Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 160 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN HÙNG

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số
Chuyên ngành:
Mã số:

: 62.31.01.05
Kinh tế phá triển
62 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN
2. TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
2. TS. Nguyễn Thị Hải Vân

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ


công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Văn Hùng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 5
1.2. Những nghiên cứu về NSLĐ ở Việt Nam ................................................................ 9
CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................... 15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ........................................................................ 15
2.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 15
2.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới năng suất lao động ................................. 18
2.3. Đo lường tác động của các yếu tố tới năng suất lao động ...................................... 27
2.4. Kinh nghiệm quốc tế cải thiện năng suất lao động đối với Việt Nam ................... 29
2.5. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam.................................................................. 40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ............. 42
3.1. Thực trạng tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam ........................................................... 42
3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động ở Việt Nam .................. 51
3.3. Những vấn đề hạn chế trong mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với tăng
trưởng NSLĐ ở Việt Nam .............................................................................................. 61
CHƢƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TỚI NĂNG ................ 77
SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ................................................................................ 77

4.1. Các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam ........................................ 77
4.2. Những vấn đề hạn chế từ các yếu tố sản xuất tác động tới năng suất lao động ở
Việt Nam ........................................................................................................................ 98
CHƢƠNG 5: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ......... 115
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ................................................................. 115
5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................................ 115
5.2. Mô phỏng NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực như hiện nay . 119
5.3. Các nhóm giải pháp nâng cao NSLĐ ở Việt Nam ............................................... 123
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 140

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AEC
APO
BRICS
CDCC
CIEM
CN
DNNVV
DV
FDI
GDCK
GDP
GSO
ILO
KCN

KHCN
MNCs
MOLISA
NSLĐ
OECD
PPP
R&D
TCTK
TFP
Tp.HCM
TPP
USD
VNPI
VPC
WDI
WTO

:

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tổ chức năng suất Asian
Nhóm các nước mới nổi
Chuyển dịch cơ cấu
Viện Quản lý Kinh tế trung ương
Công nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch vụ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giao dịch chứng khoán
Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng cục Thống kê
Tổ chức lao động quốc tế
Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ
Các công ty xuyên quốc gia
Bộ Lao động và Thương binh xã hội
Năng suất lao động
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Ngang giá sức mua tương đương
Nghiên cứu và triển khai
Tổng cục thống kê
Năng suất yếu tố tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Đồng đô la Mỹ
Viện Năng suất Việt Nam
Trung tâm Năng suất Việt Nam
Chỉ số phát triển thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhu cầu lao động kỹ thuật của Hàn quốc giai đoạn 1961-1966 ...................31
Bảng 2.2: Một số thành tựu đổi mới sáng trong một số lĩnh vực của các công ty Israel
.......................................................................................................................................38
Bảng 3.1: Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ............................44
Bảng 3.2: Tốc độ tăng NSLĐ phân theo thành phần kinh tế % ....................................46
Bảng 3.3: Đóng góp của CDCC kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ: So sánh Việt Nam với

các nước khu vực châu Á ..............................................................................................56
Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 1991-1997 và 1998-200058
Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 2001-2007 và 2008-201159
Bảng 4.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 1991-2013 ........................................77
Bảng 4.2: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện cùa các doanh nghiệp......................83
Bảng 4.3: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (%) ...............................................85
Bảng 4.4: Cơ cấu lao động làm việc phân theo trình độ tay nghề .................................86
Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng số lao động có việc làm (%) .87
Bảng 4.6: So sánh nhân lực khoa học của công viên công nghệ cao Việt Nam với Hàn
Quốc...............................................................................................................................92
Bảng 4.7: Các biến của mô hình ....................................................................................93
Bảng 4.8: Tóm tắt số liệu sử dụng cho mô hình ............................................................93
Bảng 4.9: Tương quan giữa NSLĐ và các yếu tố tác động ...........................................94
Bảng 4.10: Kết quả các yếu tố tác động tới NSLĐ của Việt Nam ................................96
Bảng 4.11: Các hình thức FDI tại Việt Nam (%) ........................................................103
Bảng 4.12: So sánh thứ hạng về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển ...........110
Bảng 4.13: So sánh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp chế biến .....113
Bảng 5.1: Thời điểm Việt Nam bắt kịp các nước như hiện nay (2012) với các kịch bản
tăng trưởng NSLĐ .......................................................................................................122
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Số nhà nghiên cứu R&D/1 triệu dân của Hàn Quốc .....................................33
Hình 2.2: NSLĐ bình quân lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1961-2015...................34
Hình 2.3: NSLĐ bình quân lao động của Israel giai đoạn 1961-2015 ..........................39
Hình 3.1: Tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm theo giai đoạn phát triển ..............43
Hình 3.2: Đóng góp của các ngành vào năng suất lao động ở Việt Nam (%) ...............45
iii


Hình 3.3: Khoảng cách NSLĐ giữa doanh nghiệp FDI với kinh tế trong nước ...........47
(số lần) ...........................................................................................................................47

Hình 3.4: So sánh năng suất lao động của Việt Nam với thế giới.................................47
Hình 3.5: Khoảng cách năng suất lao động của các nước so với Việt Nam (số lần) ....48
Hình 3.6: Khoảng cách NSLĐ của các nước so với Việt Nam về giá trị tuyệt đối .......49
Hình 3.7: So sánh tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm của Việt Nam với một số
nước thời kỳ công nghiệp hóa (%) ................................................................................50
Hình 3.8: So sánh tăng trưởng NSLĐ theo ngành của Việt Nam với một số nước trong
khu vực ..........................................................................................................................51
Hình 3.9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ sau đổi mới (%) .....................52
Hình 3.10: Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (%).....................54
Hình 3.11: Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ ..............55
ở Việt Nam ....................................................................................................................55
Hình 3.12: Tác động của chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động tới tăng trưởng NSLĐ của
Việt Nam........................................................................................................................57
Hình 3.13: Vốn đầu tư ngành nông - lâm - thủy sản so với tổng vốn đầu tư xã hội .....63
Hình 3.14: Tỷ lệ lao động được trả lương so với tổng số lao động làm việc ................64
Hình 3.15: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành nông nghiệp tới
NSLĐ của Việt Nam (tính theo điểm %) ......................................................................66
Hình 3.16: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp .......................................66
Hình 3.17: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha) ......................68
Hình 3.18: Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử ..........................................71
Hình 3.19: Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện (triệu
USD) ..............................................................................................................................72
Hình 3.20: Xuất nhập khẩu hàng dệt may (triệu USD) .................................................72
Hình 3.21: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành CN chế biến tới
NSLĐ của Việt Nam .....................................................................................................74
Hình 3.22: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành thương mại dịch vụ tới
NSLĐ của Việt Nam .....................................................................................................75
Hình 3.23: Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành dịch vụ theo tỷ lệ % .................76
Hình 4.1: Quy mô thị trường TP Việt Nam 2000-T6/2014 (% GDP) ...........................78
Hình 4.2: Trang bị vốn cố định/lao động (giá so sánh 2010-triệu đồng) ......................79

