Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã thịnh đức thành phố thái nguyên giai đoạn 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.72 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------  -----------

MA THẾ VIỆT
Tên đề tài:
“ĐÁNH

GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học

: Chính quy
: Địa Chính Môi Trƣờng
: Quản lý Tài nguyên
: 43A -ĐCMT
: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------  -----------

MA THẾ VIỆT
Tên đề tài:
“ĐÁNH

GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học

: Chính quy
: Địa Chính Môi Trƣờng
: Quản lý Tài nguyên
: 43A -ĐCMT
: 2011 – 2015

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS.Đỗ Thị Lan
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại UBND xã Thịnh
Đức thành phố thái nguyên em đã có cơ hội học hỏi, học được nhiều kiến thức
bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu , đến nay em đã hoàn thành đề tài của
mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban chủ nhiệm khoa tài nguyên
và môi trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan
và toàn thể các thầy cô trong khoa
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Thịnh Đức đã nhiệt tình giúp đỡ ,
chỉ bảo, tạo mọi điều kiện cho em học tập , làm quen với thực tế để em hoàn
thành đề tài..
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận này
em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Thịnh Đức, ngày…tháng… năm…
Sinh viên

MA THẾ VIỆT


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ, cụm từ

Nghĩa của từ, cụm từ

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

NĐ – CP

: Nghị định Chính Phủ

QĐ-UBND

: Quyết định Ủy ban nhân dân

TT- BTNMT

: Thông tư Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

QĐ - BTNMT

: Quyết định Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

KH-UBND

: Kế hoạch Ủy ban nhân dân

CV-UBND


: Công văn Ủy ban nhân dân

CV- TN&MT

: Công văn Tài Nguyên và Môi Trường

ĐKQSDĐ

: Đăng ký quyền sử dụng đất

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TN&MT

: Tài Nguyên và Môi Trường


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề...................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề ........................................................... 1
1.3. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề ................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy cứng nhận quyền sử dụng đất ......... 3
2.1.1 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtvà hồ sơ địa chính: .........3
2.1.2 Nguyên tắc cấp GCNQSD đất: ...............................................................5

2.2 Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất ............................................ 7
2.2.1 Những căn cứ pháp lý của cấp GCNQSD đất .........................................7
2.2.2 nội dung quản lý nhà nước về đất đai ....................................................... 8
2.3. Tình hình cấp giấy CNQSD đất trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên. ...... 10
2.3.1.Tình hình cấp giấy CNQSD đất trong cả nước: ...................................... 10
2.3.2. Tình hình cấp GCNQSD đất tỉnh Thái Nguyên ..................................... 11
PHẦN 3 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 14
3.2. Thời gian và địa điểm................................................................................ 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
3.3.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Thịnh Đức : .......................................14
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Thịnh Đức ......................15
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thịnh Đức giai đoạn 2010 –
2013 ..............................................................................................................15
3.3.4. Bài học kinh nghiệm trong công tác cấp GCNQSDĐ ..........................15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................15
3.4.2. Phương pháp so sánh ...........................................................................15
3.4.3. Phương pháp kế thừa bổ sung ..............................................................15


3.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu ..................................16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 17
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ........................ 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
4.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................17
4.1.1.2. Địa hình địa mạo ..............................................................................17
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn .............................................................................17
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên .......................................................................18
4.1.1.5. Nhận xét về điều kiện tự nhiên .........................................................19

4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ....................................................................20
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Thịnh Đức ................................20
4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội ..............................................................22
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................23
4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng
và môi trường ................................................................................................25
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Thịnh Đức .......................... 26
4.2.1. Công tác quản lý đất đai của xã Thịnh Đức .........................................26
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất .........................................................................29
4.2.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ tại xã Thịnh Đức tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2013.......................................................................................................33
4.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn
2011 – 2013. ..................................................................................................... 34
4.3.1. Tài liệu phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ ...........................................34
4.3.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2013 tại xã Thịnh Đức................35
4.3.3.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2012 tại xã Thịnh Đức ......................38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 49
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị: ..................................................................................................... 50
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 52


