Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại ban đầu tư và xây dựng tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 91 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học
Kinh tế Huế và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Châu
tôi đã thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu
thầu xây lắp tại Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này,ngoài những nỗ lực của
chính bản thân thì đã có rất nhiều người ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ cho
tôi.
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý
thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tâm dìu dắt, truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại mái trường
Đại Học Kinh Tế.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến TS. Nguyễn Ngọc Châu đã tận
tình hướng dẫn em trong thời gian em làm đề tài tốt nghiệp này với tất cả
tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết.
Em cũng không quên gửi lời cám ơn đến ban Giám đốc và toàn thể


các anh chị trong Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em và giúp đỡ em thật nhiều trong suốt qúa trình
thực tập ở đó. Mọi người nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung
cấp tài liệu giúp em sớm hoàn thành bài luận văn này.
Cuối cùng em muốn gửi lời cảm hơn đến gia đình em và những bạn bè
đã giúp đỡ, chia sẻ và chỉ dẫn cho em những điều bổ ích cho đề tài tốt
nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Bích Ngọc

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

i


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................VI

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

tế
H
uế

1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2

ại
họ
cK
in
h

5. Kết cấu đề tài: ......................................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4
1.1.1. Đấu thầu ........................................................................................................ 4
1.1.2. Gói thầu......................................................................................................... 6

Đ

1.1.3. Hồ sơ yêu cầu: .............................................................................................. 6
1.1.4. Hồ sơ mời thầu:............................................................................................. 6

1.1.5. Hồ sơ dự thầu: ............................................................................................... 7
1.2. Hình thức lựa chọn Nhà thầu .............................................................................. 7
1.2.1. Đấu thầu rộng rãi (Competitive Bidding) ..................................................... 7
1.2.2. Đấu thầu hạn chế (Limitted Competitive Bidding) ...................................... 7
1.2.3. Chỉ định thầu (Single Bidder) ....................................................................... 7
1.2.4. Chào hàng cạnh tranh: .................................................................................. 9
1.2.5. Mua sắm trực tiếp (Direct Contracting) ........................................................ 9
1.2.6. Tự thực hiện (Force Account) .................................................................... 10
1.3. Phương thức thực hiện đấu thầu ....................................................................... 10
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

ii


Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1. Phương thức đấu thầu Một túi hồ sơ một giai đoạn: .................................. 10
1.3.2. Phương thức đấu thầu Hai túi hồ sơ một giai đoạn: ................................... 11
1.3.3. Phương thức đấu thầu Một túi hồ sơ hai giai đoạn: .................................... 11
1.3.4. Phương thức đấu thầu Hai túi hồ sơ hai giai đoạn:..................................... 11
1.4. Trình tự các bước thực hiện đấu thầu: .............................................................. 12
1.4.1. Chuẩn bị đấu thầu: ...................................................................................... 12
1.4.2. Thực hiện đấu thầu: .................................................................................... 13
1.4.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng:.................................................................... 14
1.5. Phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp: .............. 15

tế
H
uế

1.5.1. Đánh giá nội dung kĩ thuật: ........................................................................ 15

1.5.2. Đánh giá đề xuất tài chính: ......................................................................... 16
1.6. Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của một số nước trên Thế giới và tổ
chức quốc tế: ............................................................................................................. 16

ại
họ
cK
in
h

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU XÂY
LẮP TẠI BAN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 ............................................................................................ 18
2.1. Tình hình cơ bản của Tỉnh Thừa Thiên Huế: ................................................... 18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên: ..................................................................................... 18
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: .............................................................................. 19
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội: .......................................................................... 20

Đ

2.2. Khái quát về Ban Đầu tư và Xây dựng Tỉnh Thừa Thiên Huế:........................ 22
2.3. Thực trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban Đầu tư và Xây
dựng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014: ..................................................... 25
2.3.1. Các quy định về công tác đấu thầu được Ban ĐT&XD tỉnh TTH áp dụng ........... 25
2.3.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2012-2014:..................................................................................... 26
2.3.3. Quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD tỉnh Thừa
Thiên Huế: ............................................................................................................ 27
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu thầu xây lắp
tại Ban ĐT&XD Tỉnh Thừa Thuên Huế: .............................................................. 46

