Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Giáo án Vnen ( kế hoạch bài học) toán 6 phần đại số hay, đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.78 KB, 107 trang )

Kế hoạch dạy học môn toán 6
Ngày soạn: 15/08/2015
Ngày dạy: 17/08/2015

Năm học 2015 - 2016

PHẦN SỐ HỌC
CHƯƠNG I ÔN TẬP VÀ BÔ TÚC VẾ SỐ TỰ NHIÊN
Tuần 1. Tiết 1
Bài 1 TẬP HỢP . PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

I. Mục tiêu
- Làm quen với khái niệm tập hợp.
- Bết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
- Nhận biết các đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hơp cho trước.
- Biết mọt tập hợp được diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng đúng các ký hiệu ∈,∉ .
II. Phương tiện
- Một số đồ vật, dụng cụ học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản
điều khiển trò chơi : Thu thập đồ vật
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện các lệnh:
+ Đọc thông tin trong sách hướng dẫn học
1.a.
+ Cùng bạn suy nghĩ, trả lời câu hỏi 1.b
bằng cách nói theo mẫu có sẵn.
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm từng
yêu cầu của câu 2.a


- Gv: Yêu cầu cả lớp cùng nghiên cứu câu
2.b
- Gv: Tên của tập hợp thường được kí hiệu
như thế nào ? các phần tử của tập hợp
thường được viết như thế nào ? nêu số lần
được liệt kê và thứ tự của các phần tử

Hoạt động của Học sinh
- Hs: Chơi trò chơi theo nhóm dưới sự điều
khiển của chủ tịch hội đồng tự quản.

- Hs: Hoạt động chung câu 1.a
- Hs: làm việc cá nhân sau đó làm việc theo
nhóm câu 1.b
- Hs: hoạt động nhóm câu 2.a
- Hs: Hoạt động cá nhân câu 2.b
- Hs: Thảo luận nhóm sau đó lần lượt trả lời
các câu hỏi

1


Kế hoạch dạy học môn toán 6
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện câu 2. c
- Gv: Yêu cầu cả lớp cùng nghiên cứu câu
3. a.
- Gv: Nếu một phần tử thuộc một tập hợp
thì ta dùng kí hiệu nào? Nếu một phần tử
không thuộc một tập hợp thì ta dùng kí hiệu
nào?

- Gv: Yêu cầu hs thực hiện cá nhân sau đó
làm nhóm đôi câu 3. b
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện câu 4. a
- Gv: Yêu cầu cả lớp cùng nghiên cứu câu
4. b
- Gv: Có mấy cách để viết một tập hợp ? Đó
là những cách nào ?
- Gv: yêu cầu hs làm câu 4. c

Năm học 2015 - 2016
- Hs: Trao đổi, thảo luận, thực hiện nhanh
câu 2. c
- Hs: Hoạt động cá nhân câu 3.a
- Hs: Trả lời câu hỏi

- Hs: Thực hiện câu 3. b
- Hs: Viết tập hợp B sau đó điền vào ô trống
- Hs: Hoạt động theo nhóm câu 4. a
- Hs: Hoạt động cá nhân câu 4. b
- Hs: Nêu các cách viết một tập hợp
- Hs: làm việc theo cặp đôi câu 4. c

C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs làm các bài tập 1,2,3
- Gv: Yêu cầu các nhóm thống nhất đưa ra
kết quả để thảo luận chung.
- Gv: Nhận định kết quả và sửa các lỗi sai
cảu hs
* Gv: Kết luận chung
D. Hoạt động vận dụng

- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm câu 1. a,b

- Hs: làm việc cá nhân, trao đổi trong nhóm
hoàn thiện các bài tập 1,2,3
- Hs: Các nhóm thảo luận đưa đến kết quả

- Hs: Trao đổi hoàn thiện nhanh câu 1. a, b

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: yêu cầu hs làm việc theo nhóm câu 1
- Hs: Thực hiện theo nhóm câu 1
- Gv: Yêu cầu hs về nhà suy nghĩ, tìm cách
làm câu 1. b, câu 2
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 2 : Tập hợp các số tự nhiên
Ngày soạn: 15/08/2015
2


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày dạy: 18/08/2015
Tuần 1. Tiết 2
Bài 2 TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu
- Củng cố khái niệm tập hợp số tự nhiên và quan hệ thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
- Biết đọc, viết các số tự nhiên. Biết so sánh, sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần

hoặc giảm dần.
- Biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số.
- Phân biệt các tập hợp N và N*.Biết sử dụng đúng các kí hiệu: =,≠, >, <, ≥, ≤ . Biết viết
số tự nhiênliền sau, liền trước của một số tự nhiên.
II. Phương tiện
- Thước kẻ, phiếu học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi
sau:
+ Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10 có
bao nhiêu phần tử ?
+ Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10
bằng hai cách ?
+ Số 3 và số 12 có phải là các phần tử của
tập hợp trên không ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động nhóm câu 1. a
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận so sánh sự giống
và khác nhau cảu tập hợp N và N*
- Gv: Yêu cầu hs làm nhanh câu 1. b
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu câu 2. a
- Gv: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau:
Cho a và b là hai số tự nhiên
+ Khi so sánh hai số ta sẽ có những khả
năng nào xảy ra ?
+ Nếu a < b, b < c thì a ? c
+ Mỗi số tự nhiên có bao nhiêu số liền


Hoạt động của Học sinh
- Hs: Hoạt động các nhân trả lời nhanh các
câu hỏi.

