Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.18 KB, 10 trang )

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống 70 năm xây dựng,
chiến đấu, trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà
Nội (19/10/1946 - 19/10/2016)
–––––––––
Câu 1. Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang (LLVT) Thủ đô Hà
Nội là ngày, tháng, năm nào? Vì sao ngày đó được công nhận là ngày truyền
thống của LLVT Thủ đô Hà Nội?
Trả lời:
* Ngày 19 tháng 10 năm 1946 được công nhận là ngày truyền thống của
LLVT Thủ đô Hà Nội (Theo Quyết định số 1850/QĐ-QP ngày 31/5/2010 của
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng).
* Ý nghĩa của ngày 19/10/1946 đối với quá trình xây dựng, phát triển, chiến
đấu, trưởng thành của LLVT Thủ đô Hà Nội:
- Là ngày thành lập Chiến khu XI – Tổ chức hành chính quân sự thống nhất
đầu tiên của LLVT Thủ đô. Sự kiện đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của
LLVT Thủ đô.
- Tạo điều kiện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát công tác chuẩn bị
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Hà Nội.
- Là tiền đề cho những chiến công oanh liệt của quân dân Hà Nội trong 60
ngày đêm chiến đấu giam chân địch trong thành phố và trong suốt quá trình xây
dựng, phát triển, chiến đấu, trưởng thành của LLVT Thủ đô Hà Nội sau này.
Câu 2. Đồng chí (Bạn) hãy nêu những mốc son và chiến công tiêu biểu
của LLVT Thủ đô Hà Nội trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng
thành?
Trả lời:
* Ngày 19/8/1945 các đội tiền thân của LLVT Thủ đô đã làm nòng cốt cho
các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống
nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà
Nội.


* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân
và dân Chiến khu XI với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã nổ súng
mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch


trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu
hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của
thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều
kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần
đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và dạng sáng ngày
18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của
địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá
hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của
địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ
để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết
thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951.
Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ
lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực
lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2
ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí.
Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi thư khen ngợi, động viên.


- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền
Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn

phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ
với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn
dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều
kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào
đêm ngày 3 và dạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh
chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một
nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh
tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu,
đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó
khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Sân bay Gia Lâm
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ
lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản
toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công
sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm,
từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa
sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần
chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần
chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và
4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng
không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay,
trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng


của quân dân Hà Nội đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”, làm tiêu tan
huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về “thời kỳ đồ đá” mà

trở thành “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, buộc đế quốc Mỹ ký kết
Hiệp định Pa-ri“Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam”, cam kết
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút
hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ
chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.

Kí kết Hiệp định Pari “Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam”
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu
Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển
giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ
đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa
giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/LCTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà


Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008
hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội
vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà
Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê
Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ
đô Hà Nội.
Câu 3. Đồng chí (Bạn) hãy cho biết truyền thống tiêu biểu của LLVT
Thủ đô Hà Nội?
Trả lời.
* Nội dung truyền thống tiêu biểu:“Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.


Người chiến sĩ ôm bom ba càng sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

* Cơ sở cho sự khái quát nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô:
Nhân dịp Tết Đinh Hợi (1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên
các chiến sỹ Thủ đô đang chiến đấu giam chân địch trong thành phố, trong thư Bác
viết: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại
biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần
quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em.
Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống
Việt Nam muôn đời về sau”.


Lời động viên của Bác Hồ tạo động lực cho các chiến sỹ tiếp tục dũng cảm,
ngoan cường chiến đấu giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu cam go, quyết liệt,
không cân sức với kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Bác Hồ giao cho.
* Biểu hiện:
- Sẵn sàng chấp nhận hy sinh quyết tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ được
giao (Thể hiện qua hành động ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch; khi chỉ còn lựu
đạn đợi địch đến gần mới cho nổ lựu đạn để tiêu diệt địch và không để địch bắt…)
- Một số tấm gương tiêu biểu cho truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết
sinh”: Lê Gia Đỉnh, Nguyễn Ngọc Nại, Lý Đàm Nghiên, Nguyễn Phúc Lai…
* Ý nghĩa:
- Kế thừa và nâng giá trị truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc
lên một tầm cao mới.
- Trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu và truyền thống chung của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Là động lực tinh thần cho các thế hệ chiến sỹ lực lượng vũ trang Thủ đô
vượt qua mọi khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Câu 4: Đồng chí(Bạn) hãy viết về một tập thể hoặc cá nhân gương tiêu