Hình 4.3: Tăng trưởng vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng NSLĐ bình quân .................80
hàng năm theo giai đoạn (%) .........................................................................................80
Hình 4.4: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế (triệu đồng) .............................81
iv


Hình 4.5: Độ tuổi lao động bình quân đang làm việc theo thành phần kinh tế .............82
Hình 4.6: Vốn FDI thực hiện và tăng trưởng NSLĐ .....................................................84
Hình 4.7: Số năm đi học trung bình của dân số trên 15 tuổi .........................................88
Hình 4.8: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) .....................................................................88
Hình 4.9: Mối quan hệ giữa NSLĐ với các yếu tố sản xuất .........................................95
Hình 4.10: Số lượng lao động khu vực nhà nước vẫn liên tục tăng ............................101
Hình 4.11: Tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước (%) ..........101
Hình 4.12: Mức độ dễ dàng trong tìm kiếm lao động có tay nghề và đầu tư tư nhân .107
cho đào tạo nhân viên ..................................................................................................107
Hình 4.13: Số bài báo khoa học và kỹ thuật xuất bản của Việt Nam ..........................111
và một số nước (trên 1 triệu dân) ................................................................................111
Hình 4.14: Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trên GDP (%) ........................112
Hình 5.1: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả
định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 7%/năm ............................................................120
Hình 5.2: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả
định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 5%/năm ............................................................121
Hình 5.3: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả
định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 4%/năm ............................................................122
Hình 5.4: Định hướng tập trung phát triển dựa trên lợi thế .........................................124

v


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng suất lao động (NSLĐ)
là một trong những yếu tố giữ trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp nói riêng và từng quốc gia nói chung. Theo Becker [69], Schultz [137]
và Mincer [118] thì NSLĐ giữ vai trò tuyệt đối quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh doanh nghiệp cũng như quốc gia. Lao động
làm việc hiệu quả sẽ tạo ra những sản phẩm có thương hiệu tốt và chi phí sản xuất thấp
so với các đối thủ để từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong ba thập kỷ vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao so
với khu vực và thế giới nhưng NSLĐ vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á và châu Á. Kết quả, năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải
thiện [60]. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất Asian (APO) [66] thì tốc
độ tăng NSLĐ của Việt Nam đang có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước
đó. Tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1997
đặt 5,9% nhưng giai đoạn 2001-2007 giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm và giai đoạn sau khi gia
nhập WTO (2008-2014) chỉ đạt 3,5%/năm. Trong khi đó, những nước cạnh tranh trực

tiếp với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu như Trung Quốc có tốc độ tăng NSLĐ
hàng năm khá cao (năm 2010 đạt 10%), Ấn Độ (6,65%), Thái Lan (5,94%), Malaysia
(5,78%)1.
So với các nước trong khu vực, năm 2014, NSLĐ của Việt Nam thấp hơn Thái
Lan và Trung Quốc 2,7 lần. Thậm chí NSLĐ của Indonesia cũng cao gấp 1,9 lần của
Việt Nam. Nếu so sánh với các nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, NSLĐ
của Việt Nam có khoảng cách khá xa khi thấp hơn Nhật Bản 6,2 lần và Hàn Quốc 7
lần. Chính vì vậy, thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng bị đánh giá thấp
hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm
2011-2012 thì thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 65 tăng lên thứ 68 năm
2014-2015, trong khi thứ hạng của Singapore xếp thứ 2 thế giới trong cả 2 năm này,
Malaysia xếp thứ 21 và tăng lên thứ 20 trong giai đoạn này, Thái Lan từ vị trí 39 đã
tăng lên thứ 31, Trung Quốc xếp thứ 26 năm 2011-2012 và giảm xuống vị trí 28 năm

2014-2015 [147].
Từ tổng quan tài liệu cho thấy, đã có một số nghiên cứu liên quan tới chủ đề
NSLĐ ở Việt Nam như VNPI [61], Marco Breu và cộng sự [27], Trung và Yoshinori
1

Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database.

Trang web:[http:// www.conference-board.org/data/economydatabase/]

1


Hara [143], CIEM và ACI [79], Ân và Tuệ Anh [4], APO-Asian Productivity
Ogranization [66], APO [67], APO [68], VPC-Vietnam Productivity Centre [146],
VPC [145]; Tăng Văn Khiên [26],... Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu hết chỉ mới
dừng lại ở khâu mô tả thực trạng về NSLĐ của Việt Nam mà chưa nghiên cứu, phân
tích sâu những yếu tố tác động tới NSLĐ cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng
này. Hơn nữa, những nghiên cứu này chỉ phân tích một lĩnh vực hoặc 1 số yếu tố đơn
lẻ tác động tới NSLĐ hoặc ở cấp quốc gia, hoặc ở cấp doanh nghiệp.
Trước những khoảng trống nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những yếu tố tác
động tới năng suất lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu một cách hệ thống nhằm tìm
ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao NSLĐ của Việt Nam một cách bền vững
trong giai đoạn tiếp theo một cách toàn diện.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và đo lường tác động của các yếu tố tới NSLĐ,
luận giải những hạn chế làm ảnh hưởng đến NSLĐ, luận án đưa ra các nhóm giải pháp
để nâng cao NSLĐ ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án là:
-

Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận và khung khổ lý thuyết về NSLĐ và các
yếu tố tác động tới NSLĐ

-

Làm rõ thực trạng NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ ở Việt Nam

-

Lượng hóa tác động của các yếu tố tới NSLĐ ở Việt Nam;

-

Xác định những nguyên nhân hạn chế việc nâng cao NSLĐ ở Việt Nam;

-

Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm cải thiện NSLĐ một cách bền vững ở
Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam từ sau đổi mới.
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung vấn đề: (i) Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác
động tới NSLĐ ở Việt Nam mà không xem xét các yếu tố xã hội, môi trường; (ii) Luận
án chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của nền kinh tế (ở cấp độ

vĩ mô).

