Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường đài học y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.01 KB, 15 trang )

Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên
Trường Đài học Y tế công cộng
Đinh Thị Phương Thúy
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TSKH. Nguyễn Thị Đông
Năm bảo vệ: 2013
Abtract: Xem xét khái niệm kiến thức thông tin và yêu cầu phát triển kiến thức thơng tin cho
sinh viên. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại
học Y tế công cộng, qua việc tìm hiểu: Điều kiện cần thiết để triển khai kiến thức thông tin cho
sinh viên Đại học Y tế cơng cộng; Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển kiến thức thông tin
cho sinh viên Đại học Y tế công cộng; Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên Đại học Y tế
cơng cộng, đó là: Kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin; Kỹ năng tìm kiếm thơng tin; Kỹ năng đánh giá
thông tin; Kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin trong học tập và nghiên cứu. Đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Y tế cơng cộng.

Keywords: Kiến thức thơng tin, Tìm kiếm thơng tin, Thư viện
Content


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 6
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 7
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................... 10
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 10
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu ................................................................................... 10
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................... 10
5.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 11
5.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 11


6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 11
6.1 Cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu .................................................... 11
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 11
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 11
7.1 Ý nghĩa lý luận ............................................................................................... 11
7.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 11
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 12
CHƢƠNG 1: KIẾN THỨC THÔNG TIN VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ..................................................................................... 13
1.1 Những vấn đề chung về kiến thức thông tin ............................................... 13
1.1.1 Khái niệm kiến thức thông tin .................................................................. 13
1.1.2 Nội dung của kiến thức thông tin ............................................................. 15
1.1.3 Vai trị của kiến thức thơng tin đối với giáo dục đại học ......................... 18
1.2 TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ
CÔNG CỘNG TRƢỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG
TIN CHO SINH VIÊN ........................................................................................ 20
1.2.1 Khái quát về trường Đại học Y tế công cộng ........................................... 20
1.2.2 Phương châm đổi mới giáo dục đào tạo và yêu cầu phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên ....................................................................................... 24

3


1.2.3 Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện ......................................... 28
1.2.4 Vai trò của Trung tâm trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên ....................................................................................... 30
1.3 Đặc điểm sinh viên Đại học Y tế công cộng ................................................. 33
1.3.1 Đặc điểm chung của sinh viên trường Đại học Y tế công cộng ............... 33
1.3.2 Hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Y tế công cộng ............ 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO

SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG .................................... 38
2.1 Điều kiện cần thiết để triển khai kiến thức thông tin cho sinh viên Đại
học Y tế công cộng ............................................................................................... 38
2.1.1 Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin ............................................. 38
2.1.2 Đội ngũ cán bộ .......................................................................................... 41
2.1.3 Nguồn lực thông tin .................................................................................. 42
2.1.4 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ .................................................................. 46
2.2 Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh
viên Đại học Y tế công cộng ................................................................................ 56
2.2.1 Hướng dẫn sử dụng Thư viện cho sinh viên ............................................. 57
2.2.2 Hướng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế ........................................ 59
2.2.3 Hướng dẫn kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo .......... 60
2.2.4 Hội thảo kỹ năng tìm kiếm thơng tin ........................................................ 61
2.2.5 Học phần “Tìm kiếm thơng tin” lồng ghép trong môn học ...................... 64
2.3 Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên Đại học Y tế công cộng ..... 65
2.3.1 Kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin ................................................................ 65
2.3.2 Kỹ năng tìm kiếm thơng tin ...................................................................... 66
2.3.3 Kỹ năng đánh giá thông tin ....................................................................... 70
2.3.4 Kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin trong học tập và nghiên cứu........ 71
2.4 Đánh giá chung .............................................................................................. 76
2.4.1 Ưu điểm .................................................................................................... 76
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 80