biểu trong xây dựng,giữ gìn,phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô
Hà Nội? ( Có thể đã được ghi nhận hoặc phát hiện mới )
Trả lời:
Người đội phó của “ Đơn vị quyết thắng”- Thiếu tá Dương Đình Lập
Một buổi chiều cuối tháng bảy, chúng tôi tới Đội cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy. Công an quận Long Biên ,Hà Nội. Cả một dãy nhà hơn mười gian cấp 4
nằm phơi mình dưới nắng. Dù đã có lớp trần bằng nhựa nhưng hơi nóng vẫn cứ
tràn vào, oi bức và mệt mỏi. Tuy vậy, từng phòng, từng tổ cán bộ chiến sĩ vẫn miệt
mài làm việc. Thiếu tá, đội phó Dương Đình Lập, sinh năm 1968, dáng người thấp
đậm, khuôn mặt cương nghị và đôi mắt có ánh nhìn tinh anh, đúng vẻ của một cảnh
sát điều tra. Nhưng qua trò truyện mới biết ban đầu anh được đào tạo nghiệp vụ
cảnh vệ. Mãi đến năm 1990, khi chuyển về Công an Hà Nội, làm chiến sĩ đội cảnh
sát điều tra hình sự, công an quận Hoàn Kiếm anh mới phát huy hết khả năng của
mình. Khi được hỏi về thành tích, trầm lặng giây lát, anh bồi hồi kể lại một vụ án:
Khoảng 9 giờ ngày 29 tháng 5 năm 2003, cửa hang bán điện thoại số 75
phố Hàng Bông bị ba tên cướp rình sẵn. Khi nhân viên mở của dọn hàng ra bán thì
thì chúng ập vào dùng dao khống chế, dùng băng dính bịt miệng và trói người này
lại, lấy đi 47 chiếc điện thoại di động giá gần 150 triệu đồng. Khi khám nghiệm
hiện trường, nghe lời khai ban đầu thì nhiều ý kiến cho rằng đây là hiện trường giả,
tội phạm không thể trắng trợn gây án giữa ban ngày, tại phố đông người. Tôi


không đồng ý vì quan sát thấy những vòng băng dính trói tay, bịt miệng rất vội
vàng, manh động và cửa hàng tan nát…Tôi trình bày suy nghĩ của mình với đội
trưởng Vũ Văn Hùng và được phân công làm tổ trưởng tổ công tác. Bằng những
biện pháp nghiệp vụ rồi rà soát các đối tượng trên địa bàn chúng tôi thấy nổi lên 3
tên Việt Anh, Ninh và Hùng. Chúng đều có hộ khẩu Hà Nội nhưng là con nghiện
bỏ nhà đi lang thang. Hơn nữa Ninh vừa mãn hạn tù vì tội cướp tài sản công dân.
Chúng tôi lại được tin ở Nghệ An có bán nhiều điện thoại di động giá rẻ giống với
tang vật của vụ án. Thế là vừa đi thu hồi tang vật vừa gọi hỏi, đấu tranh với đối

