Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ghị định 41 2010 nđ CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn áp dụng tại NHNoPTNT chi nhánh huyện a lưới – tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.43 KB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự
hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng gặp nhiều khó khăn”[2].
Đây là một trong những mục tiêu và yêu cầu của chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về

uế

nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

H

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra thì việc
phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động tín

tế

dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đáp ứng nhu cầu

h

vốn cho một khu vực sản xuất rộng lớn của đất nước, ngành sản xuất truyền thống của

in

Việt Nam tạo nguồn xuất khẩu lúa gạo, nông phẩm ra thị trường thế giới.


K

Phát triển tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn là chủ trương được ưu tiên thực hiện
từ lâu nhưng quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả đồng vốn tín dụng

họ
c

chưa cao, còn khoảng cách xa giữa nhà nông – người cần vốn với Ngân hàng – đơn vị cung
vốn. Xuất phát từ thực tế đó và để góp phần đáp ứng tính kịp thời đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước ngày 12/4/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP

ại

(Nghị định 41) quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đ

Qua một thời gian thực hiện Nghị định 41 với những nội dung, chính sách mới đã tháo gỡ
một số khó khăn để đồng vốn đến được tay người cần, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Nghị
định 41 đã và đang góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần dân cư khu vực nông nghiệp, nông thôn. Có được thành quả này
phải kể đến sự đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), trong đó có NHNo&PTNT chi
nhánh huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế (NHNo&PTNT A Lưới).

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

1



Khóa luận tốt nghiệp

A Lưới là một huyện biên giới miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế
với 1 thị trấn và 20 đơn vị hành chính là các xã thuộc khu vực nông thôn. Nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tổng giá trị sản xuất (phi lương) của
toàn huyện là 647 tỷ đồng năm 2012. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 345 tỷ
đồng chiếm 53,30%, công nghiệp xây dựng – Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn
nông thôn đạt 128,95 tỷ đồng chiến 19,93%, như vậy, tổng giá trị sản xuất khu vực nông

uế

nghiệp, nông thôn chiếm 73,23% tổng giá trị sản xuất của huyện. Diện tích đất canh tác
nông, lâm nghiệp là khoảng 8.470 ha[13]. Những thực tế trên cho thấy kinh tế nông nghiệp,

H

nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tình hình kinh tế chung của huyện A Lưới. Do đó,

tế

cần có những quan tâm đặc biệt đến tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thức được vấn đề đó, trên cơ sở lý luận học tập tại trường Đại học Kinh tế -

h

Đại học Huế và thực tiễn hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41

in


của Chính phủ tại đơn vị thực tập. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghị định 41/2010/NĐCP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn áp

K

dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế”, để làm

họ
c

khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chính của khóa luận: Nghiên cứu này được triển khai nhằm khái quát

ại

những vấn đề pháp lý cơ bản xung quanh Nghị định 41 và đánh giá thực tiễn áp dụng
Nghị định này tại NHNo&PTNT A Lưới.

Đ

Mục tiêu cụ thể :

 Xác định được những điểm mới, điểm tiến bộ của Nghị định 41 so với các quy
định cũ (so sánh với Quyết định 67/1999/QĐ-TTg);
 Đánh giá hiệu quả áp dụng Nghị định 41 vào thực tiễn tại địa phương;
 Nhận diện được những khó khăn khi áp dụng Nghị định 41 vào thực tiễn;
 Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả áp dụng Nghị
định 41 vào thực tiễn.


SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

2


Khóa luận tốt nghiệp

3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
định số 41/2010/NĐ-CP và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện A Lưới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 3 năm từ 2010 đến 2012.

uế

- Về mặt không gian: Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện A Lưới – Tỉnh T.T Huế.

H

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên quan

tế

đến đề tài bằng cách đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, internet, sách báo,
các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.

h


- Phương pháp phân tích: dựa vào số liệu thứ cấp từ phía ngân hàng cung cấp, tiến

nông thôn tại Ngân hàng.

in

hành tính toán các chỉ tiêu, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng cho vay nông nghiệp,

K

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được sao cho

họ
c

phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra những kết luận cần thiết.
- Phương pháp quan sát: Thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cán bộ tại
đơn vị trong quá trình thực tập như quá trình tư vấn cho vay, thẩm định, giải ngân, thu
nợ của cán bộ tín dụng; quá trình cung cấp thông tin, nhận tiền vay, trả nợ vay của

ại

khách hàng,…

Đ

6. Nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia ra thành 3 chương:


Chương I: Tổng quan về Nghị định 41 và tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
Chương II: Thực tiễn áp dụng Nghị định 41 tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Nghị định 41 vào thực tiễn.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ NGHỊ ĐỊNH 41 VÀ TÍN DỤNG
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1 Tín dụng nông nghiệp, nông thôn
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Bản chất của tín dụng hàng hóa là
vay mượn và có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển

uế

nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Trong

thương mại, tín dụng Nhà nước, tín dụng tiêu dùng.