2


- Về mặt thời gian: + Về mặt định tính: luận án chủ yếu tập trung phân tích NSLĐ ở
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay
+ Về mặt định lượng: luận án sẽ sử dụng số liệu từ đổi mới (1986) cho đến nay

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể trả lời được những câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ sử dụng kết
hợp đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính và phương
pháp định lượng nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến NSLĐ ở Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu định tính
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử như là nền tảng xuyên suốt
của luận án. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phân tích so sánh (so sánh đối chiếu NSLĐ giữa các giữa các giai đoạn thời gian
khác nhau, giữa các thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau; so sánh NSLĐ
của Việt Nam với một số nước khác,…), phân tích thống kê (làm rõ xu hướng thay đổi
của NSLĐ theo thời gian, các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ,…), phân tích tổng hợp
(phân tích thực trạng, nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ ở Việt Nam và
khái quát thành bài học lý luận).
Về phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phương pháp phân tích thông qua mô hình
kinh tế lượng để lượng hóa tác động của các yếu tố tới NSLĐ ở Việt Nam. Cụ thể,
luận án sử dụng phương pháp Shift-Share mở rộng để đo lường tác động của chuyển
dịch cơ cấu tới NSLĐ và sử dụng mô hình hàm sản xuất để đo lường tác động của các
yếu tố sản xuất tới NSLĐ.
- Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: Luận án sẽ sử dụng nguồn tư liệu thứ cấp
đã được công bố chính thức từ Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Lao động và Thương

binh Xã hội (MOLISA), cùng với một số tổ chức quốc tế có uy tín lớn như Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB),…
Luận án sẽ sử dụng các tài liệu của các bộ, ban ngành đã được công bố chính
thức và không chính thức, đã được xuất bản hoặc lưu hành nội bộ. Ngoài ra, các
nghiên cứu của các học giả và tổ chức nước ngoài về NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng
tới NSLĐ cũng sẽ được thu thập phục vụ cho đề tài.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án đó là:
o Hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và các phương pháp đo lường
các yếu tố tác động tới NSLĐ

3


o Đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ ở Việt Nam dựa vào hai cách tiếp cận
đó là cách tiếp cận cơ cấu và tiếp cận các yếu tố của hàm sản xuất
o Sử dụng số liệu từ sau đổi mới cho tới nay để phân tích, đánh giá thực trạng
NSLĐ và đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ theo từng giai đoạn cụ thể
o Chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế chính kìm hãm tăng trưởng NSLĐ của
Việt Nam cả khía cạnh cơ cấu, mô hình phát triển và các yếu tố đầu vào phục
vụ sản xuất

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, luận án giúp các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách, sinh viên,
học viên liên quan tới chủ đề này hiểu một cách hệ thống và toàn diện hơn về NSLĐ
và các yếu tố tác động tới NSLĐ.
Về ý nghĩa thực tiến, luận án giúp các nhà làm chính sách, các cơ quan chính
phủ, địa phương liên quan:

Hiểu rõ hơn về kinh nghiệm cải thiện NSLĐ ở một số nước phát triển
Hiểu rõ về thực trạng NSLĐ ở Việt Nam, NSLĐ của Việt Nam so với khu vực
và thế giới
Hiểu rõ các yếu tố chính tác động tới NSLĐ của Việt Nam, những nguyên nhân
hạn chế tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam
Có thể thực hiện những gợi ý giải pháp từ luận án bằng các chính sách cụ thể để
cải thiện NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn tới.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án bao gồm 5 chương cụ thể đó
là. Chương 1 tổng quan các công trình trong nước và quốc tế liên quan tới chủ đề của
luận án. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về NSLĐ và các yếu tố tác động tới NSLĐ.
Chương 3 phân tích và đánh giá thực trạng NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới cũng
như tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ ở Việt Nam. Chương 4 trình bày phân
tích tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam. Cuối cùng, chương 5 đưa
ra những khuyến nghị giải phấp nhằm cải thiện NSLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan tới chủ đề “năng
suất lao động” và các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ. Những nghiên cứu này thường
được chia thành hai tuyến nghiên cứu chính đó là: tác động của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tới NSLĐ và tác động của các yếu tố sản xuất tới năng suất lao động (vốn, lao
động, giáo dục, công nghệ, hội nhập, FDI,..).
Nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động trên thế
giới

Về mặt lý thuyết, vai trò của chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng và năng suất
là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu về tăng trưởng từ Adam Smith tới Ricardo
[64]. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng sự thay đổi lao động từ khu vực có năng
suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn là nhân tố chính dẫn tới NSLĐ của nền
kinh tế. Cụ thể, mô hình hai khu vực của Lewis [110] đã lý giải NSLĐ gia tăng nhanh
ở các nước kém phát triển thông qua quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông
nghiệp sang công nghiệp. Theo ông, ở những nước kém phát triển và đang chuyển
dịch, khu vực nông nghiệp thường chiếm phần lớn lao động với công nghệ sản xuất lạc
hậu. Trong khi đó, ngành công nghiệp có lợi nhuận cao hơn và công nghệ sản xuất
hiện đại hơn sẽ dần thu hút lao động từ nông nghiệp sang và đây chính là yếu tố giúp
cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế. Theo Kuznets [108], chuyển dịch cơ cấu
là một trong những yếu tố lớn dẫn tới tăng trưởng. Ông cho rằng tác động của chuyển
dịch cơ cấu ngành còn lớn cả những thứ mà nó tạo ra là sự thay đổi về cơ cấu lao động
và sản lượng đầu ra giữa các ngành.
Những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới
NSLĐ cũng khá phổ biến. Những nghiên cứu điển hình về vấn đề này như nghiên cứu
của Termin (1999), Ark và Timmer [65], Ark [54], Sinkkonen [134], Timmer và Vries
[142].
Nghiên cứu của Termin (1999) giai đoạn 1955-1975 của 15 nước châu Âu cho
thấy chuyển dịch cơ cấu có tác động mạnh tới NSLĐ và tăng trưởng kinh tế. Tương tự,
Timmer và Vries [142] đã phát triển phương pháp phân tích Shift-Share nhằm phân
tách tác động của chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng nội ngành tới NSLĐ. Từ số liệu
5


10 ngành của 19 nước đang phát triển ở châu Á và Mỹ La Tinh giai đoạn 1950-2005
bao gồm nhóm những nước tăng tốc tốc độ tăng trưởng và nhóm giảm tốc tăng trưởng.
Kết qua tính toán cho thấy nhóm nước tăng tốc tốc độ tăng trưởng thì vai trò của tăng
trưởng nội ngành đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ là chính và đóng góp của chuyển
dịch cơ cấu là khá nhỏ trong tổng tăng trưởng NSLĐ. Trong đó, ngành dịch vụ và

