Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.38 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO
DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
1. Cơ sở pháp lý
+ Quyết định 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tệ nạn ma túy
đến năm 2010.
Mục tiêu của chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp
nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý và tác hại của tệ nạn ma
tuý để tự phòng, chống, làm giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội;
- Đấu tranh làm giảm tội phạm ma tuý và nguồn cung cấp chất ma tuý;
- Kiềm chế và giảm người nghiện ma tuý;
- Từng bước đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, tạo
môi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của
nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Giảm từ 20 đến 30% số người nghiện ma tuý so với năm 2005, khống
chế tỷ lệ người nghiện ma tuý dưới 0,1% dân số; kiềm chế tốc độ gia tăng người
nghiện mới, giảm tỷ lệ tái nghiện; 100% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư
đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư lành mạnh, không có tệ nạn
ma tuý, phấn đấu đến năm 2010 cả nước có 60% xã, phường, thị trấn không có
tệ nạn ma tuý;
- Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam; xoá
bỏ cơ bản các tổ chức, đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng
trữ và sử dụng trái phép các chất ma tuý; tăng tỷ lệ phát hiện, điều tra, bắt giữ
tội phạm ma tuý ở khu vực biên giới;
- Xoá bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý;


- Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các loại tiền chất,
chất gây nghiện, chất hướng thần.
+ Quyết định bổ sung quyết định số 108/2007/ QĐ-TTG ngày 17 tháng 7 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng
,chống một số bệnh Xã hội ,bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-
2010 .
+ Thông tư liên tịch bộ Lao động –Thương binh và Xã hội số
32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn phong chống
lao,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại trung
tâm Chữa bệnh –Giáo dục –Lao động Xã hội .
Phòng , chống lao ,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường
tình dục (sau đây gọi tắt là STD)
- Đối với Trung tâm
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh lao,
HIV/AIDS và STD thông qua các hình thức như panô, áp phích, tờ rơi, sách
mỏng, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác, hội diễn văn nghệ;
b) Giáo dục về nếp sống văn minh, lành mạnh, ý thức phòng bệnh trong
sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày tại Trung tâm;
c) Giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh lao, HIV/AIDS và STD, bao gồm
kiến thức về nhóm bệnh, nguồn lây, các triệu chứng lâm sàng, biến chứng, cách
phòng tránh bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
d) Giáo dục nâng cao kỹ năng thực hiện các hành vi an toàn về phòng,
chống bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
đ) Giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế về dự phòng bệnh lao,
nhiễm HIV và mắc STD;
g) Xử lý các đồ dùng, chất thải có dính máu, dịch tiết, kể cả đồ dùng
(chăn, ga, gối, đệm...) trước khi cấp cho học viên khác sử dụng theo đúng quy
định của Bộ Y tế.
- Đối với cán bộ của Trung tâm

a) Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh lao, nhiễm HIV và mắc
STD; thường xuyên gần gũi, an ủi, động viên, giúp đỡ họ để họ an tâm chữa trị,
cai nghiện tại Trung tâm;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về giữ bí mật thông tin liên quan
đến phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
c) Tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh lao, HIV và STD
theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
d) Hướng dẫn học viên thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh của
Trung tâm.
- Đối với học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm
Trong thời gian cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm, học viên phải thực
hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh lao, nhiễm HIV và STD cho
bản thân và mọi người như sau:
a) Tích cực rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng bệnh;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh phòng bệnh tại Trung
tâm:
- Giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi;
- Các vật dụng có dính máu, dịch tiết như quần áo, chăn màn, ga, gối...
phải được ngâm nước xà phòng hoặc nước javen 30 phút trước khi giặt;
- Các chất thải có dính máu, dịch tiết như bông, băng vết thương, băng vệ
sinh (đối với phụ nữ)... phải được gom và để vào đúng nơi quy định;
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn, màn, ga,
gối, bàn chải đánh răng, dao cạo râu...;
+ Quyết địnhsố 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc quản lý ,chăm sóc .tư vấn ,điều trị cho người nhiễm
HIV và phòng lây nhiễm tại các cơ sở giáo dục ,trương giáo dưỡng ,cơ sở chữa
bệnh ,cơ sở bảo trợ Xã hội ,trai giam ,trại tạm giam .
Kinh phí thực hiện công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho
người nhiễm HIV và hỗ trợ chi phí mai táng khi họ chết tại các cơ sở được bố
trí:

- Trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp của Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn pháp luật có liên quan;
- Các nguồn đóng góp, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
+ Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính
phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở
quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý.
• Phụ cấp thu hút đặc thù:
a) cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút đặc thù, mức tối thiểu
500.000 đồng/người/tháng.
b) mức phụ cấp thu hút đặc thù cụ thể áp dụng đối với từng trung tâm
(một mức phụ cấp chung cho tất cả cán bộ, viên chức hoặc các mức phụ cấp
khác nhau để ưu tiên cho một số chức danh hoặc nhóm chức danh có chuyên
môn đào tạo phù hợp), do chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương quyết định trên cơ sở những căn cứ sau:
- khả năng ngân sách của địa phương;
- điều kiện làm việc khó khăn gian khổ, tính chất công việc phức tạp,
nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm và rủi ro cao;
- địa bàn làm việc của cán bộ, viên chức tại trung tâm (vùng đồng bằng,
vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn);
- nội dung công việc, chuyên môn, nghiệp vụ cần khuyến khích, động
viên và thu hút cán bộ, viên chức yên tâm làm việc tại trung tâm.
• Phụ cấp ưu đãi y tế:
Phụ cấp ưu đãi y tế gồm 06 mức 70%, 60%, 50%, 40%, 35%, 30% được
thực hiện như sau:
a) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc
(phục vụ, cho ăn, uống thuốc), xét nghiệm đối với người nghiện ma túy, người
bán dâm bị bệnh aids tại các trung tâm có phân khu riêng biệt:

- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iv, được hưởng mức 70%;
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iii, được hưởng mức 60%.
việc phân loại lâm sàng bệnh aids giai đoạn iv, giai đoạn iii thực hiện theo
quy định tại quyết định số 06/2005/qđ-byt ngày 07 tháng 3 năm 2005 của bộ
trưởng bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv.
trường hợp trung tâm chưa phân khu riêng biệt theo giai đoạn lâm sàng
thì thực hiện phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 này.
b) cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (khám, chữa bệnh,
chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, tư vấn phục hồi tâm lý, thay đổi hành vi cho
người nghiện ma túy, người bán dâm bị nhiễm hiv/aids) và cán bộ, viên chức
trực tiếp làm công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma
túy, người bán dâm bị nhiễm hiv/aids (bao gồm cả việc quản lý, điều trị tại bệnh
viện, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, vệ sinh buồng bệnh, vệ
sinh môi trường) tại các trung tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.
c) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám bệnh và chẩn đoán,
xét nghiệm cận lâm sàng trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người
nghiện ma túy (bao gồm cả việc phục hồi sức khỏe, tâm lý, hành vi; tiêm và cấp
phát thuốc) và cán bộ, viên chức trực tiếp phục vụ (trông coi, bảo vệ, vận
chuyển, chăm sóc, cho ăn, uống thuốc, tắm giặt, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh
môi trường và các công việc liên quan khác trong quá trình điều trị cắt cơn, giải
độc cho người nghiện ma túy) tại các trung tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 35%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 30%.
• Phụ cấp ưu đãi giáo dục:
a) phụ cấp ưu đãi giáo dục gồm 02 mức 50% và 40%, được áp dụng đối
với cán bộ, viên chức làm việc tại trung tâm có các điều kiện sau:
- đối với hoạt động dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách
phải tổ chức các lớp học, có trang thiết bị, chương trình, tài liệu; cán bộ, viên

chức được nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
- đối với hoạt động dạy nghề phải tổ chức dạy nghề, có trang thiết bị thực
hành; đảm bảo các điều kiện về môi trường, vệ sinh, an toàn lao động và đăng
ký hoạt động dạy nghề; cán bộ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng theo quy định về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
b) căn cứ điều kiện nêu tại điểm a khoản 3 này, cán bộ, viên chức được
hưởng phụ cấp ưu đãi giáo dục như sau:
cán bộ, viên chức (kể cả hợp đồng thỉnh giảng) được phân công trực tiếp
dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy,
người bán dâm và người nhiễm hiv/aids (bao gồm cả việc duy trì sinh hoạt nội
vụ, theo dõi diễn biến tư tưởng, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật,
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật) tại các khu, đội quản lý hoặc tại trung
tâm và cán bộ, viên chức được phân công dạy nghề cho người nghiện ma túy,
người bán dâm và người nhiễm hiv/aids trong các hoạt động dạy nghề, lao động
sản xuất tại các trung tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.
4
Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý:
Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, không trực tiếp làm chuyên môn
y tế, dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề tại trung
tâm, được hưởng mức phụ cấp ưu đãi như sau:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 25%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 15%.
+ Ngày 3 tháng 6 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Lụât Phòng ,chống ma túy và Nghị quyết số 16/2008/QH12
ngày 03 tháng 6 nă m2008 về việc giải quyết mọt số vấn đề sau khi Nghị quyết số
16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thực hiện thí
điểm Đề án tổ chức quản lý ,dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh , thành phos khác trực

