uế
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
tế
H
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ng
Đ
ại
họ
cK
in
h
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÀM SUY GIẢM CHẤT
LƯỢNG ĐẤT Ở HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN
Tr
ườ
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tú
Lớp: K42.KTTN-MT
Niên khóa: 2008 – 2012
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Huế, 05/2012
1
LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong quá trình đào tạo cử nhân nhằm
“học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Được sự nhất trí của Ban chủ
uế
nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế và cô giáo PGS – TS
Phùng Thị Hồng Hà, tôi tiến hành thực tập với đề tài: “Hiện trạng sử dụng đất sản xuất
tế
H
nông nghiệp và các vấn đề làm suy giảm chất lượng đất ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An”
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và viết khóa luận, tôi đã nhận được sự
h
hướng dẫn và quan tâm của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
in
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế,
đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển là những người đã hướng dẫn và
cK
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng học tập ở
trường. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú Phòng Tài nguyên – Môi
họ
trường và các bà con nông dân huyện Nam Đàn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc
cung cấp các thông tin cũng như đóng góp các ý kiến liên quan tới vấn đề nghiên cứu,
giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Đ
ại
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS – TS Phùng Thị
Hồng Hà, giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong cả quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
ng
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè là chỗ dựa tinh
thần và hậu phương vững chắc giúp tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của
ườ
mình trong những năm học vừa qua.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh
Tr
khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Tú
2
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
uế
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin ............................................................. 2
tế
H
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................. 2
3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 2
3.2. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................... 3
h
3.3. Phương pháp phân tích kinh tế ............................................................................. 3
in
3.4. Phương pháp so sánh ............................................................................................ 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
cK
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC TÁC
họ
ĐỘNG LÀM SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .......................... 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đất đai đối với con người .......................... 4
1.2. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất bền
Đ
ại
vững ............................................................................................................................. 6
1.3. Nguyên nhân ô nhiễm đất..................................................................................... 8
1.4. Suy thoái đất và nguyên nhân.............................................................................. 12
ng
1.5. Nhân tố tác động tới sử dụng đất......................................................................... 13
1.6. Hiện trạng sử dụng và tình hình chất lượng đất đai trên thế giới và ở Việt Nam 14
ườ
1.6.1. Hiện trạng sử dụng và tình hình chất lượng đất đai trên thế giới..................... 14
1.6.2. Hiện trạng sử dụng và chất lượng đất đai ở Việt Nam.................................... 15
Tr
1.6.3. Hiện trạng sử dụng đất ở Nghệ An................................................................... 17
1.7. Các chỉ tiêu đánh giá suy giảm chất lượng đất.................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN........................................................................................................ 20
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Nam Đàn ................................................................ 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 20
3
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 23
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn...... 25
2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nam Đàn .......................... 26
2.3. Tình hình thực hiện các biện pháp kĩ thuật canh tác và tác động của nó tới chất
uế
lượng đất ..................................................................................................................... 30
2.3.1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ................................ 30
tế
H
2.3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ............................................................ 30
2.3.1.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ..................................................................... 34
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp............. 35
2.3.3. Một số tập quán canh tác chưa thật hợp lý ....................................................... 39
in
h
2.3.4. Tình hình hệ thống thủy lợi .............................................................................. 40
2.4. Biến động chất lượng đất..................................................................................... 41
cK
2.4.1. Tổng hợp các ý kiến đánh giá về chất lượng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn........41
2.4.2. Biểu hiện sự suy giảm chất lượng đất của huyện Nam Đàn theo các
tiêu chí đánh giá.......................................................................................................... 44
họ
2.4.3. Biến động năng suất cây trồng hằng năm của huyện Nam Đàn....................... 49
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
Đ
ại