công nghiệp chế biến là những ngành chính đóng góp vào sự tăng tốc tăng trưởng này.
Sử dụng số liệu phân theo ngành giai đoạn 1963-2001, Ark và Timmer [65] sử
dụng phương pháp phân tích Shift-Share đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới
NSLĐ ở một số nước châu Á. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những nước có thu nhập
thấp thì vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tăng
NSLĐ còn ở những nước phát triển (khu vực Đông Á) chỉ giữa vai trò thứ yếu. Ở
những nước phát triển châu Á, ngành công nghiệp chế biến là ngành dẫn dắt tăng
trưởng NSLĐ.
Ark (2005) đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ của 8 nước châu
Âu giai đoạn 1950 -1990. Kết quả tính toán từ phương pháp phân tích Shift - Share mở
rộng cho thấy chuyển dịch cơ cấu có tác động tích cực tới NSLĐ nhưng chỉ mức độ
tác động nhỏ. Phần lớn tăng trưởng NSLĐ của các nước Châu Âu có được giai đoạn
hậu chiến tranh đến từ sự thay đổi của nội ngành thay vì chuyển dịch cơ cấu.
Nghiên cứu thực nghiệm của Sinkkonen [134] về mối quan hệ giữa cấu trúc
ngành với NSLĐ của 54 ngành giữa 14 nước EU và Mỹ giai đoạn 1979-2001 cho thấy,
cấu trúc ngành dịch chuyển làm giảm giá thành sản xuất và xuất khẩu dẫn tới gia tăng
nhanh NSLĐ.
Những điểm chính từ những nghiên cứu trên thế giới về tác động của chuyển dịch cơ
cấu tới NSLĐ đó là:
o Đóng góp vào NSLĐ chủ yếu do tăng trưởng NSLĐ nội ngành (đóng góp từ
công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng lao động, môi trường kinh doanh) còn
đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu vào NSLĐ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Ví dụ, trong
giai đoạn 1963-1996 đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ ở Nhật Bản chỉ
chiếm từ 12 - 14%, của Đài Loan từ 6-20%, của Hàn Quốc giai đoạn 1963-1973
chỉ 17%.
o Ở những quốc gia phát triển (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), những
ngành có đóng góp quan trọng vào NSLĐ (giai đoạn 1985-2001) là ngành công
6



nghiệp chế biến, sau đó là ngành dịch vụ kinh doanh (tài chính ngân hàng, bảo
hiểm và bất động sản). Những ngành có đóng góp ít vào NSLĐ đó là dịch vụ
kinh doanh của chính phủ, xây dựng. Đóng góp của ngành thương mại bán
buôn bán lẻ vào tốc độ tăng NSLĐ cũng ở mức vừa phải (ngành này ở Nhật
Bản chỉ đóng góp 9% vào tăng trưởng NSLĐ, Hàn Quốc là 4%, Đài Loan 17%,
Malaysia 7%).
Nghiên cứu về tác động của tác động tới NSLĐ bởi các yếu tố sản xuất
Những nghiên cứu lý luận về tác động tới NSLĐ bởi các yếu tố sản xuất
Có khá nhiều nghiên cứu lý luận cho thấy các yếu tố sản xuất như vốn, trình độ
lao động, khoa học công nghệ tác động tới NSLĐ của nền kinh tế
Nghiên cứu của Solow [138], Nelson [120], Kartz [104] cho rằng vốn có vai trò
quan trọng ban đầu giúp các doanh nghiệp, các quốc gia thực hiện mục tiêu tăng
trưởng và nâng cao NSLĐ.
Trong khi đó, thu hút vốn FDI sẽ có tác động tích cực tới NSLĐ thông qua các
hiệu ứng tràn về công nghệ và kỹ năng đối với người lao động và doanh nghiệp nội
địa. Kết quả nghiên cứu Blomström và Persson [76] về tác động tràn của FDI tới
NSLĐ ở Mexico, Ramirez (2006) ở Chile, Lichtenberg và Siegel (1987) ở Mỹ,
Djankov và Hoekman (1999) ở cộng hòa Séc, ở Indonesia của Anderson (2000), Italy
của Piscitello và Rabbiosi (2005), của Liu và Zhao (2006) ở Trung Quốc đều cho thấy
tác động tích cực của vốn FDI tới NSLĐ nội địa [127, tr.143].
Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Barrel và Pain [70]; Hubert và Pain [100] lại
cho thấy vốn FDI không cải thiện NSLĐ của nước nhận đầu tư do những vị trí quan
trọng doanh nghiệp FDI họ chỉ thuê những người của nước có vốn FDI đảm nhiệm.
Để hấp thụ vốn FDI và tác động tích cực tới NSLĐ, năng lực công nghệ và trình
độ lao động của nước nhận đầu tư cần phải đạt mức độ nhất định và đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp FDI [85]; [92]. Theo Lipsey, Sjöholm [111] việc hấp thụ còn tùy
thuộc vào giai đoạn phát triển và cơ chế thương mại của quốc gia tiếp nhận vốn FDI.
Nhiều tác giả coi vốn được coi là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ
nhưng nó lại chỉ giúp tăng trưởng trong ngắn hạn và có điểm dừng. Họ cho rằng yếu tố
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và trình độ kỹ năng của lao động mới là những

yếu tố mang lại tăng trưởng NSLĐ bền vững trong dài hạn [113]; [130], [115]. Nghiên
cứu thực nghiệm 8 nước ở Châu Âu của Francesco and Mario (2009) cho thấy tác
7


động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ ở châu Âu và mức độ tác động phụ
thuộc vào chiến lược, định hướng nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Kết
quả nghiên cứu của Black và Lynch [75], Krueger and Lindahl [107], Duryea và Pagés
[88] cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa giáo dục, trình độ lao động với NSLĐ
Nghiên cứu thực nghiệm đo lường tác động tới NSLĐ bởi các yếu tố sản xuất
Với số liệu ở cấp ngành giai đoạn 1987-1996, Bouoiyour [78] sử dụng hàm sản
xuất để đánh giá tác động của vốn FDI đến NSLĐ của doanh nghiệp nội địa ngành chế
biến ở Ma rốc. Tác giả lựa chọn các biến độc lập tác động đến năng suất lao động
trong mô hình bao gồm: tỷ lệ vốn FDI trong ngành chế biến, kỹ năng lao động (tiền
lương của lao động khu vực doanh nghiệp nội địa), và biến tỷ lệ xuất khẩu/tổng giá trị
gia tăng. Kết quả ước lượng cho thấy FDI có tác động tích cực tới năng suất lao động
nội địa. Kỹ năng lao động và biến xuất khẩu cũng cho kết quả tác động tích cực (dấu
dương) tới năng suất lao động. Dù tác động tích cực nhưng biến kỹ năng lao động chỉ
có tác động rất nhỏ do những doanh nghiệp ở Ma rốc chủ yếu có công nghệ thấp nên
chỉ cần trình độ và kỹ năng lao động thấp. Nghiên cứu đã đưa ra ngụ ý rằng năng lực
và khoảng cách về công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là
điều kiện quan trọng quyết định tới tác động tràn. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu
này là mô hình đã bỏ sót biến “tích lũy vốn” của khu vực nội địa bởi đây là biến chính
trong mô hình, đặc biệt mô hình được xây dựng từ hàm sản xuất. Sự thiếu hụt này có
thể dẫn tới những khiếm khuyết hoặc sai lệch trong quá trình ước lượng.
Từ tổng quan các nghiên cứu và lý thuyết, Valadkhani [144] sử dụng các biến
độc lập bao gồm vốn trên lao động (đối với ngành công nghệ thông tin và không phải
công nghệ thông tin), vốn nhân lực (sử dụng số sinh viên tốt nghiệp), độ mở thương
mại, tiền lương, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lao động trong công đoàn để đo lường tác động
tới NSLĐ của Úc giai đoạn 1970-2001. Kết quả ước lượng cho thấy tăng trưởng