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

iii


Khóa luận tốt nghiệp
2.3.5. Đánh giá công tác quản lý đấu thầu xây lắp của Ban Đầu tư và Xây
dựng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014: ................................................ 54
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI
BAN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. ................................ 61
3.1. Phương hướng phát triển của Ban ĐT&XD Tỉnh TTH: .................................. 61
3.2. Nhiệm vụ trong năm 2015: ............................................................................... 61
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu xây lắp tại Ban
Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế: .............................................................. 62

tế
H
uế

3.3.1. Lập kế hoạch đấu thầu một cách chi tiết và hợp lí. .................................... 63
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu: ............................ 64
3.3.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà thầu: ....................................... 65
3.3.4. Từng bước kiện toàn bộ máy xét thầu tại Ban:........................................... 66

ại
họ
cK
in
h


3.3.5. Vận dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để ra
quyết định cho thang điểm kỹ thuật xét thầu: ....................................................... 67
3.3.6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự về hoạt động đấu thầu: .............. 70
3.3.7. Áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng ....................................................... 70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................................. 72
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 73

Đ

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
PHỤ LỤC

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Dự án

DAĐT

: Dự án đầu tư

HSMT


: Hồ sơ mời thầu

HSDT

: Hồ sơ dự thầu

BMT

: Bên mời thầu

Ban ĐT&XD tỉnh TTH

: Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế

UBND

: Uỷ ban nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

CP

: Cổ phần


: Trách nhiệm hữu hạn

: Doanh nghiệp tư nhân

Đ

DNTN

ại
họ
cK
in
h

TNHH

tế
H
uế

DA

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

v


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên

Trang

2.1

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt được năm 2014

21

2.2

Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Ban ĐT&XD tỉnh Thừa

27

Thiên Huế giai đoạn 2012-2014
2.3

Tình hình HSDT xây lắp công trình tại Ban ĐT&XD tỉnh TTH giai

34

đoạn 2012-2014
Mẫu đánh giá tính hợp lệ của HSDT tại Ban ĐT&XD Tỉnh TTH

37


2.5

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

38

2.6

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật của Nhà thầu

40

2.7

Kết quả mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp của Ban ĐT&XD

44

Tỉnh TTH giai đoạn 2012-2014

tế
H
uế

2.4

Sơ lược về các gói thầu được chọn làm mẫu nghiên cứu

50


2.9

Số mẫu điều tra tại các phòng thuộc Ban ĐT&XD tỉnh TTH

51

2.10

Tỷ lệ giới tính trong mẫu điều tra

51

2.11

Tỷ lệ số năm công tác trong mẫu điều tra

52

2.12

Sự phân phối chuẩn của biến phụ thuộc Y

52

2.13

Kết quả kiểm tra tính tương quan giữa các biến độc lập

53


2.14

Hệ số xác định tính phù hợp của mô hình

54

2.15

Mô hình hồi quy

54

2.16

Kết quả đấu thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD tỉnh Thừa Thiên Huế

56

Đ

ại
họ
cK
in
h

2.8

giai đoạn 2012-2014
3.1


Kết quả cho điểm của một chuyên gia

69

3.2

Thang điểm kỹ thuật của các chỉ tiêu

70

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Bảng

Tên

Trang

Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Ban ĐT&XD tỉnh TTH

24

2.2


Sơ đồ quy trình tổ chức đấu thầu

28

3.1

Mô hình xét thầu đề xuất

66

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

2.1

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

vii



Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học, vừa có tính pháp lý, khách
quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị
trường xây dựng. Trước những bất cập của một số vấn đề hiện nay về công tác đấu
thầu thì việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác đấu thầu là một đề tài phù hợp với tình
hình hiện nay và có ý nghĩa quan trọng.
Đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban
Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến giải quyết ba vấn đề chính: thứ
nhất là nêu thực trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban Đầu tư và Xây dựng
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014; thứ hai là chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác đấu thầu xây lắp và đánh giá hiệu quả của công tác đấu thầu xây lắp tại ban;
cuối cùng, trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, những mặt đạt được và những yếu tố còn
tồn tại tại Ban đề xuất các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý
đấu thầu xây lắp tại Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tôi đã sử dụng một số phương pháp trong suốt quá

