Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHAN XUÂN LĨNH

NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHAN XUÂN LĨNH

NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Quyền Đình Hà


2. PGS.TS. Trần Thị Minh Châu

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận án

Phan Xuân Lĩnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Thanh Cúc, PGS.TS. Quyền Đình Hà, PGS.TS. Trần Thị
Minh Châu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, các thầy cô trong Bộ môn Phát triển nông thôn
thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,

thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học
và Công nghệ Đắk Lắk và cơ quan Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Đắk Lắk (hai cơ quan nơi
tôi công tác trong thời gian thực hiện luận án), cám ơn các cơ quan, ban, ngành có liên
quan của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời, cám ơn các tổ chức, cá nhân và người dân các huyện
Buôn Đôn, Lắk, Krông Năng và Thành phố Buôn Ma Thuột (nơi thực hiện điều tra số
liệu, thu thập thông tin) đã tận tình cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu để tôi nghiên cứu,
hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận án

Phan Xuân Lĩnh

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lực sinh kế của đồng bào dân
tộc thiểu số ........................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................. 5
2.1.2. Vai trò, đặc điểm nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ..................... 7
2.1.3. Nội dung nghiên cứu nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số............. 12
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc

thiểu số ................................................................................................................ 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 25

2.2.1. Kinh nghiệm về cải thiện nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu
số ở một số nước trên thế giới............................................................................. 25

iii


2.2.2. Kinh nghiệm về cải thiện nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu
số ở một số địa phương Việt Nam ...................................................................... 30
2.2.3. Bài học rút ra về cải thiện nguồn lực sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu
số tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................... 32
2.2.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan ............................................................. 33
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 37

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên .......................................................................................... 37
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk .................................................. 40
3.1.3. Đánh giá chung: .................................................................................................. 46
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 47

3.2.1. Khung phân tích .................................................................................................. 47

3.2.2. Tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................ 48
3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 49
3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 52
3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................................ 54
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 55
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 56
Phần 4. Thực trạng nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Đắk Lắk ............................................................................................................. 58
4.1.

Phân tích thực trạng nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Đắk Lắk............................................................................................................... 58

4.1.1. Nguồn lực con người .......................................................................................... 58
4.1.2. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................................. 74
4.1.3. Nguồn lực xã hội................................................................................................. 80
4.1.4. Nguồn lực vật chất .............................................................................................. 85
4.1.5. Nguồn lực tài chính ............................................................................................. 92
4.1.6. Sử dụng nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ................................. 94
4.1.7. Đánh giá chung ................................................................................................. 101
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu
số ở Đắk Lắk ..................................................................................................... 104

iv


4.2.1. Nhóm yếu tố khách quan .................................................................................. 104
4.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan ...................................................................................... 113

Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 117
Phần 5. Định hướng và giải pháp chủ yếu cải thiện nguồn lực sinh kế của
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................. 119
5.1.

Định hướng cải thiện các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số .... 119

5.1.1. Bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức đối với cải thiện các nguồn lực sinh
kế của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk ................................................ 119
5.1.2. Định hướng cải thiện các nguồn lực sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ......... 120
5.2.

Giải pháp chủ yếu cải thiện nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................................................................. 122

5.2.1. Giải pháp chung cải thiện các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số .............................................................................................................. 122
5.2.2. Giải pháp cụ thể cải thiện từng nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số .............................................................................................................. 130
Tóm tắt phần 5 .............................................................................................................. 141
Phần 6. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 142
6.1.

Kết luận ............................................................................................................. 142

6.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 144

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án .......................................... 145

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 146
Phụ lục .......................................................................................................................... 153

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CS

Cộng sự

CSXH

Chính sách xã hội

DFID

Cục phát triển quốc tế Anh


DTTS

Dân tộc thiểu số

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

IFAD

Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHCN

Khoa học và công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

NLSK


Nguồn lực sinh kế

LĐ TBXH

Lao động thương binh và xã hội

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

PTNT

Phát triển nông thôn

QPAN

Quốc phòng an ninh

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SKBV

Sinh kế bền vững

SXKD

Sản xuất kinh doanh


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

TP BMT

Thành phố Buôn Ma Thuột

TT

Thị trấn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

XĐGN


Xóa đói giảm nghèo

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Nguồn lực sinh kế ............................................................................................... 6

3.1.

Số hộ chọn mẫu ................................................................................................ 54

4.1.

Tổng hợp dân số và lao động của tỉnh Đắk Lắk 2005 - 2015 ........................... 58

4.2.

Tổng hợp dân số và lao động phân theo huyện thị năm 2005 - 2015 ............... 59

4.3.


Qui mô và số lao động bình quân của các hộ dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk........ 61

4.4.

Trình độ văn hóa của thành viên trong hộ dân tộc thiểu số (%)* ..................... 62

4.5.

Tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Đắk Lắk .......................... 63

4.6.

Nhận thức của bà mẹ về sức khỏe sinh sản ...................................................... 64

4.7.

