Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa – tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.57 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐÌNH HỒNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN
MÔI TRƢỜNG KHU DU LỊCH SA PA TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐÌNH HỒNG


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN
MÔI TRƢỜNG KHU DU LỊCH SA PA TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Lớp

: K43 - N02

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Đình Nghiêm

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên.
Đây là thời gian để củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học và vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt
kiến thức luận, phương pháp làm việc năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu
cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch Sa Pa – tỉnh Lào Cai”.
Với lòng biết ơn vô hạn, Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
Khoa Môi trường đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực công tác,
nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học sau khi ra trường.
Em xin trân thành cảm ơn ThS. Hà Đình Nghiêm đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân viên Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể
tránh khỏi những thiết sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Đình Hồng


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Số lượng khách du lịch ở Sa Pa trong giai đoạn 2012 – 2014 ....... 36
Bảng 4.2: Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt khu du lịch Sa Pa .............. 43
Bảng 4.3: Tổng hợp một số cơ sở lưu trú của khu du lịch Sa Pa .................... 45
Bảng 4.4: Hệ thống một số nhà hàng trong khu du lịch huyện Sa Pa ............ 46
Bảng 4.5 : Đánh giá chất lượng môi trường tại khu du lịch Sa Pa ................. 51


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ về sự ảnh hưởng của Môi trường đến du lịch ......................... 9
Hình 2.2. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường ........................... 10
Hình 4.3: Đánh giá của du khách về khu du lịch ............................................ 38
Hình 4.4: Các yếu tố thu hút khách du lịch ..................................................... 38
Hình 4.5: Đánh giá của du khách về mức giá các dịch vụ du lịch .................. 39
Hình 4.6: Lí do vứt rác bừa bãi của du khách ................................................. 47
Hình 4.7: Mức độ vứt rác bừa bãi của khách du lịch ...................................... 48
Hình 4.8: Đánh giá việc thu gom xử lý rác thải khu du lịch theo ý kiến du
khách .............................................................................................. 49
Hình 4.9: Thành phần rác thải khu du lịch ...................................................... 50


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA CỤM TỪ


STT

VIẾT TẮT

1

CS

2

CN – TTCN

3

ĐDSH

4

HS

5

HST

Hệ sinh thái

6

KH


Kế hoạch

7

KBT

Khu bảo tồn

8

SXKD

9

QG

10

TN&MT

11

TNDL

Tài nguyên du lịch

12

THCS


Trung học cơ sở

13

THPT

Trung học phổ thông

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

UNECO

Cộng sự
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đa dạng sinh học
Học sinh

Sản xuất kinh doanh
Quốc gia
Tài nguyên & môi trường

Tổ chức Giáo dục, Khoa học & Văn hóa
Liên Hợp Quốc


16

VQG

Vườn quốc gia

17

WWF

Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 4
2.1.2 Đặc trưng của ngành du lịch .................................................................... 6
2.1.3. Môi trường du lịch .................................................................................. 7
2.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường................................................. 8
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 17

PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................... 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ......................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 19
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn........................................................... 20
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 21
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai ............................................................................................................ 21


vi

4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu du lịch Sa Pa .................................................... 21
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 26
4.1.3. Giới thiệu khái quát về khu du lịch Sa Pa ............................................. 29
4.1.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 34
4.2. Hiện trạng và hướng phát triển du lịch của sa pa..................................... 35
4.2.1. Hiện trạng khách du lịch của Sa Pa....................................................... 35
4.2.2. Tình hình các dịch vụ phục vụ khách du lịch Sa Pa ............................. 39
4.2.3. Cơ sở dịch vụ nhà hàng ......................................................................... 40
4.2.4. Xu hướng phát triển du lịch của Sa Pa .................................................. 41
4.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường Sa Pa ........................ 42
4.3.1 Ảnh hưởng của các công trình phục vụ du lịch tới môi trường ............. 44
4.3.2 Ảnh hưởng của du khách đến môi trường .............................................. 47
4.4 Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của khu du lịch Sa Pa ................... 49