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG, HẠN CHẾ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI ......... 53
3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng ...................................... 53
3.1.1. Tiềm năng đất đai để phát triển ngành nông – lâm nghiệp .............................. 53
ng
3.1.2. Tiềm năng đất để phát triển ngành công nghiệp – thương mại và du lịch –
dịch vụ ........................................................................................................................ 54
ườ
3.2. Quan điểm và định hướng sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2020........................... 55
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế sự suy giảm chất lượng
Tr
đất đai trên địa bàn huyện Nam Đàn .......................................................................... 57
3.3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .......... 57
3.3.2. Một số giải pháp hạn chế suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ..................... 59
3.3.2.1.Bón phân cân đối, tăng hiệu suất sử dụng phân bón ...................................... 59
3.2.2.2. Giải pháp sử dụng thuốc BVTV hợp lý và có hiệu quả ................................ 61
3.3.2.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng .................................................................................. 62
4
3.3.2.4. Áp dụng phương thức canh tác hợp lý hơn ................................................... 63
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 65
3.1. Kết luận................................................................................................................ 65
3.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 65
uế
3.2.1. Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương............. 65
3.2.2. Đối với người nông dân.................................................................................... 65
Tr
ườ
ng
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 67
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chính phủ
UBND
Ủy ban nhân dân
NN
Nông nghiệp
DT
Diện tích
CN
Công nghiệp
HN
Hằng năm
BVTV
Bảo vệ thực vật
ĐVT
Đơn vị tính
TNMT
Tài nguyên – Môi trường
tế
H
h
in
STT
CN
TP
QL
Thương mại
Công nghiệp
Đ
ại
TL
Số lượng
cK
TM
Số thứ tự
họ
SL
uế
CP
Thành phố
Quốc lộ
Tỉnh lộ
Lịch sử văn hóa
UBDS
Ủy ban dân số
Tr
ườ
ng
LSVH
6
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
= 500 m2
1 ha
= 10000 m2 = 20 sào
1 tạ
= 100 kg
1 tấn
= 1000 kg
Tr
ườ
ng
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
1 sào
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm..................................................... 17
Bảng 2: Bảng số liệu phân cấp độ dốc huyện Nam Đàn.............................................. 21
uế
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đàn qua các năm 2008 – 2010............................ 24
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn qua các năm 2009 –
tế
H
2011.............................................................................................................................. 27
Bảng 5: Tình hình sử dụng phân bón hóa học cho các cây trồng chính....................... 30
Bảng 6: Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ cho các cây trồng chính........................ 34
Bảng 7: Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cho các cây trồng chính............ 35
in
h
Bảng 8: Các loại bao bì thuốc BVTV và thời gian phân hủy của chúng..................... 37
Bảng 9: Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của người dân............ 38
cK
Bảng 10: Công thức luân canh chủ yếu trên diện tích đất trồng cây hằng năm ở huyện
Nam Đàn...................................................................................................................... 39
Bảng 11: Đánh giá chất lượng đất đai.......................................................................... 42
họ
Bảng 12: Biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất.................................................... 43
Bảng 13: Nguyên nhân suy giảm chất lượng đất..........................................................44
Đ
ại
Bảng 14: Một số biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất..........................................45
Bảng 15: Phân cấp độ chua trong đất........................................................................... 45
Bảng 16: Tình hình chất lượng đất đai ở huyện Nam Đàn........................................... 46
ng
Bảng 17: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng hằng năm của huyện Nam Đàn qua
Tr
ườ
các năm 2008 – 2010.................................................................................................... 50
8
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện cho sự tồn
tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích
uế
khác nhau, đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng đất chưa thật hợp lý đã tạo ra các
tế
H
tác động tiêu cực làm suy giảm chất lượng đất đai. Vì vậy, trong quá trình thực tập, tôi
chọn đề tài: “Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các vấn đề làm suy
giảm chất lượng đất ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
in
h
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đất.
đất trên địa bàn huyện Nam Đàn.
cK
- Đi sâu đánh giá tình hình sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất lượng
- Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất
lượng đất, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo tính
họ
bền vững trong sử dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu của đè tài
Đ
ại
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích kinh tế
- Phương pháp chuyên gia
ng
- Phương pháp so sánh
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
ườ
Các nguồn số liệu thu thập từ các giáo trình, sách báo, tạp chí liên quan. Các báo
cáo tổng kết từ UBND, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Thống kê, Phòng
Tr
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Nam Đàn. Số liệu thu thập thông qua việc
phỏng vấn hộ nông dân và cán bộ nông nghiệp để biết được các nguyên nhân và biểu
hiện của suy giảm chất lượng đất đai.