Số lượng lớp tập huấn được tổ chức năm 2005 - 2015..................................... 70

4.8.

Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk ..... 73

4.9.

Nguồn cung cấp vật tư, máy móc đầu vào cho hộ dân tộc thiểu số.................. 73

4.10.

Tình hình phân bổ đất đai của tỉnh Đắk Lắk .................................................... 74


4.11.

Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương năm 2015 ................................. 75

4.12.

Quy mô đất đai bình quân sử dụng của các hộ dân tộc thiểu số (m2/hộ) .......... 76

4.13.

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số gặp khó khăn về nguồn nước cho sinh hoạt và
sản xuất ............................................................................................................. 80

4.14.

Đánh giá quan hệ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk (%) ............. 81

4.15.

Số lượng người dân tộc thiểu số tham gia các tổ chức hội ............................... 82

4.16.

Hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương .................................................... 83

4.17.

Hỗ trợ của chính quyền và khuyến nông .......................................................... 83


4.18.

Tiếp cận các dịch vụ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số (% số hộ) ............. 84

4.19.

Cơ sở vật chất của tỉnh Đắk Lắk....................................................................... 85

4.20.

Cơ sở vật chất của tỉnh Đắk Lắk phân theo địa phương năm 2015 .................. 86

4.21.

Đánh giá về giá điện so với thu nhập của hộ dân tộc thiểu số .......................... 88

4.22.

Sở hữu tài sản vật chất của hộ dân tộc thiểu số phục vụ sinh kế ...................... 92

4.23.

Tiết kiệm trung bình của hộ dân tộc thiểu số 5 năm gần đây ........................... 93

4.24.

Nguồn vốn vay ngoài ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số Đắk Lắk ........... 93

4.25.


Tiếp cận vốn vay của hộ ................................................................................... 94

vii


4.26.

Hoạt động sinh kế chính của hộ đồng bào dân tộc thiểu số phân theo
thành phân dân tộc ............................................................................................ 95

4.27.

Hoạt động sinh kế chính của hộ dân tộc thiểu số phân theo huyện .................. 96

4.28.

Nguyên nhân không hài lòng với hoạt động kiếm sống hiện tại ..................... 97

4.29.

Tổng hợp kết quả giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2011 ..................................... 98

4.30.

Nguyên nhân hộ dân tộc thiểu số nghèo theo đánh giá của cán bộ tỉnh
Đắk Lắk ............................................................................................................ 99

4.31.

Thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk phân theo thành

phần dân tộc năm 2013 ..................................................................................... 99

4.32.

Các loại rủi ro ảnh hưởng đến hộ dân tộc thiểu số trong 5 năm gần đây ....... 110

4.33.

Lựa chọn sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số khi cuộc sống khó khăn ..... 115

4.34.

Hỗ trợ thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số khi thiếu thu nhập ........... 115

4.35.

Đối tác tiêu thụ sản phẩm của hộ dân tộc thiểu số ......................................... 116

4.36.

Đánh giá tiếp cận dịch vụ thị trường .............................................................. 116

viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình


Trang

2.1. Khung phân tích sinh kế của DFID ......................................................................... 13
2.2. Khung sinh kế bền vững IFAD ................................................................................ 15
3.1. Khung phân tích NLSK cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk .................... 48

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
3.1

Tên biểu đồ

Trang

Giá trị GRDP của tỉnh giai đoạn 2005 - 2015 (giá so sánh 2010) ......................... 41

3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2015 (giá hiện hành) ...................... 41
3.3

Cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk ............................................................................... 42

3.4. Cơ cấu dân tộc tỉnh Đắk Lắk ................................................................................. 43
4.1. Tỷ lệ lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ....................................... 70
4.2. Nguồn tiếp thu tri thức của các hộ dân tộc thiểu số .............................................. 71
4.3. Mức độ tham gia vào các khóa bồi dưỡng nghề nông và các nghề khác ............. 72
4.4. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............. 78
4.5. Đánh giá hệ thống giao thông đáp ứng được hay không nhu cầu sản xuất và

đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Đăk Lăk (% số hộ) ................................. 87
4.6. Đánh giá của hộ dân tộc thiểu số về hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời
sống (% hộ theo huyện) ......................................................................................... 88
4.7. Đánh giá hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống (% số hộ) theo huyện ....... 89
4.8. Mức độ sẵn lòng đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng chung ................................... 89
4.9. Đánh giá của hộ dân tộc thiểu số về hệ thống thủy lợi của địa phương ............... 90
4.10. Đánh giá của hộ dân tộc thiểu số đối với hệ thống thủy lợi theo huyện ............. 91
4.11. Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS hài lòng với hoạt động sinh kế của hộ .......................... 97
4.12. Đánh giá sử dụng nguồn lực của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk (%) ................. 102
4.13. Diễn biến giá cà phê tại Đắk Lắk 2008 – 2014 .................................................. 111
4.14. Diễn biến giá cao su thế giới (1989 – 2014) ....................................................... 112
5.1. So sánh mức huy động và sử dụng nguồn lực hiện tại của hộ dân tộc thiểu
số với hộ người Kinh ở tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 120

