ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THỊ THANH NGA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ
KHÁNH MẬU, HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THỊ THANH NGA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ
KHÁNH MẬU, HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Khoa học Môi trƣờng
: K43 KHMT - N03
: Môi trƣờng
: 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn
Thái Nguyên, 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho
mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập
tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình
đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên có thể
củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống.
Đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng
phong cách làm việc của một cử nhân môi trường. Hoàn thiện năng lực công
tác, nhằm đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu khoa học.
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực
tiễn”, xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa
Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực
tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn tại xã
Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Được sự chỉ bảo tận tình
của các thầy, cô giáo trong trường và Khoa Môi trường, đặc biệt thầy giáo
trực tiếp hướng dẫn GS.TS Trần Ngọc Ngoạn và các ban ngành trong khối Ủy
ban nhân dân xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tận tình
giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi
sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên báo cáo của
em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên ngày 02 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Thanh Nga
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng .......... 10
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại chất thải rắn trong toàn quốc ................................... 13
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn
xã Khánh Mậu ............................................................................... 25
Bảng 4.2: Tỷ lệ phân bố ngành nghề của người dân trong xã Khánh Mậu .... 27
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sinh hoạt ........................... 31
Bảng 4.4: Đánh giá chất lượng nguồn nước xã Khánh Mậu. ......................... 32
Bảng 4.5: Tình trạng sử dụng bề lọc của các hộ dân trong xã Khánh Mậu .... 33
Bảng 4.6: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải. ....................................... 34
Bảng 4.7: Nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân ............................ 35
Bảng 4.8: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình..................................... 40
Bảng 4.9: Tỷ lệ các biện pháp thu gom rác ..................................................... 42
Bảng 4.10: Tỷ lệ số người sẵn sàng tham gia phân loại rác tại nguồn ........... 43
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Ninh Bình ở đồng bằng sông Hồng. ................... 18
Hình 4.1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Khánh Mậu .............................. 26
Hình 4.2: Biểu đồ mức độ phân bố ngành nghề xã Khánh Mậu..................... 28
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước sinh hoạt. ............................ 31
Hình 4.4: Biểu đồ chất lượng nguồn nước xã Khánh Mậu ............................. 32
Hình 4.5: Biểu đồ hiện trạng sử dụng bể lọc của các hộ dân trong
xã Khánh Mậu ................................................................................. 33
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải ............................ 35
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân ........ 36
Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh ......................................................... 41
Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ các biện pháp thu gom rác thải .................................. 42
Hình 4.10: Biểu đồ tỷ lệ số người sẵn sàng tham gia phân loại rác................ 43
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CTR
: Chất thải rắn
NĐ
: Nghị định
NĐ-CP
: Nghị định chính phủ
QĐ-BNN
: Quyết định - Bộ nông nghiệp
QĐ-BYT
: Quyết định - Bộ y tế
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
TT-BTNMT
: Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
TW
: Trung ương
UBND
: Ủy ban nhân dân
VSMT
: Vệ sinh môi trường
WHO
: Tổ chức Y tế thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam ....................................... 8
2.2.1.1. Vấn đề nước sạch và môi trường ....................................................... 10
2.2.1.2. Môi trường không khí ........................................................................ 11
2.2.1.3. Ô nhiễm môi trường đất ..................................................................... 13
2.2.1.4. Vấn đề sử dụng phân bón hóa học và hóa chất BVTV ở nông thôn. 14
2.2.1.5. Sử dụng thuốc BVTV và nguyên nhân gây ô nhiễm. ........................ 16
2.2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Bình.................................................. 18
2.2.2.1. Môi trường nước ................................................................................ 19
vi
2.2.2.2. Môi trường không khí ........................................................................ 19
2.2.2.3. Môi trường khu công nghiệp, làng nghề ............................................ 20
2.2.2.4. Môi trường nông thôn ........................................................................ 20
2.2.2.5. Môi trường du lịch ............................................................................. 21
2.2.2.6. Bảo tồn đa dạng sinh học ................................................................... 21
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 24
4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên .............................................................. 24
4.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên ....................................................................... 24
4.1.2. Đặc trưng khí hậu .................................................................................. 24
