Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG DUY

Số TT: 23

Tp. HCM, 01/2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

SVTH

: Nguyễn Trọng Duy


MSSV

: 70600348

GVHD

: ThS. Trần Minh Thƣ

STT

: 23

TP.HCM, 01/2011


Đại Học Quốc Gia TP.HCM
TRƢỜNG ĐH BÁCH KHOA
---------Số : _____/BKĐT

KHOA: Quản lý Công nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

BỘ MÔN: Tiếp thị - Quản lý
HỌ VÀ TÊN:


NGUYỄN TRỌNG DUY

MSSV:

70600348

NGÀNH :

QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LỚP:

QL06BK01

1. Đầu đề luận văn:
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

2. Nhiệm vụ:
Đề tài đƣợc thực hiện với đối tƣơng nghiên cứu là sinh viên Quản Lý Công Nghiệp- Đại học
Bách Khoa với những mục tiêu nhƣ sau:
- Tổng quan mô hình lý thuyết về đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống trong bối cảnh thực
tiễn Việt Nam, và từ đó lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố tác động đến chất lƣợng cuộc sống.
- Lƣợng hóa các yếu tố tác động đến chất lƣợng cuộc sống.
- Thống kê và mô tả trạng thái chất lƣợng cuộc sống hiện tại cùng với các yếu tố tác
động lên chất lƣợng cuộc sống.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:

20/09/2010


4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

04/01/2011

5. Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn:

Phần hƣớng dẫn:

ThS. Trần Minh Thƣ
Nội dung và yêu cầu LVTN đã đƣợc thông qua Khoa
Ngày
tháng
năm 2010
CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Ngƣời duyệt (chấm sơ bộ): ...................................................
Đơn vị: ...................................................................................
Ngày bảo vệ: .........................................................................
Điểm tổng kết: ......................................................................
Nơi lƣu trữ luận văn: ............................................................

100%

NGƢỜI HƢỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. TRẦN MINH THƢ



LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ trực tiếp
cũng như gián tiếp của nhiều thầy cô, bạn bè và gia đình. Vì vậy, tác giả xin dành vài dòng
trước khi bắt đầu luận văn để gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã hỗ trợ và
giúp đỡ.
Trước hết tác giả xin cảm ơn đến cô Trần Minh Thư. Cô đã dành sự hướng dẫn cho
tác giả không chỉ với vai trò của giáo viên hướng dẫn mà còn hơn thế. Cô không chỉ dành
tin thần trách nhiệm cao nhất để hướng dẫn cho tác giả, mà sự tận tâm và vô tư.
Kế đến tác giả xin cảm ơn cô Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, cô Trương Thị Lan Anh, cùng
rất nhiều bạn sinh viên các khóa 2006, 2007, 2008 và 2009 đã trực tiếp hỗ trợ trong việc
thu thập thông tin cho nghiên cứu.
Tác giả cũng dành vài dòng để cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và cũng như
những hi sinh của ba mẹ nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tác giả.
Cuối cùng và cũng không thể thiếu là lời cảm ơn dành cho các tất cả thầy cô đã dày
công dạy dỗ, đã luôn giúp đỡ tác giả trong học tập, tích lũy kiến thức lẫn truyền đạt kinh
nghiệm.
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Trọng Duy

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
“Vƣơn tới trình độ khu vực Đông Nam Á và thế giới" là mục tiêu phấn đấu của Đại
học Bách Khoa cũng nhƣ khoa Quản Lý Công Nghiệp, vì vậy nhiều năm qua trƣờng và
khoa đã chú trọng nhiều đến nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy

nhiên, một trong những nhân tố giữ vai trò không kém phần quan trọng cho “mục tiêu vƣơn
tầm khu vực” là sinh viên (là sản phẩm cuối cùng của quá trình đào tạo), dƣờng nhƣ chƣa
đƣợc nghiên cứu nhiều. Chính vì thế ngƣời nghiên cứu 1đã tìm hiểu về những nghiên cứu đo
lƣờng “chất lƣợng cuộc sống” và các yếu tố ảnh hƣởng đến “chất lƣợng cuộc sống” của sinh
viên với mục tiêu chính để cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản lý giáo dục trong các
quyết định của họ. Loại hình nghiên cứu này không mới mẻ, nhƣng ứng dụng cho đối tƣợng
là sinh viên và trong quản lý trƣờng đại học lại rất mới mẻ và chỉ mới đƣợc thế giới quan
tâm nhiều từ năm 2005 đến nay.
Do nguồn lực tƣơng đối bị giới hạn (tài chính và thời gian eo hẹp) nên nghiên cứu
trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp này chỉ tập trung vào nghiên cứu “chất lƣợng cuộc
sống” và các yếu tố tác động đến “chất lƣợng cuộc sống” của sinh viên đại học hệ chính quy
thuộc khoa QLCN. Chính vì chỉ mới nghiên cứu trên một nhóm rất nhỏ đối tƣợng sinh viên
mà loại đề tài này còn nhiều cơ hội mở rộng nghiên cứu trên những nhóm đối tƣợng khác
nhƣ: các chƣơng trình học khác ngoài hệ đại học chính quy (tiên tiến, liên kết, cao học, …),
cũng nhƣ triển khai cho 10 khoa còn lại thuộc trƣờng Đại học Bách Khoa.
Trong nghiên cứu này, khái niệm “chất lƣợng cuộc sống” đƣợc sử dụng theo định
nghĩa của Tổ chức y tế thế giới là “Nhận thức của một cá nhân về vị trí của mình trong
cuộc sống đặt trong ngữ cảnh của văn hóa và hệ thống giá trị của xã hội mà người đó
đang sống; và trong sự tương quan với những mục tiêu cuộc đời, những kỳ vọng, những
tiêu chuẩn và những mối quan tâm.” (Lƣợc dịch theo WHOQOL group, 1994). Bên cạnh
các yếu tố tác động đến “chất lƣợng cuộc sống” đƣợc ngƣời nghiên cứu kế thừa từ 2 mô
hình WHOQOL-BREF và QCL; ngƣời nghiên cứu đã phát hiện 2 yếu tố mới tác động đến
“chất lƣợng cuộc sống” của đối tƣợng nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính.
Thêm vào đó, tác giả đã thu thập dữ liệu định lƣợng và dữ liệu định lƣợng cũng đã
giúp xác định đƣợc “chất lƣợng cuộc sống” và khẳng định 6 trong tổng số 8 yếu tố trong
mô hình nghiên cứu là có tác động đến chất lƣợng cuộc sống của sinh viên đại học hệ chính
quy thuộc khoa QLCN.

