chính trị - xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng khá
cao liên tục trong nhiều năm, đời sống nhân dân được nâng lên, lòng tin của
nhân dân được củng cố...Song vẫn còn những biểu hiện cần quan tâm như:
còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức


7

lối sống, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân xảy ra ở nhiều nơi, việc tranh chấp
khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và ổn định xã hội dễ bị
kẻ thù lợi dụng.
Mặt khác, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngang tầm yêu cầu nhiệm
vụ trong giai đoạn hiện nay, do đòi hỏi của chính thực trạng nền quốc phòng
toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân của ta những năm qua đặt ra.
Theo đánh giá của Đảng ta, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, những năm
qua đã đạt những ưu điểm, kết quả là: tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn
định, quốc phòng và an ninh được tăng cường, các lực lượng vũ trang nhân
dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm
an ninh quốc gia. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân được phát
huy; quân đội và công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới; kết hợp quốc
phòng và an ninh với kinh tế và đối ngoại có nhiều tiến bộ.
Song, theo Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VII
nhận định: Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới, sự nghiệp xây dựng quốc phòng củng cố quân đội còn
bộc lộc những yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục là: nền quốc phòng toàn

dân, thế trận quốc phòng toàn dân tuy được củng cố nhưng chưa toàn diện và
chưa thật vững chắc. Chậm hình thành chiến lược thống nhất gắn quốc phòng
- an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, khả năng trình độ sẵn sàng chiến đấu,
sức cơ động chưa cao, còn mất cảnh giác dẫn đến bất ngờ, lúng túng.Trong
xây dựng quân đội về chính trị tuy có nhiều cố gắng, song trình độ lý luận,
tính nhạy bén, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống ở không ít cán bộ, đảng
viên chưa tương xứng yêu cầu nhiệm vụ quân đội. Công tác tư tưởng ở một số
đơn vị còn giản đơn, kém hiệu quả; trình độ chính trị của quân đội chưa đáp
ứng yêu cầu; chưa xác định chiến lược tổng thể về trang bị quân đội và công


8

nghiệp quốc phòng...nhận thức về nhiệm vụ sản xuất làm kinh tế chưa sâu
sắc.
Nắm vững tình hình thế giới và trong nước, tại Đại hội X Đảng đánh giá
thành tựu qua 30 năm đổi mới đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nước
nhưng đất nước đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động
tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể xem thường bất cứ thách thức nào.
“Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu
quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa
được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu
“diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở
nước ta.”1
Quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc, nắm chắc

tình hình thế giới và trong nước mà đặc biệt là thực trạng nền quốc phòng
toàn dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới, trong xác định
đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc đã được hình
thành và phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1986 - 2006. Đặc biệt, là giai đoạn hiện nay đất nước tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn
hiện nay

1

ĐCSVN Văn kiện ĐHĐB Toàn quốc lần thứ X Nxb CTQG, H. 2006, tr. 22.


9

Kế thừa quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng qua
các kỳ Đại hội VI, VII và VIII, yêu cầu của tình hình thực tiễn trực tiếp đặt ra,
Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định đúng những nội dung yêu cầu xây dựng
nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay tập trung ở việc xác định
phương hướng, mục đích, quan điểm chỉ đạo xây dựng, nội dung xây dựng và
những giải pháp nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp
ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Về phương hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Nghị quyết 07 Bộ
Chính trị, Nghị quyết Đại hội VII toàn quân xác định phương hướng xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, ngày
càng hiện đại. Nền quốc phòng toàn dân theo quan điểm của Đảng là nền
quốc phòng của nhân dân , do nhân dân, vì nhân dân, khẳng định sự nghiệp
xây dựng nền quốc phòng không phải là của riêng ai, riêng tổ chức nào mà là
của toàn dân. “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại

đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và
thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh
nhân dân; của sự kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh tế, đối ngoại và các
lĩnh vực khác”1
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là phải xây dựng trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học - kỹ thuật...Bởi sức mạnh
bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố trên; sức mạnh của sự
kết hợp giữa con người và vũ khí trang bị, giữa sức mạnh trong nước và sức
mạnh quốc tế. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng phải xây dựng trên cơ
sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Bởi xem xét tổng hợp các yếu tố tạo sức
mạnh quốc phòng, thì yếu tố giữ vai trò quyết định vẫn là sức mạnh trong
1

Văn kiện Đại hội IX của Đảng,Nxb CTQG, H. 2001, tr. 40


10

nước, sức mạnh dân tộc, sức mạnh con người, sức mạnh chính trị tinh thần,
mà tập trung trước hết ở sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mặt khác, ngày nay do sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật, trình độ
trang bị vũ khí cho quân đội và quốc phòng trên thế giới ngày càng hiện đại.
Bởi vậy, nền quốc phòng của ta cũng phải xây dựng theo phương hướng từng
bước hiện đại, trên cơ sở phát triển của nền kinh tế đất nước.
Mục tiêu của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn
mới nhằm:
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận và lực lượng an ninh nhân dân, không ngừng tăng cường tiềm lực

quốc phòng của đất nước, đặc biệt coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị tinh
thần, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân”, nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước. Chú trọng ở các hướng chiến lược
các vùng trọng điểm, địa bàn chiến lược.
Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là quân đội
nhân dân. Thực hiện xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và
từng bước hiện đại.
Xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng độc lập tự chủ với
bước đi thích hợp, trên cơ sở khai thác sự phát triển khoa học công nghệ,
thành tựu của sụ nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chủ động phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”,
bạo loạn lật đổ, của các thế lực thù địch.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân.


11

Để thực hiện mục tiêu phương hướng trên, Đại hội IX đã xác định những
quan điểm cơ bản để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng
toàn dân như sau:
Một là,về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Đại hội IX khẳng định: “Bảo
vệ Tổ quốc chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn
hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự
nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc”1.
Quan điểm của Đảng xác định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có nội
dung rất rộng: Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ thành quả cách mạng to lớn

của mấy thập kỷ đấu tranh gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Có bảo vệ độc lập, chủ quyền giữ vững an ninh quốc gia mới tạo sự ổn
định, hoà bình để phát triển. Phải bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa vì chỉ có Đảng, Nhà nước mới đem lại hạnh phúc cho nhân
dân, mới có chủ nghĩa xã hội: phải bảo vệ nhân dân vì Tổ quốc là Tổ quốc của
nhân dân, không bảo vệ nhân dân thì không có Tổ quốc. Mặt khác, phải bảo
vệ sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh đạo và thành tựu 15 năm đổi
mới đạt được. Phải “bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc”, đấu tranh kiên quyết với
mọi hành động đe doạ an ninh và lợi ích quốc gia dân tộc, không được hy sinh
hoặc để tổn hại lợi ích quốc gia dân tộc.
Hai là, về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng
định: “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết
toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh lực lượng và thế trận quốc
phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân”1.
1

ĐCSVN - Văn kiện Đại hội ĩX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 39.
Sđd tr. 40, 44

1 ,2,3


12

Sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được tạo thành bởi nhiều yếu tố:
chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá...trong đó yếu tố giữ vai trò quyết định và
được biểu hiện tập trung nhất là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
dưới sự lãnh đạo của Đảng. “Giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn gốc sức mạnh và động lực to

lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh dân
tộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, phải hết sức coi trọng phát huy sức mạnh thời đại và kết hợp sức
mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc.
Ba là, về kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, Đại hội IX khẳng
định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh
với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”3.
Sự kết hợp này đòi hỏi hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế, phải được
đánh giá bằng kết quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc
phòng và an ninh. Mọi hoạt động quốc phòng, an ninh phải được đánh giá
bằng hiệu quả răn đe, ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu hành động chống phá
của các thế lực thù địch, giữ vững hoà bình ổn định để phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, về phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối
ngoại, Đại hội IX khẳng định: phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với
hoạt động đối ngoại là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi, là bài
học thành công của cách mạng Việt Nam. Việc phối hợp này phải thực hiện
trong mối liên hệ giữa hội nhập quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường, giữ vững bản sắc dân tộc. Theo ý nghĩa đó, Đảng khẳng định: “ Thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy


13

của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển”4. Đồng thời, Đảng cũng khẳng định nhiệm vụ đối ngoại là: Tiếp tục giữ
vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh
phát triển, kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng

bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Năm là, về tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn
dân trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là
nhiệm vụ thường xuyên, song tình hình mới dẫn đến nội dung này có bước
phát triển mới: Nếu Đại hộiVIII xác định là “Củng cố quốc phòng” thì Đại
hội IX nói là “Tăng cường quốc phòng”. Đây là một nhiệm vụ lớn lao, hết sức
nặng nề, nên cần có sự tham gia, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong
đó quân đội và công an giữ vai trò nòng cốt.
Trên đây là những quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp xây dựng
nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu phương hướng đã
định: Những quan điểm đó cần được quán triệt cụ thể trong tiến hành xây dựng
nền quốc phòng toàn dân trên những nội dung cụ thể: Xây dựng lực lượng quốc
phòng toàn dân cũng như trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.
Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân:
Xây dựng lực lượng quốc phòng là xây dựng tiềm lực, thực lực của nền
quốc phòng, bao gồm cả con người và các điều kiện vật chất, tự nhiên khác.
Xây dựng lực lượng quốc phòng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tiềm
lực và thực lực quốc phòng.
4

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2006, tr.119.


14

Xây dựng tiềm lực quốc phòng hiện nay là xây dựng tiềm lực về chính

trị tinh thần, về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Trong đó mỗi tiềm lực có vai trò vị
trí quan trọng của nó trong mối quan hệ biện chứng khăng khít với nhau.
Thứ nhất, xây dựng tiềm lực về chính trị tinh thần là khả năng về chính
trị tinh thần có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng an ninh. Đây là nhân tố cơ bản tạo tiềm lực quốc phòng là nền
tảng chính trị tinh thần tạo sức mạnh quân sự, nó quyết định hiệu quả việc sử
dụng phát huy các tiềm lực khác, nó là ưu thế tuyệt đối của chiến tranh chính
nghĩa bảo vệ Tổ quốc. Do đó, tiềm lực chính trị tinh thần giữ vai trò vị trí đặc
biệt quan trọng trong xây dựng tiềm lực quốc phòng. Nội dung xây dựng tiềm
lực chính trị tinh thần hiện nay là xây dựng chế độ chính trị ngày càng vững
mạnh; tiếp tục cải cách hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
nhằm không ngừng tăng cường pháp chế đi đôi với phát huy dân chủ; phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; không ngừng giác ngộ cách
mạng, giác ngộ chính trị cho nhân dân, xây dựng lòng tin vững chắc của nhân
dân với Đảng, Nhà nước và chế độ. Tạo nên sự nhất trí cao của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân trong nhiệm vụ xây dựng củng cố quốc phòng, xây dựng
phát triển đất nước.
Thứ hai, xây dựng tiềm lực về kinh tế là khả năng nền kinh tế có thể khai
thác huy động để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh.
Đây là nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, là cơ sở vật chất của nền
quốc phòng toàn dân, giữ vai trò quyết định đến tiềm lực quốc phòng (vì nền
quốc phòng chỉ mạnh khi có nền kinh tế mạnh độc lập tự chủ). Nội dung xây
dựng tiềm lực kinh tế của ta trong giai đoạn hiện nay phải đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời, với
chăm lo củng cố quan hệ sản xuất; tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ công bằng
xã hội; kết hợp xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng trên từng địa