- Hs: Nghiên cứu câu 1. a
- Hs: Phân biệt tập N và N*
- Hs: Thảo luận cặp đôi chọn đáp án đúng
- Hs: Nghiên cứu câu 2. a
- Hs: thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Hs: a < b ; a > b ; a ≤ b ; a ≥ b
- Hs: a < c
- Hs: mỗi số tự nhiên có duy nhất một số
3


Kế hoạch dạy học môn toán 6
trước và số liền sau nó ? cho ví dụ ?
+ Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau
mấy đơn vị ?
+ Khi biểu diễn 2 điểm trên tia số thì điểm
biểu diễn số lớn hơn nằm ở vị trí nào so với
điểm biểu diến số nhỏ hơn ?
+ Tập hợp N có bao nhiêu phần tử ? Tìm số
nhỏ nhất và số lớn nhất trong tập N ?
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện câu 2. b vào
phiếu học tập.
- Gv: Yêu cầu hs làm việc cá nhân câu 2. c
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện các bài tập
- Gv: Yêu cầu hs trong các nhóm kiểm tra

bài của nhau, gv bao quát chung.
- Gv: Yêu cầu các nhóm thống nhất đưa ra
kết quả để thảo luận chung.
- Gv: Nhận định kết quả và sửa các lỗi sai
cảu hs
* Gv: Kết luận chung

Năm học 2015 - 2016
liến trước và một số liền sau. VD
- Hs: Hơn nhau 1 đơn vị
- Hs: Điểm biểu diến số lớn hơn ở bên phải
điểm biểu diễn số nhỏ hơn
- Hs: Có vô số phần tử, số 0 là số nhỏ nhất
và không có số lớn nhất.
- Hs: Thảo luận làm 2. b
- Hs: 15 < a ; 1001 > b
- Hs: Làm bài tập, trao đổi với các thành
viên trong nhóm, nhờ giúp đỡ nếu gặp khó
khăn

D. Hoạt động vận dụng
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin và trả lời các - Hs: Nghiên cứu và tiếp thu thông tin
câu hỏi.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm và đưa ra
kết quả kèm theo lời giải thích cho từng
trường hợp.

- Hs: Thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến
chung của nhóm


III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 3 : Ghi số tự nhiên

Ngày soạn: 17/08/2015
4


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Ngày dạy: 20/08/2015
Tuần 1. Tiết 3
Bài 3 GHI SỐ TỰ NHIÊN

Năm học 2015 - 2016

I. Mục tiêu
- Biết thế nào là một hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
- Hiểu cách ghi số và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong hệ thập phân.
- Biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.
- Thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, phiếu học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi:
+ So sánh tập N và N* ?

+ Tìm số liền trước và liền sau của số 10 ?
+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau
mấy đơn vị ?
+ Dùng bao nhiêu chữ số để viết được số
15421 ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân câu 1.a
và trả lời các câu hỏi :
+ Có bao nhiêu chữ số ?
+ Số và chữ số khác nhau ở điểm nào ?
- Gv: Yêu cầu làm nhóm đôi câu 1. b
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động các nhân câu
2.a và trả lời các câu hỏi :
+ Tìm số chục và số trăm của số 5439 ?

Hoạt động của Học sinh
- Hs: Trả lời nhanh các câu hỏi phần khởi
động

- Hs: Nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi
- Hs: 999; 987
- Hs: Số chục là 543; số trăm là 54

+ Cho biết các chữ số trong các số : ab ; abc - Hs: Đối với số ab : a là chữ số hàng chục,
thuộc hàng nào ?
b là chữ số hàng đơn vị.
Đối với số abc : a là chữ số hàng trăm,
b là chữ số hàng chục, c là chữ số hàng đơn
5



Kế hoạch dạy học môn toán 6
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động nhóm đôi câu
2. b; 2. c
- Gv: Yêu cầu hs làm nhanh câu 3. a
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu câu 3. b
và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu các chữ số cơ bản kèm theo giá trị
của chúng trong hệ thập phân để viết được
số la mã từ 1 đến 10 ?
+ Nêu cách viết số la mã từ 1 đến 10, từ 11
đến 20, từ 21 đến 30 ?

Năm học 2015 - 2016
vị
- Hs: Thảo luận nhanh và đưa ra các câu trả
lời
- Hs: làm 3.a
- Hs: Thảo luận và đưa ra các câu trả lời
tương ứng

C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện bài tập từ 1 đến - Hs: làm việc cá nhân giải quyết các bài tập
5 sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm
từ 1 đến 5 và trao đổi thảo luận
học tập của mình
- Gv: Kiểm tra việc làm bài tập ở các nhóm
D. Hoạt động vận dụng
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu và trả
lời các câu hỏi:

+ Tại sao các chữ số viết hiện nay thường
được gọi là chữ số Ả Rập ?
+ Nêu quy ước viết chữ số la mã ?
+ Nêu cách tính giá trị của số la mã ?