NSLĐ trong ngắn hạn chủ yếu được tạo ra bởi vốn, độ mở thương mại. Trong dài hạn,
NSLĐ không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố ngắn hạn mà còn phụ thuộc vào sự hiệu
quả của hệ thống giáo dục và sự thành công trong đổi mới thị trường lao động.
Su và Heshmati [139] sử dụng hàm sản xuất để đo lường các yếu tố tác động tới
NSLĐ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2009. Một loạt các biến độc lập tác giả lập luận
đưa vào mô hình để đo lường tác động như biến như tổng số lao động, vốn đầu tư cố
định, chi tiêu cho giáo dục, giá trị ngành công nghiệp, tỷ lệ lao động thành thị, tỷ lệ lao
động nữ, mức lương trung bình. Việc đưa nhiều biến vào mô hình có thể tăng khả năng
8


giải thích các yếu tố tác động và giảm phần dư (phần không giải thích được). Tuy
nhiên, việc xây dựng mô hình mà không dựa trên cơ sở lý thuyết có thể dẫn tới những
vấn đề gặp về kinh tế lượng. Ví dụ, biến lao động khu vực thành thị hay tỷ lệ lao động
nữ có rất ít cơ sở giải thích tác động tới NSLĐ trong khoảng thời gian ngắn.
Nghiên cứu về các yếu tố tác động tới năng suất lao động, Chouhdry [81] sử dụng
mô hình hàm sản xuất mở rộng từ số liệu cấp quốc gia của 45 quốc gia trên thế giới
giai đoạn 1980-2005. Các biến tác động của mô hình bao gồm: tỷ lệ lao động làm
việc/dân số, tỷ lệ chi tiêu công nghệ bưu chính viễn thông/GDP, tỷ lệ lạm phát, vốn tài
sản, FDI, tỷ lệ dân số đô thị, vốn nhân lực (số năm đi học trung bình của dân số trên 15
tuổi). Nghiên cứu cho thấy giáo dục, vốn FDI, đầu tư cho công nghệ bưu chính viễn
thông có tác động tích cực tới tăng trưởng NSLĐ. Ngược lại, sự gia tăng tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động, tăng lao động trong khu vực nông nghiệp có tác động tiệu cực tới
NSLĐ.
Với số liệu các ngành công nghiệp chế biến của Malaysia giai đoạn 1985-2008,
Ismail, R. et al. [103] áp dụng mô hình hồi qui đa biến để kiểm tra tác động của toàn
cầu hóa tới năng suất lao động ngành dịch vụ. Nghiên cứu đã kết luận rằng những yếu
tố như vốn FDI, lao động nước ngoài và độ mở nền kinh tế có tác động tiêu cực tới
năng suất lao động khu vực dịch vụ. Nguyên nhân do khoảng cách về kỹ năng và khả
năng tiếp nhận công nghệ giữa chuyên gia nước ngoài và lao động trong nước.

Ở cấp độ doanh nghiệp, nghiên cứu của Fallahi, F. và cộng sự [91] về năng suất
lao động của Iran đã đưa ra kết luận rằng, những yếu tố có tác động tích cực tới năng
suất lao động đó là giáo dục, vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển, lương, và định
hướng xuất khẩu. Tác giả đưa ra ngụ ý rằng cần cải thiện giáo dục đối với lực lượng
lao động là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lao động trong tương lai. Đối với
nghiên cứu và phát triển (R&D) thì nhân tố này chủ yếu có tác động mạnh tới các
doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp nhỏ thường có ít có tác động.
Nghiên cứu của Danny, L. và cộng sự [84] lại kiểm chứng mối quan hệ giữa qui
mô doanh nghiệp và năng suất. Tác giả đã phát hiện rằng qui mô doanh nghiệp và
năng suất lao động có mối quan hệ dương đối với cả khu vực chế biến và khu vực
không chế biến. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có qui mô càng lớn thì năng suất lao
động càng cao.
1.2. Những nghiên cứu về NSLĐ ở Việt Nam
Nghiên cứu về thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam
9


Ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan năng suất lao động có khá nhiều.
Những nghiên cứu điển hình về thực trạng NSLĐ như VPC [145]; VPC [146]; APO
[66]; APO [67] APO [68]; Đỗ Văn Huân (2011); Phan Diệp [125]; Trần Minh Tuấn
(2012); Ngọc và Thu (2014), VNPI [61].
Nghiên cứu của Trung tâm Năng suất Việt Nam-VPC (2009), VPC (2011), VNPI
(2014) đã đưa ra một bức tranh tổng quát về tình hình năng suất lao động của Việt
Nam ở cấp độ quốc gia và theo thành phần kinh tế. Báo cáo chỉ mới dừng lại ở mức
mô tả mà chưa có những phân tích, đánh giá đầy đủ xem những yếu tố nào ảnh hưởng,
tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam cũng như những yếu tố nào cản trở sự gia
tăng về năng suất lao động. Mặt khác, báo cáo cũng chưa đưa ra những giải pháp hay
những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam. Tương tự, Đỗ
Văn Huân (2011) cũng chỉ mô tả về những yếu kém về trình độ lao động, lao động
phần lớn tập trung trong nông nghiệp,..đã hạn chế tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam.

Liên quan tới vấn đề năng suất lao động ở cấp quốc gia, các nghiên cứu đều cho
thấy năng suất lao động của Việt Nam hiện khá thấp so với các quốc gia trong khu vực
và châu Á. Điều đặc biệt quan ngại đó là tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam lại thua
kém khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong sản xuất và
xuất khẩu hàng hóa như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,... Năm 2006, NSLĐ của Việt
Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và bằng một phần ba so với các nước
ASEAN (Phan Diep, 2009). Tổ chức năng suất Châu Á (APO-Asian Productivity
Ogranization) (2010), APO (2009), APO (2008) so sánh năng suất lao động ở một số
quốc gia châu Á cho thấy NSLĐ của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực
ASEAN và khu vực châu Á (năm 2010 thậm chí còn thấp hơn Lào, chỉ cao hơn
Campuchia và Myanmar). Theo Ngọc và Thu (2014), tăng trưởng NSLĐ bình quân
hàng năm giai đoạn 2007-2013 của Việt Nam chỉ là 3,9%, thấp hơn nhiều tốc độ tăng
bình quân hàng năm của Trung Quốc 8,5%; của Ấn Độ 6%.
Trong nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh và NSLĐ ở Việt Nam 5 năm sau
gia nhập WTO, Trần Minh Tuấn (2012) cho rằng sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng
NSLĐ giai đoạn 2007-2009 thu giảm do Việt Nam hội nhập sâu và chịu khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Tác giả cũng chỉ ra rằng năng suất ngành nông nghiệp, công nghiệp
chế biến của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn khi so sánh với các nước trong khu vực.
Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị cần cải thiện chất lượng đầu vào của quá trình sản

10


xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, và sự liên kết giữa các doanh
nghiệp.
Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động ở Việt Nam
Những nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ vẫn còn khá
khiêm tốn. Một số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này như CIEM và ACI [79], Ân
và Tuệ Anh [4], Tăng Văn Khiên [26], Marco Breu và cộng sự [27], Tế và Đông
(2013), Đông (2013), Ngọc và Thu (2014).