1

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc

phòng.
Không chỉ ngày nay chúng ta mới nhận thấy tầm quan trọng của đất đai,
mà từ ngày xưa ông cha ta đã có câu thành ngữ “Tấc đất tấc vàng ”. Quả vậy
đất đai có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp
đến đời sống của con người. Do vậy, quản lý đất đai là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, là mục tiêu của mỗi
quốc gia nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của chế độ mình, đảm bảo việc sử
dụng đất đai có hiệu quả và thực hiện công bằng xã hội.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, đặc biệt có sự có mặt của thị trường bất động sản thì đổi mới về
chính sách đất đai cùng với đổi mới về công cụ quản lý để phù hợp với tình
hình hiện tại là rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm
khoa Tài Nguyên và Môi Trường - trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thịnh Đức Tp.Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
1.2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2013 tại
xã Thịnh Đức - Tp.Thái Nguyên
- Xác định những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác cấp
GCNQSDĐ tại xã Thịnh Đức


2

- Đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần làm tăng tiến độ công tác
cấp GCNQSDĐ cũng như hỗ trợ quản lý đất đai trên địa bàn xã.
1.3. Yêu cầu
- Bám sát và thực hiện theo Luật đất đai 2003 hiện hành cùng các văn
bản hướng dẫn kèm theo.

- Số liệu thu thập, điều tra phải khách quan, chính xác, trung thực.
- Chấp hành đầy đủ chính sách đất đai của Nhà nước, quy trình, quy
phạm, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã
được học trong nhà trường cho bản thân đồng thời tiếp cận và thấy được
những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế.
- Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới
luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm
quyền đưa ra những giải pháp phù hợp cho công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng
và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy cứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính:
*Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất :là chứng thư pháp lý do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm xác nhận quyền hợp
pháp của người sử dụng đất, nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. Thông
qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất có thể yên tâm đầu tư
và cải tạo đất có hiệu quả cao nhất trên diện tích đất nhà nước giao cho.
Khoản 20 điều 4 (Luật đất đai 2003) quy định :
“GCNQSD đất là giấy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất. GCNQSD đất là chứng thư pháp lý thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa
Nhà nước và người sử dụng đất

*Hồ sơ địa chính: Khái niệm hồ sơ địa chính được quy định tại điều 40
(Nghị đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004) như sau :
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn. Mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng và không trùng
với số hiệu cảu các thửa đất kahcs trong phạm vi cả nước.
Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp
thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với biến động theo quy định cảu
pháp luật trong quá trình sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính phải được thành lập một bản gốc và 2 bản sao từ bản
gốc, bản gốc lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở Tài
nguyên và Môi trường, một bản sao lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc phòng Tài nguyên và môi
trường, một bản sao lưu tại UBND xã, phường, thị trấn.


4

Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khí có biến động về
sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải đước chỉnh lý phù hợp với bản gốc
hồ sơ địa chính.
- Bản đồ địa chính được thành lập theo quy định sau:
+ Bản đồ địa chính được thành lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên
hệ thống tọa độ nhà nước.
+ Nội dung bản đồ đại chính thể hiện thửa đất, hệ thống thủy văn, thủy
lợi, hệ thống đường giao thông, mốc giới và địa giới hành chính các cấp, mốc
giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi
chú thuyết minh.
+ Thủa đất phải được thể hiện chính xác về ranh giới, đỉnh thửa phải có
tọa độ chính xác, Mỗi thửa phải kèm theo thông tin và số hiệu thửa đất, diện
tích đất và ký hiệu loại đất.

+ Bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề
hoặc được đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ.
- Hồ sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và
từng bước chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính. UBND tỉnh , thành
phố trực thuộc trung ương có tranh nhiệm đầu tư tin học hóa hệ thống hồ sơ
địa chính.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ
thuật, định mức kinh tế đối với thành lập hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ
địa chính dạng số, hướng dẫn thành lập, chỉnh lý và quản lý hồ hơ địa chính
trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số, quy định tiến trình thay thế hệ thống hồ
sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số.
Hồ sơ địa chính được quy định tại điều 47( Luật đất đại 2003) bao gồm :
-Bản đồ địa chính
-Sổ địa chính
-Sổ mục kê
-Sổ theo dõi biến động đất đai


5

Nội dung hồ sơ địa chính gồm các thông tin sau:
-Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí.
-Người sử dụng đất.
-Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất, các nghịa vị tài chính về đất
đai đã thực hiện và chưa thực hiện.
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyền và các hạn chế về quyền
của người sử dụng đất.
-Biến động trong quá trình sử dụng đất, các thông tin khac có liên quan.
2.1.2 Nguyên tắc cấp GCNQSD đất:
Nguyên tắc cấp giấy CNQSD đất được quy định tại điều 48 luật đất đai

2003 như sau :
1) GCNQSD đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống
nhất trong cả nước đối với mọi loại đất

.

Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì đất đó được ghi trên giấy
CNQSD đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy
định của pháp luật về bất động sản
2) Giấy CNQSD đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3) Giấy CNQSD đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp thủa đất là tài sản chung của các vợ và chồng thì giấy
CNQSD đất phải ghi cả họ, tên vợ và chồng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của nhiều cá nhân, hộ
gia đình , tổ chức thì giấy CNQSD đất được cấp cho từng cá nhân ,, gia đình ,
tổ chức đồng sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
thì giấy CNQSD đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại
diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy
CNQSD đất cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người đại diện có trách nhiệm
cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.


6

Chính phủ quy định cụ thể về CGCNQSD đất quyền sử dụng đất đối với
khu chung cư, nhà tập thể.
4) Trường hợp người sử đụng đất được cấp GCNQSD đất, quyền sở hữ
nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải thay đổi giấy chứng

nhận đó sang GCNQSD đất theo quy định của luật này. Khi chuyển quyền sử
dụng đấtn thì người chuyển quyền sử dụng đất được CGCNQSD đất theo quy
định của Luật này.
* Trình tự thủ tục hành chính cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình
và cá nhân đang sử dụng .
Bước 1 : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra
hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết, lấy ý kiến xác nhận của UBND xã về
tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì lấy ý kiến UBND xã về nguồn gốc
và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã xét duyệt. Danh sách các trường hợp
đủ điều kiện và không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phải được công khai rõ ràng tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
trong thời gian 15 ngày. Văn phòng này cũng phải xem xét các ý kiến đóng
góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác
nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường
hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối
với trường hợp không đủ điều kiện. Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất , văn phòng đăng ký quyền sử dụng làm trích lục bản
đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa
chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác
định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi hồ sơ những trường hợp
đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


7

kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến phòng Tài
nguyên và môi trường.

Bước 2 : phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được nhà nước cho thuê đất.
*Cách thực hiện:
-Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng một cửa tại UBND quận, huyện,
thành phố.
-Thành phần số lượng hồ sơ.
-Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữ nhà ở và
tài sản khác găn liền với đất.
-Một số các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại điều 50
(Luật đất đai 2003)
-Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)
-Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan địa chính do cơ quan Địa chính có
tư cách pháp nhân đo vẽ.
-CMTND, sổ hộ khẩu người xin cấp.
-Số lượng hồ sơ : 01 (bộ).
*Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại hai giai đoạn trên không
quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các
trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2 Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất
2.2.1 Những căn cứ pháp lý của cấp GCNQSD đất
Chế độ quản lý và sử dụng đất của nước ta hiện nay là sở hữu toàn dân
về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân trực tiếp sử dụng và có


