Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIEU LUAN DAN NHAP CU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.65 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ
LỚP K34A

Đề tài:

HIỆN TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA DÂN NHẬP CƯ ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC – TP.HCM

GVDH: Đàm Nguyễn Thùy Dương
SVTH: Nguyễn Ngọc Mai
Bùi Thị Thủy
Hà Hải Vân


Tháng 6 năm 2010

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ

Đề tài:

HIỆN TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA DÂN NHẬP CƯ ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC – TP.HCM



GVDH: Đàm Nguyễn Thùy Dương
SVTH: Nguyễn Ngọc Mai (34.603.046)
Bùi Thị Thủy (34.603.088)
Hà Hải Vân (34.603.108)

Tháng 6 năm 2010

3


Lời cám ơn
Lời đầu tiên nhóm thực hiện xin gửi lời cám ơn chân thành nhất
tới giảng viên hướng dẫn – người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hoàn
thành đề tài này.
Đồng gửi lời cám ơn sâu sắc tới Viện kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh, Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức, Ban giám đốc kí túc xá Đại học
Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho chúng tôi những
thông tin, tư liệu, hình ảnh, số liệu thực tế trong quá trình thực hiện đề
tài.
Cuối cùng chúng tôi gửi tới các bạn sinh viên, nhân dân địa phương
lời cám ơn vì đã hợp tác và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện.
Vì điều kiện và thời gian còn nhiều khó khăn nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý từ quý thầy
cô và các bạn để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Nhóm thực hiện

4



Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

5


Mục lục
Lời cám ơn................................................................................................4
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn.........................................................5
Mục lục.....................................................................................................6

Danh mục các từ viết tắt...........................................................................8
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh............................................9
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................10
.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................10
.2 MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI.......................................................................................................10
.2.1 Mục tiêu...............................................................................10
.2.2 Nhiệm vụ..............................................................................10
.2.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................11
.2.3.1 Phạm vi về không gian: ...................................................11
.2.3.2 Phạm vi về thời gian: ......................................................11
.2.3.3 Phạm vi về nội dung: .......................................................11
.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..........................................11
.4 HỆ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........12
.4.1 Hệ quan điểm.......................................................................12
.4.1.1 Quan điểm hệ thống.........................................................12
.4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ...........................................12
.4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh............................................12
.4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững....................13
.4.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................13
.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu: ........................................13
.4.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp:....................................13
.4.2.3 Phương pháp phỏng vấn:.................................................13
.4.2.4 Phương pháp biểu đồ:......................................................13
.5 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN..............................................13
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................14
Chương 1: Cơ sở lý luận về dân nhập cư và đời sống xã hội. ..............14
.1.1 Khái niệm ............................................................................14
.1.1.1 Nhập cư – Dân nhập cư....................................................14
.1.1.2 Đời sống xã hội:...............................................................14

.1.1.3 Tình trạng cư trú: .............................................................14
.1.1.4 Nhà ở................................................................................15
.1.2 Một vài nét về hiện trạng của dân nhập cư ở Tp.HCM....15
Chương 2: Hiện trạng và ảnh hưởng của dân nhập cư tới đời sống xã
hội quận Thủ Đức – Tp.HCM...........................................................................17
.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................17
.2 HIỆN TRẠNG............................................................................18
.2.1 Quy mô và tốc độ gia tăng của dân nhập cư......................18

6


.2.1.1 Quy mô.............................................................................18
.2.1.2 Tốc độ...............................................................................18
.2.2 Các luồng nhập cư...............................................................18
.2.3 Nguyên nhân nhập cư.........................................................19
.2.3.1 Nơi xuất cư.......................................................................19
.2.3.2 Nơi nhập cư......................................................................19
.3 ẢNH HƯỞNG............................................................................19
.3.1.1 Tích cực:...........................................................................19
.3.1.2 Tiêu cực............................................................................19
Chương 3: Định hướng và giải pháp......................................................21
.1 ĐỊNH HƯỚNG...........................................................................21
.2 GIẢI PHÁP.................................................................................21
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................22
Phụ lục....................................................................................................23
.1 BẢNG PHỤ LỤC: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TÌNH TRẠNG
CƯ TRÚ QUẬN THỦ ĐỨC QUA CÁC NĂM.......................................23
.2 DỰ ÁN ENDA VIỆT NAM........................................................23
Tài liệu tham khảo..................................................................................25


7


Danh mục các từ viết tắt
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KCX: Khu chế xuất
KCN: Khu công nghiệp
KT – XH: Kinh tế - Xã hội
UBND: Ủy ban nhân dân

8


Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh
Danh mục các bảng
Chương 1
Bảng 1.1: Tương quan giữa quy mô dân nhập cư và dân số trung bình ở
Tp.HCM ..........................................................................................................14
Chương 2
Bảng 2.1: Các luồng dân nhập cư từ các vùng đến quận Thủ Đức.....16
Phụ lục
Bảng phụ lục: Cơ cấu dân số theo tình trạng cư trú quận Thủ Đức qua
các năm………………………………………………………………………21
Danh mục các hình
Chương 1
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tình hình dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................14
Chương 2
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Thủ Đức........................................15

