Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN ứng dụng CNTT trong dạy học thực hành sinh học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.9 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
I. Tóm tắt đề tài.............................................................................................Trang 3
II. GIỚI THIỆU.............................................................................................
III. PHƯƠNG PHÁP.....................................................................................
III.1. Khách thể nghiên cứu..........................................................................
III.2. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................
III.3. Quy trình nghiên cứu..........................................................................
III.4. Đo lường...............................................................................................
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ..........................
IV.2. Phân tích dữ liệu..................................................................................
IV.3. Bàn luận................................................................................................
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................
V.1. Kết luận..................................................................................................
V.2. Khuyến nghị...........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................

1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những thập niên gần đây xã hội đã có những những thay đổi rất lớn về
công nghệ thông tin, nó đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục trong trường
phổ thông hiện nay. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về cơ thể
sống, sự tiến hóa của các giới sinh vật và nguồn gốc của con người. Kiến thức của bộ
môn khá trừu tượng ở nhiều lĩnh vực nên học sinh rất khó nắm bắt kiến thức. Những
kiến thức sinh học gắn liền với thực tế, gần gũi với đời sống, giúp học sinh giải thích
được các hiện tượng sinh học trong thực tiễn sản xuất thường ngày. Nhưng học sinh
còn khá lúng túng khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vì phần thực hành của học
sinh còn yếu. Những tiết thực hành chỉ mang tính chất chứng minh vấn đề, nhiều bài
thực hành nội dung quá dài, khó thực hiện nên nhiều giáo viên còn ngại và ít quan


tâm.
Trên cơ sở muốn nâng cao chất lượng giờ thực hành, tôi đã đưa ra giải pháp đổi mới
phương trong dạy học thực hành bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp trong
giờ thực hành đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thực hành.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Học sinh hai lớp 10 trường
THPT XXX. Lớp 10A là lớp thực nghiệm và 10B là lớp đối chứng. Kết quả cho thấy
tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả thực hành của sinh: lớp thực nghiệm đã
rất hứng thú khi đến giờ thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải
thích hiện tượng tốt hơn so với lớp đối chứng. Kết quả báo cáo thực hành và điểm bài
kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điều đó
chứng minh rằng đổi mới phương pháp trong thực hành Sinh học có hiệu quả.

II. GIỚI THIỆU
Thực hành Sinh học là một trong những khâu rất quan trọng trong bộ môn sinh học.
Nhưng hiện nay, việc thực hành còn gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị và đồ dùng

2


thí nghiệm còn thiếu hoặc chưa đảm chất lượng, cũng như việc giáo viên còn chưa
nắm rõ các bước giảng dạy một tiết thực hành.
Việc nắm chắc các bước trong dạy thực hành, cũng như tạo được một tiết thực hành
hấp dẫn, theo tôi thiết nghĩ đổi mới phương pháp trong dạy học thực hành đặc biệt
ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đem lại kết quả cao trong học tập.
Giải pháp thay thế: Đổi mới phương pháp trong dạy học thực hành chủ yếu bằng
ứng dụng công nghệ thông tin trong những tiết thực hành khó, thời gian dài.
Giáo viên cung cấp cho học sinh địa chỉ trang wed, nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt,
cung cấp hình ảnh đoạn phim có liên quan yêu cầu học sinh khai thác để tiến hành
thực hành.
Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã được một số tác giả đề cập

đến. Ví dụ:
- Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của
GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp.
- Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả
Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Các tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói chung
mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc ứng dụng CNTT trong dạy học thực
hành sinh học lớp 10.
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới
phương pháp dạy học thực hành thông qua việc ứng dụng CNTT, hỗ trợ cho giáo
viên khi dạy các tiết thực hành khó, thời gian dài. Qua quá trình học sinh tự tìm kiếm
thông tin, xây dựng nội dung báo cáo cũng như học sinh thông qua đoạn phim giáo
viên cung cấp nắm được các thao tác thực hành. Từ đó, truyền cho các em lòng tin
vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy thực hành sinh
học có làm tăng hiệu quả bài thực hành Sinh học trong trường THPT không?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy thực hành
Sinh học có làm tăng hiệu quả bài thực hành Sinh học trong trường THPT.

