Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây dựng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.25 KB, 92 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền
kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành xây dựng cơ bản thu hút gần 30% tổng số vốn
đầu tư của cả nước. Với nguồn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của
ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên qui mô lớn. Vấn đề đặt ra ở đây
là quản lý vốn tốt, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi
công, giảm chi phí giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với quan hệ
hàng hoá - tiền tệ, là một phương pháp quản lý kinh tế, đồng thời là một yếu tố
khách quan. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ
chế thị trường thì hoạt động kinh doanh phải có lãi, lấy thu nhập để bù đắp chi phí.
Song trên thực tế, tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn tương đối cao do
chưa quản lý tốt chi phí sản xuất. Vì thế, ngoài vấn đề quan tâm ký được các hợp
đồng xây dựng, doanh nghiệp còn quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất đến
mức cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp trong quá trình kinh doanh, tất
nhiên doanh nghiệp phải thông qua công tác kế toán - một công cụ có hiệu quả nhất
trong quản lý kinh tế. Trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong
doanh nghiệp xây dựng. Nếu tổ chức các vấn đề khác tốt mà thiếu đi việc tổ chức
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp khoa học, hợp
lý thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể đạt hiệu quả cao được.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp xây dựng.
Trong các doanh nghiệp xây dựng thì đối tượng tính giá thành chính là các
công trình, hạng mục công trình vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu chất
lượng quan trọng trong kinh doanh, qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được trình độ
quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quản lý tốt giá thành
sản phẩm xây lắp nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh là
nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng. Bởi vậy giá thành sản phẩm
xây lắp và lợi nhuận là các chỉ tiêu có quan hệ xây dựng, tỷ lệ nghịch với nhau, ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ
phần Lắp máy điện nước – xây dựng 2, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú,
anh chị trong phòng Kế toán của Công ty, kết hợp với kiến thức đã học ở trường,
em đã đi sâu tìm hiểu thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở đơn vị và chọn đề
1


tài “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây dựng 2 ’’ làm khóa luận tốt nghiệp .
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây dựng 2.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và biện pháp đề xuất về kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Lắp
máy điện nước – xây dựng 2.
Trong quá trình thực hiện khoá luận của mình, em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo PGS.TS Đinh Thị Mai và phòng kế toán
công ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây dựng 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn./.

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN QUỲNH TRANG

2


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP.
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XÂY LẮP TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM.
1.1.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp trong ngành xây dựng.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng sản
xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó làm tăng
sức mạnh về kinh tế, tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội. Một quốc gia có cơ sở hạ
tầng vững chắc thì quốc gia đó mới có điều kiện phát triển. Như vậy, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng bao giờ cũng phát triển trước một bước so với các ngành khác.
Cơ sở hạ tầng vững chắc thì xây dựng là một ngành không thể thiếu được,
cho nên một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quĩ tích luỹ nói riêng
với vốn đầu tư nước ngoài nằm trong xây dựng cơ bản. Có thể quan niệm sản phẩm
xây lắp là:
Một là: Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình ... có đủ
điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng.
Hai là: Sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp,
thời gian xây dựng dài và có giá trị lớn, sản phẩm mang tính cố định, nơi sản xuất
ra sản phẩm đồng thời là nơi sản phẩm hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy tác
dụng.
Mỗi công trình khoa học được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có
giá trị dự toán riêng tạo một thời điểm nhất định. Đặc biệt sản phẩm xây dựng
mang nhiều ý nghĩa tổng hợp về mọi mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật, mỹ thuật.
Vì các loại sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản thường rất lớn, mất nhiều
thời gian để hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Vì vậy để phù hợp với yêu cầu
của công việc thanh toán, quyết toán về tài chính thì kế toán cần phải phân biệt giữa
sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm trung gian là các công việc xây dựng các giai đoạn, các đợt xây

dựng đã hoàn thành bàn giao. Còn sản phẩm cuối cùng là các công trình hoàn chỉnh
có thể đưa vào sử dụng.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính đặc thù cao nên nó cũng ảnh
hưởng đến việc tổ chức sản xuất. Đó là :
3