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả:
Tên luận án:

Phan Xuân Lĩnh
Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk

Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

Tên cơ sở đào tạo:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mã số: 62 31 01 05

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk
Lắk, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng kết hợp Khung phân tích của DFID và IFAD, lấy nguồn lực
sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số làm trung tâm.
Luận án đã tiến hành điều tra khảo sát các nguồn lực sinh kế của hộ đồng bào dân
tộc thiểu số tại 4 địa bàn đại diện cho 4 tiểu vùng kinh tế là: Thành phố Buôn Ma Thuột
(chọn 2 xã) và 3 huyện (Lắk, Krông Năng và Buôn Đôn) đại diện cho ba vùng kinh tế
(mỗi huyện chọn 2 xã). Có 3 nhóm đồng bào dân tộc thiểu số được lựa chọn nghiên cứu
là: Êđê, Mnông và Giarai. Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được lựa chọn để điều tra tại
các điểm nghiên cứu nói trên là 1350 hộ (điều tra theo đơn vị).
Hai cách tiếp cận “theo nguồn lực sinh kế” và tiếp cận “theo vùng sinh thái” được
sử dụng chủ yếu trong luận án. Các nguồn lực về con người, đất đai, tài sản, vốn và
nguồn lực xã hội được xem xét trong mối quan hệ với việc phân tích sinh kế bền vững
của hộ dân tộc thiểu số.
Kết quả chính và kết luận
- Luận án chỉ ra thực trạng phân bố không đồng đều của các nguồn lực tài nguyên,
nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính và điều này tác động rõ nét đến hoạt động sinh
kế của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các hộ dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng điều này lại là
một áp lực sinh kế do quy mô gia đình quá lớn. Lao động của các dân tộc thiểu số như
Êđê, Mnông, Giarai có trình độ học vấn thấp, phần lớn không được đào tạo nghề. Đặc
điểm này của dân tộc thiểu số được xem là một trong những rào cản đối với phát triển

sinh kế bền vững.
- Mỗi hộ gia đình dân tộc thiểu số có trung bình 1,2 ha đất, bao gồm đất rừng, đất
trồng cây ngắn ngày, cây công nghiệp, tuy nhiên việc phân bổ đất rừng và đất trồng trọt

xi


giữa các nhóm dân tộc thiểu số có sự chênh lệch rõ rệt. Các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ
có nhiều đất hơn các hộ di cư từ nơi khác đến. Nhiều hộ dân tộc thiểu số tại chỗ chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có 80% hộ gia đình được cấp giấy chứng
nhận cho đất ở, 70% số hộ được cấp giấy chứng nhận cho đất trồng cây công nghiệp,
59% hộ được cấp giấy chứng nhận cho đất trồng cây ngắn ngày và 14% hộ được cấp
giấy chứng nhận cho đất rừng.
- Quan hệ cộng đồng, láng giềng, dòng họ của đồng bào dân tộc thiểu số khá tốt,
giúp cho họ nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất. Tuy nhiên cơ hội
tiếp cận của hộ dân tộc thiểu số với các dịch vụ xã hội còn yếu. Việc hỗ trợ của các tổ
chức xã hội mới chỉ tập trung vào thông tin kỹ thuật và vay vốn.
- Nguồn lực vật chất của hộ gia đình dân tộc thiểu số bao gồm công trình hạ tầng
và tài sản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số
vẫn gặp nhiều khó khăn về giao thông và tình trạng thiếu điện cho sản xuất, đời sống.
- Tích lũy tài chính của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế do thu nhập thấp.
Nhiều hộ đã được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhưng nguồn vốn này
thấp, đây là một rào cản trong quá trình các hộ dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Các hoạt động sinh kế của đồng bào chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi hoặc kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Luận án rút ra yếu tố nguồn lực con người là trung tâm có mối quan hệ chặt chẽ,
ảnh hưởng trực tiếp và chi phối các nguồn lực khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số chủ
yếu là do chính sách hỗ trợ của chính phủ, các cú sốc từ bên ngoài như thiên tai, dịch
bệnh, rủi ro từ thị trường, biến động giá cả nông sản và các yếu tố liên quan đến đặc