15


phương, địa bàn chiến lược của đất nước; phát triển nền công nghiệp quốc phòng
lưỡng dụng vừa đáp ứng nhu cầu quân sự vừa tham gia phục vụ nhu cầu xã hội...
Thứ ba, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: là xây dựng khả năng
khoa học công nghệ có thể huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng giải
quyết các nhiệm vụ trước mắt, lâu dài của xã hội và của quốc phòng. Đây là
một nhân tố cơ bản tạo lên tiềm lực quốc phòng; khoa học công nghệ trở
thành lực lượng trực tiếp, nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế phát triển để có
điều kiện củng cố quốc phòng. Phương hướng cơ bản xây dựng tiềm lực khoa
học công nghệ là phải xây dựng phát triển khoa học công nghệ một cách toàn
diện, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu quốc
phòng; xây dựng khoa học quân sự Việt Nam hùng mạnh, kết hợpt tinh hoa
truyền thống dân tộc với khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại; phục vụ đắc
lực cho xây dựng củng cố quốc phòng và xây dựng quân đội, kết hợp xây
dựng tiềm lực khoa học công nghệ quốc phòng với khoa học công nghệ của
đất nước, tập trung xây dựng một số lĩnh vực khoa học, công trình khoa học
quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trực tiếp trước mắt.
Thứ tư, xây dựng tiềm lực quân sự; là xây dựng khả năng vật chất và tinh
thần có thể huy động được để tạo thành sức mạnh quân sự, phục vụ cho
nhiệm vụ quân sự, cho chiến tranh. Nó được hình thành trên cơ sở của thành
tựu các tiềm lực trên, sức mạnh tiềm lực quân sự biểu hiện sức mạnh của Nhà
nước, sức mạnh của lực lượng vũ trang.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng tiềm lực quân sự của đất nước yêu
cầu phải xây dựng lực lượng vũ trang (quân đội và công an) theo hướng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; phải xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại cần thiết cho mọi hoạt động của lực lượng vũ trang
trong thời bình và thời chiến; xây dựng và bố trí chiến lược của nền quốc


16


phòng toàn dân (bố trí lực lượng, thế trận chiến lược) đáp ứng yêu cầu xây
dựng kinh tế đất nước và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chiến tranh đặt ra.
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.
Vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, thể hiện việc
tổ chức bố trí lực lượng của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến
lược bảo vệ Tổ quốc đáp ứng yêu cầu bảo vệ trong thời bình và khi chiến
tranh xảy ra. Xây dựng thế trận quốc phòng phải tiến hành trên nhiều nội
dung như: Xây dựng cơ sở chính trị xã hội, thế trận lòng dân; phân vùng
chiến lược bảo vệ Tổ quốc; xây dựng hậu phương từng vùng chiến lược và
hậu phương chiến lược quốc gia; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực
phòng thủ vững chắc; tổ chức các lực lượng vũ trang sẵn sàng đối phó mọi
tình huống; tổ chức hệ thống phòng thủ dân sự bảo vệ nhân dân bảo vệ kinh
tế; kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng linh tế với cải tạo địa hình xây dựng các
công trình quân sự...
3. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới; cùng với những thành tựu đạt
được trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội; tư duy bảo vệ Tổ quốc của Đảng thể
hiện rõ sự phát triển và đổi mới mạnh mẽ. Chúng ta ngày càng nhận thức sâu
sắc đầy đủ và toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình; về
những yếu tố cấu thành và những chủ trương, biện pháp tạo nên sức mạnh
quốc phòng của đất nước trong điều kiện mới. Chúng ta cũng ngày càng thấy
rõ hơn vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại, sự cần thiết kết hợp chặt
chẽ giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại, giữa quốc phòng, an ninh, đối
ngoại với xây dựng kinh tế.
Bởi vì, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là đối phó với hành
động vũ trang xâm lược của kẻ địch từ bên ngoài mà còn phải đặc biệt chăm lo