- Sản phẩm xây lắp là sản phẩm thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa
điểm và giai đoạn xây dựng. Chính vì vậy, việc quản lý công trình và tổ chức sản
xuất gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hòi các nhà xây dựng phải lựa chọn các hình
thức tổ chức sản xuất, quản lý linh hoạt và quan trọng là:
- Do chu kỳ sản xuất xây dựng các công trình thường kéo dài làm cho vốn bị
ứ đọng, nên các nhà xây dựng luôn phải chú ý đến nhân tố thời gian khi chọn các
phương án.
- Quá trình sản xuất xây dựng phức tạp đòi hỏi các nhà tổ chức xây dựng
phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, phải phối hợp chặt chẽ giữa
các tổ chức xây dựng tổng thầu hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ.
- Các công trình tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết khí
hậu, gây khó khăn cho việc thi công và dự trữ vật liệu. Điều này đòi hỏi các nhà tổ
chức xây dựng phải lập tiến độ thi công và áp dụng cơ giới hoá một cách hợp lý.
1.1.3. Yêu cầu của công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
Do đặc điểm của xây dựng và sản phẩm xây dựng rất riêng nên việc quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản khó khăn phức tạp hơn một số ngành khác. Vì vậy trong
quá trình quản lý đầu tư xây dựng phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Phải tạo ra những sản phẩm xây lắp được thị trường chấp nhận cả về giá cả,
chất lượng, đáp ứng được mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất từ các nguồn đầu tư trong và
ngoài nước.

- Xây dựng phải đúng theo qui hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý thẩm mỹ,
xây dựng đúng tiến độ đạt chất lượng cao.
Thực tế trong nhiều năm qua xây dựng cơ bản là một ngành làm thất thoát
một phần không nhỏ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Nguyên nhân cơ bản là do
quản lý vốn đầu tư chưa được chặt chẽ.
Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu
thầu, giao nhận thầu xây dựng. Doanh nghiệp muốn trúng thầu một công trình phải
xây dựng một giá thầu hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở xác định mức đơn
giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành trên cơ sở giá thị trường và bản thân
doanh nghiệp. Giá trúng thầu không vượt quá giá tổng dự toán được duyệt. Mặt
khác phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
Để thực hiện tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường
công tác quản lý kinh tế đặc biệt là quản lý về tập hợp chi phí sản xuất được thể
4


hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự kế toán chi phí sản xuất, phân loại
chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể là:
- Hạch toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi
phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể, qua đó thường xuyên so
sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt hoặc hụt
dự toán để đánh giá và xác định kết quả kinh doanh.
- Theo quy định, các khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất của sản
phẩm xây lắp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là công trình, hạng mục công trình hoặc
các giai đoạn của hạng mục. Vì vậy phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo
từng giai đoạn của hạng mục công trình hoặc theo từng công trình, hạng mục công
trình.
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Việc giảm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa rất
lớn đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện hiện tại
của doanh nghiệp và thoả mãn mọi yêu cầu quản lý đặt ra hết sức cần thiết. Cụ thể:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tổ chức sản
xuất ở doanh nghiệp, đồng thời xác định đúng đối tượng tính giá thành.
- Kiểm tra đối chiếu thường xuyên việc thực hiện các chi phí vật tư, nhân
công máy thi công và các dự toán chi phí khác. Từ đó đưa ra các biện pháp ngăn
chặn kịp thời.
- Tình giá thành sản phẩm xây lắp chính xác kịp thời theo đúng khoản mục
giá thành.
- Việc kiểm tra thực hiện hạ giá thành theo từng khoản mục chi phí của các
hạng mục công trình. Từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm một cách
liên tục.
- Xác định đúng đắn, bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây
lắp hoàn thành.
- Kiểm tra định kỳ và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc
qui định. Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ở từng công
trình, bộ phận thi công... và lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp một cách kịp thời.

5


1.1.5. Ý nghĩa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Nó cung cấp các số liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp
thời phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước chặt chẽ và hiệu quả hơn.

1.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.2.1. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp.
Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất của ngành
xây lắp là quá trình tiêu hao các yếu tố lao động và lao động vật hoá để tạo nên giá
trị sử dụng của các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong điều
kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị, gọi là chi
phí sản xuất.
Tương tự như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi
phí về lao động sống và lao động phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành
nên giá thành của sản phẩm xây lắp.
Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm trên cần phân biệt giữa chi phí và chi
tiêu. Đây là hai hai niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong các doanh nghiệp xây lắp ngoài hoạt động sản xuất chung ra còn có
các hoạt động sản xuất phụ trợ khác. Do đó, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
gồm: Chi phí trong xây lắp và chi phí ngoài xây lắp.
Chi phí trong xây lắp là những chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp của
doanh nghiệp. Chi phí ngoài xây lắp là những chi phí phát sinh ngoài lĩnh vực xây
dựng như sản xuất phụ, công tác vận chuyển và các dịch vụ khác. Trong đó chi phí
trong xây lắp là chủ yếu.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp xây dựng
Việc quản lý sản xuất, chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệu tổng
hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo
từng công trình, hạng mục công trình theo từng thời điểm nhất định. Do vậy, việc
phân loại chi phí sản xuất là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lý cũng như công
tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách
chính xác. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm 4 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật
liệu phụ dùng trực tiếp vào việc xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
6



- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí tiền lương, phụ cấp lương phải
trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, lắp đặt các công trình và công nhân phục vụ
thi công các công trình (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi
mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trường). Khoản mục
này không bao gồm các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây
lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng
máy thi công để xây dựng, lắp đặt công trình. Khoản mục này không bao gồm các
khoản trích theo tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho quá trình
sản xuất thi công ở tổ đội xây dựng hoặc xí nghiệp xây dựng ngoại trừ chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Loại chi phí này bao gồm:
 Chi phí nhân viên quản lý đội, công trình (tiền lương và các khoản trích
theo lương phải trả cho công nhân viên quản lý đội sản xuất, tiền ăn ca...)
 Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ (ván khuôn, giàn giáo,
dụng cụ bảo hộ lao động...)
 Chi phí về khấu hao máy móc thiết bị.
 Chi phí dịch vụ thuê ngoài.
 Chi phí bằng tiền khác.
Như vậy, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho
từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể, nhưng chúng
luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất
phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp.
1.2.3. Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến
khối lượng xây lắp đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm xây lắp là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất
lượng hoạt động sản xuất, quản lý của doanh nghiệp, kết quả của sử dụng các loại
vật tư, tài sản trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà
doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều
nhất với chi phí thấp nhất. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định
hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

7


1.2.3.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp.
Do đặc điểm riêng biệt của các sản phẩm xây lắp nên giá thành được chia
làm các loại sau:
- Giá thành dự toán xây lắp: Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo định
mức va khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp.
Sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, thời gian thi công dài, mang tính đơn
chiếc... nếu mỗi công trình, hạng mục công trình đều có giá dự toán riêng. Giá
thành dự toán của công trình, hạng mục công trình là giá thành công tác xây lắp
được xác định trên khối lượng thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đơn
giá XDCB do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng giá cả thị trường.
Do đó căn cứ vào giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình ta
có thể xác định được giá thành dự toán như sau:
Giá thành
Dự toán

=

Chi phí trực tiếp

+


Chi phí chung

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên giá thành dự toán công tác xây lắp
mang tính chất xã hội, nó phán ánh trình độ tổ chức kỹ thuật nói chung của toàn xã
hội vì cơ sở để xác định là khối lượng từ thiết kế được duyệt, cả định mức dự toán
và đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành. Thông qua tổng dự toán công tác xây lắp
chúng ta có thể đánh giá được thành tích của doanh nghiệp. Nó là hạn mức chi phí
cao nhất mà doanh nghiệp có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn phấn đấu
hạ định mức thực tế. Giá thành dự toán công tác xây lắp là căn cứ để kế hoạch hoá
giá thành công tác xây lắp và vạch ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm
đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành công tác xây lắp được giao.
Trong điều kiện hiện nay, để thi công xây lắp một công trình thì các đơn vị
xây dựng được tham gia đấu thầu. Đơn vị thắng thầu là đơn vị xây dựng giá đấu
thầu công tác xây lắp hợp lý, đảm bảo chất lượng thi công công trình. Do vậy, trong
giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình còn có 2 loại giá thành
là:
+ Giá thành đấu thầu công tác xây lắp: Giá thành đấu thầu công tác xây lắp
được hình thành từ cơ chế quản lý bằng cách đấu thầu trong xây dựng. Đây cũng là
một loại giá thành dự toán công tác xây lắp do chủ đầu từ đưa ra để các tổ chức xây
lắp căn cứ vào đó mà tình toán Giá thành dự thầu công tác xây lắp của mình. Nếu
như thấy giá thành của mình bằng hoặc thấp hơn giá thành do chủ thầu đưa ra thì sẽ
tham gia đấu thầu thi công xây lắp công trình.
8


+ Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: Giá thành hợp đồng là một loại giá
thành dự toán công tác xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và
tổ chức xây lắp sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu. Đây cũng là giá thành của tổ
chức xây lắp thắng thầu trong khi đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp

đồng giao thầu (giá thành dự thầu công tác xây lắp của tổ chức xây lắp trúng thầu).
- Giá thành kế hoạch công tác xây lắp: Là chỉ tiêu giá thành được xác định
trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch công tác xây lắp được xác định theo công thức (tính cho
từng công trình, hạng mục công trình):
Giá thành
kế hoạch

