Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TÌM HIỂU KIẾN THỨC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.15 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN


TÌM HIỂU KIẾN THỨC THÔNG TIN CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LỚP:

ThS. TRƯƠNG ĐẠI LƯỢNG
PHẠM THỊ HUỆ
TV39B

HÀ NỘI - 2011


HỆ THỐNG TỪ VIẾT TẮT

KTTT

: Kiến thức thông tin

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSDL



: Cơ sở dữ liệu

NDT

: Người dùng tin

ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội
SP&DVTT : Sản phẩm và dịch vị thông tin
NCKH

: Nghiên cứu khoa học

ICT

: Information computer technology
(Công nghệ thông tin và truyền thông)


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cầp thiết của đề tài .......................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 9
6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 9
7. Bố cục củakhóa luận ............................................................................... 9
Chương 1: KHÁI NIỆM KIẾN THỨC THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO

TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNGĐẠI HỌC NGUYỄN
TRÃI ............................................................................................................................ 11
1.1 Khái niệm về kiến thức thông tin ........................................................ 11
1.1.1Định nghĩa kiến thức thông tin....................................................... 11
1.1.2 Các thành tố của kiến thức thông tin ............................................. 14
1.1.3 Vai trò của kiến thức thông tin với giáo dục đại học ..................... 19
1.2 Công tác đào tạo người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Nguyễn Trãi
.................................................................................................................. 25
1.2.1 Vài nét về Thư viện trường Đại học Nguyễn Trãi ......................... 25
1.2.2 Công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện................................. 27
Chương 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG KIẾN THỨC THÔNG TIN CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI...................................... 38
2.1 Nhóm các kĩ năng về tra cứu thông tin ................................................ 38
2.1.1 Kĩ năng nhận dạng nhu cầu thông tin............................................ 38
2.1.2 Xây dựng chiến lược tìm tin.......................................................... 41
2.1.3 Kĩ năng hiểu biết về nguồn tin. ..................................................... 45


2.1.4 Kĩ năng sử dụng công cụ tra cứu................................................... 49
2.1.5 Kĩ năng điều chỉnh chiến lược tìm tin ........................................... 55
2.2 Nhóm các kĩ năng về sử dụng thông tin............................................... 60
2.2.1 Kĩ năng đánh giá thông tin. ........................................................... 60
2.2.2 Kĩ năng sử dụng thông tin............................................................. 63
2.2.3 Kĩ năng trao đổi thông tin ............................................................. 68
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG KTTT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG NGUYỄN TRÃI ................... 71
3.1 Nhận xét.............................................................................................. 71
3.1.1 Về chương trình bồi dưỡng KTTT cho sinh viên .......................... 71
3.1.2 Về khả năng KTTT của sinh viên ................................................. 72
3.2. Giải pháp nâng cao khả năng KTTT cho sinh viên ............................. 73

3.2.1 Nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường về vai trò của việc phát
triển KTTT cho sinh viên....................................................................... 73
3.2.2 Kiện toàn đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ cho cán bộ chịu trách
nhiệm đào tạo người dùng tin ................................................................ 74
3.2.3 Tiến hành tổ chức các lớp đào tạo người dùng tin sớm ................. 75
3.2.4 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo KTTT
.............................................................................................................. 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cầp thiết của đề tài
Trước hết, cần phải thấy rõ tác động to lớn của sự bùng nổ thông tin trong
thời đại mà ai cũng có thể phổ biến thông tin qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là
Internet. Có một thực tế là ngày nay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể đưa
các ý tưởng và thông tin của mình lên Internet. Chưa kể đến các nguồn thông tin
đa phương tiện, các tài liệu dưới dạng giấy vẫn hàng ngày tăng theo cấp số nhân.
Điều này tất yếu dẫn đến tính phức tạp và diện phong phú của nguồn tin. Vấn đề
đặt ra là làm sao kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ đang ngày càng gia tăng
một cách chóng mặt? làm sao kiểm soát được chính chính xác và độ chân thực của
thông tin? Hơn thế nữa, chính do thế giới thông tin đang ngày trở nên phức tạp, xu
thế liên ngành trong các lĩnh vực khoa học xuất hiện, sự xuất hiện mạnh mẽ của
rất nhiều kênh thông tin đã khiến cho con người gặp không ít khó khăn trong việc
giải quyết nhu cầu thông tin của chính họ. Hơn lúc nào hết, họ cần có một công cụ
để tiếp cận và làm chủ thế giới thông tin một cách hiệu quả.
Những thách thức như trên khiến cho nhu cầu về kiến thức thông tin trở nên
cấp thiết hơn bao giờ. Nói cách khác, để nắm bắt và thu được ích lợi từ các nguồn
thông tin phong phú, các cá nhân và tổ chức cần phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề

phát triển kiến thức thông tin. Kiến thức thông tin đặc biệt hữu ích cho con người
trong việc tự điều chỉnh bản thân và năng lực tư duy sao cho phù hợp với hoàn
cảnh mới, giúp con người tự mình cập nhật và tiếp nhận tri thức mới một cách dễ
dàng và chủ động.
Học tập suốt đời, hiểu theo nghĩa rộng, có thể tạo lập một cơ sở để các cá
nhân có thể quản lý tốt hơn những rủi ro về nghề nghiệp; giúp chính phủ và tổ
chức, doanh nghiệp hỗ trợ cá nhân đảm bảo nghề nghiệp của mình. Một chiến lược
học tập toàn diện cho phép tối đa hóa các cơ hội học tập có thể được chứng thực


thông qua những lợi ích mà nó đem lại cho nên kinh tế, các tổ chức doanh nghiệp,
và cho chính mỗi cá nhân.
Hơn thế nữa, có một thực tế không thể phủ nhận là: ngày nay, các hoạt động
học tập đang diễn ra không chỉ tại các cơ sở đào tạo, mà còn có thể được tổ chức
tại nhà riêng, cộng đồng, các địa điểm giải trí, nơi làm việc, thông qua các phương
tiện truyền thông, bạn bè và các mối quan hệ khác. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời
của “xã hội học tập” – nơi mà người học có toàn quyền tự do lựa chọn trang bị cho
mình phương thức học tập của riêng mình trên cơ sở vô số cơ hội học tập mà họ
có thể có được (nhu cầu tự định hướng). Và một trong những nhân tố chủ chốt cấu
thành nên khả năng tự định hướng đó chính là kiến thức thông tin (theo tác giả
Candy). Khả năng tự định hướng và tự thích nghi chính là yếu tố đặc biệt quan
trọng để mỗi cá nhân có thể phát triển một cách bền vững và tích cực trong bối
cảnh thị trường lao động đầy biến động. Xu thế xã hội cho thấy việc thay đổi nghề
nghiệp trong cuộc đời mỗi con người ngày càng diễn ra phổ biến và tất yếu. Điều
này đòi hỏi mỗi người cần có khả năng tiếp cận và làm việc với những lĩnh vực
kiến thức mới một cách hiệu quả. Sẽ là nguy hiểm nếu như mọi người coi việc học
tập chính quy của mình là công cụ cứu cánh duy nhât cho sự nghiệp của mình,
đồng thời bỏ qua việc tiếp cận và áp dụng những tri thức mới liên quan đến công
việc và cuộc sống cá nhân của mình. Có thể nói, kiến thức thông tin chính là chìa
khóa xây dựng nên một “xã hội học tập”.

Ngân hàng Thế giới (2003) đã có một tổng kết hết sức quan trọng như
sau:
Những thay đổi trong nền kinh tế tri thức nhanh tới mức các công ty không
còn phụ thuộc duy nhất vào đội ngũ nhân lực mới tốt nghiệp để có được các kỹ
năng và kiến thức mới. Các trường đại học và các cơ sở đào tạo khác do đó cần
phải chuẩn bị cho người học khả năng học tập suốt đời. Các hệ thống giáo dục
không thể tiếp tục hướng vào các kỹ năng tác nghiệp cụ thể được nữa mà cần đặt