Khiên (2007) đã đưa ra một bức tranh khái quát chung về NSLĐ của Việt Nam ở
cấp độ quốc gia và theo khu vực cũng như theo thành phân kinh tế giai đoạn 20012005. Tác giả cho rằng khu vực kinh tế ngoài nhà nước (xét theo hình thức sở hữu) và
ngành nông - lâm nghiệp (xét theo ngành kinh tế) có mức NSLĐ rất thấp, nhưng lại có
lao động chiếm tỷ lệ rất cao đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức năng suất lao động
bình quân chung toàn nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu của Ân và Anh (2008) về tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn
1991-2006 cho thấy, đóng góp trung bình của tăng trưởng NSLĐ của bản thân các
ngành vào tốc độ tăng NSLĐ ở cấp quốc gia có xu hướng giảm đi trong giai đoạn
1991-2004. Đây là dấu hiệu không tốt về năng lực cạnh tranh và sự phat triển chung
của nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn 2004-2006 đã có dấu hiệu tích cực hơn. Nghiên
cứu cũng cho thấy tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu do lao động di chuyển từ
ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao. Mặt khác, NSLĐ của ngành công
nghiệp khai thác cũng giảm đi trong giai đoạn này. Trong khi đó, ngành nông nghiệp
lại có tác động tích cực tới tăng NSLĐ nội bộ của các ngành trong các năm 1995,
2001, và 2005 là dấu hiệu tích cực trong khu vực nông nghiệp. Đây là nghiên cứu khá
cơ bản về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với NSLĐ. Tuy nhiên, việc đánh giá
NSLĐ theo phân kỳ kế hoạch (5 năm) không giúp thấy rõ được những xu hướng tác
động thực chất của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ trong từng bối cảnh, điều kiện kinh
tế tương đồng. Hơn nữa, việc số liệu phân tích chỉ dừng lại ở năm 2006 sẽ không thấy
rõ được xu hướng biến động kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt giai đoạn
này nền kinh tế phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Trong báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam CIEM và ACI (2010),
cũng trình bày mô tả khái quát về NSLĐ của Việt Nam. Báo cáo cũng mô tả rằng
NSLĐ tăng chủ yếu là do chuyển dịch cơ cấu từ khu vực nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, còn tăng năng suất nội bộ ngành còn thấp.
11


Nghiên cứu của Marco Breu và cộng sự (2011) về tăng trường bền vững của Việt
Nam, vấn đề NSLĐ được nhắc tới như một thách thức cần cải thiện nếu Việt Nam

muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cụ thể, để duy trì mức tăng trưởng
khoảng 7-8%/năm từ nay cho tới năm 2020 mà Chính phủ đề ra, Việt Nam cần nâng
mức tăng NSLĐ lên hơn 1,5 lần so với gian đoạn 2005-2010.
Nghiên cứu của Tế và Đông (2013) đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tới NSLĐ nhưng trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở khâu tác động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong 3 ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Các tác giả đã sử dụng hệ số co giãn để đo mức độ
chuyển dịch theo từng giai đoạn cụ thể mà chưa tính tới sự dịch chuyển lao động làm
thay đổi NSLĐ trong các ngành đó như thế nào. Trong nghiên cứu khác, Nguyễn Thị
Đông (2013) đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng NSLĐ và năng lực cạnh tranh
quốc gia giai đoạn 2005-2012. Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam
chủ yếu do dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy
nhiên, do tốc độ tăng NSLĐ trong hai khu vực này trì trệ khiến năng lực cạnh tranh
quốc gia có xu hướng đi xuống. Vì vậy, để cải thiện NSLĐ, Việt Nam cần đổi mới
giáo dục, tăng tính tổ chức kỷ luật, tính hợp tác trong sản xuất, coi doanh nghiệp là chủ
các họa động sang tạo tri thức, kỹ thuật.
Gần đây, Ngọc và Thu (2014) đã có những đánh giá định tính về NSLĐ của Việt
Nam dưới góc nhìn cơ cấu lao động và kỹ năng giai đoạn 2007-2013. Các tác giả mới
chỉ dừng lại so sánh NSLĐ giữa các ngành, mô tả xu hướng dịch thay đổi về trình độ
chuyên môn của lao động chứ chưa đo lường mức độ tác động từ chuyển dịch cơ cấu
hay tác động của trình độ lao động tới NSLĐ.
Nghiên cứu tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam
Cho tới thời điểm hiện tại, những nghiên cứu đánh giá các yếu tố nội bộ tác động
tới NSLĐ ở Việt Nam vẫn hết sức hạn chế. Hiện chỉ có một số nghiên cứu đơn lẻ về
các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam như Tâm (2001) Kiên (2008),
Loan và Hùng (2009), Thành và Hồng (2009); Đinh Phi Hổ và Nguyễn Hữu Trí
(2010); Trung và Yoshinori Hara (2011); Hổ và Dưỡng (2011), VNPI (2014).
Tâm (2001) cho rằng tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp là nguyên nhân dẫn tới
NSLĐ trong nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn nhiều so với những ngành khác. Tác
giả đưa ra một số gới ý nhằm cải thiện NSLĐ đó là phát triển giáo dục nông thôn,

vùng sâu; tăng cường công tác khuyến nông; chú trọng đào tạo ngắn hạn tại chỗ; có

