Chu Thị Sinh_spak35
Đề cương dẫn luận
1/ khái niệm ngôn ngữ. các đơn vị ngôn ngữ. các quan hệ cơ bản trong ngôn
ngữ
*khái niệm ngôn ngữ
-ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị như là âm vị, hình vị, từ, câu và
những quy tắc để kết hợp các đơn vị này tạo thành lời nói trong giao tiếp
*các đơn vị ngôn ngữ
-âm vị: là đơn vị nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ. âm vị
không có nghĩa, là đơn vị để cấu tạo nên các hình vị
VD: “màn” có âm thanh khác với “bàn” nhờ có sự đối lập giữa âm vị /b/ và âm
vị /m/ do vậy chúng ta khu biệt được nghĩa của 2 từ này(bàn khác nghĩa với màn)
-hình vị: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Hình vị được chia ra làm 2 loại là hình vị
thực và hình vị hư. Nghĩa của hình vị có thể mang ý nghĩa từ vựng hoặc mang ý
nghĩa ngữ pháp. Hình vị là đơn vị để cấu tạo nên từ
VD: từ quốc gia gồm 2 hình vị là ‘’quốc” và “gia”. Hai hình vị này đều biểu thị
nghĩa “quốc” là nước và “gia” là nhà
-từ: là đơn vị nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập. từ là đơn vị cấu tạo nên câu
VD: các từ bàn, tủ, ghế, đứng, cười, nói,….
-câu: là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo. Câu ít nhất phải có một từ, từ ít
nhất phải có một hình vị, một hình vị ít nhất phải có một âm vị k đúng
*các quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ
-quan hệ tuyến tính(quan hệ ngang, quan hệ ngữ đoạn):
+ khái niệm: quan hệ tuyến tính là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành
chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động
1
+cơ sở của quan hệ tuyến tính: là tính hình tuyến. các đơn vị phải nối kết với nhau
một cách lần lượt trên trục nằm ngang. Trên trục này chỉ những đơn vị đồng hạng
mới trực tiếp kết hợp với nhau (quan hệ giữa âm vị với âm vị, hình vị với hình vị,
từ với từ,…). Không nhất thiết những đơn vị ở gần nhau thì phải có mối quan hệ
với nhau
-quan hệ liên tưởng:
+khái niệm: quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế cho nhau
trong một vị trí của chuỗi lời nói. Các yếu tố tham gia vào quan hệ liên tưởng phải
nằm trong cùng một trường liên tưởng (cùng trường nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa)
VD: nhân dân ta rất anh hùng
Từ “nhân dân” ta có thể thay bằng từ “ quân đội”, “thanh niên”, “phụ nữ”,….
+quan hệ liên tưởng giúp chúng ta lựa chọn trường từ một cách chuẩn xác trong lời
nói
-quan hệ cấp bậc: là quan hệ giữa các đơn vị ở cấp độ khác nhau của hệ thống
ngôn ngữ. quan hệ cấp bậc thể hiện ở hai quan hệ:
+quan hệ bao hàm: thể hiện giữa các đơn vị bậc cao với các đơn vị bậc thấp, câu
bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị bao hàm các âm vị
+quan hệ thành tố: quan hệ thành tố được xét từ thấp đến cao; âm vị là thành tố cấu
tạo nên hình vị, hình vị là thành tố cấu tạo nên từ, từ là thành tố cấu tạo nên câu
Trong quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố ta chỉ xét những đơn vị cùng loại
2/ nguồn gốc của ngôn ngữ
2.1: một số giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngôn ngữ
*ngôn ngữ do đấng siêu nhân tạo ra: ngôn ngữ là món quà quý giá mà đức chúa
trời ban tặng cho con người
VD: người Ai Cập do thần Nabu tạo ra, người Ấn Độ do thần Sarawati tạo ra,…
*ngôn ngữ do con người tạo ra:
- thuyết tượng thanh:
2
+thuyết tượng thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh ở thế kỉ XVII đến
thế kỉ XIX
+ tác giả của học thuyết này là Platon và Augustin
+nội dung của học thuyết này là: ngôn ngữ con người có được là do bắt chước âm
thanh của thế giới. con người dung cơ quan phát âm của mình mô phỏng nhưng âm
thanh do sự vật phát ra như tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy,…
VD: con mèo kêu meo meo nên mới gọi là “ mèo”
+ cơ sở của những quan niệm này là ở chỗ ngôn ngữ vẫn có sự tồn tại của các từ
tượng thanh
VD: mèo, bò, bình bịch, lom khom,….