Hình 2.2 Nhà trọ của người lao động……..........................................17
Hình 2.3 Ký túc xá sinh viên……………...........................................17
Hình 2.4 Công việc của dân nhập cư ..................................................18
Hình 2.5 Nhà cửa chật chội và thiếu an ninh .....................................19

9


PHẦN MỞ ĐẦU
.1 Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - văn hóa – khoa học
phát triển mang tầm cỡ quốc gia. Cùng với quá trình Đô thị hóa – công nghiệp
hóa diễn ra ngày càng nhanh, thành phố ngày càng phát triển vượt bậc, tạo nên
sức thu hút mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển con người. Chính vì
lẽ đó, hằng năm một số lượng lớn dân cư từ các vùng khác di chuyển vào
thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn tìm kiếm cho mình một cuộc sống
sung túc hơn. Bên cạnh đó với đặc thù là một trung tâm văn hóa lớn với nhiều
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nên số lượng sinh viên từ
các tỉnh trên cả nước đến Tp.HCM học tập là rất lớn.Điều này đã gây không ít
khó khăn trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội có thể nảy sinh.
Thủ Đức là một quận thuộc ngoại ô thành phố, tuy nhiên lại là địa bàn
phát triển năng động với 2 khu chế xuất lớn là KCX Linh Trung 1 và KCX
Linh Trung 2 và hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp hằng năm thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc cũng như sinh
viên về đây học tập. Vấn đề dân nhập cư trên địa bàn quận cũng mang tới
nhiều thuận lợi và khó khăn như tình hình chung của toàn thành phố nhưng
với tỉ lệ 63,7% dân nhập cư là sinh viên theo học thường xuyên tại các trường
thì vấn đề quản lý cũng như các ảnh hưởng đặc biệt về đời sống xã hội cũng sẽ
mang những đặc thù riêng.
Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Hiện trạng và ảnh hưởng của dân nhập

cư tới đời sống xã hội quận Thủ Đức – Tp.HCM” để nghiên cứu, đánh giá
một cách cụ thể, chi tiết về hiện trạng cũng như những ảnh hưởng của dân
nhập cư trên địa bàn quận Thủ Đức về khía cạnh đời sống xã hội nhằm có sự
quan tâm đúng mức và có định hướng, giải pháp của các cấp, ngành chức năng
để cải thiện thực trạng trên.

.2 Mục tiêu – Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài
.2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu hiện trạng dân nhập cư ở quận Thủ Đức – Tp.HCM.
Đánh giá ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội trên địa bàn quận.

.2.2 Nhiệm vụ
Đúc kết các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Dân nhập cư, đời sống
xã hội.
Thực trạng dân nhập cư và đời sống xã hội ở quận Thủ Đức.
Phân tích ảnh hưởng của dân nhập cư đến đời sống xã hội ở quận Thủ
Đức.
Định hướng và giải pháp nâng cao đời sống xã hội trên địa bàn quận.

10


.2.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
.2.3.1 Phạm vi về không gian:
Địa bàn nghiên cứu trên toàn bộ quận Thủ Đức – Tp.HCM theo ranh
giới hành chính hiện nay.

.2.3.2 Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.


.2.3.3 Phạm vi về nội dung:
Hiện trạng và ảnh hưởng của dân nhập cư đến đời sống xã hội trên địa
bàn nghiên cứu.
Định hướng và giải pháp.

.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình gia tăng dân nhập cư trên địa bàn Tp.HCM từ nhiều năm qua đã
trở thành một vấn đề bức thiết vì sự gia tăng này không chỉ mang lại những
tích cực mà những tiêu cực cũng không phải là nhỏ.
Trước thực trạng đó đã có không ít các đề tài nghiên cứu về dân nhập
cư trên địa bàn Tp.HCM của các cấp bộ ngành có liên quan như Viện kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh với các đề tài:
Di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh: những vấn đề và giải pháp của
Bạch Văn Bảy, Vũ Thị Hồng, Trương Sĩ Ánh, Lê Văn Thành và Dư Phước
Tân năm 1992.
Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố hồ chí minh qua
một số công trình nghiên cứu gần đây của Lê Văn Thành năm 2005.
Của một số nhà chuyên môn như:
Tiến sĩ Cao Tự Thanh – Di dân vào thành phố Hồ Chí Minh xu thế và
cách nhìn.
Thạc sĩ Trần Văn Thành – Giãn dân thành phố: Bài toán vẫn chưa có
lời đáp.
Đây cũng là vấn đề thời sự được không ít các bài báo nêu lên như:
Bấp bênh cuộc sống người lao động nhập cư trên báo Sài Gòn giải
phóng của Hoài Nam và Phạm Trường (2004).
Chào những đồng bàp nhập cư (trực tuyến) trên Việt báo của Hoàng
Hải Vân năm 2004.
Ngoài ra đây cũng là đề tài thường xuyên được nghiên cứu của các sinh
viên, học viên ở các chuyên ngành có liên quan như:
Tìm hiểu đôi nét về ảnh hưởng của dân nhập cư đối với đời sống

kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Liên và H’Choai Niê
trong Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học lần VII – 2010 khoa Địa lý –
Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình và đặc điểm dân nhập cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm gần đây của Nguyễn Thị Kim Chi lớp DH5PN – Đại
học An Giang.