=

Giá thành
dự toán

-

Mức hạ
giá thành dự toán

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp khác với giá thành dự toán xây lắp là
được lập ra không dựa vào định mức dự toán mà dựa vào những định mức chi phí
nội bộ của tổ chức xây lắp hoặc của công trình. Về nguyên tắc, định mức nội bộ
này phải tiên tiến hơn định mức dự toán. Vì vậy giá thành kế hoạch công tác xây
lắp chỉ được bằng hoặc nhỏ hơn giá thành hợp đồng nên giá thành kế hoạch là cơ
sở để phấn đấu hạ giá thành công tác xây lắp trong giai đoạn kế hoạch. Điều này
phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp xây lắp.
- Giá thành thực tế công tác xây lắp: Là chỉ tiêu giá thành được xác định
sau khi công trình hoàn thành dựa trên các chi phí sản xuất phát sinh thực tế.
- Giá thành sản phẩm xây lắp còn được xác định theo phạm vi phát sinh chi
phí, bao gồm 2 chỉ tiêu:
+ Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu giá thành được xác định trên cơ sở các chi

phí sản xuất phát sinh trong phạm vi tổ đội sản xuất, xí nghiệp xây lắp.
+ Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu giá thành được xác định trong phạm vi toàn
doanh nghiệp bao gồm giá thành sản xuất và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành.
CP bán hàng, CP QLDN
Giá thành
Giá thành
=
+
phân bổ cho các khối
toàn bộ
Sản xuất
lượng xây lắp hoàn thành.
Giá thành
SP Hoàn thành

=

CP SXDD
Đầu kỳ

+

9

CP SX
Phát sinh
trong kỳ

-


CP SX
Dở dang
cuối kỳ


1.2.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm xây lắp.
1.2.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.
Đối với ngành xây dựng cơ bản đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành, bộ
phận thi công.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường căn cứ vào:
- Địa điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí.
- Đặc điểm qui trình công nghệ (giản đơn hay phức tạp)
- Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trên thực tế, các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức tập
hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu tổ
chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
1.2.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Đối tượng tính giá thành các loại sản phẩm, lao vụ, công vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị. Công việc tính giá
thành là xác định giá thành thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoàn
thành.
Xác định khối lượng tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công
tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp và có ý nghĩa quan trọng
trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp. Bộ phận kế toán giá thành
phải cân đối, xem xét tổng thể các căn cứ sau để xác định khối lượng tính giá thành
cho phù hợp.
- Cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm qui trình công nghệ.

- Đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm sử dụng của các sản phẩm.
- Dựa vào yêu cầu hạch toán kế toán, hạch toán nội bộ doanh nghiệp và yêu
cầu xác định hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm.
Khả năng và trình độ quản lý của của doanh nghiệp nói chung và khả năng
của cán bộ hạch toán nói riêng.
Trong các doanh nghiệp xây dựng, đối tượng tính giá thành thường phù hợp
với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công
trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. Trong trường hợp các doanh
nghiệp xây lắp có tổ chức thêm các phân xưởng sản xuất phụ (sản xuất vật liệu...)
thì đối tượng tính giá thành là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ
cung cấp.
10


1.2.4.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá
thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được
hợp lý, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm
lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành sẩn phẩm của kế toán.
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm riêng
của ngành xây dựng cơ bản nên kỳ tính giá thành trong xây dựng cơ bản thường là:
- Đối với các loại sản phẩm mà được sản xuất liên tục, cung cấp cho những
đối tượng khác liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như: gạch, ngói, vôi... thì kỳ tính giá
thành thương là 1 tháng.
- Đối với những sản phẩm, đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài,
công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc được coi là hoàn thành
trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành thực

tế của đơn đặt hàng đó.
- Với những công trình, hạng mục công trình thì kỳ tính giá thành là thời
gian mà sản phẩm xây lắp được coi là hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao
thanh toán cho chủ đầu tư.
- Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn, chỉ khi nào
có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn
giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó.
- Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian
thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử
dụng thì từng phần việc xây lắp đặt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, theo thiết kế kỹ
thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp
xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao.
Ngoài ra với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp... thì kỳ
tính giá thành của doanh nghiệp có thể được xác định là hàng quí, vào thời điểm
cuối quí.
1.2.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Đối với doanh nghiệp xây lắp chỉ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.5.1. Tài khoản sử dụng.
- Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Phản ánh các chi phí
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng,
11


lắp đặt các công trình và được mở chi tiết theo từng đối tượng (công trình, hạng
mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng).
- Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Phản ánh các khoản thù lao
động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi
công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp
và công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trường). Tài khoản 622 cũng được mở
chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc… Không

hạch toán vào tài khoản 622 các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính
theo tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp mà phản ánh vào tài khoản 627
“Chi phí sản xuất chung”.
- Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”: Tài khoản này dùng để
tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt
đông xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết
hợp bằng máy. Không hạch toán vào tài khoản 623 các khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN tính theo tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công mà
phản ánh vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản 623 có kết cấu, nội dung như sau:
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh.
+ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công; Kết chuyển
hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công
trình.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 tài khoản cấp
2:
+ Tài khoản 6231: “Chi phí nhân công”
+ Tài khoản 6232: “Chi phí vật liệu”
+ Tài khoản 6233: “Chi phí dụng cụ sản xuất”
+ Tài khoản 6234: “Chi phí khấu hao máy thi công”
+ Tài khoản 6237: “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ Tài khoản 6238: “Chi phí bằng tiền khác”.
- Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này phán ánh những
chi phí phục vụ xây lắp tại các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp xây lắp. Đây là những chi phí phát sinh trong từng bộ phận, từng đội sản
xây lắp ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp (bao
gồm cả phần trích các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tiền lương phải trả
cho toàn bộ công nhân từng bộ phận, từng đội).
12