điểm văn hóa và năng lực của đồng bào dân tộc thiểu số.
Về các giải pháp, luận án đề xuất tập trung 2 nhóm chính:
- Giải pháp chung bao gồm: tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ của
Nhà nước và địa phương trong cải thiện các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số. Từ đó giúp hộ dân tộc thiểu số có những hoạt động sinh kế phù hợp, hiệu quả,
thích ứng với những thay đổi từ môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Giải pháp cụ thể bao gồm: xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nguồn nhân lực;
hỗ trợ đủ diện tích đất canh tác cho hộ dân tộc thiểu số để họ tiến hành sản xuất ở quy
mô hiệu quả, đủ sức duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường; cải thiện hệ
thống kết cấu hạ tầng vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào dân tộc thiểu số tập trung với số
lượng đông; khuyến khích các hộ dân tộc thiểu số chi tiêu tiết kiệm, dành tiền mua sắm
máy móc phục vụ sản xuất; khuyến khích các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn cho hộ dân
tộc thiểu số; thành lập các quỹ tài chính hỗ trợ cộng đồng.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Phan Xuân Linh
Thesis tittle:
Livelihood resources of ethnic minorities in Dak Lak province
Major:
Development Economics
Code: 62 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Situation assessment of livelihood resources of the ethnic minorities in Dak Lak
province, then to propose solutions to improve the ethnic minorities’ livelihood
resources in the Province up to year 2020.
Materials and Methods

The thesis has used a combination of the DFID and IFAD analytical framework;
livelihood resources of ethnic minorities are considered central.
The thesis has conducted a survey of household livelihood resources of ethnic
minorities in the regions (representing) four economic sub-regionals: Ban Me Thuot
City (two communes with ethnic east minorities), three districts (Lak, Krong Nang and
Buon Don) representing three economic regions (each district choose two communes).
The thesis has conducted a survey of household livelihood resources of ethnic
minorities in four geographical areas (representing for four economic subregions) are:
Buon Ma Thuot City (two communes were choose), and three districts (Lak, Krong Nang
and Buon Don) representing three economic regions (each district choose two communes).
Three minority ethnic study groups were selected: Ede, Mnong, and Giarai. Numbers of
households of ethnic minorities were selected for investigation is 1.350 households.
Two approaches of ‘livelihood assets’ and ‘ecoregion approach’ are used mainly
in the thesis. Human resources, land, property, capital and social resources to be
considered in relation to the analysis of sustainable livelihoods of rural households
Main Findings and Conclusions
- Thesis points out the reality of unequal distribution of resources capital, physical
capital, financial capital, and this significantly impacts on the livelihoods of households
and ethnic minorities:
- The ethnic minority households have abundant human resources, but this is a pressure
due to oversized family. Labor of ethnic minorities such as Ede, Mnong, and Giarai have low
education level, the majority were not trained. This feature of the ethnic minorities was
considered as one of the barriers to the development of sustainable livelihoods.
- Each household minority has an average of 1.2 hectares of land, including forest
land, planting cash crops, industrial crops, but the allocation of forest land and farm
land between the ethnic minorities have obvious differences. The ethnic minority

xiii



households in the place have more land site than the migrants from other areas. Many
ethnic minority households in place have not been granted certificates of land use, with
80% of households are certified for residential land, 70% of them be granted the
certificate for the plant area now, 59% of households are certified for short-term crop
land and 14% of households are certified for forest land.
- Community relations, neighbors, families of ethnic minorities is quite good, to
help families get the support from each other in the development of production. But
their access to social services is weak. The support of the new social organization
focused on technical information and borrowing.
- Physical resources of households of ethnic minorities including infrastructure
projects and assets to meet their daily needs and the production of household. However,
households of ethnic minorities still face many difficulties when traveling in the rainy
season and the shortage of electricity for production.
- Fiscal cumulation of the ethnic minority households are limited due to low income.
Many households already have access to bank credit funds, but the funds are low, this is a
hurdle in the process of protection of the ethnic minorities to escape from poverty.
The diverse activities of household livelihoods are conducted primarily in the
production of agricultural activities such as farming, livestock or pattern matching
between arable and livestock.
The thesis finding the human resource factor is center close relationship, directly
influence and dominate other resources.
Factors affecting the livelihood resources of households ethnic minority policy is
mainly due to the government's support, the external shock such as natural disasters,
epidemics, market risk, variable in prices of agricultural products and factors related to
cultural characteristics and capacity of ethnic minorities.
In terms of solutions, the thesis focuses on two key groups:
- General solutions: focus on improving the efficiency of activities supported by
the State and local resources in improving the livelihoods of ethnic minority
households. Thus helping households have suitable livelihood activities, efficiency,
adapt to the changes of the natural environment, economic and social.