trình nghiên cứu, đó là:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh và một số phương pháp khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu
thầu là: năng lực của nhân sự tham gia chấm thầu, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu
của gói thầu, khả năng cạnh tranh của các nhà thầu.
Công tác quản lý đấu thầu tại Ban hiện nay đạt được các thành tựu như tiết kiệm
chi phí, đảm bảo chất lượng và tiến đọ thực hiện dự án, đem lại tính công khai minh
bạch cho các dự án, trình tự thực hiện tổ chức đấu thầu tại Ban nghiêm túc, năng lực
của cán bộ tham gia công tác đấu thầu ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, Ban
vẫn còn một số tồn tại trong công tác đấu thầu như tỷ lệ giảm giá chưa cao, số lượng
hồ sơ dự thầu còn thấp, chưa áp dụng đấu thầu qua mạng, công tác tổ chức đấu thầu bị
chậm trễ so với kế hoạch đấu thầu do chậm trễ ở một số khâu trung gian.
Cuối cùng, dựa trên những kết quả nghiên cứu để đề xuất ra các giải phấp nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban Đầu tư và Xây dựng
tỉnh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

viii


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, đứng trước một thách thức vô
cùng to lớn để phát triển nền kinh tế của nước nhà. Nền kinh tế của nước ta đang ngày
một phát triển mạnh mẽ và khi hội nhập thì cần phải phát triển vững chắc để cạnh
tranh với các nước khác trên thế giới, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
trong tương lai. Để đạt được mục tiêu đó nhà nước cần chú trọng phát huy nội lực của
đất nước. Đặc biệt, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được đánh giá là ngành kinh tế

tế
H
uế

kỹ thuật hết sức quan trọng vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, lại sử dụng
nguồn ngân sách và nhân lực lớn. Để hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả
cao thì công tác đấu thầu đóng vai trò rất quan trọng giúp lựa chọn được nhà thầu tốt
nhất đem lại hiệu quả cao nhất.

ại
họ
cK
in
h

Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học, vừa có tính pháp lý, khách
quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị
trường xây dựng. Đấu thầu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát
triển khoa học kỹ thuật trong xây dựng, đổi mới công nghệ thi công từ đó góp phần
tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, hoạt
động đấu thầu vẫn đang còn nhiều bất cập từ nhiều phía dẫn đến sự áp dụng còn tuỳ
tiện của các chủ đầu tư, các nhà thầu. Trước những bất cập của một số vấn đề hiện nay


Đ

về công tác đấu thầu thì việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác đấu thầu là một đề tài
phù hợp với tình hình hiện nay và có ý nghĩa quan trọng.
Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp nhà nước, trực
thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng quản lý, sử dụng vốn nhà nước để
đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các nhiệm vụ theo
quy định của nhà nước. Trong thời gian vừa qua, Ban ĐT&XD Tỉnh đã gặt hái được
nhiều thành công trong công tác quản lý đấu thầu, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại
mà Ban cần khắc phục và có giải pháp để tăng cường công tác đấu thầu tại ban. Trong
quá trình thực tập tại Ban ĐT&XD tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận thức được vai trò của

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

1


Khóa luận tốt nghiệp
đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng, trong phạm vi khoá luận này tôi đã
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban
Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm phân tích thực trạng đấu thầu xây lắp
tại Ban trong giai đoạn 2012-2014 và đề xuất một số giái pháp trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban
ĐT&XD tỉnh TTH giai đoạn 2012-2014, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban trong thời gian tới.

tế
H

uế

 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu thầu.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD tỉnh
TTH giai đoạn 2012-2014.

ại
họ
cK
in
h

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu xây lắp
tại Ban trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề liên quan đến công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD
tỉnh TTH.

 Phạm vi nghiên cứu:

Đ

- Không gian: Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian: Phân tích thực trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban trong
giai đoạn 2012-2014 và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập số liệu:
- Nguồn số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp thu thập được do Ban ĐT&XD tỉnh TTH cung cấp. Ngoài ra, đề
tài còn sử dụng một số số liệu từ cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế .
- Nguồn số liệu sơ cấp:

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

2


Khóa luận tốt nghiệp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra phỏng vấn 20 cán bộ đang
làm việc tại Ban ĐT&XD tỉnh TTH.
• Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu như
giới tính, phòng làm việc, chức vụ, số năm công tác.
- Hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý đấu
thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD tỉnh TTH để đưa ra kết luận những yếu tố có tác động
chính đến công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban.
- Phương pháp khảo cứu tài liệu.

tế
H
uế

- Tổng hợp và phân tích các số liệu thứ cấp mà Ban cung cấp để đánh giá thực
trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban trong giai đoạn 2012-2014.
5. Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

ại
họ
cK
in
h

Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Thực trạng công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD tỉnh
TTH giai đoạn 2012-2014.