11


Vì vậy có thể nói đề tài nghiên cứu về dân nhập cư là một đề tài không
mới nhưng các nghiên cứu, các đề tài, bài viết đã thực hiện đa phần đều phản
ánh hiện trạng của dân nhập cư nói chung trên địa bàn toàn thành phố mà ít có
các nghiên cứu, tìm hiểu trên một địa bàn quận, huyện tiêu biểu về tình trạng
này. Bên cạnh đó các đề tài chỉ đánh giá dân nhập cư một cách chung chung
và không có sự quan tâm nhất định tới một bộ phận không nhỏ dân nhập cư là
các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã và
đang học tập tại Tp.HCM.
Quận Thủ Đức là quận có tỉ lệ dân nhập cư cao thứ hai so với các quận,
huyện khác trên địa bàn thành phố với 48,9% (2008) lại có tới 15 trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn quận. Do đó nhằm có
hướng nghiên cứu mới về đề tài dân nhập cư cũng như có sự đánh giá trên địa
bàn cụ thể và tiêu biểu nên phạm vi không gian của đề tài này là quận Thủ
Đức và nội dung nghiên cứu có sự quan tâm nhất định tới bộ phận sinh viên
đang theo học ở quận.

.4 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
.4.1 Hệ quan điểm
.4.1.1 Quan điểm hệ thống
Xem xét những vấn đề liên quan đến dân nhập cư theo quan điểm hệ

thống là xem xét các bộ phận của hệ thống dưới nhiều góc độ và mối quan hệ
giữa chúng với nhau, trong đó chú ý tới một vài bộ phận chủ đạo và ảnh
hưởng của nó tới các bộ phận khác.
Cụ thể về hệ thống các vấn đề đời sống xã hội, chúng tôi đã phân tích
dưới các khía cạnh như: Nhà ở, giáo dục, y tế, việc làm, an ninh. Đây là các
mặt của đời sống xã hội được quan tâm. Giữa các vấn đề trên luôn tồn tại mối
liên hệ mật thiết, có thể cùng tồn tại song song trong đời sống xã hội của dân
nhập cư, cũng có thể là nguyên nhân – hệ quả của nhau. Từ đó khi đưa ra
phương hướng giải quyết phải xem xét toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, tránh giải quyết cục bộ.

.4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Hệ thống địa lý KT – XH phải diễn ra trong một không gian lãnh thổ cụ
thể. Ở đây địa bàn được đánh giá xem xét là quận Thủ Đức. Ngoài ra, địa bàn
này cũng có mối liên hệ mật thiết với các quận lân cận cũng như trên toàn
thành phố. Mặt khác, việc nhập cư ở quận Thủ Đức nói riêng và Tp. HCM nói
chung sẽ song hành với vấn đề xuất cư ở các địa bàn khác.

.4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Bất kỳ một đối tượng kinh tế - xã hội nào cũng có một quá trình phát
sinh, phát triển. Những luồng dân di cư từ các vùng khác đến Tp. HCM nói
chung và quận Thủ Đức nói riêng xuất phát từ đặc điểm KT – XH cùng với
quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa thì quy mô và tốc độ gia tăng dân nhập
cư ngày càng tăng lên. Trong tương lai trình độ văn hóa, tay nghề của đối

12


tượng này sẽ ngày càng được nâng cao để phù hợp với xu thế phát triển ngày
càng hiện đại.


.4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự
bền vững về cả ba phương diện kinh tế - xã hội - môi trường. Tiến hành
nghiên cứu, đánh giá tình hình dân nhập cư và ảnh hưởng của nó lên các mặt
đời sống xã hội là góp phần xây dựng sự bền vững về mặt xã hội hướng tới
phát triển bền vững một cách toàn diện.

.4.2 Phương pháp nghiên cứu
.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu như cơ sở lý
luận về dân nhập cư, đời sống xã hội, tình hình thực tế về hiện trạng dân nhập
cư và ảnh hưởng của dân nhập cư trên địa bàn nghiên cứu, các vấn đề có liên
quan…Nguồn cung cấp gồm các đề tài nghiên cứu, sách, báo, Internet…

.4.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý các số liệu, phân tích,
tổng hợp tài liệu đã thu thập được để đánh giá, liên hệ, so sánh và rút ra nội
dung cần trình bày.
Phương pháp điều tra thực địa:
Tới địa bàn nghiên cứu để khảo sát, đánh giá tình hình ngoài thực tế
nhằm có hướng nghiên cứu khách quan và đi vào thực tiễn hơn.

.4.2.3 Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành song song với việc quan sát, phân tích tình hình thực tế.
Thu thập thông tin từ những người dân sống trên địa bàn quận Thủ Đức
về đề tài nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp.

.4.2.4 Phương pháp biểu đồ:
Sử dụng biểu đồ có liên quan để đánh giá tình hình gia tăng dân nhập

cư từ đó rút ra các ảnh hưởng về mặt đời sống xã hội cùa quận Thủ Đức.

.5 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về dân nhập cư và đời sống xã hội.
Chương 2: Hiện trạng và ảnh hưởng của dân nhập cư tới đời sống xã
hội quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp.