- Specific solutions: building long-term plans to develop human resources;
support enough arable land for ethnic minority households to perform the production at
efficient scale, enough to maintain the competitiveness of goods on the market; improve
infrastructure systems, deep-remote areas where ethnic minorities concentrate in high
numbers; encourage households to spend thrift shopping resource for machinery for
agricultural production; encouraging credit institutions to farmers capital assistance;
establishment of financial funds community support etc.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau nhiều năm thực hiện Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, đến
nay tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo trong cộng
đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn còn khá cao. Việc tiếp tục thực hiện Chương
trình giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS trong những năm sắp tới gặp nhiều
khó khăn do địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS không thuận lợi về tự nhiên, về
kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa của đa số người DTTS không cao, nhiều cộng
đồng DTTS vẫn còn duy trì các tập tục lạc hậu… Muốn khắc phục được những khó
khăn đó cần phân tích thực trạng các nguồn lực sinh kế (NLSK) của đồng bào
DTTS đề từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện NLSK cho đồng bào DTTS phù hợp
với từng địa phương khác nhau.
Đắk Lắk là một địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trên địa bàn
tỉnh hiện có 47 dân tộc sinh sống, trong đó có 46 DTTS, với 97.893 hộ bao gồm
607.990 nhân khẩu, chiếm 32,79 % dân số toàn tỉnh. Hơn một nửa đồng bào DTTS
là người tại chỗ, trong đó cộng đồng người dân tộc Êđê, Mnông, Giarai chiếm số
lượng đông nhất (Dân tộc Êđê hơn 300.000 người, dân tộc Mnông hơn 40.000
người và dân tộc Giarai hơn 17.000 người). Môi trường sống của đồng bào DTTS

ngày càng được cải thiện, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm, các xã có
trường tiểu học, các thôn, buôn có nhà trẻ, mẫu giáo, 95% thôn, buôn có điện, gần
97% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 100% số xã có trạm y tế, có bác sĩ phục
vụ khám chữa bệnh (Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, 2014).
Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, trong những năm qua, Tỉnh
Đắk Lắk đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào DTTS
phát triển kinh tế với tổng kinh phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo
của Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2014), tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS cao hơn
mức bình quân chung cả tỉnh. Năm 2015, DTTS chiếm 32,79% dân số của tỉnh,
nhưng chiếm tới 62,88% số hộ nghèo toàn tỉnh. Hộ DTTS cận nghèo chiếm
74,57% số hộ cận nghèo. Một bộ phận đồng bào DTTS phải đối mặt với những
điều kiện khó khăn hơn trước do diện tích đất canh tác thu hẹp, dân số tăng, họ

1


không còn được tự do đốt rừng làm rẫy, việc săn bắt, hái lượm trong rừng cũng
ngày càng hạn chế.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk (2015), hiện nay
đồng bào DTTS thiếu các NLSK phục vụ sản xuất, ảnh hưởng tới chiến lược sinh
kế, nhiều hộ chỉ đảm bảo thu nhập với cuộc sống tối thiểu.
Mặc dù tỉnh đã nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS,
nhưng hiện nay một số vùng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cơ bản như
đường giao thông, nước sạch, y tế, giáo dục... Tình trạng mai một bản sắc văn hoá
dân tộc, các tập tục lạc hậu chậm được khắc phục. Một số chính sách hỗ trợ đối với
đồng bào DTTS vẫn được thực hiện theo kiểu cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Bản
thân đồng bào DTTS cũng chưa nhận thức rõ các khó khăn, lạc hậu của họ nên chưa
nỗ lực vươn lên. Cần thay đổi các chính sách cải thiện NLSK cho đồng bào DTTS
tạo điều kiện để đồng bào có điều kiện chuyển đổi sinh kế bền vững (SKBV).
Nguồn lực sinh kế đã được nghiên cứu bởi các tổ chức quốc tế và trong

nước. Cho đến nay đã hình thành được khung phân tích sinh kế ở dạng tổng quát.
Để vận dụng khung phân tích này vào các địa phương cũng như tỉnh Đắk Lắk, cần
có sự hiệu chỉnh cho phù hợp. Ở Đắk Lắk, cũng đã có một vài dự án có sự hỗ trợ
của các tổ chức nước ngoài nhằm phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS ở các xã
khó khăn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã có và các dự án đã thực hiện
chưa tiếp cận một cách hệ thống để hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh cải
thiện NLSK. Trong khi đó, các biện pháp hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bằng tài trợ
từ bên ngoài đã bộc lộ những khiếm khuyết, hạn chế, tác động tiêu cực.
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng NLSK của đồng bào DTTS, phân tích
nguyên nhân và yếu tố tác động, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện các NLSK,
góp phần ổn định sản xuất, đời sống, giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng các NLSK của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề
xuất giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện NLSK của đồng bào dân DTTS trên địa bàn
tỉnh đến 2020.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về NLSK của đồng bào
DTTS.
- Đánh giá thực trạng các NLSK và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLSK
của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện NLSK cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh
giai đoạn đến 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận án là NLSK của đồng bào DTTS trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk đặt trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng đến NLSK và các giải
pháp cải thiện NLSK cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng khảo sát là các hộ DTTS, cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương,
các tổ chức đoàn thể, nhà khoa học và các tác nhân liên quan đến NLSK của đồng
bào DTTS ở địa bàn nghiên cứu. Tỉnh Đắk Lắk có 46 DTTS, nhưng luận án chỉ tập
trung nghiên cứu 3 DTTS bản địa mang tính đặc trưng cho tỉnh Đắk Lắk và Tây
Nguyên là Êđê, Mnông và Giarai, vì điều kiện không cho phép điều tra nghiên cứu
cả 46 dân tộc sống rải rác trên địa bàn tỉnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Luận án tiếp cận NLSK của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dựa
theo hai khung phân tích SKBV do Cục Phát triển quốc tế Anh (DFID) đưa ra vào
năm 1998 và Khung phân tích sinh kế của Quỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp
(IFAD). Theo đó, đồng bào DTTS và 5 loại NLSK là trung tâm, đặt trong bối cảnh
các yếu tố dễ gây tổn thương. Các yếu tố ảnh hưởng được phân tích cụ thể, nhằm
phát hiện và đề xuất giải pháp cải thiện NLSK cho đồng bào DTTS.
Các nội dung phân tích, đánh giá dựa trên dữ liệu điều tra, số liệu thống kê,
các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội, các công trình nghiên
cứu đã được công bố về thực trạng NLSK cũng như các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp
của các cấp nhằm cải thiện NLSK của đồng bào DTTS, từ đó giúp cho đồng bào
DTTS của tỉnh từng bước thoát nghèo.

