Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

các nhóm đất phù sa chính của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.06 KB, 21 trang )

ĐẤT PHÙ SA



 Phù sa: Là các vật thể nhỏ mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở do thủy
lưu di chuyển theo các dòng nước.

 Đất phù sa P. Fluvisols(FL):bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản
phẩm phù sa của sông không chịu ảnh hưởng của quá trình mặn hóa hay
phèn hóa


 Đất phù sa chiếm 10,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc(đồng bằng
s.Hồng và s.Cửu Long).


 Theo hệ phân loại của việt nam,đất phù sa được chia thành 3 đơn vị đất
chính:

1.

Đất phù sa hệ thống sông Hồng

2.

Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long

3.

Đất phù sa của hệ thống các con sông khác



Đặc điểm
 Tính chất đặc thù của nhóm đất phù sa: tính xếp lớp, độ phì nhiêu của đất,
hình thái phẫu diện thường gắn với các hệ thống sông, bản chất là do chất
lượng sản phẩm phong hóa từ thượng nguồn.

 Đất phù sa có chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali, magie trung bình và khá,
đất phù sa mới chưa khai thác nhiều thường giàu kali


Đất phù sa bồi đắp hàng năm
 Là loại đất phù sa được bồi hằng năm phân bố ngoài các đê sông nên hằng
năm hoặc vài năm được bồi đắp thêm phù sa nên đất còn rất trẻ.

 Cấu tạo phẩu diện đất đơn giản các tầng phát sinh chưa xác định rõ
ràng,chúng chỉ khác nhau về thành phần cơ giới.


 Lớp đất mặt là cát pha, kết cấu hạt rời rạc, dễ bị gí nhưng dễ cày bừa.
 Khả năng giữ nước kém, thấm nước tốt, khả năng hút nhiệt khá
 Có hàm lượng chất hữu cơ và đạm ở mức trung bình, lượng P, K nhiều nhưng
dễ tiêu không cao.

 Dung tích hấp phụ hơi thấp vì đất nghèo sét và không có nhiều mùn.
=> Sử dụng trồng các loại hoa màu ngắn ngày, thu hoạch trước mùa nước lũ như
ngô, khoai, đậu đỗ, bí bầu…..



Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm trung tính,ít chua

 Tập trung thành vùng tương đối lớn
ở những nơi có địa hình tương đối
cao ở phía trong đê nên sự bồi đắp
phù sa đả ngừng lại từ lâu.

 Cấu tạo phẩu diện: đất phân tầng
khá rõ về màu sắc và thành phần
cơ giới.


 Tầng đất canh tác có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đôi
khi có thể gặp cát pha.

 Đất giữ nước và thấm nước khá, kết cấu cục nhỏ hay trung bình, dễ cày bừa.
 Đất có hàm lượng đạm tổng số và dễ tiêu khá cao,lân dễ tiêu ở mức
thấp,kali,Ca, Mg khá cao .Hàm lượng chất hữu cơ khá( 1.8- 2.5%) phân giải
không nhanh, dung tích hấp phụ và khả năng giữ chất dinh dưỡng khá cao.

 => thích hợp cho thâm canh tăng vụ các loại cây trồng ngắn ngày khác nhau.


Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm chua
 Nằm phía trong đê và không được
bồi đắp phù sa từ lâu đời,nhưng
khác đất nêu trên,loại đất này
thường xa các sông lớn,ít chịu ảnh
hưởng của các trận vỡ đê,thường
tập trung ở những nơi có địa hình
thấp



 Tầng canh tác cũng như các tầng đất dưới đều có thành phần cơ giới thay đổi
từ thịt trung bình đến sét.

 Đất có kết cấu cục trung bình đến tảng khi khô.
 Độ chua thủy phân khá cao nhôn di động khá nhiều.
 Có tính đệm cao vì tỉ lệ sét cao và nhiều mùn do ngập nước nên chất hữu cơ
phân giải chậm.

 => Loại đất này chủ yếu sử dụng thâm canh lúa nước.



 Diện tích:khoảng 790.700 ha (gồm lưu vực sông hồng và sông thái bình)
 Phân bố: tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ: Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên…


Điều kiện hình thành
 Mẫu chất: sông hồng chảy qua những vùng đất đỏ được hình thành trên đá
vôi, đá mica, đá gơnai, phiến đá sét…nên có lượng phù sa lớn,chất lượng tốt.

 Khí hậu vùng ĐBSH thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình,lượng mưa bình
quân 1600-1900mm/năm.

 Địa hình toàn vùng ở đb sông Hồng khá bằng phẳng hơi nghiêng từ Tây Bắc
sang Đông Nam.


 Thủy chế sông thất thường, mùa mưa có lưu lượng nước khoảng 30.000m3/giây,mùa

khô lưu lượng nước chỉ khoảng 460m3/giây.

 Do hệ thống đê nên vùng đồng bằng không được bồi đắp phù sa nên địa hình không
được bằng phẳng,lượng phù sa đổ hết ra biển nên ở các cửa sông mỗi năm đất có thể
lấn ra biển từ 70-100m.

 Thành phần:SIO2(55-65%),R2O3(25-30%),Na2O(2-3%),P2O5(0.2-0.3%)


Đất phù sa hệ thống sông cửu long
diên tích: 1.195.200ha
Phân bố: dọc hai bên bờ sông tiền giang và hậu giang


Điều kiện và quá trình hình thành
 Khí hậu: mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển hình với 2 mùa mưa và khô
phân chia rõ rằng trong năm.Đặc biệt mùa khô ở đây đã chi phối tới hình thái
đất khá rõ,phần lớn các phẩu diện đất phù sa SCL có tầng loang lỗ đỏ vàng
đặc trưng.

 Mẫu chất:hàm lượng phù sa trong nước SCL thấp hơn SH,trong mùa mưa lũ
cũng chỉ đạt khoảng 250g/m3,song với tổng lượng nước chảy qua sông hàng
năm rất lớn khoảng 1400 tỷ m3 nên tổng lượng phù sa bồi đắp hằng năm ở
đây cũng rất lớn


 Địa hình:do phù sa thường xuyên bồi đắp và lăn tỏa khá đều trên toàn bộ bề
mặt của đồng bằng nên bề mặt đất đai ở đây bằng phẳng hơn so với đồng
bằng châu thổ sông hồng.


 Thủy chế của sông khá điều hòa nhờ vào chiều dài của sông,nhiều cửa thoát
nước độ dốc không lớn…..do ở ĐBSCL không có đê nên vào mùa mưa lũ nước
ngập tràn trên phần lớn diện tích vùng đồng bằng


Đất phù sa của hệ thống sông ngắn ở miền trung(bắt nguồn từ sườn đông dãy
trường sơn:sông mã,sông lam,sông gianh…): sông ngắn dốc,chảy qua những
vùng đất nghèo dinh dưỡng nên đất phù sa thường có độ phì nhiêu thấp hơn
so với phù sa SH và SCL
Màu sắc của vùng đất ở đây thường thiên về màu xám hoặc nâu xám đặc trưng
chứ không có màu nâu hoặc nâu đỏ.Đất thường có thành phần cơ giới nhẹ(cát
pha,thịt nhẹ)



×