4


CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG .......................... 83
3.1 Về phía nhà trƣờng ....................................................................................... 83
3.1.1 Tăng cường nội dung và thời lượng các chương trình phát triển kiến thức

thông tin ............................................................................................................. 83
3.1.2 Xây dựng phong cách học tập chủ động tích cực cho sinh viên .............. 85
3.1.3 Nâng cao nhận thức và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong trường
để phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên .................................................. 86
3.2 Về phía Thƣ viện ........................................................................................... 89
3.2.1 Nâng cao vai trị và trình độ đội ngũ cán bộ thư viện .............................. 89
3.2.2 Đa dạng hóa hoạt động đào tạo người dùng tin ........................................ 91
3.2.3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ........................ 93
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự xuất hiện của cách mạng khoa học & công nghệ hiện đại và nhu cầu phát
triển lực lượng sản xuất trên thế giới, vào những năm cuối của thế kỷ XX đã và
đang tạo ra xu thế vận động chung của thế giới trong đó có Việt Nam đó là: hội
nhập kinh tế khu vực, quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức.
Trong nền kinh tế này, tri thức và thông tin đã và đang trở thành nguồn tài nguyên
trực tiếp, nguồn lực quan trọng hàng đầu của sản xuất mang tính chiến lược có tính
sống cịn đối với mỗi quốc gia. Để đảm bảo nguồn tài nguyên phong phú và chất
lượng cao, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có nguồn nhân lực với trình độ
chun mơn vững vàng cùng với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để tiến hành
sản xuất thông tin, tổ chức trao đổi, phát triển nguồn lực thơng tin và những kiến
thức có tính cốt tử đối với nền kinh tế quốc gia và quốc tế. Trong việc đầu tư vào
nguồn lực con người, Đảng và Nhà nước đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của việc đổi mới giáo dục đại học, đổi mới phương pháp giảng dạy của thày, học

tập của trò để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để đổi mới phương pháp dạy và
học, đòi hỏi “người dạy phải dạy thật, người học phải học thật”. Muốn “dạy thật,
học thật” cần có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp quản lý giáo dục, đội
ngũ giáo viên và học sinh, trong đó cần thiết phải xây dựng thư viện trở thành
“giảng đường thứ hai” của mỗi nhà trường. Cán bộ thông tin - thư viện không chỉ là
người giữ sách, không chỉ là người trông coi thiết bị, mà phải là cán bộ chuyên
ngành có bản lĩnh và lương tâm để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên
và là người định hướng cho sinh viên trong việc tìm kiếm thơng tin. Phải đưa thư
viện vào hoạt động phục vụ theo mơ hình mở thân thiện, lấy người học làm trung
tâm. Vậy làm thế nào để quá trình tự đào tạo, tự nghiên cứu của thày và trò đạt hiệu
quả cao và có chất lượng trong khi đây là bài tốn đang rất cần có lời giải? Đã có
nhiều ý kiến đưa ra như: đảm bảo nguồn tài liệu phong phú; đầu tư cơ sở hạ tầng
công nghệ thơng tin hiện đại; cần có cơ sở vật chất và môi trường đảm bảo cho việc

6


tự học, tự nghiên cứu… Tất cả những vấn đề đó là rất cần thiết và cần được giải
quyết một cách đồng bộ, song kiến thức thông tin được xem là yếu tố cốt lõi giúp
cho thày và trò làm chủ thông tin và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Kiến thức
thông tin không chỉ bao hàm khả năng truy cập thông tin bên trong môi trường thư
viện, mà nó cịn bao qt tất cả các kỹ năng cần thiết cho việc tìm kiếm, đánh giá,
sử dụng thơng tin từ các nguồn khác và tạo ra thông tin một cách hiệu quả để vươn
tới những mục tiêu mang tính cá nhân, xã hội, nghề nghiệp hay giáo dục. Hiện nay,
trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển tiếp từ đào tạo theo niên
chế sang học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, thì
việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên là điều không thể thiếu trong họat
động đào tạo của các trường.
Trường Đại học Y tế công cộng ( tiền thân của trường Cán bộ quản lý y tế) là
ngôi trường đang lớn mạnh, phấn đấu trở thành một trường đại học hàng đầu về

nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn trong lĩnh vực y tế công cộng tại Việt Nam và
trong khu vực. Với quan điểm phát triển bền vững lấy chất lượng làm trung tâm,
nhà trường nhận thức được vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy và
học. Để làm được điều đó cần có sự đầu tư về nguồn lực con người và cơ sở vật
chất, song một yếu tố tối quan trọng đó là đề cao vai trị của kiến thức thông tin.
Tuy nhiên, việc phổ biến, đào tạo kiến thức thông tin cho người dùng tin tại các thư
viện đại học Việt Nam nói chung và tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại
học Y tế cơng cộng nói riêng chưa được quan tâm đúng mực, chưa có hệ thống,
chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin, mà cụ thể ở đây là
sinh viên trường Đại học Y tế công cộng.
Chính vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển kiến thức thông tin
cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Thuật ngữ “Information Literacy” (Kiến thức thông tin) xuất hiện lần đầu
tiên vào năm 1974 và được phát biểu bởi Paul G. Zurkowski, tại Ủy ban Quốc gia