1


Trong tài liệu này “ngƣời nghiên cứu” và “tác giả” đều cùng là một ngƣời, nhƣng đƣợc sử dụng với 2 đại từ
khác nhau để tránh nhàm chán trong hành văn.

ii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn ......................................................................................................................... i
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................. iii
Danh sách bảng biểu ........................................................................................................ vi
Danh sách hình ảnh ........................................................................................................ viii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... ix
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 2
1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 2
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................ 4
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐO LƢỜNG CÁC CHỈ SỐ
XÃ HỘI .............................................................................................................. 5
2.1.1
Cấp độ phân tích................................................................................... 5
2.1.2
Khái niệm về chỉ số khách quan và chỉ số chủ quan trong nghiên cứu

chất lƣợng cuộc sống ............................................................................ 5
2.1.3
Sử dụng một loại chỉ số hay đa dạng các loại chỉ số ........................... 7
2.2 KHÁI NIỆM CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG ..................................................... 8
2.2.1
Các hƣớng tiếp cận lý thuyết................................................................ 8
2.2.2
Nhận định của các chuyên gia ............................................................ 11
2.2.3
Hƣớng tiếp cận phù hợp cho đo lƣờng “chất lƣợng cuộc sống sinh
viên” ................................................................................................... 14
2.3 GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI................... 15
2.3.1
Giới thiệu mô hình WHOQOL-BREF ............................................... 15
2.3.2
Giới thiệu mô hình “Chất lƣợng cuộc sống trong môi trƣờng đại học”
(QCL) ................................................................................................. 16
2.3.3
Thực tế Việt Nam và ý tƣởng kết hợp nghiên cứu WHOQOL-BREF
và QCL trong nghiên cứu chất lƣợng cuộc sống sinh viên đại học hệ
chính quy khoa Quản lý công nghiệp................................................. 17
2.4 TỔNG KẾT CHƢƠNG ..................................................................................... 18
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ .................................................................... 19
3.1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH .......... 19
3.1.1
Đại học quốc gia................................................................................. 19

iii



Đề mục

Trang

3.1.2
Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh ................................................ 21
3.2 KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ................................................................. 24
3.2.1
Sứ mạng.............................................................................................. 24
3.2.2
Giới thiệu chung ................................................................................. 24
3.2.3
Chƣơng trình đào tạo .......................................................................... 26
3.2.4
Vài dòng của sinh viên về khoa quản lý công nghiệp ........................ 28
CHƢƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 29
4.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................ 29
4.1.1
Nghiên cứu tại bàn ............................................................................. 29
4.1.2
Nghiên cứu định tính .......................................................................... 29
4.1.3
Nghiên cứu định lƣợng....................................................................... 30
4.1.4
Trình bày nghiên cứu ......................................................................... 31
4.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......................................................... 31
4.2.1
Thiết kế thảo luận nhóm ..................................................................... 32
4.2.2
Thiết kế nghiên cứu bằng phỏng vấn ................................................. 34

4.2.3
Sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ ............................................................... 35
4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ..................................................... 36
4.3.1
Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 36
4.3.2
Chọn mẫu ........................................................................................... 37
4.3.3
Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo ..................................................... 38
4.3.4
Xử lý dữ liệu ...................................................................................... 39
4.3.5
Phƣơng pháp luận ............................................................................... 40
CHƢƠNG 5 NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................................ 44
5.1 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG44
5.1.1
Thảo luận nhóm.................................................................................. 44
5.1.2
Phỏng vấn chuyên gia ........................................................................ 47
5.1.3
Nghiên cứu định tính qua bảng khảo sát ............................................ 49
5.2 LƢỢNG HÓA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC
SỐNG ............................................................................................................... 50
5.2.1
Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................ 50
5.2.2
Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn của biến quan sát với Skewness
và Kurtosis ......................................................................................... 51
5.2.3
Đánh giá thang đo .............................................................................. 51

5.2.4
Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) ..................................................... 56
5.3 CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ............................................................... 60

iv


Đề mục
5.3.1
5.3.2
5.3.3
5.3.4

Trang
Chất lƣợng cuộc sống của sinh viên chính quy quản lý công nghiệp 60
Giới tính và chất lƣợng cuộc sống ..................................................... 67
Niên khóa và chất lƣợng cuộc sống ................................................... 68
Nơi ở và chất lƣợng cuộc sống........................................................... 68

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 72
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72
6.2 ĐỀ XUẤT HƢỚNG CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH
VIÊN CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP: ............................ 74
6.2.1
Hƣớng cải thiện “mức độ thỏa mãn với bản thân”............................. 74
6.2.2
Hƣớng cải thiện “sự hổ trợ/ủng hộ của gia đình/bạn bè” ................... 75
6.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................... 76
6.4 HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC

SỐNG CỦA SINH VIÊN................................................................................. 76
6.4.1
Vài gợi ý của tác giả cho hƣớng phát triển nghiên cứu tại khoa Quản
Lý Công Nghiệp ................................................................................. 77
6.4.2
Vài gợi ý của tác giả cho hƣớng phát triển tại các khoa khác tại Đại
học Bách Khoa TP.HCM ................................................................... 78

Tài liệu tham khảo
Phụ lục A: danh sách các nhóm thảo luận
Phụ lục B: bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ
Phụ lục C.1: bảng câu hỏi khảo sát định lƣợng
Phụ lục C.2: dánh sách biến và thang đo
Phụ lục D.1: nghiên cứu mô tả
Phụ lục D.2: cronbach’s alpha
Phụ lục D.3: phân tích nhân tố khẳng định (cfa)
Phụ lục D.4: mô hình cấu trúc (sem)
Phụ lục D.5 kiểm định bootstrap
Phụ lục D.6 chất lƣợng cuộc sống
Phụ lục E. Điểm trung bình của từng biến quan sát

v


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Đề mục

Trang

Bảng 1.1 Sinh viên và nhu cầu Ký Túc Xá (KTX) ...........................................................1

Bảng 1.2 Nhu cầu thông tin ...............................................................................................3
Bảng 2.1 Tóm tắt đầu chƣơng 2 ........................................................................................4
Bảng 2.2 So sánh điểm mạnh và điểm yếu của Diener và Suh .........................................6
Bảng 2.3 Thống kê tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam ............................................................7
Bảng 2.4 Phân loại "Sở hữu, yêu thƣơng và tồn tại".......................................................10
Bảng 2.5 Tóm tắt các hƣớng tiếp cận ..............................................................................14
Bảng 3.1 Danh sách các khoa trực thuộc Đai học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh ............21
Bảng 4.1 Thiết kế mẫu trong nghiên cứu sơ bộ ..............................................................35
Bảng 4.2 Cách đặt tên biến trong mã hóa .......................................................................39
Bảng 5.1 Mô tả nhóm thảo luận ......................................................................................44
Bảng 5.2 Kết quả thảo luận nhóm ...................................................................................46
Bảng 5.3 Mô tả nội dung phỏng vấn ...............................................................................48
Bảng 5.4 Kết quả khảo sát sơ bộ bằng bảng câu hỏi .......................................................49
Bảng 5.5 Mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................................50
Bảng 5.6 Hệ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù thể chất" ...........................................51
Bảng 5.7 Hệ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù tâm lý" ..............................................52
Bảng 5.8 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù môi trƣờng" (lần 1) .........................52
Bảng 5.9 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù môi trƣờng" (lần 2) .........................52
Bảng 5.10 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù quan hệ xã hội" .............................52
Bảng 5.11 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù xã hội học đƣờng" .........................52
Bảng 5.12 Chỉ số Cronbach's Alpha của nhóm "Phạm trù" còn lại ................................53
Bảng 5.13 Tiêu chuẩn hội tụ ...........................................................................................54
Bảng 5.14 Kết quả đánh giá mô hình phân tích nhân tố khẳng định ..............................55
Bảng 5.15 Độ tin cậy của nhóm nhân tố sau CFA ..........................................................55
Bảng 5.16 Trọng số hồi quy chƣa chuẩn hóa (SEM 1) ...................................................56
Bảng 5.17 Đánh giá chung về mô hình cấu trúc .............................................................56
Bảng 5.18 R Bình Phƣơng...............................................................................................58
Bảng 5.19 Trọng số hồi quy (Chuẩn hóa) .......................................................................58
Bảng 5.20 So sánh trung bình cảm nhận về chất lƣợng cuộc sống với dữ liệu WHOQOL
Group ...............................................................................................................................61

