Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương. Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.38 KB, 46 trang )

Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các
địa phương. Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội

Phan Thị Thái Hà

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Du lịch
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyên truyền, quảng bá du lịch nói
chung và về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, một trong những chức năng nhiệm vụ cơ
bản của trung tâm xúc tiến du lịch. Khái quát thực trạng hoạt động TTQB trên cả nước; phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Trung tâm Thông tin xúc
tiến du lịch Hà Nội. Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hoạt động tuyên truyền
quảng bá du lịch đối với các trung tâm xúc tiến du lịch (cấp tỉnh, thành phố) thông qua nghiên
cứu trường hợp Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Nội.
Keywords: Du lịch; Quảng bá du lịch; Hà Nội.
Content:


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 8
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 11
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 12
Chƣơng 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN,

QUẢNG BÁ CỦA CÁC TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ................... 13
1.1. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ........................................... 13
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 13
1.1.2. Vai trò của hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch .................. 17
1.1.3. Chủ thể của hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch................. 19
1.1.4. Đối tƣợng của hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ............. 20
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của tuyên truyền, quảng bá du lịch.......... 20
1.1.6. Quy trình chung của tuyên truyền quảng bá du lịch ..................... 23
1.1.7. Các hình thức và phƣơng tiện tuyên truyền, quảng bá du lịch ..... 26
1.1.8. Điều kiện và yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động TTQB .................. 33
1.2. Hoạt động của trung tâm xúc tiến du lịch ............................................ 34
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản ........................................................ 34
1.2.2. Vai trò của Trung tâm Xúc tiến Du lịch ....................................... 35

2


1.2.3. Điều kiện và yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của trung tâm ...... 36
1.3. Các nội dung đánh giá hoạt động TTQB của Trung tâm XTDL ......... 37
1.3.1. Các hoạt động TTQB cụ thể do Trung tâm thực hiện .................. 37
1.3.2. Quy trình, cách thức tổ chức hoạt động ........................................ 37
1.3.3. Việc tập trung các nguồn lực ........................................................ 37
1.3.4. Hiệu quả của công tác TTQB ...................................................... 38

Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG
BÁ DU LỊCH CỦA CÁC TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH.................. 40
2.1. Khái quát hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch trên phạm vi toàn
quốc ............................................................................................................. 40
2.1.1. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ở cấp quốc gia ........... 40
2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ở các địa phƣơng ....... 41
2.1.3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch do các Trung tâm XTDL
thực hiện .................................................................................................. 43
2.1.4. Hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành liên quan ............ 45
2.2. Hoạt động TTQB du lịch của Hà Nội .................................................. 46
2.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Hà Nội........................ 46
2.2.2. Thực trạng xúc tiến TTQB du lịch Hà Nội ................................... 51
2.3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của Trung tâm Thông tin xúc
tiến du lịch Hà Nội ...................................................................................... 53
2.3.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội ......... 53
2.3.2. Thực trạng hoạt động TTQB của Trung tâm TTXTDL Hà Nội ... 57
2.3.2. Đánh giá hoạt động tuyên truyền, quảng bá của Trung tâm Thông
tin xúc tiến du lịch Hà Nội ...................................................................... 61
2.4.Đánh giá chung ..................................................................................... 73
2.4.1. Điểm mạnh .................................................................................... 73

3


2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 74
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 75
Chƣơng 3.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT


ĐỘNG TTQB DU LỊCH CỦA TRUNG TÂM TTXTDL HÀ NỘI............... 76
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch và tuyên truyền quảng bá du lịch ........ 76
3.1.1. Xu thế phát triển du lịch thế giới .................................................. 76
3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch của Việt Nam................................ 77
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch ở các địa phƣơng .......................... 79
3.1.4. Định hƣớng phát triển du lịch ở Hà Nội ....................................... 80
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quảng bá của
Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Hà Nội............................................ 83
3.2.1. Xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến quảng bá ............. 83
3.2.2. Thực hiện xúc tiến quảng bá hỗn hợp ........................................... 84
3.2.3. Nghiên cứu sâu về thị trƣờng khách du lịch ................................. 87
3.2.4. Củng cố, mở rộng liên kết quảng bá du lịch Hà Nội và quảng cáo
về Trung tâm ........................................................................................... 88
3.2.5. Xây dựng các cơ sở dữ liệu........................................................... 88
3.2.6. Củng cố bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực................................. 89
3.2.7. Triệt để ứng dụng công nghệ ........................................................ 90
3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các TTXTDL ở các địa phƣơng khác ... 90
3.4. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................ 94
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................... 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 98
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 101

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vai trò quan trọng của du lịch ngày càng được khẳng định

trong xã hội bởi phạm vi ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp dân cư và
bằng những đóng góp của nó trong nền kinh tế quốc dân. Để phát
triển du lịch, thu hút được lượng khách du lịch lớn, công tác TTQB
du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, và cần phải được tiến hành
đồng bộ ở tất cả các cấp: cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia, cơ
quan XTDL ở từng địa phương và các doanh nghiệp.
Có thể thấy rõ công tác xúc tiến du lịch đang được đặt thành
một nhiệm vụ quan trọng khi hầu hết 63 tỉnh, thành phố của Việt
Nam đều thành lập cơ quan có trách nhiệm về hoạt động XTDL
cho địa phương mình. Tuy vậy, hoạt động XTDL của các trung
tâm xúc tiến ở các địa phương chưa thật sự hiệu quả. Vấn đề cấp
thiết đặt ra đối với các cơ quan quản lý du lịch của địa phương là
làm thế nào để tăng cường vai trò, tăng cường hiệu quả hoạt động
của các trung tâm này. Theo đó, cần thiết phải triển khai nghiên
cứu về hoạt động tuyên truyền quảng bá của các đơn vị này, để xác
định được những mặt mạnh, mặt yếu trong trong tổ chức triển khai,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch.
Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, trọng điểm phát triển
du lịch, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Nghiên cứu điển
hình về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của Trung tâm
Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội nhằm đánh giá hiệu quả công tác
này, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch; đồng thời rút ra bài học
kinh nghiệm cho các đơn vị làm nhiệm vụ xúc tiến du lịch ở các
địa phương khác.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công tác tuyên
truyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch (cấp
tỉnh, thành) nói chung và tại Hà Nội nói riêng.



* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyên
truyền, quảng bá du lịch nói chung và về công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch, một trong những chức năng nhiệm vụ cơ bản của
trung tâm xúc tiến du lịch.
- Khái quát thực trạng hoạt động TTQB trên cả nước; phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch
của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hoạt động
tuyên truyền quảng bá du lịch đối với các trung tâm xúc tiến du
lịch (cấp tỉnh, thành phố) thông qua nghiên cứu trường hợp Trung
tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động tuyên
truyền, quảng bá du lịch nói chung, của trung tâm xúc tiến du lịch
nói riêng.
- Tập hợp, hệ thống hóa được số liệu phục vụ đánh giá thực
trạng của hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của Trung tâm
Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển hoạt động tuyên truyền
quảng bá đối với trung tâm xúc tiến du lịch ở Hà Nội.
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá
du lịch; và đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho các
đơn vị xúc tiến du lịch ở các địa phương khác.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về công tác xúc tiến du
lịch, trong đó có hoạt động TTQB du lịch. Ở Việt Nam, các nghiên
cứu ở lĩnh vực này tập trung vào vấn đề nghiên cứu cơ bản về lý

luận trong công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch; hoặc
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này thông qua một hình
thức cụ thể như hệ thống ấn phẩm, hay kênh thông tin tuyên truyền
cụ thể như báo, tạp chí, phục vụ cho hoạt động tuyên truyền quảng
bá du lịch của cơ quan quản lý du lịch cấp quốc gia là chủ yếu. Bên
4


cạnh đó có một số nghiên cứu về hoạt động xúc tiến du lịch cấp địa
phương tại một số tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hải Phòng, Hải
Dương, Nghệ An,...
Về hoạt động của các trung tâm XTDL, hiện ở nước ta, chưa
có các nghiên cứu cụ thể. Do nhu cầu thực tế, hầu hết các tỉnh,
thành phố đều thành lập một cơ quan (trung tâm) có chức năng xúc
tiến du lịch, mà trong đó có hoạt động chính là tuyên truyền, quảng
bá du lịch. Các trung tâm chịu trách nhiệm về công tác xúc tiến du
lịch ở các tỉnh, thành phố đều mới được thành lập hoặc tái thành
lập trong vài năm gần đây (sau khi cơ cấu lại bộ máy quản lý du
lịch từ trung ương đến các địa phương từ năm 2007). Cùng với
hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch ở cấp quốc gia, hoạt động
này ở từng địa phương không kém phần quan trọng. Thực hiện
nghiên cứu cụ thể nhằm phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá
du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương là cần
thiết. Qua đó đẩy mạnh thu hút khách du lịch, đầu tư du lịch, góp
phần phát triển du lịch, tăng thu cho ngân sách của mỗi địa phương
nói riêng và Việt Nam nói chung.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TTQB du lịch.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch nói

chung và hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của các trung
tâm xúc tiến du lịch nói riêng.
- Về không gian: đề tài đi sâu nghiên cứu về hoạt động tuyên
truyền quảng bá của trung tâm xúc tiến du lịch tại Hà Nội.
- Về thời gian: thu thập một số số liệu, tư liệu liên quan trong
khoảng 10 năm trở lại đây (từ năm 2000 đến tháng 9/2012).
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
5


- Phương pháp quan sát, khảo sát thu thập thông tin, số liệu;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp xử lý và phân tích.
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN
TRUYỀN, QUẢNG BÁ CỦA CÁC TRUNG TÂM XÚC
TIẾN DU LỊCH
1.1. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch
1.1.1. Khái niệm
* Tuyên truyền theo nghĩa thông dụng là "giải thích rộng rãi
để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo". Tuyên
truyền được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương tiện để
truyền đạt thông tin như hệ thống báo chí (báo viết, báo nói, báo
hình, báo điện tử), quan hệ công chúng (PR),… nhằm đạt được một
mục đích nào đó của một chủ thể cụ thể (quốc gia, một tổ chức,

hay một cá nhân,…)
Tuyên truyền là một hiện tượng diễn ra rộng khắp trong các
quốc gia, trong mọi lĩnh vực, có thể tác động sâu sắc đến mức độ
hiểu biết, nhận thức của xã hội.
* Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối
tượng nào đó bằng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu
hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng.
Quảng bá là cách thức của một DN, một địa phương, một
vùng, miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì
một hình ảnh sản phẩm trước công chúng, có lợi cho việc kinh
doanh trên thị trường. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, việc thực hiện chính sách về quảng bá là hoạt động cần thiết
quan trọng.