7


về Khoa học Thông tin và thư viện. Zurkowski sử dụng thuật ngữ này để mô tả
những hiểu biết về các kỹ năng, kỹ thuật thông tin nhằm sử dụng thông tin một cách
thuần thục như những nguồn lực cơ bản để giải quyết những vấn đề mà con người
gặp phải.
Tại Việt Nam, thuật ngữ “Information Literacy” ngày càng phổ biến trong
các trường đại học, các viện nghiên cứu, và các cơ quan thông tin – thư viện và
được dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau như “Kiến thức thông tin”,
“Hiểu biết thông tin” hay “Kỹ năng thông tin”... Định nghĩa về thuật ngữ này được
trình bày trong các tác phẩm như: “ Kiến thức thông tin với giáo dục đại học”
(Nghiêm Xuân Huy); “Những tiêu chuẩn kiến thức thông tin trong giáo dục đại

học Mỹ và các chương trình đào tạo kĩ năng thơng tin cho sinh viên tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” (Nguyễn Huy Chương, Nguyễn
Thanh Lý); “Hiểu biết thơng tin: Tình hình và một số đề xuất” (Cao Minh
Kiểm)… Các tác giả có những cách dịch và định nghĩa khác nhau nhưng phần lớn
các ý kiến đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này được hiểu rằng: “Kiến thức
thơng tin là khả năng và kỹ năng tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin
một cách hiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp của mọi người trong mọi lĩnh vực
của họ”[7, tr. 170].
Bên cạnh sự tranh luận về mặt khái niệm thì việc bàn luận về sự cấp thiết
phải phát triển kiến thức thông tin cho cộng đồng người dùng tin nói chung, đặc biệt
là sinh viên nói riêng là vấn đề bức thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
và được đề cập trong các tác phẩm: “Vài suy nghĩ về vấn đề trang bị kiến thức thông
tin cho sinh viên trong các trường đại học Việt Nam” (Nguyễn Văn Hành); “Tăng
cường kiến thức thông tin cho sinh viên –giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
trong các trường đại học” (Tô Thị Hiền); “Kiến thức thông tin – lượng kiến thức
cần thiết cho người dùng tin trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay”
(Trần Thị Quý); “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và đào tạo kiến thức thông tin ở
Việt Nam” (Lê Văn Viết)…Trong hầu hết các tác phẩm này đều nêu bật vai trò và
tầm quan trọng của kiến thức thông tin trong thời đại ngày nay và sự cần thiết phải

8


đẩy mạnh đào tạo kiến thức thông tin ở các trường đại học. Để phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên, đa phần các ý kiến đều cho rằng cần phải đáp ứng các yêu
cầu sau: Đổi mới nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo; Đưa kiến thức
thơng tin thành mơn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy cho sinh viên; Thiết
kế chương trình kiến thức thơng tin phù hợp đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ giảng dạy về kiến thức thông tin…
Theo hướng nghiên cứu của đề tài, ở trong nước đã có một số cơng trình

nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số các cơ
quan thơng tin - thư viện. Đó là: Tác giả Nguyễn Thị Ngà với đề tài: “Phát triển
kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội” (2010) và tác giả
Nguyễn Ngọc Sơn với đề tài: “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên tại
trường Đại học Bách khoa Hà Nội” (2011). Cả hai đề tài đều tập trung nghiên cứu
nội dung và vai trò của kiến thức thông tin với giáo dục đại học; tiêu chuẩn của
kiến thức thông tin đối với sinh viên và các giải pháp nhằm phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên; trên cơ sở đó xây dựng nội dung phát triển kiến thức
thông tin phù hợp với đặc điểm riêng của sinh viên mỗi trường. Những giải pháp
đó cho đến nay vẫn cịn ngun giá trị và có thể áp dụng trong việc phát triển kiến
thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng. Trên thực tế, kiến
thức thơng tin đã trở thành mơn học chính trong chương trình đào tạo của trường
Đại học Hà Nội từ năm học 2012-2013.
Các khía cạnh tiếp cận nghiên cứu liên quan đến đơn vị khảo sát là Trung
tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học YTCC: Hiện nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu đến nội dung phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên mà mới chỉ có
luận văn “Tăng cường hoạt động thơng tin thư viện tại trường Đại học Y tế công
cộng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Thị Ngọc Oanh. Trong đó, đi sâu
nghiên cứu các đối tượng người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin –
Thư viện trường, hệ thống sản phẩm và dịch vụ; hệ thống cơ sở vật chất trang thiết
bị; đội ngũ cán bộ của trung tâm. Trên góc độ nào đó, kết quả nghiên cứu này được