8


quyền sử dụng. Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, bảo vệ thực thi
chế độc quản lý và sử dụng hiện nay. Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp
luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là hiến pháp CHXHCN Việt Nam nắm 1980
( điều 19 ), Hiến pháp 1992 ( điều 17,18,84), luật đất đai 1993. Luật sửa đổi
bổ sung luật đất đai 1993 vào năm 1998 và 2001. Luật Đất đai 2003. Để cụ
thể hóa chính sách trên Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản dưới luật, các
nghị định ,thông tư… về việc quản lý và sử dụng đất như :
-Nghị định 64/ND-CP ngày 27/9/1993 của chính phủ quy định về việc
giao đất chohooj gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông
nghiệp.
-Luật đất đai 2003
-Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của chính phủ giao đất lâm nghiệp
cho các tổ chức, hộ gia đình , cá nhân sử dụng ổn định , lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
-Nghị định 04/2000/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi một số ddieuf
trong luật đất đai.
Nghị Đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng
dẫn sử dụng luật đất đai 2003
-Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày25/05/2007 của chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất ,
trình tự , thử tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
-Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy
chung nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất.
2.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Cấp giấy CNQSD đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai được quy định tại khoản 2 điều 6 Luật đất đai 2003.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:



9

a) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất,
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
c) Khảo sát, đo đạc , đnahs giá phân hạng, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
d) Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
c) Quản lý việc giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập Và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
GCNQSD đất.
f) thống kê, kiểm kê đất đai.
g) Quản lý phát triển thị trường, quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
h) quản lý tài chính về đất đai.
i) Quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
k) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
l) giải quyết tranh chấp , khiếu nại , tố cáo các vi phạm trong quản lý và
sử dụng đất đai.
m ) quản lý các dịch vụ công về đất đai.
(Luật đất đai 2003)
Như vậy công tác cấp GCNQSD đất rất quan trọng , được quan tâm
nhiều trong công tác quản lý nhà nước về đất đai . qua đó xác định được mối
quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất
2.1.3 Quyền của người sử dụng đất

Điều 105 của luật đất đai 2003 quy định người sử dụng đất có những
quyền sau đây:


10

1) Được cấp GCNQSD đất
2) Được hưởng thành quả lao động và đầu tư trên đất.
3) Được hưởng lợi ích do công trình nhà nước của nhà nước về bảo vệ ,
cải tạo đất nông nghiệp
4) Được nhà nước hướng dẫn , giúp đỡ cải tạo bồi bổ đất nông nghiệp.
5) Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình
f) Khiếu nại , tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm đến quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
2.3. Tình hình cấp giấy CNQSD đất trong cả nƣớc và tỉnh Thái Nguyên.
2.3.1.Tình hình cấp giấy CNQSD đất trong cả nước:
Từ năm 2003 đến nay, các quy định của pháp luật về đất đai đã có nhiều
đổi mới và liên tục được hoàn thiện, nhất là các quy định về đăng ký đất đai.
Lập hồ sơ địa chính và cấp giấy CNQSD đất nhắm đẩy mạnh việc
CGCNQSD đất cho người sử dụng đất.
Tình hình cấp giấy CNQSD đất được đẩy mạnh hơn, kết quả cấp giấy
CNQSD đất trong cả nước đến ngày 30 tháng 9 năm 2013 như sau :
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp : đã cấp 13.668.912 giấy CNQSD đất
tương ứng với 12.273.068 hộ nông dân được cấp, với diện tích7.484.470 ha
đạt 82,1% diện tích cần cấp.
- Đối với đất lâm nghiệp : đã có 1.109.451 giấy CNQSD đất được cấp
tương ứng với 993.195 hộ sản xuất lâm nghiệp với diện tích 8.111.891 ha đạt
62% diện tích cần cấp.
Việc cấp giấy CNQSD đất cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp rất

nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính, chính phủ đã quyết định đầu tư
để thành lập bản đồ địa chính mới cho toàn đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh
quá trình caasp GCNQSD đất cho đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay tiến độ
cấp GCNQSD đất cho đất lâm nghiệp ở một số địa phương vẫn bị chậm vì