6


* Quảng cáo được giải nghĩa là "sự trình bày, giới thiệu rộng
rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng".
Theo Pháp lệnh Quảng cáo: "Quảng cáo là giới thiệu đến
người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao
gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích
sinh lời”. Quảng cáo du lịch là hoạt động của các chủ thể trong lĩnh
vực du lịch phải trả bằng tiền để truyền tải thông tin nhất định trên
các kênh truyền thông khác nhau nhằm giới thiệu về điểm đến, sản
phẩm - dịch vụ với mục đích thu hút khách du lịch.
* Tuyên truyền, quảng bá và quảng cáo du lịch
TTQB du lịch là cụm từ thường được sử dụng để chỉ hoạt
động cung cấp thông tin, hình ảnh về một điểm đến, sản phẩm du
lịch cho đối tượng quan tâm để thúc đẩy nhu cầu đi du lịch và nhu

cầu mua sản phẩm du lịch, hưởng thụ dịch vụ tại điểm đến đó. Mục
tiêu của TTQB du lịch thể hiện ở việc nâng cao được hình ảnh của
điểm đến nhất định nào đó và thu hút khách du lịch.
Quảng cáo là một phần của TTQB. Các hoạt động “tuyên
truyền”, “quảng bá", hay “quảng cáo” đều được sử dụng phổ biến
trong công tác XTDL. Đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá hay
quảng cáo là một sự đầu tư dài hạn. Đối với cơ quan quản lý du
lịch ở quốc gia hay địa phương, hoạt động ”tuyên truyền, quảng bá
du lịch” thường được thực hiện phổ biến.
* Xúc tiến du lịch
Theo Luật Du lịch, Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du
lịch.
Theo quan điểm marketing, xúc tiến du lịch (tourism
promotion) là một trong tám chính sách của marketing du lịch hỗn
hợp (8P) (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, chương
trình, trọn gói và hợp tác). Trong đó, xúc tiến du lịch được hiểu là
phương thức trao đổi thông tin một cách tích cực về doanh nghiệp,
sản phẩm, dịch vụ, chương trình, điểm du lịch... nhằm mục đích
thu hút du khách.
7


1.1.2. Vai trò của hoạt động TTQB du lịch
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có nhiều cơ hội nhưng
cũng nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, vấn đề cạnh tranh
khốc liệt hơn, mọi ngành, tổ chức, cá nhân đều hiểu được ý nghĩa
và vai trò quan trọng của xúc tiến, trong đó có TTQB nhằm đạt
được mục đích của mình.
TTQB có vai trò cung cấp thông tin du lịch, đồng thời tạo

dựng hình ảnh và góp phần tạo thương hiệu cho điểm đến. TTQB
nâng cao nhận thức về du lịch trong xã hội.
1.1.3. Chủ thể của hoạt động TTQB du lịch
Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được thực hiện bởi
chủ thể ở các cấp độ khác nhau, bao gồm như sau:
Chủ thể ở cấp quốc gia: các cơ quan quản lý nhà nước ở trung
ương (các bộ, ngành). Mục tiêu chủ yếu của hoạt động TTQB ở
cấp này thường tập trung chủ yếu quảng bá hình ảnh quốc gia,
nâng cao thương hiệu du lịch của quốc gia.
Chủ thể cấp địa phương: các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch ở địa phương, các trung tâm XTDL tại các tỉnh, thành phố.
Các hoạt động TTQB du lịch chủ yếu liên quan đến địa phương; có
cung cấp sơ lược các thông tin chung về quốc gia, và về địa
phương khác.
Chủ thể là các doanh nghiệp du lịch. Mục đích chủ yếu là
quảng cáo sản phẩm du lịch, khả năng, uy tín của DN nhằm thu hút
khách mua sản phẩm, và nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngoài ra còn một số chủ thể khác như các cơ quan báo chí ở
cả trung ương và địa phương, cá nhân (thông qua các trang blog cá
nhân, trang mạng xã hội,...), các hiệp hội, xu hướng liên quốc gia
cùng tham gia quảng bá cho điểm đến chung là các nước thành
viên; hoặc một tổ chức của nước ngoài.
1.1.4.Đối tượng của hoạt động TTQB du lịch
Công tác TTQB du lịch nhằm 3 nhóm đối tượng chủ yếu là:
khách du lịch tiềm năng, các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, các cơ
8


quan thông tin đại chúng. Mỗi nhóm đối tượng có nhu cầu khác
nhau về thể loại, nội dung, tính chất, và lượng thông tin.

1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của TTQB du lịch
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch khi được thực hiện
đều hướng tới việc đảm bảo yêu cầu: lấy mục tiêu của tuyên truyền
quảng bá và quảng cáo làm trung tâm, lấy nhu cầu của khách du
lịch làm phương hướng chủ đạo, truyền tải các thông tin đến mọi
người để kích thích nhu cầu của khách hàng. TTQB du lịch cần
phải được thực hiện theo một số nguyên tắc sau đây:
- Tính chọn lọc;
- Tính chân thực của thông tin;
- Tính độc đáo và tạo được ấn tượng;
- Nội dung thông tin phải ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu;
- Tính thực tiễn;
- Tạo ra những điều mới lạ;
- Tính liên tục;
- Tính kinh tế.
1.1.6. Quy trình chung của TTQB du lịch
Xác định mục tiêu TTQB: Mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ quá
trình hoạt động TTQB du lịch. Mục tiêu phải xuất phát từ những
quyết định về thị trường, về việc định vị sản phẩm của DN hay của
ngành trên thị trường.
Xác định ngân sách TTQB và quảng cáo du lịch: Căn cứ vào
mục tiêu TTQB du lịch để xác định ngân sách. Các chủ thể cần chú
ý tới việc phân phối ngân sách cho TTQB theo các phương tiện
truyền thông khác nhau, cho các loại sản phẩm, các thị trường khác
nhau.
Xác định nội dung tuyên truyền quảng bá: Nội dung tùy thuộc
vào mục tiêu của chủ thể thực hiện TTQB. Các nội dung có thể
mang tính tổng thể, có thể mang tính chuyên đề, nhưng cần phải
phù hợp với thực tế du lịch, phù hợp với mục tiêu, với thị trường
và thời điểm tổ chức thực hiện hoạt động này.