4.2. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường ....................... 26
4.2.1. Sức ép về dân số .................................................................................... 26
4.2.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp ............................................................ 27
4.2.3. Các chỉ tiêu xã hội. ................................................................................ 29
4.2.4. Phát triển xây dựng cơ bản.................................................................... 30
4.3. Thực trạng môi trường nước .................................................................... 31
4.3.1. Nguồn nước sinh hoạt ........................................................................... 31
4.3.2. Nước thải ............................................................................................... 34
4.4. Thực trạng môi trường đất ....................................................................... 36
4.5. Thực trạng môi trường không khí ............................................................ 38
4.6. Đa dạng sinh học ...................................................................................... 39
4.7. Vấn đề vệ sinh môi trường ....................................................................... 40
vii
4.8. Sự cố môi trường ...................................................................................... 44
4.9. Tác động của môi trường ......................................................................... 44
4.9.1. Đối với sức khỏe con người .................................................................. 44
4.9.2. Đối với các vấn đề kinh tế - xã hội ....................................................... 44
4.9.3. Đối với hệ sinh thái ............................................................................... 45
4.10. Công tác quản lý môi trường và nhận thức về môi trường .................... 46
4.11. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn xã
Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình .......................................... 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải
quyết. Hiện nay, xây dựng nông thôn mới không còn là việc riêng của các nước
đang phát triển mà là sự quan tâm của cả cộng đồng thế giới. Cùng với sự phát
triển kinh tế xã hội thì các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng, hiện
tượng ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà ở cả các
nước đang phát triển trong đó có đất nước Việt Nam. Nước ta là một nước
đông dân, với trên 60% lao động nông nghiệp đang sinh sống ở vùng nông
thôn. Nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, so sánh với
thành thị, trình độ văn hóa, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và khả năng
tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân nông thôn thấp hơn, cơ sở
hạ tầng thiếu thốn, kém hơn cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên nông
thôn có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú, nguồn nhân lực
dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển. Xây dựng, quy
hoạch phát triển nông thôn mới nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài
nguyên, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển nông thôn toàn
diện, bền vững là nhiệm vụ cần thiết của nước ta trong giai đoạn mới.
Xây dựng nông thôn mới là bước đầu tiên để tiến tới công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X đã ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã xác
định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Ngày 16/4/2009 Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc
2
gia, bao gồm 19 tiêu chí về nông thôn mới. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dựng
mô hình nông thôn mới nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Việc bảo vệ môi trường
trong quá trình phát triển kinh tế cần được quan tâm để đảm bảo chất lượng
môi trường sinh thái, điều này được thể hiện ở tiêu chí 17 trong 19 tiêu chí về
nông thôn mới.
Trong những năm qua, cũng như các tỉnh thành ở Việt Nam, Ninh Bình
đã và đang chú trọng việc xây dựng và phát triển nông thôn mới. Cùng với sự
phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội, thì các vấn đề quản lý chất thải, sử dụng
nước sạch…cần được đảm bảo để không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó tôi đã chọn xã Khánh Mậu huyện Yên Khánh tỉnh
Ninh Bình để thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn
tại xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”.
1.2. Mục đích
- Đánh giá chất lượng môi trường xã Khánh Mậu.
- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại
xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Đánh giá trực trạng về chất lượng môi trường của địa phương, những
tồn tại về môi trường cần có giải pháp khắc phục.
- Thu thập thông tin về hiểu biết của người dân về môi trường.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Khánh Mậu,
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Góp phần nâng cao sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường.
- Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nghiên cứu.
4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
*Môi trƣờng là gì?
Theo luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam ngày 23/6/2014: “Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
*Ô nhiễm môi trƣờng là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng dẫn
đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc
làm suy thoái chất lượng môi trường”.
Theo luật Bảo vệ môi trường 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
5
- Ô nhiễm môi trường đất
Là quá trình thoái hóa đất và bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại khi
hàm lượng các chất đó cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Các nguồn gây ô nhiễm
môi trường đất chủ yếu là các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Trong đó đáng chú ý là các nguồn ô nhiễm
từ sản xuất nông nghiệp (dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích sinh
trưởng, phân hóa học,…) và sản xuất công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp,…).
