Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H

uế

-----  -----

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI VƯN
ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS
LEUCOGENYS) Ở VƯỜN QUỐC GIA
PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN


Tr

ườ

Sinh viãn thỉûc hiãûn: Giạo
viãn hỉåïng dáùn:
NGUÙN THË THY

PGS. TS. BI DNG THÃØ

Låïp
Niãn khọa

: K44 TNMT
: 2010 - 2014


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế
H

uế

KHÓA HỌC: 2010 - 2014


Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế
H

uế

Qua quá trình cố gắng tìm hiểu thông tin, điều tra khảo
sát và xử lí tổng hợp số liệu một cách khách quan, cuối cùng
đề tài khóa luận "Giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng
(Nomascus Leucogenys) ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ
An" cũng đã hoàn thành. Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh
sự cố gắng nổ lực của bản thân, Tôi còn nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, động viên và góp ý từ nhiều phía. Vì vậy, Tôi
muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã đồng
hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy cô Trường
Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là PGS.TS Bùi Dũng Thể - người
đã tận tính truyền đạt, hướng dẫn và đóng góp ý kiến, chia sẽ
cho tôi những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể anh chị em,
nhân viên trong Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An đã
quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu,
kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô và
các bạn đóng góp để đề tài hoàn thiện nhất.

Tôi xin cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
SVTH: Nguyễn Thị Thủy

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

iv


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................viii

uế

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ........................................................ ix

tế
H

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................. x
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ..............................................................................xiii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


h

2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

in

2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2

cK

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2

họ

4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3
4.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 3

Đ
ại

4.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 3
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 3
4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 5
4.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM).................................................... 5
4.4. Phương pháp phân tích thống kê .................................................................. 5

ng


4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................ 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................... 6

ườ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG VÀ PHƯƠNG

Tr

PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM)............................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 6
1.1.1. Loài Vượn đen má trắng......................................................................... 6
1.1.1.1. Đặc điểm phân bố và những mô tả vật lý ........................................ 6
1.1.1.2. Tập quán sinh sống của loài............................................................. 7
1.1.1.3. Tình trạng bảo tồn loài Vượn đen má trắng..................................... 9
1.1.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) ........................................... 10
1.1.2.1. Khái quát về phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) ............... 10

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

v


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2.2. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP .......................................... 12
1.1.2.3. Các bước tiến hành CVM .............................................................. 13
1.1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của CVM....................................................... 16


1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 19

uế

1.2.1. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
trong định giá tài nguyên môi trường trên Thế giới [6] ................................. 19
1.2.2. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

tế
H

trong định giá tài nguyên môi trường ở Việt Nam [4] ................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ

TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS) Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT,

in

h

TỈNH NGHỆ AN .................................................................................................... 24
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 24
2.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 24

cK

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình và sông ngòi, thác nước................................... 25
2.1.1.3. Khí hậu........................................................................................... 26

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 26

họ

2.1.2.1. Dân cư ............................................................................................ 26
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 27

Đ
ại

2.2. Định giá giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) ở
vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An ................................................................ 28
2.2.1. Thiết lập tình huống giả định – Thiết kế bảng hỏi và các bước tiến hành

ng

điều tra ............................................................................................................ 28
2.2.1.1. Thiết lập tình huống giả định ......................................................... 28
2.2.1.2. Thiết kế bảng hỏi và các bước tiến hành điều tra .......................... 29

ườ

2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng phỏng vấn............................... 30
2.2.2.1. Độ tuổi, giới tính, dân tộc và trình độ học vấn .............................. 30

Tr

2.2.2.2. Nghề nghiệp và xếp hạng kinh tế hộ.............................................. 32

2.2.3. Hiểu biết của đối tượng tham gia phỏng vấn về loài Vượn đen má trắng... 34

2.2.3.1. Khả năng nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng hót của loài .................. 34
2.2.3.2. Đánh giá về sự biến thiên số lượng loài trong vòng 10 năm qua .. 35
2.2.3.3. Đánh giá tầm quan trọng của việc bảo tồn loài.............................. 38
2.2.4. Ước lượng về mức sẵn lòng chi trả của đối tượng tham gia phỏng vấn
về giá trị bảo tồn của loài Vượn đen má trắng ............................................... 39

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

vi


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.4.1. Ước lượng WTP về giá trị bảo tồn của loài Vượn đen má trắng... 39
2.2.4.2. Điều chỉnh WTP loại bỏ đối tượng không sẵn lòng trả ................. 44
2.2.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn loài Vượn đen má trắng ..... 46

2.3. Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn loài Vượn đen
má trắng ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An ............................................................ 47

uế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TỒN
LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS) Ở VƯỜN

tế
H

QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN ............................................................. 50
3.1. Định hướng kế hoạch hành động bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở VQG

Pù Mát, tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 50
3.1.1. Thiết lập chương trình giám sát hoạt động của loài ............................. 50

in

h

3.1.2. Tham quan học tập bảo tồn loài ở các Vườn quốc gia trong nước ...... 50
3.1.3. Tăng cường ngăn chặn xâm phạm trái phép của con người vào khu vực
có sự tồn tại của loài....................................................................................... 50

cK

3.1.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn các loài Linh
Trưởng............................................................................................................. 51
3.1.5. Kế hoạch thời gian và các hoạt động bảo tồn linh trưởng ................... 51

họ

3.2. Giải pháp..................................................................................................... 52
3.2.1. Đào tạo nghiệp vụ trong công tác bảo tồn loài cho cán bộ .................. 53