9


Tổ chức triển khai chương trình tuyên truyền quảng bá: Cần
thiết phải đưa ra được phương thức và huy động các nguồn lực phù
hợp để thực hiện đầy đủ trình tự các bước đã được xây dựng theo
kế hoạch để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trung tâm của công tác
TTQB, vừa đạt yêu cầu về tính kinh tế, tính logic về mặt tổ chức và
thời gian.
Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá: Đây là
một công việc rất khó xác định. Có thể dựa vào một số kết quả cụ
thể mà ngành du lịch hoặc một doanh nghiệp nhận được vào một
thời gian nhất định sau đó để đánh giá hiệu quả tuyên truyền quảng
bá. Đó là chỉ tiêu về số khách đến với điểm đến hoặc số khách mà
doanh nghiệp phục vụ; tổng thu (doanh thu) từ du lịch.
1.1.7. Các hình thức và phương tiện TTQB du lịch
a. Một số hình thức
Trong thực tế có rất nhiều hình thức TTQB du lịch. Dựa theo
cách thức tổ chức hoạt động TTQB, có thể chia thành 2 loại:
- Hình thức thường xuyên: thành lập những trung tâm thông
tin du lịch trong nước và quốc tế để cung cấp thông tin du lịch cho
khách du lịch và các đối tượng quan tâm; tham gia các hội chợ du
lịch định kỳ, được tổ chức ở một thành phố nhất định.
- Hình thức không thường xuyên: tổ chức các năm du lịch; tổ
chức các sự kiện, lễ hội văn hoá, du lịch; những chương trình xúc
tiến quảng bá theo chủ đề nhất định.
b. Các phương tiện TTQB
Phương tiện TTQB là tất cả những gì có thể mang thông điệp
TTQB tới công chúng. Trong lĩnh vực du lịch, thông tin, hình ảnh
điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch được chuyển tải đến công

chúng, thông qua rất nhiều phương tiện, hình thức. Cùng với sự
phát triển của khoa học, công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều hình
thức và phương tiện TTQB mới.
Mỗi hình thức hay phương tiện TTQB du lịch có những đặc
điểm, tính chất riêng, hướng đến đối tượng riêng và cần đầu tư
mức kinh phí khác nhau. Một số hình thức và phương tiện TTQB
10


phổ biến như: các phương tiện thông tin đại chúng; mạng internet
(website); tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch, sự
kiện, hội nghị, hội thảo, khảo sát; sản xuất và phát hành các ấn
phẩm, vật phẩm; xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho chiến
dịch xúc tiến; ki-ôt điện tử thông tin du lịch...
1.1.8. Điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQB
- Chính sách của nhà nước, của từng địa phương;
- Điều kiện kinh tế và xã hội;
- Tổ chức của cơ quan (bộ phận) xúc tiến du lịch;
- Công nghệ.
1.2. Hoạt động của trung tâm xúc tiến du lịch
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
Các Trung tâm xúc tiến du lịch ở các địa phương (tỉnh, thành
phố) ra đời dựa trên thực tế cần có đơn vị thực hiện xúc tiến du lịch
một cách chuyên nghiệp. Không có quy định thống nhất chung đối
với chức năng hoạt động của các trung tâm XTDL, mà mỗi địa
phương dựa trên điều kiện cụ thể có quy định riêng. Thông thường
các trung tâm XTDL có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tuyên
truyền, xúc tiến nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch
của địa phương nói chung.
1.2.2. Vai trò của Trung tâm Xúc tiến Du lịch

Là cơ quan chuyên trách về hoạt động xúc tiến du lịch của địa
phương, nghiên cứu phát triển thị trường, định hướng sản phẩm du
lịch địa phương và thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá du
lịch.
Cung cấp thông tin du lịch của địa phương, hỗ trợ tư vấn về
du lịch cho các đối tượng quan tâm. Thực hiện tốt TTQB nâng cao
hình ảnh du lịch của địa phương, có vai trò đưa sản phẩm du lịch,
dịch vụ của địa phương tới khách du lịch.
1.2.3. Điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của
trung tâm
- Chỉ đạo, điều hành từ cơ quan quản lý cấp trên;
11


- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chính
sách phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương;
- Cơ cấu bộ máy tổ chức của trung tâm;
- Đầu tư về cơ sở vật chất.
1.3. Các nội dung đánh giá hoạt động TTQB của Trung
tâm XTDL
- Các hoạt động TTQB cụ thể do Trung tâm thực hiện
- Quy trình, cách thức tổ chức hoạt động: Các hoạt động
TTQB có được tổ chức triển khai đảm bảo các nguyên tắc của
TTQB, và quy trình cơ bản của hoạt động này như: xác định mục
tiêu cụ thể, nghiên cứu thị trường, xác định kinh phí, nội dung và
lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp. Cách thức tiếp cận đối tượng
để TTQB, liên quan đến nghiên cứu thị trường cụ thể.
- Việc tập trung các nguồn lực: Các nguồn lực gồm cả nhân
lực, tài lực, vật lực. Trung tâm có thể huy động và phát huy được
các nguồn lực ngay tại Trung tâm trong hoạt động TTQB. Việc

huy động nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là từ phía các DN du
lịch, giữ một vai trò quan trọng. Hình thức xã hội hóa rất có hiệu
quả đối với lợi ích chung của các bên.
- Hiệu quả của công tác TTQB: Công tác tuyên truyền quảng
bá du lịch có tác dụng khơi dậy hay kích thích nhu cầu đi du lịch
của khách du lịch tiềm năng.
Các hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, theo
một cách tiếp cận, được phân chia thành: Hiệu quả kinh tế và Hiệu
quả văn hoá – xã hội. Trong đó, Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở
mức độ tăng của lượng khách đến và mức độ tăng doanh thu du
lịch sau chương trình TTQB. Hiệu quả văn hoá - xã hội bao gồm:
trước hết là tình trạng phổ biến và lan toả của thông tin liên quan
đến điểm đến sau mỗi chương trình TTQB, tiếp theo là sự thay đổi
về nhận thức về điểm đến và hình ảnh của điểm đến trong các đối
tượng khách tiềm năng của thị trường mục tiêu.
Khi xem xét đánh giá hiệu quả của công tác TTQB, cần phải
xem xét tổng thể và toàn diện, bởi hoạt động du lịch còn bị chi
12


phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là tính mùa
vụ, các vấn đề về an ninh chính trị, thiên tai, dịch bệnh,…
Tiểu kết chương 1:
TTQB là hoạt động cần thiết và quan trọng trong xúc tiến du
lịch, nhằm thu hút số lượng lớn khách du lịch tiềm năng, tăng số
lượng khách quay trở lại với một điểm đến, kích thích chi tiêu của
du khách, góp phần vào phát triển du lịch. Để thúc đẩy phát triển
du lịch ở các địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương), hoạt động TTQB ở các địa phương cũng cần tăng cường,
cần có đơn vị (bộ phận) chuyên trách, có quy định cụ thể về chức

năng, nhiệm vụ và được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN
TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA CÁC TRUNG
TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH
2.1. Khái quát hoạt động TTQB du lịch trên phạm vi toàn
quốc
2.1.1. Hoạt động TTQB du lịch ở cấp quốc gia
Với mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, trong
nhiều năm qua, các hoạt động xúc tiến du lịch, trong đó có TTQB
du lịch được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
ngành Du lịch, được cụ thể hóa thành hoạt động hàng năm trong
Chương trình Hành động quốc gia về du lịch (2000-2005 và 20062010), Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia (từ năm 2009 đến
nay). Ở cấp quốc gia, kể từ khi sáp nhập Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch vào năm 2007, các hoạt động xúc tiến du lịch cấp quốc gia
chủ yếu do Cục Hợp tác quốc tế và Tổng cục Du lịch chủ trì hoặc
phối hợp thực hiện. TTQB về du lịch cụ thể thông qua các hình
thức và phương tiện chính như sau:
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tổ chức các đoàn khảo sát (famtrip và presstrip);
- Tổ chức/tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch, các sự kiện
du lịch (chương trình giới thiệu điểm đến (road show)), các hội
thảo, hội nghị chuyên về du lịch ở trong nước và nước ngoài;
13


- Xây dựng tiêu đề - biểu tượng cho ngành Du lịch;
- Xây dựng và duy trì hệ thống website trên mạng internet;
- Sản xuất và phát hành ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến...
2.1.2. Hoạt động TTQB du lịch ở các địa phương

Các tỉnh, thành đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho công tác
XTDL với nhiều hoạt động đa dạng, tận dụng được nhiều kênh
thông tin để TTQB cho du lịch địa phương. Các Sở VHTTDL chủ
động tổ chức thực hiện nhiều hoạt động TTQB cho địa phương.
Hầu hết các tỉnh, thành đã thành lập riêng đơn vị có chức năng về
thông tin và xúc tiến du lịch. Nhiều địa phương đã xây dựng
Chương trình xúc tiến du lịch tỉnh giai đoạn 2011-2015. Hoạt động
TTQB du lịch địa phương nhằm cung cấp thông tin giới thiệu về
du lịch địa phương, kêu gọi đầu tư từ trong và ngoài nước, được
thực hiện chủ yếu dưới những hình thức như sau:
- Tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các
hội chợ, triển lãm, các lễ hội ở trong và ngoài nước;
- Tổ chức đón các đoàn báo chí, lữ hành đến tham quan, khảo
sát tour, tuyến, điểm du lịch của địa phương;
- Xây dựng các trang web, sản xuất các ấn phẩm để giới thiệu
về du lịch;
- Phối hợp với TCDL, các địa phương khác, liên kết với cả các
tỉnh thuộc nước lân cận để tổ chức các sự kiện du lịch;
- Phối hợp với Đài truyền hình TƯ và đài truyền hình địa
phương xây dựng phim tài liệu, phóng sự, chuyên đề về du lịch;
- Một số thành phố lớn thành lập các phòng thông tin du lịch
tại sân bay quốc tế, ga tàu hoả, một số trung tâm thương mại lớn.
Các hoạt động này chưa được tổ chức thường xuyên, phạm vi,
qui mô nhỏ, kinh phí nhỏ lẻ, thiếu sự chỉ đạo, điều phối của cơ
quan quản lý du lịch ở trung ương. Tùy điều kiện từng nơi, ngân
sách địa phương dành cho hoạt động XTDL rất khác nhau.

14



2.1.3. Hoạt động TTQB du lịch do các Trung tâm XTDL
thực hiện
Tính đến tháng 9/2012, có 58 trên 63 tỉnh, thành của cả nước
thành lập Trung tâm có chức năng xúc tiến du lịch. Tuỳ thuộc điều
kiện của từng địa phương, quy mô của đơn vị này cũng rất khác
nhau. Nhìn chung, các trung tâm có bộ phận xúc tiến, bộ phận
thông tin, dịch vụ, bộ phận hành chính - tổng hợp, một vài trung
tâm có bộ phận tư vấn. Nhân lực làm việc trong các TTXT chủ yếu
được điều động từ các phòng chức năng khác hoặc từ các bộ phận
của các sở, ban, ngành ở địa phương, nên trình độ nghiệp vụ xúc
tiến còn yếu, phải vừa làm vừa học, vừa đào tạo lại.
Các trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động mới được vài năm,
được chủ trì thực hiện hoặc tham gia cùng với Sở VHTTDL trong
các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và TTQB du lịch nói
riêng của địa phương. Hoạt động của các trung tâm XTDL bị phụ
thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Sở
VHTTDL. Công tác xúc tiến du lịch ở phần lớn các trung tâm
XTDL chưa chuyên nghiệp.
2.1.4. Hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành liên
quan
Các doanh nghiệp du lịch tập trung quảng cáo cho các sản
phẩm cụ thể của doanh nghiệp. Đây cũng là lực lượng lớn đóng
góp cho việc quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và từng điểm
đến ở các địa phương. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu phát triển,
định hướng khách hàng, định hướng sản phẩm khác nhau và đặc
biệt là kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và khả năng tài chính
khác nhau nên cách thức TTQB cũng khác nhau. Hình thức XTDL
mà DN đang thực hiện như sau: Tham gia hội chợ, triển lãm, hội
nghị, hội thảo về du lịch; Tổ chức/tham gia các đoàn khảo sát du
lịch; Xây dựng website và sản xuất, phát hành ấn phẩm, vật phẩm;

Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; Thành lập Văn
phòng đại diện ở một số thị trường trọng điểm...

