Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.55 KB, 91 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ......................................................................................2

uế

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...............................................................................2
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.................................................................................3

tế
H

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4

h

1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.............................................4

in

1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất hồ tiêu.......................................................6
1.1.1.3. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hồ

cK



tiêu ...................................................................................................................................7
1.1.1.4. Vị trí, vai trò của cây hồ tiêu đối với xu hướng phát triển kinh tế hộ ................9
1.1.1.5. Tác động của cây hồ tiêu đối với môi trường sinh thái ....................................11

họ

1.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất cây hồ tiêu..................11
1.1.1.7. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu ..................16

Đ
ại

1.1.2.Cơ sở thực tiễn......................................................................................................19
1.1.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới............................................................19
1.1.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam ............................................................21

ng

1.1.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Bình .................................................24
1.1.2.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Lệ Thủy....................................................25

ườ

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH....................27

Tr

2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................27

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................27
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................27
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................27
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn..............................................................................27
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................29
i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................30
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động................................................................................30
1.2.2.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất .................................................................33
2.1.2.3. Điều kiện cơ sở - hạ tầng ..................................................................................36

uế

2.1 2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................................36
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ...........................39

tế
H

2.1.3.1.Thuận lợi............................................................................................................39
2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................40
2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀ XÃ TRƯỜNG THỦY..41
2.2.1. Tình hình phân bố diện tích trồng hồ tiêu ...........................................................41


in

h

2.2.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu ...............................................42
2.2.3. Công tác quản lý sản xuất của chính quyền địa phương .....................................45

cK

2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2011..................45
2.3.1. Lao động ..............................................................................................................45
2.3.2. Diện tích đất đai...................................................................................................47

họ

2.3.3. Tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra ................................................................48
2.4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA......................49

Đ
ại

2.4.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các nhóm hộ điều tra năm
2011 ...............................................................................................................................49
2.4.2. Chi phí sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra ....................................................51

ng

2.4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra năm 2011 ......57
2.4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha đối với từng nhóm hộ


ườ

điều tra thông qua các chỉ tiêu GO, IC, VA ..................................................................58
2.4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha thông qua các chỉ tiêu

Tr

dài hạn NPV, IRR, B/C .................................................................................................59
2.4.4. Thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn...............................................................60
2.5 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA ..........................................................62
2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất trồng hồ tiêu .............................................62
2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian .......................................................................64
ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA ......................................................66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI .................66
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU...................66

uế

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất................................................................66
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................67


tế
H

3.2.3. Giải pháp về tưới tiêu ..........................................................................................67
3.2.4. Giải pháp về nhân lực..........................................................................................68
3.2.5. Giải pháp về vốn..................................................................................................69
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................................69

in

h

3.2.7. Một số giải pháp khác..........................................................................................70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71

cK

1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................72
2.1. Về phía nhà nước....................................................................................................72

họ

2.2. Về phía chính quyền địa phương xã Trường Thủy ................................................73
2.3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu.....................................................................................73

Tr

ườ


ng

Đ
ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Tổ chức thương mại thế giới

Bảo vệ thực vật
Đại học nông nghiệp
Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Khoa học kỹ thuật
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Hợp tác xã
Doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm hữu hạn
Vật liệu xây dựng
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Mầm non
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Tư liệu sản xuất
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Bình quân chung
Khấu hao tài sản cố định
Phân vi sinh
Lao động gia đình
Tài sản cố định

Tr

ườ

ng


Đ
ại

WTO
BVTV
ĐHNN
KHKTNLNTN
KHKT
FAO
HTX
DNTN
TNHH
VLXD
CN – TTCN –XD
TH
THCS
THPT
MN
HĐND
UBND
TLSX
HC
HK
BQC
KHTSCĐ
PVS
LĐGĐ
TSCĐ


iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500m2

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H


uế

1ha = 10.000m2

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam 2008 - 2009 – 2010 ............... 23

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

uế

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu của xã Trường Thủy ................................................... 62

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích sản lượng hồ tiêu một số nước trên thế giới 3 năm 2008 – 2010.....20
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2001 – 2010..................22

uế

Bảng 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam từ 2001 – 2010..........23
Bảng 4: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Bình 3 năm 2008 – 2010.................24

tế
H

Bảng 5: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Lệ Thủy qua 4 năm 2008 – 2011 ............25
Bảng 6: Quy mô dân số và nguồn lao động xã Trường Thủy 3 năm 2008 – 2010 .......31
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Giang 3 năm 2008 - 2010 ................35

Bảng 8: Phân bố diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy

h

qua 3 năm 2009 – 2011 .................................................................................................41

in

Bảng 9: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của

cK

xã Trường Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ......................................................................44
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2011...............46
Bảng 11: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2011 ..........................48

họ

Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2011 .............49
Bảng 13: Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của

Đ
ại

nhóm hộ điều tra năm 2011 ..........................................................................................50
Bảng 14: Chi phí kiến thiết cơ bản cho một ha hồ tiêu .................................................52
Bảng 15: Chi phí thời kỳ kinh doanh cho một ha hồ tiêu........................................ 54-55
Bảng 16: Chi phí sản xuất cho 1 ha hồ tiêu năm mùa niên vụ 2010 – 2011 .................57

ng


Bảng 17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu bình quân trên một ha của

ườ

nhóm hộ điều tra năm 2011 ...........................................................................................58
Bảng 18: Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu dài hạn ...................60
Bảng 19: Thị trường tiêu thụ hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2011 ............................61

Tr

Bảng 20: Ảnh hưởng quy mô đất trồng hồ tiêu đến kết quả và
hiệu quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra ............................................................63
Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu
của nhóm hộ điều tra .....................................................................................................64