17


xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó với những thủ đoạn phi vũ trang của
địch. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà
là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh kinh tế, chính trị làm
cơ sở.
Đại hội IX (4/2001) của Đảng và nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã chỉ
rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi
ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền
văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc đã được bổ sung phát triển, đầy đủ,
toàn diện hơn, thể hiện nhận thức, tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hoá kinh
tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đã khắc phục sự phiến diện trong tư duy chỉ
nhấn mạnh đến bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; làm
rõ hơn mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, biện chứng giữa các nội dung trong
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, khắc phục những quan
niệm một chiều, giản đơn về bảo vệ Tổ quốc, chỉ nhấn mạnh đến mặt tự
nhiên-lịch sử, hoặc chỉ nhấn mạnh bảo vệ chính trị – xã hội.
Chúng ta cần nắm vững quan điểm chỉ đạo về bảo vệ Tổ quốc Đảng ta xác
định là: kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ
vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế- xã hội là lợi ích cao nhất
của Tổ quốc; sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định; kết hợp chặt chẽ các
nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh đối ngoại, chủ động phòng ngừa, sớm phát
hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.



18

Trên cơ sở đó phương châm chỉ đạo về bảo vệ Tổ quốc chỉ rõ: kiên
định các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dụng linh hoạt sách lược, tranh
thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế, phân hoá, cô
lập các phần tử chống đối ngoan cố nhất, các thế lực chống phá Việt Nam
hung hăng nhất, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa
là chính, đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai
phạm. Giáo dục, lôi kéo nhưng người lầm đường không để hình thành tổ chức
đối lập dưới bất cứ hình thức nào. Xử lý kịp thời mọi mầm mống gây mất an
ninh, không để bị động, bất ngờ.
Hiện nay, trong điều kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, chủ
nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thoái trào, sức mạnh bên trong của đất
nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất
của Nhà nước mà lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Trong tình hình mới, các thế lực thù địch thay đổi chiến lược và
phương thức chống phá nhân dân ta, sử dụng phương thức phi vũ trang là chủ
yếu, lợi dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để can
thiệp vào nội bộ nước ta với chiến lược hết sức nguy hiểm “diễn biến hoà
bình” kết hợp bạo loạn lật đổ. Do vậy, phương thức đấu tranh phi vũ trang
ngày càng giữ vị trí quan trọng. Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hoá là những phương thức cần quan tâm nhiều trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc.
Cần nhận thức rõ, trong thời kỳ đổi mới, mối quan hệ biện chứng giữa
hai lĩnh vực kinh tế-xã hội với quốc phòng- an ninh đã được nhìn nhận một
cách toàn diện và sâu sắc hơn. Mục tiêu của sự kết hợp ấy là khai thác, sử
dụng có hiệu quả nhất nguồn lực tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi



19

hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm bảo đảm cho kinh
tế- xã hội phát triển ổn định nhanh và bền vững. Vì vậy, tăng cường quốc
phòng, an ninh đã trở thành một trong những mục tiêu của chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội.
Về phương thức kết hợp cũng được đổi mới, thể hiện ở từng cơ sở,
từng lĩnh vực, từng địa bàn cần chủ động gắn kết xây dựng với tự bảo vệ
thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của từng
địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Trung ương;
kết hợp theo khu vực, vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực kinh tế- xã hội trên
phạm vi toàn quốc; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc
phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội.
Những năm trước đây, tư duy về bảo vệ Tổ quốc của chúng ta chủ yếu
tập trung vào các giải pháp quân sự, chuẩn bị để đánh thắng chiến tranh xâm
lược quy mô lớn. Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức sâu hơn, đầy đủ
hơn về những yếu tố cấu thành và những chủ trương biện pháp tạo nên sức
mạnh quốc phòng của đất nước, trong điều kiện mới bằng biện pháp phi vũ
trang là chính, kết hợp với vũ trang theo mức độ, quy mô khác nhau, khi cần
và tình hình cho phép. Chúng ta thấy rõ hơn vai trò ngày càng quan trọng của
an ninh và đối ngoại đối với quốc phòng; sự cần thiết phải gắn chặt quốc
phòng với an ninh; kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, phối hợp
chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại. Nhiệm vụ
quốc phòng ngày nay không chỉ nhằm chống lại chiến tranh xâm lược, bảo vệ
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia mà còn phải gắn chặt với yêu
cầu bảo vệ an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa
học, công nghệ, văn hoá, xã hội nhằm bảo đảm ổn định, bền vững lâu dài của
đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá,