3


1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Luận án thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tập trung nghiên cứu sâu ở một
số nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cụ thể là sẽ tiến hành điều tra ở 6 xã
thuộc 3 huyện tương ứng với 3 tiểu vùng kinh tế của tỉnh (huyện Lắk, huyện Buôn

Đôn, huyện Krông Năng) và 2 xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột (TP BMT) với 3
DTTS tại chỗ đại diện: Êđê, Mnông, Giarai.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ năm 2013 – 2015
- Thời gian thu thập số liệu: Từ năm 2005 đến 2015.
- Giải pháp đưa ra cho giai đoạn đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận, luận án đã đưa ra cách nhìn mới trong việc kết hợp vận dụng
khung phân tích sinh kế DFID và IFAD để phân tích thực trạng NLSK của đồng
bào DTTS, các yếu tố ảnh hưởng đến NLSK của đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk
Lắk, trong đó, xác định nguồn lực con người là trung tâm có ảnh hưởng trực tiếp
và ảnh hưởng đến các NLSK khác của đồng bào DTTS.
Về thực tiễn, luận án đã chỉ ra được thực tế ở vùng đồng bào DTTS Đắk
Lắk tình trạng nghèo đói còn tồn tại dai dẳng mà nguyên nhân chính là do địa
bàn sinh sống không thuận lợi, yếu tố văn hóa, tập tục lạc hậu, năng lực và kiến
thức của đồng bào DTTS còn yếu đã cản trở họ trong việc tiếp cận, sử dụng các
NLSK.
Luận án cũng chỉ ra rằng, chính sách hỗ trợ của các tổ chức đối với đồng
bào DTTS vẫn theo cách cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài, bản thân đồng bào DTTS
cũng chưa nhận thức rõ các chính sách là nhằm giúp cho đồng bào thấy được vai
trò của chính họ trong quá trình sử dụng, cải thiện có hiệu quả các nguồn lực, kể
cả nguồn lực sẵn có và nguồn lực tiếp nhận từ bên ngoài để chủ động biến nguồn
lực thành các kết quả sinh kế theo hướng bền vững.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LỰC
SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Nguồn lực sinh kế
* Nguồn lực: Theo nghĩa hẹp, nguồn lực là các nguồn vật chất cho phát triển,
ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực
bao gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một
mục tiêu phát triển nhất định nào đó.
* Khái niệm “sinh kế” (livelihood) hay còn gọi là kế sinh nhai, một khái niệm
thường được hiểu và sử dụng theo nhiều cách và ở những cấp độ khác nhau. Hiện
nay, khái niệm về sinh kế vẫn đang được thảo luận giữa các nhà khoa học dựa trên
theo trường phái lý thuyết và các nhà khoa học theo trường phái thực tế (Ellis,
1998; Chambers and Conway, 1992; Carney, 1998; Barrett et al., 2006).
Theo định nghĩa của Cục Phát triển Quốc tế Anh (Department for
International Development – DFID), sinh kế bao gồm các khả năng, các nguồn lực
(bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm
sống (DFID, 1999).
Theo Chambers and Conway (1992), sinh kế là hoạt động mà con người thực
thi dựa trên tất cả các khả năng, các nguồn lực cần thiết để tồn tại cũng như để đạt
được các mục tiêu sống của họ.
Như vậy có thể tóm lại: Sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân
hay hộ gia đình phải thực hiện dựa trên các khả năng và nguồn lực sinh kế để
kiếm sống.
* Nguồn lực sinh kế
Trước đây, khái niệm “vốn sinh kế” đã được Bourdieu phân tích và phân loại
thành ba loại: vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội (Bourdieu, 1986). Tiếp đó, các
thảo luận về “vốn” ngày càng trở nên sôi nổi cùng với sự xuất hiện của các cách
phân loại và định nghĩa mới của các nhà nghiên cứu như Maxwell and Smith
(1992), Scoones (1998), Moser (1998) và Ellis (2000).