Chương III: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác quản lý đấu thầu xây lắp tại Ban ĐT&XD tỉnh TTH.

Đ

Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Đấu thầu
1.1.1.1. Khái niệm
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (do Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt
Nam biên soạn, xuất bản năm 1995), “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người

tế
H
uế

muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây
dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà
mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện
của mình với giá thấp hơn. Phương thức đầu thầu được áp dụng tương đối phổ biến

ại
họ
cK
in
h

trong việc mua sắm tài sản và xây dựng các công trình tư nhân và nhà nước”.
Theo Luật Đấu thầu số 61 năm 2005, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu
đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định
tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.

Theo Luật Đấu thầu 43 năm 2013, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký


Đ

kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng
hoá, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng DAĐT theo hình
thức đối tác công tư, có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng,
minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
- Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia.
- Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài
được tham dự thầu.
- Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước
được tham dự thầu.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

4


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.2. Vai trò
Hoạt động đấu thầu không những có vai trò quan trọng đối với Bên mời thầu người mua mà còn có tác động tích cực tới các nhà thầu - người bán.
Đối với Bên mời thầu - người mua, đấu thầu mang lại những lợi ích sau:
- Tiếp cận với các nhà cung cấp mới, tiềm năng
- Phát hiện ra sản phẩm thay thế
- Mua với giá hợp lý nhất
- Hạn chế những tác động từ những mối quan hệ “tế nhị”
- Tránh được sự tranh luận trong nội bộ đối với việc chọn nhà cung cấp

tế

H
uế

- Hạn chế sự thông đồng giữa một số cá nhân của Bên mời thầu với Nhà thầu
- Nâng cao uy tín của tổ chức, doanh nghiệp
Đối với Nhà thầu - người bán:
- Tiếp cận với khách hàng mới

ại
họ
cK
in
h

- Tiếp cận với các đối thủ cạnh tranh

- Tiếp cận với những quy định về mua sắm của các cơ quan quản lý nhà nước
- Hoàn thiện sản phẩm
- Mở rộng thị trường

- Khẳng định vị trí, nâng cao uy tín
1.1.1.3. Nguyên tắc của đấu thầu

Để đảm bảo mục đích là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt động đấu thầu

Đ

cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Công bằng (Equitableness) - tất cả các Nhà thầu đều được đối xử như nhau khi

tham gia dự thầu.
- Cạnh tranh (Competition) – Bên mời thầu phải tạo điều kiện thuận lợi để nhiều
Nhà thầu có thể tham gia.
- Minh bạch (Transparency) – không có sự thông đồng giữa Bên mời thầu với
các Nhà thầu.
- Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency)

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

5


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2. Gói thầu
1.1.2.1. Khái niệm
Một lần tổ chức đấu thầu có thể gồm 1 nhu cầu mua sắm hoặc nhiều nhu cầu mua
sắm. Nhu cầu mua sắm của 1 lần thực hiện đầu thầu được gọi là gói thầu.
Theo khoản 22, điều 4, Luật Dấu thầu 43 năm 2013, Gói thầu là một phần hoặc
toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống
nhau thuộc nhiều dự án hoặc khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho
một thời lỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
1.1.2.2. Phân loại
- Gói thầu dịch vụ tư vấn
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn
- Gói thầu xây lắp

ại
họ
cK

in
h

- Gói thầu mua sắm hàng hoá

tế
H
uế

Theo đặc điểm của công việc cần thực hiện đấu thầu, gồm có:

- Gói thầu hỗn hợp

- Gói thầu lựa chọn nhà đầu tư
1.1.2.3. Gói thầu xây lắp

Xây lắp là những công việc thuộc về xây dựng công trình, hạng mục công trình
và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình. Đấu thầu xây lắp được tiến
hành ở giai đoạn thực hiện dự án và vận hành.