13


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về dân nhập cư và đời sống xã
hội.
.1.1 Khái niệm
.1.1.1 Nhập cư – Dân nhập cư
Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở vào một vùng hay một quốc gia
mới.
Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để
định cư hoặc tạm trú.
Dân nhập cư ở Tp.HCM được xác định là những người từ các tỉnh khác
về sinh sống, làm việc tại Tp.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại
Tp.HCM. Còn những người từ các tỉnh về Tp.HCM nhưng đã được giải quyết
hộ khẩu thường trú vì đủ tiêu chuẩn quy định không nằm trong phạm vi này
(Lê Văn Thành, 2005).

.1.1.2 Đời sống xã hội:
Bao gồm tất cả các lĩnh vực phúc lợi xã hội: cư trú, nhà ở, giáo dục, y
tế, việc làm, an ninh, văn hóa... có liên quan tới cuộc sống và lợi ích của người
dân.

Những nơi có đời sống xã hội cao là những nơi mà nhu cầu về phúc lợi
xã hội của người dân được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ, đồng bộ và
ngược lại.
Đánh giá đời sống xã hội phải tiến hành đánh giá trên tất cả các lĩnh
vực của nó.

.1.1.3 Tình trạng cư trú:
Là thực tế cư trú của cá nhân. Họ có thể đăng ký hộ khẩu thường trú ở
nơi này nhưng thực tế lại sinh sống và làm việc ở nơi khác
KT1:
Là số hộ, nhân khẩu có hộ khẩu thường trú ở Tp.HCM và đang thực tế
cư trú tại địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú.
KT2:
Là số hộ, nhân khẩu có hộ cư trú ở Tp.HCM nhưng thực tế cư trú ở
phường, xã, thị trấn khác trong Tp.HCM.
KT3:
Là số hộ, nhân khẩu từ các tỉnh, thành phố khác đến cư trú tại Tp.HCM
nhưng chưa đăng ký hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM. Những hộ, nhân khẩu
này đến cả hộ, thông thường đã đến ở Tp.HCM trên 6 tháng hoặc dưới 6 tháng
nhưng có nhà, có công ăn việc làm ổn định, sẽ ở lâu dài tại thành phố.

14


Là những hộ, nhân khẩu trước đây có hộ khẩu gốc ở Tp.HCM, sau đó
rời thành phố đi kinh tế mới, hoặc hồi hương,… đã cắt hộ khẩu thành phố nay
trở về thành phố làm ăn sinh sống.
Hộ Việt kiều Campuchia đã về Việt Nam sống ổn định lâu dài
Những hộ, nhân khẩu này có thể đã được lập hồ sơ quản lý hoặc chưa
được lập hồ sơ quản lý hoặc chưa được cấp sổ tạm trú có thời hạn.

KT4:
Là nhân khẩu đi lẻ (không đi theo hộ) từ các tỉnh, thành phố khác đến
cư trú tại Tp.HCM. Những người này có thể đã đến sinh sống và làm việc ở
thành phố trên 6 tháng hoặc dưới 6 tháng nhưng chưa đăng ký hộ khẩu thường
trú, có ý định cư trú lâu dài tại thành phố, đã được hoặc chưa được cấp sổ tạm
trú có thời hạn. Sinh viên ở tập trung trong các ký túc xá được thống kê là
nhân khẩu KT4.
Là những nhân khẩu trước đây gốc ở thành phố nay trở về làm ăn sinh
sống như: quân nhân đào ngũ, đào nhiệm,...
Những trẻ mới sinh chưa đăng ký hộ khẩu thường trú.

.1.1.4 Nhà ở
Có rất nhiều cách quan niệm khác nhau về nhà ở:
Theo nghĩa hẹp, nhà ở là phần kiến trúc kĩ thuật đủ các điều kiện tối
thiểu để có thể sử dụng làm chỗ ở, sinh hoạt cho một hoặc một số người trong
một khoảng không gian và thời gian xác định.
Theo nghĩa rộng, nhà ở được hiểu đồng nghĩa với chỗ ở, bao gồm phần
kiến trúc kỹ thuật của ngôi nhà (kể cả các tiện nghi và công trình kỹ thuật gắn
liền với ngôi nhà) các kết cấu hạ tầng kỹ thuật và điều kiện môi trường của
khu vực.
Trên thực tế khái niệm nhà ở luôn được hiểu theo nghĩa rộng vì tất cả
các vấn đề liên quan đến nhà ở kể cả kiến trúc kỹ thuật của ngôi nhà không thể
tách rời các yếu tố của hạ tầng và môi trường thiên nhiên xung quanh khu vực.
Phân loại nhà ở đô thị:
Nhà biệt thự: là ngôi nhà riêng biệt có sân vườn, hàng rào bao quanh.
Vật liệu hoàn thiện trong và ngoài nhà tốt. Có hệ thống cách âm, cách nhiệt,
tiện nghi sinh hoạt đầy đủ.
Nhà kiên cố: có niên hệ sử dụng trên 80 năm. Vật liệu hoàn thiện và
tiện nghi tương đối tốt.
Nhà bán kiên cố: niên hạn sử dụng tối đa là 30 năm. Vật liệu hoàn thiện

bằng vật liệu phổ thông như gạch gỗ. Tiện nghi sinh hoạt trung bình.
Nhà tạm: được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, tre, vầu… tiện nghi và điều
kiện sinh hoạt thấp.