- Hs: Nghiên cứu tài liệu trả lời nhanh các
câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận tìm cách làm các - Hs: Trao đổi thảo luận hoàn thành các bài
bài tập 1,2,3
tập
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 4 : Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Ngày soạn:20/08/2015
6


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày dạy: 23/08/2015
Tuần 1
Tiết 4
Bài 4. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON

I. Mục tiêu

- Biết đếm chính xác số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
- Hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử,
cũng có thể không có phần tử nào.
- Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hoạt động nhóm thực hiện trả - Hs: thảo luận đưa ra các câu trả lời
lời các câu hỏi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân câu 1
và trả lời các câu hỏi :
+ Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? - Hs: Có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô
số phần tử hoặc không có phần tử nào
+ Một tập hợp không có phần tử nào gọi là - Hs: Tập rỗng
tập gì ?
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động nhóm câu 2.a
- Hs: E = { x; y} F = { x; y; c; d }
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động nhóm câu 2. b
và trả lời các câu hỏi:
+ Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập
hợp B?
+ Khi nào tập hợp A bằng tập hợp B?

- Hs: Nghiên cứu câu 2. b và trả lời các câu
hỏi:
+ Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B

nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc
tập hợp B. Kí hiệu: A ⊂ B hoặc B ⊃ A.
+ A = B nếu A ⊂ B và B ⊂ A

- Gv: Yêu cầu hs làm nhóm đôi câu 2. c

- Hs: M ⊂ A ; M ⊂ B

C. Hoạt động luyện tập
7


Kế hoạch dạy học môn toán 6
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện bài tập từ 1 đến
4 sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm
học tập của mình
- Gv: Kiểm tra việc làm bài tập ở các nhóm

* Gv: Chốt kiến thức

Năm học 2015 - 2016
- Hs: Hoạt động cá nhân sau đó trao đổi với
bạn trong nhóm hoàn thiện các nội dung bài
tập
Bài 1
a. A = {x ∈ N| x ≤ 20 }
b. B = ∅
Bài 2
a. M1 = {a,b} ; M2 = {a,c} M3 = {b,c}
b. M1 ⊂ M; M2 ⊂ M; M3 ⊂ M

Bài 3
A = {x ∈ N| x < 10 }; B = {x ∈ N| x < 5 }
Nên B ⊂ A
Bài 4
A = {0} , A không phải là tập hợp rỗng vì
tập A có 1 phần tử 0

D.E Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở
rộng
- Gv: Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận làm bài - Hs: Nghiên cứu cá nhân sau đó thảo luận
1,2,3
nhóm
- Gv: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Khi nào tập hợp A bằng tập hợp B
+ Lấy ví dụ một tập hợp có một, nhiều, vô
số, không có phần tử nào ?
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 5 : Luyện tập

Ngày soạn: 21/08/2015
8


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Ngày dạy: 24/08/2015
Tuần 2
Tiết 5


Năm học 2015 - 2016

Bài 5.

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu
- Củng cố khái niệm tập hợp, tập hợp số tự nhiên, tập hợp con vàcác phần tử của tập hợp.
- Biết tìm số phần tử của một tậphợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập
hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng ký
hiệu ⊂ và ∅
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs chơi trò chơi: Liệt kê
nhanh 10 bài hát thiếu thi đã được học ở
chương trình tiểu học10 và sau đó hát bài
hát thứ 10.

Hoạt động của Học sinh
- Hs: Thảo luận nhóm tìm các bài hát sau đó
thể hiện bài hát thứ 10

B. Hoạt động hình thành kiến thức
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs làm hoàn thiện các bài tập
từ 1 đến 4. sau mỗi bài trao đổi thảo luận

với các bạn trong nhóm

Bài 1
C = {0;2;4;6;8} ; L = {11;1;3;15;17;19}
A = {18;20;22}; D = {25;27;29;31}
Bài 2
A = {18} có 1 phần tử
B = {0} có 1 phần tử
C = {0;1;2;3;....} có vô số phần tử
D = ∅ không có phần tử nào
E = ∅ không có phần tử nào
Bài 3
A = {x ∈ N| x < 10 };B = {x ∈ N| x = 2k }
N* = {1;2;3;....} ; N = {0;1;2;....}
9


Kế hoạch dạy học môn toán 6

- Gv: Quan sát học sinh làm bài tập

Năm học 2015 - 2016
A ⊂ N;

B ⊂ N;

N* ⊂ N

Bài 4
B ⊂ A;


M ⊂ A;

M⊂ B

D. Hoạt động vận dụng
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin phần - Hs: Nghiên cứu thông tin phần vận dụng
vận dụng để lấy thông tin cho bản thân.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs đọc phần 1 và trả lời các
câu hỏi:
+ Nếu A ⊂ B thì các phần tử của A có
thuộc B không ? Các phần tử của B có
thuộc A không ?

