Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong thơ tình puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.99 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

MA SEO DÍ

ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TÌNH PUSKIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

MA SEO DÍ

ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TÌNH PUSKIN

Chuyên ngành: Văn Học Nƣớc Ngoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy

SƠN LA, NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học và sự giúp đỡ
tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thúy, nhân dịp khóa luận được công bố, em xin
chân thành cảm ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Ngọc Thúy, người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình thực hiện khóa
luận.
Em xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo, sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của
tập thể thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, của các ban ngành chức năng, của tập thể
lớp K52 ĐHSP Văn - GDCD.
Với nội dung khóa luận này em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Ma Seo Dí


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 6
4. Nhiệm vụ của khóa luận…………………………………………………..….…6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 8
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................... 9
1.1. Con đường hình thành tài năng ...................................................................... 9
1.2. Hành trình cuộc đời, sự nghiệp đầy vinh quang và sóng gió ....................... 10

1.3. Mặt trời của thi ca Nga ................................................................................. 14
1.3.1. Thế giới thơ ca phong phú sắc màu .......................................................... 14
1.3.2. Những sáng tạo nghệ thuật ........................................................................ 15
1.4. Đôi nét về thơ và thơ tình Puskin ................................................................. 15
1.4.1. Đôi nét về thơ ............................................................................................ 15
1.4.2. Thơ tình Puskin ......................................................................................... 16
Tiểu kết ................................................................................................................ 18
CHƢƠNG 2: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TRONG THƠ TÌNH PUSKIN .. 19
2.1. Những cung bậc cảm xúc ............................................................................. 19
2.1.1. Tình yêu gắn với nỗi nhớ .......................................................................... 19
2.1.2. Tình yêu đi liền với ghen tuông, hờn dỗi .................................................. 21
2.1.3. Cảm xúc thăng hoa, hạnh phúc trong tình yêu.......................................... 23
2.1.4. Tình yêu gắn với nỗi đau........................................................................... 24
2.2. Triết lí của Puskin về tình yêu...................................................................... 26
2.2.1. Tình yêu phải đến từ hai phía .................................................................... 27
2.2.2. Tình yêu là sự cảm thông, bao dung và cao thượng ................................. 28
2.2.3. Tình yêu là sự thủy chung son sắt ............................................................. 32
2.2.4. Tình yêu chứa đựng sự kì diệu và bất ngờ ................................................ 34


Tiểu kết ................................................................................................................ 35
CHƢƠNG 3: ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TÌNH PUSKIN... 36
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ Puskin.......................................................... 36
3.1.1. Ngôn từ trong sáng, giản dị ....................................................................... 36
3.1.2. Ngôn từ ngắn gọn, hàm súc cao ................................................................ 38
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ tình Puskin .......................... 40
3.2.1. Không gian nghệ thuật .............................................................................. 40
3.2.2. Thời gian nghệ thuật.................................................................................. 43
3.3. Kết cấu vòng sóng ........................................................................................ 45
Tiểu kết ................................................................................................................ 50

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên
tiến của nhân loại. Hơn 100 năm đã đi qua vậy mà tất cả chúng ta vẫn phải khâm phục,
ngạc nhiên về sức sống mãnh liệt cũng như tốc độ phát triển phi thường của nền văn
học Nga thế kỷ XIX. M.Gorki từng nhận định: không có một nền văn học phương Tây
nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ với một tốc độ thần kỳ trong một ánh hào quang
rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta [10;10]. Với những thành tựu đã đạt được
ở thế kỷ XIX văn học Nga đã đưa mình vượt lên, sánh ngang với các quốc gia phương
Tây.
Nếu như trước thế kỷ XIX văn học Nga chỉ dừng lại ở trong biên giới quốc gia
thì sang thế kỷ XIX, với những bước tiến vượt bậc nước Nga đã khẳng định có một
nền văn học khiến nhân loại phải kinh ngạc. Chỉ chưa đầy một thế kỷ, nước Nga đã
sản sinh ra những chùm sao sáng chói gắn liền với những tên tuổi vĩ đại góp phần làm
rực sáng bầu trời văn học Nga nói riêng và văn đàn văn học của thế giới nói chung.
Nhân dân Nga luôn tự hào về những ngôi sao sáng của văn học nước mình như: Puskin,
Lecmôntôp, Gôgôn, Đôxtôiepxki, Shêkhôp, Tuôcghênhep, L. Tônxtôi, Bilêlinxki,
Senưsepxki... Tìm hiểu về lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX sẽ giúp người viết hiểu rõ
hơn về văn học Nga và cũng là tiền đề để người viết tìm hiểu về Puskin cùng những
nhà thơ, nhà văn thế kỷ XIX.
1.2. Puskin - người được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga” là một con người,
người nhất trong thời đại bấy giờ. Ông là nhà thơ ca ngợi tự do, đấu tranh chống nô lệ
và cường quyền là người nói lên ước mơ và hy vọng của nhân dân. Bilêlinxkin nhà
phê bình lỗi lạc của văn học Nga từ những năm 40 của thế kỷ trước đã nói: “Puskin
không những là nhà thơ Nga vĩ đại của thời đại mình mà còn là nhà thơ vĩ đại của tất
cả các dân tộc và của tất cả các thế kỷ, ông là thiên tài của Châu Âu, là vinh quang

của toàn trái đất” [13,8]
Như vậy Bilêlinxkin đã khẳng định vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của
Puskin không chỉ dừng lại ở nước Nga, không chỉ đóng khung trong thế kỷ XIX, mà
tên tuổi của Puskin mãi trường tồn cùng thời gian, cùng bạn đọc và những người yêu
thơ văn.

1


Người ta nói rằng Puskin là một hiện tượng đặc biệt, một trường hợp duy nhất
không thể tách rời ra khỏi nước Nga vì ông chính là tâm hồn Nga đẹp đẽ và thuần
khiết, là người đã hiến dâng cả cuộc đời sôi nổi, khẩn trương, luôn luôn tràn ngập sức
sống cho Tổ Quốc và nhân dân.
Puskin là niềm kiêu hãnh của mỗi người dân Nga và của chung nhân loại, ông là
người xứng đáng nhất, trọn vẹn nhất cho văn học Nga khép lại quá khứ và mở ra một
giai đoạn mới cao hơn, huy hoàng hơn. Viết về Puskin là ta đang viết về toàn bộ nền
văn học Nga, bởi vì ông là người mở đầu, người đặt nền móng cho mùa xuân thơ ca
Nga, Puskin là người đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với văn học Nga thế kỷ XIX.
Khóa luận cũng không nằm ngoài mục đích muốn góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện
hơn việc tìm hiểu, đánh giá đúng vai trò, vị trí của Puskin trong nền văn học của nước
Nga nói riêng và thế giới nói chung.
1.3. Tuy rằng cuộc đời làm thơ, viết văn của Puskin rất ngắn ngủi nhưng ông để
lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ với những thể loại khác nhau như: Tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch... trong đó có thơ trữ tình nổi bật với mảng thơ tình yêu.
Đề tài tình yêu từ lâu đã được các nhà thơ vận dụng làm nguồn cảm hứng cho
việc sáng tác thơ ca. Tình yêu từ lâu đã trở thành một đề tài lớn của thơ ca nhân loại.
Không nhà thơ nào lại không đưa tình yêu vào đứa con tinh thần của mình. Mọi cung
bậc cảm xúc, mọi biến đổi của hành vi và những rung động tinh tế trong tâm hồn con
người đều được thể hiện trong thơ ca, tình yêu luôn là một ẩn số, khi chưa yêu, đã yêu,
thậm chí đã chia tay nhưng người ta vẫn chưa thể định nghĩa được một cách trọn vẹn