tượng. Tuy là vụ án hẹp nhưng chúng tôi đã phá án nhanh, đạt hiệu quả cao, tôi và
toàn đội được Bộ Công an tặng Bằng khen.
Năm 2004, Dương Đình Lập chuyển sang Đội cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy Công an quận Long Biên rồi được bổ nhiệm thành phó phị trách các vụ án
lớn và đường dài. Thời gian này quận mới được thành lập, tình hình tội phạm nói
chung, tội phạm về ma túy nói riêng rất phức tạp. Anh đã cùng với cấp ủy, chỉ huy
đội làm tốt công tác điều tra cơ bản, lập danh sách gần 1.500 đối tượng nghiện hút,
và hang chục điểm, tụ điểm ma túy phức tạp trên địa bàn. Trực tiếp tham gia và chỉ
đạo triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép, tiêu thụ chất ma túy
khu vực Hà Nội và liên tỉnh như chuyên án 185L. Bắt đầu từ năm 2005, qua thu
thập thông tin được biết có một đường dây mua bán vận chuyển với số lượng lớn
chất ma túy tổng hợp, thuốc lắc từ Bắc Ninh , Hải Phòng về Hà Nội cho tên TRần
Văn Lợi làm đại lý để đưa đến các vũ trường, quán bar, nhà hàng… Sau hai tháng
tổ chức ngoại tuyến, bám sát nắm tình hình, đến khi tạo được lý do bắt Lợi thì
khám trong người hắn chỉ có một viên ma túy , không có đủ điều kiện truy tố đành
xử lí hành chính rồi thả về. Nhầm đối tượng hay không? Lập suy nghĩ cả đêm rồi
quả quyết cho rằng những phán đoán, nhận định của mình là đúng và kiên trì theo
dõi. Hai năm sau, thời cơ đến, vào ngày 17 tháng 5 năm 2007, tại khu vực dốc Đền
Ghềnh, phường Bồ Đề (Long Biên), Lập trực tiếp chỉ huy bắt quả tang hai đối
tượng Đỗ Văn Hường và Lê Thu Hằng có hành vi mua bán chất ma túy, thu giữ
tang vật là 6,493 gam ma túy tổng hợp. Đồng thời mở rộng vụ án đã bắt, khám xét
khẩn cấp Trần Văn Lợi là nơi cung cấp hàng cho Hường và Hằng với tang vật là
1345 viên ma túy tổng hợp, cân nặng 378,409 gam, 21 gói Ketamin cân nặng
14,291 gam. Phá vụ án này Dương Đình Lập cùng 15 người khác được Bí thư
Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen nóng.
Được biết, trước đó Dương Đình Lập được tăng cường cho Đội trật tự xã
hội để điều tra khám phá vụ án giết người xảy ra vào hồi 17 giờ 30 ngày 1 tháng 2
năm 2007 tại nhà nghỉ Hương Giang, phường Bồ Đề (Long Biên). Nạn nhân là
Nguyễn Quý Hải, 52 tuổi bị tử vong. Quá trình xác minh điều tra đã xác định gây
án gồm 3 tên là Trần Thị Linh, Đỗ Đức Khánh và Hoàng Văn Sinh nhưng Khánh

và Sinh đã bỏ trốn. Công an quận đã ra quyết định truy nã và giao cho Dương Đình
Lập phụ trách một tổ tám người đi truy bắt. Sau khi xác định rõ thân nhân, Lập


cho bao vây các mối quan hệ gia đình và xã hội, dùng biện pháp nghiệp vụ kết hợp
vận động gia đình giáo dục, thuyết phục tội phạm. Sau hai tuần, cả hai tên đã ra
nhận tội. Lập trực tiếp về Nam Định đón Hoàng Văn Sinh lên đầu thú. Phá vụ án
này Dương Đình Lập lại được Bộ Công an tặng bằng khen.
Vừa trò truyện, tôi vừa ngắm nhìn những bức tường xung quanh phòng
họp, trên đó có treo từng hạng bằng, giấy khen, giấy chứng nhận “ Tập thể tốt”,
“Đơn vị quyết thắng” mang tên Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Dương
Đình Lập do Bộ Công an, Ủy ban nhân dân và Sở Công an Thành phố trao tặng mà
thấy trong lòng bình lặng, tin yêu.
Câu 5: Trên cương vị công tác và vị trí xã hội của mình, đồng
chí(bạn) làm gì để góp phần giữ gìn,phát huy,phát triển những giá trị truyền
thống của LLVT Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng hiện nay?( Không
quá 1.500 từ).
Trả lời:
Hiện nay, nhiện vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội đang có sự
phát triển mới trong điều kiện thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen. Những
giá trị truyền thống vẻ vang, những bài học lịch sử về tinh thần cách mạng tiến
công, về ý chí kiên cường bất khuất của cha ông đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm
tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn phát huy, phát triển những truyền thống của lực
lượng vũ trang Hà Nội trong mỗi học sinh Kim Anh chúng em. Suốt 70 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang Hà Nội ta luôn thể hiện là một
lực lượng chính trị, chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân
dân, xây đắp lên truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”: ”Trung
với Đảng, hiếu với dân, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, sẵn sang chiến đấu hy sinh
vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa Xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Lực lượng vũ trang