4.4.1. Ý kiến của khách du lịch về việc thu gom và xử lý rác thải của khu du
lịch Sa Pa ......................................................................................................... 49
4.4.2 Ý kiến của khách du lịch về môi trường khu du lịch Sa Pa .................. 51
4.5. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ............................. 52
4.5.1. Định hướng đầu tư để phát triển du lịch tại Sa Pa ................................ 52
4.5.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch .......................................... 54
4.5.3. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ................ 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Du lịch đã xuất hiện trong cuộc sống của loài người từ rất lâu về trước.
Nó bắt nguồn từ những chuyến đi xa, những cuộc thăm quan, hay những
chuyến đi chơi, và dần dần du lịch đã đi sâu vào cuộc sống của con người,
giống như một nhu cầu quan trọng, và du lịch cũng đã được định nghĩa một
cách cụ thể: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Trên thế giới du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của rất
nhiều quốc gia như: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Braxin… Với rất nhiều
các địa danh và các công trình nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch như:
Vạn lí trường thành (Trung Quốc), Đảo JeJu (Hàn Quốc), Tháp EFEEL
(Pháp) … Và du lịch thế giới đã rất phát triển, đã xuất hiện rất nhiều loại hình

du lịch mới ( du lịch văn hóa, cáp treo, khinh khí cầu…)
Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới thì ở Việt Nam, ngành du
lịch cũng đang trên đà phát triển, và rất có tiềm năng. Cụ thể là nước ta có 7
di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm có Thành nhà Hồ,
Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Ngoài
ra còn có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và có tiềm năng khác, và SaPa là
một trong những điểm du lịch tiềm năng của nước ta.
Sa Pa nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là một huyện của tỉnh Lào Cai,
chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương
huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên
vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Sa Pa


2

bắt đầu được người Pháp quy hoạch thành địa điểm du lịch vào những năm
1940,vì vậy Sa Pa có rất nhiều công trình kiến trúc mang phong cách châu
Âu, và giống như một thành phố châu Âu thu nhỏ.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Sa Pa gồm có núi Hàm Rồng, Thác
Bạc, Cầu Mây, đỉnh Phan-Xi-Păng, Cổng Trời, chợ Sa Pa…Và điều đặc biệt
thu hút các khách du lịch đến với Sa Pa là hiện tượng tuyết rơi.
Với tiềm năng du lịch lớn như vậy, ngành du lịch ở Sa Pa đã phát triển
rất nhanh, tuy nhiên điều đó đã làm xuất hiện nhiều vấn đề mới cần được
quan tâm, và môi trường là một trong số vấn đề đó. Hiện nay thì môi trường
của Sa Pa vẫn đang giữ được các lợi thế thiên nhiên ban tặng, song với sự
phát triển nhanh chóng của du lịch đang gây nhiều sức ép cho việc quản lí
môi trường của Sa Pa.
Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích xác định ảnh hưởng của hoạt
động du lịch đến môi trường khu du lịch Sa Pa, được sự đồng ý của ban

giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường. Dưới sự hướng
dẫn của ThS. Hà Đình Nghiêm, em đã tiến hành thực hiện đề tài:“ Nghiên
cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch Sa Pa
– tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu
Du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Đưa ra được cái nhìn tổng quát về mức độ ảnh hưởng của hoạt động
du lịch đến môi trường ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nhằm phục vụ cho
việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường khu vực
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường của hoạt động du lịch tới môi trường khu du lịch Sa Pa.


3

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu du lịch huyện
Sa Pa.
- Đánh giá tiềm năng du lịch của huyện Sa Pa.
- Nghiên cứu, xác định được mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch
tới môi trường huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá công tác thu gom rác thải, và công tác bảo vệ môi trường
của khu du lịch Sa Pa.
- Tìm hiểu hướng phát triển du lịch của Sa Pa.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để khắc phục và hạn chế ảnh hưởng
của hoạt động du lịch đến môi trường huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học.