Đ
ại

3.1.2. Phát triển du lịch sinh thái và giáo dục bảo tồn ................................... 54
3.1.3. Đầu tư bảo vệ khu vực dành cho công tác bảo tồn .............................. 54
3.1.4. Đầu tư hoạt động quan trắc và giám sát hành động của loài................ 55

ng


3.1.5. Phục hồi và bảo vệ môi trường sống của loài ...................................... 56
3.1.6. Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn loài .......... 57
3.1.7. Hỗ trợ chính sách cho người dân ......................................................... 58
3.1.8. Khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi rừng ................................................ 58

ườ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 60
1. Kết luận ............................................................................................................. 60

Tr

2. Kiến nghị ........................................................................................................... 61
2.1. Đối với phòng TNMT huyện Con Cuông................................................... 61
2.2. Đối với VQG Pù Mát.................................................................................. 61
2.3. Đối với người dân địa phương.................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 65

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

vii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


- IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources):
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
: Nguy cấp

- DD

: Thiếu số liệu xếp hạng

- PGS

: Phó giáo sư

- IB

: Nghiêm cấm khai thác

- SWOT

: Ma trận thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

tế
H

uế

- EN

- CVM (Contingent Valuation Method): Định giá ngẫu nhiên
: Đơn vị tính


h

- ĐVT

in

- WTP (Willingness To Pay): Mức sẵn lòng chi trả

cK

- WTA (Willingness To Accept): Mức sẵn lòng chấp nhận
: Vườn quốc gia

- THCS

: Trung học cơ sở

- THPT

: Trung học phổ thông

- SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

- CNVC

: Công nhân viên chức

- VĐMT


: Tổ chức bảo tồn quốc tế
: Vượn đen má trắng
: Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An

ng

- SFNC

Đ
ại

- CI

họ

- VQG

: Động vật hoang dã

- GPS

: Hệ thống thông tin địa lý

- LT

: Linh trưởng

- ĐDSH


: Đa dạng sinh học

Tr

ườ

- ĐVHD

- BQL

: Ban quản lý

- TNMT

: Tài nguyên môi trường

- NCKH – HTQT

: Nghiên cứu khoa học – Hợp tác quốc tế

- KBT

: Khu bảo tồn

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

viii


Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1: Thể hiện giới tính của đối tượng phỏng vấn (ĐVT: %).................... 31
Biểu đồ 2.2: Thể hiện độ tuổi của đối tượng phỏng vấn (ĐVT: %) ...................... 31

uế

Biểu đồ 2.3: Thể hiện trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn (ĐVT: %) ....... 32
Biểu đồ 2.4. Thể hiện tỷ lệ nhìn thấy hoặc nghe về loài VĐMT (ĐVT: %) ......... 35

tế
H

Biểu đồ 2.5. Thể hiện mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc bảo tồn loài

(ĐVT: %)........................................................................................... 38
Biểu đồ 2.6.

Thể hiện sự sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn loài VĐNT (ĐVT: %) ...40

h

Biểu đồ 2.7. Thể hiện sự tin tưởng vào tổ chức thực hiện bảo tồn của đối tượng

cK

Vị trí địa lý Vườn Quốc Gia Pù Mát................................................. 25

Tr


ườ

ng

Đ
ại

họ

Hình 2.1

in

tham gia phỏng vấn (ĐVT: %).......................................................... 46

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

ix


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài ............................................................... 4
Bảng 2.1. Các tính năng sinh sản của loài Vượn đen má trắng ............................... 8

uế


Bảng 2.2. Trình tự tiến hành phương pháp CVM .................................................. 19

tế
H

Bảng 2.3. Mức giá trung bình WTP ....................................................................... 20
Bảng 2.4. Số liệu tính toán mức giá thu tiền quỹ hỗ trợ khu bảo tồn Houay Nhang
theo kế hoạch 5 năm .............................................................................. 21
Bảng 2.5. Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách ............................................... 22

Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng vấn..... 33

in

Bảng 2.7.

h

Bảng 2.6. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra ................................................. 30

cK

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây suy giảm loài.. 36
Bảng 2.9. Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấn .......... 41
Bảng 2.10. Số liệu tính toán mức giá chi trả cho hoạt động bảo tồn loài VĐMT theo

họ

kế hoạch 20 năm .................................................................................... 42
Bảng 2.11. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP ................................................... 43

Bảng 2.12. Lý do không sẵn lòng trả của đối tượng tham gia phỏng vấn ............... 45

Đ
ại

Bảng 2.13. Thống kê mô tả mức sẵn lòng trả điều chỉnh của đối tượng tham gia
phỏng vấn............................................................................................... 45
Bảng 2.14. Số liệu tính toán mức giá chi trả đã điều chỉnh cho hoạt động bảo tồn

ng

loài VĐMT theo kế hoạch 20 năm ........................................................ 46

ườ

Bảng 2.15. Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn loài VĐMT
ở VQG Pù Mát ....................................................................................... 47

Bảng 2.16. Lịch trình hoạt động............................................................................... 52