tình yêu là gì, cũng như không thể định nghĩa hay giải thích được vì sao yêu nhau rồi
lại phải chia tay,...
Nhân loại đã chứng kiến sự xuất hiện của các nhà thơ tình vĩ đại như: Goethe,
Êxênhin, Tago, Aragông... Tuy nhiên, thơ tình để đạt đến đỉnh cao của nó không thể
không nhắc đến những tác phẩm viết về đề tài tình yêu của Puskin, người được mệnh
danh là “Mặt trời thi ca Nga”. Những bài thơ tình của Puskin đã làm nên sự bất hủ và
không phải ngẫu nhiên ông có thêm một tên gọi khác đó là “ông hoàng thơ tình”.
Những bài thơ tình của Puskin đã sống mãi với thời gian, bất tử trong lòng bạn đọc.
Puskin đã cảm nhận, đã định nghĩa về tình yêu như thế nào? những biểu hiện của
tình yêu cũng như quan niệm về tình yêu ra sao? mà khi đọc thơ ông đã làm cho những

2


người chưa yêu hay đang yêu và đã yêu phải suy ngẫm. Bởi vậy khóa luận mong muốn
được đi sâu vào nghiên cứu một số chủ đề trong thơ tình yêu của Puskin.
1.4. Là một người mến mộ và yêu thích thơ tình yêu của Puskin, tôi luôn mong
muốn được tìm hiểu sâu hơn về những đóng góp của ông trong mảng thơ tình yêu
cũng như vị trí của Puskin đối với văn học Nga thế kỷ XIX. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa
chọn Đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong thơ tình Puskin làm đề tài nghiên cứu.
Mong rằng kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cho những nghiên cứu ngắt quãng,
trong khi tìm hiểu về thơ tình yêu của Puskin ở bạn đọc trong thời gian qua. Với cách
hiểu, cách khai thác của bản thân qua khóa luận đã rèn luyện thêm kỹ năng trong công
tác nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi và là tài liệu tham khảo cho những người
quan tâm tới thơ tình yêu của Puskin, cũng như công tác giảng dạy ở trong trường phổ
thông sau nay.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến Puskin không thể không nhắc đến những danh hiệu như: Cha đẻ của nền
văn học Nga, khởi đầu của mọi khởi đầu, đồng thời ông là người đã đưa văn học Nga
bước sang một trang mới của lịch sử văn học nước nhà thế kỷ XIX. Cho đến thời điểm

này, nghiên cứu về Puskin nói riêng và các tác phẩm của ông nói chung đã có rất nhiều,
bao gồm những công trình nghiên cứu lớn nhỏ, các bài viết của các tác giả trong và
ngoài nước. Những câu thơ của Puskin gắn liền với ngôn ngữ Nga, vậy nên các nhà
dịch thơ đã gặp rất nhiều khó khăn khi dịch các tác phẩm của ông sang ngôn ngữ khác,
đó là thực trạng chung không chỉ tồn tại ở Việt Nam, mà các nhà dịch thơ nước ngoài
cũng đã thú nhận sự bất lực, bởi vì khi dịch sang một ngôn ngữ khác thì đã mất đi gần
hết vẻ đẹp giản dị mà kiêu kỳ của câu thơ mang đậm chất ngôn ngữ Nga.
Vậy nhưng, thơ Puskin vẫn vươn mình vượt qua rào cản ngôn ngữ, để len lỏi vào
trái tim hàng triệu đọc giả trên khắp thế giới. Những tác phẩm của ông được xuất bản
tới 3000 lần và dịch ra 90 thứ tiếng trên thế giới, đó là những minh chứng khẳng định
giá trị đích thực cũng như sức mạnh của thơ tình Puskin.
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Hà tập trung khai thác đi sâu về
cuộc đời sáng tác của Puskin và tìm hiểu rất kỹ về cuộc đời nhà thơ theo từng giai
đoạn. Tất cả những điều đó đã khắc họa rõ nét cuộc đời của một thiên tài văn học lỗi
lạc thế kỷ XIX. Không chỉ vậy công trình cũng đề cập tới thơ trữ tình của Puskin với
các chủ đề: Ca ngợi tự do, vạch trần chế độ chuyên chế, công trình khẳng định: “điểm

3


nổi bật trong thơ tình yêu đôi lứa, tình bạn bè đồng chí của thơ Puskin là sự chân
thành cao độ” [8;50]. cũng vẫn là lời nhận xét của tác giả Nguyễn Hải Hà “đặc điểm
thơ trữ tình Puskin là ở nội dung tư tưởng sâu sắc, tính nhân đạo cao được biểu hiện
trong một hình thức hoàn hảo. Điểm này làm Puskin khác các nhà thơ, nhà văn cách
mạng tháng chạp, thơ văn của họ có giá trị động viên rất lớn nhưng về mặt nghệ thuật
chưa thực sự hoàn chỉnh, thơ trữ tình của thi sỹ là “tiếng đáp lại”, “tiếng dội” của
thực tế khách quan” [8;54]
Qua công trình nghiên cứu của mình tác giả Đỗ Hồng Chung đã chỉ ra rằng:
“Puskin là người tổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn hoc Nga. Trải qua 8 thế
kỷ trước đó và đồng thời làm người mở đường cho văn học Nga thế kỷ XIX tiến tới

những đỉnh cao huy hoàng” [5;13].
Bên cạnh đó Đỗ Hồng Chung cũng tiếp tục khẳng định: “Thơ Puskin là những
chặng đường của nỗi riêng chung và chung riêng, là cuốn nhật ký thơ đắm say, nồng
nhiệt của một tâm hồn yêu thương cuộc đời và con người. Thơ Puskin là tư tưởng, tình
cảm puskin” [5;68].
Giống như nhiều công trình nghiên cứu khác, các tác giả đào sâu nghiên cứu về
cuộc đời Puskin qua các giai đoạn thơ ấu, giai đoạn đi học, giai đoạn lưu đày, giai
đoạn 1825, những năm cuối đời và các tác phẩm trong các giai đoạn đó. Công trình
nghiên cứu nội dung sáng tác của Puskin với các chủ đề: Tự do, lên án chế độ, tình
cảm với nhũ mẫu, tình bạn bè đồng chí. Trong đó tập trung đi sâu vào nghiên cứu về
trường ca, tiểu thuyết thơ, tiểu thuyết lịch sử cùng văn xuôi và truyện ngắn của ông.
Công trình cũng đánh giá: “Puskin nói lên tâm trạng và khát vọng của nhân dân, dùng
văn thơ làm vũ khí đấu tranh chống Nga hoàng và giai cấp thông trị, bảo vệ nhân dân,
Puskin là nhà thơ nhân đạo yêu thương tôn trọng con người, đấu tranh cho tự do,
hạnh phúc con người” [6;112].
Với lời bạt kỹ lưỡng và trang trọng của Hoàng Chung Thông, cũng giống như tác
giả Nguyễn Hải Hà, Hoàng Chung Thông giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác
cùng các chủ đề chính trong thơ trữ tình Puskin. Tác giả khẳng định: “Thơ Puskin
thường ngắn gọn trong sáng, ông dùng rất ít lời để nói về một sự việc lớn, từ một sự
kiện cách mạng đến một đề tài tình yêu. Bài thơ của ông ở một khối kết hợp không thể
cắt rời ra, ở đây không có hào nhoáng cầu kỳ, rắc rối, lấy lấn ý, đem hình thức thay
thế nội dung” [16;33].