.1.2 Một vài nét về hiện trạng của dân nhập cư ở Tp.HCM.
Quy mô và tốc độ gia tăng dân nhập cư
Dân nhập cư chiếm khoảng 1/3 số dân của cả thành phố.

15


Bảng 1.1: Tương quan giữa quy mô dân nhập cư và dân số trung bình ở
Tp.HCM
Năm

2004

Dân nhập cư (người)

1.844.548

Dân trung bình (người)

6.062.99
3

2005
1.881.43
8
6.239.93

8

2006
1.919.06
6

2007
1.959.36
6

6.424.597 6.650.942

2008
2.301.79
0
6.810.46
1

2009
2.523.062
7.123.34
0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)

Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tình hình dân nhập cư ở thành phố Hồ
Chí Minh
Năm 2004 dân nhập cư trên thành phố chiếm 30,1% với 1.844.548
người đến 1 - 4 - 2009 dân nhập cư đã chiếm 35,4% dân số toàn thành phố.
Quy mô và tốc độ dân nhập cư ngày càng gia tăng trên địa bàn

Tp.HCM.
Người dân nhập cư sống chủ yếu ở các quận ven, quận mới và xung
quanh các KCX, KCN như quận Bình Tân (52,8%), quận Thủ Đức (48,9%),
quận 12 (48,8%), quận Tân Phú (47,7%)…
Cơ cấu tuổi, giới tính và trình độ học vấn của dân nhập cư
 Cơ cấu tuổi
Đa số người dân nhập cư đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ.
Tỉ lệ từ 15 tuổi đến 39 tuổi dao động trong khoảng 90%.
 Cơ cấu giới tính
Do nhu cầu thu hút vào các ngành công nghiệp nhẹ như ngành dệt may,
da giày, chế biến thực phẩm, các ngành dịch vụ mà trong cơ cấu giới tính nữ
chiếm tỉ lệ cao hơn nam.
 Cơ cấu trình độ học vấn

16


Do sự di cư tự do, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn nên nhiều
người có trình độ học vấn, tay nghề thấp di cư vào thành phố.
Ngoài ra còn có một bộ phận sinh viên các trường đại học, sau đại học
ở tại thành phố. Đây là một bộ phận nhập cư thường xuyên, trình độ cao và là
nguồn bổ sung hàng năm.

Chương 2: Hiện trạng và ảnh hưởng của dân nhập cư
tới đời sống xã hội quận Thủ Đức – Tp.HCM.
.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận
9, Quận 2 và Quận Thủ Đức. Diện tích Thủ Đức là 47,46 km², dân số 2008 là
414.650 người. Theo Niên giám thống kê năm 2008 dân nhập cư trên địa bàn

quận chiếm tới 48.9%.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Thủ Đức
Quận Thủ Ðức hiện nay có 12 phường: Phường Hiệp Bình Chánh,
phường Hiệp Bình Phước, phường Tam Phú, phường Tam Bình, phường Linh
Chiểu, phường Linh Ðông, phường Linh Tây, phường Linh Xuân, phường
Linh Trung, phường Bình Thọ (trung tâm quận Thủ Ðức ), phường Bình
Chiểu, phường Trường Thọ.
Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học
chuyên nghiệp như:

Hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 6
trường thành viên

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
 Trường Đại học An ninh nhân dân

17









Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp 2
Trường Cao đẳng Xây dựng
Trường Cao đẳng Nghề Tp.HCM
Trường Kỹ thuật Công Nghiệp May và Thời trang
Trường Dạy nghề người tàn tật trung ương 2

.2 Hiện trạng
.2.1 Quy mô và tốc độ gia tăng của dân nhập cư
.2.1.1 Quy mô
Quy mô gia tăng dân nhập cư tại Thủ Đức ngày càng gia tăng theo thời
gian và không gian.
Dân nhập cư trên địa bàn quận Thủ Đức chiếm 48,9% tương ứng với
202.763 người (2008).

.2.1.2 Tốc độ
Tốc độ gia tăng cũng tỉ lệ thuận với quá trình công nghiệp hóa – đô thị
hóa ở nước ta.
Tỷ lệ gia tăng dân nhập cư trên địa bàn quận Thủ Đức
 1979 – 1989: 0,3%
 1989 – 1999: 1,21%
 1999 – 2004: 2,78%
 2008: 3,13%

.2.2 Các luồng nhập cư
Nguồn gốc của dân nhập cư càng đa dạng, phong phú càng góp phần
phát triển kinh tế và đa dạng hóa màu sắc văn hóa trên địa bàn quận.
Bảng 2.1: Các luồng dân nhập cư từ các vùng đến quận Thủ Đức
Các vùng địa lý

2004
2008
Trung du miền núi phía Bắc
1,7
2,4
Đồng bằng sông Hồng
10,2
11,7
Bắc Trung Bộ
14,1
15
Nam Trung Bộ
5,8
6,1
Tây Nguyên
13,6
14,2
Đông Nam Bộ
19,1
15,2
Đồng bằng sông Cửu Long
35,3
35,1
Nước ngoài hoặc không xác định
0,2
0,3
(Nguồn: Tổng điều tra dân số 2004 – 2008)
Nhìn chung, dân nhập cư đến đây từ mọi vùng của Tổ quốc, tuy nhiên
chiếm đa số trong các luồng nhập cư là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông
Nam Bộ.