3


III. PHƯƠNG PHÁP
III.1. Khách thể nghiên cứu
Trường THPT XXX là một trong những trường của thành phố (tỉnh) YYY chú
trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học,
trường đang được trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu tới từng phòng học của học
sinh. Phòng thực hành của trường được trang bị khá đầy đủ. Ban giám hiệu rất quan
tâm đến vấn đề thực hành ở các tổ bộ môn. Hơn thế nữa là một giáo viên trực tiếp
tham gia giảng dạy bộ môn Sinh học thấy được những khó khăn, những việc cần làm

cho học sinh và bộ môn của mình.
Lớp 10B, 10A là 2 lớp chất lượng cao của khối 10. Học sinh 2 lớp khá đồng
đều nhau, khả năng nắm bắt kiến thức nhanh, trình độ sử dụng công nghệ thông tin,
đặc biệt vấn đề khai thác internet của các em khá thành thạo.
Bảng 1: Thống kê học lực, giới tính của hai lớp 10B, 10A
Tổng
10B
10A

48
48

Giới tính
Nam Nữ
11
37
12
36

Học lực đầu năm
Giỏi Khá
TB
12
34
2
14 32
2

Kết quả KT sinh học
Giỏi

Khá
TB
10
34
4
11
32
5

III.2. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
76.25

ĐTB
p=

Thực nghiệm
76.875
0.336

Tôi sử dụng bài kiểm tra khảo sát đầu năm lớp 10 làm bài kiểm tra trước tác động.
Điểm trung bình của lớp đối chứng là 76.25, của lớp thực nghiệm là 76.875 và p =
0,336 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra


Tác động

trước tác động

Kiểm tra sau
tác động

4


Thực nghiệm

O1

Dạy học có ứng dụng

O3

CNTT trong thực hành

(lớp 10A)

sinh học

Đối chứng

O2

Dạy học không ứng dụng


O4

CNTT trong dạy học thực

(lớp 10B)

hành sinh học

III.3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
Giáo án 1 : Soạn thông thường dạy trên lớp bằng phương pháp truyền thống.
Giáo án 2: Soạn có sử dụng CNTT để tiến hành thực hành.
(Hai giáo án soạn tương đương về mặt kiến thức, kỹ năng)
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Tuần
3
11

Lớp
10A
10B

Tiết theo PPCT
6
6


10A
10B

19
19

Tên bài dạy
Bài 6: Thực hành đa dạng thế giới
sinh vật
Bài 19: Quan sát tế bào dưới kính
hiển vi. Thí nghiệm co và phản co
nguyên sinh.

*Phương pháp đổi mới đã được áp dụng trong thực hành Sinh học 10 và dưới
đây tôi xin đưa ra 2 bài cụ thể.
BÀI 6. THỰC HÀNH ĐA DẠNG THẾ GIỚI SINH VẬT
Bước 1. Cung cấp tài liệu tham khảo và địa chỉ mạng internet
http//www.youtube.com/watch
http//www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc
http//video.viettri.com/xem-phim-video/the-gioi-dong-vat
Từ điển Sinh học phổ thông. Tác giả: Huỳnh Thị Dung
5


Học tốt Sinh học 10 nâng cao. Tác giả: La Thị Thu Cúc
Bước 2. Hướng dẫn chuẩn bị thực hành ở nhà:
a. Nêu mục tiêu đạt được:
- Nêu được sự đa dạng thế giới sinh vật thể hiện ở các cấp độ tổ chức và đa dạng
trong 5 giới.
- Học sinh thấy được giá trị của sự đa dạng và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh

vật.
b. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Tổ 1 chuẩn bị sự đa dạng của giới khởi sinh, nguyên sinh.
Tổ 2 chuẩn bị sự đa dạng của giới nấm.
Tổ 3 chuẩn bị sự đa dạng của giới thực vật.
Tổ 4 chuẩn bị sự đa dạng của giới động vật.
c. Yêu cầu chuẩn bị: bài trình chiếu hoặc đoạn phim thể hiện sự đa dạng trong giới
sinh vật. Phần báo cáo kết quả của nhóm.
Bước 3. Báo cáo kết quả trong giờ thực hành:
- Các tổ lần lượt lên báo cáo các phần chuẩn bị của mình, các tổ khác theo dõi để
nhận xét.
- Giáo viên nhận xét phần chuẩn bị, ý thức tham gia báo cáo, phần nhận xét giữa các
tổ, sau đó đưa ra đoạn phim về đa dạng các giới sinh vật( nếu đủ thời gian).
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi củng cố:
+ Căn cứ vào đâu để xác định độ đa dạng về thành phần loài
+ Sinh vật rất đa dạng nếu một loài nào đó bị tuyệt diệt thì có ảnh hưởng đến loài
khác không?
+ Vậy bảo tồn sự đa dạng giới sinh vật có cần thiết không? Theo em cần phải làm gì
để thực hiện được?
BÀI 19. QUAN SÁT TẾ BÀO DƯỚI KÍNH HIỂN VI. THÍ NGHIỆM CO VÀ
PHẢN CO NGUYÊN SINH:
Bước 1. Cung cấp tài liệu tham khảo và địa chỉ mạng internet
http//www.youtube.com/watch
http//www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc
6


http//video.viettri.com/xem-phim-video/the-gioi-dong-vat
Từ điển sinh học phổ thông. Tác giả: Huỳnh Thị Dung
Học tốt sinh học 10 nâng cao. Tác giả: La Thị Thu Cúc