+ Nâng cao kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhằm phục vụ cho
công việc sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài phản ánh được thực trạng du lịch tại Sa Pa, và mức ảnh hưởng
của du lịch đến môi trường. Đồng thời cung cấp một số biện pháp có thể áp
dụng vào thực tiễn. Giúp địa phương giải quyết những vấn đề có trong nội
dung nghiên cứu của đề tài.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Các khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật.” (Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [9]
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường: “Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.” (Luật bảo vệ môi trường 2014) [9]
- Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường: “Hoạt động bảo vệ môi trường
là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường
trong lành.” (Luật bảo vệ môi trường năm 2014)[9]
- Khái niệm sức chịu tải của môi trường: “Sức chịu tải của môi trường là
giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường

có thể tự phục hồi.” (Luật bảo vệ môi trường năm 2014) [9]
- Khái niệm sự cố môi trường: “Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong
quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm,
suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.” (Luật bảo vệ môi trường
năm 2014) [9]
- Khái niệm chất thải nguy hại: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa
yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc
hoặc có đặc tính nguy hại khác.” (Luật bảo vệ môi trường năm 2014) [9]


5

- Khái niệm quản lí chất thải: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa,
giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
chất thải.” (Luật bảo vệ môi trường năm 2014) [9]
2.1.1.2. Các khái niệm về du lịch
- Khái niệm về du lịch:
 Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International
Union of Official Travel Organization: IUOTO): “du lịch được hiểu là hành
động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình
nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống”. (Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính
thức) [3]
 Theo hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghiã về du lịch: Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc cuả họ. (Hội nghị LHQ)[2]
 Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Luật du
lịch Việt Nam, năm 2005) [10]
- Khái niệm khách du lịch: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến” (Luật du lịch Việt Nam 2005) [10]
- Khái niệm tài nguyên du lịch: “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo
của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp


6

ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Luật du lịch Việt Nam năm 2005 ) [10]
- Khái niệm du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch
đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu về du lịch của tương lai.” (Luật du lịch Việt Nam năm 2005) [10]
- Khái niệm phát triển du lịch bền vững: “Phát triển du lịch bền vững là
sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức
hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng chất
lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài
nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế,
xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu
về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các
quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi
dưỡng sự sống.” (Pháp lệnh du lịch của Việt Nam). [11]
2.1.2 Đặc trưng của ngành du lịch
Du lịch phát triển dựa trên cơ sở khai thác, tận dụng các nguồn tài
nguyên du lịch của khu vực. Quá trình khai thác nguồn tài nguyên này sẽ hình
thành nên các loại hình du lịch với các đặc điểm khác nhau. Ta có thể tổng

hợp một số đặc điểm chính của ngành du lịch, bao gồm:
- Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch
(cảnh quan tự nhiên, công trình kiến trúc, văn hóa, xã hội, lịch sử…). Nguồn
thu từ ngành du lịch cũng mang liên quan đến rất nhiều ngành khác (buôn
bán, vận chuyển, điện, nước…)
- Tính đa thành phần
Tính đa thành phần được biểu hiện trong thành phần khách du lịch,
những người tham gia vào việc du lịch (nhân viên, quản lí, hướng dẫn viên),


7

cộng đồng người dân tại khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
tham gia vào các hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu
Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và những người
tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế
và nâng cao ý thức của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du
lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.
- Tính mùa vụ
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ
cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại du lịch cảnh quan
(biển, chơi các môn thể thao ngoài trời…) và thời gian nghỉ của mọi người.
- Tính chi phí
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của mỗi khách du lịch là hưởng thụ
dịch vụ, chứ không phải với mục đích kiếm tiền. Và họ sẵn sàng bỏ ra một

lượng chi phí để hưởng thụ dịch vụ. (Phạm Trung Lương và Cs) [4]
2.1.3. Môi trường du lịch
* Khái niệm môi trường du lịch
Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.
2.1.3.1. Cơ cấu của môi trường du lịch
Môi trường du lịch gồm 3 thành phần chính:
* Môi trường du lịch tự nhiên:
Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm
các nhân tố thiên nhiên như: đất, nước,không khí, hệ động vật trên cạn và


8

dưới nước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến hành
các hoạt dộng du lịch.
Môi trường tự nhiên có vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động du
lịch, đây là nguồn tài nguyên du lịch chủ yếu, và có sức hút rất lớn với du
khách. Ví dụ các khu du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Sa Pa, Đà Nẵng, Đà
lạt… là những điểm du lịch có sức hút rất lớn với du khách bởi có môi trường
tự nhiên nhiên đặc sắc. Việc kinh doanh du lịch chủ yếu khai tháccác nhân tố,
điều kiện cơ bản của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối
với du lịch có thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, môi trường
nước, môi trường không khí, môi trường sinh học.
* Môi trường du lịch nhân văn
Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch
liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân
cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống, quan hệ
cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa… Môi trường du lịch nhân văn
chứa những yếu tố thu hút du khách rất đặc biệt. Và tất nhiên “nó” cũng đóng
góp phần lớn vào hoạt động du lịch, và được coi là yếu tố quan trọng.