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, đánh giá đúng kết quả và
hiệu quả sản xuất hồ tiêu, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến nó, trên


bàn xã Trường Thủy nói riêng và huyện Lệ Thủy nói chung.
Dữ liệu nghiên cứu

tế
H



uế

cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa

- Các báo cáo hằng năm của UBND xã Trường Thủy
- Niên giám thống kê

- Các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp

in

h

các hộ nông dân
- Sách, báo và các tài liệu có liên quan khác
Phương pháp sử dụng nghiên cứu

cK




- Phương pháp điều tra thống kê

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

họ

- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp so sánh

Đ
ại

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Một số phương pháp khác



Các kết quả đạt được

ng

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của hai nhóm hộ
chuyên và hộ kiêm; xác định được một số nguyên nhân khiến năng suất

ườ

hồ tiêu giảm sút.
- Đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ

Tr


tiêu trên địa bàn trong thời gian tới.

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã có bước phát triển
khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất

uế

theo chiều sâu, đời sống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn

thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế – xã hội, góp phần quan

tế
H

trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang đứng trước những khó
khăn, thách thức rất lớn. Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên

h


thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một sự kiện quan trọng có ý

in

nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nước ta, đặt ra cho nước ta nhiều cơ hội
nhưng đồng thời cũng không ít thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì

cK

vậy, xác định đúng đường đi cho nền nông nghiệp nước ta có ý nghĩa rất to lớn.
Xuất khẩu nông sản được xác định là một trong những tiềm năng và thế mạnh
giúp phát triển nền nông nghiệp nước ta với nhiều mặt hàng từ lâu đã có chỗ đứng trên

họ

thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu…Trong đó, xuất khẩu hồ tiêu của
nước ta luôn chiếm vị trí số 1 trên thị trường thế giới, có mặt tại gần 80 nước và vùng

Đ
ại

lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất
khẩu hồ tiêu số một trên thế giới. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng
định trên trường quốc tế.

ng

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng hồ tiêu cả nước năm 2009 là 500,40
nghìn ha. Năm 2010 là 510,30 nghìn ha và năm 2011 là 520,00 nghìn ha. Theo đó sản


ườ

lượng là 107,986 tấn, 110,000 tấn và 100,000 tấn. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm
2009 chiếm 35%, năm 2010 chiếm 35% và năm 2011 chiếm 36% sản lượng hồ tiêu

Tr

của thế giới. Năng suất thu hoạch bình quân là 24,46 tạ/ha. Nhiều vườn hồ tiêu già cỗi
sau nhiều năm khai thác và tiêu bị nhiễm bệnh chết làm giảm diện tích, tuy nhiên do
giá tiêu tăng liên tục mấy năm qua nên diện tích canh tác vẫn ổn định ở mức 50,000
ha. Do điều kiện tự nhiên, trình độ tập quán canh tác và khả năng đầu tư khác nhau dẫn
đến năng suất, sản lượng khác nhau và khá chênh lệch giữa các vùng trồng tiêu ở nước ta.

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Trường Thủy là một xã nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy có lợi thế phát triển
nhiều cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như cao su, chè, hồ tiêu…
trong đó cây hồ tiêu là một trong số những cây “mũi nhọn chiến lược”, cây xóa đói
giảm nghèo, cây làm giàu của nhiều nông dân đồng thời đóng vai trò quan trọng trong

uế

sự phát triển kinh tế của xã.

Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng các hiện tượng

tế
H

thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, tình trạng
dịch bệnh gây hại tiêu cũng ngày càng khó lường. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố
đầu vào phân bón, lao động, vôi thuốc BVTV… còn chưa ổn định, chất lượng chưa
đảm bảo, quy trình kỹ thuật còn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền thống, việc áp dụng

in

h

tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng. Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất
hồ tiêu của người dân địa phương xã Trường Thủy chưa tương xứng với tiềm năng

cK

trên địa bàn, với đồng vốn bỏ ra. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp.

họ

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây hồ tiêu

Đ

ại

trong điều kiện nước ta nói chung và khu vực Miền Trung nói riêng.
- Đánh giá đúng thực trạng sản xuất hồ tiêu hiện nay của xã, từ đó so sánh hiệu
quả kinh tế giữa các hộ có hình thức sản xuất hồ tiêu khác nhau trong địa bàn xã nhằm

ng

phát hiện những mặt tích cực và những những tồn tại kìm hãm sự phát triển sản xuất
hồ tiêu của vùng.

ườ

- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, sản lượng

hồ tiêu của địa phương.

Tr

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu trên địa

bàn xã.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện khóa luận này tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình sản xuất hồ tiêu của
xã Trường Thủy.
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

- Phương pháp tổng hợp, so sánh về một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả giữa hai
nhóm hộ sản xuất hồ tiêu của xã.
- Phương pháp phân tích kinh tế.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

uế

- Một số phương pháp khác.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

tế
H

 Không gian nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Trường Thủy - Huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình.

h

 Thời gian nghiên cứu:

in

- Điều tra tình hình chung của địa bàn nghiên cứu (xét trong năm 2009 - 2011).


Quảng Bình năm 2011.
 Nội dung nghiên cứu:

cK

- Tiến hành điều tra các hộ trồng tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy - Lệ Thủy -

- Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường

họ

Thủy. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cây hồ tiêu trong thời kỳ
kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu.

Đ
ại

Do điều kiện thời gian còn nhiều hạn chế, trình độ lý luận và kiến thức thực tế
chưa tốt nên việc thực hiện khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót và chưa
đáp ứng cao về nội dung. Kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc bổ sung và góp ý để

Tr

ườ

ng

khóa luận được hoàn thiện hơn.