H

nền kinh tế hàng hóa có nhiều loại hình tín dụng như: Tín dụng Ngân hàng, tín dụng

tế


Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho

h

vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ

in

cấp tín dụng khác[10].

K

Nông nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các
lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản.

họ
c

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị
trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã[1].
Thuật ngữ “Tín dụng nông nghiệp, nông thôn” dùng để chỉ quan hệ chuyển

ại

nhượng quyền sử dụng vốn từ đơn vị cấp tín dụng cho khách hàng là tổ chức, hộ gia đình,

Đ

cá nhân thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn trong một thời gian nhất định theo thỏa

thuận với nguyên tắc có hoàn trả.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế nước ta. Đảng, Nhà nước đã rất chú trọng đến việc phát triển
tín dụng nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín
dụng trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển nâng cao năng lực của các định chế tài
chình, nhất là các định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

4


Khóa luận tốt nghiệp

Trong thời gian qua, nhiều văn bản chỉ đạo đã ra đời như Nghị định 14/CP ngày
02/03/1993 của Chính phủ về chính sách cho vay hộ sản xuất để phát triển nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp; Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn; gần đây là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay đổi, bổ sung cho Quyết định

tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

H

1.2. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41

uế

số 67/1999/QĐ-TTg. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý, tạo tính linh hoạt cho hoạt động


tế

Nghị định 41 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn bao gồm một một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến

h

khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng

in

cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

K

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo nghị định 41 là quan hệ tín dụng thể hiện
việc tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay đối với khách hàng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

họ
c

phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân
sống ở nông thôn. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn sau đây được hiểu là tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

ại

Khác với các văn bản trước đó, Nghị định 41 có nhiều điểm mới trong quy định


Đ

về tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là so với Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg
(Quyết định 67).
Sau hơn 10 năm thực hiện, Quyết định số 67 ngày 30/03/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và
nông thôn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, qua một quá trình triển
khai bộc lộ một vài bất cập, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành Nghị định
để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

5


Khóa luận tốt nghiệp

Về cơ bản Nghị định 41 đã khắc phục được những bất cập của Quyết định 67. Có
thể nhận thấy những điểm mới đáng chú ý như sau:
Thứ nhất là sự mở rộng về đối tượng được thực hiện cho vay phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
Quyết định 67 chỉ khẳng định vai trò chủ lực của NHNo&PTNT, khuyến khích các

uế

TCTD khác tham gia.
Nghị định 41 mở rộng ra gồm: (1) TCTD được tổ chức và hoạt động theo Luật các

H


TCTD; (2) các tổ chức tài chính (TCTC) quy mô nhỏ, thực hiện cho vay các món tiền nhỏ
cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy

tế

định của pháp luật; (3) các ngân hàng, TCTC được Chính phủ thành lập để thực hiện việc

h

cho vay theo chính sách của Nhà nước.

in

Thứ hai là lãi suất áp dụng.

(1) các TCTD được tổ chức và hoạt động theo Luật các TCTD áp dụng lãi suất

K

theo cơ chế tín dụng thương mại; (2) các TCTC quy mô nhỏ, thực hiện cho vay theo lãi

họ
c

suất thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật; (3) những khoản vay
đối với nông nghiệp, nông thôn của các TCTD do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân
khác ủy thác áp dụng lãi suất theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên
ủy thác; (4) các ngân hàng, TCTC được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay

ại


theo chính sách của Nhà nước áp dụng lãi suất do Chính phủ quy định.

Đ

Quyết định 67 không quy định cụ thể lãi suất áp dụng của các đối tượng, chỉ quy

định: cho vay ưu đãi lãi suất thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ và
Luật khuyến khích đầu tư.
Thứ ba là về đối tượng được vay vốn.
Nghị định 41 nêu cụ thể các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo Nghị định này để
phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm:

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

6


Khóa luận tốt nghiệp

(1) HGĐ, hộ kinh doanh (HKD) trên địa bàn nông thôn; (2) cá nhân; (3) chủ trang trại; (4)
các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; (5) các tổ chức và cá nhân cung
ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm
nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; (6) các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông
nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ
phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

uế

Trong khi đó Quyết định 67 không quy định cụ thể các đối tượng mà chỉ nhắc đến


bảo đảm tiền vay.

tế

Thứ tư là quy định về các lĩnh vực cho vay.