Tr

Bảng 2.17. Đánh giá mức độ quan trọng của các mục đích sử dụng nguồn kinh phí
trong công tác bảo tồn loài VĐMT........................................................ 53

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

x



Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

 Tính cấp thiết của đề tài
Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao

uế

như làm thực phẩm, làm thuốc, cho da lông.... nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng

tế
H

luôn bị săn bắt ráo riết để tiêu dùng và buôn bán, dẫn đến số lượng bị suy giảm
nhanh chóng. Ngoài ra, nơi sống của vượn đen má trắng đang bị tàn phá nhiều hoặc
bị tác động làm cho suy thoái nghiêm trọng, khiến cho chúng không còn nhiều nơi
sinh sống thích hợp. Kết quả là cùng với nhiều loài thú linh trưởng khác, loài Vượn

h

đen má trắng hiện nay đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Sách đỏ Việt Nam

in

(2007) đã xếp vượn đen má trắng vào bậc nguy cấp (EN), Danh lục đỏ của IUCN

cK

năm 2010 xếp vượn đen má trắng vào bậc DD do thiếu số liệu để xếp hạng.

Trước đây, loài vượn đen má trắng thường sống ở Trung Quốc, Lào và Việt
Nam. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định quần thể Vượn đen má trắng vừa

họ

được phát hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát của Việt Nam là quần thể duy nhất còn
sót lại của loài động vật này trên thế giới. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta, các tổ

Đ
ại

chức cơ quan trong và ngoài nước cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm
tránh nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó giải pháp định giá giá trị bảo tồn loài được
xem là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu trong bối cảnh bảo tồn
loài trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Và đó là lý do Tôi lựa chọn đề tài:

ng

“Giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) ở Vườn Quốc
Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.

ườ

 Mục tiêu nghiên cứu

Tr

- Giới thiệu đặc điểm của loài Vượn đen má trắng và tầm quan trọng của nó.
- Ước lượng giá trị bảo tồn bằng tiền của Vượn đen má trắng.
- Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn loài Vượn đen má


trắng để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để bảo tồn loài Vượn đen má trắng
một cách có hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

xi


Khóa luận tốt nghiệp

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề sau: các giá trị bảo tồn loài

Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
- Số liệu điều tra phỏng vấn từ 110 hộ gia đình của 3 bản Làng Xiềng, Thái

uế

Sơn, Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An.
- Những số liệu liên quan thông qua cán bộ ban quản lý vườn quốc gia Pù Mát.

tế
H

- Tìm hiểu thông qua sách báo, truyền hình, mạng internet ...
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu


cK

 Kết quả nghiên cứu

in

- Phương pháp phân tích thống kê

h

- Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

- Vượn đen má trắng là loài có giá trị kinh tế cao nên luôn bị săn bắn ráo riết
và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy cần thiết phải tiến hành định giá
đen má trắng này.

họ

giá trị bảo tồn nhằm tạo nguồn kinh phí thực hiện chương trình bảo tồn loài Vượn

Đ
ại

- Nghiên cứu đã tính toán được mức sẵn lòng chi trả trung bình trong vòng 20
năm của mẫu nghiên cứu là 337.614 đồng/năm/hộ (bao gồm cả những người không sẵn
lòng trả), 395.698 đồng/năm/hộ (không bao gồm những người không sẵn lòng trả).
- Như vậy, với sự đóng góp của 518 hộ gia đình thuộc 3 bản Làng Xiềng, Thái

ng


Sơn, Cò Phạt thì giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở Vườn Quốc gia Pù Mát là
3,497 tỷ đồng (chưa điều chỉnh) và 4,099 tỷ đồng (đã điều chỉnh). Và VQG Pù Mát là tổ

ườ

chức chịu trách nhiệm đứng ra thu phí và thực hiện chương trình bảo tồn loài Vượn đen

Tr

má trắng này với 81,8% sự tin tưởng và kỳ vọng của người dân.
- Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng để các nhà chính sách sẽ có cơ sở để

đầu tư việc bảo tồn Vượn đen má trắng một cách đúng mức như: phục hồi môi
trường sống của loài, tuyên truyền giáo dục môi trường, hỗ trợ chính sách cho
người dân, xây dựng mô hình “đồng quản lý”, và cũng qua nghiên cứu này sẽ giúp
người dân nâng cao nhận thức để bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ rừng
cũng như bảo vệ chính cuộc sống của họ.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

xii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

1. Một số hình ảnh của loài Vượn đen má trắng và VQG Pù Mát ........................... 65


uế

2. Phiếu điều tra ........................................................................................................ 66

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

3. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP .................................................................. 72
4. Kết quả xử lý SPSS .............................................................................................. 73

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

xiii



Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn tài nguyên rừng giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

uế

của nhân loại. Các hệ sinh thái rừng có rất nhiều thành phần tác động qua lại lẫn
nhau để duy trì sự cân bằng sinh thái. Nhưng hiện nay, một số thành phần đang bị

tế
H

suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Sự suy giảm này diễn ra mạnh

nhất đối với những loài thú lớn, bởi chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi
trường sống, đồng thời chúng cũng là mục tiêu hàng đầu của việc săn bắn nấu cao,

h

buôn bán động vật hoang dã và xuất khẩu.