12


chính sách ưu tiên các trường, viện nghiên cứu ngành nông lâm ngư nghiệp, phân công
hợp lý lao động nông nghiệp nông thôn.
Kien (2008) nghiên cứu tác động của khu vực FDI tới tăng trưởng NSLĐ toàn
nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp
FDI có vai trò quan trọng tới NSLĐ của Việt Nam. Sự hiện diện của các doanh nghiệp
FDI đã thúc đẩy sự cạnh tranh và áp lực đổi mới công nghệ và cách thức quản lý, làm
việc của các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, tác động tràn từ phía doanh nghiệp FDI
về kỹ năng quản lý, quản trị, marketing đối với các doanh nghiệp trong nước làm cho
NSLĐ nhìn chung được cải thiện. Tuy nhiên, khoảng cách về kỹ năng và những doanh
nghiệp FDI thâm dụng vốn sẽ có tác động không tốt đối với NSLĐ nói chung.
Liên quan tới NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp, Trung và Yoshinori Hara (2011) đã
sử dụng cách tiếp cận quản lý tri thức nhằm xem xét tác động của quản lý tri thức tới
NSLĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý tri thức có tác động tích cực
đối với NSLĐ. Các tác giả cũng đưa ra ngụ ý rằng để nâng cao hơn nữa NSLĐ, các
nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc gặp gỡ với công nhân, thay thế các
máy móc lạc hậu, nâng cao kỹ năng tự học hỏi của người lao động, xây dựng không
khí cởi mở trong công ty nhằm khuyến khích những người lao động nói ra quan điểm
của mình.
Từ tổng quan nghiên cứu, Loan và Hùng (2009) đã xây dựng kênh đánh giá tác
động của các yếu tố quản lý tới NSLĐ của các doanh nghiệp ngành dệt may. Năm
nhóm yếu tố quản lý sử dụng trong mô hình đánh giá tác động tới NSLĐ bao gồm:
cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản trị nguồn nhân lực, quản lý
sản xuất, và mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm
tác giả mới chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu lý thuyết mà chưa có nghiên cứu ứng dụng
thực tế.

Nghiên cứu của Thành và Hồng (2009) về NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 20012008, các tác giả mô tác các yếu tố tác động tới NSLĐ bao gồm trình độ tay nghề,
khoa học kỹ thuật, vấn đề cơ cấu tổ chức sản xuất, và vấn đề quản lý và xã hội. Tuy
nhiên, trong phần đánh giá các tác giả lại chỉ mô tả NSLĐ theo thành phần kinh tế,
theo ngành chứ không đánh giá các yếu tố tác động.
Sử dụng số liệu giai đoạn 1991-2009, Hổ và Dưỡng (2011) sử dụng mô hình hồi
quy đo lường mối quan hệ giữa NSLĐ với tăng trưởng kinh tế trong ngành nông
nghiệp. Kết quả ước lượng cho thấy NSLĐ có ý nghĩa và quan hệ cùng chiều với tăng
trưởng. Các yếu tố có tác động tích cực tới NSLĐ nông nghiệp như vốn đầu tư, qui mô
13


đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa, trình độ cơ giới, liên kết và kiến thức nông
nghiệp. Tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách như cần nâng cao năng suất sử dụng
đất thong qua chuyển dịch cơ cấu, tăng cung tín dụng, nâng cao trình độ kiến thức cho
nông dân, khuyến khích liên kết sản xuất và phát triển hạ tầng nông thôn. Trước đó,
Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010) cũng đã dùng hàm hồi qui để đánh giá tác
động của qui mô vốn đầu tư, qui mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa, trình độ sản xuất nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp tới NSLĐ nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố
này đều tác động tích cực tới NSLĐ. Trông đó, yếu tố vốn và đa dạng hóa sản xuất có
tác động tích cực nhất. Tác giả cũng cho rằng việc sử dụng kết hợp đồng bộ các chính
sách có ý nghĩa quan trọng đối với tăng NSLĐ nông nghiệp hơn là thực hiện chính
sách đơn lẻ.
Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam về NSLĐ thời gian vừa qua cho thấy, các tác
giả và nhóm tác giả mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh chính sau:
o Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu tổng quan và khái quát về
năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp định tính. Nói cách khác, những
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại phân tích ở mức độ thực trạng, báo cáo kết quả chứ
chưa đo lường và đánh giá các yếu tố tác động tới NSLĐ ở Việt Nam dựa trên phương
pháp định lượng.

o Một số nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của một yếu tố hoặc một phạm
trù riêng lẻ tới NSLĐ mà chưa đưa ra những phương pháp đánh giá, phân tích một
cách đầy đủ và hệ thống các yếu tố chính tác động tới NSLĐ ở Việt Nam. Mặt khác,
hầu hết các nghiên cứu chỉ đề xuất mô hình mà thiếu sự luận giải dựa trên cơ sở lý
luận đầy đủ.
o Các nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích về NSLĐ trong một giai đoạn
ngắn nhất định mà chưa có những phân tích mang tính dài hạn kể
từ sau đổi mới. Do đó, những nghiên cứu này thường chỉ đánh giá và phân tích
định tính những ảnh hưởng tác động đến NSLĐ trong ngắn hạn, thiếu những phân tích
so sánh theo từng giai đoạn phát triển cụ thể.
Trước những khoảng trống nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những yếu tố tác
động tới năng suất lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu một cách hệ thống nhằm đo
lường những yếu tố chính tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam. Từ đó đề tài sẽ
đưa ra những gợi ý giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao NSLĐ ở Việt Nam một cách
bền vững trong giai đoạn tiếp theo một cách toàn diện.
14


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
2.1. Các khái niệm
Khái niệm năng suất
Năng suất là một trong những biến số căn bản quan trọng nhất trong việc quản lý
hoạt động sản xuất trong nền kinh tế [133]. Tengen [141] đã tổng quan và có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về năng suất. Ông cho rằng đây là một thuật ngữ rộng và ý nghĩa
của nó phụ thuộc vào phạm vi sử dụng. Các định nghĩa chính do ông tổng hợp như:
o Theo trung tâm Năng suất của Nhật Bản định nghĩa thì năng suất là tất cả
những gì con người có thể làm ra từ nguyên vật liệu, vốn và công nghệ.
o Bernolak (1997) đưa ra định nghĩa năng suất là việc sử dụng các nguồn lực một

cách tốt nhất, quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ một nguồn lực
như nhau sẽ tăng năng suất. Hay sản xuất được cùng số lượng sản phẩm với
một nguồn lực ít hơn.
o Định nghĩa của Bheda, Narag & Singla, (2003) thì năng suất chính là hiệu quả
của các yếu tố sản xuất, lao động và vốn trong việc tạo ra giá trị.
Theo quan điểm cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hay hiệu
suất sử dụng các nguồn lực sẵn có. Năng suất giai đoạn này cao hơn có nghĩa là sản
xuất ra nhiều sản phẩm hơn với chi phí sản xuất thấp hơn giai đoạn trước đó.
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất là việc kết hợp sử dụng hiệu
quả các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng,
thông tin và thời gian.
Còn Trung tâm năng suất Việt Nam [145] thì định nghĩa rằng năng suất là mối
quan hệ giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình hành đầu ra đó. Nguyên tắc cơ
bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hóa đầu ra và giảm thiểu
đầu vào sử dụng.
Nhìn chung, theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức thì
năng suất là thuật ngữ dùng để đánh giá hiệu quả đầu ra từ quá trình hoạt động sản
15