Tài khoản này có thể mở chi tiết theo từng công trình, từng đội thi công,
từng bộ phận và cũng được mở đồng thời các khoản cấp 2 để theo dõi chi phí sản
xuất chung theo yếu tố chi phí sản xuất. Trong đó:
+ Tài khoản 6271: “Chi phí nhân viên”
+ Tài khoản 6272: “Chi phí vật liệu”
+ Tài khoản 6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất”
+ Tài khoản 6274: “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
+ Tài khoản 6277: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+Tài khoản 6278: “Chi phí bằng tiền khác”.
- Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản này
được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
xây lắp, sản phẩm công nghiệp, lao vụ dịch vụ khác trong các doanh nghiệp kinh
doanh xây lắp. Tài khoản này được mở cho từng công trình, hạng mục công trình,
… và có kết cấu tương tự như các doanh nghiệp khác. Tài khoản 154 có 4 TK cấp
2:
+ Tài khoản 1541 “Xây lắp”: Phản ánh chi phí và giá thành sản xuất sản
phẩm.
+ Tài khoản 1542 “Sản phẩm khác”: Phản ánh chi phí và giá thành sản xuất
sản phẩm khác như các loại sản phẩm, cấu kiện xây lắp…
+ Tài khoản 1543 “Dịch vụ”: Phản ánh chi phí và giá thành dịch vụ.
+ Tài khoản 1544 “Chi phí bảo hành xây lắp”: Phản ánh chi phí bảo hành
công trình xây dựng, lắp đặt.
1.2.5.2. Kế toán chi phí sản xuất:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu dùng cho máy thi công) dùng
trực tiếp cho việc lắp đặt, xây dựng các công trình, hạng mục công trình. Nguyên
vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công
trình, hạng mục công trình đó. Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ
cho từng công trinh, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao, theo khối lượng

thực hiện. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải tính theo giá trị thực tế khi xuất sử
dụng (không bao gồm thuế GTGT).
Yêu cầu của việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hạch toán trực
tiếp chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành. Trong trường
hợp không thể hạch toán trực tiếp chi phí này vào giá thành sản phẩm thì phải lựa
chọn các tiêu chuẩn phân bổ phù hợp theo công thức:
13


Cn =

C
x Tn
T

Trong đó:
Cn: Chi phí phân bổ cho đối tượng n
C: tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T: tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
Tn: tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được qui nạp trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất khác nhau trong thời kỳ tiến hành phân bổ.

Tổng CP
NVLTT phải
phân bổ
trong kỳ

=


Giá trị
thực tế
của các loại
NVLTT đã
xuất trong kỳ

-

Giá trị phế
liệu thu hồi
(nếu có)

-

Trị giá VNL
Dùng không
hết cuối kỳ

Tiêu chuẩn phân bổ cần lựa chọn thích hợp như đối tượng với vật liệu chính
thường phân bổ theo định mức tiêu hao phí hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành,
với vật liệu phụ thông thường thì phân bổ theo khối lượng sản phẩm xây lắp đã
hoàn thành.

14


Sơ đồ 1.1
TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP


TK 152

TK 621

TK 154

Tập hợp chi phí NVLTT
TK 111,112,331
NVL mua SD ngay
cho SXKD

Kết chuyển hoặc phân bổ chi
phí NVLTT để tính giá thành

TK 133

Phế liệu thu hồi, VL không dùng hết nhập kho

- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ chi phí về tiền lương và các
khoản phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp thuộc danh sách do doanh nghiệp
quản lý, tiền công phải trả cho lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc
TK 334
TK 622
TK 154
cụ thể chi tiết theo từng đối tượng. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo từng
hạng mục công trình, giai đoạn công việc...
Tiền lương phải trả CNV

K/c chi phí NCTT để


tính giá thành sản phẩm

Sơ đồ 1.2.
TK 335
TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Trích trước tiền lương nghỉ
phép cho CNV sản xuất
15


- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí là những chi phí sử dụng xe,
máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp của đơn vị.

TK 111,334

TK 154

TK 623

Tiền lương phải trả công
nhân điều khiển máy

K/c chi phí
sản xuất đã tập hợp

TK 152,153,141,111
Xuất NVL và dụng cụ


Sơ đồ 1.3.

