VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THANH NHUẬN
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC
LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN
HÀ NỘI- 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI
NGHIỆN MA TUÝ ĐANG CAI NGHIỆN MA TUÝ ..........................................13
1.1. Một số vấn đề lí luận về người nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý .............13
1.2. Công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý ..........17
1.3. Chủ trương chính sách, cơ chế pháp lý của Đảng và Nhà nước đối với người
đang cai nghiện ma tuý ..........................................................................................29
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang
cai nghiện ma tuý...................................................................................................32
CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM CHỮA
BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI
NGHIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................................................35
2.1. Khái quát chung về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và
Quản lý sau cai nghiện Thành phố Cần Thơ .........................................................35
2.2. Thực trạng người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa
bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện Thành phố Cần
Thơ.........................................................................................................................43
2.3. Thực trạng công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang cai nghiện ma
túy tại Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục – Lao động xã hội và Quản lý sau cai
nghiện thành phố Cần Thơ ....................................................................................49
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang
cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục – Lao động xã hội và
Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ ..........................................................54
Chƣơng 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƢỜI
NGHIỆN MA TUÝ ĐANG CAI NGHIỆN MA TUÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƢỜI NGHIỆN MA TUÝ ĐANG CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA
BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI
NGHIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................................................58
3.1. Áp dụng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trơ người nghiện ma túy đang
cai nghiện ma túy...................................................................................................58
3.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người
nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động
xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ ...........................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................69
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sự chênh lệch về giới tính trong công chức, viên chức ............................37
Bảng 2.2. Độ tuổi của Công chức, viên chức............................................................38
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của cán bộ, viên chức ...................................................38
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của công chức, viên chức. ......................................39
Bảng 2.5. Thời gian công tác của Công chức, viên chức ..........................................41
Bảng 2.6. Tình trạng hôn nhân của công chức, viên chức ........................................41
Bảng 2.7. Sự chênh lệch về giới tính của người đang cai nghiện ma túy .................43
Bảng 2.8. Trình độ học vấn của người đang cai Nghiện ma túy...............................44
Bảng 2.9. Tuổi của người nghiện ma túy ..................................................................45
Bảng 2.10. Tình trạng hôn nhân của người nghiện ma túy .......................................45
Bảng 2.11. Tình trạng Gia đình của người đang cai nghiện ma túy .........................46
Bảng 2.12. Tình trạng nuôi dưỡng con của người đang cai nghiện ma túy ..............47
Bảng 2.13. Thời gian nghiện ma túy của Người đang cai nghiện ma túy ................48
Bảng 2.14. Loại ma túy thường sử dụng ...................................................................48
Bảng 2.15. Công tác hỗ trợ tâm lý, xã hội cho ngưởi nghiện ma túy đang cai nghiện
tại Trung tâm .............................................................................................................49
Bảng 2.16. Công tác giáo dục, truyền thông cho ngưởi nghiện ma túy đang cai
nghiện tại Trung tâm .................................................................................................50
Bảng 2.17. Công tác truyền thông cho người nghiện ma túy đang cai nghiện .........51
Bảng 2.18. Công tác hỗ trợ dạy nghề cho ngưởi nghiện ma túy...............................52
Bảng 2.19. Công tác hỗ trợ tạo việc làm ...................................................................52
Bảng 2.20. Công tác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người nghiện ma túy đang cai
nghiện ........................................................................................................................53
Bảng 2.21. Trình độ chuyên môn của viên chức làm công tác hỗ trợ tâm lý và giáo
dục, truyền thông .......................................................................................................54
Bảng 2.22. Trình độ chuyên môn của viên chức làm công tác hỗ trợ dạy nghề, tạo
việc làm .....................................................................................................................55
Bảng 2.23. Trình độ chuyên môn của viên chức làm công tác hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe cho người nghiện ma túy đang cai nghiện .......................................................56
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong thời kỳ thực dân mới của Mỹ (1954-1975) ở miền nam Việt Nam
hàng loạt tổ chức từ thiện phi chính phủ vào miền Nam hỗ trợ cho dân di cư như là
một hoạt động cho chính quyền Mỹ, sự hiện diện của Mỹ đã tạo ra vấn đề xã hội:
như nạn mại dâm, thanh thiếu niên phạm pháp, băng nhóm tội phạm , tệ nạn ma túy.
Tuy nhiên các vấn đề này không được quan tâm, chỉ có một vài chương trình nhỏ
cho trẻ em lang thang đánh giày. Hoạt động cứu trợ người tỵ nạn cũng chỉ là sự xoa
dịp cuộc chiến tranh của Mỹ.
Sau ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước 1975 đã có hàng loạt
công việc cần đến vai trò của Công tác xã hội. Nhưng vào thời điểm đó, Nhà nước
tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như: Hậu quả chiến tranh, vấn đề
thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, lao động, việc làm …
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được mở đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay đó là quá trình đổi mới toàn diện và sâu sắc
tr6n tất cả các lĩnh vực xã hội. Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay là một bộ phận
của sự nghiệp đổi mới nói chung là bước phát triển tiếp theo của quá trình đổi mới
đã diễn ra ở nước ta 25 năm qua. Cho đến nay, bối cảnh xã hội trong nước và bối
cảnh quốc tế có rất nhiều biến đổi, Công tác xã hội cần phải được đổi mới nhằm đáp
ứng với nhu cầu mới của việc phát triển con người và xã hội. Chúng ta đã có nhiều
cố gắng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhưng đến nay cần nâng Công tác xã hội
lên một tầm cao mới. Do đó, trong Đề án phát triển nghề Công tác xã hội, việc hợp
tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phát triển Công tác xã hội theo hướng chuyên
nghiệp là một trong những ưu tiên quan trọng của Chính phủ Việt Nam.