18


.2.3 Nguyên nhân nhập cư
Nguyên nhân nhập cư từ cả nơi xuất cư và nơi nhập cư.

.2.3.1 Nơi xuất cư
Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém. Mức sống và điều kiên vật chất lẫn
tinh thần còn nhiều hạn chế.
Thất nghiệp ở nông thôn.
Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông theo học các trường đại học, cao
đẳng ở thành phố do hệ thống trường đại học ở địa phương còn thiếu và yếu.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có xu hướng tìm việc làm ở thành phố.
Một bộ phân dân cư do tác động tiêu cực là chán nản gia đình bỏ đi
lang thang.

.2.3.2 Nơi nhập cư
Cơ hội tìm kiếm việc làm lớn do có nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất, nhà máy xí nghiệp, các ngành dịch vụ phát triển.
Điều kiện sinh sống tốt hơn về vui chơi, giải trí, sức khỏe…
Hệ thống trường học đáp ứng như cầu học tập.

.3 Ảnh hưởng
.3.1.1 Tích cực:
Cung cấp lực lượng lao động chủ yếu cho các KCX, KCN, các nhà máy
xí nghiệp...
Bên cạnh đó dân nhập cư còn có những đóng góp rất đặc biệt vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Góp phần đa dạng hóa nền văn hóa Thành phố


.3.1.2 Tiêu cực
Nhà ở
Tính đến năm 2004, Quận Thủ Đức có khoảng 59.429 căn nhà ở, tổng
diện tích sàn khoảng 3,8 triệu m2. Diện tích ở bình quân khoảng 11,7 m 2
/người. Số hộ chưa có nhà ở riêng khoảng 20.000 hộ, gồm có dạng ở chung, ở
nhà thiếu chất lượng, chưa đảm bảo và các đối tượng là sinh viên, công nhân.
Các đối tượng này chủ yếu sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, điều kiện sinh
hoạt và tiện nghi rất hạn chế phần lớn là nhà bán kiên cố và nhà tạm. Chỉ một
bộ phân sinh viên ở trong các khu kí túc xá có điều kiện sinh hoạt và tiện nghi
tốt hơn.

19


Hình 2.2 Nhà trọ của người lao động
Hình 2.3 Ký túc xá sinh viên
Trong tổng số 59.429 căn nhà ở có: Nhà biệt thự: 527 căn; Nhà kiên cố:
11.240 căn; Nhà bán kiên cố: 45.957 căn; Nhà vật liệu tạm khác: 1.705 căn
Giáo dục
Tình trạng cư trú của dân nhập cư trên địa bàn quận chủ yếu thuộc diện
KT3 và KT4 do đó vấn đề giáo dục cho con em những hộ nhập cư vào quận có
sự phân biệt đối xử như: con em dân nhập cư không được học tại các trường
công lập, nhiều trường chuyên không nhận dân nhập cư tạm trú.
Y tế
Dân nhập cư chủ yếu là lao động nghèo lại sống trong điều kiện vật
chất thiếu thốn cũng như môi trường ẩm thấp, bị ô nhiễm nên bệnh tật luôn
luôn thường trực.
Con của các hộ nhập cư dưới 6 tuổi do không có hộ khẩu thường trú
gây khó khăn cho việc cấp bảo hiểm y tế để điều trị miễn phí.

Bên cạnh đó người nhập cư thường chấp nhận lao động trong các ngành
nặng nhọc, dễ gặp phải rủi ro như xây dựng trong các công trình nhưng vấn đề
bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn không được quan tâm đúng mức.
Với đối tượng sinh viên sống xa gia đình, thu nhập hàng tháng chủ yếu
do gia đình chu cấp phải trang trải nhiều vấn đề trong cuộc sống đồng thời có
thái độ chủ quan vào sức khỏe nên xem nhẹ vấn đề chữa chạy khi bị bệnh.
Việc làm
Do trình độ văn hóa thấp nên việc làm của người nhập cư thường bấp
bênh.
Công nhân lao động trong các
khu công nghiệp, khu chế xuất lương
Hình
của dân

thấp 2.4
và Công
thườngviệc
xuyên
phảinhập
làm tăng
ca.
Một bộ phận người nhập cư
không có việc làm do đó dễ sa ngã vào
các tệ nạn xã hội.
Đa phần sinh viên phải tìm việc
làm thêm để nhằm trang trải cuộc sống thường thông qua các trung tâm môi
giới phải trả chi phí giới thiệu nhưng các công việc cũng không đảm bảo lâu

20



dài. Bên cạnh đó trong khi tìm việc làm thêm không ít sinh viên bị kẻ xấu lợi
dụng để lừa đảo.
An ninh
Nhà ở của dân nhập cư thường chật chội và không đảm bảo an ninh nên
trộm cắp thường xuyên xảy ra.