Đ

1.1.3. Hồ sơ yêu cầu:

Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm
trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn
cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá
hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

1.1.4. Hồ sơ mời thầu:

1.1.4.1. Khái niệm:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu
hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

6


Khóa luận tốt nghiệp
bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu
trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
1.1.4.2. Yêu cầu đối với HSMT:
Về nội dung:
- Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho Nhà thầu
- Thông tin phải rõ ràng, cụ thể
- Phát huy tính sáng tạo của Nhà thầu
Về hình thức
- Trình bày rõ ràng, dễ đọc
thông tin

1.1.5. Hồ sơ dự thầu:

tế
H
uế

- Các phần nội dung cần được đánh số thứ tự để thuận lợi cho việc tìm kiếm

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời


ại
họ
cK
in
h

thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

1.2. Hình thức lựa chọn Nhà thầu

1.2.1. Đấu thầu rộng rãi (Competitive Bidding)
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn
chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

1.2.2. Đấu thầu hạn chế (Limitted Competitive Bidding)
BMT chỉ cho phép một số Nhà thầu nhất định được tham gia dự thầu. Trong

Đ

trường hợp nhu cầu mua sắm của BMT phức tạp về mặt kỹ thuật, lớn về quy mô thì
BMT chỉ lựa chọn một số Nhà thầu có năng lực thực sự để tham gia. Hình thức này có
thể mang lại sự tiết kiệm về thời gian cũng như chi phí tham gia và tổ chức đấu thầu
cho cả BMT cũng như các Nhà thầu. BMT ấn định trước tên và số lượng Nhà thầu
được tham gia đấu thầu trong một Danh sách ngắn.

1.2.3. Chỉ định thầu (Single Bidder)
 Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra
do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu


SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

7


Khóa luận tốt nghiệp
cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản
của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công
trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác
phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
- Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia,
biên giới quốc gia, hải đảo;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải
mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ,
bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu,
thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

tế
H
uế

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây
dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được
tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây
dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác

ại
họ
cK

in
h

giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

- Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành
trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn,
vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
- Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn
mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện

Đ

kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

 Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện
sau đây:
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP,
EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến
ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức
tạp không quá 90 ngày;
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

8



Khóa luận tốt nghiệp
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu
của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
 Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
- Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí
mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
- Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả
cao nhất theo quy định của Chính phủ.

1.2.4. Chào hàng cạnh tranh

tế
H
uế

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức
theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ

ại
họ
cK
in
h

thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;


- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

1.2.5. Mua sắm trực tiếp (Direct Contracting)

Đ

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự
thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã
ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói
thầu đã ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không
được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp
đồng trước đó;
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

9


Khóa luận tốt nghiệp
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả
mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục

thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà
thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ
sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

1.2.6. Tự thực hiện (Force Account)
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong
trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính

tế
H
uế

và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

1.3. Phương thức thực hiện đấu thầu

Phương thức thực hiện đấu thầu của một gói thầu được hiểu là cách thức đánh giá
Hồ sơ dự thầu của BMT và cách thức nộp Hồ sơ dự thầu tương ứng của các Nhà thầu.

ại
họ
cK
in
h

Có bốn phương thức thực hiện đấu thầu, đó là:
- Phương thức một túi hồ sơ một giai đoạn
- Phương thức hai túi hồ sơ một giai đoạn

- Phương thức một túi hồ sơ hai giai đoạn

- Phương thức hai túi hồ sơ hai giai đoạn

1.3.1. Phương thức đấu thầu Một túi hồ sơ một giai đoạn
Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật (cách tiến hành công việc) và đề xuất tài chính

Đ

(giá cả cụ thể và phương thức thanh toán) trong cùng một túi hồ sơ. BMT biết được cả
hai nội dung kỹ thuật và tài chính cùng một lúc.
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
• Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư
vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
• Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp;
• Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

10


Khóa luận tốt nghiệp
• Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
• Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

1.3.2. Phương thức đấu thầu Hai túi hồ sơ một giai đoạn
Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật (cách tiến hành công việc) và đề xuất tài chính
(giá cả cụ thể và phương thức thanh toán) trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Người nộp đề
xuất tài chính là người trúng thầu. Thông tin về giá cả và phương thức thanh toán là bí

mật cho đến khi mở đề xuất tài chính.
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
• Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,

tế
H
uế

dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
• Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

1.3.3. Phương thức đấu thầu Một túi hồ sơ hai giai đoạn
Giai đoạn 1:

ại
họ
cK
in
h

- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật không có giá.