1.2. Ma túy là chất gây nghiện (chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng) hoặc chất hướng thần (chất kích thích hoặc
ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẵn đến tình trạng
nghiện đối với người sử dụng). Chất ma túy có ngu n gốc tự nhiên hoặc do người ta
tổng hợp [3]. khi xâm nhập cơ thể con người s có tác dụng làm thay đổi tâm trạng,
1
ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn
thương cho từng cá nhân và cộng đ ng.
Theo Báo cáo kết quả phòng chống ma túy năm 2015 của Bộ Công an và
Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy và
quản lý sau cai năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của Bộ
Lao động – Thương binh và xã hội cả nước có 200.134 người nghiện ma túy, đã tổ
chức quản lý, chữa trị cai nghiện cho 13.769 người, trong đó 7.587 cai tự nguyện.
Quản lý sau cai nghiện đối với 22.462 người, trong đó tại cộng đ ng là 18.200
người và tại trung tâm là 4.262 người. Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 142
Trung tâm, cơ sở trú đóng trên địa bàn của 58/63 tỉnh, thành phố; có 26/63 tỉnh,
thành lập cơ sở xã hội để tiếp nhận, quản lý người nghiện không nơi cư trú ổn định
trong thời gian lập h sơ đề nghị Tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đã tiếp nhận, quản lý 6.921 người trong đó 1.255
người có nơi cư trú đưa về địa phương, 241 người không xác định được tình trạng
nghiện đã được trả về địa phương; 4.145 người được tòa quyết định đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc và hiện các cơ sở đang phân loại và làm thủ tục là 1.271 người.
Công tác xã hội với người nghiện ma túy nói chung dối với người nghiện ma
túy đang cai nghiện tại trung tâm nói riêng là vấn đề nghiên cứu dành được nhiều sự
quan tân từ các nhà khoa học và cơ sở giảng dạy nghiên cứu. Bởi vì vấn đề nghiên
cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn tốt, đặc biệt còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Tại Việt Nam người nghiện ma tuy là một những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu
thế. Do vậy, Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách cụ thế trợ giúp
nhóm xã hội yếu thế này. Từ thực tiễn cho thấy, một trong những chính sách là
công tác xã hội dối với người nghiện ma túy. Công tác xã hội đối với người nghiện
ma tuy đã thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ trợ giúp cho người nghiện ma tuy và
đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề t n tại còn
bàn luận. Chính vì vậy việc nghiên cứu công tác xã hội đối với người nghiện ma tuy
nói chung và đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp công tác xã hội cụ thể như:
2
công tác xã hội nhóm, công tác xã hội cá nhân ..rất cần được nghiên cứu trong giai
đoạn hiện nay.
Do vậy việc nghiên cứu đề tài Công tác xã hội đối với người nghiện ma tuy
từ thực tiễn Trung tâm Chũa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và Quản lý sau cai
nghiện thành phố Cần Thơ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Các tài liệu nước ngoài chúng tôi chưa bắt gặp những nghiên cứu về hoạt
động công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm. Vì
vậy những nghiên cứu sau đây s là những bước đệm trong việc hỗ trợ người đang
cai nghiện ma túy phòng chống tái nghiện.
Từ khi phát hiện ra tác dụng kích thích của các loại ma túy tự nhiên cũng
như tổng hợp, số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng. Nó cho thấy việc dùng
ma túy gắn bó chặt ch tới cảm giác của con người, tới cuộc sống tâm lý của họ.
Đứng về phương diện xã hội, ma túy đã gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Chính
vì thế cuộc chiến chống tệ nạn ma túy đã có từ lâu đời và nhiều thế kỷ.
Từ góc độ xã hội học các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề này trên cơ
sở các lý thuyết khác nhau của tâm lý học như phân tâm học, tâm lý học xã hội,
nhận thức và hành vi … Bởi các nghiên cứu rất phong phú trên từng góc độ nhìn
khác nhau với những quan điểm về điều trị khác nhau nên chúng tôi cố gắng tổng
hợp các nghiên cứu theo từng góc độ nhìn nhận của mỗi lý thuyết theo hệ thống.
Cách tiếp cận phân tâm học: Cách tiếp cận này rất được thịnh hành ở Pháp.
Theo thuyết này thì việc dùng ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối nhiễu
trong quá trình phát triển. O.F.Kernberg (1975) cho rằng khi xung đột Edipe còn t n
tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này s tìm kiếm sự giải thoát
tội lỗi và các ức chế khác ở việc dùng ma túy [45]. Người nghiện ma túy phản ánh
thể thức phòng vệ chống lại sự lệ thuộc vào khách thể (ở đây là bà mẹ ) của chủ thể
và đe dọa ái kỷ mà nó quy định. Ma túy s là khách thể giả thay thế, tượng trưng
cho bà mẹ thuộc tuổi ấu thơ. Ma túy đã được khách thể hóa và lúc này thanh thiếu
niên khép mình trong mối quan hệ với ma túy.
3
Cách tiếp cận này tập trung vào quá trình phát triển, đặc biệt là thời thơ ấu
của con người và cho rằng những lệch lạc của sự phát triển s kéo theo những rối
nhiễu hành vi. Quá trình trị liệu phân tâm nếu hóa giải được những xung đột vô
thức này của người nghiện thì họ có thể trở nên không cần phụ thuộc vào ma túy
nữa.