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
 Khái niệm hiệu quả kinh tế:

uế

1.1.1. Cơ sở lý luận

tế
H

Hiệu quả: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại lượng
so sánh với thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được hiệu quả đó
xem cao hay là thấp. Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá

h

trình lao động.


in

Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật

hoạt động kinh tế.

cK

lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng

Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập

họ

hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao
động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp.

Đ
ại

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sẽ
phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể để đạt được hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh

ng

doanh và cũng là mối quan tâm của toàn xã hội.
Đề cập tới vấn đề này có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh tế.


ườ

Theo quan điểm của kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết

định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng

Tr

hết nguồn lực. Số lượng hàng hóa đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản xuất
càng lớn càng có hiệu quả cao. Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng
hàng hoá theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho
ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí
càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Theo GS Paul A. Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng
các nguồn lực một cách tiết kiệm để thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của con
người”.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan

uế


phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”.
Theo GS-TS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa

tế
H

chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước”.

Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong
tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và từ khái niệm về hiệu quả kinh tế đã khẳng định

in

h

bản chất của hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn, trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, trình

cK

độ quản lý) để đạt được kết quả mà người sản xuất mong muốn. Và so sánh kết quả đạt
được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả từ đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình
sản xuất kinh doanh.

họ

 Bản chất của hiệu quả kinh tế


Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm

Đ
ại

lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế
gắn với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động
và quy luật tiết kiệm thời gian.

ng

Hiệu quả kinh tế biểu hiện qua những so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với
chi phí kinh tế bỏ ra để được kết quả đó, quan hệ so sánh ở đây là quan hệ so sánh

ườ

tương đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hạn chế.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số

Tr

chỉ tiêu hiệu quả nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt
chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các
phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể
trong từng giai đoạn phát triển.

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

 Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh
chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo của trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh
của các doanh nghiệp.

uế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các

tế
H

nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu
tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Để đạt

h

được mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy nhanh tiến

in

độ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển

kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
 Giá trị kinh tế:

cK

1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất hồ tiêu

Tiêu là một loại gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Ngày xưa

họ

tiêu được sử dụng để làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh. Ngày nay là một
mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Trong suốt thế kỷ XIII, sự

Đ
ại

tăng trưởng kinh tế của Viên và Genoa cổ xưa một phần lớn là do việc buôn bán gia vị.
Trong một thời gian dài suốt thế kỷ XV để giành được độc quyền việc buôn bán gia vị
người Bồ Đào Nha đã chiếm lĩnh toàn bộ con đường thủy vận buôn bán Đông – Tây

ng

và sau đó là người Hà Lan. Vào đầu thế kỷ thứ XIX người Anh đã tổ chức trồng tiêu
tại Malaysia mà chủ yếu được thực hiện bởi người Trung Quốc và sau đó là tại

ườ

Sarawat. Tại đó, tiêu thường được trồng kết hợp với Gambier (Uncaria gambir Hunt.
Roxb). Tiêu đã được mang đến hầu hết các nước nhiệt đới. Những nhà sản xuất tiêu


Tr

chủ yếu là Ấn Độ, Indonesia và Sarawat mà nay thuộc Malaysia, hằng năm sản xuất
trên 20. 000 tấn trong khoảng đầu thế kỷ XX. Trong những năm của thập niên 70,
Brazil xuất hiện như là một nước đầy tiềm năng với sản lượng bình quân 10. 000 tấn
mỗi năm. Những nước khác có sản lượng ít hơn như Srilanka, Campuchia, Việt Nam
và Singapore lại là trung tâm buôn bán tiêu quan trọng hiện nay của thế giới. Hiện nay
nhờ sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến đồ hộp sản phẩm hạt tiêu trở nên
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

có một giá trị khá ổn định. Giá hồ tiêu thường ở mức cao so với nhiều loại nông sản
khác cùng khối lượng, ngay cả khi giá hồ tiêu xuống thấp nhất. Sự giao động của thị
trường thường liên quan đến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát và việc mở rộng diện
tích trồng tiêu nhanh chóng trên thế giới.

uế

 Giá trị dinh dưỡng và công dụng

Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác. Nó

tế

H

được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hòa

quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Thành phần hóa
học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12 – 14% nước và 86 – 88% chất

h

khô.các chất khô trong hạt tiêu gồm có:

in

+ Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ; 4,19% là chất khoáng.

+ Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ; 1,62% là chất khoáng.

cK

Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hóa tiết ra nhiều
nước bọt và dịch vị hơn. Tiêu được dùng nhiều trong công việc bếp núc, nó được trộn
trong thịt, hoặc tiêu được dùng trong xúp, cá, nước chấm, dưa muối, nước sốt cà chua

họ

hay nấm...Tiêu được dùng trong y học để điều chế các loại thuốc để điều trị một số
bệnh.

hồ tiêu


Đ
ại

1.1.1.3. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây
 Nguồn gốc:

ng

Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper Nigrum L. Tiêu Piper Nigrum là một trong
những loài cây gia vị cổ nhất và quan trọng nhất. Piper Nigrum có nguồn gốc từ vùng

ườ

Tây Ghats tại Ấn Độ nơi mà nó chỉ là cây hoang dại trong những vùng đồi của vùng
Atxam và Bắc Burma nhưng cũng có thể là nó phát triển một cách tự nhiên đến vùng