20

hiện đại hoá đất nước; chủ động tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới, góp
phần nâng cao vị thế, uy tín của nước ta.
Vấn đề phòng, chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ
cấp bách hàng đầu, không coi nhẹ nguy cơ “tự diễn biến” đồng thời sẵn sàng
đánh thắng các loại hình chiến tranh xâm lược.
Tư duy về quốc phòng và an ninh có sự phát triển, gắn quốc phòng với
an ninh, gắn xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân với an ninh
nhân dân trên phạm vi quốc gia cũng như trên từng địa bàn tỉnh, thành phố,
đặc biệt là trên các địa bàn chiến lược như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam
Bộ; xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc.
Chúng ta nhận thức rõ hơn: nền quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mang tính chất toàn diện, độc lập tự
chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Điều đó thể hiện mối quan hệ đồng bộ giữa xây dựng, củng cố, bố trí lực
lượng quốc phòng với tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng của
các cấp và thường xuyên duy trì, điều hành các hoạt động đấu tranh quốc phòng.
Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh tổng hợp của quốc gia để bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của quốc phòng-an ninh; xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân vững mạnh làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân
bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân không những để sẵn sàng
chống chiến tranh xâm lược mà trước hết là để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi mọi
nguy cơ dẫn đến chiến tranh; đồng thời đối phó thắng lợi các tình huống khác, do
vậy quan niệm về nền quốc phòng toàn dân ngày càng toàn diện hơn.

Yêu cầu đổi mới quốc phòng


21

Để thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
tình hình mới, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tư duy về quốc phòng, nhận thức
đầy đủ hơn mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình; xây dựng phát triển
kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng- an ninh của đất nước. Do vậy, trong
xây dựng nền quốc phòng toàn dân cần tập trung thực hiện tốt các yêu cầu
chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ quan điểm nhận thức về
xây dựng nền quốc phòng toàn dân; sức mạnh tổng hợp của quốc phòng toàn
dân và chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới. Tập trung làm rõ các mối
quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lực lượng và thế trận quốc phòng
toàn dân; quan hệ giữa quốc phòng với an ninh, đối ngoại, kinh tế…quan hệ
giữa thù trong với giặc ngoài; đối tượng với đối tác; phân biệt rõ bạn, thù để
khắc phục các biểu hiện mơ hồ, ảo tưởng; nhận rõ mối quan hệ giữa hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài vào những sai lầm, yếu
kém trong nội bộ.
Hai là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân cần nắm vững những quan
điểm cơ bản
Trong xây dựng quốc phòng phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng củng cố quốc phòng là trọng
yếu thường xuyên. Đồng thời, phải giải quyết nhiều mâu thuẫn; giữa tốc độ
phát triển chậm của nền kinh tế với yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn
dân vững chắc; giữa trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước còn thấp với yêu
cầu hiện đại hoá quân sự quốc phòng; giữa yêu cầu bảo vệ vững chắc chế độ
chính trị với tăng cường nhanh sức mạnh quốc phòng để ngăn ngừa và sẵn

sàng đánh thắng chiến tranh hiện đại trong bất kỳ tình huống nào.