Cách tiếp cận nhận thức xã hội: Trong cách tiếp cận này mà A.Bandura là
một đại diện thì theo ông nhận thức về khả năng của mình là khái niệm trung tâm
của sự điều chỉnh hành vi của bản thân [40]. Khái niệm “cái tôi hiệu quả“ (Self –
efficacy) do ông đưa ra được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có
lĩnh vực nghiện. Theo ông “cái tôi hiệu quả“ là khả năng thực sự có thể làm một
việc gì đó, là sự đánh giá của con người về khả năng của mình trong việc hoàn
thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau.
A.Bandura cho rằng cảm giác về “cái tôi hiệu quả“ là chìa khóa trả lời cho sự
tái nghiện của những bệnh nhân nghiện rượu và ma túy. Những chương trình trị liệu
làm nhằm tăng tính hiệu quả của cái tôi của ông đã giúp bệnh nhân vượt qua được
nỗi sợ hãi của đau đớn và bất lực cũng như ứng phó một cách hợp lý hơn với hoàn
cảnh. Nhờ đó mà quá trình cai nghiện diễn ra có hiệu quả hơn.
Cách tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức: Một trong những chuyên gia hàng
đầu khác trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nhận thức ở Mỹ là Callahan R.J [44]. Ông có
cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện. Ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập
và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu
cực mà họ phải trải nghiệm.
R.J.Callahan (1997) [44] đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và lo hãi.
Việc phát hiện này đã giúp ông tìm ra một phương pháp chữa trị cho hầu hết các
loại nghiện. Nội dung của phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự lo
hãi. Ông gọi đó là liệu pháp trường tư duy.
Cách tiếp cận hành vi: Theo cách tiếp cận hành vi thì việc sử dụng ma túy có
thể được quan niệm như hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời trong việc thiếu
thích nghi trước các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào nhà trường và xã
hội… Nguyên nhân của việc thiếu thích nghi được lý thuyết hành vi xác nhận là sự
4
thiếu các kỹ năng xã hội, thiếu hụt quá trình làm chủ, loạn chức năng nhận thức, sự
thiếu tự tin. Silvis và Perry (1987) áp dụng cơ chế phản xạ tạo tác của B.F.Skinner
giải thích rằng hành vi nghiện ma túy được củng cố âm tính bằng cách tránh các
tình cảm âm tính và củng cố dương tính bằng cảm giác dễ chịu mà nó tìm được.
O.Brien và các cộng sự (1990) giải thích hiện tượng nghiện ma túy theo cơ chế
phản xạ có điều kiện của Pavlov. Theo thuyết này thì các kích thích thường liên kết
với việc dùng ma túy (sự tổn thương, sự ức chế …) có thể trở thành có điều kiện, và
khi tiếp xúc với những kích thích này thì s gây cảm giác thiếu thuốc. Và quá trình
trị liệu cũng chú ý vào chính điểm này. Sự học tập xã hội bằng cách tiếp xúc thường
xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải nghiệm các cảm xúc dương tính
s củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho người nghiện.
Cách tiếp cận các yếu tố xã hội: Cách tiếp cận này chú ý đến các yếu tố xã
hội vĩ mô ảnh hưởng đến người nghiện ma túy. Các tác giả theo cách tiếp cận này
cho rằng cảm giác bị loại trừ ra khỏi xã hội của thanh thiếu niên trong bối cảnh có
tỷ lệ thất nghiệp cao là một yếu tố có ý nghĩa.
Cách tiếp cận gia đình: Một loạt các công trình nghiên cứu về quan hệ trong
gia đình cho thấy sự thiếu hụt giao tiếp, theo dõi con và kiểm soát một cách sai
lầm…. là những yếu tố dự báo nguy cơ của việc lạm dụng chất gây nghiện. Sự ảnh
hưởng của cha mẹ đến việc sử dụng ma túy của con cái [7].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nhân cách, nhân cách của người nghiện
ma túy, các biện pháp trị liệu cho người nghiện ma túy từ góc độ tâm lý học khá đa
dạng và phong phú. Với những kết quả thu được nhiều vấn đề về nhân cách người
nghiện ma túy được làm sáng rõ. Tuy nhiên số nghiên cứu từ phương diện đa nhân
tố ở nước ngoài không nhiều. Các nghiên cứu thường chỉ tập trung, đi sâu vào một
yếu tố, thường là gắn với cá nhân, mang tính chủ quan mà các nhà nghiên cứu cho
là nguyên nhân cơ bản, và họ cũng đi tìm cách giải quyết, hướng trị liệu từ các yếu
tố này. Có l với mục đích trị liệu cho đối tượng người nghiện ma túy nên phần
nhiều các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm đến yếu tố cá nhân, còn các yếu tố
xã hội ít được quan tâm. Trong khi đó công tác xã hội đã chứng minh hình vi con
người chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi môi trường xã hội. Tình hình nghiện ma túy
5
hiện nay đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải quan tâm nghiên cứu loại đối tượng này
theo quan điểm hệ thống, quan điểm phức hợp, đa ngành, liên ngành.