Tr

này từ bờ biển Malaba. Người Hy Lạp gọi là Piperi, các nước nói tiếng Latin gọi là
Piper và người Anh gọi là Pepper.
Tiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ từ thời xa xưa và là loại gia vị đưa đến

châu Âu trong thời Hy Lạp và Rome cổ. Tiêu Piper Nigrum hiện nay đã được phát
triển rộng khắp trong các vùng nhiệt đới. Từ bờ biển Malaba thuộc Ấn Độ, tiêu đã
được vận chuyển qua những con đường mòn trên lục địa cũng như trên biển bằng
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

những con tàu được xây dựng bởi Rome và Ấn Độ đã giúp cho việc buôn bán thứ gia
vị này trở nên thuận lợi và độc quyền.
 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian cho quả trung bình từ 15 - 25

uế

năm. Nếu được chăm sóc tốt thời gian cho quả có thể kéo dài 25 - 30 năm, tuổi thọ
trung bình trên dưới 30 năm. Hồ tiêu thuộc loại dây leo, do do đó trong kỹ thuật trồng

tế
H

trọt việc chuẩn bị trụ cho hồ tiêu leo bám là một trong những khâu quan trọng trong kỹ
thuật canh tác. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển có thể chia cây hồ tiêu ra
là 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây hồ tiêu có một nhu cầu riêng về điều

h

kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, đó là cơ sở để chúng ta tác động vào trong quá

in

trình chăm sóc.

- Thời kỳ sinh trưởng: Được tính từ khi trồng đến khi bắt đầu ra quả. Trong thời


cK

kỳ này phần trên và phần dưới mặt đất đều sinh trưởng rất nhanh. Cây tăng trưởng
nhanh về chiều cao, số nhánh, thân mới và hình thành tán. Thời kỳ này dài hay ngắn
còn tùy thuộc vào giống, thời tiết khí hậu, phương pháp tạo hình tỉa cành. Các giống

họ

tiêu lá to thường lâu cho quả hơn những giống tiêu lá nhỏ. Cành hom là cành lươn sẽ
lâu cho quả hơn hom là cành tược hay cành quả. Biện pháp đôn dây bấm ngọn có thể

Đ
ại

thúc đẩy nhanh khả năng ra hoa sớm của cây tiêu trồng bằng dây lươn. Đối với tiêu
trồng bằng phương pháp vô tính (hom) thời kỳ này khoảng từ 2 - 4 năm, trồng bằng
hạt là 5 năm.

ng

Trong thời kỳ này cần tăng cường chăm sóc tạo điều kiện tốt cho hệ rễ phát triển
để làm cơ sở xúc tiến sự tăng trưởng của toàn bộ cây. Đồng thời chú ý giải quyết cây

ườ

trụ (choái) và ngắt ngọn kịp thời, tỉa cành để nhanh chóng hình thành tán và ra hoa kết
quả sớm.

Tr


- Thời kỳ sinh trưởng phát triển quả: Thời kỳ này kéo dài từ khi bắt đầu ra hoa

kết quả cho tới trước thời kỳ sản lượng cao nói chung kéo dài khoảng 1-2 năm. Thời
gian dài ngắn khác nhau tuỳ theo giống. Giống lá to thời gian sinh trưởng ngắn hơn
giống lá nhỏ. Trong thời kỳ này cả hai phần trên mặt đất và dưới mặt đất vẫn đang
phát triển mạnh, đồng thời cây vẫn ra hoa kết quả, tán cây không ngừng phát triển về
bề rộng. Cần chú ý cung cấp nước phân kịp thời điều tiết giữa sinh trưởng và sản
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

lượng sao cho cành và thân vẫn tiếp tục sinh trưởng để hình thành số lượng cành quả
được nhiều hơn làm cơ sở cho giai đoạn sản lượng cao.
- Thời kỳ sản lượng cao: Là lúc cây ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng cao
nhất trong chu trình sống của cây tiêu. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh

uế

dưỡng giảm, sinh trưởng sinh thực chiếm ưu thế. Đỉnh ngọn các cành chết khô từng
phần, tán cây ở thế ổn định về sinh trưởng đồng thời sản sinh một lượng lớn các loại

tế
H


cành quả cấp ba và bốn và sản lượng lúc này đạt cao nhất. Thời kỳ này nếu quản lý

chăm sóc không tốt, rất dễ làm cho cây chóng suy yếu, có thể sinh ra hiện tượng ra quả
cách năm. Do vậy nước và phân cần được cung cấp đầy đủ, chú ý cắt tỉa hợp lý giữa
sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, xúc tiến cho cành nhánh phát triển

in

h

một lượng nhất định để có cơ sở kéo dài thời kỳ sản lượng cao và ổn định.
- Thời kỳ già cỗi: Bắt đầu từ khi cây biểu hiện giảm sản lượng cho đến khi cây

cK

hết khả năng cho quả. Thời gian đầu, cành và một số bộ phận rễ khô chết dần, số cành
quả bị chết khô tăng lên, cành tăm xuất hiện nhiều. Thời kỳ này dài hay ngắn tuỳ thuộc
vào giống và chăm sóc.

họ

Nước và phân bón cần cung cấp đầy đủ, cắt tỉa kịp thời những cành khô có thể
chọn để giữ lại một số thân mới và vun gốc. Nếu chăm sóc tốt thời kỳ này có thể kéo

Đ
ại

dài 7 - 8 năm.