- Hs: Đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi

- Hs:
+ Nếu A ⊂ B thì mọi phần tử thuộc A đều
thuộc B, nhưng các phần tử thuộc B chưa
chắc đã thuộc A
+ Mối quan hệ giữa tập ∅ và các tập khác ? + Tập ∅ là tập con của mọi tập hợp
+ Muốn chứng minh tập hợp A không phải + A không phải là tập con của B nếu 1 phần
là con của tập hợp B ta làm như thế nào ?
tử thuộc A mà không thuộc B
- Gv: Yêu cầu hs đọc mục 2 và trả lời câu
hỏi:
+ Nêu cách tính số phần tử của tập hợp các
số tự nhiên liên tiếp từ a đến b ?
+ Tính số phần tử của tập B


- Hs: Nghiên cứu phần 2 và trả lời
- Hs:
+ Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến
b có b – a + 1 phần tử
+ có 99 – 10 + 1 = 90 phần tử

- Gv: Yêu cầu hs đọc mục 3 và trả lời câu
hỏi:
+ Nêu cách tính số phần tử của tập hợp các
số tự nhiên chẵn, lẻ liên tiếp từ a đến b ?
+ Tính số phần tử của tập D, E

- Hs: Nghiên cứu phần 3 và trả lời
- Hs:
+ Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến
b có (b – a) : 2 + 1 phần tử
+ D có ( 99 – 21) : 2 + 1 = 40 phần tử
+ E có ( 96 – 32) : 2 + 1 = 33 phần tử

III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 6 : Phép cộng và phép nhân

Ngày soạn: 22/8/2015
10



Kế hoạch dạy học môn toán 6
Ngày dạy: 25/08; 01/09/2015
Tuần 2 - 3
Tiết 6 – 7
Bài 6
PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN

Năm học 2015 - 2016

I. Mục tiêu
- Biết các tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép
cộng các số tự nhiên ; Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
- Biết vận dụng các tính chất trên vào tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
- Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi, khi tính toán trên các số tự nhiên.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động nhóm thảo luận - Hs: Thảo luận nhanh các câu hỏi phần
nhanh các câu hỏi phần khởi động
khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu câu 1. a và trả - Hs: Nghiên cứu câu 1. a và trả lời các câu
lời các câu hỏi:
hỏi
+ Kết quả của phếp cộng và phếp nhân
được gọi là gì ?
+ Khi nào ta không cần viết dấu nhân giữa

các thừa số ?
- Gv: yêu cầu hs hoạt động nhóm câu 1. b
- Hs: Hoàn thiện bảng
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời - Hs: Thảo luận nhóm và trả lời câu 2. a
câu 2. a
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu câu 2. b và trả
lời các câu hỏi:
+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng
- Hs: Khi đó tổng hoặc tích không đổi
(hoặc các thừa số trong một tích) thì tổng
( hoặc tích) có thay đổi không ?
+ Tổng của một số với số 0 bằng bao nhiêu - Hs: Bằng chính nó
+ Nêu dạng tổng quát tính chất kết hợp của - Hs: ( a + b) + c = a + ( b + c)
phép cộng và phép nhân
( a . b) . c = a . ( b . c)
- Gv: Trong một tổng(hoặc một tích) gồm
- Hs: Áp dụng được
nhiều số hạng(thừa số) ta có thể áp dụng
các tính chất trên không?
- Gv: Yêu cầu hs làm nhanh câu 2. c
- Hs: (23 + 47) + ( 11 + 29) = 70 + 40 = 110
(4.25).(7.11) = 100.77 = 7700
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu câu 3.a và trả
lời các câu hỏi:
11


Kế hoạch dạy học môn toán 6
+ Muốn nhân một số với một tổng ( hiệu) ta
làm như thế nào?

+ Viết dạng tổng quát
+ Ta có vế trái ta có thể viết được vế phải
không ?
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành
nhanh câu 3. b
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện các bài tập từ 1
đến 8 sau đó trao đổi thảo luận với bạn
trong nhóm.

Năm học 2015 - 2016
- Hs: Phát biểu
- Hs: a.( b + c) = a.b + a.c
a.( b - c) = a.b - a.c
- Hs: a.b + a.c = a.( b + c);
a.b - a.c = a.( b - c)
- Hs: 87( 36 + 64 ) = 87.100 = 8700
27(195 – 95) = 27 .100 = 2700
Bài 1
Quãng đường Hà Nội – Yên bài dài là:
54 + 19 + 82 = 155 (km)
Bài 2
a. 100 ; b. 718 ; c. 270 ; d. 27000
Bài 3
a. (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041
b. ( 198 + 2 ) + 35 = 200 + 35 = 235
Bài 4
Tăng lên gấp 2,3,…, k lần
Bài 5 Gọi các biểu thức thứ nhất là A, thứ 2
là B ta có:

a. A = B ; b.A < B ; c. A > B ; d. A < B
Bài 6
a. 25.12 = 25.(10 + 2) = 250 + 50 = 300
b. 34.11 = 34.(10 + 1) = 340 + 34 = 374
c. 47. 101= 47(100 + 1) = 4700 + 47 = 4747
Bài 7
a. 16.19 = 16.(20 – 1 ) = 320 – 16 = 304
b. 46.99 = 46.(100 – 1 ) = 4600 – 46 = 4554
c. 35.98 = 35.(100 – 2 ) = 3500 – 70 = 3430
Bài 8
a. x = 34 ; b. x = 17

D. E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu thu
- Hs: 20 + 21 + 22 + …+ 30
thập thông tin sau đó áp dụng làm bài tập
= (20 + 30).5 + 25 = 275
tính nhanh
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 7 : Phép trừ và phép chia
Ngày soạn:29/08/2015
12


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Ngày dạy: 01/09; 07/09/2015
Tuần 3 – 4