H

HGĐ, hộ làm kinh tế, HTX, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác trong cơ chế

Lĩnh vực cho vay theo Quyết định 67 có phạm vi hẹp, bao gồm: cho vay (1) Chi

h

phí sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; (2) chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm

in

nông, lâm, thủy, hải sản và muối; (3) mua sắm nông cụ, máy móc, thiết bị, phương tiện

K

vận chuyển,… phục vụ nông nghiệp; (3) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; (4) phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

họ
c

Nghị định 41 bổ sung (1) cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ

nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; (2) phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và
cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; (3) cho vay tiêu dùng nhằm

ại

nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; (4) cho vay theo các chương trình kinh tế của

Đ

Chính phủ.

Thứ năm là nguồn vốn cho vay.
Quyết định 67 quy định gồm: vốn huy động; vốn ngân sách Nhà nước; vốn vay,

nhận tài trợ, ủy thác; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ.
Nghị định 41 bổ sung thêm nguồn vốn vay NHNN, không quy định việc sử dụng
vốn ngân sách Nhà nước như Quyết định 67. Nghị định 41 tách bạch vốn ngân sách Nhà
nước cho các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn.
SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

7


Khóa luận tốt nghiệp

Theo đó, khi các ngân hàng, TCTC thực hiện cho vay những đối tượng này thì được
Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch
lãi suất.
Thứ sáu cơ chế bảo đảm tiền vay.
Mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong Nghị định 41 được nâng cao

hơn đối với từng đối tượng: tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, HGĐ; 200 triệu đồng đối

uế

với HKD, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; 500

H

triệu đồng đối với HTX, chủ trang trại.

Các đối tượng trên phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)

tế

hoặc được UBND cấp xã xác nhận chưa cấp GCNQSDĐ và đất không có tranh chấp. Cá
nhân, HGĐ khi đăng ký giao dịch bảo đảm thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch

in

h

bảo đảm cho cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
Quyết định 67 quy định mức cho vay tối đa không có bảo đảm bằng tài sản đối với

họ
c

có bảo đảm tiền vay.

K


HGĐ là 10 triệu đồng. Các đối tượng khác Ngân hàng cho vay trên 10 triệu đồng và phải

Các loại cho vay thực hiện theo chính sách của Nhà nước, người vay không phải
thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay.

ại

Không có ưu đãi đối với đối tượng chưa được cấp GCNQSDĐ.

Đ

Thứ bảy về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.
Quyết định 67 không quy định rõ việc trích lập dự phòng rủi ro, khi có rủi ro xảy

ra do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh) trong nông nghiệp thì Bộ tài chính,
NHNN, chính quyền địa phương kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý trình Thủ tướng
Chính phủ.
Nghị định 41 quy định cụ thể việc trích lập dự phòng rủi ro: TCTD cho vay đối với
nông nghiệp, nông thôn TCTD thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thực tế phát sinh

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

8


Khóa luận tốt nghiệp

năm trước, cuối năm điều chỉnh theo thực tế trong năm, không phân biệt khoản vay đó có
tài sản hay không có tài sản đảm bảo.

Việc trích lập do Bộ tài chính và NHNN hướng dẫn, do đó trong trường hợp rủi ro
bất khả kháng xảy ra (thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng) vượt quá khả năng của TCTD
không cần phải kiến nghị biện pháp xử lý trình Thủ tướng Chính phủ như Quyết định 67.
Chính điều này đã tạo ra sự chủ động và chịu trách nhiệm trong việc xử lý rủi ro cho các

uế

TCTD.

H

TCTD có chính sách miễn, giảm lãi suất đối với khách hàng tham gia mua bảo
hiểm nông nghiệp để khuyến khích khách hàng tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp

tế

nhằm hạn chế rủi ro đối với TCTD.

h

Thứ tám là quy trình xử lý nợ và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vay.

in

Nghị định 41 quy định rõ trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro do nguyên ngân
bất khả kháng như trên thì TCTD được thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay

K

tối đa là 02 năm đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm khoanh nợ và số lãi TCTD đã


họ
c

khoanh được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của TCTD.
Trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan,
không trả được nợ đúng hạn, TCTD có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng
theo quy định. Nếu khách hàng đang có nợ cơ cấu nhưng có nhu cầu vay mới để sản xuất,

ại

kinh doanh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh thì tổ chức tín dụng căn cứ vào

Đ

tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để xem
xét cho vay mới mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ chưa trả đúng hạn.
Thứ chín là trách nhiệm của các bên liên quan.
Nghị định 41 dành riêng một chương quy định trách nhiệm của các bên liên quan
trong việc thực hiện chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
định này. Gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân như NHNN; Bộ No&PTNT; Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Bộ Tài nguyên & Môi
SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