trọng tâm vào việc phát triển cho người học những kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
giải quyết vấn đề và dạy cho người học cách thức tự học và học từ người khác.
Chính những sự khác biệt đó đã đòi hỏi người lao động của nền kinh tế tri
thức cần có khả năng lựa chọn và xử lý thông tin một cách thông minh và hiệu quả
nhằm tạo ra tri thức mới cũng như biết cách chia sẻ tri thức. Hơn thế nữa, với kiến
thức thông tin, con người còn có thể kiểm soát được các nguồn thông tin quanh
họ, xử lý và tiếp nhận những khái niệm và tri thức mới, đồng thời tự điều chỉnh
bản thân sao cho phù hợp với những hoàn cảnh sống và điều kiện làm việc mới.
Với ý nghĩa như vậy, có thể nói, kiến thức thông tin chính là phần tri thức không
thể thiếu được của con người trong điều kiện kinh tế – xã hội mới.
Tóm lại, kiến thức thông tin chính là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu
trong bối cảnh xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Mỗi quốc gia cần phải có một
chiến lược phát triển kiến thức thông tin phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và
giáo dục của mình nhằm tạo ra một lực lượng lao động có khả năng thích ứng và
tính sáng tạo cao. Đây cũng chính là khẳng định của tác giả Alan Bundy (2003)
khi ông cho rằng kiến thức thông tin được xem như một hệ kiến thức nền tảng, và
do đó các chính phủ cần phải xây dựng các chính sách và chiến lược thông tin phù
hợp, lấy kiến thức thông tin là nhân tố cốt lõi. Tác giả này cũng kêu gọi các nhà
giáo, nhà khoa học, và các nhà quản lý giáo dục ngay bây giờ nên thống nhất coi
kiến thức thông tin như là ưu tiên đầu tư cao nhất về mặt sư phạm và nguồn lực.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm bắt KTTT của sinh viên, em đã

mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại
học Nguyễn Trãi” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với hy vọng có thể tìm hiểu và
đánh giá được khả năng KTTT của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao các kỹ năng thông tin cho sinh viên, góp phần thúc đẩy sự phát
triển khoa học, công nghệ và giáo dục của đất nước.


2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về KTTT ngày càng được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong
nước và thế giới, đặc biệt là Hội thảo quốc tế về KTTT được tổ chức tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –ĐHQGHN đã nhận được nhiều bài tham
luận của các tác giả trong và ngoài nước như: Kiến thức thông tin – lượng kiến
thức cần thiết cho người dùng tin trong hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam
hiện nay của tác giả Trần Thị Quý; Kiến thức thông tin với giáo dục đại học của
tác giả Nghiêm Xuân Huy;…
Gần đây, một công trình nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp
TV39A trường Đại học Văn hóa Hà Nội với đề tài: “Kỹ năng thông tin của sinh
viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội” cũng đã được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô giáo Vũ Dương Thúy Ngà.
Nội dung các bài nghiên cứu trên tương đối phong phú và chuyên sâu. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học Nguyễn
Trãi lại chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy tác giả lựa chọn vấn đề này làm
đề tài nghiên cứu cho mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu : Kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học
Nguyễn Trãi.
- Phạm vi nghiên cứu : Sinh viên trường Đại học Nguyễn Trãi tại thời điểm
hiện tại.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học Nguyễn

Trãi những kỹ năng thông tin mà sinh viên cần như: nhu cầu học phương pháp xác
định nguồn tin, phương pháp tra cứu tin, đánh giá và trình bày thông tin để phục
vụ cho quá trình học tập của họ để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng
cao kiến thức thông tin cho sinh viên.


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em có sử dụng các phương pháp
nghiêncứu sau:
-Phân tích tài liệu về kiến thức thông tin;
- Tiến hành điều tra trực tiếp nhu cầu về kiến thức thông tin của sinh viên
bằng một số phương pháp cụ thể như: bảng hỏi(Ăng ket), phỏng vấn…;
-Xử lý, phân tích, tổng hợp các kết quả điều tra.
-Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lí luận: làm đầy đủ và phong phú hơn các khái niệm về KTTT,
nắm bắt được công tác đào tạo người dùng tin của thư viện.
- Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của khóa luận là cơ sở để khẳng định
tầm quan trọng của KTTT và giúp sinh viên có thể làm chủ thế giới thông tin của
mình, phục vụ cho nhu cầu học tập và ứng dụng trong cuộc sống.
7. Bố cục củakhóa luận
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo + phụ lục, khóa luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm về kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng
tin tại thư viện trường Đại học Nguyễn Trãi.
Chương 2 : Thực trang khả năng kiến thức thông tin của sinh viên trường
Đại học Nguyễn Trãi.
Chương 3 : Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao khả năng kiến thức
thông tin cho sinh viên.


Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài này, nhưng do còn
những hạn chế về năng lực, trình độ và thời gian nên chắc chắn không tránh khỏi


những thiếu sót cần bổ sung, sửa chữa. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý,
chỉ bảo của thầy cô trong khoa Thư viện – Thông tin của trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, cùng toàn thể các cán bộ hiện đang công tác tại thư viện để đề tài của em
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo hướng
dẫn Trương Đại Lượng, các thầy cô trong khoa, cùng các cán bộ thư viện trường
Đại học Nguyễn Trãi đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.Đào Hải Chung, Một số kinh nghiệm tìm tin trên Internet: Kỷ yếu hội
nghị khoa học sinh viên lần XI. –H.: ĐHKHXH&NV.ĐHQGHN, 2006. 333tr.
2.Khoa Thanh Ngọc, Kiến thức thông tin dành cho sinh viên được giảng dạy
theo phương pháp tích cực tại trường ĐHKHXH&NV. ĐHQGHN: Khóa
luận tốt nghiệp. –H.: ĐHKHXH&NV, 2007.-64tr
3.Kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo truy cập tại
skill v1.doc ngày 22/04/2010.
4.Nghiêm Xuân Huy, Kiến thức thông tin với giáo dục đại học//ngành thông
tin– thư viện trong xã hội thông tin : kỷ yếu hội thảo khoa học. –H. :
Khoa thông tin – thư việnĐHKHXH&NV. ĐHQGHN, 2006.- tr135- 144
5.Nguyễn Thị Hồng Trang, Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội :
Luận văn thạc sĩ thông tin thư viện.-H.:Đại học Văn hóa Hà Nội, 2003.93tr.
6.Nguyễn Thị Lan Thanh, Nguyễn Tiến Hiển. Hướng dẫn sử dụng thư viện

thông tin: Tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học và cao
đẳng. - H.: Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004.- 168tr
7.Nguyễn Thị Tươi, Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông
tin thư viện ĐHQGHN: Khóa luận tốt nghiệp. –H.: ĐHKHXH&NV,
2008.-57tr.
8.Phan Huy Quế, Đào tạo, huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt
động thông tin thư viện hiện nay//Tạp chí thông tin tư liệu.- 1998. – số 3.tr 10


9.Tô Thị Hiền, Tăng cường kiến thức thông tin cho sinh viên – giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học//ngành thông tin
thư viện: kỷ yếu hội thảo khoa học.-H. : khoa thư viện thông tin,2006. –tr
108- 114
10.Trần Mạnh Tuấn ( 2006), Nội dung kiến thức thông tin// Bản tin thư viện
– công nghệ thông tin. ĐHQGTPHCM.- 8/2006.- tr 21-27
11.Trần Thị Minh Nguyệt (2007), Bài giảng người dùng tin và nhu cầu tin
(dành cho học viên cao học). [15]
12.Trần Thị Quý, Kiến thức thông tin, lượng kiến thức cần thiết cho người
dùng tin trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay: kỷ yếu hội
thảo khoa học. –H.: Khoa thông tin - thư viện ĐHKHXH&NV.
ĐHQGHN, 2006.- tr168 – 172.[8]
13.Trương Đại Lượng, Vai trò của thư viện trong việc phổ biến kiến thức
thông tin. – Tạp chí thư viện Việt Nam, 2009. -số 4. -tr 17-25.[11]
14. Trương Đại Lượng, Bài giảng về kiến thức thông tin: Bảng hỏi.
TIẾNG ANH
15.

16. Bawden, D. (2001). Information and digital literacies: a review of
concepts. Journal of Documentation, 218-259.[3], [10]
17. Boekhorst, A.K. (2003). Becoming information literate in the

Nertherlands. Library Review, 298-309.[7]
18. Abid, A. (2004) Information literacy for learning. World Library and
Information Congress: 70 th IFLA General Conference ccand Council.
Buenos Aires, Argentina.[13]


19. ACRL (1989) Presidential committee on informstion literacy. Final report, tại
[4], [6]
20. Bruce, C. (1997) Seven faces of information literacy, Adelaide, Auslib
Press.[2], [9]
21. ANZIIL (2004) Australian and New Zealand Information Literacy
Framework: principles, standards and practice, Adelaide, Australian and
New Zealand Institute for Information Literacy.[12]
22. Cheek, J.e.a (1995) Finding out: information literacy for the 21 st
century, Melbourne, McMillan Education Australian.[5]
23. Spitzer, Eisenberg, M. B. & Lowe, C. A. (Eds) (1998) Information
literacy: essential skills for information age, Syracuse, New York, ERIC
Clearinghouse on information & Technology, Syracuse University.[1]
24. Virgnia M. Tiefel (1995). Library user education: examing its past,
projecting its future, 318 – 319.[14]



×