2.2 Nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau:
Đề tài cấp Bộ 2002 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy,
người mại dâm sau khi được chữa trị phục h i” do Nguyễn Văn Minh (2002) làm
chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện
ma túy, người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện
của người nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối
tượng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối
tượng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hướng tới hoàn thiện hệ
thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống,
giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện. [24]
Đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện
ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố H Chí
Minh” (2004 - 2005) do Viện nghiên cứu xã hội thành phố H Chí Minh thực hiện.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản
lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy thuộc Đề án “Tổ chức quản lý, dạy
nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về
việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người
sau cai nghiện ma túy ở thành phố H Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương”. Đề tài được thực hiện đã giải quyết được vấn đề giúp những
người nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục h i sức
khỏe, người cai nghiện được phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là được
học văn hóa, học nghề và từng bước đưa những người sau cai nghiện ma túy có đủ
điều kiện tối thiểu vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây
dựng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được triển khai, áp dụng trong thực tiễn,
giúp hàng ngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đ ng một cách bền vững. Để đạt
6
được thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái
hòa nhập cộng đ ng cho người sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia
quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị trấn và các đoàn thể, ban
điều hành khu phố. Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và cộng đ ng
không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi trường sống
hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành viên trong gia đình,
cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, xóm ấp[36].
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma
túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện
ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận
về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc
nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan điểm về việc giải
quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách
và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các
đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía
cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm
nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha
mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện
ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết
quả nghiên cứu đã định hướng về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người
nghiện ma tuý cũng như góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu
niên [18].
Như vậy, người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu
về mặt thể chất mà cả về tinh thần. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập tới
vấn đề việc làm và giải quyết việc làm; hỗ trợ vốn cho người sau cai nghiện ma túy.
Nghiên cứu ”Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần
Thơ” hy vọng s là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phòng chống tệ nạn ma
túy chung của toàn xã hội.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội với người nghiện ma tuý
đang cai nghiện, từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công
tác xã hội với người nghiện ma tuý đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục -Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu công tác xã hội với người nghiện ma
túy đang cai nghiện. Cụ thể như: các khái niệm: công tác xã hội; người nghiện ma
tuý; công tác xã hội với người nghiện ma túy đang cai nghiện; các nhiệm vụ cụ thể
của công tác xã hội với người nghiện ma túy đang cai nghiện; cơ sở pháp lý để thực
hiện các nhiệm vụ của công tác xã hội với người nghiện ma túy đang cai nghiện;
các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội với người nghiện ma túy đang cai nghiện.
- Phân tích thực trạng người nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ;
-Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội với
người nghiện ma túy đang cai nghiện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ của công tác xã hội với người nghiện ma túy đang cai nghiện.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục -Lao
động xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ.
Tổng số khách thể nghiên cứu là 145 người; Trong đó: Người nghiện ma tuý
115 người; nhân viên công tác xã hội là 10 người; cán bộ quản lý 10 người và người
thân của người nghiện là 10 người.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý
sau cai nghiện thành phố Cần Thơ.
Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016.
8
5. Phƣơng luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
5.1.1. Hướng tiếp cận hệ thống – cấu trúc
Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: „Hệ thống là một tập
hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”.
Là công cụ trợ giúp nhân viên xã hội sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin
lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can
thiệp. Việc tổ chức thông tin thành hệ thống s giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn
đề sáng tỏ hơn.
5.1.2. Hướng tiếp cận thực tiễn
Thực tế, ở Việt Nam, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phát triển cộng
đ ng căn cứ vào từng tiêu chí sắp xếp. Tuy nhiên, xét về chiều hướng tiếp cận, có
thể phân ra hai cách tiếp cận chính: tiếp cận từ nội lực cộng đ ng và tiếp cận chủ
quan của chuyên gia. Hướng tiếp cận áp đặt của các chuyên gia vốn được ứng dụng
nhiều trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam bước
vào thời kỳ đổi mới mạnh m , phát triển nhanh chóng tăng trưởng kinh tế với tốc độ
xóa đói giảm nghèo nhanh của nước có thu nhập trung bình thấp, các hướng tiếp
cận lấy con người làm trọng tâm ngày càng có chỗ đứng trong công tác trợ giúp
chuyên nghiệp. Do đó, hướng tiếp cận dựa vào nội lực hay còn gọi là tiếp cận nhu
cầu với phương pháp ABCD với đặc trưng trao quyền cho cộng đ ng, đảm bảo đáp
ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đ ng cũng như tính bền vững ngày càng được chú
trọng thay vì cách tiếp cận cũ. Đây cũng được xem là xu hướng chủ yếu của phát
triển cộng đ ng trên thế giới. Để phát huy tốt phương pháp phát triển cộng đ ng
dựa vào nội lực, chúng tôi xin đề xuất những từ khoá sau đây và coi chúng như là
hệ giá trị cho các phương pháp tiếp cận chung:
5.1.3. Hướng tiếp cận công tác xã hội
- Quan điểm sức mạnh: Là một mô hình đòi hỏi người nhân viên Công tác xã
hội trong quá trình làm việc phải thoát ra khỏi quan điểm tập trung vào vấn đề của
thân chủ, mà nhằm đưa ra các sức mạnh cá nhân và môi trường cũng như sức mạnh
từ phía các ngu n lực có thể góp phần giải quyết vấn đề.
9
- Quan điểm sức mạnh giúp nhân viên xã hội nhận ra và khám phá các ngu n
thông tin quý giá để giải quyết vấn đề thân chủ theo hướng dựa vào sức mạnh. Điều
này có thể khuyến khích hệ thống thân chủ và tạo dựng niềm tin cho tương lai.
Định hướng cho nhân viên xã hội trước khi nói chuyện với thân chủ và góp
khả năng tư duy tích cực của nhân viên xã hội sắc bén hơn khi chuẩn bị các câu hỏi
làm việc cùng thân chủ.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Các văn bản, báo cáo, nghiên cứu đi trước
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nghiên cứu này đã
tìm hiểu một số tài liệu như:
Chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cai nghiện
ma túy.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013.