vi


Đề mục

Trang

Bảng 5.21 Các yếu tố tác động lên chất lƣợng cuộc sống của sinh viên ........................62
Bảng 5.22 Tác động của yếu tố tâm lý ............................................................................64
Bảng 5.23 So sánh các biến tâm lý với chỉ số quốc tế ....................................................65
Bảng 5.24 Tác động của yếu tố Kỹ năng & thái độ ........................................................65
Bảng 5.25 Điểm trung bình của từng biến quan sát thuộc yếu tố đào tạo ......................66
Bảng 5.26 Điểm trung bình của từng biến quan sát thuộc yếu tố xã hội học đƣờng ......66
Bảng 5.27 Tác động của quan hệ xã hội .........................................................................66
Bảng 5.28 So sánh yếu tố quan hệ xã hội với chỉ số của WHOQOL .............................67
Bảng 6.1 Các yếu tố phải cải thiện (Danh sách ƣu tiên 1) ..............................................73
Bảng 6.2 Gợi ý phát triển nghiên cứu tại khoa QLCN....................................................77

Tổng số lượng bảng biểu: 40

vii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Tháp phạm trù cuộc sống ................................................................................. 11
Hình 2.2 Mô hình WHOQOL-BREF .............................................................................. 16

Hình 2.3 Mô hình QCL ................................................................................................... 17
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 18
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Đại học Quốc gia ....................................................................... 20
Hình 3.2 Cơ cấu bộ môn và phòng ban khoa Quản lý công nghiệp ................................ 25
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 30
Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu định tính ........................................................................ 32
Hình 4.3 Những đặc điểm của nhóm thảo luận ............................................................... 33
Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu định lƣợng ....................................................................... 36
Hình 4.5 Quy trình xử lý dữ liệu ..................................................................................... 40
Hình 4.6 Phƣơng pháp luận ............................................................................................. 43
Hình 5.1 Mô hình cấu trúc ............................................................................................... 57
Hình 5.2 Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ................................................................... 60
Hình 5.3 Cảm nhận chất lƣợng cuộc sống của sinh viên quản lý hệ đại học chính quy . 61
Hình 5.4 Đồ thị so sánh phân bổ tỷ lệ phần trăm cảm nhận CLCS................................. 62
Hình 5.5 Các yếu tố tác động lên chất lƣợng cuộc sống của sinh viên ........................... 63
Hình 5.6 Biểu đồ thống kê "tình hình tài chính để theo học đại học của sinh viên" ....... 64
Hình 5.7 Biểu đồ thống kê "tình hình tài chính để theo học ngoại khóa của sinh viên" . 64
Hình 5.8 Chất lƣợng cuộc sống (Giới tính) ..................................................................... 67
Hình 5.9 Chất lƣợng cuộc sống (Niên Khóa) .................................................................. 68
Hình 5.10 Chất lƣợng cuộc sống (Nơi ở) ........................................................................ 69
Hình 5.11 Trung bình chất lƣợng cuộc sống theo nơi ở .................................................. 69
Hình 5.12 Biểu đồ xu hƣớng của các yếu tố tác động đến chất lƣợng cuộc sống của sinh
viên (theo nơi ở) .............................................................................................................. 70
Hình 6.1 Biểu đồ các yếu tố nên cải thiện (Biến đƣợc sắp xếp theo trung bình) ............ 73

Tổng số lượng hình: 25

viii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giải thích ý nghĩa

Chữ viết tắt
1

QLCN

Quản lý công nghiệp

2

ĐHBK

Đại học Bách Khoa

3

CLCS

Chất lƣợng cuộc sống

4

VH-VN

Văn hóa – Văn nghệ

5


WHO

Tổ chức Y tế thế giới

6

WHOQOL Group

Nhóm thực hiện dự án đo lƣờng

7

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

8

KTX

Ký túc xá

ix


CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1


LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Nhà kinh tế học nổi tiếng, Robert Costanza đã từng nói “Chất lƣợng cuộc sống từ
rất lâu đã là một mục tiêu để hình thành chính sách một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu”
(lược dịch). Nói theo một cách khác thì nâng cao chất lƣợng cuộc sống luôn là mục
tiêu của nhân loại. Ông cũng nói thêm, “định nghĩa đầy đủ và đo lƣờng đƣợc chất
lƣợng cuộc sống vẫn là điều khó, nhƣng đó là điều cần và phải nghiên cứu” (lược
dịch).
Trở lại với bối cảnh là xã hội Việt Nam, do sự tập trung các cơ sở giáo dục tại
những thành phố lớn nên có hàng triệu sinh viên phải “di cƣ” đến những thành phố
nhƣ Hà Nội và Hồ Chí Minh để theo đuổi việc học tập. Trong khi những thành phố
nhƣ Hồ Chí Minh và Hà Nội đã từ lâu “nổi tiếng” về tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng,
thì việc các sinh viên đến đây cƣ trú nhất là khi họ phải ở ngoài ký túc xá. Với những
số liệu thống kê mới nhất của vụ đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và trƣờng Đại học
Bách Khoa TP.HCM (ĐHBK) đƣợc thể hiện ở bảng 1.1, có thể thấy đƣợc khả năng
đáp ứng của hệ thống KTX hiện tại là rất thấp so với nhu cầu. Đời sống của sinh viên
càng đáng để quan tâm hơn khi một nghiên cứu khác của Tổng cục thống kê đã chỉ ra
rằng cơ sở hạ tầng và môi trƣờng sống của nhóm đối tƣợng là dân di cƣ hiện không
đảm bảo chất lƣợng cuộc sống.
Bảng 1.1 Sinh viên và nhu cầu Ký Túc Xá (KTX)
TP. Hồ Chí Minh

Đại học Bách Khoa TP. HCM

Tổng số sinh viên

Khoảng 1 triệu

28,141


Sinh viên có nhu cầu KTX

Khoảng 570,000

15,000

Khả năng đáp ứng KTX

Khoảng 63,000

3,456 (2 cơ sở Lý Thƣờng Kiệt và
Linh Trung)

Tỷ lệ nhu cầu đƣợc đáp ứng

Khoảng 11%

23.33%

(Nguồn: Cổng thông tin Vụ đại học)
Chính sự không chắc chắn trong điều kiện sống cộng với “sự thiếu thốn” những
dữ liệu xã hội học về đối tƣợng sinh viên là lý do đã thôi thúc ngƣời nghiên cứu tìm
hiểu về đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống và hình thành đề tài: “Nghiên cứu chất lƣợng
cuộc sống sinh viên đại học hệ chính quy khoa Quản Lý Công Nghiệp trƣờng Đại
học Bách Khoa”.