TK 214SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Chi phí KHTSCĐ

TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Bằng tiền khác
TK 133
16

Thuế GTGT được
khấu trừ (nếu có)


- Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp còn bao gồm các khoản
trích theo tiền lương và tiền ăn ca của công nhân sản xuất, công nhân điều khiển,
phục vụ máy thi công, chi phí đi vay vốn vào giá trị tài sản dở dang, chi phí sửa
chữa và bảo hành công trình xây lắp. Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp
theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp xây dựng nếu có nhiều
phân xưởng sản xuất, nhiều đội thi công thì chi phí sản xuất chung của đội thi công
nào được kết chuyển và tính giá thành sản phẩm xây lắp của đội thi công đó.
Trường hợp đội công trình trong kỳ thi công nhiều công trình, hạng mục công trình
thì cần phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đó cho công trình, hạng mục
công trình có liên quan theo một tiêu thức phân bổ nhất định như phân bổ theo từng
loại chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp...) và mỗi
một loại chi phí có thể lại có những tiêu thức phân bổ khác nhau.
+ Chi phí khấu hao có thể phân bổ theo giờ máy hoạt động
+ Chi phí thuê ngoài như tiền điện sẽ được phân bổ theo giờ máy hoạt động

và công suất thiết bị...

17


Sơ đồ 1.4.
TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
TK 334,338

TK 627

TK 154

Chi phí nhân viên
đội công trình
TK 152,153(142)
Chi phí vật liệu
công cụ, dụng cụ
TK 214

Kết chuyển hoặc
phân bổ CPSXC

Chi phí KHTSCĐ

để tính giá thành
sản phẩm

TK 331,141
Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 111,112, 331

Chi phí khác bằng tiền
- Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo

phương pháp kê khai thường xuyên:
TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được mở chi tiết theo từng
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp xây lắp thì thông thường có
thể mở chi tiết theo từng đội sản xuất, từng công trình xây dựng, từng công trình
hoặc hạng mục công trình...
Cuối kỳ, các chi phí sản xuất này tập hợp ở TK621, TK622, TK 623, TK627
sẽ được kết chuyển sang TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp trong kỳ.
Sơ đồ 1.5.

18


TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
TK 621

TK 154

TK 138,152,153,155
Giá trị VL lại nhập kho
giá trị sản phẩm
hỏng không sửa
chữa được


SDK:XXX
Kết chuyển CPNVLTT
TK 622

TK 632

Kết chuyển CPNCTT
Giá thành khối lượng
xây lắp
hoàn thành bàn giao

TK 627
Kết chuyển CPSX chung

SCK:XXX
1.2.6. Đánh giá sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp

Sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng có thể là các công
trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở
dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán, xác định chi phí sản xuất trong
kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định. Để đánh giá
sản phẩm làm dở chính xác, trước hết ta phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng
công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ và xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của
khối lượng sản phẩm so với khối lượng xây lắp hoàn thành theo qui ước ở từng giai
đoạn thi công để xác định được khối lượng công tác xây lắp dở dang, phát hiện
được những tổn thất trong quá trình thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối
lượng xây lắp dở dang ảnh hưởng lớn đển việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính
giá thành có chính xác hay không.
Việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm xây

dựng rất khó do sản phẩm xây dựng có đặc điểm là kết cấu phức tạp. Vì vậy khi
đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ
phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở
dang một cách chính xác. Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm đã được tổng hợp
được kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở.
Các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng một trong các phương pháp
đánh giá sản phẩm làm dở sau:
1.2.6.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán:
19


CP thực
tế của
khối
lượng
xây lắp
DD CK

=

CP thực tế của
KLXLDD ĐK
CPKLXL hoàn
thành bàn giao
trong kỳ

+

CP thực tế
KLXL

CPKLXL DD
cuối kỳ
theo dự toán

+

x

CPXLDD
cuối kỳ theo
dự toán

1.2.6.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành
tương đương.
Việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt thường sử dụng chủ yếu là
phương pháp này. Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở
dang cuối kỳ được xác định như sau:
CP thực tế của
CP thực tế lắp đặt
CP theo dự
KLXLDD ĐK
+ thực hiện trong kỳ
CP thực
toán XLDD
CPKLXLHT bàn +
CP theo dự toán
tế của
đã tính đổi
giao trong kỳ
XLDDCK qui đổi X