Sai lầm của học thuyết:
+chúng ta bắt chước âm thanh của thế giới bao quanh để làm gì không ai giải
thích được
+có vô vàn từ mới xuất hiện mà chúng ta gọi tên không dựa trên âm thanh của
nó
-thuyết cảm thán:
+ thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX
+người chủ trương của học thuyết này là Rut sô, Hum bôn, stangdan
+nội dung của học thuyết: ngôn ngữ có được là do bắt nguồn từ cảm xúc của con
người ( bắt nguồn từ sự âm thanh của buồn, vui, tủi,…)
+ cơ sở của thuyết này là các ngôn ngữ vẫn có sự tồn tại của các thán từ hay còn
gọi là tiểu từ tình thái biểu lộ cảm xúc của con người
VD: các từ ối, ái, chao ôi,…
Sai lầm của học thuyết:
+ ở động vật bậc cao cụ thể là con người có một số âm thanh không thể coi là
ngôn ngữ được
3
+ động vật hoặc con người biết biểu lộ cảm xúc nhưng đó không phải là ngôn
ngữ
-thuyết tiếng kêu trong lao động:
+thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy vật như
Nuare, Biukher
+ theo thuyết này ngôn ngữ bắt nguồn từ những tiếng kêu gọi nhau của người
nguyên thủy muốn người khác đến giúp mình trong lao động hoặc đó là âm thanh
phát ra khi lao động
+lý thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong đời sống tập thể và thực tế lao động
Sai lầm của học thuyết:
+ có rất nhiều loài động vật sống thành bầy đàn nhưng mãi mãi không có ngôn
ngữ
+ có một số loài động vật phát ra âm thanh trong khi lao động nhưng không
được coi là ngôn ngữ
-thuyết khế ước xã hội:
+thuyết này phát triển mạnh ở thế kỉ XVIII
+ thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại Đêmôcrit và được
Adam Xmit và Rutxo phát triển
+ nội dung của học thuyết: Theo thuyết này thì ngôn ngữ là do con người thoả
thuận với nhau mà ra. Adam Smith nó khế ước xã hội là khả năng đầu tiên làm cho
ngôn ngữ hình thành. Russo lại cho rằng, loài người trải qua hai giai đoạn: giai
đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên, nguồn gốc
của ngôn ngữ là cảm xúc (xem phần trên). Giai đoạn sau là giai đoạn văn minh,
ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội.
Sai lầm của học thuyết: phải có ngôn ngữ thì mới có khế ước xã hội được
-thuyết ngôn ngữ cử chỉ:
+ thuyết này thịnh hành vào thế kỉ XIX và đàu thế kỉ XX
4
+ tác giả: Marr, Vunto
+nội dung:
•
•
khi chưa có ngôn ngữ con người giao tiếp với nhau bằng cử chỉ điệu bộ. về
nguyên tắc cử chỉ điệu bộ cũng giống như âm thanh đều là các động tác biểu
hiện
ngôn ngữ ban đầu là do các đạo sĩ dùng để giao tiếp với vật tổ của mình
sai lầm:
+con người sinh ra không phải ai cũng có thể trở thành đạo sĩ mà ngôn ngữ có
thể sinh ra trong khi học được
+cử chỉ, điệu bộ lợi thế nhưng ngôn ngữ lợi thế hơn nhiều và hai cái này không
thể kết hợp lại với nhau được, cử chỉ điệu bộ không thể thay thế được ngôn ngữ
bởi vì ngôn ngữ khác cử chỉ điệu bộ
2.2: vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ
* điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ:
Tất cả những giả thuyết trên đây đều không giải thích được ngôn ngữ đã nảy
sinh trong điều kiện nào. Người giải thích một cách khoa học, sâu sắc cái điều
kiện tạo ra ngôn ngữ của loài người chính là Ăng ghen. Theo Ăng ghen thì lao
động chính là điều kiện để nảy sinh ra ngôn ngữ
Nhờ lao động bằng công cụ mà tư duy của con người đã phát triển. Ăng ghen
viết: dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, con người
bắt đầu thống trị giới tự nhiên và sự thống trị đó, cứ mỗi lần tiến lên một bước,
là nó mở rộng thêm tầm mắt của con người. trong các đối tượng tự nhiên, con
người luôn luôn phát hiện ra được những đặc tính mới mà từ trước đến nay
chưa từng đc biết đến
Chứng minh lao động là điều kiện để nảy sinh ngôn ngữ:
Rõ ràng, lao động quyết định sự ra đời của ngôn ngữ. Một mặt, lao động làm
cho người ta cần thiết phải có ngôn ngữ để nói với nhau, mặt khác, lao động
5
làm cho người ta cần phải có ngôn ngữ để tiến hành tư duy, hình thành tư
tưởng, lấy nó làm nội dung giao tiếp với nhau.