1



CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện cho nhóm đối tƣợng là sinh viên đại học hệ chính
quy thuộc khoa QLCN với những mục tiêu:
1. Tổng quan mô hình lý thuyết về đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống trong bối cảnh
thực tiễn Việt Nam, và từ đó lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu.
2. Xác định các yếu tố tác động đến chất lƣợng cuộc sống.
3. Lƣợng hóa các yếu tố tác động đến chất lƣợng cuộc sống.
4. Thống kê và mô tả trạng thái chất lƣợng cuộc sống hiện tại cùng với các yếu tố
tác động lên chất lƣợng cuộc sống.
1.3

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 Đối với Ban giám hiệu và những nhà xây dựng chính sách giáo dục thì đây là
một bộ chỉ số cơ bản cần thƣờng xuyên đo lƣờng để đánh giá khách quan và
kiểm soát chất lƣợng cuộc sống của sinh viên nhằm đảm bảo việc học tập và
hơn thế nữa là tăng tính cạnh tranh của sinh viên đƣợc trƣờng đào tạo với
những sinh việc khác.
 Đối với sinh viên là đối tƣợng nghiên cứu thì đây là một cơ hội nhìn lại những
vấn đề trong cuộc sống một cách có hệ thống và từ đó tìm cách làm cuộc sống
của chính bản thân trở nên tốt hơn.
 Đối với ngƣời thực hiện nghiên cứu thì đây là kết tinh của những kiến thức
trong suốt quá trình học tập ở bậc đại học, là cơ hội vận dụng kỹ năng và nhiệt
huyết đóng góp cho xã hội. Thông qua nghiên cứu ngƣời thực hiện hi vọng
đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của giáo dục bậc đại học ở Việt Nam.

1.4


PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do giới hạn trong thời gian và nguồn lực nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi:
 Đối tượng nghiên cứu: là sinh viên chính quy hệ đại học khóa 2006, 2007,
2008 và 2009 khoa Quản Lý Công Nghiệp - Đại học Bách Khoa thành phố Hồ
Chí Minh.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2010 đến tháng 12/2010

1.5

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(Ghi chú: Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương 4 –
Thiết kế nghiên cứu)
Nghiên cứu này gồm 2 bƣớc chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu sâu nhằm
thỏa mãn nhu cầu thông tin đƣợc thể hiện ở bảng 1.2 ở ngay sau.
Nghiên cứu sơ bộ đƣợc tiến hành thông qua nghiên cứu tại bàn (là những cơ sở
lý thuyết & mô hình nghiên cứu đã thực hiện), và các phƣơng thức nghiên cứu khám
phá (định tính) qua thảo luận nhóm, phỏng vấn và bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ.

2


CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
Nghiên cứu sâu hay còn gọi là nghiên cứu định lƣợng thông qua bảng câu hỏi
định lƣợng nhằm lƣợng hóa và nghiên cứu “chất lƣợng cuộc sống” hiện tại cũng nhƣ
các “yếu tố tác động lên chất lƣợng cuộc sống”.

Nguồn


Phƣơng thức thu thập

 Hƣớng tiếp cận lý thuyết
 Mô hình nghiên cứu đi trƣớc

Thứ cấp

Sách & Tạp chí chuyên ngành

 Kiểm tra sự phù hợp của việc
chuyển ngữ và văn hóa trong
việc triển khai mô hình nghiên
cứu
 Các yếu tố mới lạ tác động
đến chất lƣợng cuộc sống

Sơ cấp

Nhu cầu thông tin

 Chất lƣợng cuộc sống hiện
tại
 Các yếu tố nào tác động đến
chất lƣợng cuộc sống

Sơ cấp

Nghiên cứu sâu

Nghiên cứu sơ bộ


Bảng 1.2 Nhu cầu thông tin

3

Thảo luận nhóm + Phỏng vấn chuyên gia

Bảng câu hỏi sơ bộ

Bảng câu hỏi nghiên cứu sâu


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

TÓM TẮT ĐẦU CHƢƠNG
Trong giới hạn hiểu biết của tác giả thì đề tài nghiên cứu về “chất lƣợng cuốc
sống sinh viên” dƣờng nhƣ là một đề tài mới, nên tác giả đã phải đầu tƣ rất nhiều công
sức và thời gian vào tổng hợp cơ sở lý thuyết và triển khai “tổng quan lý thuyết”
thành một trong mục tiêu của đề tài (tƣơng ứng với mục tiêu 1).
Việc “tổng quan lý thuyết” của tác giả đƣợc trình bày trong 3 phần đƣợc tóm tắt
nhƣ bảng 2.1 ngay sau.
Bảng 2.1 Tóm tắt đầu chƣơng 2
Đề mục
1.1 - Một số vấn
đề cần quan tâm
trong đo lƣờng
các chỉ số xã hội


1.2 - Khái niệm
chất lƣợng cuộc
sống
1.3 - Giới thiệu
các mô hình
nghiên cứu trên
thế giới

Diễn giải
Nghiên cứu “Chất lƣợng cuộc sống” có nguồn gốc từ
nghiên cứu “xã hội học” nên có một số khái niệm trong
 “nghiên cứu xã hội học” cần đƣợc làm rõ nhờ đó sẽ tạo
thuận lợi cho việc nắm bắt các cách tiếp cận khái niệm
“chất lƣợng cuộc sống ở phần tiếp theo.
Phần này tổng quan một số cách tiếp cận nổi bật với khái
niệm “Chất lƣợng cuộc sống” & những nhận định của các
 chuyên gia về từng cách tiếp cận.
{Đây là phần quan trọng nhất trong “tổng quan lý thuyết”}
Sau khi đã chọn đƣợc hƣớng tiếp cận phù hợp ở mục 1.2,
tác giả tiếp tục giới thiệu các nghiên cứu đi trƣớc và mô

hình nghiên cứu có đƣợc từ lý thuyết.

4


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐO LƢỜNG CÁC CHỈ SỐ
XÃ HỘI

2.1.1 Cấp độ phân tích
Do xã hội quần thể loài ngƣời tập hợp theo những nhóm quần cƣ phân bố theo
đơn vị hành chính, nên sẽ có những phƣơng thức thu thập thông tin từ chi tiết từng cá
thể cho đến gộp những cá thể có điểm chung thành một đối tƣợng đại điện. Theo Sirgy
(2002), trong đo lƣờng các vấn đề liên quan đến xã hội học và cụ thể là chất lƣợng
cuộc sống thƣờng có 3 cấp độ:
 Cấp độ cá thể.
 Cấp độ trung gian hay còn gọi là cấp độ nhóm (ví dụ nhƣ: gia đình, cộng
đồng).
 Cấp độ vĩ mô (ví dụ nhƣ: quốc gia, hoặc nhóm các quốc gia).