11

đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất lâm trường quốc
doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp, đổi mới các lâm trường.
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản : Đã cấp 642.545 giấy CNQSD đất
tương ứng với diện tích 478.225 ha đạt 68,3% diện tích cần cấp.
- Đối với đất ở tại đô thị : Đã cấp 2.825.205 giấy CNQSD đất tương ứng
với diện tích 63.012 ha đạt 60,9% diện tích cần cấp.
- Đối với đất ở tại nông thôn: Đã cấp 10.298.895 giấy CNQSD đất tương
ứng với diện tích 380.807 ha đạt 76.0% diện tích cần cấp.
-Đối với đất ở chuyên dùng : Đã cấp 701.998 giấy CNQSD đất tương
ứng với diện tích 206.688 ha đạt 37.0% diện tích cần cấp.
- Đối với đất tôn giáo tín ngưỡng : Đã cấp 9.728 giấy CNQSD đất tương
ứng với diện tích 6.783 ha đạt 35.0% diện tích cần cấp.
2.3.2. Tình hình cấp GCNQSD đất tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính
phủ, Chỉ thị số 19/2004/CT- UB ngày 29/10/2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy nhằm hoàn thành cơ bản
việc cấp GCNQSDĐ.
- Ngày 16/09/2005 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số:
1883/2005/QĐ - UBND công nhận hạn mức đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn tỉnh; Quyết định số: 325/2006/QĐ - UBND ngày
27/02/2006 quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, cơ sở
tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo đúng quy

định của Luật Đất đai năm 2003 và phù hợp với thực tế của địa phương.
- Ngày 14/05/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số:
867/QĐ - UBND về việc thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục
xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Ngày 14/05/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số
868/QĐ - UBND về việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


12

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái
Nguyên ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và giải quyết những vướng mắc trong
công tác cấp GCNQSDĐ. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phối
hợp với các ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai và
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCNQSDĐ và các vấn
đề có liên quan.
Trong quá trình triển khai thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường
thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên của Bộ Tài
nguyên và Môi trường giải quyết các vướng mắc.
* Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là: 18630,56 ha.
Trong đó, đất nông nghiệp là 12266,51 ha chiếm 65,84%, đất phi nông nghiệp
là 5992,86 ha chiếm 32,17%, đất chưa sử dụng là 371,19 ha chiếm 1,99%.
Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố năm 2012 có: 27482 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 80.998 hộ gia đình, cá nhân và 629
tổ chức đã được cấp với diện tích đã cấp trên bản đồ địa chính lần lượt là
10027,17 ha và 969,62 ha; trên bản đồ khác lần lượt là 274,29 ha và 75,41 ha.
Hiện nay, để triển khai thực hiện Nghị định số 88/NĐ-CP thành phố đã
chỉ đạo ban hành đề án một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, đã giải quyết cấp đổi giấy chứng
nhận cho 11.417 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số
1597/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái nguyên, đính chính cho 282 trường
hợp, chuyển mục đích sử dụng đất cho 433 trường hợp. Kết quả cấp
GCNQSDĐ thành phố Thái Nguyên năm 2012 được thể hiện qua bảng 2.1.