Sinh học tế bào. Tác giả: Khuất Hữu Thanh.
Bước 2. Yêu cầu chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giá viên: dung dịch muối ăn 8%, dao lam, kim mũi mác, phiến kính, lam kính, đĩa
kính, ống nhỏ giọt, nước cất, kính hiển vi, kẹp thí nghiệm.
b. Học sinh: 1 quả cà chua chín, 1 lá thài lài tía.
Bước 3. Tiến hành thực hiện buổi thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn lại cách sử dụng kính hiển vi.
- Giới thiệu những chú ý trong thực hành để đảm bảo an toàn.
- Giáo viên giới thiệu đoạn phim hướng dẫn cách tiến hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo tổ.
- Giáo viên mời các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, so sánh với các nhóm khác,
giải thích kết quả nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét cách tiến hành, kết quả, giải thích của các nhóm.
- Giáo viên cho học sinh làm thu hoạch vào vở.
- Giáo viên đặt thêm câu hỏi củng cố:
+ Tại sao khi ngâm rau sống trong nước muối lại có hiện tượng héo? Cho biết nồng
độ nước muối?
+ Tại sao khi ngâm rau muống chẻ vào nước sạch lại thấy sợi rau cong lên?
*Phương pháp thông thường không sử dụng CNTT:
BÀI 6. THỰC HÀNH: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SINH VẬT
Bước 1: Chuẩn bị của học sinh:
- Lập hệ thống sự đa dạng các giới sinh vật vào giấy Ao.
- Sưu tầm 1 số mẫu sinh vật thuộc các giới sinh vật.
Bước 2. Báo cáo thực hành tại lớp
- Giáo viên nêu mục tiêu cần đạt.
- Giáo viên mời các nhóm treo kết quả và trình bày.
- các nhóm nhận xét chéo nhau.
7



- Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm
Bước 3. Giáo viên đặt câu hỏi củng cố:
+ Căn cứ vào đâu để xác định độ đa dạng về thành phần loài
+ Sinh vật rất đa dạng nếu một loài nào đó bị tuyệt diệt thì có ảnh hưởng đến loài
khác không?
BÀI 19. QUAN SÁT TẾ BÀO DƯỚI KÍNH HIỂN VI. THÍ NGHIỆM CO VÀ
PHẢN CO NGUYÊN SINH:
Bước 1. Yêu cầu chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giá viên: dung dịch muối ăn 8%, dao lam, kim mũi mác, phiến kính, lam kính, đĩa
kính, ống nhỏ giọt, nước cất, kính hiển vi, kẹp thí nghiệm.
b. Học sinh: 1 quả cà chua chín, 1 lá thài lài tía.
Bước 3. Tiến hành thực hiện buổi thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn lại cách sử dụng kính hiển vi.
- Giới thiệu những chú ý trong thực hành để đảm bảo an toàn.
- Giáo viên nêu mục tiêu và mời 1 học sinh đọc cách tiến hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo tổ.
- Giáo viên mời các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, so sánh với các nhóm khác,
giải thích kết quả nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét cách tiến hành, kết quả, giải thích của các nhóm.
- Giáo viên cho học sinh làm thu hoạch vào vở.
- Giáo viên đặt thêm câu hỏi củng cố:
+ Tại sao khi ngâm rau sống trong nước muối lại có hiện tượng héo? Cho biết nồng
độ nước muối?
+ Tại sao khi ngâm rau muống chẻ vào nước sạch lại thấy sợi rau cong lên?
III.4. Đo lường
Để xác định chính xác kết quả thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra trắc nghiệm để
đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức cũng như việc nắm trắc các thao tác thực hành.
Cách kiểm tra: Bài kiểm tra giống nhau về nội dung, hình thức, số câu.
Nhờ một giáo viên trong nhóm Sinh học (đồng chí X) cùng trường chấm.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:

8


IV.1. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Bảng 5: Thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Lớp
10B
10A

Tổng
sĩ số
48
48

Giới tính
Nam Nữ
11
37
12
36

Kết quả KS đầu năm
Giỏi Khá
TB
10
34
4
11
32
5


Kết quả sau thực nghiệm
Giỏi
Khá
TB
11
35
4
22
24
2

Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau thực nghiệm
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

Đối chứng
78.75
11.6

Thực nghiệm
83.958
11.06
0.013
0.5

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0,013, cho thấy sự

chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là
chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Mức độ ảnh hưởng SMD = 0,5. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của đổi mới
phương pháp trong dạy học thực hành Sinh học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của
nhóm thực nghiệm ở mức trung bình.