* Môi trường du lịch kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã
hội của một quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường
kinh tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ
phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường
đô thị và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức
xã hội và quản lý môi trường.(UBND huyện Sa Pa) [14]
2.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường
2.1.4.1. Đặc điểm cơ bản của mối quan hệ giữa du lịch và môi trường


9

Giữa du lịch và môi trường có một mối liên kết không thể tách rời, bởi
môi trường chính là nền tảng chính của du lịch. Ngược lại bất cứ hoạt động
nào của du lịch cũng sẽ ảnh hưởng tới môi trường. Do mối quan hệ mật thiết
này nên các cơ quan hành chính của địa phương cũng như các tổ chức hoạt
động du lịch phải tính toán để cân bằng giữa vấn đề du lịch và môi trường, để
có thể phát triển ngành du lịch ở địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng
môi trường khu vực.
Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch, tính hấp
dẫn, khả năng thu hút khách du lịch và sự phát triển của ngành du lịch đều
phụ thuộc vào chất lượng môi trường.
Cảnh quan khu du lịch

MÔI TRƯỜNG

Mức độ an toàn, sức
khỏe của du khách


Mức độ thu hút du khách

Hình 2.1. Sơ đồ về sự ảnh hƣởng của môi trƣờng đến du lịch
Khi hoạt động du lịch phát triển, đồng nghĩa với việc địa phương phải
tiếp nhận một lượng du khách lớn và không ổn định, việc này tác động trực
tiếp đến môi trường của khu du lịch. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng, và mức độ sử
dụng tài nguyên tăng cao, dẫn đến sự tăng lên về rác thải cũng như nguồn
thải. Không những thế hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng đến môi trường
nhân văn của khu vực, bởi sự gia tăng số lượng người từ nhiều nơi dẫn đến
nhiều vấn đề phức tạp.(Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu) [1]

Hoạt động du lịch

Môi trường du lịch
nhân văn

Môi trường
tự nhiên

Môi trường kinh tế
xã hội


10

Hình 2.2. Ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng
2.1.4.2. Tác động của du lịch tới môi trường
* Tác động tích cực
- Tác động đến môi trường du lịch tự nhiên:
 Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát

triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoặc sử dụng không đạt hiệu quả;
 Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân
sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm
(Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...) với các gianh giới đã được xác
định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý.
 Các hoạt động bảo vệ môi và nâng cao chất lượng của khu du lịch sẽ
góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ nguồn nước của khu vực. Những biển cấm
vứt rác, hoặc sử phạt nếu làm ô nhiễm môi trường.
 Việc xây dựng các công viên, trồng thêm cây xanh góp phần cải thiện khí
hậu của khu vực.
 Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du
lịch nhờ những dự án có phát triển các công viên cây xanh cảnh quan, khu
nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi
trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
 Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu như
các công trình được phối hợp hài hoà.


11
 Thu hút được sự quan tâm và đầu tư để cải thiện cũng như bảo vệ môi
trường khu du lịch. Khi mà địa điểm du lịch được biết đến rộng rãi, thì sẽ có
nhiều biện pháp được đề ra để bảo vệ môi trường hơn.
- Tác động đến môi trường du lịch nhân văn:
 Góp phần quảng bá hình ảnh khu du lịch, con người ra khu vực thậm
chí là quốc tế.
 Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc,
truyền thống tập quán...).
 Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân
tộc và cộng đồng.
- Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:

 Du lịch góp phần tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc dân
 Du lịch góp phần thúc đẩy ngành ngoại thương phát triển. Xuất khẩu
bằng con đường du lịch đa số được gọi là xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng ăn
uống, tiêu thụ, hoặc đồ lưu niệm.
 Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng
đồng dân cư địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du
lịch). Nâng cao chất lượng đời sống người dân.
 Du lịch là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho
nước chủ nhà. Sự phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng
trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như kí kết
hợp đồng du lịch.
 Các ngành kinh tế mới sẽ xuất hiện khi du lịch phát triển, vd: kinh
doanh bất động sản sẽ rất phát triển bởi mục đích sử dụng đất được thay đổi
và giá trị của đất cũng tăng rất cao.
 Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa
phương (y tế, vui chơi giải trí...) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.