4


Không những vậy trong công trình nghiên cứu này, bàn về sư giản dị và tinh tế
trong thơ Puskin tác giả đã mượn nhận xét của nhà phê bình Bilêlinxkin “phần lớn tác
phẩm của Puskin là những tác phẩm tinh tế, đối với đông đảo bạn đọc tựa hồ như đó
là rất bình thường. Nhưng để hiểu được những tác phẩm đó lại phải có một khứu giác

hết sức tinh vi, hơn nữa lại phải có một thứ vị giác chỉ phân biệt được những mùi vị gì
là kiên cường và đột xuất” [16;34].
Lưu Đức Trung đã khai thác cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin bằng
cách trình bày Tiểu thuyết hóa. Công trình nghiên cứu còn đề cập đến một số chủ đề
trong thơ trữ tình của ông. Công trình góp phần khắc họa thêm chân dung của nhà thơ
Puskin cùng nội dung thơ trữ tình của ông.
Khi nghiên cứu về thơ Puskin tác giả Trần Vĩnh Phúc đã khẳng định: “Thơ ca
Puskin trước hết là cuộc sống, tâm trạng và số phận của một con người, con người
Puskin riêng tư, song gắn máu thịt với con người xã hội và thời đại, và với cả con
người đương thời chúng ta hôm nay” [14;11].
Nội dung thơ của Puskin không những phản ánh hiện thực cuộc sống, tâm tư,
tình cảm của ông, của xã hội Nga thế kỷ XIX mà cả những tâm tư, tình cảm của chúng
ta những con người của thời đại ngày nay. Đó là lí do không phải ngẫu nhiên mà tác
giả Trần Vĩnh Phúc lại đưa ra nhận xét rằng: “Thơ ca của Puskin thấm nhuần sâu sắc
tư tưởng của các chiến sĩ tháng chạp và chủ nghĩa nhân đạo. Ông đã dũng cảm ca
ngợi tự do trong thế kỷ bạo tàn. Tôn vinh tình bạn, tình yêu, cái đẹp của cuộc sống và
của tâm hồn con người, cũng như vẻ đẹp thiên nhiên nước Nga. Đặc trưng của thơ ca
Puskin – đó là tinh thần nhân đạo sâu sắc, tình giản dị, vẻ kiều diễm và tính nhạc của
câu thơ” [14;9].
Trong công trình nghiên cứu này tác giả Lê Lưu Oanh cũng chỉ ra rằng Puskin là
người đặt nền móng cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Nga trong sáng, điêu
luyện, đâm đà chất dân tộc. Văn thơ của ông gần gũi với văn học Nga , tỏa sáng cốt
cách dân tộc và hương vị Nga.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng nhận định rằng một trong những chủ đề lớn
của thơ trữ tình Puskin là tình yêu: “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những
tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc
và đau khổ của cả cuôc đời ông” [13;198]

5



Cũng giống như những công trình nghiên cứu khác, Thúy Toàn khái quát lại tiểu
sử sáng tác của nhà thơ, các khuynh hướng như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện
thực, các thể loại sáng tác như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch lịch sử, ở thể loại nào
Puskin cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Đúng như lời nhận xét của Bilêlinxki
từng nhận định “Puskin không chỉ là người biểu hiện mạnh mẽ nhất các tư tưởng và
chí hướng của các đại biểu giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển phong trào
cách mạng, những chiến sĩ tháng chạp, mà còn phản ánh rõ ràng hơn cả trong sáng
tác của mình mối mâu thuẫn bi thảm gắn với giai đoạn cách mạng quý tộc ấy, vì nhân
dân mà không có nhân dân. Puskin không những nhận thức mà còn phản ánh được”
[17;150].
Như vậy việc đi sâu khám phá những giá trị trong thơ trữ tình Puskin với mảng
thơ tình yêu sẽ mãi là chủ đề hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều những
công trình nghiên cứu đã và sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều này là minh chứng rõ ràng
nhất có thể khẳng định vị trí, tầm cỡ của Puskin cũng như những giá trị trường tồn
trong thơ Trữ tình nói chung và thơ tình yêu nói riêng của của ông. Vậy nhưng khi
nhìn lại chặng đường và những công trình nghiên cứu về Puskin nói chung và thơ tình
yêu nói riêng, chưa có công trình nào đào sâu nghiên cứu riêng biệt về Đặc sắc nội
dung và nghệ thuật trong thơ tình Puskin. Bằng sự hiểu biết của người viết, trên cơ sở
tiếp thu học hỏi những thành tựu của các công trình nghiên cứu về Puskin và thơ trữ
tình, tình yêu của ông. Tôi mạnh dạn chọn Đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong thơ
tình Puskin. Mong rằng với việc tìm hiểu này sẽ tiếp tục con đường tìm tòi, khám phá
thơ tình yêu của Puskin. Với cách khai thác và những điều gửi gắm trong khóa luận
người viết hi vọng sẽ nhận được sự đồng tình của bạn đọc và những người quan tâm
tới “ông hoàng thơ tình” Puskin.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
trong thơ tình của Puskin
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Thơ trữ tình của Puskin không những đa dạng và phong phú về mặt nội dung
phản ánh mà còn đồ sộ về số lượng tác phẩm với hơn 800 bài thơ trữ tình cùng nhiều

6


thể loại như tụng ca, tình ca trào phúng, thơ gửi bạn... song trong pham vi của khóa
luận này chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiểu về chủ đề tình yêu đôi lứa.
Văn bản khảo sát là tuyển tập thơ trữ tình A.X. Puskin do Thúy Toàn tuyển chọn
Nxb Văn học, Hà Nội, 2003.
4. Nhiệm vụ của khóa luận
Khóa luận nhằm giải quyết và làm nổi bật về đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong
thơ tình yêu của Puskin.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu. Trong đó chú trọng đến phương phá thống kê, so sánh và phân tích.
5.1. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những khảo xát cụ thể để chứng minh
cho nhận định, đánh giá. Với số lượng sáng tác đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau,
phương pháp thông kê giúp người nghiên cứu tránh bị sa đà mà đi sâu nghiên cứu
những vấn đề trọng tâm. Bên cạnh đó phương pháp này cò giúp người đọc thông kê
các hình ảnh, chi tiết trong các bài thơ để làm sáng rõ nội dung, nghệ thuật trong các
tác phẩm viết về đề tài tình yêu của Puskin.
5.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được tiến hành trên hai bình diện:
- So sánh giữa các tác phẩm về đề tài tình yêu của Puskin để thấy được sự đa
dạng, phong phú về tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Qua đó làm bật lên tài năng và cá
tính sáng tạo cũng như những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong thơ ông.
- So sánh các bình diện trong thơ tình yêu của Puskin với R.Tago, Xuân Diệu và
một số nhà thơ khác để thấy được những nét chung và những nét riêng mang dấu ấn cá

nhân độc đáo.
5.3. Phương pháp phân tích
Là phương pháp cơ bản, được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu.
phân tích một số đoạn hay toàn tác phẩm để làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá
xung quanh thơ tình yêu của Puskin.
Tiến hành phân tích các bài thơ trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận nhằm
chỉ ra đặc sắc nội dung và nghệ thuật mà khóa luận nghiên cứu.