in

Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao như
làm thực phẩm, làm thuốc, cho da lông.... nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng luôn bị


cK

săn bắt ráo riết để tiêu dùng và buôn bán, dẫn đến số lượng của chúng bị suy giảm
nhanh chóng. Ngoài ra, nơi sống của Vượn đen má trắng là các khu rừng thường xanh

họ

hay bán thường xanh có nhiều cây cao cũng đã bị tàn phá nhiều hoặc bị tác động làm
cho suy thoái nghiêm trọng, khiến cho chúng không còn nhiều nơi sinh sống thích hợp.
Kết quả là cùng với nhiều loài thú linh trưởng khác, loài Vượn đen má trắng hiện nay

Đ
ại

đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Sách đỏ Việt Nam (2007) đã xếp Vượn đen má
trắng vào bậc nguy cấp (EN) [9], Danh lục đỏ của IUCN năm 2010 xếp Vượn đen má
trắng vào bậc DD do thiếu số liệu để xếp hạng. Trước đây, loài Vượn đen má trắng

ng

thường sống ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định
quần thể vượn đen má trắng vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát của Việt

ườ

Nam là quần thể duy nhất còn sót lại của loài động vật này trên thế giới [8]. Theo đánh
giá của cố PGS Phạm Nhật (2002), ở Việt Nam chỉ còn khoảng 450 – 500 cá thể của

Tr


phân loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) và số lượng của phân loài siki
(Nomascus leucogenys siki) cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nhằm bảo vệ loài
thú quí hiếm này, Nghị định Chính phủ số 36/2006/NĐCP, ngày 30/3/2006 đã xếp
Vượn đen má trắng vào nhóm IB (nghiêm cấm khai thác sử dụng) [3]. Đảng, Nhà nước
ta và các tổ chức cơ quan trong và ngoài nước cũng đang tích cực tìm kiếm các giải
pháp nhằm tránh nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó giải pháp định giá giá trị bảo tồn loài

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

1


Khóa luận tốt nghiệp

được xem là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu trong bối cảnh bảo tồn
loài trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Liệu việc định giá giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng có góp phần cho sự
đánh giá đúng tầm quan trọng của việc duy trì, bảo vệ loài động vật quý hiếm này

uế

không? Quá trình định giá như thế nào? Kết quả ra sao? Và việc lượng giá giá trị bảo
tồn loài Vượn đen má trắng có phải là giải pháp tối ưu để các nhà hoạch định chính

tế
H

sách ra những chính sách đầu tư bảo tồn hợp lý không? Để trả lời cho những câu hỏi


trên, đồng thời cũng là để tìm hiểu rõ hơn về giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng,
Tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng
(Nomascus leucogenys) ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.

in

h

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

cK

Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phương pháp định giá ngẫu
nhiên (CVM) và giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát,

2.2. Mục tiêu cụ thể

họ

tỉnh Nghệ An.

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn loài Vượn đen má trắng.

Đ
ại

- Ước lượng giá trị bằng tiền của loài Vượn đen má trắng.
- Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn loài Vượn đen má
trắng để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để bảo tồn loài Vượn đen má trắng


ng

một cách có hiệu quả.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ườ

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến việc định giá giá trị bảo tồn

Tr

của loài Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn loài Vượn

đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Định giá giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở Vườn
quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

2


Khóa luận tốt nghiệp

Không gian nghiên cứu:

- Nghiên cứu thực địa tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu chọn mẫu điều tra là 3 thôn (bản) Làng Xiềng, Thái Sơn và Cò

Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

uế

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 3
tháng, từ ngày 10/02/2014 đến ngày 17/05/2014.

tế
H

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn các
hộ gia đình vào mẫu điều tra phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu. Quy trình chọn

in

h

mẫu như sau:

Bước 1: Xây dựng bản danh sách hộ gia đình của 3 thôn (bản) Làng Xiềng,

cK

Thái Sơn, Cò Phạt bao gồm 518 hộ gia đình.


Bước 2: Sắp xếp danh sách hộ từ A – Z và đánh số thứ tự, bắt đầu từ 1.
Bước 3: Với khoảng cách mẫu k = 5, lựa chọn được số mẫu nghiên cứu theo

họ

công thức sau: n = N/k, suy ra mẫu điều tra cần tính toán là 110 mẫu.
Bước 4: Hộ đầu tiên được chọn tham gia phỏng vấn là hộ có số thứ tự trùng

Đ
ại

với số ngẫu nhiên của đơn vị mẫu. Hộ thứ 2 được chọn là hộ có số thứ tự trùng với
số thứ tự của hộ đầu tiên cộng với k. Quy trình này được lặp lại cho tới khi chọn đủ
110 hộ tham gia phỏng vấn.

ng

4.2. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

ườ

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng

câu hỏi.