Hồ tiêu là một loại cây rất dễ bị sâu bệnh, do đó quá trình xử lý sâu bệnh hại hồ

tiêu cần phải thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của

ng

cây. Các loại bệnh mà hồ tiêu thường gặp phải là bệnh thối rễ, bệnh vàng lá (bệnh chết
chậm), bệnh do nấm Phytophthora, bệnh khảm lá và xoăn lá, bệnh thán thư, bệnh đen

ườ

lá, bệnh đốm lá, và các bệnh khác do rệp sáp, bọ xít và sâu đục thân gây ra. Do vậy,
trong quá trình sản xuất cần chú ý công tác phòng bệnh cho hồ tiêu cũng như phát hiện

Tr

và xử lý kịp thời khi có dấu hiện bị bệnh, tránh bệnh lây lan phát triển thành dịch trên
quy mô lớn.
1.1.1.4. Vị trí, vai trò của cây hồ tiêu đối với xu hướng phát triển kinh tế hộ
Kinh tế hộ nông dân chiếm một vị trí và tiềm năng phát triển lớn trong nền kinh
tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác, kinh tế hộ nông
dân ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình. Nó không những giải quyết vấn đề
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

tự cung tự cấp mà xu hướng phát triển hàng hóa càng trở nên rõ rệt và rộng rãi. Sự tồn

tại và phát triển của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp- nông thôn là điều hết sức
cần thiết do nó đáp ứng được nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần khai
thác triệt để và có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai và khả năng tiền vốn,

uế

nghành nghề của từng hộ dân.
Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn cung cấp một lượng lớn về lương thực, các loại

tế
H

thực phẩm, hàng xuất khẩu và mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân. Sỡ dĩ kinh

tế hộ có hiệu quả cao như vậy là vì nó gắn kết được giữa trách nhiệm và quyền lợi, do
vậy để phát triển kinh tế hộ gia đình chúng ta phải có quan niệm đúng hơn và coi kinh
tế hộ là một khu vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập

in

h

thể và kinh tế hộ gia đình. Việc phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm khai thác và sử
dụng hợp lý lực lượng lao động trong nông nghiệp, góp phần to lớn trong việc sản xuất

cK

hàng hóa có giá trị cao nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, tạo điều
kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, giải phóng lực lượng sản xuất, tạo thêm
nhiều việc làm góp phần phân công lao động mới ở nông thôn. Kinh tế hộ đang phát


họ

triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là xu thế khách quan trong bối cảnh
hội nhập đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hóa. Đối với cây hồ tiêu, đây là

Đ
ại

một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu thị trường tương đối ổn định. Trong
những năm qua, giá trị xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu đóng góp không nhỏ trong cơ cấu
giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam. Điều này đã làm cho đời sống các

ng

hộ nông dân dần đi vào ổn định và phát triển, không ít gia đình giàu lên nhờ cây hồ
tiêu. Trồng hồ tiêu tuy tốn nhiều vốn nhưng lại là cây mau thu lại vốn nếu được trồng

ườ

và chăm sóc đúng kỹ thuật. Những vùng cây hồ tiêu đóng vai trò chủ lực, thu nhập chủ
yếu của các hộ gia đình vẫn là từ cây hồ tiêu. Khi giá hồ tiêu tăng, năng suất cao thì

Tr

mang lại thu nhập cao, ngược lại khi giá thấp và mất mùa thì ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống của người dân. Đặc điểm của cây hồ tiêu là “năm được năm mất”, điều này
một phần là do điều kiện tự nhiên, một phần khác là do điều kiện chăm sóc không đầy
đủ. Do vậy có thể nói đời sống của người trồng hồ tiêu cũng “thăng – trầm” theo cây
hồ tiêu. Để cây hồ tiêu mang lại thu nhập ổn định thì người dân cần có sự đầu tư thâm


SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

canh đúng mức và chăm sóc đúng kỹ thuật để tạo được vườn hồ tiêu đông đặc, năng
suất cao và tăng chất lượng sản phẩm.
1.1.1.5. Tác động của cây hồ tiêu đối với môi trường sinh thái
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Ở Việt

uế

Nam, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là ở các khu đô thị lớn.
Diện tích đất trồng đồi núi trọc ngày càng nhiều, đất đai ngày càng suy thoái nghiêm

tế
H

trọng. Trong khi đó đời sống người dân còn rất thấp, số người làm nông nghiệp lại cao,

chiếm trên 70%. Bởi vậy, phát triển cây hồ tiêu vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa tạo giá trị
về mặt xã hội, đặc biệt là đối với môi trường sinh thái. Cây hồ tiêu thường được trồng
trên vùng đất đỏ bazan, phân bố ở các vùng trung du, gò đồi, do đó có ý nghĩa rất lớn

in


h

về môi trường sinh thái. Khi trồng cây hồ tiêu, cần phải có một trụ làm nơi cho tiêu leo
bám như mít, mớc, vông… Chính những cây này có tác dụng che phủ và bảo vệ môi

cK

trường rất lớn, nhất là trong việc giữ đất, giữ nước và điều hòa không khí.
Về mặt môi trường, cây hồ tiêu có tác dụng:

- Cân bằng môi trường sinh thái, tăng mật độ che phủ

họ

- Giảm xói mòn, giảm cường độ gió, giảm cường độ thoát hơi nước ở thực vật
và mặt đất.