9


Khóa luận tốt nghiệp

trường; UBND tỉnh, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội; các TCTD và khách hàng

vay vốn.
Những quy định này của Nghị định 41 thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với
người đi vay lẫn TCTD là người cho vay, khuyến khích các TCTD cho vay phục vụ nông
nghiệp, nông thôn.
1.3. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 trong cơ chế tín dụng của

uế

NHNo&PTNT

H

Trên cơ sở Nghị định 41, ngày 14/6/2010 NHNN ban hành Thông tư số
14/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ, sau đó là

tế

Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 16/7/2010 của Hội đồng quản trị

h

NHNo&PTNT quy định thực hiện Nghị định 41 đối với NHNo&PTNT Việt Nam.

in

NHNo&PTNT là đối tượng áp dụng của Nghị định 41, thực hiện việc cho vay đối
với khách hàng là tổ chức, HGĐ, cá nhân để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

K


trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

1.3.1. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 trong cơ chế tín dụng

họ
c

chung của NHNo&PTNT

1.3.1.1. Nguyên tắc vay vốn

ại

Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

Đ

 Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
 Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay
đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.3.1.2. Điều kiện vay vốn
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật;

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

10



Khóa luận tốt nghiệp

 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
 Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả;
hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi;
 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN
và hướng dẫn của NHNo&PTNT;

uế

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài:

H

Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp
luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật

tế

nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước

in

1.3.1.3. Phương thức cho vay

h

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định.


 Cho vay từng lần

K

NHNo&PTNT áp dụng các phương thức cho vay sau:

họ
c

 Cho vay theo hạn mức tín dụng
 Cho vay theo dự án đầu tư
 Cho vay trả góp

ại

 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Đ

 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
 Cho vay hợp vốn
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
 Cho vay lưu vụ
 Cho vay theo các phương thức khác

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

11



Khóa luận tốt nghiệp

Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHNo&PTNT Việt Nam sẽ
xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng
thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật.
1.3.1.4. Quy định về trả nợ gốc và lãi vay
Các kỳ hạn trả nợ của khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn, và số tiền gốc trả nợ

uế

cho mỗi kỳ hạn được thỏa thuận giữa NHNo& PTNT và khách hàng căn cứ vào:
Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

-

Khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng.

 Khách hàng đồng ý trả nợ trước hạn;

h

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích;

tế

NHNo & PTNT VN có thể thu nợ trước kỳ hạn nếu:

H


-

in

 Khách hàng vi phạm các cam kết về quản lý, sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay

K

được NHNo&PTNT giao cho quản lý.

Lãi tiền vay được tính theo số ngày thực tế nhận nợ và số dư của khoản vay.

họ
c

Khi đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không
được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì
NHNo&PTNT được quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ

ại

hoặc chuyển toàn bộ dư nợ gốc sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết.

Đ

1.3.1.5. Căn cứ xác định mức cho vay
 Nhu cầu vay vốn của khách hàng;

 Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống;

 Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định về bảo
đảm tiền vay của NHNo&PTNT;
 Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay;

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

12


Khóa luận tốt nghiệp

 Khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT nhưng không vượt quá mức uỷ quyền
phán quyết cho vay của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng cho vay.
 Mức cho vay không có bảo đảm đối với hộ nông dân, HTX và chủ trang trại phải
đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của Chính phủ và NHNN tại từng thời kỳ[5].
1.3.2. Điểm riêng về tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 trong cơ chế
tín dụng của NHNo&PTNT

uế

1.3.2.1. Khách hàng vay vốn

H

Khách hàng vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực

(1) HGĐ, HKD trên địa bàn nông thôn;

h


(2) Cá nhân;

tế

nông nghiệp, nông thôn gồm:

in

(3) Chủ trang trại;

(4) Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn;

K

(5) Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch
vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;

họ
c

(6) Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong
các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

ại

Khách hàng là (2), (3) và (4) phải cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất, kinh doanh

Đ


trên địa bàn nông thôn.

1.3.2.2. Lĩnh vực được vay
Các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn:
 Cho vay chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
 Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn;
 Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

13


Khóa luận tốt nghiệp

 Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;
 Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và
thủy sản;
 Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi
nông nghiệp trên địa bàn nông thôn;
 Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn;

uế

 Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

H

1.3.2.3. Cơ chế bảo đảm tiền vay


NHNo&PTNT nơi cho vay được xem xét, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài

tế

sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc cho vay không có
bảo đảm theo “Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống

h

NHNo&PTNT Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày

in

03/12/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT.