Tr

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 3 bước như sau:


SVTH: Nguyễn Thị Thủy

3


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài
Phương pháp

1

Nghiên cứu sơ bộ

Định tính

2

Nghiên cứu thử nghiệm

Định lượng

3

Nghiên cứu chính thức

Định lượng

Kỹ thuật

Phỏng vấn bằng bảng hỏi định
tính
Phỏng vấn bằng bảng hỏi định

uế

Dạng

lượng

Phỏng vấn bằng bảng hỏi định
lượng

tế
H

Bước

(Nguồn: Nghiên cứu và thiết kế)

h

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với việc

in

phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 30 hộ ngẫu nhiên của 3 thôn (bản) Làng Xiềng,
Thái Sơn và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nội

cK


dung của cuộc phỏng vấn xoay quanh đề tài nghiên cứu: “Giá trị bảo tồn loài Vượn
đen má trắng (Nomascus leucogenys) ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.

họ

Bám sát với cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, mục đích của cuộc
phỏng vấn nhằm khảo sát, tìm kiếm những thông tin cần thiết tạo tiền đề cho việc
thiết kế bảng hỏi định lượng trong điều tra thử nghiệm.

Đ
ại

Bước 2: Sau khi hoàn thành bảng hỏi nghiên cứu thử nghiệm, tiến hành nghiên cứu
thử nghiệm bằng phương pháp định lượng. Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp,
phỏng vấn 30 người thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài. Sau đó, tiến hành chỉnh sửa,

ng

khắc phục những hạn chế của bảng hỏi nhằm hoàn thiện bảng hỏi định lượng cho lần
điều tra chính thức. Bên cạnh đó, cũng xác định được kích cỡ mẫu cho đề tài.

ườ

Bước 3: Sau khi bảng hỏi đã được hoàn thiện, tiến hành nghiên cứu chính thức

Tr

với cỡ mẫu được xác định ở bước 2.
Thiết kế nghiên cứu được tiến hành theo 3 bước. Mỗi bước trong tiến trình


nghiên cứu đều rất quan trọng. Cả 3 bước đều có mối quan hệ mật thiết và gắn kết
chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nghiên cứu cần phải được tiến hành đúng theo trình tự để
đạt được mục tiêu đã đề ra.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

4


Khóa luận tốt nghiệp

4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề sau: các giá trị bảo tồn loài
Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
- Những số liệu liên quan thông qua cán bộ ban quản lý vườn quốc gia Pù Mát.

uế

- Tìm hiểu thông qua sách báo, truyền hình, mạng internet ...
4.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

tế
H

Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận của đề tài
nghiên cứu.
4.4. Phương pháp phân tích thống kê

Dựa vào những số liệu điều tra, tiến hành thống kê những chỉ tiêu. Qua đó,


hơn trong vấn đề nghiên cứu.

cK

4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

in

h

phân tích được số liệu thống kê, trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quát và khách quan

- Xử lý số liệu bằng Excel, phần mềm SPSS.

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

- Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy


5


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG

uế

VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM)
1.1. Cơ sở lý luận

tế
H

1.1.1. Loài Vượn đen má trắng
1.1.1.1. Đặc điểm phân bố và những mô tả vật lý
 Đặc điểm phân bố

Nomascus leucogenys hay còn được gọi là Vượn đen má trắng. Loài này chỉ

h

được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Phân bố chủ yếu ở Lào, Việt Nam và miền

in

Nam Trung Quốc trong những khu rừng mưa nhiệt đới thường xanh và rừng gió


cK

mùa. Ở Việt Nam, Leucogenys Nomascus được tìm thấy ở phía tây nam của Sông
Mã và Sông Bồ. Một họ của chúng có tên là Nomascus concolor (Vượn đen), được
tìm thấy phía đông bắc của Sông Mã và phía đông bắc của Sông Bồ. Sự tách biệt

họ

địa lý là điểm rất quan trọng để phân biệt hai loài vượn vì N.Leucogenys và
N.Concolor rất giống nhau về ngoại hình [5].

Đ
ại

Loài Vượn đen má trắng này sống theo bầy đàn trong phạm vi lãnh thổ khoảng
0,3 – 0,4 km2 và di chuyển khoảng 1,6 km mỗi ngày trong phạm vi lãnh thổ đó.
Chúng tách nhóm và sinh sống theo phạm vi lãnh thổ của nhóm chiếm 3/4 lãnh thổ

ng

của quẩn thể. Mỗi nhóm có những cách thức bảo vệ lãnh thổ riêng, mỗi khi có sự
xâm phạm lãnh thổ sẽ xảy ra các cuộc xung đột về ranh giới, các cuộc đối đầu vượt

ườ

qua ranh giới và hiếm khi có sự xung đột giữa các cá thể đực. Vượn đen má trắng
thường sống trên cây và dành phần lớn thời gian của chúng trong tán. Chúng hiếm

Tr


khi xuất hiện ở trên mặt đất trong thời gian dài. Khoảng thời gian hiếm hoi khi
chúng xuất hiện trên mặt đất chúng dành hết thời gian để vui đùa giữa các cá thể và
nhào lộn, vật lộn trên cỏ của các con non.
 Mô tả vật lý
Một đặc điểm điển hình khác với các loài vượn trong tự nhiên của Vượn đen
má trắng là chúng không có sự khác biệt về chiều cao cân nặng giữa 2 giống đực và