Hình 2.5 Nhà cửa chật chội và
thiếu an ninh

Lao động thất nghiệp dễ bị lôi kéo vào tệ nạn như ma túy, mại dâm…
Một bộ phận sinh viên ăn chơi, đua đòi sa vào con đường phạm tội.
Văn hóa
Đại bộ phận dân nhập cư đặc biệt là những người lao động không có
điều kiện giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí...
Đối tượng sinh viên thì có điều kiện tiếp cận với môi trường văn hóa
hơn. Tuy nhiên do đặc điểm về tâm lý và lứa tuổi nên những luồng văn hóa
xấu dễ dàng xâm nhập vào đời sống của đối tượng này.

Chương 3: Định hướng và giải pháp
.1 Định hướng
Cần có những sự quan tâm thích đáng của UBND thành phố nói chung
cũng như UBND quận Thủ Đức nói riêng trong vấn đề giải quyết hậu quả của
tình trạng gia tăng dân nhập cư một cách nhanh chóng.
Đối với những cơ quan chuyên trách như: Viện kinh tế Tp.HCM, Sở
quy hoạch… cần có những nghiên cứu, đề ra các dự án nhằm cải thiện đời
sống xã hội của bộ phận dân nhập cư đặc biệt là đối tượng sinh viên.
Tiến hành hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển kinh tế từ đó giải quyết các
vấn đề xã hội.
Khi tiến hành cải thiện và nâng cao đời sống xã hội thì cần phải thực

hiện một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, nhằm đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.

.2 Giải pháp
Tiếp tục hoàn thành Dự án Hỗ trợ người lao động nhập cư tại quận Thủ
Đức do Enda Việt Nam và UBND Quận Thủ Đức phối hợp thực hiện. Đây là
dự án được triển khai tại 2 phường của Thủ Đức là Linh Trung và Linh Xuân

21


từ tháng 2/2008 đến tháng 6/2011 với tổng kinh phí là 54.390 Euros (ước tính
1.087 triệu đồng).
Tiến hành hỗ trợ về pháp lý trong đăng ký hộ khẩu thường trú và các
chế độ chính sách đối với dân nhập cư cũng như tạo sự thuận lợi trong quản
lý.
Mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó đặc biệt quan tâm đến chung
cư cho người có thu nhập thấp và ký túc xá cho sinh viên để đảm bảo đời sống
vật chất cũng như an ninh.
Tăng cường các trung tâm hỗ trợ việc làm do UBND quận quản lý để
đảm bảo dân nhập cư có việc làm ổn định.
Có sự hỗ trợ về mặt y tế đối với dân nhập cư.
Tạo môi trường lao động và học tập lành mạnh nhằm hạn chế tệ nạn xã
hội.

PHẦN KẾT LUẬN
Với những nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện có thể thấy được rằng
quy mô và tốc độ gia tăng dân nhập cư trên địa bàn thành phố nói chung và
quận Thủ Đức nói riêng đã và đang mang lại những tích cực cũng như những
ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Những

ảnh hưởng này không chỉ tác động xấu đến đời sống xã hội của chính người
dân nhập cư mà còn ảnh hưởng tới toàn xã hội.
Trên cơ sở đó xã hội và các cấp, chính quyền chức năng cần có những
định hướng và giải pháp để cải thiện đời sống xã hội của người dân nhập cư và
từ đó đảm bảo phát triển xã hội bền vững.

22


Phụ lục
.1 Bảng phụ lục: Cơ cấu dân số theo tình trạng cư trú quận Thủ
Đức qua các năm
Năm
2000
2002
2004
2006
2008

KT1
57,3
55,5
50,6
47,7
41,8

KT2
KT3 + KT4
10,2
32,5

9,8
36,7
8,6
40,8
9,1
44,2
9,3
48,9
(Nguồn: Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức)

.2 Dự án Enda Việt Nam
Mỗi năm, TP.Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 200 nghìn người nhập cư
tới lao động, học tập, sinh sống. Phần lớn trong số họ gặp rất nhiều khó khăn
trong đời sống. Dự án Hỗ trợ người lao động nhập cư tại quận Thủ Đức do
Enda Việt Nam( Environment and Development in Action) tài trợ nhằm giúp
đỡ người dân nhập cư bớt đi phần nào những khó khăn để hòa nhập với cộng
đồng.
Enda Việt Nam là tên viết tắt của Tổ chức hành động vì môi trường và
sự phát triển tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ thuộc mạng lưới Enda
thế giới. Hiện Enda có khoảng 32 chi nhánh tại các nước châu Phi, Mỹ La-tinh
và châu Á. Enda Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực phát triển cộng đồng
trong đó tập trung vào các vấn đề: Nhà ở và tái định cư cho cộng đồng dân
nghèo, truyền thông môi trường và xử lý chất thải rắn đô thị, hỗ trợ cộng đồng
dân tộc thiểu số cải thiện đời sống… Địa bàn hoạt động của Enda gồm các
tỉnh thành như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, TP.
Hồ Chí Minh.
*Người lao động nhập cư được vay tiền ổn định cuộc sống
Qua ba năm triển khai tại hai phường Linh Trung và Linh Xuân, dự án
đã thành lập được 30 nhóm tiết kiệm tự nguyện với trên 300 thành viên, giải
quyết khó khăn cấp bách trong cuộc sống. Hơn 200 lao động được vay vốn để

mua sắm phương tiện làm ăn với số tiền gần 600 triệu đồng.
Dự án Hỗ trợ người nhập cư là điều kiện và công cụ để địa phương
thực hiện tốt hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối với lao động nhập cư,
giúp những người dân nhập cư tự quản lý được cuộc sống của mình.Dự án
cũng trang bị những kiến thức cho người lao động nhập cư về kế toán, quản lý
sổ sách đơn giản, những nhóm tiết kiệm tự nguyện dựa vào các "nhóm đồng
hương" của người lao động nhập cư nhằm giúp họ có một nguồn quỹ tín dụng
cộng đồng giải quyết nhanh những khó khăn trước mắt. Những giải pháp đó sẽ
là một cứu cánh giúp những người nhập cư có thể tổ chức được cuộc sống của
mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