7


6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận bước đầu làm sáng tỏ về nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong thơ tình
yêu của Puskin. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài sẽ tăng cường thêm sự
hiểu biết của mình về văn học Nga nói chung và nội dung, nghệ thuật trong thơ tình
yêu của Puskin nói riêng.
Khóa luận mong muốn góp phần nào đó giúp người đọc cảm, hiểu về thơ tình
yêu của Puskin một cách sâu sắc và thấu đáo hơn. Không những vậy người viết cũng
mong rằng qua khóa luận sẽ giúp người đọc trả lời được câu hỏi vì sao Puskin được
mệnh danh là ông hoàng thơ tình, vì sao những tác phẩm của ông lại có thể vượt qua
rào cản ngôn ngữ để đến với bạn đọc khắp thế giới.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Đặc sắc về nội dung trong thơ tình của Puskin
Chương 3: Đặc sắc về nghệ thuật trong thơ tình của Puskin

8



CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Con đƣờng hình thành tài năng
Puskin là một trong những vì sao sáng trên bầu trời văn học của nước Nga nói
riêng và trên thế giới nói chung. Sự nghiệp văn học của ông gắn liền với sự phát triển
của cả một thời đại, với toàn bộ nền văn học nước Nga. Puskin không chỉ tiếp thu
những truyền thống của văn học cổ điển Nga mà còn phát huy và hoàn thiện nó. Bên
cạnh đó ông cũng đã đưa nền văn học này tới một trình độ cao hơn, mở đầu cho một
nền văn học mới ở nước Nga. Có lẽ chính vì vậy mà Puskin được coi là người đặt nền
móng cho chủ nghĩa hiện thực Nga, người xây dựng nên ngôn ngữ Nga vĩ đại.
Vào năm cuối cùng của thế kỷ XVIII, năm 1799 cuộc sống của người dân Nga sẽ
chẳng có gì thay đổi, Văn học Nga vẫn sẽ mãi ngủ yên cùng với với những tháp nhọn,
mái tròn ngày ngày phơi mình trang nghiêm dưới ánh nắng. Đó sẽ là một ngày bình
thường như những ngày u ám khác của người dân Nga, của đất nước Nga nếu điều kỳ
diệu đó không xảy ra. Ngày 6/6/1799 là một ngày đáng nhớ không chỉ của riêng dòng
họ Puskin mà đối với cả thành Maxtcơva, cả nước Nga và cả nhân loại. Đó là ngày
Alêcxanhđrơ Xecgâyêvits Puskin ra đời, Người đã đem đến luồng gió mới thổi vào
cuộc sống của người dân Nga, Người đã đánh thức nền văn học những tưởng đã ngủ
quên, khai sáng và mở đường cho nền văn học Nga bước sang một trang mới. Không
những vậy Puskin còn là người đem lại vinh quang và niềm kiêu hãnh cho đất nước
Nga, góp phần làm rực sáng nền văn học Nga trên bầu trời văn học thế giới.
Gia đình Puskin thuộc dòng dõi đại quý tộc. Cha ông là một người thông thạo
tiếng Pháp và yêu văn học Pháp, ông dù bận rộn với công việc xã hội nhưng vẫn đề
cao việc học hành của con cái vì vậy ông đã mời nhiều gia sư giỏi về nhà. Được tiếp
xúc với rất nhiều môn học nhưng Puskin tỏ ra thích thú nhất với thể loại văn chương.
Tài không đợi tuổi, khi bốn tuổi ông đã thạo tiếng pháp và biết làm thơ bằng tiếng
Pháp, đến năm tám tuổi Puskin đã nghĩ ra một vở hài kịch, mười tuổi đã đọc rất nhiều
các tác phẩm văn học Nga và văn học của các nước Tây Âu. Có thể nói Puskin đã
được tiếp xúc với văn học từ rất sớm. Chú của Puskin cũng là một nhà thơ tên tuổi lúc
bấy giờ, các nhà thơ, nhà văn lớn thời đó, họ thường đến đàm đạo các vấn đề văn học

tại nhà bố mẹ Puskin. Chính nhờ điều này đã hình thành dần trong tâm hồn non trẻ của
Puskin một thế giới thi ca đầy nhạc điệu. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến

9


những câu chuyện về vua Piốt đại đế của bà ngoại kể cho Puskin nghe, cả một kho
truyền thuyết dân gian cùng tiếng Nga trầm bổng của lão nô bộc, kể mỗi khi cùng
Puskin dạo chơi trên phố cổ hay những đồng quê yên ả và tất nhiên ta không thể không
nhắc đến những bài dân ca Nga của nhũ mẫu Aria Kôđiônnôpna. Chúng đã in sâu vào
tâm trí của nhà thơ, để sau này chúng vẫn đổ bóng vào trong những câu thơ, bài thơ
của Puskin.
1.2. Hành trình cuộc đời, sự nghiệp đầy vinh quang và sóng gió
1.2.1. Thời kỳ học ở trƣờng Li-xê (1811-1817)
Năm 1811 Puskin từ biệt gia đình, từ giã tuổi thơ êm đẹp đến học tập tại trường
Li-xê. Ở đây, Puskin đã được tiếp xúc với những thầy giáo, bạn bè có tư tưởng tự do.
Do vậy tư tưởng tự do đã bắt dễ ngay vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Không
những vậy, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc Napoleon thắng lợi đã tác động
rất lớn đến Puskin, làm cho ông thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga. Thế giới
quan của nhà thơ hình thành gắn liền với những tư tưởng tự do của thời đại, với tinh
thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng.
Trong thời gian này Puskin sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất của Puskin còn
lại đến nay là Gửi Nastaasa (1813). Năm 1814, tờ Người truyền tin Châu Âu đăng bài
Gửi bạn thơ của Puskin. Thơ trữ tình của Puskin thời kỳ này thường ngợi ca tình bạn,
tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống. Trong các bài thơ trữ tình, Puskin đã thể hiện
chủ đề văn hóa nghệ thuật Gửi Giu-cốp-xki, Thị Trấn,... Ngay trong thời kỳ này,
Puskin đã thẻ hiện khuynh hướng vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những
đề tài có ý nghĩa xã hội. Do đó hàng loạt bài thơ chủ đề Tổ quốc, Tự do xuất hiện, bài
thơ Hồi ức hoàng hôn là một chứng cứ để ta thấy rõ tinh thần yêu nước của Puskin.
Tinh thần nhiệt tình tự do, chống chế độ độc tài được ông thể hiện rõ nhất trong bài

Gửi Lixinhi. Ngoài ra Puskin cũng quan tâm tới trường ca với các tác phẩm Tu sĩ
(1813), Boova (1814)...
Như vậy, nội dung sáng tác của Puskin thời kỳ học tại trường Li-xê tương đối
phong phú nhưng về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà
thơ lớp đàn anh. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ còn vươn cao
hơn, đi xa hơn các bậc nghê sỹ tiền bối của mình.