xuất của một chủ thể (mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân,..) khi sử dụng
những đầu vào nhất định.
Khái niệm năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh gia hay đo lường trình độ
và năng lực hoạt động sản xuất và kinh doanh của mỗi quốc gia từ những nguồn lực và
lợi thế sẵn có.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì “năng
suất lao động (NSLĐ) là hiệu quả của lao động trong việc kết hợp sử dụng các yếu tố
đầu vào để tạo ra giá trị gia tăng trong một khoảng thời gian nhất định”. Cụ thể, năng
suất lao động được đo bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị gia tăng trên lượng lao động đầu vào

sử dụng [122, tr.14].
Hay năng suất lao động là thước đo sử dụng nhằm đo lường hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đầu ra. Nó có thể được đo bằng một số
cách khác nhau [93].
Năng suất lao động = số lượng đầu ra/số lượng đầu vào sử dụng
Số lượng đầu ra có thể là giá trị gia tăng của nền kinh tế (GDP) hay doanh thu
của doanh nghiệp. Còn lượng đầu vào sử dụng ở đây có thể là tổng số việc làm, số giờ
lao động hay số lượng lao động của một doanh nghiệp, một quốc gia. Trong nghiên
cứu này, định nghĩa của OECD về NSLĐ sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích
đánh giá.
Năng suất lao động cao và có xu hướng tăng trưởng nhanh lại phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác nhau. NSLĐ không chỉ được quyết định bởi tinh thần, thái độ, kỹ
năng của những lao động làm việc trong một doanh nghiệp, một hộ gia đình, một tổ
chức cụ thể mà nó còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác không kém phần quan
trọng như điều kiện tự nhiên, định hướng mô hình phát triển của mỗi quốc gia, sự phát
triển khoa học và khả năng áp dụng công nghệ. Việc mỗi quốc gia xây dựng môi
trường hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo ra các chính
sách hỗ trợ và khuyến khích để quốc gia đó phát huy tốt nhất lợi thế với điều kiện cụ
thể. Do đó, chính phủ thay vì tiêu dùng thiếu hiệu quả và lãng phí, việc ưu tiên nguồn
16


lực đầu tư phát triển khoa học công nghệ cũng như đầu tư cho giáo dục và cơ sở hạ
tầng phù hợp (phù hợp với chiến lược phát triển ngành và ràng buộc ngân sách) nhằm
cải thiện môi trường kinh doanh sẽ tạo tăng trưởng NSLĐ cao và ổn định trong dài
hạn.
Phân loại năng suất lao động
Năng suất lao động thường được chia làm 2 loại chính đó là năng suất lao động
cá nhân và năng suất lao động xã hội2.
Năng suất lao động cá nhân được đo bằng số lượng sản phẩm hoàn thành trong

một thời gian nhất định. Các yếu tố chính quyết định năng suất lao động cá nhân đó là
kỹ năng làm việc, thái độ lao động, tính trách nhiệm và công cụ, điều kiện lao động.
Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động.
NSLĐ xã hội thường được đo lường thông qua tổng sản phẩm trong nước tính bình
quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là trong một năm.
Bên cạnh đóng góp của NSLĐ cá nhân, yếu tố có vai trò và ảnh hưởng quan
trọng tới NSLĐ xã hội đó là lựa chọn mô hình tăng trưởng, chiến lược phát triển
ngành, chiến lược tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, môi trường phát triển khoa học
công nghệ, môi trường và hạ tầng giáo dục xã hội. Nói cách khác, việc chính phủ tạo
ra môi trường kinh doanh thuận lợi để lao động trong nền kinh tế có được cơ hội làm
việc trong những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình cũng như bộ
máy quản lý nhà nước với những điều kiện thuận lợi nhất từ đó tạo ra giá trị gia tăng
cao nhất có thể.
NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau trong nền kinh
tế. Các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội cũng có tác động mạnh mẽ tới NSLĐ cá
nhân. Cụ thể, việc định hướng mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tốt sẽ giúp quốc
gia đó thu hút được những nhà đầu tư, doanh nghiệp tập trung vào những ngành có
công nghệ hiện đại sẽ giúp lao động có năng suất cao. Hay điều kiện và chất lượng hệ
thống giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo ra những lao động có kỹ năng và tác phong thái độ
làm việc tốt. Tương tự, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp lao động dịch chuyển từ khu
2

VOER, Phân loại và các chỉ tiêu tính năng suất lao động. Trang web: [ truy cập 23/3/2016.

17


vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ giúp lao động học hỏi được kỹ năng sản
xuất, kỷ luật lao động cũng như khả năng quản lý tốt hơn từ đó cải thiện NSLĐ của cá
nhân.

2.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới năng suất lao động
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động – tiếp cận từ trường phái cơ cấu
 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện
năng suất lao động của mỗi quốc gia.
Theo lý thuyết nhị nguyên, mô hình hai khu vực của Lewis [110] cho rằng khi
nông nghiệp dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi tích lũy và
đầu tư của khu vực công nghiệp. Khu vực hiện đại (công nghiệp, dịch vụ) chính là khu
vực thu hút lao động khu vực truyền thống (nông thôn và trong khu vực nông nghiệp)
sang từ đó cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển.
Mô hình hai khu vực của các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng, sản phẩm biên trong nông
nghiệp luôn dương nên lao động chuyển dịch khỏi khu vực nông nghiệp làm năng suất
biên của những lao động làm việc còn lại trong khu vực này cao hơn bên cạnh yếu tố
quan trọng là khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ngày càng phát triển.
Lý thuyết phân kỳ kinh tế của Walt Rostow (1960) cho rằng quá trình phát triển của
bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều trải qua 5 giai đoạn đó là: giai đoạn xã hội truyền
thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, tăng trưởng và xã hội với mức tiêu dùng cao. Đối với
các nước đang phát triển, hầu hết các nước đang ở trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất
cánh. Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế hầu hết các quốc gia này bắt đầu hình thành
những ngành công nghiệp chế biến, những ngành dịch vụ và dần trở thành những ngành
chính góp phần vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nhờ đó, lao động dần dịch chuyển
từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có NSLĐ cao hơn.
Theo Timer và Vries [142], nghiên cứu của Crafts (1984) là một trong những
nghiên cứu điển hình chỉ ra sự phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế làm dịch
chuyển lao động và vốn từ sản xuất hàng hóa thô, sơ cấp sang ngành công nghiệp chế
biến và dịch vụ. Hơn nữa, mức độ và tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động trong
ngành nông nghiệp luôn thấp hơn so với những ngành còn lại trong nền kinh tế, sự
khác biệt này phản ánh tính tự nhiên vốn có trong hàm sản xuất, trong cơ hội đầu tư và
về sự thay đổi của tỷ lệ kỹ thuật công nghệ. Do đó, vai trò quan trọng của các công cụ
18



×