Đ
ại

- Chống tác động tàn phá của gió mạnh, tăng tính ổn định cho hệ sinh thái nông
nghiệp, chống sâu bệnh tràn lan,…

1.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất cây hồ tiêu

ng

 Điều kiện tự nhiên


- Địa hình: Cây hồ tiêu thích hợp ở những nơi có đại thế cao ráo để tránh ngập

ườ

úng trong mùa mưa.
- Đất đai: Đất đai là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của sản

Tr

xuất hồ tiêu, bởi vì nếu được trồng trên loại đất thích hợp thì hồ tiêu sẽ cho năng suất
cao. Tuy nhiên, đất lý tưởng nhất để trồng hồ tiêu là đất nâu đỏ, đất đỏ bazan có tầng
canh tác dày trên 50cm, tơi xốp, nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ và giàu chất dinh
dưỡng, đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt, không bị ngập úng trong mùa
mưa lũ và nhiễm mặn trong mùa nắng, có độ pH 5,5 -7. Tránh trồng hồ tiêu ở những

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

vùng đất cát khô, sét nặng hoặc quá nặng, đất phèn, không có điều kiện thoát nước, đất
bị nhiễm mặn.
- Nhiệt độ: Ở nước ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào có khí hậu khá thích hợp cho cây hồ
tiêu vì ít khi có nhiệt độ dưới 150C kéo dài. Ở nhiệt độ 150C cây hồ tiêu không phát

uế


triển được. Hồ tiêu thích nhiệt độ bình quân trong vòng 25 - 300C, nhiệt độ trên 400C
không thích hợp cho hồ tiêu. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của

tế
H

cây tiêu. Tuỳ theo mức độ nhiệt thấp khác nhau và thời gian chịu nhiệt độ ấy mà

những thiệt hại sẽ khác nhau. Ở mức nhiệt 150C kéo dài cây tiêu sẽ ngưng sinh trưởng.
Dưới 100C kéo dài trong 5 ngày hoặc dưới 60C kéo dài trong 3 ngày cây tiêu bắt đầu bị
hại, tại các lá ngọn bị thâm đen, héo và rụng dần, các đốt non cũng bị hại nếu bị sương

h

giá và có thể gây chết và rụng đốt. Nhiệt độ quá cao cũng không có lợi cho sinh trưởng

in

của cây tiêu. Kết quả một thí nghiệm của Trung Quốc cho thấy ở nhiệt độ 390C lá non

cK

của cây non thường bị hại. Trong điều kiện không tủ gốc của mùa hè, nhiệt độ mặt đất
có thể lên đến 52,50C vì thế thân cành cây non cũng bị cháy khô. Tại những độ tuổi
khác nha u tiêu cũng thường có phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Cây còn non thường

họ

nhạy cảm hơn đối với những điều kiện nhiệt độ bất thường (cao quá hay thấp quá).

Làm giàn che là biện pháp tốt không những để giảm cường độ ánh sáng mà còn giảm

Đ
ại

được sự gia tăng của nhiệt độ vào ban ngày hoặc cây choái sống cũng là một cách tốt
trong mục đích trên.

- Lượng mưa: Tại nước ta, nhiều vùng trồng tiêu nổi tiếng năng suất cao và chất

ng

lượng tốt nhưng lại có chế độ mưa và lượng mưa khá khác nhau. Theo bộ môn cây
công nghiệp ĐHNN Hà Nội (1967), nếu mưa tập Trung với một lượng lớn 300mm

ườ

trong tháng 5 và 6 hoặc mưa trên 500 mm kéo dài trong ba tháng có thể gây bất lợi
trong sinh trưởng của cây tiêu. Theo Phan Quốc Sũng (2000) và Phan Hữu Trinh et al,

Tr

(1987) để cây tiêu sinh trưởng tốt cho năng suất cao thì cần lượng nước đầy đủ quanh
năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn phân hoá mầm hoa nó yêu cầu có tiểu hạn để có thể ra
hoa sai và tập trung. Trong thời kỳ tiêu chín nó cũng cần một mùa khô ít gay gắt và
không kéo dài. Ẩm độ không khí trong vườn tiêu luôn giữ ở 75 - 90% sẽ thuận lợi cho
tiêu sinh trưởng phát triển, đặc biệt vào thời kỳ hoa nở cây tiêu cần ẩm độ không khí
cao để kéo dài thời gian thụ phấn.
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN


12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

- Ánh sáng và gió: Nguồn gốc cây tiêu leo dưới bóng của một cây khác nên bản
chất là ưa râm (bóng). Tuy nhiên mức độ bóng râm còn tuỳ thuộc vào giống và tuổi
cây. Giống tiêu Quảng Trị đòi hỏi bóng râm nhiều hơn các giống khác. Khi tiêu đã phủ
trụ nó có nhu cầu về cường độ ánh sáng lớn nhất so với trước đó. Trong thời kỳ này

uế

nếu bị che bóng quá nhiều lá tiêu sẽ lớn và xanh đậm, tỉ lệ hoa cái nhiều trong những
gié hoa lưỡng tính. Một thí nghiệm tại Jamaica đã cho thấy sự cần thiết của bóng râm

tế
H

trong giai đoạn mới lập vườn tiêu và khi tiêu đã lớn thì không cần bóng rợp nữa. Nhìn

chung, bóng rợp cho tiêu sẽ giảm dần từ 40% xuống 20% mức độ che phủ từ khi cây
nhỏ đến khi cây lớn. Gió có thể làm cho việc bốc thoát hơi gia tăng làm bất lợi cho
sinh trưởng và quá trình thụ phấn của cây tiêu. Tốc độ gió lớn sẽ làm cho vườn tiêu bị

in

h


gãy đổ hoặc xơ xác, hoa tiêu không đậu quả. Mức độ gió nhỏ hơn 2 m/s, không khô
nóng là điều kiện lý tưởng cho việc trồng tiêu. Những vùng phía đông Trường Sơn

cK

thuộc Bắc Trung Bộ nước ta thường có gió Lào khô và nóng đã gây hạn chế đến sinh
trưởng của tiêu rất lớn, tuy nhiên thời kỳ gió xuất hiện không rơi vào giai đoạn tiêu ra
hoa nên ít gây thiệt hại lớn về năng suất. Việc trồng tiêu vào tháng 9 - 10 hằng năm tại

họ

vùng Bình Trị Thiên cây thường gặp bất lợi về nhiệt độ thấp và gió bão nên tốc độ
sinh trưởng trong giai đoạn này thường kém hơn các vùng khác trong nước.