10


1.2.2. Thời kỳ Pêtecbua (1817-1820)
Sau khi tốt nghiệp trường Li-xê cùng với thành tích xuất sắc, ông được bổ nhiệm
vào cơ quan ngoại giao, được tiếp xúc với xã hội thượng lưu, dần dần ông nhận ra rằng
Tất cả điều ngu ngốc một giuộc, ông chán nản và cảm thấy không thể hòa nhập với
cuộc sống thượng lưu và giới quý tộc. Ông đã hòa mình vào không khí cách mạng ở
thủ đô, liên hệ mật thiết với nhiều nhà cách mạng. Trong thời kỳ này các sáng tác của
ông đã đề cập đến những chủ đề xã hội lớn lao. Thi sĩ đã viết hàng loạt bài thơ nói lên
tư tưởng tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhất nước Nga lúc bấy giờ như: Tự do (1817),
Gửi Traadaev (1818), Noel (1818), Làng quê (1819)...
Năm 1819, ông cho ra đời tác phẩm lớn đầu tiên đó là bản trường ca Rutxlan và
Liutmila. Tác phẩm này được bắt đầu viết từ năm 1817 lúc Puskin sắp ra trường. Nhờ
có tác phẩm này mà địa vị của Puskin đã được nâng lên ngang hàng với các nhà thơ có
tên tuổi lúc bấy giờ.
1.2.3. Thời kỳ bị lƣu đày (1820-1826)
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam, vì những bài thơ nói lên
tinh thần tự do và chống chế độ nông nô. Phương Nam đối với Puskin là một miền quê
mới, thiên nhiên ở đây đã mở ra trước mắt người thanh niên đầy nhiệt huyết những triển
vọng tốt đẹp. Không những vậy cảnh sắc thiên nhiên nơi đây chính là sức sống, là nguồn
cảm hứng vô tận để Puskin tiếp tục cầm ngòi bút của mình sáng tác cũng như cống hiến
những tác phẩm của mình cho nhân dân, cho đất nước. Không chỉ là nơi có cảnh sắc thiên

nhiên đẹp mà mảnh đất phương nam thời kỳ này còn là nơi hoạt động mạnh mẽ của các tổ
chức cách mạng. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Hy Lạp (gần miền Nam nước
Nga) đã ảnh hưởng nhiều đến tinh thần yêu tự do, yêu nước vốn có của thi sĩ và lại được
thể hiện trong hàng loạt thơ trữ tình: Gửi Ô-vít (1821), Người tù (1821), Con chim nhỏ
(1818). Ông ca ngợi những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp:
Cô nàng Hy Lạp thủy chung (1821), ca ngợi chiến tranh giải phóng: Chiến tranh (1821),
ca ngợi việc dùng bạo lực để đấu tranh chống bạo lực: Chiếc dao găm (1821).
Không chỉ sáng tác thơ trữ tình, Puskin còn quan tâm tới trường ca, ông muốn thử
sức mình ở một thể loại lớn hơn cũng như sáng tạo và thể hiện một phương pháp sáng tác
mới: Phương pháp lãng mạn. Năm 1820 bản trường ca đầu tiên ra đời Rutxlan và Liutmila.
Tuy vừa ra đời nhưng bản trường ca đã gây được tiếng vang lớn. Nhà thơ Giucôpxki người từng được mệnh danh là là đã phát hiện ra chủ nghĩa lãng mạn cho văn học Nga đã

11


đề vào bức ảnh của mình gửi cho Puskin Thầy chiến bại tặng trò chiến thắng, hành động
của cha đẻ chủ nghĩa lãng mạn văn học Nga lại một lần nữa khẳng định sự thành công
trong tác phẩm của Puskin. Không ngủ quên trước thành công, Puskin còn lần lượt cho ra
đời hàng loạt tác phẩm trường ca như: Người tù Kapka, Anh em kẻ cướp, Đoàn người
Zigan. Các tác phẩm này đều phản ánh sự bất mãn và thái độ không thỏa hiệp của tầng lớp
thanh niên tiến bộ lúc bấy giờ với xã hội hiện hành. Với những thành công vang dội của
những bản trường ca này, Puskin được coi là nhà thơ hàng đầu của khuynh hướng lãng
mạn tích cực trong văn học Nga đầu thế kỷ XIX.
Năm 1823, ông lại bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết Epghênhi Ônhêghin, trong bộ tiểu
thuyết này Puskin đã thể hiện, sáng tạo một phương pháp sáng tác mới là phương pháp
chủ nghĩa hiện thực. Đây là một tác phẩm bằng thơ, được viết trong tám năm và cũng đem
đến những thành công to lớn trong sự nghiệp sáng tác của Puskin. Cùng với sự thành công
của tác phẩm này có thể coi Puskinn là người khai phá chủ nghĩa hiện thực.
Như vậy, ngược với sự mong đợi của Nga hoàng, Puskin không những không
thay đổi tư tưởng tiến bộ, mất đi niềm đam mê sáng tác khi bị đày xuống phương Nam,

mà chính nhờ chuyến đi này lại làm ông càng tin tưởng vào hướng đi của mình, giúp
ông có nguồn cảm hứng sáng tác và tạo ra những tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của ông
ngày càng bay cao hơn. Nga Hoàng nhận thấy viêc lưu đày ông ở phương Nam không
có tác dụng gì, vậy nên tháng 8-1824 Puskin tiếp tục bị Nga Hoàng ra lệnh bị đi đày
lên phương Bắc. Tại phương Bắc Puskin sống tại làng Mikhailovskoie, thuộc trại ấp
của cha mình và bị chính quyền Nga Hoàng quản thúc chặt chẽ. Tại đây, ông sống
cuộc sống cô đơn buồn tẻ, cuộc sống cách li với thế giới bên ngoài. Vậy nên ông gần
gũi hơn với nhũ mẫu, người mà ông coi là nguồn mến thương nâng bước cuộc đời
mình. Không chỉ vậy, cũng nhờ đó mà Puskin đi sâu tìm hiểu về cuộc sống của những
người nông dân, ông được tiếp xúc được trải nghiệm cuộc sống bình dị đó, điều này
làm cho Puskin dần dần thoát khỏi cơn khủng hoảng thế giới quan trầm trọng của mình.
Giờ đây, cuộc sống con người, thiên nhiên được ông miêu tả một cách chi tiết, chân
thực và xinh động hơn. Những tác phẩm xuất sắc của Puskin trong thời kỳ này là
những tác phẩm nói về tình bạn, tình yêu: 19-10, Bức thư bị đốt cháy, Gửi K (1825),
những bài thơ viết về đề tài chính trị: Anđơrese...và các chương 3,4 của tiểu thuyết thơ
Epghênhi Ônhêghin.

12


Muốn hiểu biết về cuộc sống đương thời một cách chi tiết, xinh động và sâu sắc,
muốn tái hiện lại những giai đoạn quan trọng của lịch sử đấu tranh dân tộc một cách đầy
đủ nhất, điều đó đã thôi thúc Puskin cho ra đời tác phẩm: vở bi kịch lịch sử Boris
Godunov (1825). Đây là vở bi kịch đầu tiên trong văn học hiện thực Nga, puskin một lần
nữa lại mở đầu một trào lưu văn học mới, để sau này đến những năm bốn mươi trở đi đã
trở thành trào lưu chủ đạo của văn học Nga, trào lưu hiện thực.
1.2.4. Sau cuộc khởi nghĩa tháng chạp 1825
Năm 1825, trong khi Puskin đang bị lưu đày và sống cuộc sống cô đơn tại
phương Bắc lạnh giá, thì đêm 14-12 tại Pêtecbua cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra.
Cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dập tắt, hàng trăm người tham gia bị bắt, bị kết án, bị tử