K

a) Không có bảo đảm bằng tài sản.

bằng tài sản:

họ
c

Sau khi xem xét khách hàng đủ điều kiện cho vay, mức cho vay không có bảo đảm

 Tối đa đến 50 triệu đồng đối với các cá nhân, HGĐ, tổ hợp tác, HSX trong lĩnh vực

ại


nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
 Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các HKD, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ

Đ

phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

 Tối đa đến 500 triệu đồng đối với các HTX, chủ trang trại trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn.
Những khách hàng này phải nộp bản chính GCNQSDĐ, trong trường hợp khách

hàng chưa được cấp GCNQSDĐ thì phải nộp 01 bản chính (duy nhất) giấy xác nhận chưa
được cấp GCNQSDĐ và đất không có tranh chấp do UBND xã cấp.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

14


Khóa luận tốt nghiệp

b) Có bảo đảm bằng tài sản.
NHNo&PTNT nơi cho vay được xem xét thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản
tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội đối với cá nhân, HGĐ để thực hiện phương án sản
xuất, kinh doanh, làm dịch vụ phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự, các quy định về
cho vay và bảo đảm tiền vay của NHNo&PTNT.
Cá nhân, HGĐ khi đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu phải áp dụng biện pháp bảo đảm

uế


tiền vay bằng tài sản và tài sản đó phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định hiện hành

H

của pháp luật) thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm cho cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm theo quy định của Bộ tài chính.

tế

1.3.2.4. Thời hạn cho vay

h

NHNo&PTNT và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào thời gian

in

sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, thời gian luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách

1.3.2.5. Lãi suất cho vay

K

hàng và nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT.

họ
c

 Cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ
định của Chính phủ, áp dụng mức lãi suất cho vay theo quy định của Chính phủ và

hướng dẫn của NHNo&PTNT.

ại

 Cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ
hoặc tổ chức cá nhân khác, áp dụng lãi suất theo quy định của Chính phủ hoặc theo

Đ

thỏa thuận với bên ủy thác.

 Các khoản vay khác phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoài hai khoản trên
thì áp dụng lãi suất theo cơ chế tín dụng thương mại từng thời kỳ do NHNo&PTNT
quy định.
 Khách hàng có tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp, NHNo&PTNT có chính
sách miễn, giảm lãi phù hợp với khả năng tài chính từng thời kỳ và căn cứ vào số
tiền, thời gian mua bảo hiểm của khách hàng.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

15


Khóa luận tốt nghiệp

1.3.2.6. Cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới
Trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính, chưa trả được nợ đúng hạn do
nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…), NHNo&PTNT xem xét thực hiện cơ
cấu lại nợ theo quy định hiện hành.
Trường hợp đang có nợ cơ cấu lại, nếu khách hàng có nhu cầu vay mới để sản

xuất, kinh doanh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh thì NHNo&PTNT có thể

uế

căn cứ vào tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và khả năng

H

trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ chưa
trả nợ đúng hạn của khách hàng.

tế

1.3.2.7. Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

h

NHNo&PTNT thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

in

theo quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT
Việt Nam.

K

Đối với trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, trên cơ sở có thông

họ
c


báo của cấp có thẩm quyền, NHNo&PTNT thực hiện khoanh nợ cho khách hàng theo chỉ
đạo của Chính phủ, NHNN, hướng dẫn của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT[6].
Định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), NHNo&PTNT

ại

phải nộp báo cáo (bằng văn bản và thư điện tử) kết quả cho vay nông nghiệp, nông thôn
theo Nghị định 41 theo mẫu biểu tương ứng đến Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) đính

Đ

kèm thông tư số 14/2010/TT-NHNN.
- Mẫu biểu 02: “Báo cáo tình hình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn”
(Xem phụ lục 2.1).
- Mẫu biểu 03: “Báo cáo tình hình cho vay không có tài sản bảo đảm” (Xem
phụ lục 2.2)
Cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 có con dấu riêng (Phụ lục 1).

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

16


Khóa luận tốt nghiệp

1.4. Một số kết quả đạt được trong thời gian đầu triển khai Nghị định 41
Từ khi Nghị định 41 được triển khai, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng
liên tục qua các năm và đạt được những kết quả tích cực.
Theo Vụ Tín dụng NHNN, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tính đến cuối

năm 2012 (chưa bao gồm Ngân hàng chính sách xã hội) đạt 538.980 tỷ đồng, tăng 8% so
với dư nợ khu vực này năm 2011 và tăng gần gấp đôi so với năm 2009 (năm trước khi

uế

triển khai Nghị định 41). Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực này chiếm 18% so với tổng dư

H

nợ nền kinh tế, nếu tính cả Ngân hàng chính sách xã hội thì tỷ lệ này là gần mức 22%[11].
Một số tỉnh tiêu biểu áp dụng Nghị định 41 trong tăng trưởng dư nợ tín dụng nông

tế

nghiệp, nông thôn:

Tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2012 dư nợ cho vay theo Nghị định 41 là khoảng

h

2.500-2.600 tỷ đồng; nợ xấu khu vực này dưới 3%, tăng trưởng tín dụng tăng 35-40%[7].