5



Nhìn chung, NLSK có thể hữu hình như các cửa hàng thực phẩm và tiền mặt,
cây cối, đất đai, gia súc, công cụ, và các nguồn lực khác. NLSK cũng có thể vô hình
như nghề nghiệp, kiến thức, công việc và hỗ trợ cũng như truy cập vào các tài liệu,
thông tin, giáo dục, dịch vụ y tế và các cơ hội việc làm. Nói một cách khác, có thể
phân loại NLSK thành năm nhóm sau: nguồn lực tự nhiên, xã hội, con người, vật
chất, tài chính.
Theo khung sinh kế của DFID (1999), nguồn lực sinh kế (còn gọi là tài sản
sinh kế hay vốn sinh kế) là những nguồn lực cụ thể cũng như khả năng của con
người trong khai thác, sử dụng, tái tạo, bồi dưỡng và bảo vệ các nguồn lực đó. Có 5
loại NLSK: Nguồn lực con người, tự nhiên, xã hội, vật chất và tài chính. Các nguồn
lực này tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến sinh kế của người dân nói chung, của
hộ đồng bào các DTTS nói riêng.
Bảng 2.1. Nguồn lực sinh kế
Nguồn lực con người

Trình độ văn hóa, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe và khả năng
làm việc

Nguồn lực tự nhiên

Đất, nước, rừng, thủy sản

Nguồn lực xã hội

Các mạng lưới phi chính thống, là thành viên trong các tổ
chức và các mối quan hệ hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế

Nguồn lực vật chất


Bao gồm những cơ sở hạ tầng cơ bản như: đường, điện,
nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế và các tài sản trong
sinh hoạt gia đình như: nhà cửa, đồ dùng gia đình

Nguồn lực tài chính

Các khoản tiết kiệm, tín dụng, các khoản thu nhập từ công
việc buôn bán, lao động khác
Nguồn: Eldis (2010)

2.1.1.2. Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
* Dân tộc thiểu số:
Khái niệm “Dân tộc thiểu số” trong những năm trước đây còn được gọi là
“Dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu
số”, nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung. Như
vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” được chỉ rõ tại điều 5, Nghị định số 05/NĐ-CP về

6


Công tác dân tộc của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011 quy định: "Dân tộc
thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và dân tộc đa số là dân tộc có số dân
chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Ở Việt Nam
dân tộc Kinh chiếm đa số 86,2% trong 54 dân tộc, 53 dân tộc thuộc nhóm thiểu số
chỉ chiếm 13,8% trong tổng dân số (Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011).
Đồng bào dân tộc thiểu số là cộng đồng các nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ dân số
ít, họ thường sinh sống ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ít có cơ hội và điều
kiện thuận lợi cho cuộc sống. Theo nghiên cứu của Baulch (2008), ở Việt Nam,
đồng bào dân tộc thiẻu số chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi

và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau.
Mỗi dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng nhưng đều mang một số đặc điểm
chung là: Điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn, tiếp cận các NLSK ở mức thấp,
nông nghiệp là nghề chính tạo thu nhập của hộ, tỷ lệ hộ nghèo cao, tiếp cận các dịch vụ
xã hội thấp.
* Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số:
Dựa trên khái niệm về nguồn lực sinh kế và khái niệm về đồng bào dân tộc
thiểu số, luận án có thể rút ra rằng: nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
đề cập đến 5 loại nguồn lực sinh kế (hay còn gọi là nguồn vốn sinh kế) mà đồng bào
dân tộc thiểu số sở hữu hoặc có thể tiếp cận sử dụng, đó là nguồn lực con người,
nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính.
2.1.2. Vai trò, đặc điểm nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
2.1.2.1. Vai trò của nguồn lực sinh kế
Nguồn lực sinh kế đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định đối với
chiến lược sinh kế của đồng bào DTTS, góp phần xóa đói giảm nghèo. Sinh kế của
đồng bào DTTS bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng về NLSK, số lượng NLSK và sự cân
bằng giữa các NLSK. Tiếp cận tốt với NLSK là một kết quả mong muốn của bất kỳ
chiến lược sinh kế nào. Chiến lược sinh kế có thể tập trung vào việc tăng cường
phạm vi NLSK mà một người hay một hộ DTTS có thể truy cập, hay tăng cường
tiếp cận với cụ thể từng loại NLSK. Xét về tổng thể, một người hay một hộ có nhiều
NLSK thì họ sẽ ít bị tổn thương bởi các cú sốc hơn.