Khi chưa có ngôn ngữ người nguyên thủy lúc đầu sống trên cây về sau rừng bị
tàn phá họ bắt buộc phải xuống đất ở.ở dưới đất có rất nhiều nguy hiểm và để
tránh thú dữ con người buộc phải tập đứng bằng hai chân điều này làm cho đôi
tay của họ đc giải phóng.nhờ có đôi tay đc giải phóng, con người có thể chế tạo
ra công cụ lao động. nhờ có công cụ lao động mà lao động của con người trở
nên lao động có sáng tạo khác hẳn với lao động bản năng của con vật. nhờ có
lao động mà tư duy của con người đã phát triển. họ chuyển từ ăn sống sang ăn
chin, các bộ phận trong cơ thể cũng phát triển thêm một bước nữa. khi con
người có nền tảng cấu âm, có bộ não phát triển dẫn đến họ nảy sinh nhu cầu
giao tiếp và truyền lại cho con cháu của họ. nhu cầu giao tiếp ấy của con người
cũng lại do lao động quyết định. Sự phát triển của lao động đã tạo ra rất nhiều
trường hợp để cho con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau và làm cho
mỗi cá nhân ngày càng ý thức rõ rệt hơn đối với lợi ích của sự hợp tác ấy.
những con người đang đc hình thành đó đã đạt đến mức đối với nhau họ có
những điều cần phải nói mới được
kết luận:
+ lao động giúp hoàn thiện cơ quan phát âm của con người
+nhờ lao động bằng công cụ mà năng lực tư duy của con người phát triển.
+ ngôn ngữ nảy sinh là do sự cần thiết phải giao tiếp, mà nhu cầu giao tiếp này
lại do lao động quyết định
*tiền thân của ngôn ngữ loài người: bỏ
Mệnh đề ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động thực ra chỉ mới khẳng định điều
kiện nảy sinh ngôn ngữ chứ chưa nói rõ ngôn ngữ đã nảy sinh từ những cái gì
Ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai phải bắt nguồn từ hệ thống tín
hiệu thứ nhất ở con người. hệ thống tín hiệu thứ nhất là tất cả những ấn tượng,
cmar giác và biểu tượng thu đc từ bối cảnh tự nhiên bên ngoài thông qua những
phản xạ, kích thích ở dạng mọi cảm giác như thính giác, thị giác, xúc giác,…hệ
thống tín hiệu thứ nhất tiến hành giao tiếp trong phạm vi tư duy trừu tượng, một
6
mặt nó lấy hình tượng mà bộ máy cảm nhận được làm cái biểu hiện còn cái đc biểu
hiện là tư duy trừu tượng
Nhưng không phải ngôn ngữ bắt nguồn từ tất cả hệ thống tín hiệu thứ nhất. vì ngôn
ngữ lấy ngữ âm làm vật kích thích vật chất, lấy khái niệm làm nội dung chính của
những vật kích thích ấy cho nên chit bộ phận hệ thống tín hiệu thứ nhất nào có tác
dụng giao tiếp lấy âm thanh làm vật kích thích mới trở thành ngôn ngữ
VD: 2 tiếng hú của người nguyên thủy
-
tiếng hú khi một con phát hiện ra thức ăn – đây là ngôn ngữ
tiếng hú khi họ vui, cười, đùa khi có thức ăn
như vậy có thể một phần của sự bắt chước âm thanh là nguồn gốc của một số thành
phần ngôn ngữ. nhưng phải là âm thanh mà con người mô phỏng âm thanh do sự
vật phát ra để làm tín hiệu giao tiếp.