22

Đấu tranh quốc phòng trong tình hình mới, phải quán triệt quan điểm,
chủ trương, đường lối đối nội, đối ngoại; nắm vững nguyên tắc chiến lược,
vận dụng sáng tạo sách lược phù hợp với từng đối tượng, chú trọng “thêm
bạn, bớt thù”. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, chủ động, tích cực
phòng thủ vững chắc, bảo vệ từ xa; chủ động giải quyết tình huống kịp thời,
nhanh gọn, không để mở rộng, kéo dài, kẻ địch lợi dụng tạo cớ can thiệp. Khi sử
dụng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội phải tuân theo đúng quy định của Bộ
Chính trị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Phát huy sức mạnh tại chỗ, lấy cơ sở để
giải quyết là chủ yếu, chú ý vận dụng phù hợp các biện pháp giáo dục, kiên trì
vận động thuyết phục đi đôi với xử lý nghiêm bằng biện pháp hành chính và
pháp luật.
Ba là, thống nhất đánh giá đối tượng, đối tác trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân
Cần thấu suốt các vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX về
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã xác định: Những ai chủ
trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị
hợp tác, bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất
kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.
Đó là nguyên tắc, là tiêu chí để xác định đối tượng, đối tác của ta trong
xây dựng và đấu tranh quốc phòng. Tuy nhiên giữa đối tượng và đối tác ngày
nay luôn có sự đan xen. Trong khi đối tượng là đấu tranh, nhưng vẫn có
những mặt cần tranh thủ, hợp tác; ngược lại là đi tác trong quan hệ làm ăn,
nhưng vẫn có những mặt đối lập phải cảnh giác và đấu tranh. Do vậy, đối
tượng và đối tác có thể chuyển hoá cho nhau, nên cần đánh giá một cách

khách quan, toàn diện để có đối sách đúng đắn, khắc phục tình trạng mơ hồ,
mất cảnh giác hoặc lại quá máy móc, cứng rắn trong quan hệ. Thực hiện


23

phương châm “thêm bạn, bớt thù”, tranh thủ mọi khả năng, điều kiện để xây
dựng và bảo vệ đất nước.
Bốn là, chủ động dự báo đúng các tình huống chiến lược
Trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân cần chủ động dự
báo các khả năng, tình huống có thể xảy ra đối với đất nước. Dự báo càng
chính xác, càng có điều kiện để chuẩn bị ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả.
Những năm tới, đất nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng phải
đối mặt với những nguy cơ, thách thức đe doạ sự tồn tại của đất nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa. Tuy chiến tranh xâm lược ít có khả năng xảy ra, nhưng cần phải hết
sức cảnh giác đề phòng tình hình có những diễn biến xấu, phức tạp khó lường.
Trước hết, bằng thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ các thế lực thù địch tìm cách làm cho ta suy yếu, cùng với những sai phạm
của ta không được khắc phục như: suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, tệ
tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, mất đoàn kết, thiếu dân chủ; tụt hậu xa hơn
về kinh tế…làm cho quần chúng bất bình, mất lòng tin; kết hợp với các hoạt
động chống phá, kích động, lôi kéo của bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù
địch là những yếu tố tạo ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” dẫn tới biến động
chính trị trong nước. Địa bàn cần đặc biệt chú ý là: Tây Nguyên, Tây Bắc,
Tây Nam Bộ các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội…
Từ những diễn biến trên, các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng các
vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” và những tồn tại của
lịch sử…tăng cường thâm nhập sâu vào các cơ sở xã hội để lôi kéo, chia rẽ, kích
động quần chúng đòi ly khai, tự trị. Chúng sử dụng bộ máy phản động lưu vong
từ bên ngoài xâm nhập, móc nối, xây dựng lực lượng phản động bên trong đẩy

mạnh các hoạt động gây mất ổn định chính trị. Lợi dụng những sơ hở của ta,
chúng có thể gây bạo loạn ở một số vùng, khu vực, thực hiện âm mưu chia cắt
đất nước. Trường hợp dựng được ngọn cờ, tạo được thời cơ và những yếu tố cần