in

Tỉnh Bình Thuận, tính đến 31/8/2012 (sau 2 năm thực hiện), dư nợ cho vay nông

K

nghiệp, nông thôn đạt 4.602 tỷ đồng/tổng dư nợ 5.980 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 77%), so
với cuối năm 2010 đã tăng thêm 1.202 tỷ đồng; số khách hàng vay đã tăng từ 67.826


họ
c

khách hàng (năm 2011) lên 73.278 khách hàng[12].
Tỉnh Khánh Hòa, qua 2 năm thực hiện, Doanh số cho vay (DSCV) đạt 6.191 tỷ
đồng; doanh số thu nợ (DSTN) là 5.384 tỷ đồng; số khách hàng hiện còn dư nợ 19.830

ại

khách; dư nợ đến cuối năm 2012 là 1.630,50 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43% tổng dư nợ toàn
chi nhánh; tỷ lệ nợ xấu khu vực này là 0,3%. Phấn đấu dư nợ năm 2013 khu vực này là

Đ

1.800 tỷ đồng tăng trưởng dư nợ 10%[14].
Tỉnh Lâm Đồng, tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tính đến

thời điểm 31/12/2012 đạt 6.344 tỷ đồng, với 44.846 khách hàng còn dư nợ, tăng so với
năm 2010 trên 2.717 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay theo Nghị định 41 đạt 3.543 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 55% trên tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn[8].
Tỉnh Bạc Liêu, ngày 31/5/2010 (thời điểm trước ngày Nghị định 41 có hiệu lực),
dư nợ tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ đạt 2.780 tỷ đồng nhưng chỉ sau 19
SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

17


Khóa luận tốt nghiệp


tháng áp dựng Nghị định 41, dư nợ này tăng 81,6% lên mức 5.050 tỷ đồng
(31/12/2011)[9].
Một số TCTD đi đầu trong áp dụng nghị định 41[4].
Bảng 1.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn
của một số Tổ chức tín dụng đến năm 2012
Tỷ trọng dư nợ cho vay

Tên đơn vị

H

uế

nông nghiệp, nông thôn

tế

NHNo&PTNT Việt Nam

h

Quỹ tín dụng nhân dân trung ương

K

in

Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

họ

c

Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

69,40%

60,20%

57,21%

54,67%

40,58%

ại

Nghị định 41 triển khai vào thực tế góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của
khu vực nông nghiệp, nông thôn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế của đất

Đ

nước, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Nghị
định 41 đã tạo cơ chế mở đưa nguồn vốn tín dụng về tận tay bà con nông dân, làm thay
đổi tình hình kinh tế - xã hội và diện mạo nông nghiệp, nông thôn.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

18



Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 41 TẠI NHNo&PTNT
CHI NHÁNH HUYỆN A LƯỚI

2.1. Khái quát về đơn vị thực tập
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức

uế

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
 Tên đầy đủ của đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

H

– Chi nhánh huyện A Lưới

tế

 Địa chỉ: 189 Hồ Chí Minh, tổ 7, tổ dân phố số 4 – Thị trấn A Lưới – Huyện A Lưới

 Số điện thoại:

054.3878227

fax: 054.3878393

h


– Tỉnh Thừa Thiên Huế.

in

Ban đầu chi nhánh có tên là Ngân hàng Nhà nước huyện A Lưới được thành lập sau

K

giải phóng vào tháng 6/1976, đến ngày 26/3/1998 được đổi tên thành Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện A Lưới. NHNo&PTNT A

họ
c

Lưới là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 30/01/2011 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 214/QĐNHNN, quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

ại

Nam thành công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước làm

Đ

chủ sở hữu. Hiện tại, con dấu của chi nhánh huyện A Lưới vẫn mang tên “Chi nhánh
NHNo&PTNT huyện A Lưới – Chi nhánh NHNo&PTNT T.T Huế” nên khi viết
NHNo&PTNT A Lưới được hiểu là chi nhánh công ty TNHH MTV NHNo&PTNT huyện
A Lưới.
Từ hoạt động ban đầu chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn trải qua
nhiều năm tồn tại và phát triển, NHNo&PTNT A Lưới không ngừng lớn mạnh mở rộng

cả về quy mô hoạt động, đối tượng khách hàng, lĩnh vực phục vụ lẫn chất lượng dịch vụ

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

19


Khóa luận tốt nghiệp

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn. Sự có mặt của NHNo&PTNT
trên địa bàn huyện đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội của huyện nhà.
Các hoạt động chủ yếu:
 Huy động tiền gửi tiết kiệm;
 Cho vay theo hình thức cầm cố hoặc theo thấu chi sổ tiết kiệm;

uế

 Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn để phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại,

H

dịch vụ;

 Cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống của dân cư;

tế

 Cho vay theo các dự án đầu tư;


 Mở tài khoản thanh toán, bảo lãnh cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu;

K

Cơ sở vật chất:

in

 Các dịch vụ khác.

h

 Dịch vụ thẻ ATM (mở thẻ, chuyển tiền, thanh toán thẻ,…);

 Chi nhánh gồm trụ sở chính và khu nhà tập thể cho CBCNV được xây dựng kiên

họ
c

cố 2 tầng, một máy ATM đặt tại trụ sở chính.
 Một ôtô, 2 máy phát điện, 2 máy photo và hệ thống máy fax, điện thoại cố định.