7


Các chiến lược sinh kế bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sau đây của NLSK: đối
với nguồn lực con người như khả năng lao động thấp, không có trình độ văn hóa, kỹ
năng lao động còn hạn chế; đối với nguồn lực tự nhiên liên quan đến thiếu đất sản
xuất; đối với nguồn lực tài chính là lương thấp và không được tiếp cận tín dụng; đối
với nguồn lực vật chất như thiếu nước sạch để sử dụng, nhà ở dột nát, thông tin liên

lạc kém; đối với các nguồn lực xã hội là vị trí trong xã hội thấp, bất bình đẳng giới
trong hoạt động sản xuất và các yếu tố dân tộc như những hủ tục lạc hậu.
Giữa các NLSK của đồng bào DTTS có mối quan hệ tác động, chi phối lẫn
nhau. Theo Lê Văn Kỳ và cs. (2007), có thể chia các quan hệ này thành hai loại:
- Quan hệ thay thế: Là quan hệ mà đồng bào DTTS có thể dùng nguồn lực
này thay thế cho nguồn lực khác, dùng nguồn lực sẵn có nhiều tương đối bù đắp
cho nguồn lực mà đồng bào có ít. Chẳng hạn, đồng bào DTTS có thể dùng nguồn
lực con người dồi dào thay thế cho nguồn lực tài chính thiếu hụt, nguồn lực vật
chất thay thế cho nguồn lực tự nhiên bị khan hiếm, nguồn lực xã hội như kiến
thức bản địa thay cho nguồn lực vật chất thiếu và yếu,...
- Quan hệ điều kiện: Là quan hệ mà nếu đồng bào sở hữu hay tiếp cận một hay
một số nguồn lực này thì có điều kiện để gia tăng các nguồn lực khác. Chẳng hạn,
nếu đồng bào sở hữu nguồn lực con người tốt thì sẽ có điều kiện để tăng khả năng
khai thác, sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội.
Chính vì vậy, để thích ứng với các thay đổi về kinh tế - xã hội, đồng bào
DTTS cần sử dụng tốt các NLSK của mình để xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược
sinh kế. Trong đó, coi nguồn lực con người là trung tâm, là nguồn lực có tính quyết
định có tác động đến các nguồn lực khác trong các hoạt động sinh kế.
2.1.2.2. Đặc điểm nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
a. Nguồn lực con người (Human Capital)
Nguồn lực con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và
sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các
chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia
đình DTTS, vốn con người là số lượng và chất lượng lao động của hộ và loại vốn
này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề
nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính
thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính
quyền, các thủ tục… (DFID, 1999).

8



Do điều kiện sống của đồng bào các DTTS còn nhiều khó khăn, trình độ dân
trí thấp, khó tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nên các hộ DTTS
thường đông con, nhiều nhân khẩu. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển sản
xuất, trồng trọt, chăn nuôi hoặc phát triển các loại cây trồng cần sử dụng nhiều thời
gian lao động. Đây cũng là thách thức lớn trong tạo việc làm cho lao động DTTS.
Trình độ văn hoá, chuyên môn của lao động DTTS thường bị hạn chế do khó
khăn về điều kiện học hành và đào tạo nghề. Ngoài ra, tập quán làm nông nghiệp và
khai thác tài nguyên níu kéo họ làm ăn và sinh sống tại thôn bản, là yếu tố cản trở
trong việc tạo nghề nghiệp mới. Do vậy, trình độ văn hoá và chuyên môn thấp của
lao động DTTS đang là cản trở lớn đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật
(KHKT) mới nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, mở
rộng quy mô sản xuất… góp phần cải thiện đời sống của đồng bào DTTS.
Bất bình đẳng về thu nhập có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn,
nhưng bất bình đẳng về vốn con người có thể để lại các hệ quả nghiêm trọng cho
nhiều thế hệ. Đầu tư vào vốn con người vì thế rất quan trọng trong việc phá vỡ vòng
luẩn quẩn của đói nghèo, người nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người, người
nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo (UNDP, 1990).
Người nghèo thường ít học hơn, mối quan hệ giữa đói nghèo và trình độ văn
hóa ngày càng thể hiện rõ rệt hơn, nhất là trong nhóm phụ nữ DTTS. Do vậy, nâng
cao vốn con người cho người nghèo được coi là chìa khóa để họ thoát khỏi vòng
luẩn quẩn của đói nghèo (Lasse, 2001).
Nhìn chung, nguồn lực con người là trung tâm, có tác động trực tiếp đến việc
khai thác các nguồn lực khác trong hoạt động sinh kế. Thâm chí trong một số
trường hợp nó đóng vai trò thay thế bộ phận tiếu hụt của các nguồn lực khác.
b. Nguồn lực tự nhiên (Natural Capital)
Nguồn lực tự nhiên là tất cả những nguyên, nhiên, vật liệu tự nhiên để tạo
dựng sinh kế. Có rất nhiều nguồn lực tạo thành nguồn lực tự nhiên bao gồm cả
nguồn lực đất đai.

Nguồn lực tự nhiên là nguồn lực khó có thể tác động để giảm nghèo nhất vì rất
khó có thể thay đổi được chất lượng tài nguyên đất hay khí hậu, khoáng sản. Việc
thay đổi này dường như là không thể thực hiện được. Do vậy, cần nâng cao ý thức
của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho
cuộc sống lâu dài.

9


×