Tiết 8 – 9

Năm học 2015 - 2016

Bài 7 PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
- Hiểu khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên.
- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết,(điều kiện để kết quả của
một phép trừ là một số tự nhiên).
- Biết vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải các bài toán thực tế.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời các
câu hỏi phần khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin phần 1.a và
trả lời các câu hỏi:
+ Nêu các thành phần trong phép toán:
a–b=c
+ Muốn tìm a, b ta làm như thế nào ?
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện bảng 1.b
- Gv: + Nêu điều kiện để có thể thực hiện
phép trừ nếu a,b ∈ N?
+ Nếu số bị trừ bằng số trừ ?
+ Nếu số trừ bằng 0 ?
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 2.a và trả
lời các câu hỏi:

+ Nếu a : b = q thì a,b,q được gọi là gì ?
+ Tìm a = ?
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện 2. b
- Gv: Chốt kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 3.a và trả
lời các câu hỏi:
+ Khi chia số a cho số b sẽ xảy ra những

Hoạt động của Học sinh
- Hs: Thảo luận đưa ra các ý kiến

- Hs: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi

- Hs: Hào thiện bảng
- Hs: Điều kiện a ≥ b

- Hs: Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các
câu hỏi
- Hs: Làm nhanh phần 2. b
- Hs: Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các
câu hỏi
13


Kế hoạch dạy học môn toán 6

Năm học 2015 - 2016

trường hợp nào ?
- Hs: + Chia hết hoặc chia có dư

+ Nếu a = b.q + r
+
+ Số dư nhỏ nhất, lớn nhất trong phép chia
là bao nhiêu ?
+
+ Nếu số dư bằng 0 thì ta có phép chia ?
+ Nếu dư khác 0 ta có phép chia ?
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện - Hs: Thảo luận nhóm hoàn thiện phần 3.b
phần 3.b
- Gv: Chốt kiến thức
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện các bài tập từ 1 - Hs: Làm việc cá nhân sau đó trao đổi với
đến 6 sau đó trao đổi thảo luận với bạn
các thành viên trong nhóm kết quả
trong nhóm.
Bài 1
a) x = 155 ; b) x = 115; c) x = 13
Bài 2
a) 35 + 98 = (35 – 2) + ( 98 + 2) = 133
b) 46 + 29 = ( 46 – 1) + ( 29 + 1) = 75
Bài 3
a) 321 – 96 = ( 321 – 4 ) + ( 96 +4) = 418
b) 354 – 997 =(1354 – 3) + ( 997 +3) =2351
Bài 4
Hs làm vào phiếu học tập
Bài 5
a) 14 .50 = (14:2) .(50.2) = 700
16.25 = (16:4).(25.4) = 400
b) 2100: 50 = (2100.2) : (50.2) = 42
c) 132 : 12 = ( 108 + 24 ) : 12 = 11

96 : 8 = ( 64 + 32 ) : 8 = 11
Bài 6
a) Số dư trong phép chia cho 3;4;5 có thể
lần lượt là: 2;3;4.
D. E Hoạt động tìm tòi mở rộng
b) 3k + 1 ; 3k + 2
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu thu
thập thông tin sau đó áp dụng làm bài tập
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 8 : Luyện tập chung về các phép toán với số tự nhiên
Ngày soạn:05/09/2015
14


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày dạy: 8/09; 10/09/2015
Tuần 4
Tiết 10 – 11
Bài 8 LUYỆN TẬP CHUNG VỀ CÁC PHÉP TOÁN VỚI SỐ TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu
- Ôn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên.
- Làm được các phép chia hết và phép chia có dư trong trường hợp số chia không qua ba
chữ số.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính, phiếu học tập.

III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân các bài Bài 1
tập sau đó thảo luận nhóm
a. 79278; b. 60004; c. 33182; d. 28216
e. 1600; g. 24702; h. 25;
i. 32 dư 2
Bài 2
a.6307; b. 5224; c. 933
d. 1332
Bài 3
a. 6616; b. 6989; c.442;
d. 780
e. 2262; g. 80
Bài 4
a.20140000; b. 2468000
c. 9815 ;
d. 0
Bài 5
a. x = 1263; b. x = 148 ; c. x = 2005
d. x = 1875; e. 2007;
g. x = 1
D. E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu thu
thập thông tin sau đó áp dụng làm bài tập
III. Kiểm tra – Đánh giá

- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 9 : Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Ngày soạn:11/09/2015
15


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày dạy:14/09; 15/09/2015
Tuần 5
Tiết 12 – 13
Bài 9 LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
I. Mục tiêu
- Hiểu định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ,
- Hiểu quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Vận dụng được quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số để giải một số bài toán cụ thể.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính, phiếu học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin phần 1a - Hs: Tìm hiểu thông tin
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 1. b và
- Hs: Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi
trả lời các câu hỏi:

+ Em hãy định nghĩa luỹ thừa bậc n của a? + ĐN : a.a.a…..a = an ( n ≠ 0)
Viết dạng tổng quát ?
+ Chỉ rõ cơ số và số mũ của an ?
+ a là cơ số; n là số mũ
- Gv: yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành + Hs: Hoàn thiện 1.c; 1d
phần 1.c; 1.d và trả lời câu hỏi:
+ Trong một luỹ thừa với số mũ tự nhiên
- Hs:
khác 0.
- Cơ số cho biết gì ?
- Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng
nhau.
- Số mũ cho biết gì ?
- Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng
nhau.
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin phần - Hs: Nghiên cứu thông tin và trả lời các
1.e và trả lời các câu hỏi:
câu hỏi
2
3
1
+ Nêu cách đọc của : a , a , a
+ Quy ước a1 = ?
- Gv: yêu cầu hs hoàn thiện phần 1.g
- Hs: Đọc 1.g
- Gv: Yêu cầu thực hiện nhóm đôi hoàn
- Hs: làm nhóm đôi hoàn thiện 2.a và rút ra
thiện 2.a
nhận xét
- Gv: Yêu cầu hs đọc 2.a và trả lời câu hỏi: - Hs: Nghiên cứu thông tin 2.b và trả lời

+ Nêu quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ
+ Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta giữ
số?
nguyên cơ số rồi cộng các số mũ lại với
nhau.
+ Viết dạng tổng quát
16


Kế hoạch dạy học môn toán 6

Năm học 2015 - 2016

- Gv: yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện + a m .a n = a m + n
phần 2.c
- Hs: Thảo luận nhóm làm 2.c
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân các bài
tập sau đó thảo luận nhóm

Bài 1
Lũy thừa
23
45
34
53
Bài 2
Câu
2 .22 = 26
23.22 = 25

54.5 = 54
Bài 3
45 ;
Bài 4; Bài 5

Cơ số

Số mũ

2
4
3
5

3
5
4
3
Đúng

3

D. Hoạt động vận dụng
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu thu
thập thông tin sau đó áp dụng làm bài tập
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs về nhà nghiên cứu
BTT: So sánh
a) 23 và 32 ; b) 24 và 42; c) 25 và 52


GT của
lũy thừa
8
1024
81
125
Sai
x

x
x
33.53

Bài tập thêm
a) 23 và 32
23 = 8 ; 32 = 9
Vì 8 < 9 Nên 23 < 32
b) 24 và 42
24 = 16 ; 42 = 16
⇒ 24 = 42.
c) 25 và 52
25 = 32 ; 52 = 25
Vì 32 > 25 Nên 25 > 52

III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc, nghiên cứu trước bài 10 : Chia hai lũy thừa cùng cơ số.
17



Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn:13/09/2015
Ngày dạy: 16/09/2015
Tuần 5
Tiết 14
Bài 10 CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
I. Mục tiêu
- Hiểu quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.
- Vận dụng được quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số để làm một bài toán cụ thể.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính, phiếu học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện 1.a
- Hs: Thảo luận hoàn thiện phần 1.a
- Gv: Yêu cầu hs đọc phần 1. b và trả lời
các câu hỏi:
+ Nếu có a m : a n với m > n thì ta có kết quả - Hs: a m : a n = a m −n (a ≠ 0)
như thế nào?
+ Nếu m = n thì sao ?
- Hs: a m : a n = a m −n = 1
+ Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm
như thế nào ?
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện - Hs: Thảo luận nhóm hoàn thiện các phần

phần 1.c , 1.d.
1.c và 1.d.
- Gv: Yêu cầu hs Thảo luận nhóm phần 2.a - Hs: Thảo luận nhóm phần 2.a
và trả lời câu hỏi:
+ Viết số abcd dưới dạng lũy thừa của 10
- Hs: abcd = a.1000 + b.100 + c.10 + d
+ Ta có thể viết được các số tự nhiên dưới
= a.10 3 + b.10 2 + c.10 + d .10 0
dạng lũy thừa của 10 không ?
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện các bài tập từ 1 - Hs: Hoàn thiện các bài tập
đến 4
D. Hoạt động vận dụng
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện các bài tập từ 1 - Hs: Hoàn thiện các bài tập
đến 3.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs đọc thu thập thông tin
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà.
18


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn: 18/09/2015
Ngày dạy:21/09/2015
Tuần 6 Tiết 15
Bài 11

THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TOÁN
I. Mục tiêu
- Biết vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức để tính đúng
giá trị của biểu thức.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính, phiếu học tập.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện - Hs: Thảo luận nhóm hoàn thiện phần khởi
các yêu cầu.
động.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin và trả lời các - Hs: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi
câu hỏi:
+ Nếu chỉ có phép tính cộng và trừ hoặc
+ Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
nhân và chia thì ta thực hiện như thế nào ?
+ Nếu có các phép tính : cộng , trừ, nhân,
chia, năng lên lũy thừa thì ta thực hiện theo + Nâng lên lũy thừa, nhân và chia, cộng và
thứ tự nào ?
trừ
+ Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực
+ Ngoặc tròn, ngoặc vuông, ngoặc nhọn
hiện theo thứ tự nào ?
- Gv: Yêu cầu hs hoàn thiện bài 2, 3
Bài 2: a. 77 ;
b. 124
;

c.4
Bài 3 :3. [( 10 – 8 ): 2] + 4 = 7
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs làm các bài tập 1,2,3 sau
Bài 1. a. 78; b. 164; c. 11700 ; d. 14
đo trao đổi với các bạn trong nhóm học tập. Bài 2. a. 18; b. 3
Bài 3. a. x = 24; b. x = 68;
c. x = 17; d. x = 23
D. E Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở
rộng
- Hs: Thu thập thông tin và làm bài
- Gv: yêu cầu hs đọc thông tin và làm các
bài tập
III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà.
- Xem trước bài luyện tập chung.
19