KLXLD =
theo
sản
theo sản lượng
DCK
lượng HTTĐ
HTTĐ
1.2.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp kỹ thuật sử dụng số
liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính tổng giá thành sản xuất
sản phẩm đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định.
Tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, qui trình công nghệ sản xuất và đối tượng
tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
1.2.7.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành
phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ
báo cáo, qui trình công nghệ sản xuất giản đơn và ổn định. Theo phương pháp này,
tất cả các chi phí được tập hợp từ khi khởi công cho đến khi hoàn chỉnh là giá thành
thực tế của công trình đó.
Trường hợp công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng công tác hoàn
thành bàn giao là:
Giá thành thực tế = Chi phí thực tế +
Chi phí
Chi phí thực
của KLXLTT
PS trong kỳ
thực tế dở
tế dở dang
20



bàn giao
dang đầu kỳ
1.2.7.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

cuối kỳ

Giá thành định
Chênh lệch
Chênh lệch
=
mức của
thay đổi
do thoát ly
SPXL
định mức
định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhận thầu công trình
theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tương tính giá thành
theo từng đơn đặt hàng. Chu kỳ sản xuất của đơn đặt hàng thường dài, kỳ tính giá
thành phải hợp với chu kỳ sản xuất. Chỉ khi nào đơn đặt hàng sản xuất xong thì mới
tính giá thành. Hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng
đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết để ghivào bảng tính giá thành có liên quan.
Sau khi xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán chỉ cần cộng chi phí sản xuất
đã tập hợp được ở bảng tính giá thành thì sẽ tính được giá thành của đơn vị đặt
hàng
1.2.7.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thoả mãn điều kiện:
- Tính được giá thành định mức trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện
hành và đơn giá dự toán ở thời điểm hiện hành.

- Vạch ra một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực
hiện.
- Vạch ra các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó.
Trên cơ sở đó giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được tính.
1.3. HÌNH THỨC SỔ SÁCH
Căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ tài chính quy định, mỗi doanh nghiệp
chỉ được lựa chọn và sử dụng một hệ thống sổ theo một hình thức sổ kế toán trong
một kỳ kế toán năm. Căn cứ vào hình thức sổ kế toán đã lựa chọn, doanh nghiệp
phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, đảm bảo khả năng
đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được cụ
thể hóa các sổ kế toán đã chọn nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý.
- Hình thức kế toán Nhật ký chung: Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán
nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ
nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó
lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để chuyển ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
Hình thức kế toán nhật ký chung sử dụng các sổ kế toán chủ yếu:
+ Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt
Giá thành thực tế
của SPXL

21


+ Sổ cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán
tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” đó là đặc điểm cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ.
Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số
hiệu trong từng năm hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ)
và có chứng từ kế toán đính kèm. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các
loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái: Đặc điểm của hình thức nhật ký – sổ
cái đó là chứng từ gốc được ghi trực tiếp vào sổ kế toán tổng hợp (sổ nhật ký – sổ
cái). Sổ kế toán tổng hợp duy nhất. Sổ nhật ký – sổ cái là sổ tổng hợp dùng phản
ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa
theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Hàng ngày, căn cứ chứng từ đã được
kiểm tra hợp lệ, kế toán định khoản rồi ghi trực tiếp vào nhật ký - sổ cái. Những
nghiệp vụ kinh tế cần phải hạch toán chi tiết, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để
ghi vào sổ chi tiết có liên quan. Cuối kỳ, căn cứ số liệu ở nhật ký sổ cái và các bảng
tổng hợp chi tiết tiến hành lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái gồm các sổ kế toán sau:
+ Sổ nhật ký – sổ cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ: Đặc điểm của hình thức kế toán
Nhật ký – chứng từ đó là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ
gốc đều được phân loại, hệ thống hóa để ghi vào bên có của các tài khoản trên các
sổ nhật ký – chứng từ kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài
khoản đối ứng nợ, cuối kỳ tổng hợp số liệu từ nhật ký – chứng từ để ghi vào sổ cái
các tài khoản. Kết hợp ghi sổ theo thời gian với ghi sổ theo hệ thống để ghi vào một
loại sổ kế toán tổng hợp là các sổ nhật ký – chứng từ. Kết hợp kế toán tổng hợp và
kế toán chi tiết, đồng thời trên cùng một mẫu sổ và trong cùng một thời gian. Sử

22


dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài
chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký chứng từ
+ Bảng kê
+ Sổ cái
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, từ chứng
từ gốc, thông qua màn hình nhập liệu kế toán sẽ nhập số liệu chi tiết vào máy, khi
kế toán thao tác các nút lệnh trên màn hình máy tính, phần mềm kế toán được thiết
kế sẽ tự động xử lý số liệu và chuyển tới các sổ tổng hợp, các sổ chi tiết , sổ cái các
tài khoản, bảng cân đối số phát sinh và chuyển vào các báo cáo tài chính. Đối với
kế toán trên máy sau khi khóa sổ kế toán phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành
quyển, đóng dấu giáp lai, ký xác nhận cho từng kỳ kế toán năm, đưa vào bảo quản
lưu trữ theo quy định giống như sổ kế toán thủ công.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP
MÁY ĐIỆN NƯỚC – XÂY DỰNG 2.
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP
MÁY ĐIỆN NƯỚC – XÂY DỰNG 2.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.
Xí nghiệp lắp máy điện nước – xây dựng được thành lập từ Đội điện máy
100 thuộc công ty kiến trúc khu Nam Hà Nội từ ngày 15/11/1975. Xí nghiệp lắp
máy điện nước ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, cơ chế bao cấp mang
23