13

Bảng 2.1: Tình hình cấp GCNQSDĐ thành phố Thái Nguyên năm 2014

TT

Mục đích sử dụng đất

I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
5
6
III

Đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chƣa sử dụng
Tổng cộng
(Nguồn:
Phòng

Tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Số lƣợng
Diện tích đã cấp GCNQSDĐ (ha)
Tổng DT giấy đã cấp
tự
nhiên
DT theo
DT theo BĐĐC
Hộ

gia
năm 2012
các loại BĐ khác
đình,
Tổ chức
Hộ gia đình,
Hộ gia đình,
cá nhân
Tổ chức
Tổ chức
cá nhân
cá nhân
12266.51
27468.00
14.00
8842.31
122.20
125.24
11.89
9021.64
22329.00
5.00
7158.58
33.93
94.75
5.30
2911.52
1910.00
3.00
1428.94

63.04
26.84
329.94
3229.00
6.00
254.79
25.23
3.65
6.59
3.41
5992.86
53520.00
615.00
1184.86
847.42
149.05
63.52
1553.22
53512.00
2.00
1166.47
2.38
148.04
2.98
3161.16
8.00
598.00
18.39
837.55
60.54

85.86
209.00
71.89
2.41
258.88
22.00
5.21
136.60
57.48
16.28
13.00
5.54
498.68
8.00
255.00
13.18
323.76
2301.46
99.00
299.76
0.65
13.54
15.00
7.49
1.01
115.40
703.66
3.30
371.19
18630.56

80988.00
629.00
10027.17
969.62
274.29
75.41
TNMT
thành
phố
Thái

Số GCN
đã cấp

27482.00
22334.00
1913.00
3235.00
54135.00
53514.00
606.00
209.00
22.00
13.00
263.00
99.00
15.00

81617.00
Nguyê



14

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác cấp GCNQSDĐ
tại xã Thịnh Đức thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013 và một số tình
hình cơ bản khác có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ của xã.
3.2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Từ ngày 20/08/2014 đến ngày 30/10/2014
- Địa điểm: UBND xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Thịnh Đức :
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa mạo
- Khí hậu, thủy văn
- Các nguồn tài nguyên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thực trạng phát triển kinh tế của xã Thịnh Đức
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Tăng trưởng kinh tế
- Thực trạng phát triển xã hội
+ Thực trạng phát triển nông thôn
+ Dân số, lao động và việc làm
+ Công tác Giáo dục – đào tạo
+ Văn hóa – thông tin – thể thao

+ Công tác y tế
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Giao thông.


15

+ Thủy lợi
+ Điện lưới
+ Hệ thống cấp thoát nước
+ Hệ thống bưu chính viễn thông
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Thịnh Đức
- Công tác quản lý đất đai;
- Hiện trạng sử dụng đất;
- Các văn bản phục vụ cấp đổi
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thịnh Đức giai đoạn 2010
– 2013
3.3.4. Bài học kinh nghiệm trong công tác cấp GCNQSDĐ
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Cụ thể là trong đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý
số liệu về:
- Bản đồ địa chính, về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu về quản
lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan.
- Thu thập tài liệu thứ cấp và phân tích số liệu tại UBND xã Thịnh Đức
- Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ địa chính đã tham gia cấp giấy và
một số người dân thuộc diện cấp đổi để nắm tình hình và phục vụ công tác
làm tư tưởng cho dân trong quá trình cấp giấy.
3.4.2. Phương pháp so sánh
Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm để rút ra những kết luận và tìm

ra các nguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó.
3.4.3. Phương pháp kế thừa bổ sung
Thừa kế những số liệu, tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ
sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.


16

3.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu
- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành
chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.
- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.
- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.
- Cấp giấy CNQSDĐ theo 7 bước trên cơ sở hướng dẫn của Phòng
TN&MT thành phố Thái Nguyên
+ Bước 1 : Công tác tuyên truyền, vận động
+ Bước 2 : Hướng dẫn việc lập hồ sơ, phát tờ khai
+ Bước 3 : Tiếp nhận hồ sơ
+ Bước 4 : Kiểm tra thực địa, đối chiếu với bản đồ địa chính
+ Bước 5 : Trích lục thửa đất và xác nhận vào đơn
+ Bước 6 : Tham mưu với UBND xã lập tờ trình trình UBND thành phố
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đủ điều kiện.
+ Bước 7 : Thông báo và trao GCNSDĐ đã được cấp cho nhân dân