9
Kết quả đạt được
- Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng đất và các tác động làm suy
giảm chất lượng đất đai.
- Đi sâu tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn
uế
và chỉ ra các vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng đất như tình hình sử dụng phân bón,
thuốc BVTV, các phương thức canh tác chưa thật hợp lý, hệ thống thủy lợi còn thiếu
tế
H
và yếu.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất hiệu quả, bền vững và
các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng suy giảm chất lượng đất đai trên địa bàn huyện
Tr
ườ
ng
Đ
ại
họ
cK
in
h
Nam Đàn.
10
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là
uế
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như
bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất.
tế
H
khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất, sinh vật sống trên
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách
có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
in
h
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở làm cho mật độ dân
cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công
cK
nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công
cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối”
hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát triển
họ
và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho
mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều
Đ
ại
kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với
nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang
diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước.
ng
Chính vì vậy, Chính quyền nhân dân huyện Nam Đàn luôn tìm kiếm các giải
pháp nhằm sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Nghị quyết lần
ườ
thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về
đất đai trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định:
Tr
“Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng,
nguồn lực đất đai, đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh
tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo
quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước”.
Bên cạnh đó, đối với diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, do nhiều
nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan đang từng ngày tác động làm cho chất
11
lượng đất đai đã và đang có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của
người dân nói riêng và của nền sản xuất nông nghiệp huyện Nam Đàn nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng sử dụng đất và các
vấn đề làm suy giảm chất lượng nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
uế
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng đất và suy giảm chất
tế
H
lượng đất
- Đánh giá tình hình sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất lượng đất trên
địa bàn huyện Nam Đàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo tính
in
h
bền vững trong sử dụng đất.
3. Phương pháp nghiên cứu
cK
3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Căn cứ vào địa bàn của huyện Nam Đàn cũng như thực trạng sử dụng đất của các
họ
hộ nông dân, tôi chọn 40 hộ, trong đó 10 hộ ở xã Kim Liên, 10 hộ ở xã Nam Trung,
10 hộ ở xã Khánh Sơn, 10 hộ ở xã Nam Kim để thu thập thông tin về tình hình sử
Đ
ại
dụng đất, các nguyên nhân và các biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất. Chọn
phỏng vấn 30 cán bộ nông nghiệp trong đó 20 cán bộ cấp xã và 10 cán bộ cấp huyện
để thu thập thông tin về tình hình chất lượng đất đai trên địa bàn.
ng
Như vậy, tổng số mẫu là 70 mẫu, các mẫu này được điều tra theo phương pháp
ngẫu nhiên không trùng lặp thông qua phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn.
ườ
3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin liên quan tới vấn đề nghiên cứu từ UBND, Phòng Thống
Tr
kê, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Trạm BVTV huyện Nam Đàn và các phòng ban
khác trên địa bàn huyện. Thu thập các thông tin liên quan tới vấn đề nghiên cứu từ
mạng Internet, các đề tài nghiên cứu ở thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế và các
nguồn khác có liên quan.
12
3.2. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo viên
hướng dẫn, cán bộ chuyên môn, những người có liên quan và am hiểu về vấn đề
nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
uế
3.3. Phương pháp phân tích kinh tế
Từ các thông tin và số liệu đã thu thập được, xây dựng các bảng biểu để phân
tế
H
tích, đánh giá tình hình sử dung đất nông nghiệp của huyện.