Ứng với mỗi cấp độ sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, vì vậy việc xác định
nghiên cứu ở cấp độ nào là vô cùng quan trọng. Với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên
đại học hệ chính quy thuộc khoa QLCN thì theo tìm hiểu của ngƣời nghiên cứu là
chƣa có nghiên cứu nào về “chất lƣợng cuộc sống” nên khó có cơ sở để phân
nhóm nhằm gộp dữ liệu để nghiên cứu ở các cấp độ cao hơn cấp độ cá thể.
Khi gộp dữ liệu (lựa chọn cấp độ nghiên cứu cao hơn cá thể) sẽ gặp hiện tƣợng
thất thoát thông tin do gộp. Và vì đây là nghiên cứu đầu tiên cho đối tƣợng “sinh viên
đại học chính quy của khoa Quản lý công nghiệp”, cùng với số lƣợng cá thể trong tổng
thể nghiên cứu không nhiều (chỉ khoảng 726); Nên, việc gộp dữ liệu sẽ không giúp tiết
kiệm nhiều chi phí, cũng nhƣ không tăng đƣợc tính khái quát cho tổng thể, nên có thể
nói rằng cấp độ nghiên cứu ở mức cá thể là lựa chọn tối ưu cho nghiên cứu này.

2.1.2 Khái niệm về chỉ số khách quan và chỉ số chủ quan trong nghiên cứu chất
lƣợng cuộc sống
“Chỉ số khách quan” là từ do tác giả lƣợc dịch từ một khái niệm tiếng Anh
“objective indicator”. Những “chỉ số khách quan” đƣợc dùng để nói đến “những chỉ

số có ý nghĩa thống kê mô tả về những điều kiện thực tế và những hành vi rõ ràng
có thể nhìn thấy được như: tiêu chuẩn sống, thu nhập cá nhân, tình trạng sức khỏe
(nhịp tim, huyết áp, chiều cao, …)”.
“Chỉ số chủ quan” trong tiếng Anh là “subjective indicator” đại diện cho
những thái độ và quan điểm như: sự thỏa mãn, sự hạnh phúc. (Allardt, 1993).
Khi những “chỉ số khách quan” đƣợc sử dụng trong nghiên cứu, ngƣời đƣợc
phỏng vấn sẽ nhận đƣợc những câu hỏi yêu cầu đƣa ra những mô tả rõ ràng và dễ hiểu
về hoàn cảnh hoặc tình trạng hiện tại nhƣ: “Thu nhập hiện tại là bao nhiêu?”, hay là
“trình độ học vấn cao nhất của bạn hiện tại là?”. Trong khi đó, nếu nhà nghiên cứu
sử dụng những “chỉ số chủ quan” thì thay vì đƣa ra những trả lời mang tính miêu tả
5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
cao, ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ nhận đƣợc những câu hỏi yêu cầu đƣa ra những đánh
giá về hoàn cảnh hay tình trạng đó nhƣ: tốt/xấu, thỏa mãn/không thỏa mãn. Nhà
nghiên cứu sẽ có xu hƣớng sử dụng những “chỉ số chủ quan” khi nghiên cứu những
điều con ngƣời muốn, trong khi muốn tìm hiểu con ngƣời cần gì họ sẽ có xu hƣớng sử
dụng “những chỉ số khách quan”.
Năm 1999, Diener và Suh đã giới thiệu và trình bày so sánh về 2 loại chỉ số và
đƣợc các học giả cho là một nghiên cứu xuất sắc về điểm mạnh và điểm yếu trong sử
dụng 2 loại chỉ số này (Barbara Beham, 2006). Tác giả đã lƣợc dịch sự so sánh này và
trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2 So sánh điểm mạnh và điểm yếu của Diener và Suh

Khách
quan

Chủ quan


Điểm mạnh

Điểm yếu

 Dễ dàng định nghĩa và lƣợng
hóa mà không cần đến nhận
thức của cá nhân.
 Tiện lợi cho việc so sánh giữa
các quốc gia, lãnh thổ và thời
gian.
 Thƣờng phản ánh những lý
tƣởng của xã hội.
 Thu thập đƣợc chất lƣợng của
xã hội mà khó ƣớc lƣợng bằng
những chỉ số kinh tế.

 Trong nhiều tình huống khả
năng dẫn đến sai lầm cao khi
việc báo cáo là ép buộc hoặc
ngƣời trả lời không hợp tác.
 Những quyết định chủ quan
trong lúc chọn biến đo lƣờng và
biến trọng số.
 Không phản ánh chính xác mức
độ hạnh phúc của con ngƣời
(“economic fallacy”)
 Không cùng thang đo và không
phù hợp cho so sánh.

 Nắm bắt đƣợc những trải  Không phải tất cả mọi ngƣời trả

lời đều có giá trị hiệu lực và
nghiệm/kinh nghiệm mà con
chính xác.
ngƣời cho là quan trọng.
 Có sẵn những công cụ đo lƣờng
thích hợp.
 Dễ sửa đổi trong những nghiên
cứu tiếp sau.
 Dễ dàng so sánh giữa những
phạm trù khác nhau mà những
chỉ số khách quan thƣờng gặp
phải tình trạng khác đơn vị.

(Nguồn: Diener và Suh, 1999)

6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.3 Sử dụng một loại chỉ số hay đa dạng các loại chỉ số
Việc sử dụng chỉ số nào trong 2 chỉ số trên hoặc sử dụng cả 2 là vấn đề đƣợc
tranh luận khá nhiều trong giới đo lƣờng các chỉ số xã hội. Theo Diener và Suh (1999)
thì mỗi chỉ số đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, nên việc kết hợp sử dụng
cả những chỉ số khách quan và cả những chỉ số chủ quan có thể cung cấp những góc
nhìn thay thế cho nhau và bổ sung thông tin về “chất lƣợng xã hội” chứ không chỉ là
“Chất lượng cuộc sống” của từng cá thể.
Tuy nhiên, theo thời gian thì thực tế đã cho thấy việc sử dụng “chỉ số chủ quan”
dƣờng nhƣ đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn nhất là trong các nghiên cứu
mang tính khám phá, do yếu tố phù hợp cho việc quản trị và ra các quyết định quản
trị (EU, 2004). Điều này tƣơng đối dễ hiểu, bởi nguồn gốc của “Chất lượng cuộc

sống” là “con ngƣời” thông qua mối tƣơng quan “vật chất” và “ý thức”. Mối tƣơng
quan này có thể đƣợc hình dung là vòng lặp vô tận nhƣng có xu hƣớng đi lên hay còn
gọi là “sự phát triển”. Trong mối tƣơng quan này, “vật chất” có trƣớc và quyết định
hay xây dựng lên “ý thức”; tuy nhiên, qua thời gian “ý thức” phát triển và tác động lại
“vật chất” (Marxism). Vì vòng lặp là vô tận nên khái niệm “tiêu chuẩn” trong “Chất
lượng cuộc sống” chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian “ngắn” (trong 1 vòng
của sự tƣơng tác “vật chất” và “ý thức”). Chính vì thế các nhà xây dựng chính sách của
Khối Thịnh Vƣợng Chung Châu Âu (gọi tắc là EU) tỏ ra đặc biệt quan tâm đến các chỉ
số chủ quan vì nó thể hiện cái con ngƣời thật sự muốn. Và từ những điều con ngƣời
muốn các nhà xây dựng chính sách ở EU nên ra các “mục tiêu phấn đấu không ngừng”
(do nó không cụ thể bằng những chỉ số khách quan). Một ví dụ khác cho sự “mau lỗi
thời” của các chỉ số khách quan là khái niệm “chuẩn nghèo” (xem bảng 2.2) liên quan
đến chỉ số khách quan là thu nhập cá nhân.
Bảng 2.3 Thống kê tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam

Chuẩn nghèo ở Việt Nam

2006

2007

2008

< 240,000 VNĐ

< 260,000 VNĐ

< 300,000 VNĐ

(Nguồn: Website Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.)