Đ
ại

- Dịch bệnh: Qua nhiều năm đi sâu nghiên cứu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
Lâm nghiệp Tây Nguyên (KHKTNLNTN) đã xác định được cây hồ tiêu thường bị
những loại bệnh nguy hiểm, có thể làm cho vườn cây chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh

ng

tế cho nông dân và đã đưa ra một số biện pháp phòng chống bệnh cho cây hồ tiêu để
sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

ườ

Theo Viện KHKTNLNTN, bệnh “Chết nhanh” còn gọi là bệnh chết yểu, bệnh


chết đột tử (Sdent dend) thuộc loại bệnh nguy hiểm đối với cây hồ tiêu. Nguyên nhân

Tr

gây bệnh do loại nấm Phytophthora thường có trong đất tấn công. Khi gốc cây hồ tiêu
bị ngập nước thì loại nấm này xâm nhập vào bộ rễ, hủy hoại làm rễ thâm đen. Nước là
tác nhân để cho nguồn bệnh di chuyển, xâm nhập hủy hoại bộ rễ và lây lan bệnh làm
cho cây hồ tiêu chết rất nhanh. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là chọn đất trồng hồ tiêu ở
những nơi thoát nước tốt. Tuyệt đối không để cho cây hồ tiêu ngập nước trong mùa
mưa.
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Cây hồ tiêu cũng thường bị các loại bệnh về lá, làm cho cây giảm năng suất và
chết dần chết mòn. Trong đó có “Bệnh vàng lá chết chậm” (còn gọi là bệnh tiêu sầu)
do một số loại tuyến trùng Meloidogyne incognita gây nên nốt sần sưng u ở trên rễ,
ngăn cản quá trình hút nước và các chất dinh dưỡng của cây hồ tiêu. Những cây hồ

uế

tiêu bị bệnh, sẽ bị vàng lá và chết dần vào mùa khô. Để phòng trừ bệnh, trong canh tác
phải bón đủ phân hữu cơ. Cứ 2-3 năm, bón phân hữu cơ 1 lần; đồng thời tủ gốc hồ tiêu

tế

H

bằng tàn dư thực vật như rơm rạ, vỏ cà phê, vỏ đậu lạc, thân cây xanh đậu đỗ.

Cây hồ tiêu cũng bị bệnh vàng lá do những loại nấm Fusarium spp, Pythium spp,
Phytophthora spp, Rhijoctonia spp. Khi cây có vết thương do rệp sáp hút nhựa, hoặc
khi xới xáo gốc bón phân đã gây nên, thì các loại nấm này xâm nhập bộ rễ gây bệnh

in

h

hại hồ tiêu. Biện pháp phòng ngừa bệnh này là không tạo vết thương ở rễ hồ tiêu, đặc
biệt là giai đoạn mùa mưa, đất có độ ẩm cao. Vì vậy, phòng trừ bệnh tốt nhất vào đầu

cK

mùa mưa và bón phân hóa học bằng xăm một lớp đất mặt mỏng để không hại rễ; đồng
thời thực hiện biện pháp tủ gốc dày để giữ ẩm nhằm hạn chế sự mất nước dễ làm cây hồ
Cây hồ tiêu cũng thường bị bệnh xoăn, khảm lá do vius làm cho cây cằn cỗi kém

họ

phát triển. Nếu phát hiện cây bị bệnh này, phải cắt hủy cây bệnh rồi đưa đi đốt; phun
thuốc diệt trừ các loại bọ rầy, rệp trong vườn hồ tiêu để loại bỏ tác nhân làm lây lan

Đ
ại

bệnh từ cây này sang cây khác.


 Điều kiện kinh tế, xã hội

- Thị trường tiêu thụ: Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp, một mặt hàng có giá

ng

trị xuất khẩu cao. Nhu cầu hồ tiêu của thế giới đang có xu hướng phát triển tăng và
ngày càng ổn định.

ườ

Thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất hồ tiêu của người dân.

Đó là quyết định về diện tích, sản lượng,…nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

Tr

Nhu cầu của thị trường còn là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra

các quyết định đúng đắn về quy hoạch, kế hoạch, định hướng cho nghành sản xuất hồ
tiêu như xây dựng vùng chuyên môn hóa, mở rộng thị trường, có biện pháp vĩ mô về
phát triển sản xuất hồ tiêu. Và thông qua thị trường, lợi nhuận được phân phối hợp lý
cho cả người sản xuất và người mua bán.

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

- Tổ chức sản xuất: Vì hồ tiêu là một nông sản hàng hóa nên việc tổ chức sản
xuất là rất cần thiết, cần phải sản xuất tập trung và có quy mô lớn, trình độ thâm canh
cao. Việc quy hoạch, phân vùng để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của vùng là hết
sức quan trọng. Phân vùng hợp lý sẽ giữ được cân bằng sinh thái, tận dụng được mọi

uế

tiềm năng về đất đai, lao động và các điều kiện khác trong vùng nhằm đảm bảo hiệu
quả trước mắt và lâu dài cho vùng.

tế
H

- Tổ chức sản xuất hồ tiêu nên theo hướng chuyên môn hóa nhằm tạo sự cạnh
tranh cao hơn trên thị trường, thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, người dân
mạnh dạn đầu tư thâm canh từ đó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Phát
triển sản xuất theo hướng hiện đại hóa còn góp phần thực hiện tốt quá trình công

 Chính sách đất đai:

cK

- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước

in


h

nghiệp hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.