những bộ phận tiến kêu trong lao động, tiếng kêu cảm thán có tác dụng giao tiếp
với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ nhất, đề có thể trở thành những bộ phận cấu
thành của ngôn ngữ sau này
3/ bản chất xã hội của ngôn ngữ
*những giả thuyết khác nhau về bản chất của ngôn ngữ bỏ
Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Đacuyn, một số người cho ngôn ngữ cũng
giống như một cơ thể sống, một động vật hoặc một thực vật. ngôn ngữ hoạt động
và phát triển theo quy luật của tự nhiên nghĩa là tất cả các ngôn ngữ ở mọi nơi và
mọi lúc đều phải trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn
và diệt vong
Một số người khác lại đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người
nghĩa là họ cho hoạt động nói năng cũng có tính chất bản năng như các hoạt động
ăn, khóc, cười, chạy, nhảy,… của con người
Một biểu hiện nữa trong việc giải thích bản chất tự nhiên của ngôn ngữ là đồng
nhất ngôn ngữ với những đặc trưng về chủng tộc. những đặc trưng chủng tộc như
màu da, tỉ lệ thân thể,… có tính chất di truyền
7
Những người bảo vệ quan điểm sinh vật học đối với ngôn ngữ còn đồng nhất ngôn
ngữ với tiếng kêu của động vật. trong khi phê phán quan điểm sinh vật học đối với
ngôn ngữ, một số nhà bác học vẫn không thừa nhận bản chất XH của ngôn ngữ mà
lại cho ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân
tất cả các giả thuyết trên đều sai lầm. ngôn ngữ là một hiện tượng XH
*ngôn ngữ là một hiện tượng XH
Ngôn ngữ không thuộc các hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là hiện tượng cá
nhân, vậy thì nó phải là hiện tượng XH.
C.Mác đã viết: ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả
những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa;
và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch
với người khác
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bản chất XH của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: nó
phục vụ XH với tư cách là phương tiện giao tiếp; nó thể hiện ý thức XH; sự tồn tại
và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của XH
Khẳng định ngôn ngữ là một hiện tượng XH cũng có nghĩa là thừa nhận ngôn ngữ
tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan của mình, không phụ thuộc vào ý chí,
nguyện vọng của mỗi cá nhân con người
Ngôn ngữ luôn luôn kế thừa cái cũ và phát triển cái mới, không bao giờ bị hủy diệt
hoàn toàn. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới
(từ mới, nghĩa mới) để phong phú và hoàn thiện thêm
*ngôn ngữ là một hiện tượng XH đặc biệt
Khẳng định ngôn ngữ là một hiện tượng XH, chúng ta đồng thời phải vạch rõ vị trí
của ngôn ngữ giữa các hiện tượng XH khác
Trong các hiện tượng XH, chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ hiện tượng XH bao gồm có 2
loại đó là cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Chứng minh ngôn ngữ là một hiện tượng XH đặc biệt:
-ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
8
Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng trong khi đó
ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra mà là phương tiện giao tiếp của
tập thể XH, được hình thành và bảo vệ qua các thời đại. ở thời phong kiến cơ sở hạ
tầng là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, còn kiến trúc thượng tầng là
chế độ người bóc lột người. đến thời hiện đại cơ sở hạ tầng là chế độ bình đẳng về
tư liệu sản xuất, còn kiến trúc thượng tầng là bình đẳng giữa con người với con
người. khi cơ sở hạ tầng cũ bị thủ tiêu thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng sụp đổ
theo và thay thế vào đó là một kiến trúc thượng tầng mới tương xứng với cơ sở hạ
tầng mới. ngôn ngữ biến đổi liên tục, không quan tâm đến tình trạng của cơ sở hạ
tầng, nó không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi
-kiến trúc thượng tầng luôn luôn phục vụ cho một giai cấp nào đó còn ngôn ngữ
không có tính giai cấp
Ngôn ngữ ra đời cùng với XH loài người, nhưng XH loài người không phải ngay
từ đầu đã phân chia thành các giai cấp. khi chưa có giai cấp thì ngôn ngữ đã có rồi.
khi đã có giai cấp rồi tất cả các mặt trong XH đều đối lập chỉ có kinh tế là không
đối lập. đấu tranh giai cấp không dẫn đến phân liệt XH, các giai cấp đối địch vẫn
phải liên hệ về kinh tế với nhau, giai cấp tư sản vẫn phải dựa vào giai cấp vô sản để
mà sống, giai cấp vô sản cũng phải bán mình cho giai cấp tư sản để kiếm miếng ăn.