Luật Phòng chống ma túy ban hành ngày 19/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật phòng chống ma túy năm 2008.
Báo cáo kết quả công tác cai nghiên ma túy qua các năm của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và Báo cáo kết quả công tác cai nghiện ma túy qua các năm
2014, 2015 tại trung tâm.
Số liệu từ h sơ quản lý của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã
hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ.
Và nhiều tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thực hiện đề tài tác giả luận văn thực hiện 16 phỏng vấn sâu nhằm tìm
hiểu rõ hơn thực trạng, những khó khăn gặp phải, mong muốn, nguyện vọng của
người đang cai nghiện ma túy. Qua đó phát hiện thêm những yếu tố ảnh hưởng đến
việc tìm việc làm của người đang cai nghiện ma túy.
Phỏng vấn sâu giúp chúng tôi tập trung vào những điểm sau đây:
10
Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác xã hội đối với người nghiện ma
túy, gia đình và cộng đ ng và khó khăn và thuận lợi mà người nghiện ma túy gặp
phải trong khi đang học tập, giáo dục, chữa bệnh Trung tâm.
- 10 người đang cai nghiện ma túy
- 2 người đại diện cho ban ngành, đoàn thể có liên quan
- 2 người đại diện cho Trung tâm
- 2 người đại diện cho gia đình
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu công tác xã
hội cá nhân đối với người nghiện ma túy. Trong đó g m có các khái niệm: Nghiện
ma túy; người nghiện ma túy; Người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy; Công
tác xã hội; Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy;
Luận văn cũng đã chỉ ra những vấn đề lý luận chính về tiến trình công tác xã hội cá
nhân đối với người nghiện ma túy cũng như vai trò và nhiệm vụ của nhân viên công
tác xã hội đối với nhiệm vụ này. Kết quả nghiên cứu lí luận của luận văn góp phần
bổ sung những vấn đề lí luận về công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
đang cai nghiện vào trong nội dung lí luận của khoa học công tác xã hội cá nhân.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác xã hội đối với người nghiện ma túy
từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và Quản lý sau cai
nghiện thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn có ý nghĩa
quan trọng trong việc góp phần vào việc giúp nhân viên công tác xã hội, cán bộ
quản lý công tác xã hội và người nghiện ma túy thấy được vai trò và ý nghĩa quan
trọng của công tác xã hội đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa
bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài cũng chứng tỏ, đối với người nghiện ma túy
thì việc sử dụng công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang cai nghiện trong
việc trợ giúp họ là phương pháp tối ưu. Có thể nhân rộng phương pháp này trên đối
tượng người nghiện ma túy đang cai nghiện tại các Trung tâm khác. Các kết quả
11
nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo
tại các cơ sở đào tạo nói chung và công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang
cai nghiện nói riêng. Đ ng thời, là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những ai đang
quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này cũng như nhà trường, giảng viên đánh giá
năng lực của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị và Phụ lục, Nội dung
chính chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với người nghiện ma túy.
Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về công tác xã hội đối với người
nghiện ma túy từ thực tiễn tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục -Lao động xã hội và
Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ.
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy
đang cai nghiện ma túy và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã
hội đối với người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý sau cai nghiện thành phố Cần Thơ
12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN
MA TUÝ ĐANG CAI NGHIỆN MA TUÝ
1.1. Một số vấn đề lí luận về ngƣời nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý
1.1.1. Khái niệm nghiện ma tuý
Theo tổ chức y tế thê giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về
mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại
theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này
làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng
ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi
sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý [13].
Từ quan điểm xã hội thì nghiện ma túy là "tệ nạn xã hội làm tổn hại đến sức
khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội"
[28].
Nghiện ma tuý là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh thần vào ma túy
do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm
soát bản thân ở người nghiện, có hại cho cá nhân và cho xã hội [17].
Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi do Viện Nghiên cứu Quốc gia
Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA) thì: Nghiện ma túy là một căn bệnh của não bộ
có bản chất mãn tính và tái diễn được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm
kiếm và sử dụng chất ma túy đó bất chấp những hậu quả của việc sử dụng. [8]
Tổng hợp những hiểu biết trên đây về nghiện ma túy, có thể đưa ra khái niệm
như sau: Nghiện ma tuý là tình trạng ngộ độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần một hay nhiều loại ma túy người sử dụng bị lệ thuộc cả về thể xác và tinh
thần vào chất ma túy đó, do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng
dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện, có hại cho cá nhân và cho
xã hội.
13
1.1.2. Khái niệm người nghiện ma tuý
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Người nghiện ma túy là người sử dụng
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như
hút, hít, tiêm, chích và bị lệ thuộc vào các chất này” [6].
Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH 10: Người nghiện ma túy là
người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và lệ thuộc vào
chất này [28].
Qua nghiên cứu tổng hợp những hiểu biết trên đây về người nghiện ma túy,
có thể đưa ra khái niệm như sau: Người nghiện ma túy là người sử dụng một hoặc
nhiều loại ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và lệ thuộc vào các chất
này.