Giả thuyết của đề tài: “đổi mới
phương pháp trong dạy học
thực hành Sinh học 10” đã được
kiểm chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Hiệu số

Trước tác động
76.875
76.259
0.625

Sau tác động
83.958
78.75
5.208



IV.2. BÀN LUẬN:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 83.958, kết quả của bài
kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là 78.75. Độ lệch điểm số giữa hai nhóm là
5.208; Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác
biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Sự chênh lệch giá trị trung bình của hai bài kiểm tra sau tác động là SMD=0,5. Điều
đó có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là ở mức trung bình. (theo tiêu chí
Cohen)
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.013 < 0.05. Kết quả
này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là
do tác động.
*Hạn chế: Việc đổi mới phương pháp trong dạy học thực hành đòi hỏi giáo viên phải
thành thạo sử dụng CNTT, khai thác mạng internet và soạn được giáo án điện tử.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
V.1. Kết luận
Việc đổi mới phương pháp dạy thực hành sinh học bằng ứng dụng CNTT đã
nâng cao kết quả học tập của học sinh. Giáo viên dễ dàng hơn khi hướng dẫn học sinh
tiến hành thực hành, rút ngắn thời thực hành, học sinh có thời gian để củng cố. Trong
phương pháp đổi mới học sinh chủ động hơn trong tiết thực hành, làm quen với việc
tiếp cận công việc nghiên cứu khoa học, sắp xếp các phần kiến thức phù hợp đúng
mục tiêu đặt ra. Học sinh thấy mình tự tin hơn trong học tập.
V.2. Khuyến nghị
a. Đối với BGH
- Tăng cường cơ sở vật chất đặc biệt là những trang thiết bị để ứng dụng CNTT trong
giảng dạy như: máy tính, máy chiếu projector….

10


- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng tin học nói chung và bồi dưỡng việc ứng dụng

CNTT trong dạy học, khai thác internet….
b. Đối với giáo viên
- Để tiết dạy thực hành tốt cần có khâu chuẩn bị thật chu đáo, dụng cụ, hóa chất, mẫu
vật phải đầy đủ, chính xác, chuẩn. Nếu không chắc chắn giáo viên cần làm trước để
kiểm tra.
- Với tiết dạy thực hành có sự chuẩn bị chủ yếu của học sinh để đến lớp báo cáo,
giáo viên cần giám sát chặt chẽ khâu chuẩn bị của học sinh, định hướng nội dung
trình bày, giới hạn thời gian trình bày. Về phía giáo viên cần chuẩn bị máy tính, máy
chiếu và phần nhận xét thật chính xác.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin
trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Luôn luôn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học.
Trong thời gian có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng chí đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày một
hoàn thiện góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học thực hành nói riêng và
sự nghiệp giáo dục nói chung.
Xin chân thành cảm ơn !
…………………, ngày … tháng … năm 20…
Người thực hiện

11


PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM:
1. Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là
a. tế bào

b. quần thể c. quần xã


d.hệ sinh thái

2. Mô là
a. tập hợp các bào quan trong cơ thể
b. tập hợp nhiều tế bào cùng loại và thực hiện các chức năng.
c. tập hợp các cơ quan trong cơ thể
d. tập hợp nhiều tế bào trong cơ thể.
3. Đơn vị sinh sản của loài là
a. tế bào

b. quần thể

c. quần xã

d. hệ sinh thái.

4. Quần xã sinh vật là
a. tập hợp các quần thể sinh vật
b. gồm nhiều quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong một vùng
địa lí nhất định.
c. gồm quần thể sinh vật sống trong các khu vực địa lí khác nhau
d. gồm nhiều sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong một vùng
địa lí xác định.
5. Nấm nhầy thuộc giới
a. Nấm

b. Khởi sinh

c. Nguyên sinh


6. Ví dụ nào là quần xã?
a. một vườn rau ngót
12

d. Thực vật.