Như vậy, nếu không có ngôn ngữ chung cho các giai cấp thì XH sẽ ngừng sản xuất,
sẽ tan rã và không tồn tại với tư cách là một XH nữa
-cơ sở hạ tầng phục vụ XH về mặt kinh tế,kiến trúc thượng tầng phục vụ XH bằng
những ý niệm vè chính trị, pháp quyền và nhiều mặt khác nữa, và tạo cho XH
những thiết chế tương đương về chính trị, pháp quyền và những mặt khác nữa. còn
ngôn ngữ phục vụ XH với tư cách là một phương tiện giao tiếp giúp người ta hiểu
biết lẫn nhau và cùng nhau hợp tác trên mọi lĩnh vực cả trên lĩnh vực sản xuất lẫn
quan hệ sản xuất, cả trên lĩnh vực chính trị lẫn văn hóa, cả trên lĩnh vực sinh hoạt
XH lẫn sinh hoạt thường ngày
4/ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
*các khái niệm:
-hệ thống: là một đối tượng toàn vẹn bao gồm nhiều yếu tố và những mối quan hệ
liên hệ với nhau giữa các yếu tố
9
-kết cấu (cấu trúc) : là tổng hòa các mối quan hệ liên hệ giữa các yếu tố trong một
hệ thống
-tín hiệu: là một thuộc tính vật chất tác động vào giác quan của con người làm
chúng ta nghĩ đến một cái gì đó nằm ngoài thuộc tính vật chất
VD: cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu bởi vì
khi nó hoạt động (sáng lên) người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán không
được đi qua chỗ nào đó
*ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu:
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nó khác với những hệ thống vật chất khác
không phải là tín hiệu chẳng hạn kết cấu của một cái cây, kết cấu của một cơ thể
sống, một vật thể đá,….bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
-Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ
thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng
là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải
do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được
người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
-tính 2 mặt của tín hiệu: Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức
ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
-tính võ đoán của tín hiệu: mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là
không có lý do gì có thể giải thích được đó là sự quy ước của cộng đồng
VD: khái niệm người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình trong tiếng
việt được biểu thị bằng âm [anh] nhưng trong tiếng Nga lại được biểu thị bằng âm
[brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy
ước của cộng đồng chứ không thể giải thích lý do
-giá trị khu biệt của tín hiệu: trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu
biệt. đặc điểm này đủ để phân biệt nó với các tín hiệu vùng bên cạnh
VD: trong hệ thống đèn giao thông có 3 yếu tố: màu đỏ - chỉ sự cấm đi; màu vàng
– chuẩn bị; màu xanh – có thể đi. Thực ra màu đỏ, màu vàng, màu xanh tự nó
10
không có nghĩa gì cả. sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do
quy ước. chỉ đặt trong hệ thống đèn giao thông các màu mới có ý nghĩa như thế
*ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt: Nên lấy VD cho mỗi đặc điểm
Cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ khác với các hệ thống tín hiệu khác ở những
đặc điểm sau:
-tính phức tạp, nhiều tầng bậc:
+ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và
không đồng loại, với số lượng không xác định. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao
thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là
hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với
hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn
ngữ là vô số.
+vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ
thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu
tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ
thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình
vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm vị lại có thể chia ra hệ thống
nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị
thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ
thống từ ghép v.v…
+ các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Thí dụ: câu bao gồm
các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm
trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và
câu là những cấp độ khác nhau.
-tính đa trị: Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái
được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với
một cái được biểu hiện. ở ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. trong ngôn ngữ có
khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, có khi
nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện
11
-tính năng sản: ngôn ngữ có thể tạo ra cho tín hiệu của mình những tín hiệu mới
dựa trên những tín hiệu đã có bằng cách phát triển từ mới hoặc cấu tạo từ
-tính hình tuyến: khi đi vào hoạt động các ngôn ngữ phải lần lượt nối tiếp nhau
thành chuỗi theo trật tự trước sau trên trục nằm ngang
-tính độc lập tương đối: Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo
ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý
muốn của con người. ngược lại, ngôn ngữ có tính chất XH, có quy luật phát triển
nội tại của mình không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân. Tuy nhiên con người vẫn có
thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hưỡng nhất định
-giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ: Các hệ thống tín hiệu nhân tạo
chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con
người trong một giai đoạn nhất định. . Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá
trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ
không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cũng thời mà còn là
phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các
giai đoạn lịch sử khác nhau.