12

* Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, thì du lịch cũng có nhiều tác động
tiêu cực đến môi trường. Khi du lịch phát triển, đồng nghĩa với địa phương
phải tiếp nhận thêm một lượng rất lớn du khách. Điều này sẽ tạo ra những sức
ép rất lớn cho địa phương, đặc biệt là về môi trường.
- Tác động tới môi trường tự nhiên
 Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế
do việc khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng
thuỷ sản và phát triển đô thị. Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học theo mùa
du lịch có thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường ven biển.

 Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương
do sức ép của phát triển du lịch. ở đây thường có hệ động thực vật đặc sắc có
thể bị thay thế bởi các loài mới từ nơi khác đến trong quá trình phát triển, tạo
mới. Tài nguyên thiên nhiên như các rạn san hô, các vùng rong biển, các khu
rừng ngập mặn; nghề cá và nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến
đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý.
 Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới
với nhiều loại động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động, cảnh quan và
các vùng địa nhiệt thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn
thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải.
 Cuộc sống và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể
bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng
trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...).
- Tác động đến môi trường nhân văn:
 Các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên
các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với


13

các nền văn hoá xa lạ, do xu hướng thị trường hoá các hoạt động văn hoá, do
mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống.
 Các di sản văn hoá lịch sử khảo cổ thường được xây dựng bằng
những vật liệu dễ bị huỷ hoại do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở
Việt Nam. Các di sản này thường được phân bố trên diện tích hẹp, rất dễ bị
xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có
các biện pháp bảo vệ.
 Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ
cao điểm có thể vượt quá khả năng cung ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở
hạ tầng của địa phương, tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu cung cấp

nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn
vượt quá khả năng của địa phương.
 Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh
mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của địa phương.
 Việc xây dựng các khách sạn có thể là nguyên nhân của việc di
chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của dân địa phương.
 Các hoạt động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể
làm nảy sinh do sự thiếu hài hoà về cảnh quan và về văn hoá xã hội. Các tác
động tiêu cực của việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lên các tài
nguyên có giá trị thẩm mỹ cũng dễ nẩy sinh.
 Lan truyền các tiêu cực xã hội, bệnh tật một cách ngoài ý muốn đối
với những nhà quản lý và kinh doanh.
 Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân ở đại
phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp
chưa được công bằng.
 Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh quốc gia và an
toàn xã hội.


14

- Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:
 Xuất hiện nhiều nguồn chi tiêu mới, tốn kém và không tích cực như cờ bạc,
mại dâm...
 Tốn kém về mặt kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ du lịch.
 Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế bị phụ thuộc vào ngành du lịch, mà du
lịch lại mang tính mùa vụ nên không có sự ổn định.
 Việc tập trung nhiều du khách, và đến từ nhiều nơi khác nhau dẫn đến các vấn
đề tiêu cực như: các xung đột, tội phạm, trộm cắp...
 Lượng du khách tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân

sinh sống ở khu vực, vì gây ra các phiền toái như: tắc đường, tiếng ồn, bụi bặm...
Nhìn chung phát triển du lịch ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, văn
hoá – xã hội của khu vực. Du lịch tạo ra thu nhập, ngân sách, giải quyết công
ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ... Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống
của cộng đồng địa phương. Song ngược lại nó có thể gây rối loạn kinh tế và
công ăn việc làm nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài vùng
riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển
tương ứng của các vùng khác. Chẳng hạn như sự bùng phát giá đất đai, hàng
hoá dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài
chính lên dân cư trong vùng. Dân cư ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến
thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.
Một trong những chức năng cơ bản của du lịch là giao lưu văn hoá giữa
các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt
động văn hoá của địa phương. Song nếu sự thâm nhập với mục đích chính
đáng bị lạm dụng thì sự thâm nhập lại biến thành sự xâm hại. Mặt khác để
thoả mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn nên các hoạt động
văn hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên
nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Các nghề truyền thống đôi