3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua
các năm. Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá đất đai trên dịa bàn huyện Nam Đàn để so
in
h
sánh, đối chiếu với chất lượng đất trên địa bàn huyện nhằm biết được mức độ sự suy
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
cK
giảm. So sánh lượng phân bón thực tế của các hộ nông dân với định mức quy định.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: số liệu thu thập từ năm 2008 – 2011.
họ
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, các vấn
Tr
ườ
ng
Đ
ại
đề làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
13
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC TÁC
ĐỘNG LÀM SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đất đai đối với con người
uế
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động
con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con
tế
H
người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao
động của con người.
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
h
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
in
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phòng.
cK
Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều
kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt
họ
động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống
của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con
người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử
Đ
ại
dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng
ng
ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài
nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa
ườ
điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành
trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông
Tr
nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Đất đai có các đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái
đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn
đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong
14
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên
người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng
được. Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng,
chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai
uế
theo các thành phần kinh tế...và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân
bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu
tế
H
người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất
đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng.
- Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
h
Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các dô thị, xây
in
dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp,...đều phải sử dụng đất đai. Để
đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự
cK
chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất
đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch
họ
hóa đất đai.
- Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất
cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi
Đ
ại
nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời
tiết, khí hậu, nước, cây trồng,...) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, kinh tế,
công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy
ng
việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên
cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng
ườ
đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất lượng ruộng đất của
từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để kích thích việc sản xuất hàng hóa
Tr
trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách đầu tư, thuế,... cho phù hợp với
điều kiện đất đai ở các vùng trong nước.
- Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không
ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của
lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm
canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì
15
nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ
phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên.
1.2. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất
bền vững
uế
Quá trình sử dụng đất là quá trình khai thác tiềm năng của đất phục vụ cho mục
đích của con người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất đã nảy sinh nhiều vấn đề.
tế
H
Đó là những vấn đề giữa công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất với hiệu quả và tính
bền vững.
Trước đây, khi nền kinh tế chưa phát triển, dân số ít, nhu cầu về đất là thấp, chủ
h
yếu là sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ khoa học – kĩ thuật
in
chưa cao cho nên hiệu quả sử dụng thấp, đất không bị khai thác quá mức. Do vậy, tính
bền vững của đất được đảm bảo.
cK
Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế khá cao, dân số tăng nhanh cùng với việc đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì nhu cầu về đất đai ngày càng tăng
họ
nhanh. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông ngiệp giảm rõ rệt. Khoa học – kĩ thuật hiện đại,
nhu cầu lương thực thực phẩm cũng tăng lên làm cho con người đẩy nhanh việc khai
Đ
ại
thác, sử dụng đất làm cho hiệu quả sử dụng tăng lên. Nhưng chính những điều này
đang góp phần làm suy giảm chất lượng đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Vì thế để sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo sự bền vững của đất thì việc sử
ng
dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
ườ
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
Tr
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
16
Quản lý tài nguyên đất bền vững có nghĩa là duy trì sức sản xuất cao trên mỗi
đơn vị diện tích trên một cơ sở liên tục, với sự tăng cường chất lượng đất và cải thiện
các đặc trưng của môi trường ( Lal và Miller, 1993).
- Sử dụng các tài nguyên đất đai trên một cơ sở dài hạn ;
uế
Các thuộc tính chính của sử dụng đất bền vững là:
- Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng tương lai;
tế
H
- Tăng cường sản xuất trên đầu người;
- Duy trì/ tăng cường chất lượng môi trường;
- Phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh thái bị
h
suy thoái và nghèo nàn.