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Ngày soạn:19/09/2015
Ngày dạy: 22/09/2015
Tuần 6
Tiết 16
Bài 12 LUYỆN TẬP CHUNG

Năm học 2015 - 2016


I. Mục tiêu
- Biết vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức để tính đúng
giá trị của biểu thức.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành giải toán.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính.
III. Chuỗi hoạt động học tập

III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc trước bài 13. Tính chất chia hết của một tổng.
20


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn:20/09/2015
Ngày dạy: 23/09; 28/09/2015
Tuần 6 – 7 Tiết 17 – 18
Bài 13. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
I. Mục tiêu
- Biết các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.
-Biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số , một hiệu của hai số chia hết cho một số mà
không cần tính giá trị của tổng, của hiệu đó.
- Biết sử dụng các kí hiệu chia hết và không chia hết,…trong bài tập.
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính.
III. Chuỗi hoạt động học tập

Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện phần 1 a
- Hs: Thực hiện phần 1.a
- Gv: Yêu cầu hs thu thập thông tin phần
- Hs: Thu thập thông tin và trả lời các câu
1.b và trả lời các câu hỏi:
hỏi
+ Số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b khác + Số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b khác
0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k
0 khi nào ?
+ Nêu kí hiệu: cho trường hợp a chia hết + Kí hiệu: a Mb (a chia hết b)
a ٪ b (a không chia hết cho b)
cho b và a không chia hết cho b ?
- Hs: 6 M2; 7 ٪ 2
- Hs: Thảo luận nhóm phần 1.c
- Gv: Yêu cầu thảo luận nhóm phần 1.c
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm phần 2.a

- Hs: Thảo luận nhóm phần 2.a

- Gv: Yêu cầu hs thu thập thông tin phần
2.b và trả lời các câu hỏi:
+ Nếu a M m và b Mm thì tổng, hiệu của a và
b có chia hết cho m không ?
+ Nếu a M m ; b Mm và c Mm thì tổng của
chúng có chia hrrts cho m không ?


- Hs: Thu thập thông tin phần 2.b và trả lời
+ Nếu a M m và b Mm thì (a + b) M m
+ a M m và b M m ⇒ (a - b) M m (a ≠ b)
+ a M m ; b M m ; c M m ⇒ (a + b + c) M m

- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm và hoàn
thiện phần 2.c
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận phần 3.a và trả
lời các câu hỏi
- Gv: Yêu cầu hs thu thập thông tin phần
3.b và trả lời các câu hỏi:

- Hs : Thảo luận và làm phần 2.c
- Hs: Thảo luận đưa ra câu trả lời 3.a
- Hs: Thu thập thông tin 3.b và trả lời các
21


Kế hoạch dạy học môn toán 6

Năm học 2015 - 2016

+ Nếu a ٪ m và b M m thì tổng và hiệu của a
và b có chia hết cho m không ?
+ Nếu a ٪ m ; b M m và c Mm thì tổng của
chúng có chia hết cho m không ?

câu hỏi
+ a ٪ m và b M m ⇒ (a + b) ٪ m
+ a ٪ m và b M m ⇒ (a - b) ٪ m

+ a ٪ m ; b M m và c Mm ⇒ (a + b + c) ٪ m

- Gv: Yêu cầu hs thảo luận hoàn thiện phần
3.c

- Hs: Thảo luận hoàn thiện phần 3.c

C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs làm các bài tập 1,2,3,4,5
sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm học
tập

Bài 1
a. 48 + 56 M 8 ; b. 80 + 17 ٪ 8
Bài 2
a. 54 -36 M 6 ; b. 60 – 14 ٪ 6
Bài 3
a. 35 + 49 + 210 M 7
b. 42 + 50 + 140 ٪ 7
c. 160 + 18 + 3 M 7
Bài 4
a. Đúng;
b. Sai;
c. Sai
Bài 5
a. x là các số chẵn; b. x là các số lẻ

D. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs thu thập thông và hoàn
thiện các câu 1,2,3


Bài 1
a chia 12 dư 8 thì a chia hết cho 4 và không
chia hết cho 6
Bài 2
a. Đúng; b.Sai
c. Đúng
d. Đúng
Bài 3
a. 3
b. 4 và 2
c. 6; 3; 9

III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc trước bài 14. Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
22


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn:26/09
Ngày dạy: 29/09; 30/09/2015
Tuần 7 Tiết 19 – 20
Bài 14
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 VÀ 5
I. Mục tiêu
- Hiểu được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để nhận biết một số, một tổng ( hiệu ) chia hết cho 2,
cho 5
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện - Hs: Thảo luận nhóm
các câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 1.a và trả - Hs: Thu thập thông tin và trả lời các câu
lời các câu hỏi:
hỏi
+ x nhận những giá trị nào ?
+ x = {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}
+ Tính chất chia hết của một tổng
+ Dựa vào đâu để kiểm tra xem số 43x có
chia hết cho 2 không ?
+ Những số có chữ số tận cùng là bao nhiêu + Tận cùng là: 0;2;4;6;8
thì chia hết cho 2 ?
+ Những số có chữ số tận cùng là bao nhiêu + Tận cùng là: 1;3;5;7;9
thì không chia hết cho 2 ?
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 1.b và trả - Hs: Thu thập thông tin và trả lời các câu
hỏi
lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của + Chữ số tận cùng là những chữ số chẵn
những chữ số chia hết cho 2 ?
+ Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của + Chữ số tận cùng là những chữ số lẻ
những chữ số không chia hết cho 2 ?