17

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thịnh Đức được được thành lập ngày 21/09/1953. Trên cơ sở toàn bộ
diện tích tự nhiên 1.612,69 ha và dân số 7.406 người. Xã Thịnh Đức (có 25
xóm), nằm ở phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành
phố Thái Nguyên khoảng 10 km, theo đó địa giới hành chính của xã được xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán, xã Quyết Thắng.
- Phía Đông giáp xã Tích Lương, phường Tân Lập.
- Phía Nam giáp xã Bá Xuyên, xã Bình Sơn thuộc Thị Xã Sông Công,
- Phía Tây giáp xã Phúc Trìu, xã Tân Cương.
Xã Thịnh Đức có vị trí thuận lợi, có tuyến đường tỉnh lộ 262, là trục giao
thông chính của xã, dài khoảng trên 6 km rộng 6m đã tạo được nhiều thuận
lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng
thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Xã Thịnh Đức thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác
trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức tạp. Với độ cao
trung bình từ 49,8 – 236,8m so với mặt nước biển. Địa hình xã nói chung cao về
phía Bắc thấp dần về phía Nam – Đông Nam. Nhìn chung địa hình của xã có
những đồi núi cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và tập trung chủ yếu ở
vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc từ 0 – 8 độ.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Thịnh Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.


18


- Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C
- Độ ẩm không khí trng bình năm 82%
- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa
chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8,
nhiều khi xảy ra lũ.
- Đặc diểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông
Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
b. Thủy văn
- Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8 m – 236,8 m so với
mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm suối và kênh đào: suối chảy từ
phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với huyện Phổ
Yên. Suối phía Đông là địa giới hành chính với xã Tích Lương.
- Ngoài hai con suối trên xã còn có những khe rạch đầu nguồn và hệ
thống các hồ chứa nước như: Hồ Ao Sen, Hồ Đức Hòa, Hồ Ao Miếu, Hồ Đầu
Phần...và các ao nhỏ.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất:
* Nhóm đất phù sa
Chiếm tỷ lệ ít, có nền địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa,
do thời gian và địa hình, được chia thành các nhóm sau:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần
chủa yếu là thịt trung bình, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa.
+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm, trung tính ít chua, thành phần cơ giới
cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số
nghèo. Tuy nhiên do phân bố ở địa hình vàn cao nên đất tơi xốp, thoát nước
tốt, thích hợp với cây màu như khoai tây, rau, ngô, đậu, cây chè...
* Nhóm đất xám bạc màu
+ Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic trên nền cơ
giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.



19

+ Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic, trên thành
phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng nghèo.
+ Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralitic và đất dốc tụ bạc màu không
có sản phẩm feralitic
* Nhóm đất feralitic
Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa
cổ, cát kết, phiến thạch sét. Đất feralitic biến đổi do trồng lúa, đất feralitic nâu
vàng trên phù sa cổ, đất feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, đất
feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt
Xã Thịnh Đức có sông, Suối chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam,
và có các ao hồ chữa nước, tuy nhiên về mùa khô mực nước xuống thấp ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 15m với chất lượng nước được
coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 95% số hộ.
- Tài nguyên rừng: Xã có 328,72 ha đất lâm nghiệp có rừng, với thảm
thực vật gồm các cây thân gỗ như: Dung, Dẻ, Bồ Đề, Trám, Chẹo, Mỡ, Keo,
Bạch Đàn... các cây dây leo à lùm bụi như Sim, Mua, Lau lách...
4.1.1.5. Nhận xét về điều kiện tự nhiên
Xã Thịnh Đức nằm ở vị trí có tuyến đường tỉnh lộ 262, là trục giao thông
xương sống của xã, đi qua địa bàn xã dài khoảng trên 6 km rộng 6m đã tạo nhiều
thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù
đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
- Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo cho xã những thung lũng
tương đối bằng phẳng, tạo ra cho xã Thịnh Đức những vùng đất chuyên canh

để sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù


×