5/ chức năng của ngôn ngữ
*chức năng giao tiếp của ngôn ngữ: chưa ổn. Phần này cô đã hướng dẫn rất
kĩ học những đoạn nào, học ra làm sao. Em xem lại trong GT- 17
- khái niệm giao tiếp: giao tiếp là một hoạt động tiếp xúc thường xuyên giữa con
người với con người mà ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin thông qua một phương
tiện giao tiếp để đạt được một mục đích nào đó
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người. ngoài
ngôn ngữ con người còn có những phương tiện giao tiếp khác như cử chỉ, điệu bộ,
các loại kí hiệu khác nhau,…. Nhưng tất cả đều không đáp ứng được mục đích giao
tiếp tốt như ngôn ngữ vì các phương tiện giao tiếp này bị hạn chế bởi phạm vi biểu
thị nội dung
VD: có những cử chỉ chỉ một số người hiểu với nhau nhiều khi ý nghĩa của các cử
chỉ cũng không rõ ràng dẫn đến chỗ người tạo ra cử chỉ nghĩ một đằng, người tiếp
thu hiểu một nẻo
12
Đèn tín hiệu giao thông thì chỉ được áp dụng trong phạm vi hạn chế chứ không
phải là phương tiện giao tiếp toàn XH. Âm nhạc, hội họa, điêu khắc không thể
truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên cơ sở những hình ảnh,
cảm xúc đã gây ra được ở người nghe và người xem
Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao
động, có thể truyền tải trí tuệ, tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác
Ngôn ngữ là một công cụ đấu tranh, sản xuất dù nó không sản xuất ra của cải vật
chất nhưng nó giúp con người lĩnh hội những kiến thức mới, hợp tác cùng phát
triển
Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ để đấu tranh giai cấp. các
giai cấp khác nhau cùng sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau. Dùng ngôn ngữ
để tuyên truyền các đường lối, tư tưởng,…
*chức năng tư duy của ngôn ngữ
Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở cả 2 khía cạnh:
-ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. không có từ nào, câu nào mà lại
không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào
không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng
-ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. mọi ý nghĩ, tư
tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ
Phân biệt ngôn ngữ và tư duy: nên lấy VD phân tích cho mỗi điểm khác biệt
ngôn ngữ và tư duy là thống nhất, có ngôn ngữ thì có tư duy và có tư duy thì có
ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là vật chất bởi vì tất vả các
đơn vị của nó như từ, hình vị, âm vị,…
đều là âm thanh, có những thuộc tính
vật chất nhất định như độ cao, độ dài
Các đơn vị của ngôn ngữ không đồng
nhất với các đơn vị của tư duy
Ngôn ngữ mang tính dân tộc
Tư duy
Tư duy là tinh thần
Các đơn vị của tư duy không đồng nhất
với các đơn vị của ngôn ngữ
Tư duy mang tính nhân loại
13
Ngôn ngữ liên quan đến cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ
Tư duy liên quan đến lô gíc
6/ ngữ âm
*đơn vị đoạn tính
•
âm vị: là đơn vị nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ
một số vấn đề xoay quanh âm vị:
+trong các ngôn ngữ các âm vị phân biệt với nhau nhờ những đặc trưng cấu âm và
đặc trưng âm học cụ thể. Nhưng trong số những đặc trưng ấy chỉ có một hoặc một
số đặc trưng được sử dụng để thực hiện chức năng mà âm vị đảm nhiệm. đặc trưng
ấy được gọi là nét khu biệt âm vị
+ để ghi phiên âm âm vị người ta để trong kí hiệu / /
+ âm vị là những đơn vị trừu tượng được thể hiện ra bằng các âm tố
•
âm tố: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của chuỗi lời nói mà người ta không thể
phân chia được
+ âm tố là những đơn vị cụ thể và được thể hiện ra bên ngoài của âm vị. nói đến
âm tố là chúng ta nói đến những âm được cảm nhận bằng thính giác
+ âm tố được đặt kí hiệu trong [ ]
+ âm tố được chia ra làm 2 loại là: nguyên âm và phụ âm
So sánh nguyên âm và phụ âm bỏ
giống nhau: đều là 2 đơn vị của âm tố và cả nguyên âm và phụ âm đều
không thể phân chia được nữa
khác nhau
Nội dung so sánh
Bản chất âm học
Mặt cấu âm
Nguyên âm
Do thanh cấu tạo nên, nó
có đường cong biểu diễn
tuần hoàn
Nguyên âm được tạo nên
14
Phụ âm
Phụ âm về cơ bản là tiếng