1.1.3. Khái niệm người nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý
Qua tham khảo các tài liệu, bản thân chưa phát hiện về khái niệm người
nghiện ma túy đang cai nghiện. Nhưng qua kinh nghiệm tích lũy được của bản thân
thời gian qua, có thể đưa ra khái niệm như sau:”Người nghiện ma túy đang cai
nghiện là người đang được chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, lao động trị liệu tại
Trung tâm cai nghiện hoặc cơ sở cai nghiện tư nhân”
1.1.4. Những đặc điểm về tâm sinh lí của người nghiện ma tuý đang cai
nghiện ma tuý
Hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý và kỹ năng tiếp cận với người
nghiện ma túy là một công việc rất cần thiết nhằm trang bị cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ như bác sĩ, cán bộ tâm lý, cán bộ xã hội
cũng như mọi người dân khi tiếp cận hoặc làm công tác cai nghiện ma túy tại các cơ
sở chữa bệnh, tại gia đình và cộng đ ng những kiến thước cơ bản về kỹ năng tiếp
cận với người nghiện ma túy để có thể giúp họ cai nghiện và hòa nhập với gia đình
và cộng đ ng có hiệu quả.
- Về thể chất:
Thể trạng, sức khỏe không tốt bằng người không nghiện do đó họ khó làm
được những công việc nặng
14
- Về trạng thái hành vi
Người nghiện luôn có thái độ lảng tránh, tự cô lập; Chạy trốn thực tại và
thiếu kiên nhẫn. Do bản thân không tự thỏa mãn nên họ có thái độ tiêu cực, bất
chấp, sử dụng các thủ đoạn, mánh khóe kể cả hành vi phi đạo đức, vô văn hóa,
chống lại xã hội và vi phạm pháp luật
- Về đặc điểm nhân cách
Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma
túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người nghiện có
đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ
thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái
cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách
cư xử trở nên thô lỗ. Người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công
tác, với những vui bu n trong cuộc sống.
Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện tìm đủ mọi cách để đảm
bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã
hội, cướp giật… miễn làm sao họ có được ma túy. Cho nên, họ đã làm cho bản thân
và gia đình tan nát về vật chất, tinh thần, đạo đức…
Một đặc điểm nữa đáng chú ý của người nghiện ma túy là họ luôn tìm cách
gây “Lây lan về tâm lý” họ thường hứng thú nói về cảm giác sảng khoái, sung
sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người khác có ý nghĩ muốn dùng.
- Về mặt tâm lý
Người nghiện ma túy thường có những đặc điểm như bức xúc về mặt tâm lý
muốn sử dụng lại chất gây nghiện, khi lên cơn nghiện, người nghiện khó có thể
kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ dạng gây ra những tổn thương
cho người khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và
người xung quanh. Tuy nhiên, khi tỉnh táo, người nghiện nhận thức được tác hại của
việc lạm dụng chất gây nghiện và đôi khi cũng có mong muốn cai nghiện và thực
hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Để giúp người nghiện
chiến thắng được chính bản thân mình, vượt qua sự cám dỗ chết người của chất gây
15
nghiện, gia đình, cộng đ ng, xã hội và những nhà chuyên môn như nhân viên xã hội
cần tích cực hỗ trợ, giúp đỡ.
Người nghiện ma túy thường có các biểu hiện: Cảm giác xấu hổ, bất an; Mặc
cảm tội lỗi; Tính khí cô đơn, khép mình; Thiếu tin tưởng, tự ti; Tính tình bốc đ ng;
Lẫn lộn các giá trị, chuẩn mực xã hội; Rối loạn nhân cách; Thiếu chịu đựng, ngại
khó, ngại khổ; Từ chối (ngại) giao tiếp xã hội
Khi mới nghiện, người nghiện có cảm xúc cô đơn, trống vắng và mặc cảm
tội lỗi, cảm giác lo sợ là mình bị ghét bỏ từ đó có thể dẫn đến những hành vi
như:Tiếp tục sử dụng ma túy để tìm quên; Che giấu, sống tách biệt với thế giới
riêng, ngại giao tiếp và lừa dối và phản kháng, bỏ nhà đi, tiếp tục sử dụng ma túy
Khi nghiện lâu, người nghiện có mặc cảm thua sút anh em, bạn bè, mình bị
ghét bỏ, là thành phần xấu của xã hội; Tự ái rằng mình có thừa khả năng, có thể
thành đạt nhưng chỉ tại vì nghiện, tại vì hoàn cảnh và từ đó muốn làm cái gì đó vượt
trội, muốn chứng tỏ mình cũng có những khả năng đặc biệt để làm giảm mặc cảm,
thoả mãn tự ái nhưng đa số trường hợp bị thất bại, rơi trở lại vào sự tuyệt vọng và
tiếp tục sử dụng ma túy. Người nghiện luôn mong muốn được làm người bình
thường, muốn có và sống với vợ con, muốn nói chuyện và giao tiếp với người khác
- Về mặt kinh tế
Ða số người nghiện sống phụ thuộc vào người khác do họ khó tìm việc làm
(mặc dù có nghề). Do cần tiền nên họ tìm mọi cách để có tiền thậm chí vòi vĩnh, xin
xỏ hoặc trộm cắp.
- Về quan hệ xã hội:
Mối quan hệ xã hội giữa người nghiện ma túy với gia đình, người thân bị gãy
đổ. Người thân vừa thương, vừa giận, không đành bỏ mặc hoàn toàn nhưng không
muốn chứa chấp. Do đó quan hệ chủ yếu của người nghiện ma túy là với bạn bè
nghiện, nên họ dễ bị trì kéo tiếp tục nghiện hơn là được giúp đỡ thoát ra.
- Về sinh lý
Biểu hiện của hội chứng cai (khi thiếu thuốc) và những rối loạn về thể chất
(hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục…), sự giảm cân của
16
cơ thể, sự phụ thuộc của cơ thể vào chất ma túy và những biến chứng về mặt y học
(xuất hiện hoặc làm nặng thêm các bệnh cơ hội).