- Ô nhiễm môi trường nước.
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh
vật.
Theo Hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
- Ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn,… có ảnh hưởng đến đời sống của con người và sinh vật.
*Quản lý môi trƣờng và phòng chống ô nhiễm
Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan
đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục… Các biện
6
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô;
toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
*Suy thoái môi trƣờng
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: Sự biến động của tự
nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá
khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế,
sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng…
*Tiêu chuẩn môi trƣờng
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới
hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của
các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được
các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện
áp dụng để bảo vệ môi trường”.
Tiêu chuẩn môi trường là các giá trị được ghi nhận trong các quy định
chính thức, xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước
uống, không khí; hoặc giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các
yếu tô môi trường xung quanh.
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/07/2009 về quản lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt
7
động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
- Chất thải rắn nguy hại: là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015.
8
- Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21 tháng 6 năm 2012.
- Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Căn cứ nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất
thải rắn.
- Căn cứ thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường
quốc gia.
- Căn cứ thông tư số 15/2006/TT-BYT về việc hướng dẫn việc kiểm tra
vệ sinh nước sạch của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 11/3/2005.
- Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình mục tiêu
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Căn cứ Quyết định 51/2005/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Quyết định 08/2005 tiêu chuẩn nhà vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang là tình trạng chung ở hầu
hết các địa phương. Đặc biệt ở những vùng nông thôn có mật độ dân cư đông
đúc và tại khu vực có các làng nghề, khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Ô nhiễm môi trường không khí, nước thải, bụi, rác thải… ở
nông thôn thực sự đang là vấn đề cần được quan tâm.
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bằng, do đất đai chật hẹp nên
đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Chưa bao giờ lượng
9
rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân vứt ra khắp
nơi, từ ven nhà, đường làng, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ,… chỗ nào
cũng có rác.
Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các gia đình, các chợ nông
thôn cũng là nơi sản sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ
yếu quét dọn lại một chỗ rồi để phân hủy tự nhiên. Đó là chưa kể lượng rác
thải trong chăn nuôi, do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng
quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần
vẫn làm theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước
thải gia súc chưa qua xử lý vẫn thải ra rãnh nước đường làng. Không những
thế, đây còn là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh
phát sinh. Nước thải đó còn ngấm vào nước ngầm, do vậy nguy cơ phát sinh
các loại dịch bệnh là rất cao. Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình
trạng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật và việc sử dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn.
Điều này vừa có hại cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người.
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển, theo đó
phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tình trạng ô
nhiễm môi trường. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nông thôn, nhưng đáng nói là ý thức của mọi người về cách ngăn ngừa vẫn
chưa được coi trọng và chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi (không
ủ) để bón cho các loại cây trồng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều
hộ sử dụng hố xí trên kênh rạch. Hiện cả nước mới có khoảng 60% số hộ ở
nông thôn được sử dụng nước sạch.
Vấn đề đáng báo động ở nông thôn là tình trạng chất thải sinh hoạt. Cuộc
sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng,
10
trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của một bộ phận dân chưa thực sự tốt,
cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý
ô nhiễm môi trường còn hạn chế.
Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc BVTV và việc sử dụng phân
tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại cho môi
trường, vừa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
2.2.1.1. Vấn đề nước sạch và môi trường
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các
vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và
VSMT nông thôn. Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là
nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải
nước sạch được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn nhất
là khu vực miền núi được sử dụng nước sạch còn rất thấp. Chúng ta có thể
thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
Tỷ lệ ngƣời dân
STT
Vùng
nông thôn đƣợc cấp
nƣớc sạch (%)
1
Vùng núi phía Bắc
15
2
Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên
18
3
Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung
4
Đông Nam Bộ
21
5
Đồng bằng sông Hồng
33
6
Đồng bằng sông Cửu Long
39
36-36
Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.[3]
11
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn
Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được
sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ 15% dân số
được sử dụng nước sạch.
Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản
để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi
trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để
phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước
sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Hiện nay theo điều tra có hơn 70% dân số nông thôn sử dụng nguồn
nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nếu môi trường sinh thái tự nhiên bị
phá hủy và ô nhiễm thì nguồn nước cũng bị ô nhiễm và cạn kiệt (ví dụ do nạn
phá rừng, khai hoang bừa bãi, các chất thải công nghiệp và đô thị). Trên địa
bàn nông thôn là các chất thải của người và gia súc, các phế thải của các
ngành tiểu thủ công nghiệp, dư lượng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
đang hàng ngày gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Đó cũng là nguyên nhân gây
bệnh và gây độc cho người. (Phạm Ngọc Quế, 2003)[5].
2.2.1.2. Môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí ở khu vực nông thôn hiện nay còn khá
tốt, rất nhiều vùng chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nồng độ các chất ô nhiễm hầu
hết nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013. Môi trường không khí
chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất của các làng nghề, hoạt
động sản xuất, xây dựng nhỏ lẻ, đốt rơm rạ sau vụ mùa, từ các hoạt động đốt
rác thải, đun nấu hoặc bị ảnh hưởng từ hoạt động của các khu, cụm công
nghiệp lân cận. Chất lượng khu vực nông thôn cũng bị ảnh hưởng từ việc sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng liều lượng gây
phát tán một lượng hóa chất độc hại vào không khí. Tại một số tuyến đường
12
nội thị, thị trấn, địa điểm dân cư đang được nâng cấp, hoàn chỉnh và mật độ
tham gia giao thông lớn làm gia tăng nồng độ một số chất như bụi, tiếng ồn,
NO2, SO2… trong không khí. Tại một số địa phương, chất lượng không khí tại
các điểm ven đô thị, các điểm gần khu vực nông thôn mặc dù còn khá tốt
nhưng cũng đang có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm.Tại một số khu vực
gần các khu khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất gạch ngói, hàm lượng bụi
cũng vượt quy chuẩn cho phép.
Những năm gần đây người nông dân không còn nhu cầu sử dụng rơm, rạ
làm chất đốt hay cho gia súc ăn nên ở rất nhiều vùng, khi tuốt lúa xong để cho
ráo nước là người dân đem đốt luôn. Việc đốt rơm ra được xem là biện pháp
thuận lợi và rẻ tiền nhất của người nông dân. Việc này không chỉ gây lãng phí
năng lượng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường (phát sinh các khí CO2, CO, SO2, CH4 và các khí khác) và gây
nguy hại đến sức khỏe người dân. Việc đốt rơm rạ sau mùa vụ khá phổ biến ở
Miền Bắc. Tại các khu vực ngoại thành Hà Nội, việc đốt rơm rạ sau mùa vụ
khiến cả khu vực ngoại thành và nội thành Hà Nội bị bao phủ bởi lớp không
khí đặc quánh khói rơm. Nhiều ngày, lớp khói dày đặc khiến nhiều tuyến
đường của thành phố trở nên mù mịt, làm hạn chế tầm nhìn, mặc dù đèn
đường được bật đầy đủ. Khói bụi trong những ngày nắng nóng, khiến không
khí càng bị oi bức, vô cùng khó chịu.
Cùng với sự ra đời các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ
công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển
các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do
các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng rất đáng lo ngại. Tình trạng ô
nhiễm không khí tại các làng nghề không những không giảm, mà còn có xu
hướng gia tăng theo thời gian, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng
nghề là than (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và
13
hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất, lượng bụi và khí CO, CO2,
SO2và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.
Nồng độ bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương
vượt QCVN 05:2013 là 3 - 8 lần, hàm lượng SO2có nơi vượt 6,5 lần. Một số
làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát sinh
ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và các chất
hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như CH4, H2S, NH3... các
khí gây mùi hôi tanh rất khó chịu. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2013) [1].