ại

 Hệ thống máy vi tính nối mạng nội bộ sử dụng phần mềm quản lý IPCAS trong hệ

Đ

thống NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Với phương châm hoạt động có hiệu quả, NHNo&PTNT A Lưới đã tổ chức bộ

máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong chi
nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm thời
gian và chi phí.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

20


Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại NHNo&PTNT A Lưới
Giám Đốc

Phòng
Hành chính

Phòng Kế toán
– Ngân quỹ

uế

Phòng
Tín dụng

Phó Giám Đốc

(Nguồn: Phòng hành chính NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới)


H

Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến

tế

: Quan hệ chức năng

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban.

in

h

Ban giám đốc

Giám đốc là người trực tiếp điều hành cao nhất tại chi nhánh, chịu trách nhiệm về

K

mọi hoạt động của ngân hàng, phân công trách nhiệm cho phó giám đốc, các bộ phận
nghiệp vụ của ngân hàng, đảm bảo cho bộ máy hoạt động có hiệu quả.

họ
c

Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của chi
nhánh, có trách nhiệm theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc của chi nhánh và cơ quan liên quan về quyết

ại

định của mình được uỷ quyền khi giám đốc đi công tác.
Phòng tín dụng.

Đ

Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, tái thẩm định dự án,

phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng; tiến hành cho vay, thu nợ và giám sát
khoản vay. Mỗi cán bộ tín dụng được giao khoán việc quản lý khách hàng theo địa bàn
các xã, thị trấn.
Phòng hành chính.
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển dụng nhân viên, quản lý việc
thu chi các quỹ lương, thưởng.

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

21


Khóa luận tốt nghiệp

Phòng kế toán - ngân quỹ.
Tổ kế toán:
 Trực tiếp tiếp xúc, thực hiện các giao dịch với khách hàng;
 Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh nói chung;
 Chuyển tiền điện tử, thẩm định, xét duyệt cho khách hàng mới mở tài khoản

giao dịch;
nhánh NHNo&PTNT tỉnh và các đơn vị liên quan.

uế

 Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác trước giám đốc, chi

H

Tổ ngân quỹ: Thực hiện việc thu, chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố, thế chấp và
các tài sản có giá trị khác, quản lý an toàn kho quỹ.

tế

2.1.2. Tình hình sử dụng lao động

Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì con người

h

vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công. Công tác quản trị nguồn nhân

in

lực, phân công lao động một cách hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Đội ngũ lao động có năng lực, trình độ chuyên môn sẽ là cơ sở để đảm bảo chất

K

lượng trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Trong hoạt động của ngân hàng cũng vậy.

Bảng 2.1: Tình hình lao động lại NHNo&PTNT A Lưới.

họ
c

Đơn vị tính: Người

Năm 2010
Số lượng
%
14
100

Chỉ tiêu

ại

Tổng số lao động

Năm 2011
Số lượng
%
15
100

Năm 2012
Số lượng
%
16
100


1. Phân theo giới tính
9

64,29

10

66,67

10

62,50

Nữ

5

35,71

5

33,33

6

37,50

Đại học, cao đẳng


10

71,42

11

73,34

13

81,25

Trung cấp

2

14,29

2

13,33

1

6,25

Lao động phổ thông

2


14,29

2

13,33

2

12,50

Đ

Nam

2. Phân theo trình độ

(Nguồn: Phòng hành chính NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới)
SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

22


Khóa luận tốt nghiệp
Xét về trình độ học vấn: Qua bảng 2.1 ta thấy, số lượng lao động đều tăng lên
trong 3 năm. Năm 2010 số lao động là 14 người, năm 2011 là 15 người và đến năm 2012
là 16 người. Trong đó, lao động trình độ đại học, cao đăng chiếm tỷ trọng lớn và có xu
hướng tăng. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra sức mạnh cho sự phát triển bền
vững của chi nhánh, đồng thời nó cũng là điều kiện giúp nhân viên có thể đáp ứng được
những đòi hỏi ngày càng cao của tính chất công việc, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ


uế

ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành ngân hàng. Điều này chứng tỏ chi nhánh cũng rất
chú ý đến việc đào tạo, nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV và tuyển dụng

H

lao động có trình độ cao.

tế

Xét về giới tính: Số lượng lao động Nam chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động
của chi nhánh, đây là do điều kiện lao động của chi nhánh. Đa số CBCNV tại chi nhánh là

h

người từ địa phương khác đến nên điều kiện sinh hoạt, đi lại đã hạn chế nhân viên Nữ làm

K

người và năm 2012 là 6 người.