- Hs: Thảo luận làm 1.c
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận làm 1.c
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 2.a và trả - Hs: Thu thập thông tin và trả lời các câu
hỏi
lời các câu hỏi:
+ x = {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}
+ x nhận những giá trị nào ?
+ Dựa vào đâu để kiểm tra xem số 43x có
+ Tính chất chia hết của một tổng
chia hết cho 5 không ?
+ Những số có chữ số tận cùng là bao nhiêu
+ Tận cùng là: 0 và 5
thì chia hết cho 5 ?
23


Kế hoạch dạy học môn toán 6
+ Những số có chữ số tận cùng là bao nhiêu
thì không chia hết cho 5 ?
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 2.b và trả
lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của
những chữ số chia hết cho 5 ?
+ Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của
những chữ số không chia hết cho 5 ?
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận làm 2.c
C. Hoạt động luyện tập
- Gv: Yêu cầu hs làm các bài tập 1,2,3,4 sau
đó trao đổi với các bạn trong nhóm học tập


D. Hoạt động vận dụng
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin và hoàn
thiện câu hỏi 2
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Gv: Yêu cầu hs thu thập thông và hoàn
thiện các câu 1,2

Năm học 2015 - 2016
+ Tận cùng là: 1;2;3;4;6;7;8;9
- Hs: Thu thập thông tin và trả lời các câu
hỏi
+ Chữ số tận cùng là 0 và 5
+ Các chữ số còn lại
- Hs: Thảo luận làm 2.c
Bài 1
a. 243; 28; 2980; 58; 90
b. 375; 45; 2980; 90
c. 2980; 90
Bài 2
a. 136 + 450 M2 ; 136 + 450 ٪ 5 vì 136 ٪ 5
b. 875 – 420 M 5; 875 – 420 ٪ 2 vì 875 ٪ 2
c. 3.4.6 + 84 M2; 3.4.6 + 84 ٪ 5
d. 4.5.6 – 35 M 5; 4.5.6 – 35 ٪ 2
Bài 3
a. 1234 : 5 dư 4 ;
789 : 5 dư 4
835 : 5 dư 0;
23 : 5 dư 3
456 : 5 dư 1
176 : 5 dư 1

167 : 5 dư 2
388 : 5 dư 3
Bài 4
a. chia hết cho 2 : 0; 2; 4; 6; 8
b. Chia hết cho 5: 0; 5
c. Chia hết cho 2 và 5 : 0
- Hs đọc thông tin và hoàn thiện câu hỏi 2
Bài 1
a. chia hết cho 2: 506; 560; 650;
b. chia hết cho 5: 560; 650; 605
Bài 2
n = {140; 150; 160; 170; 180}

III. Kiểm tra – Đánh giá
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động của hs, ghi chép vào sổ theo dõi.
IV. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, hoàn thiện các phần về nhà
- Đọc trước bài 15. Dấu hiệu chia hết cho 3 và 9.
24


Kế hoạch dạy học môn toán 6
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn:02/10/2015
Ngày dạy: 05/10; 06/10/2015
Tuần 8 Tiết 21 – 22
Bài 15
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 VÀ 9

I. Mục tiêu

- Hiểu được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để nhận biết một số, một tổng ( hiệu ) chia hết cho 3,
cho 9
II. Phương tiện
- Đồ dùng học tập, máy tính.
III. Chuỗi hoạt động học tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thiện - Hs thảo luận nhóm hoàn thiện các câu hỏi
các câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu phần 1 và trả
lời các câu hỏi:
+ Các số có thể viết dưới dạng tổng các lũy
thừa của 10 ?
+ Các số có thể viết được dưới dạng nào
nữa không ?
- Gv: Yêu cầu hs thu thập thông tin phần
2.a và trả lời các câu hỏi:
+ Những số như thế nào thì chia hết cho 9 ?

- Hs: Thu thập thông tin và trả lời các câu
hỏi;
+ Các số có thể viết dưới dạng tổng các lũy
thừa của 10
+ Mỗi số đều được viết dưới dạng tổng các
chữ số của nó cộng với một số chia hết cho
9
- Hs thu thaaph thông tin phần 2.a và trả lời

các câu hỏi
+ Những số có tổng các chữ số chia hết cho
9 thì chia hết cho 9
+ Những số có tổng các chữ số không chia
hết cho 9 thì không chia hết cho 9
- Hs thảo luận nhóm làm phần 2.c

+ Những số như thế nào thì không chia hết
cho 9 ?
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm làm phần
2.c
- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm phần 3.a
- Hs thảo luận nhóm phần 3.a và rút ra nhận
và rút ra nhận xét:
xét
+ Những số như thế nào thì chia hết cho 3 ? + Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì
chia hết cho 3
+ Những số như thế nào thì không chia hết + Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì
cho 3 ?
chia hết cho 3

25


×