15


Bên cạnh đó, các ngành khác, đặc biệt là Ngoại giao có các
hoạt động góp phần để TTQB về hình ảnh của đất nước và con
người Việt Nam.
2.2. Hoạt động TTQB du lịch của Hà Nội
2.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Hà Nội
a) Khái quát về tài nguyên du lịch
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội
của cả nước, hàng năm thu hút số lượng lớn khách trong và ngoài
nước đến tham quan, làm việc, nghiên cứu. So với các tỉnh, thành
phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có nhiều lợi thế
để phát triển du lịch.
Hà Nội là một trong ít những thủ đô trên thế giới có bề dày
nghìn năm lịch sử, với rất nhiều di tích văn hóa lịch sử, hệ thống
bảo tàng đa dạng nhất Việt Nam, nhiều lễ hội dân gian truyền
thống. Đặc biệt có một số di tích được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới. Thành phố là nơi tổ chức các sự kiện lớn quy
mô quốc gia và quốc tế, có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn
hoá Việt Nam với du khách nước ngoài… Đồng thời, ẩm thực Hà
Nội rất phong phú, đặc sắc. Phía tây và nam thành phố, Hà Nội có
một số dãy núi có phong cảnh đẹp, có nhiều hồ nước trong xanh,
vừa là lá phổi xanh cho thành phố, vừa là nơi thích hợp cho du lịch
nghỉ dưỡng.
b) Kết quả du lịch
* Về khách du lịch: Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160

vùng, lãnh thổ; trong đó 10 thị trường khách quốc tế đứng đầu về
lượng đến Hà Nội năm 2010 gồm: Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore.
Mục đích du lịch chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch văn
hóa, lịch sử; lễ hội; tham quan thắng cảnh, làng nghề. Hà Nội là
trung tâm phân phối khách chủ yếu của khu vực phía Bắc. Tuy
nhiên, các thống kê cho thấy Hà Nội chưa thực sự là một thành phố
thu hút nhiều khách du lịch quốc tế so với tiềm năng đang có, thời

16


gian lưu trú bình quân hiện chưa cao. Số khách quốc tế đến Hà Nội
thấp hơn so với khách quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh.
Bảng 2. 1: Số lƣợt khách của Hà Nội và Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: lượt người
Khách quốc tế đến
Năm
Hà Nội

(a)

Việt Nam
(b)

Khách nội địa
Tỷ
trọng

Hà Nội


(a)

Việt Nam
(b)

(%)

Tỷ
trọng
(%)

2000

556.010

2.140.100

26,0

3.234.390

2001

789.115

2.330.050

33,9


3.759.132

11.700.000

32,1

2002

1.029.923

2.627.988

39,2

4.516.003

13.000.000

34,7

2003

931.760

2.428.735

38,4

4.975.982


13.500.000

36,9

2004

1.054.000

2.927.873

36,0

5.771.000

14.500.000

39,8

2005

1.251.635

3.477.500

36,0

8.808.365

16.000.000


55,1

2006

1.280.000

3.583.486

35,7

7.880.000

17.500.000

45,0

2007

1.490.500

4.229.349

35,2

9.109.500

19.200.000

47,4


2008

1.300.000

4.235.792

30,7

7.669.760

20.500.000

37,4

2009

1.200.000

3.747.431

32,0

9.200.000

25.000.000

36,8

2010


1.700.000

5.049.855

33,7

10.600.000

28.000.000

37,9

2011

1.800.000

6.014.032

29,9

11.660.000

30.000.000

38,9

Ghi chú: Tổng hợp từ nguồn: (a) Sở VHTTDL Hà Nội, (b) Bộ VHTTDL

Theo kết quả điều tra, cho thấy con số khá khả quan với
78,5% số khách chọn đến Hà Nội do sự hấp dẫn của văn hóa, thắng

17


cảnh, dịch vụ. Đa số khách đều cần có thông tin trước khi đến Hà
Nội (80,2%).
* Về tổng thu du lịch: Tổng thu từ hoạt động du lịch của Hà
Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các
địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước.
- Về cơ sở lưu trú: Hiện Hà Nội có 1751 cơ sở lưu trú phục vụ
du lịch với 25.532 buồng, trong đó có 222 khách sạn được xếp
hạng từ 1 đến 5 sao với 11.746 buồng. Công suất sử dụng buồng
phòng khá cao, các năm gần đây đạt 55-60%.
* Về doanh nghiệp lữ hành: Tính đến tháng 6/2012, Hà Nội
có 456 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh LH quốc tế.
2.2.2. Thực trạng xúc tiến TTQB du lịch Hà Nội
Hoạt động xúc tiến TTQB du lịch Hà Nội do Sở VHTTDL Hà
Nội thực hiện là chủ yếu. Từ năm 2009, một số hoạt động có sự
tham gia và tổ chức thực hiện của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du
lịch Hà Nội. Những hoạt động chính như sau:
- Tổ chức 4 quầy thông tin du lịch tại các cửa ngõ đón khách
du lịch, các điểm du lịch quan trọng; Ki-ốt thông tin du lịch điện tử
được lắp đặt từ năm 2006, đến nay có số lượng khoảng 200 trạm;
- Xây dựng website (ba ngữ Việt, Anh, Pháp), sản xuất và
phát hành ấn phẩm phục vụ TTQB du lịch Hà Nội;
- Thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức,
doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn
và chương trình hợp tác tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ;
- Tổ chức, tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch, hội thảo du
lịch quốc tế và trong nước;
- Tổ chức đoàn khảo sát dành cho các doanh nghiệp lữ hành,