thuộc Trung ương hết hiệu lực thi hành luật sửa đổi ,bổ sung một số điều của
Luật phòng chống ma túy có hiệu lực thi hành từ ngày 01 năm 2008
2 . Mục tiêu
Tăng số người nghiện ma túy được đưa vào các chương trình cai nghiện
và nâng cao chất lượng cai nghiện phục hồi trên cơ sở tăng cường tổ chức đầu
tư ,xã hội hóa công tác cai nghiện nhằm giảm rõ rệt tỷ lệ tái nghiện tiến tới giảm
cơ bản số người nghiện một cách bền vững .
Đầu tư mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và
điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm
HIV trong cộng đồng, góp phần khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới
0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn vào các năm sau.
Tăng cương công tác giáo dục gắn kết chặt chẽ với tái hòa nhập công đồng
cho đối tượng mại dâm ở trung tâm .
Một số chỉ tiêu chủ yếu :
- Năm 2009 ,2010 mỗi năm 40-50% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý được cai nghiện và quản lí sau cai nghiện .
- Giảm tỷ lệ tái nghiện 5- 10% /năm .
- 40% số người nghiện có nhu cầu đươch học nghề .
- 40% số người sau cai nghiện có nhu cầu được tạo việc làm .
3. Nguồn vốn
Kinh phí của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục
- Lao động xã hội gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của cá nhân hoặc gia đình người cai nghiện, chữa trị;
c) Nguồn thu từ kết quả lao động sản xuất;
d) Nguồn viện trợ và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Bảng 1 : Bảng tổng kinh phí giai đoạn 2005-2010
Đơn vị tính: triệu VNĐ

S
TT
NGUỒN VỐN
Tổng 2005-
2010
2005-2007 2008-2010
Vốn NS nhà nước
694.949 331.499 363.450
(Nguồn: Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương đầu tư ,nâng cấp trung tâm giáo
dục - LĐXH (2004 – 2007 )

Bảng 2 . Bảng hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương
Đơn vị: triệu VNĐ
T
T
Tĩnh 4 năm 2004 2005 2006 2007
Tổng số 180.00
0
20.00
0
30.00
0
60.00
0
70.00
0
1
Hà Giang

9.000 3.000 6.000
2
Bắc Cạn
8.000 4.000 4.000
3 Yên Bái 7.000 7.000
4
Thái
Nguyên
7.000 3.000 4.000
5 Phú Thọ 15.000 3.000 6.000 6.000
6 Lai Châu 2.000 2.000
7 Điện Biên 7.000 2.000 5.000
8 Hòa Bình 14.000 4.000 1.000
9 Bắc Giang 18.000 7.000 5.000 6.000

10
Bắc Ninh
11.000 5.000 3.000 3.000
1
1
Hải Phòng
9.000 3.000 6.000
1
2
Hải Dương
7.000 2.000 5.000

13
Hà Nam
15.000 4.000 5.000 6.000

1
4
Thái Bình
10.000 4.000 2.000 3.000 5.000
1
5
Ninh Bình
16.000 2.000 2.000
10.00
0
1
6
Thanh Hóa
2.000 3.000
1 Nghệ An 3.000
7
1
8
Hà Tĩnh
2.000 2.000
2
9
Gia Lai
4.000 4.000
2
0
Đắc Lắc
2.000 2.000 4.000 2.000
2
1

Bình
Phước
6.000 2.000
2
2
An Giang
4.000 2.000
2
3
Trà Vinh
2.000 2.000
Tổng kinh phí hỗ trợ là 18.000 triệu VNĐ được hỗ trợ cho các tỉnh trong 4
năm từ 2004 – 2007 .Có thể nhân thấy rằng kinh phí hỗ trợ tăng qua từng năm,
từ năm 2004 đến năm 2005 tăng 10 tỷ .Năm 2005 là 30 tỷ thì sang năm 2006
tăng vọt lên 60 tỷ .Điều này có thể là do Nhà nước ban hành thêm chính sách hỗ
trợ .Sang năm 2007 tiếp tục tăng thêm 10 tỷ .
4 . Đăc điểm các dự án đầu tư Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hôi .
Các dự án đầu tư vào các trung tâm đều sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là chủ
yếu . Nhưng việc cấp vốn đầu tư xây dựng trung tâm còn thấp, kéo dài thời gian
xây dựng công trình .Nếu vốn giải ngân chậm sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án ,
đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các địa phương gặp khó khăn trong việc hoàn
thiện các Trung tâm .
Việc sử dụng kinh phí đầu tư cho các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục –
Lao động Xã hội chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị dạy nghề, chưa chú trọng
đầu tư vào trang thiết bị chăm sóc y tế, vào đào tạo đội ngũ cán bộ .
Là hoạt động đầu tư phát triển không vì mục đích lợi nhuận . Đó chính là
việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,
thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản

này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực
mới cho nền kinh tế xã hội.
5. Nội dung đầu tư
5.1 Tình hình đầu tư vào mạng lưới Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục –Lao
động Xã hội
a. Về quy mô
Với 90 trung tâm hoạt động: 27 trung tâm khả năng tiếp nhận 1.500 -
2.000 đối tượng, dự kiến năm 2010 có thêm 10 cơ sở, nâng tổng số cơ sở với
quy mô này lên 37 trung tâm; 6 trung tâm khả năng tiếp nhận 1.000 - 1.500 (dự
kiến năm 2010 sẽ tăng 5 Trung tâm quy mô này); 9 trung tâm khả năng tiếp
nhận 500 - 1.000 (dự kiến năm 2010 sẽ tăng 19 Trung tâm quy mô này); 28
trung tâm khả năng tiếp nhận 200 - 500 (dự kiến năm 2010 sẽ giảm 19 Trung
tâm quy mô này); 15 trung tâm khả năng tiếp nhận dưới 200 (dự kiến năm 2010
sẽ chỉ còn 8 Trung tâm).
Hiện nay đang có tình trạng các Trung tâm có quy mô lớn hơn số đối
tượng đang được chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội, song lại nhỏ hơn rất
nhiều so với số đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý. Nguyên nhân do có sự
vướng mắc trong văn bản pháp luật chưa được sửa đổi nên không đưa được số
đối tượng nghiện vào trung tâm.
b. Về hình thức quản lý: Trong 118 Trung tâm, được phân theo hình thức
quản lý như sau:
- Quản lý theo Nghị định 135 bao gồm 96 cơ sở, trong đó:
+ 34 cơ sở quản lý người nghiện ma tuý (trong đó có 4 tỉnh thực hiện quản
lý đối tượng theo Nghị định 135 và Nghị quyết 16: Quảng Ninh, Bình Dương,
Long An, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ 5 cơ sở quản lý người bán dâm (thành phố Hà Nội 01, Hải Phòng 01 và
thành phố Hồ Chí Minh 03).
+ 57 cơ sở quản lý cả người nghiện ma tuý, người bán dâm.
- Quản lý sau cai nghiện hoặc quản lý sau cắt cơn là 22 cơ sở, gồm:
+ 16 cơ sở quản lý sau cai nghiện, trong đó có 7 tỉnh, thành phố có Quyết

định của Thủ tướng Chính phủ.
+ 6 cơ sở quản lý người nghiện ma tuý sau khi cắt cơn tại xã, phường, thị
trấn (tỉnh Nghệ An).
+ Một số Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động xã hội có sự tham gia
của lực lượng công an trong quản lý Trung tâm như làm Giám đốc Trung tâm
(Hải Phòng, Tuyên Quang); trực tiếp cử cán bộ tham gia bảo vệ Trung tâm
(Vĩnh Phúc, Hà Nam...)
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, sau thí điểm quản lý dạy nghề và giải
quyết việc làm cho người sau cai nghiện (theo Nghị quyết 16 của Quốc hội),
đang sắp xếp lại mạng lưới Trung tâm của thành phố để mỗi trung tâm thực hiện
chuyên môn sâu cho từng giai đoạn phù hợp quy trình cai nghiện và quản lý
sau cai nghiện, tương ứng với số lượng đối tượng đang giảm mạnh nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý. Một số Trung tâm chuyển công năng hoặc giao thêm
nhiệm vụ như: Trung tâm Chữa bệnh Phú Văn chuyển thành Trung tâm
GDLĐXH – BTXH (nhận quản lý thêm đối tượng người già cô đơn, trẻ lang
thang, định cư … và tái nghiện); Trung tâm GDDN Thanh thiếu niên II và
Trường GDDN & GQVL Nhị Xuân chuyển thành các đơn vị cai nghiện tự
nguyện; Tổng đội I Thanh niên xung phong dự kiến chuyển sang công tác đào
tạo dịch vụ bảo vệ,… Do vậy, trong thời gian tới sẽ có một số biến động đối với
các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh.

×