động có đường cong biểu
diễn không tuần hoàn
Phụ âm được tạo nên do
bởi luồng hơi ra tự do
Khả năng tự cấu thành âm Có khả năng tự cấu thành
tiết
âm tiết
Cách thoát hơi từ phổi
Luồng hơi đi ra không bị
cản trở, thoát ra ngoài một
cách tự do.VD [e]
Cường độ của luồng hơi
Luồng hơi đi ra yếu
Sự rung động của dây
Dây thanh rung nhiều, tạo
thanh
cho nguyên âm nhiều
tiếng thanh.VD: [a]
sự cản trở không khí
Không có khả năng tự cấu
thành âm tiết
Luồng hơi bị cản trở bởi
các bộ máy phát âm như
môi, đầu lưỡi, lợi,…VD[t]
Luồng hơi đi ra mạnh
Dây thanh rung ít hoặc
không rung, tạo cho phụ
âm có nhiều tiếng
động.VD: [k]
7/ ý nghĩa ngữ pháp. Phương thức ngữ pháp
*ý nghĩa ngữ pháp:
- khái niệm: ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt các đơn vị từ và
được thể hiện ra bên ngoài bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
-ý nghĩa ngữ pháp mang tính chất chung, trừu tượng trong sự so sánh tương đối với
ý nghĩa từ vựng
** các loại ý nghĩa ngữ pháp:
-ý nghĩa ngữ pháp tự thân và ý nghĩa ngữ pháp quan hệ:
+ ý nghĩa ngữ pháp tự thân là loại ý nghĩa xuất hiện trong mọi dạng thức của đơn
vị từ. các ý nghĩa ngữ pháp khác như “giống cái”, “giống đực”, “số ít”, “số nhiều”
của danh từ hay “thời hiện tại”, “thời tương lai” của động từ cũng thuộc vào loại s
nghĩa tự thân
+ ý nghĩa ngữ pháp quan hệ là loại ý nghĩa ngữ pháp có được do những đơn vị từ
đi kèm với nó.VD: trong câu mèo vồ chuột từ “mèo” biểu thị chủ thể của hoạt
động vồ,còn từ “chuột” biểu thị đối tượng. nhưng trong câu chuột lừa mèo thì
“chuột” mang ý nghĩa chủ thể và từ “mèo” mang ý nghĩa đối tượng của hoạt động.
các ý nghĩa “chủ thể”, “đối tượng” chỉ nảy sinh do những mối quan hệ giữa các từ
trong các câu cụ thể
-ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm thời:
15
+ ý nghĩa ngữ pháp thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi kè ý nghĩa từ
vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị
+ ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của
đơn vị
*phương thức ngữ pháp:
- khái niệm: phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp
** các phương thức ngữ pháp: Phải có ít nhất 2 VD cho mỗi pt
-phương thức dùng phụ tố: là phương thức dùng phụ tố để bổ sung ý nghĩa cho
chính tố để làm thay đổi ý nghĩa của từ
-phương thức biến dạng chính tố: là phương thức biến đổi một bộ phận của chính
tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
-phương thức thay chính tố: là phương thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của từ
để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
-phương thức trọng âm: là phương thức sử dụng trọng âm để thể hiện sự phân biệt
ý nghĩa từ vựng của các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ
=> những phương thức trên đây được gọi là phương thức tổng hợp tính
-phương thức lặp: là phương thức mà lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm
của chính tố để tạo nên một từ mới hoặc một dạng mới của từ
-phương thức hư từ: là phương thức sử dụng hư từ đi kem với các thực từ để làm
thay đổi về mặt ý nghĩa ngữ pháp của từ
-phương thức trật tự từ: là phương thức sắp xếp trật tự các từ trong một câu để làm
thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của câu
-phương thức ngữ điệu: là phương thức sử dụng ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa tình
thái của các câu như tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định
=> những phương thức này được gọi là phương thức phân tích tính
16
8/ phân loại ngôn ngữ theo loại hình:
*phương pháp so sánh – loại hình
- khái niệm: phương pháp so sánh – loại hình hướng vào hiện tại, vào hoạt động
của kết cấu ngôn ngữ
-nhiệm vụ: nhiệm vụ trung tâm của phương pháp so sánh này là tìm hiểu những cái
giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ
-khi so sánh người ta có thể xuất phát từ các mặt khác nhau của ngôn ngữ như ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp
-kết quả: bằng cách so sánh như vậy, người ta có thể rút ra đâu là những thuộc tính
phổ quát còn được gọi là những phổ niệm ngôn ngữ, đâu là những thuộc tính riêng
