Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tích hợp môi trường trong môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.42 KB, 3 trang )

Chuyên đề:

• Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và
cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi
trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi,
hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại
sự sống trên Trái đất
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị
xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời
sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa
cuộc sống của loài người trên Trái đất. Nhiều năm gần đây môi trường không còn là
vấn đề của một quốc gia, một đất nước mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu.
Là giáo viên bộ môn , giảng dạy đã nhiều năm trên địa bàn Công ty cà phê Eapôk.
Với trường có số học sinh dân tộc khá cao. Bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ
:Làm thế nào cho môi trường sống được trong sạch .Góp một phần công sức nhỏ bé
của mình giữ mãi màu xanh cho nhân loại. Qua việc đúc rút kinh nghiệm giảng dạy
của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề (Giáo dục tích hợp môi trường trong môn
địa lí ở trường THCS)
• Mục tiêu chung về GDBVMT trong môn Địa lí cấp THCS:
*Kiến thức:
- HS biết Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất,đó chính là môi
trường( MT) sống và tồn tại của con người,vấn đề khai thác,sử dụng và bảo vệ các
thành phần của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Mối quan hệ giữa dân cư và môi trường
- Một số vấn đề cơ bản về môi trường cần phải quan tâm trong từng môi trường
địa lí
- Một số vấn về khai thác, sử dụng và BVMT trong quá trình
phát triển kinh tế ở từng châu lục



- Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và địa phương
trên cả nước nói riêng.
*Kĩ năng:
- Có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó.
- Có biện pháp và hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của môi
trường và BVMT
Thái độ:
- Tôn trọng, yêu quý thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn,bảo vệ các thành phần của môi
trường tự nhiên
Ủng hộ các hoạt động,các chính sách BVMT, phê phán các hoạt động hành vi làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Đối với học sinh:
• Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề địa lý còn mông lung (Ví dụ:
Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi
trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh
hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...).
* Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
• Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học
tập.
II.3.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
• Mục đích của việc đưa giáo dục môi trường vào trong nhà trường thông qua các
môn học là nhằm giúp HS có được những kiến thức phổ thông cơ bản về môi
trường ,biết được hiện trạng về môi trường những nguyên nhân và hậu quả
củahiện tượng suy giảm tài nguyên ,suy thoái và ô nhiễm MT.Vì vậy phương
pháp tích hợp GDMT trong môn địa lí về cơ bản là những phương pháp thường
được sử dụng để dạy môn học .
• Để công tác giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, giáo viên cần vận dụng hiểu
biết của bản thân về môi trường nhằm giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay.
Qua một quá trình tìm hiểu và tích lũy từ thực tiễn giảng dạy, tôi xin mạnh dạn
đưa ra một vài kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp để tích hợp giáo dục

môi trường trong môn Địa lí. Cụ thể như sau:
Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
• Trong việc học địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn
bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được các vấn đề môi trường tại địa phương,
còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và thế giới các em không có
điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức một cách hiệu quả nhất.
• Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường giúp HS có thể dễ dàng nhận
biết về MT như hiện tượng ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nước, hiện tượng xói
mòn đất đai ở những vùng đất trống ,đồi trọc…
• Bản chất của phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí là phương pháp hướng dẫn
HS quan sát, phân tích tranh ảnh để lĩnh hội kiến thức .


• Khi hướng dẫn HS quan sát trước hết GV cần xác định được mục đích ,yêu cầu
của việc quan sát tranh .Sau đó yêu cầu HS nêu tên của bức tranh để xác định
được bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì ,vấn đề gì ở đâu và mô tả hiện
tượng .Cuối cùng gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả hiện tượng .
• Như vậy khi sử dụng tranh ảnh GV cần chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn HS khai
thác nội dung được thể hiện trên bức tranh ảnh và những câu hỏi yêu cầu HS
vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng xảy ra trên
bức tranh .
Phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có nhiều
khả năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh ảnh, băng đĩa có nội dung về
các vấn đề môi trường.
Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần vào công tác bảo
vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập
• Các em đã tham gia tích cực các buổi lao động công ích như: Lao động vệ sinh
khu vực nghĩa trang liệt sĩ, thôn buôn kết nghĩa, không vứt rác bừa bãi trên
đường đến trường và về nhà, tham gia các buổi mít tinh về công tác bảo vệ môi

trường do cấp trên tổ chức.



×