23


*Hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn người nhập cư
Hàng ngàn lượt lao động nhập cư, chiếm số đông là lao động nữ được
tuyên truyền, tư vấn miễn phí về pháp luật, từ đó đã tạo nét chuyển biến lớn
trong đời sống của lao động nhập cư tại 2 phương Linh Trung, Linh Xuân nói
riêng và toàn quận Thủ Đức nói chung. Ông Huỳnh Công Khanh- Trưởng
phòng Lao động thương binh và xã hội quận Thủ Đức, thành viên ban quản lý
dự án cho biết: Với những lợi ích mang lại từ dự án thí điểm ở quận Thủ Đức
sẽ là cơ sở để TPHCM triển khai thực hiện dự án: "Hỗ trợ lao động nhập cư"
giai đoạn 2011-2013 ở các quận huyện khác.
Hiện nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh
cũng đang thực hiện nhiều chương trình trợ giúp pháp lý cho đối tượng lao
động nhập cư.
Để giúp người dân nhập cư hiểu hơn các vấn đề pháp lý, Dự án sẽ phối
hợp với cán bộ tư pháp phường và lực lượng cộng tác viên của quận để thành
lập một đơn vị hỗ trợ pháp lý dưới hình thức tổ tư vấn hoặc câu lạc bộ.
Đơn vị tư vấn này sẽ chịu trách nhiệm thu thập các văn bản pháp quy

liên quan đến người nhập cư tại TP.Hồ Chí Minh thành các tài liệu pháp luật
đơn giản để phổ biến cho người nhập cư, đồng thời sẽ hỗ trợ, hướng dẫn người
dân nhập cư đăng ký tạm trú, tiếp cận các dịch vụ xã hội và các chương trình
tín dụng nhỏ.
Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật
liên quan đến người nhập cư dưới các hình thức hội thi, giao lưu nói chuyện
chuyên đề nhằm giúp người dân ý thức được vai trò và nghĩa vụ của mình
đồng thời thiết lập đường dây nóng để giúp người dân trong các trường hợp
cần tư vấn đột xuất.
Thông qua chương trình này, người lao động nhập cư không chỉ biết
những thủ tục cần thiết khi đến tạm trú tại địa phương mà bất cứ khi nào cần
hỗ trợ những vấn đề pháp lý họ đều sẽ nhận được sự giúp đỡ của tổ chức.
*Nâng cao đời sống tinh thần cho người nhập cư
Đó cũng chính là một trong những mục tiêu mà Dự án Hỗ trợ người lao
động nhập cư hướng tới. Với những người dân nhập cư khi vào thành phố, vấn
đề bức xúc mà họ quan tâm nhất là nhà ở và đảm bảo cho đời sống vật chất
không bị thiếu trước hụt sau. Bởi vậy nhiều lúc họ lãng quên những nhu cầu
văn hóa tinh thần. Chính vì thế, qua sự phối hợp với các tổ chức xã hội địa
phương, Dự án này còn muốn tạo ra một sân chơi với nhiều hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người
nhập cư. Ngoài ra, Quỹ còn nhắm tới việc giúp người dân nắm được những
kiến thức về vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng để giúp người dân có
ý thức tự chăm lo và bảo vệ chính mình.
Ngoài ra, Dự án cũng tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, tuyên
truyền pháp luật… nhằm trang bị kiến thức giúp người lao động nhập cư hòa
nhập với nếp sống văn minh đô thị .

24



Tài liệu tham khảo
1.Bạch Văn Bảy, Vũ Thị Hồng, Trương Sĩ Ánh, Lê Văn Thành và
Dư Phước Tân (1992), Di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh: những vấn đề
và giải pháp, Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
2.Nguyễn Thị Kim Chi (2009), Tình hình và đặc điểm dân nhập cư
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, Đại học
An Giang.
3. Trần Thị Liên và H’Choai Niê, Tìm hiểu đôi nét về ảnh hưởng
của dân nhập cư đối với đời sống kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
(2010), Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hoài Nam và Phạm Trường, Bấp bênh cuộc sống người lao động
nhập cư (2004), báo Sài Gòn giải phóng .
5. Tiến sĩ Cao Tự Thanh, Di dân vào thành phố Hồ Chí Minh xu thế
và cách nhìn.
6. Lê Văn Thành, Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố
hồ chí minh qua một số công trình nghiên cứu gần đây (2005), Viện kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Thạc sĩ Trần Văn Thành, Giãn dân thành phố: Bài toán vẫn chưa
có lời đáp, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
8. Hoàng Hải Vân, Chào những đồng bào nhập cư (2004), Việt báo.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×