Trung Ương Đảng đã đề ra Chỉ thị 100 – CP/TW về cải tiến công tác khoán sản
phẩm về nhóm và người lao động. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về quản lý đổi mới

họ

kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 61/CP và Luật đất đai 1993 có sử đổi và bổ sung về
giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát

Đ
ại

triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Trên cơ sở các
chính sách của Nhà nước, người nông dân gắn bó với đất đai của mình hơn, trách
nhiệm của họ cũng cao hơn. Họ yên tâm đầu tư lâu dài, thâm canh tăng năng suất, tăng

ng

hiệu quả kinh tế, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm cho quá trình sản xuất nông
nghiệp bền vững. Mặt khác các hộ nông hộ còn được quyền chuyển nhượng, chuyển

ườ

đổi đất đai sao cho phù hợp để thuận tiện cho việc áp dụng tiến bộ KHKT, thực hiện

Tr


cơ giới hóa, hiện đại hóa theo hướng sản xuất hàng hóa.
 Chính sách tín dụng
Vốn là một yếu tố quyết định vì sản xuất hồ tiêu đòi hỏi một lượng đầu tư ban

đầu lớn. Nếu thiếu vốn, người sản xuất sẽ sản xuất với quy mô nhỏ, đầu tư thấp dẫn
đến không hiệu quả về sản lượng và chất lượng của hồ tiêu. Vì vậy, chính sách về tín
dụng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho người dân về vốn đầu tư để mở rộng sản xuất cũng
như đầu tư thâm canh ổn định. Chính sách tín dụng còn là cơ sở, là nền tảng ban đầu
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

cho người nông dân khi đi vào sản xuất, giúp họ giải quyết được những khó khăn
trước mắt, tạo đà cho họ yên tâm phát triển sản xuất lâu dài, thực hiện tốt các định
hướng sản xuất của mình.
 Chính sách khuyến nông

uế

Chính sách khuyến nông không những hỗ trợ cho người dân về mặt kỹ thuật mà
còn giúp bà con nắm bắt thông tin thị trường, định hướng cho người dân về các quyết

tế
H


định sản xuất của mình.

Một số chính sách khuyến nông: Tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng hồ tiêu,
tổ chức tham quan giới thiệu mô hình trồng hồ tiêu hiệu quả; cung cấp thông tin thị

h

trường đến người dân thông qua các phương tiện đài, báo, vô tuyến truyền hình,…để

in

người dân nắm bắt và đưa ra các quyết định sản xuất đúng đắn, phù hợp với nhu cầu
thị trường. Công tác khuyến nông rất cần thiết đối với người nông dân, vì vậy để công

cK

tác khuyến nông được thực hiện thường xuyên, Nhà nước cần phải có những chính
sách khuyến khích cán bộ khuyến nông, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của

học tập tích cực hơn.

họ

mình, đồng thời cũng có chính sách khuyến khích cả người nông dân để họ tham gia
 Một số chính sách khác như chính sách giá cả, chính sách đầu tư,… cũng có

Đ
ại

ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất hồ tiêu.

Chính sách giá cả tác động tới giá cả nguyên vật liệu đầu vào, trong nông nông
nghiệp đó là chính sách trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón, thuốc phân bón,

ng

thuốc trừ sâu… Những chính sách này đã giúp co người nông dân giảm được giá thành
sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tăng quy mô sản xuất hồ tiêu.

ườ

1.1.1.7. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu
Đối với ngành sản xuất hồ tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả có

Tr

những đặc thù riêng. Chúng ta có thể phân loại các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh
doanh theo các nhóm như sau:
- Các chỉ tiêu kinh tế như năng suất, sản lượng, giá thành, lợi nhuận,…
- Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm như khả năng xuất khẩu, mức độ đáp ứng
thị hiếu người tiêu dùng,…

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn


Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, kết quả là một chỉ tiêu để đánh giá chất
lượng của doanh nghiệp hay hộ gia đình kinh tế nào đó. Một sản phẩm tạo ra có được
thị trường chấp nhận hay không, không những thể hiện ở nội dung chất lượng sản
phẩm mà còn thể hiện ở sản phẩm sản xuất ra bán ở mức nào? Thực tế đó khi đánh giá

uế

hiệu quả thì kết quả và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm quyết
định. Tuy nhiên để nghiên cứu động thái hiệu quả thì vẫn phải sử dụng giá cố định hay

tế
H

giá gốc để so sánh.

Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu
chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu như sau:

h

 Chỉ tiêu đánh giá kết quả

in

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ do các cơ sở sản

GO = Q * P
Trong đó:
Q: Sản lượng hồ tiêu
P: Giá bán


họ

hữu ích mà những cơ sở đó tạo ra.

cK

xuất (hộ) thu được trong thời gian nhất định (thường một năm), đó là kết quả trực tiếp

Đ
ại

- Chi phí trung gian (IC): Là tập hợp tất cả những chi phí vật chất và dịch vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải và dịch vụ khác trong thời kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA): Gồm các yếu tố thu nhập của người

ng

sản xuất, khấu hao tài sản cố định, thuế các loại và lãi suất.
Ta có công thức:

ườ

VA=GO-IC

 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Tr

- Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí trung gian = GO/IC, chỉ tiêu này cho


biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính cho một đồng chi phí trung gian = VA/IC, chỉ tiêu này cho

biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị hiện tại ròng NPV, được tính theo mặt bằng thời gian hiên tại. Giá tại
hiện tại ròng được xác đinh bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại các khoản thu (khấu
SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

17


×