9


sử dụng là căn cứ cho việc phát triển kiến thức thông tin phù hợp với sinh viên Đại
học Y tế công cộng.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn đã kế thừa
những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước kết hợp những kinh nghiệm
của bản thân để làm rõ thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học

Y tế cơng cộng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển kiến thức thông tin
cho sinh viên của trường.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên
trường Đại học Y tế công cộng, đưa ra các giải pháp thích hợp để phát triển kiến
thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng.
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xem xét khái niệm kiến thức thông tin và yêu cầu phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên
trường Đại học Y tế công cộng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên
trường Đại học Y tế công cộng.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Sinh viên ngày nay đang được học tập trong môi trường rộng mở và linh
hoạt, nơi mà các kiến thức và kỹ năng xử lý, sử dụng thông tin được xem như nhân
tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, nếu sinh viên trường Đại học Y tế công cộng được
trang bị kiến thức thông tin và nắm chắc các kỹ năng của kiến thức thơng tin thì họ
có thể chủ động trong việc nhận biết khi nào cần thơng tin, có khả năng xác định,
đánh giá và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả, hợp pháp và có thể tự
kiểm sốt tốt hơn quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Đó là một hành trang
thiết yếu cho q trình học tập suốt đời của mỗi sinh viên.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

10


5.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên ngành y tế.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi phát triển
kiến thức thông tin cho sinh viên của trường Đại học Y tế công cộng từ năm 2010
đến nay (năm 2010 trường Đại học Y tế cơng cộng chính thức bắt đầu chuyển sang
hình thức đào tạo theo tín chỉ).
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Cơ sở lý luận của phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác sách báo và thông tin thư
viện.
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Điều tra bằng phiếu hỏi
- Phân tích - tổng hợp tài liệu
- Thống kê số liệu
- Quan sát thực tế
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm giàu cơ sở lý luận về phát triển kiến thức thông tin
cho sinh viên nói chung và phát triển kiến thức thơng tin cho sinh viên ngành y tế
cơng cộng nói riêng.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất của luận văn có thể làm căn
cứ để Ban giám hiệu và Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại
học Y tế công cộng xây dựng kế hoạch chiến lược bền vững để phát triển có hệ
thống kiến thức thơng tin cho sinh viên, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn

11



nhân lực y tế của đất nước nói chung và công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của
Nhà trường nói riêng.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Kiến thức thông tin với sinh viên trƣờng Đại học Y tế công cộng
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trƣờng Đại
học Y tế công cộng
Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trƣờng
Đại học Y tế công cộng

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1.1 Văn bản pháp quy
1. Quyết định số 2175/2001/QĐ-BYT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của trường Đại học Y tế
công cộng.
2. Quyết định 670/QĐ-YTCC ngày của Hiệu trưởng trường Đại học Y tế công cộng
về việc ban hành quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.
1.2 Tài liệu tham khảo khác
3. Lê Quỳnh Chi (2008). “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2 (14), tr 18 – 23
4. Nguyễn Huy Chương (2008), Phát triển hoạt động Thông tin Thư viện phục vụ
nghiên cứu và đào tạo tại trường Đại học trong điều kiện hiện nay.
5. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận đến thực tiễn.- Hà Nội, Văn hố