nhân dân Hà Nội là biểu tượng sáng ngời của ý chí độc lập, tự do, tinh thần đoàn
kết quyết chiến và tài thao lược, trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta trong quá
trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đảng ta xác định nhiệm vụ cách mạng nước ta
trong giai đoạn mới là: Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Tiếp tục đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên
cơ sở nhiệm vụ cách mạng của Đảng và thực tiễn công tác Đoàn và phong trào
thanh niên hiện nay, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã xác định nhiệm vụ
chính trị của thanh niên Việt Nam là: "Rèn luyện về lý tưởng, đạo đức cách mạng,
về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, về thể chất, xung kích đi đầu tham
gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng


mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Khẩu hiệu hành động là:
"Tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình
nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Phong trào thi đua lớn là: "Tình nguyện xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc", với nội dung: Trước hết là thi đua học tập, đi đầu xây
dựng xã hội học tập và tiến quân vào khoa học công nghệ. Trong giai đoạn phát
triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, việc học tập để đáp ứng với
sự phát triển đó trở thành yêu cầu và nhu cầu thiết thân đối với mỗi chúng em.Tinh
thần và thái độ học tập của chúng em phải là: Học để làm người, học để phụng sự
Tổ quốc, nhân dân; học suốt đời, thanh niên phải đi đầu trong một xã hội học tập.
Học tập toàn diện: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,… Tích
cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật, hăng hái tham
gia các hoạt động sáng tạo.Thứ hai là thi đua lập nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều
kiện mới. Thi đua xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Phát triển
rộng rãi phong trào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, tích luỹ.

Đẩy mạnh hoạt động lao động sáng tạo với tri thức và công nghệ mới, với năng suất
và chất lượng sản phẩm cao hơn trước. Đẩy mạnh hoạt động “Sáng tạo trẻ”, phát
huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới. Tình nguyện vì cuộc sống
cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đặc biệt ở những lĩnh
vực, địa bàn và đối tượng khó khăn: Tổ chức và tích cực tham gia các phong trào
tình nguyện. Tổ chức thường xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ, ngày thứ
bảy tình nguyện, chủ nhật xanh; thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện đảm
nhận các việc khó, việc mới, những vấn đề bức xúc; tích cực tham gia bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai. Tình nguyện giúp đỡ người già, gia đình chính sách,
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tích cực và gương mẫu tham gia xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở. Xung kích thực hiện các chương trình dự án. Tham gia thực hiện
các dự án quốc gia về phát triển kinh tế biển đảo, xây dựng nông thôn mới và khu
dân cư. Chủ động đề xuất đảm nhận các dự án, các phần việc thanh niên tham gia
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.Tiếp đó là xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu
tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội: Hăng hái tham gia các hoạt động xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, gương mẫu thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, thường
xuyên học tập nâng cao nhận thức về tình hình, nhiệm vụ mới, ý thức cách mạng,
nhận rõ âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.Tích cực tham gia
các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn an toàn giao
thông, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tham gia có hiệu quả
phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Khoẻ để giữ nước” và
cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo". Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
người thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là người có lý tưởng


và đạo đức cách mạng; có lối sống văn hoá; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có
trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn, nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực,
tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn
đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy,
mỗi chúng em cần phải: trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức, sống có văn hoá,

chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà
nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân, tích cực
học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ra sức nâng
cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ, vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật,
công nghệ, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện; sẵn sàng đảm nhận việc
khó, việc mới, những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội,
giữ gìn quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị, phấn đấu nâng cao chất
lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội;
mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi
mình sinh sống. Người đoàn viên như chúng em, trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trước hết phải là: Người công dân tốt; người bạn tốt của
thanh niên; là tấm gương tốt của thiếu nhi; là người có uy tín trong tập thể thanh
niên và cộng đồng dân cư.



×