Đây cũng là một trong những quyết định quan trọng nhất trƣớc khi tiến hành thiết
kế nghiên cứu các chỉ số xã hội hay cụ thể là “Chất lượng cuộc sống”. Vì đây là quyết
định dựa trên 2 yếu tố là: “nguồn lực” và “chất lƣợng” của nghiên cứu. Bên cạnh đó
cần chú ý rằng khi sử dụng nhiều loại chỉ số đƣợc trong duy nhất một nghiên cứu,
ngƣời nghiên cứu buộc phải kéo dài thời gian trả lời phỏng vấn của ngƣời đƣợc phỏng
vấn khiến cho xuất hiện những ảnh hƣởng tinh thần khiến cho phần trả lời không đúng
với thực tế dẫn đến sai lệch toàn bộ kết quả nghiên cứu.
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu uy tín trong ngành nhƣ Sirgy (2002),
Mark Rapley (2003) thì mỗi nghiên cứu tốt nhất chỉ nên sử dụng một loại chỉ số
và để tạo đƣợc hiệu ứng đa chỉ số, có thể kết hợp nhiều nghiên cứu cùng lúc hoặc tiến

7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
hành nghiên cứu trƣớc và sau sẽ đem lại kết quả “chân thật” hơn. Allardt (1993) cũng
có nhận xét tƣơng tự khi đƣa ra đề xuất kết hợp sử dụng cả chỉ số khách quan và chỉ số
chủ quan trong nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống”. Và nhiều nghiên cứu uy tín khác
cũng thực hiện theo duy nhất một loại chỉ số nhƣ: WHOQOL, QCL, Quality of work
life, …

Thêm vào đó ở Đài Loan một nghiên cứu về “chất lƣợng cuộc sống” ở 23 lĩnh
vực khác nhau chỉ ra rằng trong lĩnh vực Giáo Dục sử dụng chỉ số chủ quan là có mức
độ ý nghĩa cao (theo tạp chí Social Indicators Series, số 42).
Với những thuận lợi và khó khăn nhƣ đã đƣợc nêu lên bởi các học giả nhƣ trên,
cùng với nguồn lực giới hạn và mục tiêu của nghiên cứu (không có mục tiêu khái quát
hóa cho cả tất cả sinh viên) thì việc chỉ sử dụng duy nhất một loại chỉ số chủ quan
đã giúp đạt đƣợc mục tiêu và có phần cho hiệu quả cao hơn khi tránh khỏi những sai
lệch do sử dụng chỉ số khách quan trong mẫu nhỏ.


2.2

KHÁI NIỆM CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG

Đo lƣờng “Chất lượng cuộc sống” là một trong những đề tài hấp dẫn đƣợc nhiều
học giả quan tâm. Tuy nhiên sự hiểu biết của nhân loại trong khoa học xã hội và các
công cụ đo lƣờng hiện có còn hạn chế, mà chƣa có một định nghĩa “Chất lượng cuộc
sống” nào đƣợc tất cả các học giả đồng thuận. Bởi lẽ, mỗi cách tiếp cận khác nhau với
khái niệm này có những ƣu và nhƣợc điểm khác nhau trong mỗi mục đích sử dụng. Vì
vậy trƣớc khi tiến hành nghiên cứu cần lựa chọn một cách tiếp cận với khái niệm
“Chất lượng cuộc sống” một cách phù hợp nhất.
Phần này sẽ đƣợc trình bày theo 2 nội dung:
 Nội dung 1: Liệt kê và giải thích các hƣớng tiếp cận lý thuyết.
 Nội dung 2: Đƣa ra nhận định của tác giả và giải trình hƣớng tiếp cận
đƣợc lựa chọn trong đề tài nghiên cứu này.
2.2.1 Các hƣớng tiếp cận lý thuyết
2.2.1.1 Mức sống
Hƣớng tiếp cận theo mức sống rất phổ biến trong giai đoạn đầu của đo lƣờng
“Chất lượng cuộc sống”. Nghiên cứu tiêu biểu đƣợc thực hiện theo hƣớng tiếp cận
này là ở Thụy Điển năm 1960 về sự sung túc của dân chúng. Cách tiếp cận theo mức
sống định nghĩa “Chất lượng cuộc sống” là một phạm trù được điều khiển bởi những
nguồn lực như tiền tài, của cải, kiến thức, năng lượng thể chất và trí tuệ, những mối
quan hệ xã hội và sự an ninh. Hƣớng tiếp cận này chú trọng nhiều đến các yếu tố
điều kiện môi trƣờng sống khách quan. Một cá thể đƣợc nhận thức nhƣ một con ngƣời
năng động sẽ sử dụng những nguồn lực trên để theo đuổi và thỏa mãn nhƣng nhu cầu
và sở thích cơ bản (Erickson 1974, 1993; Erickson, Aberg và Goldthope 1987).

8



CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1.2 Năng lực tiếp cận
Trong thời gian gần đây, Sen (1993), ngƣời đƣợc trao Nobel trong kinh tế đã
định nghĩa khái niệm “Chất lượng cuộc sống” là một phạm trù chỉ năng lực của một
cá nhân có thể đạt được những chức năng có giá trị. Năng lực được định nghĩa là
khả năng hoặc tiềm năng của một cá nhân thực hiện công việc, nói theo cách
chuyên môn hơn là khả năng đạt được một chức năng nhất định. Trong khi một vài
chức năng rất cơ bản (nhƣ duy trì sức khỏe tốt), thì một số khác phức tạp hơn (nhƣ đạt
đƣợc sự tự trọng hoặc hội nhập vào xã hội). Hoàn toàn trái ngƣợc với cách tiếp cận
mức sống là tập trung vào “có – having”, cách tiếp cận của Sen hoàn toàn tập trung
vào trạng thái “tồn tại - being” và cơ hội “thực hiện – doing” (Cobb, 2000). Cách tiếp
cận dựa vào năng lực của Sen cung cấp khung lý thuyết cho việc phát triển Chỉ số phát
triển con ngƣời (HDI) và những báo cáo đƣợc công bố bởi chƣơng trình phát triển con
ngƣời của tổ chức Liên hiệp quốc.