in
Mục tiêu chính của một hệ thống sử dụng đất bền vững là duy trì một sức sản
cK
xuất ở mức cao, duy trì hay cải thiện các thuộc tính môi trường, thẩm mĩ cảnh quan và
tăng cường chất lượng đất. Tính bền vững liên kết với mật thiết chất lượng đất và nó
phải được duy trì hay tăng cường. Chất lượng đất nói đến khả năng của đất trong việc
họ
sản xuất sản phẩm và dịch vụ kinh tế, và duy trì các tiêu chuẩn chấp nhận được của
chât lượng môi trường cùng các chức năng trong phạm vi các tiềm năng và hạn chế
Đ
ại
của hệ sinh thái ( Lal và Miller, 1993). Chất lượng đất phụ thuộc vào một loạt các tính
chất và tiến trình của đất. Tính chất của đất quan trọng đối với chất lượng của nó là cấu
trúc của đất, hàm lượng chất lượng chất hữu cơ của đất, nước hữu dụng cho thực vật và
dự trữ dưỡng liệu, sự thoáng khí, vận tốc và cường độ chu chuyển và biến đổi dưỡng liệu.
ng
Sự hư hỏng chất lượng đất ảnh hưởng lên các tiến trình hỗ trợ sự sống của đất.
ườ
Việc nâng cao chất lượng đất có nghĩa nâng cao độ phì nhiêu của đất. Độ phì
nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể
Tr
tách rời với khái niệm về đất. Nó quyết định khả năng tái tạo của đất. Nhờ đó, đất có
thể tạo ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn khối lượng nông sản phẩm cần thiết để
nuôi sống con người.
Độ phì nhiêu của đất là đặc tính cơ bản của đất, cho phép ta phân biệt đất với đá
và là cơ sở cho việc đánh giá phân hạng đất. Theo khái niệm chung nhất, độ phì nhiêu
của đất được hiểu là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn,
17
khoáng và các yếu tố cần thiết khác cho cây trồng sinh trưởng và phát triển bình
thường. Độ phì nhiêu của đất bao gồm các loại:
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác động của các
yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người. Độ phì nhiêu tự nhiên phụ thuộc vào
uế
thành phần, tính chất của đá mẹ, khí hậu, chế độ nước, không khí và nhiệt độ, những
quá trình sinh lý học, sinh vật học để tạo thành và tích lũy các chất dinh dưỡng cho
tế
H
thực vật thượng và hạ đẳng.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con người
thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón phân, cải tạo đất,
h
thủy lợi, tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác. Nó phản ánh khả năng cải
in
tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đất đai.
- Độ phì nhiêu tiềm tàng: Là độ phì nhiêu cây trồng tạm thời chưa sử dụng.
cK
- Độ phì nhiêu kinh tế: Là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể, phụ thuộc
vào trình độ khoa học – kĩ thuật, công nghệ và phương thức canh tác. Khai thác độ phì
họ
nhiêu của đất là mục tiêu cơ bản trong quá trình sử dụng đất. Người ta dựa vào độ phì
nhiêu của đất để phân loại đất, định hạng đất, giúp con người sử dụng đất một cách có
hiệu quả. Hiệu quả được thể hiện ở việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm trên một
Đ
ại
đơn vị diện tích đất đai với chi phí thấp nhất. Đồng thời hiệu quả đó còn phải đảm bảo
cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
1.3. Nguyên nhân ô nhiễm đất
ng
Đất đai là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho
các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một
ườ
nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Với
Tr
nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như
hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị
suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm, đất ngày càng bị ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất
18
có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định. Thí dụ nồng độ thuốc trừ
sâu, phân hóa học, kim loại nặng quá mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Ô nhiễm môi trường đất được gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:
- Ô nhiễm đất vì nước thải
uế
Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải
để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng
tế
H
được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như
nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại
trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.
h
Ở Việt Nam, hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và
in
các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu,
Zn, Ni, Pb và Hg. Một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp
cK
và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng.
- Ô nhiễm đất vì chất phế thải
họ
Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của
ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ.
Đ
ại
Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không
giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn;
rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông
nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải
ng
phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium... những
chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất,
ườ
sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới
đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi
Tr
sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản
lượng cây trồng.
- Ô nhiễm đất do khí thải
Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết
tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại
19
ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy
sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo
chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 –
4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn
uế
km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải
có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô
tế
H
nhiễm bởi những chất này. Đất ở 2 bên đường, thường có hàm lượng chì tương đối cao
là sản phẩm của khí thải động cơ.