2.2.1.3. Ô nhiễm môi trường đất
Chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu
của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghề tái chế thuộc xã Chi
Đạo - huyện Văn Lâm - Hưng Yên cho thấy hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,6869,68 pp. Hàm lượng các kim loại nặng cũng rất cao, vượt quá nhiều lần so
với tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại chất thải rắn trong toàn quốc
Các loại chất thải rắn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt (tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ nông nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung
bình theo đầu người (kg/người/ngày)
Toàn quốc
Nông
Đô thị
thôn
12.800.000 6.400.000 6.400.000
128.400
125.000
2.400
2.510.000 1.740.000
770.000
21.000
-
-
-
71
20
-
0,8
0.3
14
Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.[3]
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi
ngày thải ra 0,4-0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe
cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập
trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý
và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân hủy tự nhiên và gây những
gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn
là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp giữa
các Bộ ngành còn chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham
gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng
công trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính.
Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản
lý tốt lĩnh vực VSMT. Đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhất là
vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao.
Thực trạng về VSMT nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc. Các chất ô
nhiễm ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới đất
hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp,
chăn nuôi và do những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư. (Lê
Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, 2004) [3].
2.2.1.4. Vấn đề sử dụng phân bón hóa học và hóa chất BVTV ở nông thôn.
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao ðòi hỏi con người ngày càng áp
dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng các sản phẩm.
Những hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ
15
bản làm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhiều
và không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi.
Tính từ năm 1987 đến nay diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%
nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% theo tính toán lượng phân vô
cơ chỉ tăng mạnh trong 20 năm trở lại đây.
Theo số liệu tính của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt
Nam hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân 40-45% và kali
từ 40-50% tùy theo giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón.
Như vậy còn 55-70% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60%
lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 50-60% lượng kali
tương đương với 344 nghìn tấn kali clorua (KCl) được bón vào đất nhưng
chưa được cây trồng sử dụng,
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây trồng đều gây ra những tác hại đối
với môi trường và sức khỏe con người do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách làm cho nito và photpho theo dòng nước xả xuống các thủy
vực là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đạm dư thừa chuyển thành các
dạng gây độc trực tiếp cho động vật thủy sinh, gián tiếp cho các động vật trên
cạn do sử dụng nguồn nước, đặc biệt gây hại cho sức khỏe con người thông
qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc sản phẩm trồng trọt nhất là các loại rau
quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa photpho trong các
sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thụ canxi vì
chất này lắng đọng cùng với Canxi tạo thành muối triphotphat canxi không
hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy
động nhiều Canxi của xương và gây nguy cơ loãng xương ngày một tăng đặc
biệt là ở phụ nữ.
16
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất độc
hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật
gây hại, bao gồm các kim loại nặng như As, Pb, Hg, Cd, các vi sinh vật gây
hại có trong phân bón gồm E.coli, Salmonella, Coliform là các loại gây nên
bệnh đường ruột nguy hiểm. Do phân bón được sản xuất từ rác thải đô thị,
phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Phân
lân được nhập khẩu từ những vùng có hàm lượng kim loại nặng cao như Châu
Phi, Nam Mỹ có hàm lượng Cd cao trên 200 ppm (Trương Hợp Tác, 2013) [8].
2.2.1.5. Sử dụng thuốc BVTV và nguyên nhân gây ô nhiễm.
Sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện pháp
phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất,
có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch trên hại cây trồng ở các nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa
chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc BVTV đều
là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên sử dụng thuốc BVTV là
chấp nhận rủi ro nếu không tuân thủ quy định. Việc sử dụng thuốc BVTV
không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi và môi trường.
Một số thuốc trừ sâu làm giảm số lượng cá thể của cá loài động vật sống
trong đất ngay cả ở liều sử dụng. Một số khác không những không gây hại mà còn
làm tăng các loài động vật sống trong đất. Tác hại nặng nhẹ của của các thuốc trừ
sâu đến các loài động vật sống trong đất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều
lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện ngoại cảnh.
Nhìn chung các thuốc trừ nấm ít gây hại đến những động vật không
xương sống có ích sống trong đất. Có một số trường hợp đặc biệt:
Nồng độ Cu trong đất 2000ppm đã giết chết 100% giun đất ở vườn cây
ăn quả.