hình... Trong không khí ngột ngạt đó, Nga hoàng dùng mọi cách để lôi kéo Puskin về
phía mình, không chỉ vậy, bọn văn sĩ phản động còn ra sức tấn công, vu khống ông,
điều này đã làm ông tỏ ra thất vọng trong một thời gian ngắn.
Tuy vậy, trong thời gian này hàng loạt tác phẩm của ông vẫn được ra đời thể hiện
nỗi buồn, niềm tin vào cuộc sống vào lý tưởng đồng thời cổ vũ lòng tin cho bạn bè,
đồng chí như: Gửi tới Xibêri (1827), Ariôn (1827), Cây Antsa (1828). Một chủ đề quan
trọng khác được Puskin phản ánh đó là chủ đề nhà nước, dân tộc Nga và các dân tộc khác
sống trên đất nước Nga. Chủ đề này được phản ánh rõ nhất trong bản trường ca Pôntava
(1828). Sau khi hết hạn lưu đày, năm 1827 ông trở về sống tại Matxcơva, trong thời gian
này ông hoàn thành nhưng chương chính của tiểu thuyết Epghênhi Ônhêghin (5,6,7,8) và
bắt đầu chú ý đến văn xuôi, truyện ngắn Người da đen của Piốt đại đế (1827).
1.2.5. Những năm cuối cùng (Từ 1830 trở đi)
Năm 1830, các cuộc biến động của nhân dân Nga lan tràn khắp mọi nơi. Tháng
2-1931 Puskin lập gia đình với một thiếu nữ xinh đẹp nhất kinh thành. Hạnh phúc gia
đình cuốn theo những lo toan bộn bề của cuộc sống, gia đình ông lâm vào cảnh túng
quẫn. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó nhà thơ cho ra đời những tác
phẩm bất hủ, tiểu thuyết Epghênhi Ônhêghin cũng được ông hoàn thành trong giai đoạn
này và trở thành một mốc son chói lọi trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tác phẩm đã
trở thành một kiệt tác trong văn học thế giới. Không những vậy, Puskin còn sáng tác
văn xuôi với các tác phẩm như: Bão tuyết, Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích, Phát
súng...trong đó xuất sắc nhất phải kể đến tác phẩm Người con gái viên đại úy (1836),
tác phẩm đã mô tả thành công và chân thực cuộc khởi nghĩa của nông dân Nga.

13


Trong thời gian này, Puskin đã dồn tâm trí và nhiệt huyết để sáng tác và hoạt
động tổ chức văn học. Tuy vậy, ông vẫn không thoát khỏi nhưng âm mưu do bọn Quý
tộc, Nga hoàng vạch ra. Chúng đã tìm trăm phương ngàn cách để hãm hại nhà thơ,
chúng làm nhục Puskin bằng cách bố trí tên Pháp lưu vong Đăngtex ve vãn vợ ông,

sau đó phao tin làm cho cuộc xung đột này trở nên gay gắt. Đứng trước những tin đồn
làm tổn hại danh dự và hạnh phúc của gia đình mình, Puskin đã quyết đấu với Đăngtex.
Ông bị thương ở bụng và hai ngày sau thì qua đời. Một tờ báo địa phương đã đưa tin:
Mặt trời của nền thi ca Nga đã lặn Vào hồi 14h 45 phút ngày 10 tháng 2 năm 1837 sự
ra đi của đại thi hào Puskin đã làm cho tất cả đất nước Nga tiến bộ đau buồn phẫn nộ.
1.3. Mặt trời của thi ca Nga
1.3.1. Thế giới thơ ca phong phú sắc màu
Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tài năng và sức sáng tạo của Puskin hết sức mạnh mẽ.
Ông đã để lại một sự nghiệp rực rỡ, một di sản lớn lao. Ngoài gần ngàn bài thơ trữ tình
tuyệt diệu, Puskin còn viết hàng chục bản trường ca bằng thơ, truyện cổ tích thơ và cả
tiểu thuyết bằng thơ. Không dừng lại ở đó, ông còn là cây bút văn xuôi đại tài. Nhiều
truyện ngắn, truyện dài của ông đạt đến sự mẫu mực, cổ điển... Tuy nhiên nói đến
Puskin, trước hết phải nói đến ông là một nhà thơ trữ tình.
Thơ trữ tình của Puskin được khởi nguồn từ chính hiện thực cuộc sống Nga, con
người Nga đương thời. Chính vì vậy mà đề tài trong thơ ông hết sức đa dạng. Puskin
viết về tình bạn trong sáng, thủy chung, về tình yêu đôi lứa với những cung bậc phức
tạp, tinh tế của thứ tình cảm thiêng liêng này. Ông viết về nhũ mẫu thân thương, về
bông hoa nhỏ... Ông rung cảm với thiên nhiên núi non, biển cả, với phong cảnh làng
quê Nga, với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Puskin đã mở rộng cánh cửa để thế giới thi
ca để toàn bộ cuộc sống Nga ùa vào tỏa hương khoe sắc.
Thơ trữ tình của Puskin không chỉ đa dạng về đề tài mà còn phong phú về mặt
cảm xúc. Cảm xúc trong thơ ông hết sức chân thực và dồi dào sắc thái: có niềm vui,
nỗi buồn; có niềm hân hoan và đau khổ; có ngọt ngào và cay đắng; trong say mê có
tuyệt vọng; mãnh liệt mà thâm trầm; nồng nhiệt mà trầm lắng suy tư... Cả một thế giới
cảm xúc hiện lên trong thơ ông nhưng không phải là một khối ngưng đọng, phẳng lặng,
bất biến mà chuyển hóa muôn màu, muôn vẻ khôn lường. Qua việc tìm hiểu về
phương diện đề tài và cảm xúc trong thơ trữ tình Puskin ta có thể khẳng định: những
sáng tác của ông không chỉ phong phú về thể loại sáng tác mà còn phong phú về mặt

14



đề tài và cảm xúc. Mỗi tác phẩm của ông luôn là một bức tranh sặc sỡ sắc màu, đưa
người đọc đi từ những ngỡ ngàng này đến những ngỡ ngàng khác, về thế giới bí ẩn,
phức tạp của tâm hồn con người.
1.3.2. Những sáng tạo nghệ thuật
Puskin là người mang sứ mệnh thiêng liêng: tổng kết sự phát triển của toàn bộ văn
học Nga của tám thế kỉ đã qua, đồng thời khai phá những đỉnh cao chói ngời nhất, đưa
văn học Nga lên một trong những vị trí hàng đầu của văn học nhân loại. Ông bắt đầu
sự nghiệp bằng việc phá vỡ nhưng nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển (năm ông 18 tuổi),
đến với chủ nghĩa lãng mạn (năm 21 tuổi) và khai phá chủ nghĩa hiện thực (năm 26
tuổi), chính thức đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực vào năm 1825. Ông đem đến
sự cách tân mới mẻ trong mọi lĩnh vực: thơ trữ tình, trường ca, truyện kể dân gian, bi
kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, văn chính luận, ngôn từ sáng tác, đề tài văn học...
Puskin là người sáng tạo nên ngôn ngữ Nga văn học hiện đại, một thứ ngôn ngữ
thoát khỏi sự vay mượn, những hình thức khoa trương, trống rỗng. Ông mang lại sự
hòa quyện tuyệt vời giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn chương bác học.
Những câu thơ của Puskin có cấu trúc thanh thoát khác hẳn với khổ thơ cồng
kềnh và đầy niêm luật của những nhà thơ thời bấy giờ. Không những vậy, đó còn là
sự hài hòa trong nội dung, hình thức và giai điệu... Kế thừa thơ ca dân gian Saxtuca.
Về hình thức, kết cấu, những câu thơ của Puskin có cấu trúc thanh thoát, khác hẳn
với khổ thơ cồng kềnh và đầy niêm luật của Derzhavin, cách diễn đạt của ông diễm lệ
và sáng sủa hơn thơ Zhukovski, hài hòa trong nội dung, hình thức và giai điệu hơn bất
cứ nhà thơ đương thời nào.
Chính nhờ những đóng góp to lớn đó Puskin được coi là “khởi đầu của mọi khởi
đầu” trong văn học Nga (Gorki), là “nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga” (Belinski),
là “con người của tinh thần Nga” (Gogol), là “người duy nhất nói tiếng mới”- tiếng nói
“toàn nhân loại” (Dostoievski).
1.4. Đôi nét về thơ và thơ tình Puskin
1.4.1. Đôi nét về thơ

Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu,
và sự chọn lựa từ ngữ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic
nhất định, tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người
nghe. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý

15


nghĩa cho người đọc và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng
nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ,
tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật
độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ phản ánh cuộc sống qua
những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có
nhịp điệu riêng của nó. Tùy theo truyền thống văn học cụ thể, người ta có thể phân loại
thơ trữ tình theo nhiều cách khác nhau. Trước đây trong văn học Châu Âu, người ta
thường dựa vào cảm hứng chủ đạo mà chia thành thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong
cảnh, thơ trũ tình thế sự, thơ trữ tình công dân, các cách phân loại trên điều chỉ là tương
đối, nhiều khi xen lẫn biến dạng.
Chất thơ mang đến sự bay bổng tinh tế, gợi cảm, thơ là nhạc là họa là cao quý gây
xúc động tâm hồn người thưởng thức. Lời thơ là lời nói có vần, có nhịp, ngắn gọn và dễ
hiểu, dễ nhớ. Thơ phải có đủ hai yếu tố đó, nếu không có chất thơ thì là vè và không tạo
được sự nhuần nhuyễn, không có lời thơ sẽ không có sự bay bổng và cảm xúc.
Để có thơ trữ tình phải có tứ thơ và chất thơ, đó là vẻ đẹp dễ gợi cảm xúc. Tứ thơ
và chất thơ là sự kết hợp giữa hình và tượng, có nghĩa gắn kết gữa suy nghĩ , cảm xúc với
hình ảnh, đường nét, màu sắc hình khối của hiên thực khách quan. Tác phẩm trữ tình là
bức tranh tâm trạng, là sự bộc lộ tình cảm trực tiếp trước vấn đề của cuộc sống, thế giới
chủ quan được phơi bày để tạo ra một nội dung chủ yếu của tác phẩm. Thơ trữ tình phản
ánh một phương diện của thế giới khách quan, đó là thế giới tâm trạng, miền sâu thẳm của
tâm hồn, một khía cạnh trừu tượng mà chỉ có hình ảnh, hình tượng thơ mới có thể dễ dàng
bộc lộ. Do vậy, khi sử dụng các yếu tố hiên thực, sử dụng ngôn từ của tác phẩm trữ tình

thường phải chọn lọc một cách kĩ lưỡng để tìm ra cái gây ấn tượng tạo cảm xúc.
1.4.2. Thơ tình Puskin
Thơ trữ tình của Puskin chiếm vị trí đặc biệt trong kho tàng thơ ca Nga. Mặc
dầu cuộc đời ngắn ngủi nhưng thi sĩ đã để lại cho đời sau hơn 800 bài thơ trữ tình có
giá trị. Puskin là là một trong những nhà thơ trên thế giới có ý thức nhất trong vấn đề
sáng tác. Thi sĩ hiểu rất rõ giá trị của thơ mình. Puskin là thi sĩ biết dùng “lời ca để đốt
tim người”, làm cho con người tin tưởng hơn vào cuộc sống, cuộc đấu tranh. Thơ
Puskin thấm nhuần tinh thần nhân đạo, đánh thức những tình cảm tốt đẹp trong con
người. Trung tâm chú ý của ông là con người với mọi mặt phức tạp của thế giới nội
tâm và mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Nói lên những cảm xúc, tâm tình, tư tưởng

16


con người là một phần nội như quan niệm của nhà khai sáng Pháp. Con người trong
sáng tác của Puskin được thể dung quan trọng của Puskin. Nhưng con người ở đây
không phải là con người trừu tượng, lý tưởng hiện trong mối quan hệ của lịch sử, trong
tâm lý cụ thể và mọi mặt phong phú của cá tính. Nếu trong thế kỷ bạo tàn, con người
bị tướt đoạt quyền sống, giá trị người thì việc đề cao con người, nâng cao những phẩm
chất của họ, gợi được những tình cảm tốt đẹp vốn có để họ tin vào tương lai có một ý
nghĩa đặc biệt.
Một trong những tình cảm tốt đẹp đó của con người là tình yêu, trong đó tình
yêu đôi lứa chiếm vị trí hết sức quan trọng. Tình yêu cho con người thêm sức mạnh,
thêm hứng khởi hăng say. Tình yêu còn có sức mạnh tái sinh. Có lẽ chính vì vậy mà đề
tài tình yêu đã được các nhà thơ vận dụng cũng như là nguồn cảm hứng dồi dào cho
việc sáng tác thơ ca. Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu lại là một đề tài lớn của thi ca
nhân loại. Không nhà thơ nào lại không đề cập đến tình yêu trong những đứa con tinh
thần của mình. Thơ ca đã diễn đạt mọi cung bậc cảm xúc, những hành vi, rung động
tinh tế trong tâm hồn của mỗi con người. Đối với bản thân mỗi người, tình yêu luôn
luôn là một ẩn số. Không một ai có thể định nghĩa chính xác tình yêu là gì, cho dù

người đó đã từng trải qua. Những cảm xúc của một người chưa từng yêu, cũng như
đang yêu và cho đến khi đã tuột mất tình yêu, người ta vẫn đặt ra một dấu hỏi lớn
“Tình yêu là gì”. Cũng không ai lý giải nổi, tại sao đã yêu nhau rồi lại phải chia tay, đã
từng một thời yêu nhau nhưng vì sao lại trở thành người xa lạ... Trên thế giới đã xuất
hiện rất nhiều nhà thơ lấy tình yêu làm nguồn cảm hứng sáng tác như: Goethe,
Êxênhin, Tago... ở Việt Nam thì không thể không kể đến Xuân Diệu, Nguyễn Bính...
Tuy nhiên, đỉnh cao của thơ tình chỉ xuất hiện cùng tác giả có danh hiệu “Ông hoàng
thơ tình Puskin”. Người được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”. Những bài thơ tình
của Puskin đã vượt qua rào cản của ngôn ngữ, vượt khỏi biên giới quốc gia đến với
bạn đọc trên toàn thế giới. Những vần thơ của ông đã sống mãi với thời gian, bất tử
trong lòng bạn đoc.
Như vậy, Puskin đã cảm nhận như thế nào về tình yêu, cũng như những quan
niệm, những biểu hiện của tình yêu ra sao mà những tác phẩm của ông lại có sức hút
mạnh mẽ đối với ban đọc, khiến cho tất cả mọi người phải ngẫm nghĩ khi đọc thơ ông.
Nhà thơ vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học, vì vậy từ
nhỏ ông đã sớm được tiếp xúc với không khí văn chương và ông tỏ ra thích thú với