b. một ruộng lúa nếp cái hoa vàng
c. một ao cá basa
d. một ao cá.
7. Ví dụ không là quần thể
a. một ruộng lúa nếp cái hoa vàng
b. một vườn rau ngót
c. một ao cá
d. một đàn cá chép trong ao.
8. Nấm không thuộc giới Thực vật do
a. không có lục lạp nên không tự tổng hợp chất hữu cơ.
b. không có lá
c. cấu tạo cơ thể đơn giản hơn thực vật
d. sinh sản chủ yếu bằng bào tử không có lông và roi.
9. Các nghành thuộc giới thực vật trật tự theo bậc thang tiến hóa từ thấp đến cao
a. rêu – hạt trần – hạt kín
b. rêu - quyết – hạt trần – hạt kín.
c. rêu – hạt kín – quyết – hạt trần.
d. rêu - quyết – hạt kín – hạt trần.
10. Hạt trần là thực vật
a. chưa có hệ mạch.
b. tinh trùng không roi.
c. thụ tinh nhờ nước.
d. hạt được bảo vệ trong quả.

BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM:
1. Bào quan có chức năng tổng hợp prôtêin là
a. ribôxôm

b. ti thể

c. lục lạp

d. lizôxôm

2. Thành tế bào vi khuẩn có chứa
a. xenlulôzơ

b. Peptiđôglican

c. Vitamin d. Lông và roi

3. Cấu trúc gồm màng kép, màng trong ăn sâu tạo các mào là của bào quan
13


a. lục lạp

b. ti thể

c. bộ máy gôngi

d. lưới nội chất

4. Môi trường ưu trương là

a. nồng độ chất bên ngoài cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
b. nồng độ chất bên ngoài thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
c. nồng độ chất bên ngoài bằng hơn nồng độ chất tan trong tế bào
d. lượng nước bên ngoài cao hơn bên trong tế bào.
5. Vận chuyển chủ động là hình thức vận chuyển
a. không sử dụng năng lượng
b. theo dốc nồng độ
c. ngược dốc nồng độ
d. không sử dụng chất mang
6. Khi nhỏ nước muối 8% vào tế bào thực vật thì
a. tế bào mất nước
b. tế bào trương nước
c. tế bào giữ nguyên không thay đổi
d. tế bào vỡ tung.
7. Khi ngâm quả sấu vào đường thì
a. quả sấu phình to
b. quả sấu bị nát
c. quả sấu teo lại
d. quả sấu được bảo quản nguyên vẹn
8. Hình thức vận chuyển cần có sự biến dạng của màng là
a. chủ động

b. thụ động

c. nhập bào

d. xuất nhập bào

9. Sự hô hấp của ếch nhái qua da được thực hiện theo hình thức vận chuyển
a. chủ động


b. thụ động

c. xuất bào

d. nhập bào

10. Hấp thụ các chất dinh dưỡng ở thành tế bào ruột non thực hiên theo hình thức
vận chuyển
a. chủ động

b. thụ động

c. xuất bào

14

d. nhập bào


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chuẩn KTKN môn sinh học 10 - 11 – 12 - Ngô Văn Hưng - NXB
GD.
2. Sách giáo khoa sinh học 10 – 11 – 12 (NXB Giáo Dục).
3. Sách giáo viên sinh học 10 – 11 – 12 (NXB Giáo Dục)
4. Sách giáo bài tập sinh học 10 – 11 – 12 (NXB Giáo Dục)
5. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng: Những vấn đề chung về đổi mới phương
pháp giáo dục THPT môn sinh học. NXB Giáo Dục, 2007.
6. Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại họcGS.TS Lâm Quang Tiệp.
7. Những yêu cầu kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên – Đào Thái

Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
8. Từ điển sinh học phổ thông – Huỳnh Thị Dung.
9. Học tốt Sinh học 10 nâng cao – La Thu Cúc.
10. Sinh học tế bào – Khuất Hữu Thanh.
11. Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học - Đinh Quang Báo (1981),
Luận án Phó tiến sỹ.
12. Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT
theo hướng hoạt động hoá người học - Đinh Quang Báo, Nguyễn Cương,
Nguyễn Đức Thâm (1996), (Đề tài B 94-27-01-PP thuộc cấp ngành).
13. Lí luận dạy học sinh học phần đại cương - Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức
Thành (1996), , Nxb Giáo dục.
14. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục.
15. Phát triển tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học - Nguyễn Ngọc
Bảo (1995). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì hè 1993-1996 cho giáo
viên THPT, Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo viên.
16. Vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề có tính đến mức độ tích cực của học sinh
trong khi học Sinh vật học đại cương - Conovalenco I.G (1975), Sinh học trong
nhà trường.
15


17. Phát triển tư duy học sinh - Crugliac M (1976), Nxb Giáo dục.

16



×