Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp tạo động lực làm việc tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phúc yên (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.15 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Giải pháp tạo động lực làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên
Tác giả luận văn: Trương Anh Đức

Khóa: 2013 A

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Bình
Từ khóa (Keyword): Động lực làm việc Vietinbank Phúc Yên
Nội dung tóm tắt:
a)

Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự

thành công của mọi tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ. Là nguồn lực quan trọng nhất,
quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống
nguồn lực của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh
tế quốc tế, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
quốc gia. Đối với ngành tài chính ngân hàng, nguồn nhân lực luôn là yếu tố có tính quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên đang sở hữu đội
ngũ nguồn nhân lực trẻ, năng động. Ngân hàng đã và đang sử dụng các công cụ tạo động
lực làm việc cho cán bộ nhân viên chi nhánh. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tạo động lực làm việc đến cán bộ nhân viên chưa được quan tâm sâu sắc. Việc nghiên
cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên sẽ giúp ban lãnh đạo chi nhánh nói riêng và ban
lãnh đạo ngân hàng nói chung hiểu rõ hơn những tồn tại trong công tác tạo động lực làm
việc cho cán bộ nhân viên chi nhánh. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp để hỗ trợ công
tác tạo động lực làm việc, phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh. Vì lý do nêu trên, tác


giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tạo động lực làm việc tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên” cho luận văn thạc sỹ của mình.

1


b)

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:



Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về động lực, tạo động lực

làm việc, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá tình hình công tác tạo động lực làm việc
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên giai đoạn 2012 2015. Từ đó, đề xuất và hoàn thiện một số giải pháp mang tính chất tư vấn cho ban lãnh
đạo chi nhánh đối với việc tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng.


Đối tượng, phạm vi
 Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về công tác tạo động lực làm việc tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
 Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề động lực và tạo động lực làm
việc trong khuôn khổ của khoa học quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – chi nhánh Phúc Yên giai đoạn 2012 – 2015.

c)


Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo…nội dung của

Luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người
lao động.
Khái quát về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động.
Luận văn đã đề cập những vấn đề lý luận về động lực làm việc, tạo động lực làm việc,
vai trò tạo động lực làm việc đối với người lao động và đối với doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, luận văn đã nêu các học thuyết về tạo động lực làm việc, đưa ra các phương pháp tài
chính và phi tài chính tạo động lực làm việc cho người lao động.
Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Phúc Yên

2


Qua thực trạng công tác tạo động lực làm việc tại Vietinbank Phúc Yên từ năm
2012-2015, qua thăm dò ý kiến của cán bộ nhân viên tại Vietinbank Phúc Yên cho thấy
công tác tạo động lực làm việc tại chi nhánh Vietinbank Phúc Yên đã tạo được động lực
làm việc cho cán bộ nhân viên chi nhánh và thúc đẩy chi nhánh Vietinbank Phúc Yên phát
triển song vẫn còn những vấn đề còn tồn tại, cần khắc phục.
Chương 3: Giải pháp tạo động lực làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – chi nhánh Phúc Yên.
Từ những hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc tại NHTMCP Công thương
Việt Nam – chi nhánh Phúc Yên năm 2012-2015, kết hợp mục tiêu phát triển nguồn nhân
lực chi nhánh, luận văn đưa ra nhóm giải pháp tài chính và phi tài chính nhằm hoàn thiện
công tác tạo động lực làm việc tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
Phúc Yên những năm tới. Đồng thời, luận văn cũng nêu một số các kiến nghị nhằm đảm
bảo thực hiện thuận lợi các giải pháp đề ra.

d)

Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử

dụng các phương pháp chung như phương pháp phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp, sử
dụng các bảng, biểu, sơ đồ để minh họa. Đồng thời quan sát, nghiên cứu công tác tạo động
lực làm việc tại ngân hàng, phát phiếu hỏi lấy ý kiến cán bộ đang công tác tại Vietinbank
Phúc Yên. Sử dụng, đánh giá các số liệu đã được thống kê để đưa ra thông tin về thực
trạng công tác tạo động lực làm việc tại Vietinbank Phúc Yên.
e)

Kết luận:
Nhìn chung, luận văn đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu đề ra,

những đề xuất trong luận văn được rút ra từ thực tế. Tuy nhiên, với sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế chắc chắn sẽ còn những vấn đề mới nảy sinh cần tiếp tục nghiên
cứu hoàn thiện. Với phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả hy vọng góp một
phần đáng kể vào công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên chi nhánh
Vietinbank Phúc Yên nói riêng và toàn bộ ngân hàng Vietinbank nói chung trong những
năm tới.

3


4




×