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

6


Khóa luận tốt nghiệp

cái. Cụ thể, chiều cao trung bình của chúng là 47 – 64 cm và cân nặng khoảng 7 – 9
kg. Trong một vài nhóm, cá thể cái nặng hơn cá thể đực một chút.
Tuổi tác và giới tính được biểu hiện qua màu lông. Tất cả con non khi sinh ra đều
có màu be (màu kem sữa). Khi đạt đến 1,5 – 2 tuổi, lông của con non có sự thay đổi từ

uế

màu be sang màu đen với các mảng trắng trên má nối với nhau bằng vệt trắng dưới
cằm. Ở tuổi trưởng thành (5 – 7 tuổi), con đực vẫn giữ nguyên màu lông đen với đôi

tế
H

má trắng, nhưng con cái lại quay trở lại màu be hoặc vàng sẫm và dần mất đi mảng
trắng hai bên má, lông quanh mặt tủn ngang, đỉnh đầu có màu xám hoặc tua đen [9]. Cả

hai giống đều có răng nanh giống như con dao găm dài. Như tất cả các loài vượn,

Vượn đen má trắng không có đuôi. Cơ thể của N. leucogenys nhỏ và có một tư thế khá

h

thẳng đứng với hai chân trước đặc biệt dài hơn hai chân sau, hơn nữa, bàn tay có dạng

in

móc hình, tạo điều kiện để nắm giữ thức ăn và các nhánh cây dễ dàng hơn, thuận tiện

cK

khi di chuyển trên tán. Cơ thể của chúng được tiến hóa cho một lối sống trên cây.
1.1.1.2. Tập quán sinh sống của loài
 Cơ cấu xã hội

họ

Giống như tất cả các loài vượn, Vượn đen má trắng sống theo chế độ gia đình
một vợ một chồng nhỏ bao gồm một cặp bố mẹ và có thể sinh sản lên đến bốn con.

Đ
ại

Con non sống trên người mẹ cho tới khoảng 2,5 – 3 tuổi có thể sống độc lập cho
đến tuổi trưởng thành và bắt đầu tách nhóm gia đình khi đạt thời gian là 8 tuổi.
Vượn đen má trắng là một trong số ít loài khi con cái trưởng thành là động vật
chiếm ưu thế trong nhóm. Hệ thống phân cấp mẫu hệ, tiếp theo đặt vị trí con cái của


ng

mình trước con đực và cuối cùng là người cha.
 Tập quán ăn uống

ườ

Vượn đen má trắng đặc biệt thích ăn các loại trái cây. Không giống như các loài

linh trưởng khác dành một nửa số thời gian trong ngày để tìm kiếm thức ăn và nửa thời

Tr

gian còn lại thì ngủ say, Vượn đen má trắng lại tìm kiếm thức ăn trong suốt cả ngày.
Sáng sớm, chúng đã tìm kiếm thức ăn trên tán cao. Khi mặt trời bắt đầu lên đỉnh đầu,
chúng rút xuống tầng tán thấp hơn. Cùng với trái cây, Vượn đen má trắng cũng ăn lá,
hoa, và côn trùng. Các loại thực phẩm mà chúng ăn thường phụ thuộc vào lượng mưa.
Khi có rất nhiều mưa, trái cây dồi dào và chúng không cần phải đi xa để tìm thức ăn.
Ngược lại, chúng phải di chuyển với khoảng cách xa để tìm thức ăn khi có lượng mưa ít.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

7


Khóa luận tốt nghiệp

 Giao tiếp và nhận thức
Vượn đen má trắng truyền tín hiệu giao tiếp bằng cách phát âm thanh. Chúng


cũng sử dụng âm thanh để gây sự chú ý của đối phương trong giao phối. Hình thức
cơ bản của một cuộc giao tiếp là cả con đực và con cái đều cùng hát (hót), tiếp theo

uế

là trình tự luân phiên các tiếng hát giữa con đực và của con cái, thường tiếng hát của
vượn cái rất tuyệt vời và kết thúc cuộc giao tiếp là tiếng hát của con đực. Các cuộc

tế
H

giao tiếp như thế này thường đi kèm với những màn nhào lộn trên tán cây rất lão
luyện. Vượn đen má trắng dành nhiều thời gian của chúng cho chải chuốt và chơi.

Người ta thường lần theo nghe tiếng hát của Vượn đen má trắng để xác định quần
thể của chúng, đồng thời cũng là cơ sở để phân biệt chúng với các loài cùng họ khác.

h

 Sinh sản và phát triển

Yếu tố
Chu kỳ ở con cái

họ

Thời gian mang thai trung bình

cK


in

Bảng 2.1. Các tính năng sinh sản của loài Vượn đen má trắng

Số lượng con sinh ra trong một lần mang thai

(ĐVT: Thời gian)
Thời gian
28 ngày
7 tháng
1 con
2 – 3 năm

Thời gian cai sữa trung bình

24 tháng

Phạm vi, thời gian con non độc lập tự chủ

3 – 8 năm

Đ
ại

Khoảng cách cho mỗi lứa sinh sản

6 năm

Phạm vi độ tuổi sinh sản ở cả con đực và con cái


5 – 8 năm

ng

Thời gian trung bình để con trưởng thành độc lập

(Nguồn: “Vườn thú Quốc gia Smithsonian ", xuất bản 2006).