- BMT xem xét và thảo luận với riêng từng Nhà thầu về đề xuất kỹ thuật.
- Cho phép Nhà thầu sửa đổi, hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật.
- Loại bỏ những hồ sơ dự thầu không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được
chấp nhận.

Giai đoạn 2:

- Các Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh và tài chính cụ thể


Đ

Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy
mô lớn, phức tạp.

1.3.4. Phương thức đấu thầu Hai túi hồ sơ hai giai đoạn
Giai đoạn 1:
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính ở hai túi hồ sơ riêng biệt.
- BMT đánh giá đề xuất kỹ thuật.
- BMT xác định các nội dung hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

11


Khóa luận tốt nghiệp
- Loại bỏ những hồ sơ dự thầu không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được
chấp nhận.
Giai đoạn 2:
- Các Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật mới và đề xuất tài chính mới ở hai túi hồ sơ
riêng biệt.
- BMT đánh giá đề xuất kỹ thuật mới và đánh giá đề xuất tài chính mới.
- BMT đánh giá đề xuất tài chính cũ.
Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ

tế

H
uế

thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

1.4. Trình tự các bước thực hiện đấu thầu

Quy trình đấu thầu của một gói thầu được BMT tiến hành theo ba bước: Chuẩn
bị đấu thầu, Thực hiện đấu thầu, Ký kết và thực hiện hợp đồng.

ại
họ
cK
in
h

1.4.1. Chuẩn bị đấu thầu

Chuẩn bị đấu thầu bao gồm các công việc mà BMT cần thiết phải thực hiện trước
khi tổ chức đấu thầu chính thức, đó là những công việc:
- Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu.

- Sơ tuyển Nhà thầu đối với những gói thầu bắt buộc phải sơ tuyển.
- Chuẩn bị Danh sách ngắn đối với các gói thầu cạnh tranh hạn chế.
- Chuẩn bị HSMT và tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu.

Đ

1.4.1.1. Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu


Nhân sự của BMT tham gia vào quá trình đấu thầu có vai trò rất quan trọng. Đây
là những người phải rất am hiểu các quy định về đấu thầu của tổ chức quản lý vốn,
đồng thời phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của gói thầu. Tuỳ vào yêu cầu
cụ thể của gói thầu và dự án, người tham gia có thể thuộc biên chế của BMT hoặc
được BMT thuê trong thời gian thực hiện đấu thầu.
1.4.1.2. Sơ tuyển nhà thầu
Áp dụng đối với những gói thầu có quy mô lớn hoặc có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
BMT tiến hành sơ tuyển để lựa chọn những Nhà thầu có năng lực phù hợp tham
gia đấu thầu chính thức.
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

12


Khóa luận tốt nghiệp
Tất cả các nhà thầu có nguyện vọng đều có thể tham gia dự sơ tuyển bằng cách
đăng ký và mua hồ sơ mời sơ tuyển do BMT phát hành. Thông thường, Hồ sơ mời sơ
tuyển chỉ đề cập đến những vấn đề chung về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm và năng
lực tài chính của Nhà thầu.
1.4.1.3. Chuẩn bị danh sách ngắn
Áp dụng đối với gói thầu sử dụng hình thức cạnh tranh hạn chế.
Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu
rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn
chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

tế
H
uế

1.4.1.4. Chuẩn bị HSMT

Hồ sơ mời thầu là một tài liệu rất quan trọng, nó có vai trò quyết định kết quả của
quá trình đấu thầu. Việc chuẩn bị HSMT là bắt buộc đối với tất cả các gói thầu trừ một số
trường hợp đặc biệt như gói thầu áp dụng hình thức tự thực hiện hay hợp đồng trực tiếp.

ại
họ
cK
in
h

1.4.2. Thực hiện đấu thầu

Giai đoạn thực hiện đấu thầu của một gói thầu được tính từ thời điểm thông báo
mời thầu chính thức đến khi thông báo kết quả lựa chọn Nhà thầu. Trong giai đoạn
này, BMT thực hiện những công việc sau:

- Thông báo mời thầu và phát hành HSMT
- Nhận hồ sơ dự thầu
- Mở thầu

Đ

- Đánh giá hồ sơ dự thầu

- Thông báo kết quả lựa chọn Nhà thầu
1.4.2.1. Thông báo mời thầu
Thông báo mời thầu là việc BMT đăng tải các thông tin liên quan đến vấn đề tổ
chức đấu thầu cho một gói thầu cũng như nội dung khái quát của gói thầu này trên các
phương tiện thông tin phù hợp với hình thức lựa chọn Nhà thầu được áp dụng. Dựa vào
thông báo mời thầu, các Nhà thầu sẽ đăng kí dự thầu và mua HSMT do BMT phát hành.