- Ô nhiễm đất bởi nông nghiệp hiện đại
h
Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kỹ
in
thuật canh tác hiện đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn
trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số gia tăng và cũng
cK
vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp. Người ta cần
phải thâm canh mạnh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật
họ
chất trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Phân bón hóa học chắc chắn đã gia tăng năng suất, nhưng việc sử dụng lặp lại,
với liều rất cao gây ra sự ô nhiễm đất do các tạp chất lẫn vào. Hơn nữa Nitrat và
Đ
ại
Phosphat rải một cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy
cấp. Cũng thế, nông dược vô cơ hay hữu cơ cũng có thể làm ô nhiễm đất và sinh khối.
Trong nhiều hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, người ta có thể phân biệt các
ng
chất khoáng (vô cơ) và các chất hữu cơ tổng hợp. Chúng là các chất gây ô nhiễm
thượng nguồn của đất trồng. Nhưng sự gián đoạn của chu trình vật chất trong các hệ
ườ
sinh thái nông nghiệp hiện đại còn gây một ô nhiễm ở hạ nguồn nơi một số đất đai.
Thật vậy, các núi rác khổng lồ có nguồn gốc nông nghiệp, sản phẩm do sự khai thác
Tr
hay sự tiêu thụ sản lượng động vật và thực vật thì được thấy ở tất cả các nước công
nghiệp hóa. Các chất này không quay trở lại ruộng đồng, khác với lối canh tác cổ
truyền. Chúng không bị tái sinh nhưng chất đống ở bãi rác với sự lên men hiếm khí tạo
ra các hợp chất S và N độc, làm cho ô nhiễm đất gia tăng.
20
Thâm canh không ngừng của nông nghiệp, sử dụng ngày càng nhiều các chất
nhân tạo (phân hóa học, nông dược...) làm cho đất ô nhiễm tuy chậm nhưng chắc,
không hoàn lại, đất sẽ kém phì nhiêu đi.
a.Ô nhiễm đất do phân hóa học
uế
Phân hóa học được rãi trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc
là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua
tế
H
hình thức bón phân.
Trong các phân hóa học sử dụng nhiều nhất, ta có thể kể phân đạm, phân lân và
phân kali. Trong một số đất phèn người ta còn bón vôi, thạch cao.
h
Do đó một số lượng lớn phân bón (chủ yếu là N, P, K) được rãi lên đất trồng. Sự
in
tiêu thụ phân bón của thế giới gia tăng 16 lần từ năm 1964 - 1986 .
Vì lý do lợi nhuận, các chất trên không được tinh khiết. Do đó chúng chứa nhiều
cK
tạp chất kim loại và á kim độc và ít di động trong đất . Chúng có thể tích tụ ở các tầng
mặt của đất nơi có rễ cây.
họ
Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật
tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành
Đ
ại
muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với
sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này
ngày càng nghiêm trọng.
Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl,
ng
super photphat) còn tồn dư acid đã làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện
ườ
nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+, Mn2+, Fe3+; làm giảm hoạt tính sinh học của đất.
b. Ô nhiễm đất do nông dược
Tr
Số lượng nông dược gia tăng mạnh trong vài thập kỷ nay. Sự sử dụng có hệ
thống một lượng nông dược ngày càng tăng ở nông thôn là một dẫn chứng cho một
thảm họa sinh thái từ việc sử dụng thiếu suy nghĩ của một kỹ thuật mới. Vì số lượng
lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì,
asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược
thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây
21
trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm,
ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại,
cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược
lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc.
uế
- Ô nhiễm đất do vi sinh vật
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động
tế
H
vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải
chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký
sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và
h
truyền vào cơ thể người, động vật.
in
Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây
rừng, khai hoang... cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn...
cK
trong đất. Theo thống kê, hàng năm diện tích đất này trên thế giới tăng từ 5.000.000
đến 11.000.000 ha.
họ
1.4. Suy thoái đất và nguyên nhân
Suy thoái đất được xem như là sự suy giảm chất lượng đất đai, sự suy giảm này
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình suy
Đ
ại
thoái đất có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào điều kiện của thời tiết khí hậu, và
trình độ hiểu biết của chủ thể sử dụng và khai thác đất.
“Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định
ng
theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành
các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của
ườ
các loại cây trồng nông lâm nghiệp”.
Tr
Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất gồm:
a, Do tự nhiên.
- Địa hình đất có độ dốc cao
- Các tiến trình địa chất
- Do gió
- Do mưa
22
b, Do con người
- Do canh tác không đúng khoa học (du canh, phá rừng, thâm canh) nên đất bị
cằn cỗi và cạn kiệt dưỡng chất, cấu trúc cuả đất bị phá vỡ.
- Làm gia tăng nồng độ độc chất và các muối trong đất như: lạm dụng phân
uế
bón, thuốc trừ sâu.
- Độc chất và ô nhiễm đến từ các hoạt động công nghiệp và chất thải từ các thành
tế
H
phố.
- Quản lý đất kém (đất bị phá vỡ cấu trúc). Đa dạng sinh học trong môi trường
đất bị giảm thiểu, nhất là giảm sút hoạt động của vi sinh vật đất do hạn chế trồng các
h
cây có thể tạo độ phì tự nhiên cho đất. Sừ dụng đất đai không hợp lý
in
1.5. Nhân tố tác động tới sử dụng đất
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới sử dụng đất
cK
- Các tính chất lý, hóa học, thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình.....
- Các điều kiện sinh học: Hệ thực vật, động vật, vi sinh vật, sinh thái....
họ
- Phong tục, tập quán của con người trong quản lý và sử dụng đất.
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới sử dụng đất
Đ
ại
- Lựa chọn sử dụng đất đảm bảo quan hệ đầu vào – đầu ra hợp lý.
- Xác định đối tượng sản xuất đúng, năng suất chất lượng cao, chi phí thấp.
- Chọn hình thức sản xuất phù hợp, phát huy lợi thế, hạn chế các điều kiện bất
ng
lợi.
Yếu tố thể chế ảnh hưởng tới sử dụng đất
ườ
Đất được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật và tập tục cộng đồng
- Luật pháp quy định hành vi con người tham gia và thực hiện quyền lợi, nghĩa
Tr
vụ, trách nhiệm trong quản lý và sử dụng đất.
- Bảo đảm vai trò của chính phủ trong quy hoạch, phân bổ sử dụng đất.
- Bảo đảm hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đòng và lợi ích quốc gia.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân.
- Đất được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch và có hiệu quả.
23
- Hướng con người tôn trọng và thực hiện quy định, tập tục của cộng đồng.
Tóm lại, quản lý và sử dụng đất phải kết hợp cả 3 yếu tố: Tự nhiên, kinh tế và thể
chế mới đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
1.6. Hiện trạng sử dụng và tình hình chất lượng đất đai trên thế giới và ở Việt
uế
Nam
1.6.1. Hiện trạng sử dụng và tình hình chất lượng đất đai trên thế giới
tế
H
Tổng diện tích đất tự nhiên của hành tinh là 148 triệu km2, trong đó có những
loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như: đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu
chỉ chiếm 12,6%, còn lại những loại đất quá xấu như: tuyết, băng, hồ, đất hoang mạc,
h
đất núi, đất đài nguyên đến 40,5 %
in
Cho đến nay, diện tích đất trồng trọt mới chiếm 1.500 triệu ha nghĩa là 10% tổng
diện tích đất tự nhiên.