2.2.1.3 Tiếp cận theo phân loại của Allardt (Sở hữu - Having, Yêu thương - Loving
và Tồn tại – Being)
Nhƣ là một lời đáp trả với trƣờng phái mức sống của ngƣời Thụy Điển, Allardt
(1993) đề suất một cách tiếp cận lý thuyết đầy đủ hơn và bao hàm hơn dựa trên
những nhu cầu cơ bản và chắc chắn của những cá thể. Với cách tiếp cận của ông,
con người đạt được “Chất lượng cuộc sống” khi thỏa mãn được 3 tập hợp nhu cầu
cơ bản gồm:
1. “Sở hữu – having”: Tổ hợp nhu cầu này ám chỉ những điều kiện vật chất cần
thiết để sinh tồn và tránh khỏi muộn phiền (Gồm: Thu nhập, nhà cửa, công việc,
điều kiện làm việc, sức khỏe, giáo dục)
2. “Yêu thương – loving”: Đƣợc định nghĩa là nhu cầu có những mối quan hệ với
những ngƣời khác và hình thành nhân dạng xã hội (Gồm: liên hệ với công đồng
địa phƣơng, gia đình, tình bạn, quyền thành viên của những hiệp hội và tổ chức)
3. “Tồn tại – being”: là nhu cầu hội nhập vào xã hội và sống hòa hợp với tự nhiên
(Gồm: tham gia vào hoạt động chính trị, những hoạt động thƣ giãn, tham gia

vào những công việc có ý nghĩa, cơ hội thƣởng thức thiên nhiên, tham gia ra
quyết định).
Allardt (1993) đặc biệt chú trọng đến sự quan trọng của cả những ƣớc lƣợng chủ
thể (subjective) và đo lƣờng khách quan (objective) những điều kiện bên ngoài tác
động đến “Chất lượng cuộc sống” (xem bảng 2.3).

9


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bảng 2.4 Phân loại "Sở hữu, yêu thƣơng và tồn tại"
Những chỉ số khách quan
(Objective indicators)

Những chỉ số chủ thể
(Subjective indicators)

“Sở hữu – having”

1. Những đo lường khách quan về
mức sống và điều kiện môi
trường.

4. Cảm giác chủ quan thỏa
mãn/không thỏa mãn với
điều kiện sống.

“Yêu thƣơng –
loving”


2. Những đo lường khách quan về
các mối quan hệ với những
người khác.

5. Cảm giác chủ quan hạnh
phúc/không hạnh phúc về
mối quan hệ xã hội.

“Tồn tại – being”

3. Những đo lường khách quan về
mối quan hệ của con người với
xã hội và tự nhiên.

6. Cảm giác chủ quan về sự
bất hòa/phát triển con
người.

(Nguồn: Allardt, 1993)

2.2.1.4 Những phạm trù của cuộc sống
Những kinh nghiệm trong quá trình sống sẽ tác động lên cuộc sống của mỗi
ngƣời, và có thể đƣợc phân chia thành những lĩnh vực, lớp hoặc những phạm trù
(Sirgy, 2002). Mỗi một cá nhân sẽ có những trải nghiệm cuộc sống riêng biệt liên quan
đến giáo dục, gia đình, sức khỏe, công việc, bạn bè, … Lance và các đồng nghiệp của
mình đã xác định đƣợc 11 phạm trù của cuộc sống gồm: Sức khỏe, tài chính, gia đình,
công việc đƣợc trả lƣơng, tình bạn, nhà cửa, những ngƣời cùng sống, hoạt động tái tạo
(thƣ giãn), tôn giáo, đi lại – di chuyển, và giáo dục vào năm 1995. Mỗi phạm trù của
cuộc sống này sẽ đƣợc đào sâu và chia nhỏ trở thành những sự kiện trong cuộc sống.
Trong trí nhớ của mỗi con ngƣời, những phạm trù của cuộc sống này đƣợc tổ chức

theo mô hình chung mà trong đó cuộc sống bị chi phối bởi những phạm trù của này.
“Tháp những phạm trù cuộc sống của mỗi cá nhân” là sự tập hợp những sự
kiện do ký ức phản chiếu hay dội lại tương ứng với những phạm trù của cuộc sống
nổi bậc khác nhau đối với cá nhân đó. Đối với một số ngƣời phạm trù của về công
việc hay sự nghiệp là phạm trù quan trọng nhất, trong khi một số khác thì phạm trù
cuộc sống gia đình mới là quan trọng nhất đối với họ (Sirgy 2002).

10


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cuộc
sống
Những phạm trù của
cuộc sống (Gia đình,
công việc, thư giãn,
...)
Nhiều sự kiện trong một Những
phạm trù của cuộc sống

Hình 2.1 Tháp phạm trù cuộc sống
(Nguồn: The psychology of quality of life, Sirgy 2002)
2.2.2 Nhận định của các chuyên gia
2.2.2.1 Nhận định về hướng tiếp cận theo Mức sống
Một vài vấn đề đã đƣợc các học giả bình luận liên quan đến hƣớng tiếp cận này,
trong đó vấn đề quan trọng nhất chính là việc nhấn mạnh vào các yếu tố nguồn lực
khách quan, dẫn đến trong thực tế các nghiên cứu bị lệch về phía “điều kiện vật chất
khách quan” (cái chúng ta có - having). Các học giả đặc biệt phê phán việc lựa chọn
các chỉ số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của ngƣời Thụy Điển năm 1960. Kết quả

là những chỉ số đƣợc lựa chọn chỉ đem lại những giá trị miêu tả, thay vì đại diện
đánh giá chung về chất lƣợng cuộc sống (Ysander 1993).
Thêm vào nữa là định nghĩa chất lƣợng cuộc sống ở đây không đạt đƣợc tính đa
dạng trong phong cách sống (Bliss 1993) và tính cách (Lane 1996). Ví dụ nhƣ
những cá nhân không có cá tính hám lợi sẽ dễ dàng đƣợc thỏa mãn cá nhân hơn những
ngƣời bị điều khiển bởi công việc và tích lũy tài sản. Nhiều nghiên cứu trong thời gian
dài về sự thỏa mãn trong cuộc sống và hạnh phúc đã chỉ ra rằng sự hạnh phúc của con
ngƣời không gia tăng theo GDP hoặc thu nhập (Diener, 2000l; Myers, 2000).
Quan điểm của người nghiên cứu:
Cách tiếp cận theo “Mức sống” thể hiện sự lệch rõ ràng khi chỉ sử dụng các “chỉ số
khách quan” trong khi theo thời gian các nhà khoa học đã chứng minh được rằng
nhiều phạm trù con người mong muốn không thể đo lường bằng “những chỉ số khách
quan” như đã đề cập ở trên. Vì vậy, người nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận này
không phù hợp để trở thành cơ sở cho nghiên cứu này, mà chỉ sử dụng để tham
khảo một vài chỉ số khách quan để đưa vào nghiên cứu.