biệt và đâu là những thuộc tính loại hình
Căn cứ vào những thuộc tính loại hình người ta chia các ngôn ngữ thế giới thành
các nhóm loại hình khác nhau
*loại hình ngôn ngữ đơn lập:
Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng việt, tiếng hán, tiếng thái, các tiếng Môn –
khmer,… đặc điểm chính của loại hình này là
-từ không biến đổi hình thái: hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa
các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. qua hình thái, tất cả
các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng đứng ở trong câu tương tự
như đứng biệt lập một mình
Phân tích Vd
-quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự
từ
VD: dùng hư từ: cuốn vở - những cuốn vở
Đọc – sẽ đọc, đã đọc
Dùng trật tự từ: cửa trước – trước cửa
17
Nhà nước – nước nhà
-tính phân tiết: trong các ngôn ngữ này , các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản
của từ vựng. phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo
từ các từ đơn tiết này. Vì thế ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các
hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ
ghép và cụm từ cũng khó phân biệt
Phân tích Vd
-khó phân định về từ loại: những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động,…
không phân biệt nhau về mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không
biến đổi
VD: “cưa” dụng cụ dùng để xẻ gỗ và “cưa” hành động xẻ gỗ
9/ cấu tạo từ. ngữ cố định
*cấu tạo từ:
-đơn vị cấu tạo từ gọi là hình vị còn gọi là từ tố, nguyên vị
-hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
-phân loại: căn cứ vào ý nghĩa người ta chia ra làm hai loại:
+chính tố: chính tố mang ý nghĩa từ vựng, có tính độc lập, có ý nghĩa cụ thể trong
sự liên hệ logic với đối tượng
+ phụ tố: phụ tố mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp có tính phụ
thuộc có ý nghĩa trừu tượng trong sự liên hệ logic với ngữ pháp
Nếu phụ tố đứng trước chính tố gọi là tiền tố, còn đứng sau chính tố là hậu tố
*các kiểu từ xét về mặt cấu tạo:
- từ đơn: được tạo bởi một hình vị chính tố và nó là kết quả của phương thức từ
hóa hình vị
-từ ghép: được tạo bởi phương thức ghép chính tố và chính tố
-từ láy: được tạo bởi phương thức láy
18
-từ phái sinh: là từ được tạo bởi khi chúng ta ghép chính tố và phụ tố
*ngữ cố định:
- khái niệm: ngữ cố định là những đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ được hình thành
trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội, ngôn ngữ. nó thường gồm một tập
hợp các từ đơn có kết cấu vững chắc, cố định, ổn định, bất biến và có ý nghĩa hoàn
chỉnh để gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc biểu thị khái niệm
-phân loại:
+ quán ngữ: là một ngữ cố định có đặc trưng gần với cụm từ tự do, là cách nói
quen thuộc nhằm mục đích đưa đẩy, gây sự chú ý, tạo tình huống hoặc không khí
giao tiếp
+ thành ngữ: là ngữ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến mức độ cao
kết hợp thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh
-đặc điểm:
+ được sử dụng tương đương với từ có chức năng tạo câu
VD: tôi đợi mãi mà nó không đến
Từ mãi có nghĩa gần với từ hết nước hết cái
+ nghĩa của ngữ cố định không phải là nghĩa của từng thành tố cộng lại mà là nghĩa
chung có tính chất mới và toàn phối
VD: giật gấu vá vai -> chỉ khó khăn lấy chỗ nọ đắp chỗ kia
+ có kết cấu cố định, chặt chẽ
-giá trị:
+ tính biểu trung: nghĩa của ngữ cố định được suy luận thông qua các phép chuyển
nghĩa
VD: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ
19
+ tính hình tượng và cụ thể: ngữ cố định thường gây ra những hiện tượng mạnh
mẽ, đột ngột, tính cụ thể của ngữ cố định được thể hiện ở việc bị quy định về phạm
vi sử dụng hoặc sắc thái ngữ nghĩa
+ tính biểu cảm: ngữ cố định có giá trị biểu cảm rất cao. Các ngữ cố định thường
kèm thái độ tình cảm đối với người hay vật được nói tới
+ tính dân tộc: được thể hiện ở các sự vât, hiện tượng, nội dung, đề tài được nói tới
Cơ bản là OK. Em chỉ cần lưu ý. Tất cả các ý khi nêu luôn luôn phải có VD đi kèm
20