dấu ấn nặng nề. Đây cũng là thời kỳ có những công trình mà tên tuổi của nó còn
mãi như : Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, nhà máy sợi Tây
Đức…Những công trình này cũng đã góp phần vào quá trình xây dựng đất nước
sau chiến tranh.
Những năm đầu của thập kỷ 80, Xí nghiệp đã kịp thời đáp ứng được đòi hỏi
của thời kỳ mới, thời kỳ chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường. Đây
cũng là thời kỳ Xí nghiệp đã xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa không đơn
thuần về mặt kinh tế mà còn cả trên phương diện ngoại giao như: Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Tham tán kinh tế Liên Xô, Khu kinh tế kỹ thuật đa ngành của Liên Xô, cung
Văn hoá Hữu nghị lao động Việt Xô, đài phát thanh Đông Dương…Nhà nước đã
tặng thưỏng Huân chương lao động hạng 2 theo QĐ số 777/KT/HĐNN ngày
16/11/1985. Trong năm 1985, đội Điện nước 2 thuộc Xí nghiệp lắp máy điện nước
cũng đã được Hội đồng nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 cho
thành tích xuất sắc trong sản xuất và công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Đến tháng 10/1992, Bộ xây dựng đã quyết định hợp nhất 2 xí nghiệp : Xí
nghiệp Lắp máy điện nước và Xí nghiệp Xây dựng phát triển nhà mà trong đó nòng
cốt là Xí nghiệp Lắp máy điện nước thành Công ty Lắp máy điện nước và Xây
dựng. Sự hợp nhất này đã đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn đổi mới nền kinh tế
đất nước, Thời kỳ này Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động
hạng Nhất theo QĐ số 04/KT/CT ngày 05/01/1999. Từ năm 1997 đến nay Công ty
luôn được Bộ Xây dựng xếp hạng Doanh nghiệp hạng I.
Năm 2000, Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng là Công ty đầu tiên
trong lĩnh vực xây lắp mạnh dạn mở đầu bước đi lịch sử, chuyển sang một mô hình
Doanh nghiệp mới - Công ty Cổ Phần. Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây
dựng chuyển đổi từ đó. Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây dựng 2 là đơn
vị trực thuộc của Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước – xây dựng. Công ty có con
dấu riêng, tài khoản riêng, thực hiện các nhiệm vụ thi công, xây lắp… Những công

trình tiêu biểu gắn với thời kỳ mới này là: Dự án Khu Đô Thị Mới Phường Xuân
Hoà - Thị Xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, Khu Dân cư Phước An - Long Thọ Huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai, Nhà ở cao tầng Nhân Chính, D5 Cầu
Giấy,Vườn Đào…Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Dự án thoát nước lưu vực Tân
Hoá - Lò Gốm (TH4)… Giai đoạn 2005 - 2009 Công ty đã có những bước phát
triển ổn định và bền vững. Nhiều dự án Khu đô thị, Khu công nghiệp, các toà nhà
chung cư cao tầng .... đã và đang được Công ty triển khai thực hiện. Đặc biệt Công
ty đã đầu tư một Nhà máy chế tạo kết cấu thép nhà cao tầng tại xã Cao An - Cẩm
24


Giàng - Hải Dương, từng bước ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực xây dựng nhà
cao tầng. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc mà Công ty đã đạt được, ngày
04/05/2010 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định
số 558/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Công ty.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.2.1. Chức năng:
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; chế tạo, lắp ráp các kết
cấu công trình
- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước cấp và nước thải
- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông ; Xây
dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị và khu công nghiệp.
- Lắp đặt điện, nước, thang máy, điều hoà không khí, hệ thống kho lạnh, hệ
thống xử lý độ ẩm không khí; Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 220KV
- Tư vấn, thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; Tư vấn lập
dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu
- Khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình,
thẩm định dự án đầu tư; thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán,quản lý dự án xây
dựng.
- Gia công chế tạo kết cấu thép nhà cao tầng;
2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của
nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
- Tạo lập sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý được sắp xếp bố trí một cách logíc khoa học gồm các phòng
ban, các đội xây dựng, xây lắp và đứng đầu là giám đốc. Mỗi phòng ban có chức
năng nhiệm vụ riêng, cung cấp thông tin và đưa ra những giải pháp giúp ban giám
đốc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh một cách đúng đắn nhất, tạo điều kiện
cho Công ty quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật ở từng đội, đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh liên tục, đem lại hiệu quả cao.
Sơ đồ 2.1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
25


×