1.4.2.1. Nhận hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính của Nhà thầu.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

13


Khóa luận tốt nghiệp
Cách thức nộp hồ sơ dự thầu của gói thầu phụ thuộc vào phương thức đấu thầu
mà gói thầu áp dụng.
Việc nhận và bảo quản hồ sơ dự thầu phải được BMT thực hiện nghiêm túc nhằm
đảm bảo tính chính xác về số lượng tài liệu và bí mật về thông tin dự thầu trước khi
mở thầu.
Đối với những gói thầu chỉ có một Nhà thầu tham gia hoặc áp dụng hình thức
chào hàng cạnh tranh thì công việc này được tiến hành rất đơn giản.
Thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu gọi là thời điểm đóng thầu của gói thầu,
những hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm này không được chấp nhận.
1.4.2.2. Mở thầu

tế
H
uế

Mở thầu là việc BMT thông báo công khai các điều kiện dự thầu của từng Nhà
thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá các hồ sơ dự thầu.
1.4.2.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Đánh giá hồ sơ dự thầu là việc BMT xem xét các hồ sơ dự thầu trên cơ sở các


ại
họ
cK
in
h

yêu cầu được đặt ra đối với nhu cầu mua sắm đã được BMT đưa ra trong HSMT.
Mục đích nhằm lựa chọn Nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu để thực hiện gói thầu.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phụ thuộc vào đặc điểm của gói thầu.
1.4.2.4. Thông báo kết quả đấu thầu

Sau khi kết thúc công việc đánh giá hồ sơ dự thầu, BMT có thể chọn được một
hoặc hơn một Nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của HSMT (thường được gọi là nhà

Đ

thầu trúng thầu), hoặc không có Nhà thầu nào trúng thầu. BMT cần phải thông báo kết
quả này cho tất cả các Nhà thầu tham gia dự thầu ngay sau khi kết quả đã được những
cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền phê duyệt.

1.4.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng
Bước cuối cùng của quy trình đấu thầu bao gồm những công việc sau:
- Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
- Thực hiện hợp đồng
- Kết thúc và thanh lý hợp đồng
BMT và Nhà trúng thầu sẽ hoàn thiện các điều khoản và ký kết hợp đồng thực
hiện gói thầu. Trong trường hợp không có Nhà thầu nào trúng thầu thì BMT cần làm
rõ nguyên nhân và tiến hành đấu thầu lại.
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT


14


Khóa luận tốt nghiệp
Để nhu cầu mua sắm đạt hiệu quả cao thì BMT không chỉ dừng lại ở việc lựa
chọn được Nhà thầu tốt mà còn phải tiếp tục giám sát, theo dõi Nhà thầu trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Với những gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp hoặc có
quy mô lớn thì BMT cần thiết phải thuê tổ chức tư vấn giám sát độc lập để đảm bảo
tính khách quan.

1.5. Phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp
Quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp về nguyên tắc là thực hiện
theo hai bước, đó là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. Do đặc điểm của gói thầu xây
kiểm tra năng lực tài chính,...

tế
H
uế

lắp nên đánh giá sơ bộ có thể bao gồm nhiều nội dung như kiểm tra bảo lãnh dự thầu,
Đánh giá chi tiết các Hồ sơ dự thầu xây lắp được thực hiện theo phương pháp sử
dụng Giá đánh giá theo hai nội dung kỹ thuật và tài chính.