+ Đất có năng suất cao 14%
cK
Ngay trong đất trồng trọt, người ta cũng thấy:
họ
+ Đất có năng suất trung bình 28%
+ Đất có năng suất thấp 58%
Đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên toàn Trái Đất được ước lượng vào
Đ
ại
khoảng 3200 triệu ha, hiện nay mới khai thác 1500 triệu. Tại các nước phát triển
khoảng 70% đất tiềm năng nông nghiệp đã đưa vào canh tác. Tại phần lớn các nước
đang phát triển tỷ lệ này mới 36%. Trung bình toàn Châu Á, tỷ lệ lên tới 92%, trong
ng
lúc ở Châu Mỹ La tinh chỉ mới 15%, ở Châu Phi là 21%. Tỷ lệ này phụ thuộc một
phần lớn vào khả năng cấp nước cho nông nghiệp. Tại nhiều vùng đất sa mạc nếu
ườ
được cung cấp nước thì những diện tích rộng lớn đất hoang hóa từ nhiều thế kỷ có thể
trở thành đất nông nghiệp. Ngược lại nếu thiếu nước thì đất phì nhiêu sẽ trở thành vô
Tr
dụng cho trồng trọt. Hiện nay, nguồn tài nguyên vô giá này tiếp tục bị giảm về số
lượng và chất lượng.
- Trước tiên, đất nông nghiệp mất do chuyển sang đất sử dụng cho mục đích khác
mà chủ yếu là đất xây dựng. Trình độ xã hội càng cao, nhu cầu càng lớn, cần phải phát
triển nhu cầu văn hóa giao thông,...
24
- Thêm vào đó, lượng dân số tăng nhanh, cần phải giải quyết việc xây cất nhà
cửa, trường học, bệnh viện.
Ngoài ra, đất còn bị mất do nhiều lý do như: xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn, ô
nhiễm... ước lượng khoảng 4 triệu ha mỗi năm, và như vậy mỗi năm nhân loại mất 12
uế
triệu ha đất nông nghiệp. Nhưng đất còn lại cũng không trọn vẹn, thường cũng bị
giảm sút do nhiều nguyên nhân như nạn xói mòn, đặc biệt nhất là vùng nhiết đới ẩm: 1
tế
H
ha đất trong 1 năm mất từ 100 – 150 tấn đất, nạn khô hạn, nước thải công nghiệp cũng
làm ảnh hưởng lớn đến đất.
Tài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái
nghiêm trọng do bị khai thác quá mức với những phương thức không thích hợp, do
in
h
phá hoại tầng phủ thực vật gây xói mòn, rửa trôi. Các biện pháp làm đất, bón phân và
tưới tiêu, xả thải nước, không hợp lý cũng gây ra tình trạng đất bị ô nhiễm bởi các hóa
cK
chất độc; trở thành chua, mặn hoặc laterit hóa. Biến đổi khí hậu kết hợp biện pháp sử
dụng đất không hợp lý gây ra sa mạc hóa. Ước tính đến nay 10% đất có tiềm năng khai
thác nông nghiệp trên Trái Đất đã bị sa mạc hóa.
họ
1.6.3. Hiện trạng sử dụng và chất lượng đất đai ở Việt Nam
Theo kết quả thống kê năm 2009 của Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng diện
Đ
ại
tích tự nhiên của Việt Nam là 33.105,1 nghìn ha với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi.
Hiện trạng sử dụng của từng loại đất cụ thể như sau:
- Đất nông nghiệp: có 25.127,3 nghìn ha, chiếm 75,90 % diện tích tự nhiên.
ng
Trong đó tỷ trọng cây lâu năm chiếm 13,20 % tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ trọng
cây hằng năm vẫn còn lớn chiếm 41,27 % diện tích đất nông nghiệp, các loại đất còn
ườ
lại (đất vườn tạp, đất cỏ dùng vào mục đích chăn nuôi, đất có mặt nước nuôi trồng
Tr
thủy sản) chiếm 8,73%.
- Đất lâm nghiệp: cả nước hiện có 14.757,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm
44,59 % diện tích tự nhiên. Trong đó rừng đặc dụng có 2.054,7 nghìn ha (chiếm
13,92% diện tích đất lâm nghiệp), rừng sản xuất có 6.578,2 nghìn ha (chiếm 44,57%
diện tích đất lâm nghiệp), rừng phòng hộ có 6.124,9 nghìn ha (chiếm 41,50% diện tích
đất lâm nghiệp).
25