Khi đói thuốc (hội chứng đau vật vã):
Sốt nhẹ, sợ nước, uể oải, đau nhức, ngáp vặt, chảy nước mắt sống, đ ng tử
giản nở; Tính tình dễ cáu gắt, nhưng luôn tỏ thái độ thành khẩn, đầy thuyết phục, lại
sẵn sàng hành động xấu, miễn là có tiền.
Khi no thuốc
Bị táo bón, tiểu gắt, mắt đỏ, đ ng tử teo dần, thân nhiệt tăng ăn không đúng
bữa, hay ăn vặt, uống nhiều nước, toàn thân như kim châm, nhẹ nhàng sảng khoái.
Thường hay nói nhiều, vui vể hoạt bát và thích âm thanh mạnh, xúc giác mạnh, mắt
không mở hết hoặc nhắm hờ, không thích tiếng n, s cáu gắt nếu bị quấy rầy. Nếu
sử dụng các tân dược thì rất hung hãn, lao vào các cuộc chơi nguy hiểm, đốt da tay,
rạch da chân, gây sự đánh nhau, đua xe ., Xuất hiện những hành vi cô lập: cắt móng
tay, nhổ râu, nặn mụn một cách không chủ động.
Nếu là người đang nghiện thì sức khỏe suy sụp dần, không quan tâm chăm
sóc đến sức khỏe bản thân [17].
1.2. Công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý
1.2.1. Khái niệm công tác xã hội
- Hội đ ng giáo dục công tác xã hội Mỹ (1969) định nghĩa: ”Công tác xã hội
là một nghề nhằm tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân hay
nhóm người bằng các hoạt động đặt trọng tâm vào mối quan hệ xã hội của họ cấu
thành sự tương tác giũa con người và môi trường. Những hoạt động này bao g m 03
chức năng: phục h i năng lực bị tổn thương, cung cấp những ngu n tài nguyên từ cá
nhân và xã hội, phòng ngừa sự lệch lạc chức năng xã hội‟‟.
- Theo Hiệp hội chuyên gia Công tác xã hội (năm 2000) cho rằng: Công tác
xã hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình hay cộng đ ng phục
h i hay tăng trưởng chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các
mục tiêu cá nhân [11].
17
- Theo Đại hội Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế ở Canada,
năm 2014: Công tác xã hội được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm
tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia của quá trình giải quyết
các vấn đề xã hội vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá
nhân, gia đình và cộng đ ng. Công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa
và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân [10].
- Các nhà chuyên gia Công tác xã hội của Philippin cho răng „‟ Công tác xã hội
là một nghề chuyên môn thông qua dịch vụ xã hội nhằm phục h i, tăng cường mối
quan hệ giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội [7].
- Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) có ghi: „‟Công tác xã hội là một khoa
học là một khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả
về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao
nhất cho con người‟‟[10].
- Theo đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam được phê duyệt
theo Quyết định 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 32):
„‟Công tác xã hội góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con
người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân
chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân
và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến‟‟ [16].
- Công tác xã hội là khoa học giúp cá nhân giải quyết các vấn đề trong quan
hệ và môi trường xã hội; khơi dậy tiềm năng của đối tượng, là tôn trọng lắng nghe
nhiều hơn nói. Công tác xã hội không ban bố mà bắng kiến thức và kỹ năng khoa
học giúp cho đối tượng tự tăng sức mạnh nội lực để vươn lên và phát triển [25].
- Tác giả Nguyễn Thị Oanh: „‟Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn mang
tính tổng hợp được thực hiện và chi phối các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá
nhân, nhóm và cộng đ ng giải quyết vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì
phúc lợi hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác xã hội là hoạt động thực
tiễn bởi nhân viên xã hội luôn làm việc trực tiếp với các đối tượng, với nhóm người
cụ thể. Tuy nhiên Bà cũng cho răng „‟ Công tác xã hội không phài là hướng tới giải
18
quyết mọi vấn đề xã hội mà chỉ hướng vào giải quyết những vấn đề thiết yếu trong
cuộc sống hằng ngày của con người [16].
- Công tác xã hội là một nghề hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân gia đình và cộng đ ng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội, đ ng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguôn lực và dịch
vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đ ng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề
xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [22].
Từ những phân tích trên có thể đi đến khái niệm về Công tác xã hội như sau:
Công tác xã hội là ngành khoa học, là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết các khó khăn nảy sinh
trong cuộc sống, trong quá trình tương tác với môi trường xung quanh nhằm hướng
tới việc thúc đảy năng lực cá nhân, tiềm lực gia đình và cộng đồng tự giải quyết vấn
đề của chính mình.
1.2.2. Khái niệm Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang cai
nghiện ma tuý
Qua tham khảo nhận thấy các tài liệu viết về Công tác xã hội đối với người
nghiện ma túy còn ít.Theo bản thân khái niệm về Công tác xã hội đối với người
đang cai nghiện ma túy g m các nội dung sau:
- Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy là khoa học giúp người nghiện
giải quyết các vấn đề trong quan hệ và môi trường xã hội; là khơi dậy tiềm năng của
đối tượng và tôn trọng lắng nghe đối tượng.
- Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy là sử dụng kiến thức và kỹ
năng khoa học giúp cho đối tượng tự tăng sức mạnh nội lực để vươn lên và phát
triển [2].
Từ những phân tích trên có thể đi đến khái niệm về Công tác xã hội đối với
người nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý tại Trung tâm: Công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy tại Trung tâm là việc phối hợp với gia đình, cộng đồng và xã
hội tố chức các hoạt động hỗ trợ người nghiện chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và
lao động trị liệu.