ườ

Mỗi chu kỳ của con cái thường là 28 ngày, tại thời điểm này chúng có màu mỡ và

sẵn sàng giao phối. Thời gian mang thai của chúng là bảy tháng. Vượn đen má trắng

Tr

cho ra đời một đứa con duy nhất mỗi hai hoặc ba năm. Con non bám vào mẹ từ khi
sinh ra. Chúng thường được bám theo chiều ngang trên bụng của mẹ. Điều này cho
phép các bà mẹ ngồi với đầu gối lên như hầu hết các loài vượn làm. Con non lớn hơn
định hướng theo chiều dọc trên bụng. Chúng được cai sữa sớm trong năm thứ hai sau
khi sinh. Một khi con đạt được đầy đủ sự trưởng thành chúng thường rời khỏi nhóm gia
đình và tìm kiếm một lãnh thổ và người bạn đời của riêng cho mình.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

8


Khóa luận tốt nghiệp

 Vai trò sinh thái

Vượn đen má trắng được biết đến với việc gieo hạt giống tuyệt vời bởi vì
chúng ăn trái cây, được xem là phân tán hạt giống nhanh nhất. Chúng nhả hạt khi ăn
và có thể là khi chúng bài tiết.

uế

1.1.1.3. Tình trạng bảo tồn loài Vượn đen má trắng
 Giá trị kinh tế của loài

tế
H

Vượn đen má trắng là loài động vật có kích thước tương đối nhưng việc nhìn
thấy nó trong tự nhiên là rất hiếm.

Chúng có giá trị kinh tế cao như làm thực phẩm, làm thuốc, cho da lông nên

h

một số người đã săn bắn chúng để lấy thịt làm thực phẩm, lấy xương nấu cao làm

in

thuốc, lấy lông bán, bên cạnh đó người ta còn trao đổi, buôn bán, xuất khẩu chúng
để làm vật nuôi và làm cảnh.

cK


 Các mối đe dọa

Các mối đe dọa chính đối với Vượn đen má trắng là phá rừng, do đó, kẻ thù
chính của chúng chính là con người. Điều đó cũng đã được ghi nhận rằng ở Bắc

họ

Việt Nam, nạn chặt phá rừng đã làm mất đi môi trường sinh sống của chúng và dần
đánh mất loài. Như đã đề cập, Vượn đen má trắng là loài thú có giá trị kinh tế cao

Đ
ại

nên việc săn bắt ráo riết loài này thường xuyên xảy ra không chỉ khi bị các thợ săn
bắt gặp rồi bắn hạ mà chúng còn bị người ta săn lùng để săn bắt. Ngoài ra, môi
trường sống của chúng là trên các tán cây cao, vì vậy chúng dễ dàng làm mồi cho

ng

các loài chim lớn như đại bàng, cú… và các động vật ăn thịt trên cây. Loài vượn
này rất nhanh nhẹn và duy trì cảnh giác ở mức độ cao, điều đó giúp chúng tránh

ườ

được kẻ thù [16].

 Tình trạng bảo tồn loài và lý do phải định giá giá trị bảo tồn của loài Vượn

Tr


đen má trắng
Chưa có thông tin cụ thể nào về tình trạng bảo tồn của loài Vượn đen má trắng

này, nhưng các thành viên của loài Nomascus concolor (họ gần của Vượn đen má
trắng) đang bị đe dọa do nạn phá rừng, khai thác gỗ, săn bắn và các hoạt động quân
sự. Vì vậy, việc định giá giá trị bảo tồn của loài Vượn đen má trắng có ý nghĩa hết
sức quan trọng.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

9


Khóa luận tốt nghiệp

Thứ nhất, qua việc điều tra đánh giá tổng hợp các giá trị của loài Vượn đen má

trắng sẽ giúp người dân địa phương có nhận thức về tầm quan trọng của chúng từ
đó phần nào có thể thay đổi hành động của mình hay góp phần bảo vệ loài động vật
quý hiếm này.

uế

Thứ hai, việc xác định giá trị kinh tế của loài Vượn đen má trắng sẽ xác định
được giá trị thực bằng tiền của loài động vật này, từ đó có thể góp phần xác định

tế
H

các mức phạt hay đền bù khi cá nhân hay tổ chức có vi phạm đến sự sống của loài

Vượn đen má trắng.

Thứ ba, xác định giá trị kinh tế của việc bảo tồn Vượn đen má trắng và biết
được mức độ quan trọng của nó sẽ giúp cho các nhà chính sách có các biện pháp và

vực có loài động vật này sinh sống.

in

h

chính sách đầu tư thích hợp để bảo tồn loại động vật này, cũng như đầu tư cho khu

cK

1.1.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

1.1.2.1. Khái quát về phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM - Contingent Valuation Method) thường

họ

được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tế cho tất cả các loại hệ sinh thái và dịch vụ môi
trường. Nó sử dụng để ước lượng cho cả giá trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng hầu hết

Đ
ại

nó áp dụng cho việc ước lượng giá trị phi sử dụng của một loại hàng hoá môi trường.
Phương pháp CVM thực chất bỏ qua những định giá có tính xác định trước,

lượng giá giá trị hàng hoá môi trường người ta phỏng vấn trực tiếp người dân một

ng

cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hoá môi trường ở vị trí cần đánh
giá hay xem xét. Trên cơ sở đó bằng thống kê xã hội học và kết quả thu được từ các

ườ

phiếu đánh giá người ta sẽ xác định hàng hoá môi trường đó [1].
Theo Katherine Balt- Ước lượng chi phí của suy thoái môi trường: “Phương

Tr

pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá và dịch vụ không
mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định
giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường”.
Phương pháp CVM là một trong những kỹ thuật định giá thực hiện dưới sự
sắp xếp trực tiếp các giả định.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

10


Khóa luận tốt nghiệp

Khi có một thay đổi trong chính sách môi trường sẽ gây một vài ảnh hưởng

đến môi trường, những phần lợi ích nhận được hay phần lợi ích bị mất đi được đưa

vào bảng câu hỏi thông qua việc điều tra mức sẵn lòng chi trả thật sự của họ khi có
những thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề môi trường đó. Mức giá này được

uế

khảo sát cả đối với những người liên quan trực tiếp đến một tài sản môi trường và
cả những đối tượng không liên quan trực tiếp đến tài sản môi trường nhưng họ có

tế
H

nhận thức về việc bảo vệ tài sản môi trường đó.

Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là một phương pháp trực tiếp để ước
lượng mức sẵn lòng chi trả. CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn biết giá
sẵn lòng chi trả của một người cho tính chất nào đó của môi trường, bạn hãy đơn giản hỏi

in

h

họ. Nói “đơn giản” nhưng cuối cùng sẽ thấy nó trở nên chẳng đơn giản chút nào mặc dù
ý tưởng ban đầu dường như rất rõ ràng. Phương pháp gọi là “định giá ngẫu nhiên” bởi vì

cK

nó cố làm người được hỏi nói họ hành động thế nào nếu họ được đặt trong một tình
huống giả định. Nếu hàng hoá chúng ta đang xem xét là hàng hoá thị trường chúng ta chỉ
cần quan sát hành vi của con người trên thị trường. Nhưng khi hàng hoá không có thị


họ

trường, chẳng hạn đặc tính chất lượng môi trường, chúng ta chỉ có cách là hỏi họ chọn
như thế nào nếu được đặt trong một tình huống nhất định, nghĩa là nếu họ được giả định

Đ
ại

phải quyết định trong thị trường các đặc tính chất lượng môi trường đó [1].
Ngày nay, nghiên cứu định giá ngẫu nhiên được thực hiện cho rất nhiều yếu tố
môi trường: chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo

ng

tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại,
bảo tồn các con sông, sẵn lòng tránh bệnh tật do ô nhiễm và nhiều loại khác.

ườ

Để hiểu được bản chất của CVM thì tốt nhất là chúng ta phải xem xét kỹ nội

dung trong bảng phóng vấn. Bảng phỏng vấn CVM được thiết kế để làm người

Tr

được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và phát biểu giá sẵn lòng trả tối
đa cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn có 3 thành phần quan trọng:
- Mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi người được

phỏng vấn.

- Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắn gọn và
thích hợp ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, việc sử dụng các hàng hoá liên quan.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

11


Khóa luận tốt nghiệp

- Một câu hỏi hay một bộ câu hỏi được thiết kế để rút ra phản hồi về giá sẵn

lòng trả của người được phỏng vấn.
Mục tiêu trung tâm của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏng vấn đánh
giá đặc điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ. Thuật ngữ kinh tế gọi là

uế

làm cho người được phỏng vấn bộc lộ giá sẵn lòng chi trả tối đa so với trường hợp
không có sử dụng hàng hoá môi trường. Nếu họ trả lời trung thực, con số họ bộc lộ

tế
H

chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hoá môi trường mà họ đánh giá. Người ta đã
phát triển một số kỹ thuật để thu thập được những thông tin phản hồi này.
1.1.2.2. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP

Willingness to pay (WTP) là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ


in

h

một giá trị nào đó, ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi trường, có được một
ngày nghỉ để đi câu cá, hay một chuyến đi thăm miệt vườn. Cá nhân lựa chọn mức

cK

WTP phục thuộc vào sở thích của mình.

Như phần trên chúng ta đã biết thì hàng hoá môi trường có những hàng hoá có
giá thị trường nhưng cũng có những hàng hoá không định giá được bằng giá thị

họ

trường (còn gọi là giá trị phi thị trường). Những hàng hoá này để định giá được giá
trị của chúng thì cách tốt nhất đang được áp dụng phổ biến là sử dụng phương pháp

Đ
ại

định giá ngẫu nhiên. Tức là chúng ta tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi
cư dân mức sẵn lòng chi trả của họ cho một loại hàng hoá môi trường được nhắc
đến. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến chủ yếu bởi nó khá linh động và nó

ng

có thể định giá giá trị của bất cứ loại hàng hoá môi trường nào nếu hàng hoá môi
trường đó có thể được mô tả chính xác.


ườ

Rõ ràng nhất là hỏi người được phỏng vấn cung cấp con số này mà phỏng vấn

viên không được gợi ý hoặc thăm dò.

Tr

Có thể dùng kỹ thuật để ước lượng mức WTP của người được hỏi như sử dụng

trò chơi đấu giá: phỏng vấn viên sẽ bắt đầu hỏi bằng cách nêu ra mức sẵn lòng chi
trả ngày càng cao cho người được hỏi đối với loại hàng hoá được nêu đến khi đưa ra
một mức nào đấy mà người được hỏi trả lời là “Không”. Hoặc người phỏng vấn đưa
ra mức sẵn lòng chi trả từ cao đến thấp cho đến khi người được hỏi trả lời “Có” thì
kết thúc việc hỏi và chấp nhận mức sẵn lòng chi trả đã nêu.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy

12


×