17


điều đó. Đây là một điều kiện quan trọng, được coi là tiền đề thúc đẩy tài năng phát
triển, nảy nở sớm. Lúc trưởng thành ông lại gặp phải nhiều biến cố thăng trầm. Ông bị
đi đày, được chứng kiến các sự kiện quan trọng của nước Nga. Vậy nên nhờ đó mà
ông đã có thêm động lực để sáng tác ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, không thể không
kể đến mảng thơ tình trong các tác phẩm của ông, Puskin đã để lại cho đời nhiều áng
văn sáng chói, giàu cảm xúc, nhiều bài thơ gắn liền với tên tuổi của ông như: Tôi yêu
em, Vô tình, Lời tự thú... Những bài thơ tình ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những cuộc tình
của ông, nó đã trở thành chất xúc tác tuyệt vời làm nên thành công của Puskin trong
mảng thơ tình. Là một thi sĩ đa cảm, những bài thơ tình của ông chính là sự kết tinh từ
những cuộc tình mà ông đã trải qua. Người ta ước tính cuộc đời Puskin đã trải qua rất

nhiều cuộc tình, từ những cô gái đẹp 16 tuổi đến những mệnh phụ phu nhân và ngay cả
với những ca kỳ vô danh... Chính những cuộc tình chớp nhoáng đó mà Puskin đã cho
ra đời những tuyệt tác nói về tình yêu được bạn đọc yêu thích và nghiên cứu. Chính
những sự trải nghiệm đó đã làm cho thơ ông trở nên đặc biệt và khác hẳn với những
bài thơ tình của những nhà thơ khác. Puskin đã viết rất nhiều bài thơ nói về tình yêu,
song tình yêu trong thơ không phải là tình yêu thông thường mà nó chứa đựng cả một
tâm tình, sự chân thành, trong sáng, tế nhị trong tâm hồn của những người đang yêu.
Thơ tình của Puskin đã góp phần cảm hóa, giáo dục ý thức con người khi yêu là phải
yêu cho đẹp, cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu.
Tiểu kết
Như vậy Puskin ngay từ thuở thiếu thời đã bộc lộ những tài năng văn chương
của mình, không những vậy ông còn có được những tiền đề nhất định để phát triển tài
năng của mình như: xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, cha ông say mê văn học...
Sau này ông lại sống một cuộc đời trải qua nhiều biến cố, bị đày ải đi nhiều nơi, được
tiếp xúc gặp gỡ với những mảnh đời khác nhau. Điều đó đã tạo điều kiện cũng như là
nguồn cảm hứng sáng tác của ông, làm cho những vần thơ của ông thêm trưởng thành,
sâu sắc và đi vào lòng người. Cùng với những trải nghiệm của chính bản thân khiến
cho những vần thơ của ông gần gũi, chân thực, dễ dàng thâm nhập vào tâm hồn của
bạn đọc.

18


CHƢƠNG 2
ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TRONG THƠ TÌNH PUSKIN
2.1. Những cung bậc cảm xúc
Với hơn 800 bài thơ trữ tình đặc sắc, thơ tình yêu chiếm vị trí quan trọng trong
sáng tác của ông. Đề tài thơ tình luôn phong phú, tình yêu bắt đầu cũng như được gợi
lên bởi những điều nhỏ bé nhất, đó là: chiếc khăn san, bức thư tình cháy dở hay cánh
hoa khô...

Tình yêu là cảm xúc của mỗi con người, khi yêu ta thường trải qua nhiều cung
bậc cảm xúc khác nhau mà không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được. Với Puskin,
ông hoàng của thơ tình cũng vậy, có lẽ chính vì thế mà thơ ông đã diễn tả nhiều cung
bậc cảm xúc của người đang yêu. Cảm xúc trong thơ ông hết sức chân thực và dồi dào
sắc thái: có niềm vui, nỗi buồn; có niềm hân hoan và sự đau khổ; có ngọt ngào và cay
đắng; trong say mê có tuyệt vọng; mãnh liệt mà thâm trầm; nồng nhiệt mà trầm lắng
suy tư. Vậy nên ai đã từng đọc những tác phẩm của Puskin, sẽ tìm thấy sự tương đồng
về mặt cảm xúc, làm cho những vần thơ ấy trở nên thân thương với bạn đọc. Chắc hẳn
rằng đây cũng là một trong những lí do làm nên sự thành công của Puskin.
2.1.1. Tình yêu gắn với nỗi nhớ
Puskin đã khám phá mọi sắc thái, mọi trạng thái của tình yêu, ở đây có đầy đủ
các cung bậc, từ lúc bắt đầu yêu đến lúc chia tay.
Tình yêu được bắt đầu từ sự xao xuyến, bồi hồi, mong chờ, nhung nhớ,... những
tình cảm ấy ùa đến một cách lạ lùng không định hình được: Tình yêu bắt đầu từ cái
gặp định mệnh, đó là những giây phút đập rộn ràng của con tim, đó là nụ cười, ánh mắt
có sức mạnh lay động tâm hồn, những điều đặc biệt ấy đã điều tiết nhịp đập của con
tim, đem đến cho con người niềm hạnh phúc tràn đầy. Tình yêu đến một cách vô tình
và nhiều khi chỉ là một cái ngoảnh mặt, làm ngơ cũng đủ làm tan nát một cõi lòng,...
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Vì trái tim sống dậy đủ điều
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
(Gửi...) [18;77]
Những điều giản đơn ý nhị ấy đã đi vào những vần thơ của Puskin và tạo thành
những kiệt tác, làm nên những vần thơ hết sức giản đơn, trong sáng:

19


Nàng buột miệng đổi tiếng Ngài trống rỗng

Thành tiếng Anh thân thiết đậm đà
Và gợi lên trong lòng đang say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca,
(Ngài và Anh, Cô và Em) [18;97]
Vậy đấy, tình yêu bắt đầu từ những điều giản đơn nhất và chính chiều sâu của nỗi
nhớ là thước đo của tình yêu.Với tư cách là một nhà văn của thế hệ sau Xuân Diệu
dường như cũng cùng mang chung một tâm trạng với Puskin, đó là nỗi niềm nhớ
nhung người mình yêu thương:
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh cả ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.
(Tương tư chiều - Xuân Diệu) [7;67]
Khi yêu ai cũng luôn khao khát, luôn ước mong mình mãi mãi được gần bên
nhau, vậy nên khi xa nhau, nỗi nhớ ấy lại thường trực, day dứt không nguôi:
Trái tim tôi đang mắc bệnh ái tình
Khi vắng em rồi mệt mỏi chán chường
(Lời tự thú) [20]
Khi được gần người mình yêu thì trái tim tràn hạnh phúc reo ca, ngược lại với
điều đó là cảm xúc chán chường, uể oải của một tâm hồn thơ thẩn, bồi hồi vì nhớ
người mình yêu thương. Nỗi nhớ luôn thường trực ở bất cứ giai đoạn nào của người
đang yêu và hiện diện trong tình yêu ở bất cứ thời đại nào. Cũng vì vậy mà nỗi nhớ
của nhân vật “anh” trong bài thơ nhớ mang cả những đường nét quen thuộc giản dị
nhưng cũng rất mới lạ, mà chính bản thân nhân vật “anh” cũng không thể lí giải nổi:
Lạ quá! không hiểu vì sao
Đứng trước em anh lạ lùng đến thế?
Nhưng em đi rồi mình anh với bóng lẻ
Mới thấy mình khẽ nói: Nhớ làm sao?!

Chúng nó bảo cứ nhớ là yêu

Còn anh thì không biết nữa

20


×