- Phối hợp liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương của
một số quốc gia.
Tuy nhiên, công tác xúc tiến quảng bá còn thiếu tính chuyên
nghiệp, hình thức nội dung còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách,
thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc tổ chức các
hoạt động quảng bá.
18


2.3. Hoạt động TTQB du lịch của Trung tâm Thông tin
xúc tiến du lịch Hà Nội
2.3.1. Khái quát về Trung tâm TTXTDL Hà Nội
a) Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội là đơn vị sự
nghiệp có thu, được thành lập theo quyết định số 548/QĐ-UBND
ngày 04/02/2009 của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội và Trung tâm
Xúc tiến phát triển du lịch Hà Tây, có trụ sở đặt tại quận Hà Đông,
Hà Nội. Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Hà Nội có chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, xúc tiến nhằm tìm kiếm,
thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch Hà Nội. Nhiệm vụ cụ thể: theo
quyết định số 548/QĐ-UBND. Trung tâm TTXTDL Hà Nội chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VHTTDL Hà Nội, ngoài ra, trong một
số trường hợp, hoạt động phải được sự thông qua của UBND
Thành phố.
b) Cơ cấu tổ chức
Giám đốc và 1 Phó giám đốc; 4 phòng nghiệp vụ: Hành chính
Tổng hợp, Thông tin Du lịch, Xúc tiến Du lịch, Kinh doanh dịch
vụ
Tại thời điểm tháng 6/2012, Trung tâm có tổng số 23 người,

phần lớn trẻ tuổi, dưới 30 tuổi chiếm gần 50%. Đội ngũ nhân lực
có lợi thế là trẻ, năng động nhưng còn thiếu, nhiều người chưa có
chuyên môn sâu về xúc tiến du lịch, chưa chuyên nghiệp.
c) Cơ sở vật chất
Trung tâm ở vị trí thuộc quận Hà Đông. Với vị trí này, chưa
thật thuận tiện cho một số hoạt động của Trung tâm, nhất là trong
liên hệ công tác. Trung tâm được đầu tư trang thiết bị đầy đủ phục
vụ cho công việc. Hàng năm Trung tâm được dành một phần kinh
phí từ ngân sách để triển khai xúc tiến, TTQB du lịch.
d) Vai trò của Trung tâm TTXTDL Hà Nội
Trung tâm TTXTDL Hà Nội có vai trò: Thực hiện chức năng
về thông tin và XTDL của Hà Nội, tham gia xây dựng các chương
19


trình XTDL của Sở VHTTDL Hà Nội; Cung cấp thông tin du lịch
của Hà Nội, hỗ trợ tư vấn về du lịch cho các đối tượng quan tâm.
Thực hiện TTQB nhằm nâng cao hình ảnh du lịch của Hà Nội.
2.3.2. Thực trạng hoạt động TTQB của Trung tâm TTXTDL
Hà Nội
a) Khái quát các hoạt động TTQB chủ yếu
- Xây dựng chương trình xúc tiến du lịch, kế hoạch hoạt động
hàng năm;
- Xây dựng website www.hanoitourism-info.gov.vn nhằm
cung cấp thông tin bằng 3 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp);
- Xây dựng và phát hành ấn phẩm TTQB du lịch Hà Nội tại
hội chợ ở trong nước và nước ngoài, các dịp sự kiện lớn,...
- Tham gia và tổ chức các sự kiện du lịch, hội nghị /hội thảo
trong nước, hội chợ du lịch trong nước và nước ngoài;
- Khảo sát tour, tuyến điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội hoặc

các địa phương khác;
- Xây dựng một số CSDL du lịch;
- Tư vấn hỗ trợ, giải đáp thông tin cho du khách, DN du lịch
thông qua hệ thống mạng và một số quầy thông tin;
- Phối hợp/liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, các địa
phương khác để TTQB du lịch.
2.3.2. Đánh giá hoạt động TTQB của Trung tâm TTXTDL
Hà Nội
a) Về nội dung và hình thức TTQB
Để đánh giá được chất lượng của hoạt động TTQB du lịch do
Trung tâm TTXTDL Hà Nội thực hiện, đã tiến hành khảo sát thực
tế từ 121 người bao gồm cả người Việt Nam (54,5%) và nước
ngoài (45,5%), và từ một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà
Nội (32 DN). Số khách tham gia cung cấp thông tin ở các nhóm
tuổi khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau.

20


* Đánh giá về sự đa dạng các thông tin du lịch về Hà Nội:
Được đánh giá bằng cách tính điểm dựa trên thang điểm 5,
trong đó: 1=Không thấy, 2 = Ít, 3 = Vừa phải, 4 = Đa dạng và
5 = Rất đa dạng
Theo khảo sát, đánh giá của khách về thông tin du lịch Hà Nội
từ nguồn do Trung tâm TTXTDL Hà Nội, điểm trung bình chỉ có
1,79; xếp thấp nhất trong số các kênh cung cấp thông tin về du lịch
Hà Nội. Từ phía các DNLH, điểm trung bình về đánh giá mức độ
đa dạng thông tin về du lịch Hà Nội có cao hơn so với đánh giá của
khách, nhưng chưa được đánh giá cao (2,9), chỉ cao hơn kênh được
đánh giá thấp nhất là các hãng hàng không (2,87). Qua các con số

cho thấy du khách, DN chưa tiếp cận được thông tin do Trung tâm
TTXTDL Hà Nội cung cấp hoặc bản thân Trung tâm chưa có nhiều
thông tin cung cấp cho khách.
* Đánh giá về chất lượng thông tin: (Cũng áp dụng bằng cách
tính điểm như trên)
Trong số du khách được thăm dò ý kiến, phần lớn đánh giá
chất lượng thông tin du lịch Hà Nội có chất lượng chưa cao, các
thông tin được cung cấp thông qua các hình thức / phương tiện đều
có điểm trung bình dưới 3 (dưới mức bình thường). Các DN đánh
giá với giá trị trung bình đều cao hơn so với đánh giá của khách,
nhưng cũng chỉ đều trên hoặc dưới 3. Tỷ lệ số khách chưa biết đến
các sản phẩm thông tin cụ thể của Trung tâm TTXTDL HN đều
chiếm khá cao, đặc biệt là khách quốc tế.
Bảng 2. 2 : Đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng thông tin du
lịch về Hà Nội trong các phƣơng tiện do Trung tâm TTXTDL Hà
Nội sản xuất hoặc tham gia