11


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.2.2 Nhận định về hướng tiếp cận theo Năng lực tiếp cận
Những khó khăn đối với cách tiếp cận này là cách thức đo lƣờng. Trong khi
một vài yếu tố chức năng nhƣ là kỳ vọng hoặc trình độ học vấn tƣơng đối dễ đo lƣờng,
thì những chức năng phức tạp nhƣ là sự tự trọng hoặc tham gia vào đời sống chính trịxã hội rất khó nắm bắt. Thêm vào đó, nhiều năng lực có thể không dễ để đánh giá
nếu ngƣời ta cho rằng những khả năng đó không đƣợc cho phép bởi văn hóa, kinh tế,
chính trị, và công nghệ (Gaertner, 1993). Một yếu tố nữa cũng đƣợc các học giả tranh
luận là khái niệm của Sen không không bao gồm thái độ, cảm xúc và thống nhất các
khía cạnh của con ngƣời nhƣ một thể thống nhất (Lane, 1996). Bên cạnh đó,
những yếu tố nhƣ tâm lý và môi trƣờng cũng đƣợc chứng minh là có tác động nhiều
đến quá trình học tập, nhƣng lại không đƣợc nghiên cứu khi tiếp cận theo hƣớng

“năng lực” (Myers, 2000).
Quan điểm của người nghiên cứu:
Đây là cách tiếp cận tương đối phức tạp mà khi sử dụng người nghiên cứu phải thỏa
mãn 2 điều kiện:
1.
Khẳng định được những “tổ hợp chức năng cần thiết” trong học tập và
sống ở giai đoạn tham gia vào bậc học đại học của đời người. Theo tìm hiểu
của người nghiên cứu thì “Tổ hợp chức năng” này hiện chưa được nghiên cứu.
2.
Nhưng quan trọng nhất là nghiên cứu sẽ tồn tại một lỗ hỏng rất khó khắc
phục là bỏ qua các yếu tố như: môi trường, tính cách, cảm xúc, … Trong khi
mục tiêu của đề tài là tìm một phương thức tương đối hoàn chỉnh (vì trọn vẹn
tất cả yếu tố là một điều quá lý tưởng, mà ngay cả đối với những nghiên cứu
lớn cũng chưa thể “tuyên bố” là thể hiện trọn vẹn “Chất lượng cuộc sống” của
con người).
Chính vì những điểm yếu trên (đặc biệt là điểm yếu số 2) mà dù rằng người nghiên
cứu nhận thấy hướng tiếp cận theo “Năng lực tiếp cận” là rất thú vị và sẽ hỗ trợ nhiều
cho việc xây dựng chương trình đào tạo. Nhưng có lẽ nó không thật sự phù hợp cho
nghiên cứu về “Chất lượng cuộc sống” của con người nói chung mà thích hợp cho
một nghiên cứu để cung cấp thông tin cho xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo
nhiều hơn. Chính vì thế người nghiên cứu quyết định không đi theo hướng tiếp cận
này do tính độc đáo của hướng tiếp cận này với tất cả những hướng tiếp cận còn lại.
2.2.2.3 Nhận định của người nghiên cứu về hướng tiếp cận theo phân loại Having,
Loving, và Being
Trong nghiên cứu “Life satisfaction in enlarged Europe” đƣợc tiến hành năm
2004 trên diện rộng ở tất cả các nƣớc trong Liên minh Châu Âu đã sử dụng hƣớng tiếp
cận của Allardt (1993) để triển khai định nghĩa “Chất lượng cuộc sống” có nhận định
rất khách quan về hƣớng tiếp cận này nhƣ sau: Đây là cách tiếp cận cung cấp một
góc nhìn cân đối về cuộc sống. Chính vì yếu tố cân đối vừa là điểm mạnh cũng chính
là điểm yếu tùy thuộc vào nhóm đối tƣợng và mục đích sử dụng nghiên cứu. Tuy

nhiên, để tiếp cận theo hƣớng này cần một nguồn lực và sự nỗ lực “khổng lồ” cho
nghiên cứu (cho dù nghiên cứu ở bất cứ quy mô nào) (Barbara Beham, 2006).
12


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Quan điểm của người nghiên cứu:
Với bối cảnh của nghiên cứu này, đối tƣợng nghiên cứu là một nhóm cá thể (sinh viên)
có nhu cầu đặc biệt so với những nhóm đối tƣợng thông thƣờng. Sinh viên là những
ngƣời đang trong giai đoạn trƣởng thành và đang có nhu cầu trang bị tri thức cao để
chuẩn bị cho việc gia nhập vào thị trƣờng lao động đòi hỏi tri thức và cạnh tranh cao.
Vì vậy đòi hỏi phải phân tích sâu vào quá trình học tập của sinh viên, nhƣng điều này
sẽ bị hạn chế bởi cách tiếp cận của Allardt (1993). Chính vì vậy ngƣời nghiên cứu
quyết định sẽ vận dụng có cân nhắc việc sử dụng cả 2 loại chỉ số khách quan và chủ
quan trong nghiên cứu, tuy nhiên ngƣời nghiên cứu sẽ không sử dụng cách tiếp cận
này vì không cho phép đào sâu vào các khía cạnh đào tạo và giáo dục.

2.2.2.4 Nhận định của người nghiên cứu về hướng tiếp cận theo những phạm trù
của cuộc sống
Khái niệm những phạm trù của cuộc sống rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu xã
hội học và y tế công cộng, do việc nắm bắt đƣợc những điều mà con ngƣời ta đang tìm
kiếm và phấn đấu đạt đƣợc trong cuộc sống sẽ giúp nâng cao sự hạnh phúc chủ thể,
còn gọi là sự thỏa mãn cuộc sống (Barbara Beham, 2006).

Quan điểm của người nghiên cứu:
Theo ngƣời nghiên cứu thì đây hiện là cách tiếp cận phổ biến nhất đƣợc sử dụng
vì nó cho phép nhìn chất lƣợng cuộc sống theo những phạm trù tách bạch nhất và cũng
chính sự tách bạch này cho phép ngƣời hoạch định chính sách cũng nhƣ nhà quản lý
đƣa ra những quyết định trực tiếp và từng phạm trù nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc

sống của đối tƣợng theo cách rất trực tiếp. Cũng không nằm ngoài khuynh hƣớng
chung của các hƣớng tiếp cận “Chất lượng cuộc sống”, lý thuyết này cũng tồn tại
nhƣợc điểm đó là chỉ dựa trên duy nhất chỉ số chủ quan (do phạm trù cuộc sống đƣợc
định nghĩa từ sự phản ánh trạng thái suy nghĩ tƣ duy của con ngƣời). Tuy nhiên, nhƣợc
điểm này thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu khỏa lấp bằng giải thích nhƣ sau: Nếu tiến
hành trƣớc một nghiên cứu chỉ sử dụng các chỉ số chủ quan sẽ cho phép chúng ta nhận
diện những phạm trù nào, những sự kiện nào có dấu hiệu “bất thƣờng” dựa vào cảm
nhận của ngƣời đƣợc phỏng vấn; để rồi sau đó chúng ta sẽ thực hiện một nghiên cứu
lƣợng hóa sâu hơn vào những bất thƣờng này thông qua mô tả bằng dữ liệu khách
quan cộng với những chỉ số chủ quan phân tích sâu.
Chính vì những lý do trên cũng như để đảm bảo hiệu quả của nghiên cứu (đã
trình bày ở phần 2.1.3), cùng với tham vọng mở đường cho những nghiên cứu về
sau ở đơn vị mà người nghiên cứu quyết định lựa chọn cách tiếp cận bằng “những
phạm trù cuộc sống” để tìm hiểu "CLCS của sinh viên chính quy khoa QLCN".

13


×