15

khi bị lãng quên, nhất là giới trẻ hiện nay ngày càng chối bỏ truyền thống và
thay đổi cách sống theo mốt du khách.(Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu)[1]
2.1.4.2. Các nguồn du lịch tác động tới môi trường.
Nguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc hiện tượng,
hoạt động trong dự án và những hoạt động khác liên quan đến dự án. Chúng
có khả năng tạo nên những tác động đến môi trường và thường bao gồm 4
nhóm yếu tố sau:
- Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong

dự án phát triển du lịch:
 Xây dựng khách sạn.
 Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (trung tâm thể thao, bến
tàu thuyền, công viên giải trí...).
 Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển du
lịch cụ thể (thể thao, tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, sinh thái,
mạo hiểm...).
- Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
 Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, cở sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước
và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...).
 Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công nhân;
 Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y
tế,bảo hiểm...).
- Nguồn tác động trong giai đoạn phát triển của dự án:
 Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi...).
 Thực hiện quy hoạch: đầu tư xây dựng, xây lắp...


16
 Các hoạt dộng du lịch sau xây dựng: thể thao, tắm biển, thăm vườn
quốc gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động dịch vụ
du lịch, các hoạt động quản lý, các chương trình hoạt động khác...
- Các động đầu ra của dự án:
 Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch.
 Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước biển, nước hồ).
 Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải bộ,
thuỷ, hàng không...làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường
nước, đất và các hệ sinh thái. (Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu) [1]
2.1.4.3. Các tác động tiềm năng của dự án phát triển du lịch.

Những tác động môi trường của dự án du lịch được xem xét qua hai
giai đoạn: giai đoạn quy hoạch, chuẩn bị địa điểm và giai đoạn hoạt động của
dự án. Giai đoạn đầu dừng lại sau khi xây dựng xong các hạng mục công trình
theo quy hoạch trong khuôn khổ dự án, giai đoạn sau bắt đầu từ khâu khai
thác quản lý dự án.
Theo EIA các tác động tiềm năng của một dự án phát triển du lịch gồm:
Những tác động trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động của dự án
(được coi như những tác động tạm thời) như:
 Ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan của khu vực do các
hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho dự án, đặc biệt là các khu vực đất ngập
nước, rừng nhiệt đới.
 Làm tăng mức độ ô nhiễm không khí (tiếng ồn, bụi do các hoạt động
chuẩn bị mặt bằng...) ô nhiễm nước (nước mặt bị ô nhiễm do các chất thải và
phế liệu xây dựng...) và ô nhiễm đất (bị xói mòn và thay đổi cấu trúc do đào
bới chuẩn bị xây dựng).
 Huỷ hoại các bãi cát ven biển do khai thác cho mục đích xây dựng.


17
 Phá huỷ các rạn san hô do khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc do
tác động của vận tải thuỷ.
 Phá huỷ các hệ sinh thái thực vật do các hoạt động chuẩn bị mặt
bằng xây dựng, ảnh hưởng tới các hệ động vật do bị mất nơi cư trú hoặc tiếng
ồn ảnh hưởng đến các tập quán sinh sống.
 Kinh tế xã hội bị xáo trộn, văn hoá truyền thống bị ảnh hưởng, vệ
sinh y tế cộng đồng bị ảnh hưởng.
Những tác động do quá trình hoạt động của dự án (được xem như
những tác động lâu dài) :
 Lưu lượng nước mặt và dung lượng nước ngầm bị thay đổi.
 Ô nhiễm nước do chất thải.

 Thay đổi điều kiện vi khí hậu và những ô nhiễm không khí kèm theo.
 Thay đổi cấu trúc địa tầng của khu vực.
 Thay đổi thành phần hệ sinh thái tự nhiên.
 Làm mất đi nơi sống và những điều kiện để duy trì sự sống của các
hệ sinh thái do các hoạt động thể thao, săn bắn, câu cá...
 Làm tổn hại đến đa dạng sinh học do khai thác quá mức để phục vụ
nhu cầu của khách.
 Ngoài ra còn có những tác động khác tới môi trường kinh tế xã hội khác.
(. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu ) [1]
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Số: 55/2014/QH13ngày 23/06/2014.
- Luật du lịch của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005.
- Luật ða dạng sinh học của Quốc hội Nýớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 20/2008 QH12 ngày 13/11/2008.


×