24

thiết, chúng có thể lật đổ chế độ theo kiểu “cách mạng nhung” như đã tiến hành
gần đây ở một số nước hoặc tạo cớ để can thiệp vũ trang. Địa bàn cần đề phòng
là các vùng biên giới, ven biển, những nơi nhạy cảm về chính trị, nơi tập trung
đông dân tộc thiểu số, nhiều đồng bào theo đạo…
Ngoài ra, trong trường hợp Lào và Campuchia có biến động lớn, xảy ra
bạo loạn, đảo chính, mất ổn định về chính trị sẽ có tác động trực tiếp đến quốc
phòng, an ninh của nước ta. Tình hình khu vực biên giới sẽ hết sức phức
tạp, các thế lực thù địch gây xung đột vũ trang, đòi xét lại các vấn đề tồn
tại về lịch sử…Khi cần thiết chúng có thể sử dụng địa bàn Thái Lan, lợi
dụng Campuchia làm bàn đạp gây chiến tranh chống Việt Nam. Trên Biển
Đông- Trường Sa, các nước trong khu vực do tranh chấp chủ quyền, khai
thác tài nguyên…có thể xảy ra xung đột vũ trang; các thế lực thù địch bên
ngoài khu vực có thể lợi dụng thời cơ để can thiệp vũ trang gây cho tình
hình phức tạp hơn. Trong nội địa, do sơ hở, mất cảnh giác, lực lượng
khủng bố, hoặc do thế lực thù địch lợi dụng tiến hành, lấy cớ “chống
khủng bố” chúng có thể tiến hành can thiệp vũ trang và tiến hành chiến
tranh xâm lược.
4. Một số giải pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân
trong giai đoạn hiện nay
Đại hội X đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng nền quốc phòng toàn dân của ta
là: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an nuinh nhân dân vững mạnh toàn
diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn

ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch,
không để bị động, bất ngờ.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần thực hành đồng bộ nhiều giải pháp
chiến lược, trong đó có những giải pháp chủ yếu sau đây:


25

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều
hành của Nhà nước trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Qua hai mươi năm đổi mới, kết quả thực hiện cơ chế theo Nghị quyết
02/BCT của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước giữ vai trò quyết định trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Tuy nhiên, qua vận hành, cơ chế đó cũng có nhiều hạn chế cần được tổ chức
tổng kết rút kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh.
Về Đảng: cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung điều chỉnh hệ thống cơ cấu
tổ chức đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng cho thống nhất, đồng bộ từ
Trung ương đến các địa phương, nhất là đối với cấp quân khu và cơ sở. Cụ
thể hoá các nội dung cần lãnh đạo về quốc phòng và bổ sung thêm cơ chế hoạt
động của từng cấp, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng khi xử trí các tình
huống phức tạp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, tăng cường biện pháp
tuyên truyền vận động các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng và đấu tranh
quốc phòng.
Về Nhà nước: cần điều chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về quốc
phòng của bộ máy các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Xác định cụ thể cơ chế
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, cán bộ chuyên trách về
công tác quốc phòng ở các bộ, ngành. Xây dựng và ban hành quy chế thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng cho cán bộ cơ quan, ban, ngành các cấp để phát
huy cao nhất quyền lực trong quản lý nhà nước về quốc phòng.
Các cơ quan chức năng, cần tổ chức phân công cán bộ chuyên trách,

tăng cường bồi dưỡng, hướng dẫn để phát huy vai trò làm tham mưu trong tổ
chức thực hiện xây dựng và quản lý công tác quốc phòng. Tiếp tục nghiên cứu
xây dựng quy chế quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các ban ngành, các cấp,
nhất là trong xử lý các tình huống. Chấp hành nghiêm Quy định 107/TTG của


×