Loại hình

1. Internet (website)
2. Sách HDDL
3. Sách mỏng, tập gấp

1Không
thấy/
Không
rõ (%)

45,5
44,6

45,5

32Bình 4- Tốt
Sơ sài
thƣờng (%)
(%)
(%)

12,4
8,3
10,7

21

22,3
28,9
28,1

15,7
14,0
9,9

5- Rất Không Điểm
tốt
ý kiến Tr.
(%)
(%)
bình

1,7

0,8
1,7

2,4
3,3
4,1

2,14
2,15
2,08


4. Bản đồ du lịch
5. CD-Rom, VCD, DVD
6. Kios thông tin
7. Hội chợ, triển lãm

47,9
66,9
63,6
53,7

9,9
14,9
16,5
17,4

22,3
10,7
14,0

19,0

15,7
4,1
1,7
6,6

1,7
0,0
0,0
0,0

2,5
3,3
4,1
3,3

2,11
1,61
1,60
1,78

Nguồn: Kết quả điều tra
Bảng 2. 3 : Đánh giá của doanh nghiệp về chất lƣợng thông tin trong
các phƣơng tiện do Trung tâm (TTXTDL) Hà Nội sản xuất hoặc
tham gia
Loại hình

1. Internet (website)
2. Sách HDDL

3. Sách mỏng, tập gấp
4. Bản đồ du lịch
5. CD-Rom, VCD, DVD
6. Kios thông tin điện tử
7. Hội chợ, triển lãm

132Không
Bình
Sơ sài
thấy
thƣờn
(%)
(%)
g (%)

31,3
15,6
9,4
9,4
15,6
15,6
15,6

12,5
9,4
21,9

15,6
31,3
59,4

28,1
37,5
50,0
53,1

4Tốt
(%)

46,9
43,8
25,0
62,5
34,4
25,0
9,4

5Rất
tốt
(%)

Không
ý kiến
(%)

6,3
9,4
6,2

Tr.
bình


3,28
3,31
3,07
3,44
2,91
2,84
2,56

Nguồn: Kết quả điều tra

* Đánh giá chung một số hoạt động xúc tiến quảng bá:
Trung tâm đã triển khai các hình thức xúc tiến du lịch, trong
đó có TTQB du lịch, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhiều cho
nhu cầu của du khách và các tổ chức; chậm cập nhật website trên
internet, thiếu nhiều thông tin chi tiết, tiếng Anh có ít thông tin,
tiếng Pháp còn rất yếu. Ấn phẩm về du lịch chưa thật đầy đủ, ngôn
ngữ nước ngoài ít, chủ yếu chỉ có tiếng Việt. Trung tâm chưa có
nghiên cứu về thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.
b) Việc tập trung các nguồn lực
Về nhân lực: Số lượng người có chuyên môn, nghiệp vụ
chuyên sâu về công tác xúc tiến du lịch còn thiếu. Về tài lực: được
đầu tư kinh phí phục vụ cho các hoạt động TTQB du lịch, nhưng

22


chưa thực sự phát huy tạo ra các sản phẩm tương xứng. Về vật lực:
được trang bị tạm đủ các thiết bị cần thiết.
c) Quy trình, cách thức tổ chức hoạt động

Các hoạt động xúc tiến du lịch do Trung tâm TTXTDL Hà
Nội tổ chức nói chung thu hút được sự tham gia của các doanh
nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, các hoạt động này được triển khai còn
chậm, từ khâu chuẩn bị, tổ chức. Sự kiện được quảng bá muộn.
d) Hiệu quả của công tác TTQB
Trung tâm TTXTDL Hà Nội là đơn vị trẻ, mới hoạt động hơn
3 năm. Thực tế, du khách cả trong và ngoài nước chưa biết nhiều
về Trung tâm cũng như về sản phẩm của Trung tâm.
2.4.Đánh giá chung
2.4.1. Điểm mạnh
Các chủ thể kết hợp được nhiều hình thức và phương tiện để
truyền tải TTQB về du lịch đến các đối tượng
Ở mỗi cấp độ quản lý, các chủ thể đã phát huy, khai thác các
nguồn lực cần thiết cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch,
Với sự hỗ trợ của công nghệ, hình thức và nội dung sản phẩm
thông tin du lịch hấp dẫn hơn; ngày càng đa dạng hóa các sản
phẩm thông tin TTQB du lịch;
Đẩy mạnh liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp trong
hoạt động XTDL còn thiếu kinh nghiệm, chưa chuyên nghiệp; Sản
phẩm thông tin TTQB thiếu nhiều ngôn ngữ nước ngoài, kể cả
phục vụ cho một số thị trường trọng điểm của Du lịch Hà Nội.
Nhận thức của xã hội bao gồm cả những người quản lý, chưa
đánh giá đúng vai trò của xúc tiến du lịch.
Tiểu kết chương 2
Công tác TTQB về du lịch Việt Nam nói chung, về du lịch Hà
Nội nói riêng nhiều năm qua đã được các cấp, các ngành ở nước ta
quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều hình thức khác nhau,
23



×