thơng tin, 835 tr.
6. Nghiêm Xn Huy (2010), Vai trị của kiến thức thông tin đối với cán bộ nghiên
cứu khoa học // Tạp chí Thư viện, số 3 (23), tr. 13-18.
7. Khoa Thông tin - Thư viện (2006), Ngành thông tin – thư viện trong xã hội
thông tin: Kỷ yếu hội thảo khoa học. – H.:Khoa Thông tin-Thư viện
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, 391tr.
8. Trương Đại Lượng (2009), Vai trò của thư viện trong việc phổ biến kiến thức
thông tin // Tạp chí Thư viện, tr. 17-25.
9. Phạm Thị Mai (2012), Đào tạo tín chỉ và mối quan hệ của Thư viện với các khoa
trong trường đại học // Tạp chí Thơng tin và tư liệu, số 6, tr. 28-32.
10. Nguyễn Thị Ngà (2010), Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại
học Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện , Đại học KHXH & NV,
ĐHQGHN.
11. Vũ Dương Thúy Ngà (2012), Thư viện đại học với việc trang bị kiến thức
thông tin cho sinh viên: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra // Tạp chí Thư viện,
số 5 (37), tr. 7-11.

97


12. Bùi Thị Ngọc Oanh (2012), Tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại trường
Đại học Y tế công cộng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học thư
viện, Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN.
13. Huỳnh Thị Trúc Phương (2010), Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung
tâm học liệu Đại học Cần Thơ // Tạp chí Thư viện, số 3(23), tr. 19-22.
14. Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên tại trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Văn hóa
Hà Nội.
Đồn Phan Tân (2001), Thơng tin học, ĐH Quốc gia Hà nội, 337 tr.


15.

16. Bùi Loan Thùy (2011), Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong
hoạt động thơng tin – thư viện // Tạp chí Thư viện, số 1 (27), tr. 16-23.
17. Phạm Tiến Toàn (2012), Bàn về nhiệm vụ của Thư viện đại học trong thời đại
@ // Tạp chí Thư viện, số 5 (37), tr. 19-23.
18. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm
Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Hà Nội, Văn hóa thơng tin.

19.

2. Tài liệu tiếng Anh
20. Bundy, Alan (2004), Australian and New Zealand information literacy
framework.-Adelaide.-52p.
21. Hanoi university of Foreign studies (2006), Training workshop: Information
literacy capacity building for Vietnamese academic librarians.
22. Bopp, Richard E. (2001), Reference and information services: an introduction .-617p.
3. Các trang web
23.

Nghiêm

Xuân

Huy,

Đánh

giá


thông

tin

trên

Internet,

nguồn

/>24. Nghiêm Xuân Huy, Phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin – một cách
tiếp cận để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ
nghiên

cứu

giáo

dục



đào

tạo,

nguồn

/>

content/uploads/2011/09/NghiemXuanHuy.toanvan.vie_.pdf, truy cập ngày 15/9/2012

98


25. Nghiêm Xuân Huy, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức thông
tin ở Việt Nam, nguồn truy cập ngày
17/9/2012.
26. Nghiêm Xuân Huy, Kiến thức thông tin – những thách thức và triển vọng trong
việc triển khai ở Việt Nam, nguồn />truy cập ngày 19/9/2012.
27. Bùi Thị Thu Hương (2007), Vai trị của trung tâm thơng tin – thư viện..., nguồn
truy cập ngày 7/11/2012.
28. Trương Đại Lượng, Nâng cao hiệu quả công tác phát triển kiến thức thông tin
cho sinh viên đại học ở Việt Nam, nguồn truy cập ngày 20/11/2012.
29. Vũ Thị Nha, Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn học ở bậc đại học, Bản
dịch, nguồn />30. Trần Thị Minh Nguyệt, Hoạt động thông tin thư viện các trường đại học phục
vụ học chế tín chỉ, nguồn />truy cập ngày 22/12/2012.
31. Phạm Hồng Thái (2007), Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp
dạy và học, nguồn o/index.php/TCTVV/article/view/542/463,
truy cập ngày 20/11/2012.
32. Bùi Loan Thùy (2008), Thư viện đại học phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng các yêu cầu của học chế tín chỉ,
nguồn o/index.php/VJIAD/article/viewFile/3183/3139, truy
cập ngày 24/9/2012.
33. Đinh Văn Liên, Đỗ Thu Thơm, Hoạt động triển khai kiến thức thông tin tại
Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa, Học viện Cảnh sát nhân
dân, nguồn

99



/>, truy cập ngày 24/9/2012.
34. American library association Introduction to Information Literacy, nguồn
truy cập 21/9/2012.
35. Presidential Committee on Information Literacy: Final Report, nguồn
truy cập 21/9/2012.

100



×