19
1.2.3. Nhiệm vụ Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy đang cai
nghiện ma tuý
1.2.3.1. Hỗ trợ tâm lý, xã hội
Vấn đề cai nghiện đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Việc lựa chọn
phương pháp cai nghiện ma túy nào hiệu quả vẫn luôn là bài toán khó trong công
tác cai nghiện. Bên cạnh đó có nhiều quan điểm cho rằng cai nghiện chỉ cần cắt cơn
là đủ. Đây là quan điểm hết sức sai lầm bởi l cai nghiện ma túy là quá trình bao
g m cả thực hiện cắt cơn và phòng ngừa tái nghiện. Trong giai đoạn cắt cơn ngoài
những biểu hiện về mặt cơ thể như hội chứng cai thì còn có những biểu hiện về mặt
tâm lý của người nghiện, đó là hai phần rất quan trọng trong quá trình cai nghiện
cho người nghiện, nó quyết định đến sự thành công trong suốt quá trình cai nghiện
ma túy từ giai đoạn cắt cơn cho đến phòng chống tái nghiện. Chính vì vậy, bên cạnh
việc nắm rõ được phương pháp cắt cơn cho họ, những người làm trong công tác này
cũng cần có hiểu biết nhất định về tâm lý của người nghiện trong giai đoạn này để
giúp đỡ người nghiện cai nghiện một cách hiệu quả và thành công nhất.
Cắt cơn là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cai nghiện ma túy. Mục đích của
việc cắt cơn là giảm thiểu những hội chứng cai về mặt cơ thể, giúp người nghiện đi
vào tiến trình trị liệu và phục h i tiếp theo của quá trình cai nghiện.
Trong khi đó, cai nghiện ma túy được hiểu là việc ngưng sử dụng hoặc giảm
đáng kể chất ma túy mà người nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất
hiện hội chứng cai và vì vậy người nghiện cần phải được điều trị. Hội chứng cai là
trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt cơn hoặc giảm chất ma túy sử dụng ở người
nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại
ma túy đang sử dụng.
Người nghiện ma túy nhóm OPIATS (g m thuốc phiện, heroin…) trong thời
gian cắt cơn thường có những biểu hiện hội chứng cai như: Cảm giác thèm ma túy
rất cao độ, ngạt mũi, chảy nước mắt, đau cơ hoặc chuột rút, bu n nôn, giãn đ ng tử,
nổi da gà hoặc ớn lạnh, nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp.Trong khi người nghiện
ma túy dạng Amphetamine (ATS) có những hiểu hiện hội chứng cai: Mất ngủ hoặc
20
ngủ lịm và mệt mỏi, chậm chạm hoặc kích động tinh thần vận động, trầm cảm, cảm
giác thèm nhớ ma túy, tăng khẩu vị ăn nhiều hơn lúc bình thường.
Ngoài những biểu hiện của hội chứng cai về mặt cơ thể ra trong giai đoạn cắt
cơn người nghiện thường có một số biểu hiện về mặt tâm lý như sau:
Sự thèm muốn sử dụng ma túy ở họ lên đến đỉnh điểm vì khi cắt cơn người
nghiện s ngưng sử dụng ma túy hoàn toàn dẫn đến xuất hiện hội chứng cai như đã
nói ở trên. Vì sự ngưng dung nạp (sử dụng) ma túy vào cơ thể một cách đột ngột
nên dẫn đến sự thèm nhớ ma túy lên đến đỉnh điểm, họ thay đổi hoàn toàn hành vi,
biến động bất thường ở họ luôn xuất hiện cảm xúc giận giữ, cáu gắt, tội lỗi, mặc
cảm, hoảng hốt, lo lắng…
Tâm lý muốn buông xuôi tất cả, mất niềm tin vào bản thân, không muốn cố
gắng nữa. Một số người trước khi bước vào giai đoạn cắt cơn thường tỏ ra rất
quyết tâm nhưng họ nhanh chóng thay đổi ý định khi phải đối mặt với cơn thèm
nhớ ma túy và các đau đớn của hội chứng cai. Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp với
cán bộ, người thân để tham gia điều trị nhưng khi họ không vượt qua được hội
chứng cai thì s thay đổi ý định không muốn điều trị nữa. Tất cả những điều đó
nếu họ không vượt qua được họ s tìm mọi cách để tìm đến sử dụng lại ma túy, có
thể tự làm đau bản thân, tự tử… để thoát khỏi sự kiểm soát của người khác và khi
biết mình đã tái nghiện trở lại ở họ có thể xuất hiện trạng thái tâm lý muốn bỏ
cuộc, buông xuôi tất cả.
Họ cảm thấy lạc quan, tự mãn, họ v lên nhiều viễn cảnh vì tin là mình đã cai
được nghiện, dễ có nhiều ý nghĩ cường điệu hóa mọi vấn đề, khẳng định mình có
thể chiến thắng được tất cả. Họ cố xóa và chạy trốn cảm giác thèm ma túy trường
diễn, khủng khiếp ám ảnh họ, sợ nhớ lại cảm giác như có ròi bò trong xương, nóng
lạnh bất thường… và khi không thể chịu đựng được cảm giác đó người nghiện s
đưa ra nhiều yêu sách với người thân để đạt được mục đích tiếp tục sử dụng ma túy
của mình. Người thân và bác sĩ cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đó của họ
hay lầm tưởng rằng người nghiện đã cai được nghiện, đáp ứng các yêu cầu của họ
21