in

việc lại chi nhánh. Số nhân viên nữ tuy thấp hơn nhưng vẫn có sự gia tăng. Năm 2011 là 5

Nhìn chung, việc phân chia lao động như vậy là khá phù hợp với điều kiện của chi

rộng hơn.


họ
c

nhánh, số lượng lao động tăng đều qua các năm chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng mở

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT A Lưới

ại

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Đ

Nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại là huy động vốn

để cho vay hay nói cách khác là “đi vay để cho vay”, huy động vốn là một trong những
nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Quan sát bảng 2.2 ta có thể thấy, công tác huy động vốn của ngân hàng có chuyển
biến tích cực, vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, tổng huy
động năm 2010 là 86.572 triệu đồng, năm 2011 là 127.122 triệu đồng, tăng 46,84% tương

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

23


Khóa luận tốt nghiệp

ứng 40.550 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 đạt mức 156.906 triệu đồng, tăng
23,43% tương ứng 29.784 triệu đồng so với năm 2011.

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng lại giảm dần qua các năm. Sở dĩ tỷ lệ tăng huy động lại giảm
dần như vậy là do 2011, 2012 nền kinh tế vĩ mô nói chung có nhiều biến động, lãi suất
năm 2012 có xu hướng giảm, một bộ phận nguồn vốn đã chảy vào các hoạt động đầu tư
khác với kỳ vọng có mức sinh lời cao hơn: đây là giai đoạn giá vàng biến động mạnh

uế

người dân có xu hướng muốn kinh doanh vàng hơn là gửi tiền tiết kiệm.

H

Xét về hình thức huy động vốn: Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy huy động ở các
nhóm tiền gửi qua các năm đều tăng so với xu hướng chung.

140.563

tế

Triệu đồng

114.027

in

h

74.261

10.793


12.235

K

1.518

Năm 2010

họ
c

1,75%

12,47%

ại

85,78%

Đ

TGTG
củacủa
KBNN
và các
KBNN
vàTCTD
các TCTD

860


Năm 2011

0,68%

15.169

1.174

Năm 2012

0,75%

9,62%

89,7%

TG
TGcủa
củadân
dâncư


9,67%

89,57%

Phát
hành
giấy

tờ giá
có giá
Phát
hành
giấy
tờ có

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo hình thức

Tỷ trọng huy động ở nhóm tiền gửi dân cư là lớn nhất, điều này cũng dễ hiểu bởi
các cá nhân chiếm số lượng lớn trong xã hội và nhu cầu gửi tiền của họ cũng vì thế rất
lớn: Năm 2010 là 74.261 triệu đồng (chiếm 85,78%); năm 2011 là 114.027 triệu đồng
(chiếm 89,70%) tăng 39.766 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 là 140.563 triệu
đồng (chiếm tỷ trọng 89,57%), tăng 26.536 triệu đồng so với năm 2011.
SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

24


Khóa luận tốt nghiệp

Cùng với xu hướng tăng liên tục của nhóm tiền gửi dân cư là tiền gửi của Kho bạc
Nhà nước (KBNN) và các TCTD khác, năm 2011 là 12.235 triệu đồng, tăng 13,36%
tương ứng 1.442 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 là 15.169 triệu đồng, tăng
23,98% tương ứng 2.934 triệu đồng so với năm 2011.
Phát hành giấy tờ có giá biến động tăng giảm không theo xu hướng chung, tuy
nhiên nhóm này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn do đó sự biến

H


uế

động này ảnh hưởng không lớn đến sự biến động chung của nguồn vốn huy động.

100%
60%

75,72%

76,16%

76,27%

24,28%

23,84%

23,73%

tế

80%
40%
20%

h

0%

Năm 2011


in

Năm 2010

17,73%

họ
c

25,07%

K

Khôngkỳkỳhạn
hạn
Không

82,27%

Năm 2010

Năm 2011

Đ

ại

74,937%


Dưới 12
12 tháng
Dưới
tháng

Năm 2012

hạn
CóCó
kỳkỳ
hạn

21,19%
78,81%

Năm 2012
tháng
trởlên
lên
TừTừ
1212
tháng
trở

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Xét về thời hạn huy động vốn: ta có thể thấy doanh số huy động có kỳ hạn chiếm

tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn, tỷ trọng này luôn ổn định ở mức trên 75% tổng
huy động qua các năm. Năm 2010 là 75,72% (65.553 triệu đồng); năm 2011 là 76,16%

(96.810 triệu đồng) và năm 2012 là 76,27% (119.679 triệu đồng). Cơ cấu vốn huy động
có sự chuyển dịch theo hướng tăng vốn có kỳ hạn cả về giá trị và tỷ trọng, giảm vốn
không có kỳ hạn. Mặc dù vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đây chủ yếu

SVTH: Lê Quốc  Lớp K43B.TCNH

25


×