1.5.1. Đánh giá nội dung kĩ thuật

ại
họ
cK
in
h


Đề xuất kỹ thuật là bản mô tả năng lực kỹ thuật của Nhà thầu và biện pháp kỹ
thuật cụ thể để thực hiện gói thầu. Đối với Nhà thầu xây lắp, ngoài kinh nghiệm
chuyên môn của đội ngũ nhân sự thì năng lực kỹ thuật còn được thể hiện qua số lượng
và chất lượng các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng.
Để đánh giá biện pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu của các Nhà thầu thì BMT sử
dụng các tiêu chí đánh giá đã được nêu trong HSMT bằng cách cho điểm hoặc dùng
cách trả lời Đạt/Không đạt. Các gói thầu xây lắp khác nhau về quy mô và về yêu cầu

Đ

kỹ thuật được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau như:
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công và
biện pháp đảm bảo kỹ thuật.
- Mức độ đáp ứng về các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư.
- Mức độ đáp ứng về thiết bị thi công.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy...
Sau khi đánh giá đề xuất kỹ thuật, BMT loại bỏ những đề xuất không đáp ứng
yêu cầu và tiến hành xem xét đề xuất tài chính của những hồ sơ dự thầu còn lại.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

15


Khóa luận tốt nghiệp

1.5.2. Đánh giá đề xuất tài chính
Trong đấu thầu thì giá chào thầu của các Nhà thầu không phải là cơ sở duy nhất
để lựa chọn Nhà thầu vì giá chào thầu có thể được các Nhà thầu xây dựng theo những

điều kiện thực hiện khác nhau. Vì vậy, để đánh giá được chính xác đề xuất về giá của
các Nhà thầu, BMT cần xây dựng lại giá chào thầu trên cơ sở các điều kiện thực hiện
gói thầu như nhau hay còn gọi là Mặt bằng đánh giá chung. Giá chào thầu được BMT
xác định lại trên cơ sở mặt bằng đánh giá chung gọi là Giá đánh giá. Giá đánh giá
dùng để so sánh các Hồ sơ dự thầu và lựa chọn Nhà thầu.
- Giá dự thầu
- Sửa lỗi số học
- Hiệu chỉnh sai lệch
- Đổi ra đồng tiền chung

ại
họ
cK
in
h

- Trừ phần giảm giá

tế
H
uế

Giá đánh giá được xác định theo trình tự sau:

- Xác định mặt bằng so sánh và giá đánh giá

Mặt bằng đánh giá chung bao gồm các yếu tố như mặt bằng kỹ thuật, mặt bằng
tiến độ, mặt bằng thương mại,... Nhà thầu có Hồ sơ dự thầu với giá đánh giá thấp nhất
sẽ được đánh giá tốt nhất và được lựa chọn để hoàn thiện và ký hợp đồng.


1.6. Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của một số nước trên Thế giới và
tổ chức quốc tế

Đ

Hiện này, đấu thầu là một hoạt động phổ biến trên thế giới. Để không ngừng
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động đấu thầu của mình, chúng ta cần phải học hỏi
kinh nghiệm đấu thầu của một số nước trên Thế giới như:
- Nga: Quy chế đấu thầu phù hợp cao với quy chế đấu thầu quốc tế, có cơ chế
quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong đấu thầu.
- Hàn Quốc: Thiết lập một cơ quan tập trung với số lượng cán bộ chuyên gia lớn
có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đấu thầu tất cả các nhu cầu mua sắm hàng hoá và xây
lắp công lớn của đất nước, những nhu cầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị nhỏ
cũng được phân cấp rõ ràng.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

16


Khóa luận tốt nghiệp
- Campuchia: Quy chế quản lý đấu thầu do nhà nước ban hành còn khá đơn giản,
ngắn gọn nhưng việc tổ chức đấu thầu được tiến hành một cách tập trung thông qua
một hội đồng chuyên trách do Nhà nước chỉ định.
- Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Ban hành
riêng rẽ hai loại văn bản cho hoạt động đấu thầu theo hai phương thức đấu thầu xây lắp
và đấu thầu mua sắm hàng hoá, quy định rõ tính hợp lệ của Nhà thầu, có chính sách rất
rõ ràng đối với hành động gian lận và tham nhũng.
Nhận định chung: Qua phân tích kinh nghiệm về công tác đấu thầu ở một số
nước trên Thế giới, ta thấy có những bước tiến mới so với Việt Nam và có cơ chế giám


tế
H
uế

sát tương đối chặt chẽ tạo nên tính minh bạch và công bằng cao trong hoạt động đấu
thầu. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ quy chế đấu thầu của Thế giới để có kế hoạch hoàn

Đ

ại
họ
cK
in
h

thiện hơn.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc – Lớp: K45C KHĐT

17


×